Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Các nhân tố thuộc môi trường ERP tác động đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp logistics tại TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 145 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------

ĐỖ UYÊN KHA

CÁC NHÂN TỐ THUỘC MÔI TRƯỜNG ERP TÁC
ĐỘNG ĐẾN TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ
TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
LOGISTICS TẠI TP.HCM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã số ngành: 60340301

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------

ĐỖ UYÊN KHA

CÁC NHÂN TỐ THUỘC MÔI TRƯỜNG ERP TÁC
ĐỘNG ĐẾN TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ
TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
LOGISTICS TẠI TP.HCM


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã số ngành: 60340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VĂN TÙNG

TP. HỒ CHÍ MINH, Tháng 01 năm 2018


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN VĂN TÙNG

TS. Trần Văn Tùng
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày

tháng

năm 2018

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm :
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)
TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1


PGS.TS.Võ Văn Nhị

Chủ tịch

2

TS. Phạm Ngọc Toàn

Phản biện 1

3

PGS.TS. Mai Thị Hoàng Minh

Phản biện 2

4

PGS.TS. Huỳnh Đức Lộng

Uỷ viên

5

TS. Nguyễn Quyết Thắng

Uỷ viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).

Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày… tháng…..năm 2017

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên ĐỖ UYÊN KHA

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 12/11/1982

Nơi sinh: Ninh Thuận

Chuyên ngành:

MSHV: 1641850010

Kế toán

I- Tên đề tài:
CÁC NHÂN TỐ THUỘC MÔI TRƯỜNG ERP TÁC ĐỘNG ĐẾN TỔ CHỨC
HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

LOGISTICS TẠI TP.HCM
II- Nhiệm vụ và nội dung:
- Vận dụng cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của các nhân tố trong môi trường ERP đến tổ
chức HTTTKT tại các doanh nghiệp logistics tại TP.HCM.
- Xác định được ảnh hưởng của các nhân tố đến việc tổ chức HTTTKT tại các doanh
nghiệp logistics tại TP.HCM. Từ đó, góp phần giúp các doanh nghiệp có những chính
sách phù hợp để nâng cao hiệu quả việc tổ chức HTTTKT tại đơn vị.
III- Ngày giao nhiệm vụ:
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ:
V- Cán bộ hướng dẫn:
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

TS. Trần Văn Tùng

TS TRẦN VĂN TÙNG
KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn thạc sỹ kế toán “Các nhân tố thuộc môi trường
ERP tác động đến tổ chức HTTTKT trong các doanh nghiệp logistics tại TP.HCM”
là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và tất cả những phần kế thừa, tham khảo cũng như tham chiếu đều được
trích dẫn đầy đủ và nghi rõ nguồn tham khảo cụ thể trong danh mục các tài liệu đã
được tham khảo.
Học viên thực hiện luận văn


Đỗ Uyên Kha


ii

LỜI CẢM ƠN
Chắc chắn rằng luận văn của tác giả sẽ không hoàn thành nếu không nhận được
nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình, sự động viên khuyến khích của thầy cô, gia đình, bạn bè
và các anh chị, các cô chú ở các doanh nghiệp khảo sát vì những đóng góp to lớn
của họ trong nhiều cách khác nhau trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Trước hết, tác giả muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của tôi đến TS Trần Văn
Tùng, người thầy đã hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành
luận văn.
Song song đó tác giả cũng chân thành cảm ơn tới các bạn bè, đồng nghiệp các
lớp Cao học Ngành kế toán trường Đại học Công Nghệ TP.HCM, cũng như các anh
chị, các cô chú ở các doanh nghiệp khảo sát đã dành thời gian quý báu của mình để
cung cấp cho tác giả tất cả các thông tin cần thiết để hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tác giả muốn cảm ơn tới gia đình tôi vì những hỗ trợ tuyệt vời và
những lời động viên để tôi có đủ tinh thần, nghị lực để thực hiện luận văn.
Mặc dù, luận văn đã được hoàn thành trong khả năng của tác giả. Tuy nhiên, do
hạn chế về mặt thời gian và khả năng chuyên môn, do vậy luận văn sẽ có ít nhiều
sai sót. Kính mong nhận được sự cảm thông và những lời chỉ bảo tận tình của thầy
cô và các bạn.
Học viên thực hiện Luận văn

Đỗ Uyên Kha


iii


TÓM TẮT
Việt Nam với địa lý giáp biển và đường biển kéo dài xuyên suốt là một trong
những ưu thế để phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ bao gồm vận chuyển, kho bãi và
các dịch vụ hậu cần khác.
Từ năm 2014, theo cam kết WTO, Việt Nam dỡ bỏ hàng rào cản cho các
doanh nghiệp nước ngoài được gia nhập thị trường với mức vốn 100%. Đây vừa là
cơ hội để Việt Nam có thể tiếp nhận kinh nghiệm quản lý mạng lưới Logistics vừa
là thách thức khi doanh nghiệp trong nước cần nâng cao năng lực cạnh tranh.
ERP (Enterprise Resource Planning) là một giải pháp quản trị hiện đại. ERP
là chương trình phần mềm tích hợp thông tin trên toàn bộ chức năng doanh nghiệp.
ERP cung cấp truy cập dễ dàng và nhanh hơn dữ liệu hoạt động chuẩn, dự báo tăng
cường, nhấn mạnh kế toán bộ phận như là "trung tâm thần kinh", giảm sự cần thiết
cho kế toán để xử lý thói quen nhiệm vụ, và cho kế toán nhiều thời gian hơn cho các
phân tích phức tạp.
ERP rất sớm đã trở thành biểu tượng của một thay đổi mang tính cách mạng
trong phương thức vận hành của công ty. Tổ chức HTTTKT trên môi trường ERP là
một chìa khoá quan trọng để đảm bảo khả năng tồn tại của mỗi doanh nghiệp
Logistics. Các doanh nghiệp tìm đến ERP như một công cụ đảm bảo truy cập nhanh
và thông tin kịp thời, toàn diện cho việc ra quyết định.
Chất lượng và hiệu quả quyết định của người sử dụng thông tin xuất phát
nguồn rể từ chất lượng thông tin kế toán. Trong khi, chất lượng thông tin kế toán
chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố thuộc môi trường ERP. Vì vậy, thông qua việc
nghiên cứu “Tổ chức HTTTKT trong môi trường ERP trong các DN logistics tại
TP.HCM, tác giả chiếu theo mô hình nhìn nhận rằng nhân tố “Kinh nghiệm, phương
pháp nhà tư vấn triển khai & chất lượng dữ liệu” là nhân tố tác động trọng yếu đến
việc tổ chức HTTTKT. Sau đó, hiệu quả tác động của mỗi nhân tố được sắp xếp
trình tự từ cao xuống thấp như sau Kiểm soát đảm bảo hệ thống ERP tin cậy, Chất
lượng phần mềm ERP, Năng lực Ban quản lý và kiến thức nhà tư vấn triển khai,



iv
Chính sách nhân sự và quản lý thông tin cá nhân và Thử nghiệm và huấn luyện
nhân viên.
Việc triển khai hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning) là một hoạt
động không thể thiếu trong cuộc đua Logistics VN trên thương trường quốc tế.
Làm sao để tích hợp tất cả các thông tin trên toàn bộ DN Logistics để đạt được
hiệu quả tối ưu? Nghiên cứu này nhằm mục đích nghiên cứu tác động của việc
thực hiện ERP trong chức năng kế toán nhằm tìm ra câu trả lời cho những thách
thức của môi trường thay đổi liên tục.trên đồng thời cũng đưa ra một số các kiến
nghị dành cho Chính phủ, Quốc Hội, Bộ Tài Chính, các Hiệp hội nghề nghiệp,
các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp trên địa bàn tại TP.HCM.


v

ABSTRACT
Vietnam country, which is bordering even to the sea is one of the advantages
of developing a supply chain including transportation, warehousing and other
logistics services.
Beginning in 2014, under WTO commitments, Vietnam has removed policy
and permit 100% foreign-owned businesses to logistics field. This is an opportunity
for Vietnam to gain experience in managing the logistics network as well as
challenges when domestic enterprises need to improve their competitiveness.
ERP (Enterprise Resource Planning) is a modern management solution. ERP
is a software program that integrates information across all enterprise functions.
ERP provides easier and faster access to standard operating data, enhanced
forecasting, emphasis on department accounting as the "main center", reducing time
for accounting to handle routine tasks. , and gaining more time for complex
analysis.

ERP early becomes a symbol of new revolution in the way of company
operation. Organization of accounting information system on ERP system is an
important key to ensuring the long-term viability of every logistics business. ERP as
a business tool to ensure access quickly and timely to comprehensive information
for decision making.
Quality of accounting information is the root of quality and effectiveness of the
user's decision. Meanwhile, the quality of accounting information is influenced by
factors of the ERP foundation. Therefore, through the study of "Organization of
Accounting Information System in the ERP of Logistics enterprises in Ho Chi Minh
City, the author based on model recognize that" Experiences, methods of consultant
implementation & data quality is the key factor to organize the information. Then,
the effect of each factor is arranged in range from high to low: Control to ensure
reliable ERP system, ERP software quality; manager capabilities and consultant


vi
knowledge, human policy and personality management, and staff testing and
training.
The implementation of ERP (Enterprise Resource Planning) is a necessary
activity in the Vietnam logistics competition in the international market. How to
integrate all the information across the logistics enterprise to achieve optimal
performance? This study aims to study the impact of ERP factors in organize AIS in
logistics companies in HCM city in order to find answers to the challenges of everchanging environments.


vii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii

TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
ABSTRACT ................................................................................................................v
MỤC LỤC ................................................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT ....................................................... xii
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... xiii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ,SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ ....................................... xiv
PH N M Đ U .........................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI ...................................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................................2
2.1.Mục tiêu chung ..................................................................................................2
2.2.Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................2
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ......................................................................................2
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................2
4.1.Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................2
4.2.Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................3
5. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................3
5.1. Nội dung nghiên cứu.........................................................................................3
5.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................5
1.1.Các nghiên cứu công bố ở nước ngoài ..............................................................5
1.2.Các nghiên cứu công bố ở trong nước ...............................................................8
1.3.Nhận xét về các nghiên cứu trước và xác định vấn đề cần nghiên cứu ...........13
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................14
CHƯƠNG 2: CƠ S LÝ THUYẾT .........................................................................15
2.1. Tổng quan ERP .............................................................................................15
2.1.1. Định nghĩa ................................................................................................15
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển hệ thống ERP.....................................16



viii
2.1.3. Cấu trúc của ERP......................................................................................17
2.1.4. Đặc điểm của hệ thống ERP .....................................................................18
2.1.5. Lợi ích và hạn chế của ERP......................................................................19
2.1.5.1. Lợi ích của ERP .................................................................................19
2.1.5.2. Hạn chế của ERP ...............................................................................20
2.2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán ................................................................20
2.2.1. Tổng quan về hệ thống thông tin kế toán .................................................20
2.2.2. Tiếp cận hệ thống thông tin kế toán theo chu trình kinh doanh ...............21
2.2.2.1. Các chu trình kinh doanh trong ngành Logistics: ...............................21
2.2.2.2. Mối quan hệ giữa các chu trình kinh doanh. ......................................23
2.2.3. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán ..........................................................23
2.2.3.1. Nội dung tổ chức ................................................................................24
2.2.3.2. Quy trình tổ chức ...............................................................................25
2.3. Sự tương tác giữa ERP và hệ thống thông tin kế toán ....................................28
2.3.1. Xét dưới khía cạnh hệ thống thông tin quản lý ........................................28
2.3.2. Xét dưới khía cạnh phân tích và kiểm soát dữ liệu: .................................28
2.4. Sự tác động của ERP đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán ........................29
2.4.1. Những thay đổi về mặt quy trình ..............................................................29
2.4.2. Những thay đổi về tổ chức bộ máy kế toán ..............................................32
2.4.2.1. Sự thay đổi về cơ cấu nhân sự ...........................................................32
2.4.2.2. Sự thay đổi về cách thức làm việc .....................................................32
2.5. Các nhân tố thuộc hệ thống ERP tác động đến tổ chức hệ thống thông tin kế
toán.........................................................................................................................33
2.5.1. Nhân tố: Chính sách nhân sự và quản lý thông tin cá nhân .....................33
2.5.2. Nhân tố: Kinh nghiệm, phương pháp của nhà tư vấn triển khai và chất
lượng dữ liệu ..........................................................................................................34
2.5.3. Nhân tố: Thử nghiệm hệ thống ERP và huấn luyện nhân viên ................34
2.5.4. Nhân tố: Năng lực, cam kết của ban quản lý và kiến thức của nhà tư vấn
triển khai ................................................................................................................34

2.5.4.1. Cam kết quản lý hàng đầu và chất lượng thông tin ...........................35
2.5.4.2. Cam kết quản lý hàng đầu và chất lượng hệ thống ERP ...................35


ix
2.5.4.3. Cam kết quản lý hàng đầu và các thông lệ kế toán được sử dụng .....36
2.5.5. Nhân tố: Kiểm soát đảm bảo hệ thống ERP tin cậy .................................36
2.5.6. Nhân tố: Chất lượng phần mềm ERP .......................................................36
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................37
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................38
3.1. Quy trình nghiên cứu: .....................................................................................38
3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................39
3.2.1. Nghiên cứu định tính ................................................................................39
3.2.2. Nghiên cứu định lượng .............................................................................39
3.3. Dữ liệu nghiên cứu .........................................................................................39
3.3.1. Mẫu nghiên cứu ........................................................................................39
3.3.2. Các thang đo thành phần ..........................................................................40
3.4. Giả thuyết nghiên cứu – Phương trình hồi quy .............................................44
3.4.1. Giả thuyết nghiên cứu..............................................................................44
3.4.1.1. Chính sách nhân sự và quản lý thông tin cá nhân ..............................44
3.4.1.2. Kinh nghiệm, phương pháp của nhà tư vấn triển khai và chất lượng
dữ liệu..............................................................................................................44
3.4.1.3. Thử nghiệm hệ thống ERP và huấn luyện nhân viên ........................45
3.4.1.4. Năng lực, cam kết của ban quản lý và kiến thức của nhà tư vấn triển
khai ..................................................................................................................46
3.4.1.5. Kiểm soát đảm bảo hệ thống ERP tin cậy .........................................46
3.4.1.6. Chất lượng phần mềm ERP ...............................................................47
3.4.2. Phương trình hồi quy ................................................................................48
3.5 . Mô hình nghiên cứu .......................................................................................48
3.5.1. Mô hình nghiên cứu ..................................................................................48

3.5.2. Nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp nghiên cứu định tính.....................49
3.5.3. Nghiên cứu chính thức bằng phương pháp nghiên cứu định lượng .........50
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................53
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ....................................54
4.1. Thực trạng tổ chức HTTTKT trong môi trường ERP của các doanh nghiệp
logistics tại TP.HCM .............................................................................................54


x
4.1.1. Giới thiệu tổng quát về ngành logistics và tổ chức HTTTKT trong môi
trường ERP của các doanh nghiệp logistics tại TP.HCM .....................................54
4.1.2 Lịch sử phát triển về ngành Logistics tại Việt Nam. .................................56
4.1.3. Thực trạng tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong môi trường ERP tại
các DN logistics ở TP.HCM ..................................................................................58
4.1.3.1. Thị trường sản xuất và cung cấp giải pháp ERP tại Việt Nam ..........58
4.1.3.2. Tình hình triển khai ERP cho trong các doanh nghiệp logistics tại
TP.HCM ..........................................................................................................59
4.2. Kết quả kiểm định mô hình ..........................................................................61
4.2.1. Phân tích đánh giá thang đo Cronbach’s Alpha .......................................62
4.2.1.1. Cronbach’s Alpha biến độc lập ..........................................................62
4.2.1.2. Cronbach’s Alpha biến phụ thuộc......................................................69
4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ..........................................................71
4.2.2.1. Phân tích nhân tố khám phá E A biến phụ thuộc..............................72
4.2.2.2. Phân tích nhân tố khám phá E A biến độc lập ..................................73
4.2.3. Kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính đa biến ........................................78
4.2.4. Kiểm tra các giả định mô hình hồi quy ....................................................78
4.2.5. Kiểm tra giả định các phần dư có phân phối chuẩn. .................................79
4.3. Bàn luận kết quả nghiên cứu ..........................................................................83
4.4. So sánh với các công trình nghiên cứu trước .................................................84
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4..........................................................................................87

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................88
5.1. Kết luận ...........................................................................................................88
5.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức HTTTKT trong các doanh
nghiệp logistics tại TP.HCM .................................................................................89
5.2.1. Kiến nghị nâng cao hiệu quả trong nhân tố Kinh nghiệm, phương pháp
của nhà tư vấn triển khai và chất lượng dữ liệu .....................................................89
5.2.2. Kiến nghị nâng cao hiệu quả trong nhân tố Kiểm soát đảm bảo hệ thống
ERP tin cậy ............................................................................................................89
5.2.3. Kiến nghị nâng cao hiệu quả trong nhân tố Chất lượng phần mềm ERP .90


xi
5.2.4. Kiến nghị nâng cao hiệu quả trong nhân tố năng lực, cam kết của ban
quản lý và kiến thức của nhà tư vấn triển khai ......................................................90
5.2.5. Kiến nghị nâng cao hiệu quả trong nhân tố Thử nghiệm hệ thống ERP và
huấn luyện nhân viên .............................................................................................91
5.2.6. Kiến nghị nâng cao hiệu quả trong nhân tố Chính sách nhân sự và quản lý
thông tin cá nhân ....................................................................................................91
5.3. Hạn chế của đề tài ...........................................................................................91
KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................94
PHỤ LỤC ......................................................................................................................


xii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
PHẦN TIẾNG VIỆT
CĐKT: Chế độ kế toán
CNTT: Công nghệ thông tin

CSDL: Cơ sở dữ liệu
HTTTKT: Hệ thống thông tin kế toán
TK: Tài khoản
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
PHẦN TIẾNG NƯỚC NGOÀI
AIS: Accounting Information System: Hệ thống thông tin kế toán
ERP: Enterprise Resource Planning: Phần mềm quản lý doanh nghiệp
Logistics: Ngành hậu cần
POS: Point of Sales: là một ứng dụng web có thể chạy trên bất kỳ thiết bị (máy tính
bảng, điện thoại, máy tính…) hiển thị các trang web với rất ít hoặc không cần thiết
lập gì thêm


xiii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các chu trình kinh doanh trong Ngành logistics ......................................21
Bảng 3.1: Các thang đo sử dụng trong mô hình ........................................................40
Bảng 4.1. Các sản phẩm của hoạt động Logistics .....................................................55
Bảng 4.2: Cronbach’s Alpha của thang đo yếu tố Chính sách nhân sự và quản lý
thông tin cá nhân .......................................................................................................62
Bảng 4.3: Cronbach’s Alpha của thang đo yếu tố Kinh nghiệm, phương pháp của
nhà tư vấn triển khai và chất lượng dữ liệu ...............................................................63
Bảng 4.4: Cronbach’s Alpha của thang đo yếu tố Thử nghiệm hệ thống ERP và
huấn luyện nhân viên ................................................................................................64
Bảng 4.5: Cronbach’s Alpha của thang đo yếu tố Năng lực, cam kết của ban quản lý
và kiến thức của nhà tư vấn triển khai ......................................................................65
Bảng 4.6: Cronbach’s Alpha của thang đo yếu tố Kiểm soát đảm bảo hệ thống ERP
tin cậy ........................................................................................................................67
Bảng 4. : Cronbach’s Alpha của thang đo yếu tố Chất lượng phần mềm ERP .......68

Bảng 4.8: Cronbach’s Alpha của thang đo Tổ chức HTTTKT trong môi trường ERP
trong các DN Logistic tại TP.HCM ..........................................................................69
Bảng 4.9: Hệ số KMO và kiểm định Barlett. ............................................................72
Bảng 4.10: Phương sai trích biến phụ thuộc ............................................................72
Bảng 4.11: Hệ số KMO và kiểm định Barlett. ..........................................................73
Bảng 4.12: Bảng phương sai trích .............................................................................73
Bảng 4.13: Kết quả phân tích nhân tố E A ..............................................................74
Bảng 4.14: Phương sai trích lần 3 (lần cuối).............................................................76
Bảng 4.15: Kết quả phân tích nhân tố E A lần 3 (lần cuối) .....................................76
Bảng 4.16: Thông số thống kê trong mô hình hồi qui ..............................................78
Bảng 4.1 : Ma trận tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập ................81
Bảng 4.18: Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính đa biến .......82
Bảng 5.1. Mức độ tác động của các biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc ....88


xiv

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ,SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Các giai đoạn phát triển của ERP ............................................................17
Sơ đồ 2.2. Hệ thống hoạch định nguồn lưc ERP – Tích hợp các phân hệ ................18
Sơ đồ 2.3: Đặc điểm của hệ thống ERP ....................................................................19
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ thể hiện khái quát về Hệ thống thông tin kế toán ..........................21
Sơ đồ 2.5: Mối liên hệ giữa các chu trình kinh doanh ..............................................23
Sơ đồ 2.6: Sơ đồ hệ thống thông tin kế toán .............................................................26
Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu ...............................................................................38
Sơ đồ 3.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất ...................................................................49
Sơ đồ 4.1: Sơ đồ tổ chức của đơn vị logistics - Khu vực TP.HCM ..........................56
Biểu đồ 4.1.Doanh nghiệp Logistics áp dụng CNTT ................................................61
Hình 4.1: Đồ thị phân tán giá giá trị dự đoán và phần dư từ hồi qui ........................79
Hình 4.2: Đồ thị P-P Plot của phần dư – đã chuẩn hóa .............................................80

Hình 4.3: Đồ thị Histogram của phần dư – đã chuẩn hóa .........................................80


1

PHẦN M

ĐẦ

1. TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI
Theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam đang đứng thứ
64/160 nước và đứng thứ 4 trong ASEAN sau Singapore, Malaysia, Thái Lan về
mức độ phát triển logistics. Với tốc độ phát triển hàng năm đạt 16 đến 20%, đây
là một trong những ngành dịch vụ tăng trưởng đều nhất của Việt Nam thời gian
qua (VnEconomy, 2017)
Công nghệ thông tin cũng có tầm ảnh hưởng rất lớn với thành công của
ngành logistics. Trong những năm trở lại đây, nhiều tập đoàn vận chuyển trên thế
giới đã sử dụng ERP như Maersk Line (Damco), DHL, Leschaco, UPS supply
chain… đều đã ứng dụng thành công hệ thống ERP vào trong công tác quản lý
của mình.
Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về thực trạng tổ chức HTTTKT trong môi
trường ứng dụng ERP, tuy nhiên ở Việt Nam các nghiên cứu này còn rất ít, đặc
biệt là những nghiên cứu tại các các công ty logistics.
Vận tải với vai trò đặc biệt quan trọng thúc đẩy quá trình lưu thông tiêu thụ
hàng hoá, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng
cạnh tranh của tổ chức trên thương trường. Chính việc lựa chọn phương thức vận
tải và cách thức tổ chức vận tải sẽ quyết định chất lượng sản phẩm, giá cả cạnh
tranh, chu kỳ vòng đời sản phẩm hợp lý, việc giao hàng đúng kế hoạch và tỷ lệ
hàng tồn kho, hư hỏng thấp rất quan trọng và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng
hơn nữa trong tương lai. Tuy nhiên thực trạng hiện nay cho thấy tại các DN trong

Ngành logistics của Việt Nam nói chung và của TP.HCM nói riêng, việc tổ chức
HTTTKT trong môi trường ERP còn nhiều bất cập, chưa mang lại hiệu quả thực
sự trong quản lý kế toán nói riêng và quản lý DN nói chung. Theo đó, việc tổ
chức HTTTKT cần phải bài bản và khoa học nhằm cung cấp thông tin kế toán
một cách nhanh chóng, đầy đủ, kịp thời và khoa học để góp phần nâng cao hiệu
quả quản lý, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho các DN trong
lĩnh vực Logistics.


2
Từ tình hình thực tiễn trên, nên em đã chọn đề tài “Các nhân tố thuộc môi
trường ERP tác động đến tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong các doanh
nghiệp logistic tại thành phố Hồ Chí Minh” nhằm phát hiện và xác định các
nhân tố tác động đến công tác tổ chức HTTTKT cho các DN logistics. Từ đó có
những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức HTTTKT trong môi trường
ERP cho các đơn vị.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1.

Mục tiêu chung

Nghiên cứu và xác định các nhân tố tác động thuộc môi trường ERP đến tổ
chức HTTTKT tại các công ty logistics ở TP.HCM và từ đó đề xuất giải pháp nhằm
tổ chức có hiệu quả HTTTKT tại các đơn vị.
2.2.

Mục tiêu cụ thể

- Khảo sát và đánh giá về tổ chức HTTTKT tại các DN logistics khi ứng
dụng ERP trong tổ chức kế toán.

- Xác định được mức độ tác động của từng nhân tố thuộc môi trường ERP
đến việc tổ chức HTTTKT tại các DN logistics trên địa bàn TP.HCM.
- Đề xuất một số hàm ý nhằm tổ chức HTTTKT tại các DN logistics trong
môi trường ERP được hiệu quả hơn.
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Câu hỏi 1: Thực trạng công tác tổ chức HTTTKT tại các DN logistics khi
ứng dụng ERP hiện nay như thế nào?
Câu hỏi 2: Mức độ tác động của từng nhân tố thuộc môi trường ERP đến tổ
chức HTTTKT tại các DN logistics trên địa bàn TP.HCM như thế nào?
Câu hỏi 3: Cần có những định hướng nào để công tác tổ chức HTTTKT tại
các DN logistics trong môi trường ERP được hiệu quả hơn?
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là HTTTKT tại các doanh nghiệp logistics
trong môi trường ERP; các nhân tố thuộc môi trường ERP tác động đến việc tổ chức
HTTTKT.


3
4.2.

Phạm vi nghiên cứu

Về thời gian: đề tài được nghiên cứu từ tháng 1 năm 201 đến tháng 11 năm
2017.
Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực logistics trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

5. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu cần giải quyết các vấn đề sau:
- Đề tài nghiên cứu thực trạng của về tổ chức HTTTKT tại các doanh nghiệp
logistics khi ứng dụng ERP trong tổ chức kế toán - Khu vực TP.HCM.
- Những tác động của từng nhân tố thuộc môi trường ERP đến việc tổ chức
HTTTKT tại các doanh nghiệp logistics trên địa bàn TP.HCM.
- Từ những thực trạng đã nghiên cứu được và kết quả kiểm định mô hình
nghiên cứu, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm tổ chức HTTTKT tại các doanh
nghiệp logistics trong môi trường ERP được hiệu quả hơn - Khu vực TP.HCM.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này tác giả sử dụng đồng thời cả hai phương pháp nghiên cứu định
tính và định lượng.
Nghiên cứu định tính: Tham khảo một số tài liệu đã nghiên cứu của các tác giả và
kế thừa các nghiên cứu khảo sát về việc tổ chức HTTTKT trong môi trường ERP
của các DN để rút ra các nhân tố cơ bản thuộc môi trường ERP ảnh hưởng đến việc
tổ chức HTTTKT tại các DN hoạt động trong lĩnh vực logistics trên địa bàn
TP.HCM. Sau đó xây dựng bảng câu hỏi để tiến hành khảo sát và lựa chọn
mẫu.Thực hiện phỏng vấn bao gồm: cán bộ quản lý, trưởng, phó phòng – ban, và kế
toán viên tại đơn vị.
Riêng phần tổng quan các đề tài nghiên cứu liên quan; cơ sở lý thuyết của đề
tài và khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng việc việc tổ chức HTTTKT trong môi
trường ERP của các DN logistics trên địa bàn TP.HCM, tác giả còn sử dụng các
phương pháp thống kê mô tả, phân tích, so sánh, tổng hợp, suy luận để làm rõ các
nội dung liên quan đến đề tài.


4
Nghiên cứu định lượng: Tác giả sử dụng mô hình nghiên cứu nhân tố khám phá
để xác định, kiểm chứng các nhân tố thuộc môi trường ERP ảnh hưởng đến tổ chức

hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp logistics. Sử dụng phần mềm SPSS
20.0 để kiểm định mô hình nghiên cứu.
Dữ liệu phục vụ nghiên cứu gồm có dữ liệu thứ cấp được thu thập khảo sát từ
các doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; đồng thời tác giả sử
dụng dữ liệu sơ cấp từ việc khảo sát thông qua Bảng câu hỏi đối với các cá nhân là
chuyên gia, quản lý và nhân viên có sự hiểu biết và trực tiếp vận hành hệ thống ERP
trong tổ chức HTTTKT tại các doanh nghiệp này.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
 Về mặt khoa học:
Dựa vào cơ sở lý thuyết và khảo sát thực trạng, tác giả đã xây dựng và đánh
giá được mô hình các nhân tố tác động thuộc môi trường ERP đến việc tổ
chức HTTTKT tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics tại
thành phố Hồ Chí Minh - Khu vực TP.HCM.
 Về mặt thực tiễn:
Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả của tổ chức HTTTKT tại các doanh nghiệp logistics trong môi
trường ERP - Khu vực TP.HCM. Qua đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả tổ
chức HTTTKT góp phần giúp nhà quản lý, các đối tượng có nhu cầu sử dụng
thông tin kế toán tại các doanh nghiệp logistics trong môi trường ERP chính
xác, kịp thời và hiệu quả hơn. Mặt khác, kết quả nghiên cứu của tác giả còn là
tài liệu tham khảo cho các đối tượng quan tâm khi nghiên cứu và học tập trong
cùng lĩnh vực.
7. Kết cấu của luận văn: Luận văn được kết cấu thành 5 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và giải pháp.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.



5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Chương này trình bày một cách tổng quan về các công trình nghiên cứu của
các tác giả trong và ngoài nước về các vấn đề có liên quan đến nội dung của luận
văn. Với sự hạn chế về thời gian và kiến thức, tác giả cố gắng thu thập, nghiên cứu
một cách tương đối đầy đủ các nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước và
quốc tế đã thực hiện về một số nội dung có liên quan đến hướng nghiên cứu của
luận văn, qua đó xác định khe hở nghiên cứu làm cơ sở cho việc lựa chọn nội dung
và mục tiêu nghiên cứu của luận văn.
1.1. Các nghiên cứu công bố ở nước ngoài
[1] Đề tài “Enterprise resource planning systems’s impact on accounting
processes” (Ảnh hưởng của hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp đến quy
trình kế toán)
Nguồn: Business Process Management Journal, Vol. 10, Iss: 2, trang 234 – 247,
năm 2005.
Tác giả: Charalambos Spathis (Aristotle’s University of Thessaloniki,
Thessaloniki, Greece) và Sylvia Constantinides (University of Nottingham,
Nottingham, UK).
Nội dung: Spathis và Constantides thông qua việc nghiên cứu 26 doanh nghiệp
từ các loại hình kinh doanh tại Hy lạp như:
 Công nghiệp (chiếm 50%)
 Thương mại (31%)
 Dịch vụ, khác (19%)
Sau khi áp dụng ERP, các doanh nghiệp đạt được nhiều hiệu quả hơn trong các
phương pháp và xử lý kế toán. Hỗ trợ các quản lý phi tài chính (18/26 doanh
nghiệp, 69%); Phân tích lợi nhuận theo hoạt động kinh doanh hoặc vùng hoạt động
(17/26 doanh nghiệp, 66%); Phân tích lợi nhuận theo đơn vị sản phẩm (15/26,
58%); Phân tích tỷ số tài chính (14/26, 54%); Kiểm soát tiền (13/26, 50%); Xây
dựng kế hoạch chính (13/26, 50%); Trung tâm lợi nhuận (13/26, 50%); Quản lý chi

phí tiêu hao (13/26, 50%); Phân tích lợi nhuận theo khách hàng (12/26; 46%); Phân


6
tích chi phí theo vốn đầu tư (10/26, 39%); ABC ( /26, 2 %); Chi phí theo mục tiêu
(5/26, 19%); Chi phí theo biến phí, định phí (5/26, 19%).
[2] Đề tài “Analysis of the effects of ERP systems in Accounting Organization”
(Phân tích ảnh hưởng của hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp trong Tổ
chức Kế toán)
Nguồn: ERP systems – study about the effects of ERP in the accountants
function
Tác giả: Edson Luiz Riccio, PhD (2010)
Nội dung: Bài báo đã trình bày những ảnh hưởng của hệ thống hoạch định
nguồn lực doanh nghiệp (ERP) đến công tác kế toán như sau:
- Ảnh hưởng đến cách thức hoạt động kế toán, hệ thống ERP cung cấp thông tin
có sẵn trong hệ thống. Mọi người trong công ty đều có thể truy cập dữ liệu kế toán.
Đồng thời, ERP cũng bảo mật, nâng tầm quan trọng của thông tin thông qua chức
năng phân quyền, phân cấp kế toán.
- Ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin: số được tạo bởi kế toán là số
cuối cùng. Thông tin kế toán trở nên trung tâm, hỗ trợ hoạch định chiến lược tổng
thể/ra quyết định, lập kế hoạch/ra quyết định, báo cáo thông tin tổng quát, bố cục
linh hoạt và hiệu quả. ERP còn hỗ trợ cho việc xử lí các giao dịch, báo cáo, hỗ trợ ra
quyết định cho bộ phận tài chính, kế toán.
- Ảnh hưởng đến công tác kế toán: ERP giúp ích cho việc tích hợp và tiếp cận
thông tin. Vì thế, công tác kế toán được hỗ trợ và trở nên đơn giản, nhanh gọn hơn
nhiều, giảm thiểu thời gian chết trong hoạt động kế toán.
[3] Tác phẩm “The effect of application of ERP system on the efficiency of
resources use in Jordanian companies' case study (Arab Potash Company)” (Ảnh
hưởng của việc ứng dụng hệ thống ERP vào hiệu quả sử dụng nguồn lực trong
nghiên cứu tình huống của các công ty Jordan (Công ty Arab Potash)

Nguồn: Alzaytoona University.
Alzaytoona universityTác giả: Dr Mah’d aljabali, Mr Osama Abdullah Hassan,
Prof. Dr Ismat Elkurdi (2011)


7
Nội dung: Nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá sự tác động của việc ứng dụng
ERP vào hiệu quả sử dụng các nguồn lực sẵn có tại các DN Jordan, điển hình là
công ty Arab potash.
Tác giả đã đo lưởng hiệu quả của việc áp dụng hệ thống ERP tác động lên tỷ
suất doanh thu đối với tài sản cố định, hàng tồn kho, tổng tài sản, các khoản phải
thu và nguồn vốn. Một số thay đổi tích cực liên quan đến thực tiễn, được tác giả
quan sát sau khi thực hiện hệ thống ERP:
- Về ngân sách: tự động hơn, chi tiết hơn, chính xác hơn, dễ sử dụng hơn, dễ
dàng hơn cho việc hợp nhất và nâng cao năng lực tổng quan.
- Về báo cáo hoạt động: tự động hơn, chi tiết hơn và cho kết quả nhanh hơn.
- Về dự báo: dài hạn và thường xuyên hơn.
- Về đo lường hiệu suất công việc: tập trung vào các điểm chính hơn, chi tiết
hơn và quy mô lớn hơn.
-Về chi phí: báo cáo linh hoạt phục vụ cho ra quyết định, chi tiết và chính xác
hơn.
[4] Đề tài “Why ERP is Alive and How it Can Get Well” (Tại sao ERP có thể
tồn tại và có thể phát triển tốt )
Nguồn: Forbes Journal.
Tác giả: Dan Woods - CTO and editor of CITO Research (Chief Technical
Officer – Giám đốc công nghệ) (2012)
Nội dung: Thông qua nghiên cứu 2000 công ty đang sử dụng ERP trên toàn thế
giới, Dan Woods khẳng định ERP chính là nền tảng sự thúc đẩy cho kinh doanh và
sẽ tồn tại trong nhiều thế kỷ nữa. ERP là một hệ thống phần mềm thông minh hứa
hẹn sẽ cung cấp thời gian thực để xem xét tổng thể tình hình kinh doanh của DN.

ERP là một tích hợp tuyệt vời các thông tin tài chính, ERP sử dụng tối đa các nguồn
lực tài chính thay đổi về phương thức và cách thức tổ chức kế toán.
Tổ chức kế toán thông qua phần mềm ERP sẽ hạn chế thời gian chờ trong việc
đưa ra thông tin tài chính, các báo cáo tài chính cũng như trợ thủ đắc lực để các nhà
quản trị đưa ra quyết định.
Tổ chức kế toán trên nền ERP hoàn toàn theo xu hướng toàn cầu hoá, thể hiện
trong việc tích hợp không giới hạn ranh giới quốc gia, tiền tệ sử dụng, ngôn ngữ,


×