Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Tạo môi trường giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.9 KB, 21 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LỘC BÌNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC HÒA BÌNH

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Tạo môi trường giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh tiểu học

Tác giả:
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng
Chức vụ: Giáo viên
Nơi công tác:
Điện thoại liên hệ:
Địa chỉ thư điện tử:


TÓM TẮT SÁNG KIẾN
Trong những năm học vừa qua, qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy các em
học sinh còn gặp nhiều khó khăn khi học bộ môn tiếng Anh đặc biệt là môi trường
cho các em thực hành các kỹ năng để giao tiếp do đó việc hình thành kỹ năng sử
dụng ngôn ngữ cho các em học sinh còn nhiều hạn chế, các em chỉ được thực hành
trong khuôn khổ lớp học với những tiết học chỉ với 40 phút thì không đủ thời gian
cho tất cả các em học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động thực hành giao tiếp,
hơn nữa không phát huy được năng lực ngôn ngữ cho các học sinh có năng khiếu
bộ môn. Với mục tiêu sau khi hoàn thành bậc tiểu học các em học sinh sẽ đạt mức
A1 theo khung tham chiếu 6 bậc ngoại ngữ, quan trọng hơn phải hình thành kỹ
năng nghe nói cho học sinh ở mức độ cơ bản. Để đạt được mức độ như trên, với
thực trạng hiện nay của đơn vị, cần phải có môi trường giao tiếp để học sinh thực
hành, đo đó tôi đưa ra các giải pháp sau:
Giải pháp thứ nhất: Xây dựng mô hình giờ ra chơi tiếng Anh (English
break time)
Giải pháp thứ hai: Xây dựng diễn đàn tiếng Anh cho học sinh tiểu học trên
mạng xã hội Facebook (EFESF - English forum for elementary students on


facebook)
Giải pháp thứ ba: Tổ chức trải nghiệm thực tập tiếng (Language Practice
Experience)
Qua năm học 2018 – 2019, với việc áp dựng các giải pháp trên nhằm tạo môi
trường giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh khối lớp 5, khả năng nghe nói của học sinh
có nhiều tiến bộ; học sinh tự tin trong giao tiếp với một môi trường ngoại ngữ đa
dạng, điều này sẽ thể hiện rõ hơn với bản mô tả sáng kiến của tôi thực hiện dưới
đây.


I – MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn sáng kiến
Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã đưa loài người
tiến vào cuộc cách mạng 4.0. Để hòa nhập với xu hướng phát triển của thế giới, kết
nối đa quốc gia cùng phát triển thì chúng ta cần phải có tiếng nói chung, giao tiếp
với ngôn ngữ quốc tế, trong đó Tiếng Anh đã và đang được sử dụng phổ biến rộng
khắp các quốc gia trên toàn thế giới. Để tiếp cận với thời đại, đất nước Việt Nam
cần phải có nguồn lực mạnh mẽ về trí tuệ để tiếp nhận và thúc đẩy khoa học công
nghệ trong nước, hơn nữa cần phải có kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh nhạy bén để kết
nối đa sắc tộc, tiếp thu những thành tựu của bạn bè năm châu.
Trước tình hình đó, ngành giáo dục Việt Nam đã có bước nhìn về việc dạy và
học ngoại ngữ Tiếng Anh trong chương trình giáo dục phổ thông, những năm gần
đây Bộ giáo dục đã quan tâm đầu tư đến việc thực hiện dạy học Tiếng Anh cho học
sinh lớp 1, 2 với việc thực hiện xã hội hóa giáo dục. Từ các chương trình thí điểm
sách giáo khoa ngoại ngữ đến Đề án ngoại ngữ quốc gia đã cho thấy chúng ta đang
có những cải cách để phù hợp với xu thế trong việc hình thành năng lực giao tiếp
Tiếng Anh cho học sinh. Đối với học sinh tiểu học, việc dạy học Tiếng Anh cần
được thực hiện có lộ trình, kế hoạch chi tiết phù hợp với đặc thù vùng miền đảm
bảo làm sao các em học sinh vừa có hứng thú trong học tập nhưng vẫn đảm bảo
được kiến thức và kỹ năng cơ bản. Nhưng có một thực trạng hiện nay trong việc

dạy học Tiếng Anh ở nước ta là chúng ta còn thiên nhiều về lý thuyết, học sinh nắm
được kiến thức, năng lực ngôn ngữ rất tốt, đạt điểm rất cao trong các bài viết nhưng
khi ra giao tiếp đối thoại thì khả năng ứng xử còn nhiều hạn chế, còn lúng túng
trong kỹ năng nói. Điều đó cho thấy rằng, môi trường cho các em vận dụng kiến
thức kỹ năng vào giao tiếp còn hạn hẹp, chúng ta chưa tạo ra được môi trường năng
động sáng tạo cho học sinh vận dụng năng lực ngôn ngữ vào trong giao tiếp.
Để giúp cho học sinh phát triển toàn diện về sử dụng Tiếng Anh, đồng thời
tạo ra được môi trường đa dạng thỏa sức cho học sinh thực hành giao tiếp tôi đã lựa
chọn đề tài: “Tạo môi trường giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh tiểu học”.


2. Mục tiêu của sáng kiến
Trên cở sở kết quả khảo sát về thực trạng của môi trường giao tiếp Tiếng Anh
của học sinh trường Tiểu học Hòa Bình hiện nay để đưa ra những đề xuất, giải pháp
tạo ra môi trường cho học sinh tiểu học được áp dụng kiến thức, kỹ năng đã học
được trong chương trình vận dụng vào thực tế cuộc sống nhằm giúp cho các em cải
thiện kỹ năng giao tiếp và từng bước hình thành năng lực ngôn ngữ.
3. Phạm vi của sáng kiến
Đề tài mà tôi thực hiện tập trung tìm hiểu về môi trường thực hành giao tiếp
Tiếng Anh của học sinh khối lớp 5 tại trường Tiểu học Hòa Bình, năm học 2018 –
2019.
II – CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
1.1. Cơ sở khoa học
a, Quan niệm về môi trường
- Theo nghĩa rộng: Môi trường là tập hợp các điều kiện và hiện tượng bên
ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện.
- Theo nghĩa hẹp: Môi trường là tất cả các nhân tố như không khí, đất, nước,
ánh sáng, âm thanh, cảnh quan, xã hội có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của
con người và tài nguyên cần thiết cho sinh sống và sản xuất của con người.

- Môi trường sống là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới sự
sống và sự phát triển của các cơ thể sống.
- Môi trường sống của con người là tổng hợp các điều kiện về vật lý, hóa
học, sinh học, xã hội bao quanh con người, có ảnh hưởng tới sự sống, sự phát triển
của từng cá nhân và toàn bộ cộng đồng loài người.
b, Giao tiếp
*Khái niệm giao tiếp:
Giao tiếp là quá trình chuyển giao, tiếp nhận và xử lý thông tin giữa người
này với người khác để đạt được mục tiêu.
*Giao tiếp có 4 mục tiêu sau :
-

Chuyển tải được những thông điệp.


-

Giúp người nhận hiểu những dự định của người phát tin.

-

Nhận được sự phản hồi từ người nhận.

-

Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với người nhận.

*Có 2 loại giao tiếp: Giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.
- Khi giao tiếp bằng ngôn ngữ ta sử dụng từ vựng, cấu trúc, cách nói (giọng
nói, ngữ điệu), thái độ nói và bối cảnh để thực hiện quá trình giao tiếp.

- Khi giao tiếp bằng phi ngôn ngữ ta dùng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt và hành
vi để thực hiện quá trình giao tiếp.
Thực tế để đạt được mục tiêu trong quá trình giao tiếp ta kết hợp cả ngôn ngữ
và phi ngôn ngữ với nhau.
*Khái niệm về kỹ năng giao tiếp:
Kỹ năng giao tiếp là khả năng ứng dụng tri thức khoa học vào quá trình giao
tiếp có hiệu quả nhất.
Như vậy ta thấy rằng, trong qua trình giao tiếp phương tiện trao đổi thông tin
có hiệu quả nhất chính là thông qua hành động nói
c, Môi trường giao tiếp
Bao gồm không gian, thời gian địa điểm, các phương tiện hỗ trợ, ngữ cảnh
nơi diễn ra giao tiếp. Sự lựa chọn môi trường như thế nào cũng ảnh hưởng tới kết
quả giao tiếp.
d, Môi trường thực hành tiếng Anh
Môi trường thực hành Tiếng Anh là môi trường giáo viên và học sinh sử
dụng hoàn toàn bằng Tiếng Anh để giao tiếp trong môi trường học tập tối ưu. Đồng
thời học sinh tích cực, chủ động học tập có hiệu quả. Hơn thế nữa, giáo viên và
học sinh áp dụng thực tiễn để xử lý các tình huống giao tiếp.
1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý
Là một trong những môn học ở trường phổ thông, Tiếng Anh không chỉ giúp
học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh mà còn góp
phần hình thành và phát triển các năng lực chung; để sống và làm việc hiệu quả
hơn; để học tập tốt các môn học khác cũng như để học suốt đời.


Môn Tiếng Anh cung cấp cho học sinh một công cụ giao tiếp quốc tế quan
trọng, giúp các em trao đổi thông tin, tri thức khoa học và kỹ thuật tiên tiến, tìm
hiểu các nền văn hoá, qua đó góp phần tạo dựng sự hiểu biết giữa các dân tộc, hình
thành ý thức công dân toàn cầu, góp phần vào việc phát triển phẩm chất và năng
lực cá nhân.

Nội dung cốt lõi của môn học giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực
giao tiếp thông qua rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và các kiến thức
ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp). Các kỹ năng giao tiếp và kiến thức ngôn
ngữ được xây dựng trên cơ sở các đơn vị năng lực giao tiếp cụ thể, trong các chủ đề
và chủ điểm phù hợp với học sinh phổ thông nhằm giúp các em khi kết thúc cấp
tiểu học đạt được năng lực giao tiếp Bậc 1.
2. Cơ sở thực tiễn
Để hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh, thì môi trường
thực hành là yếu tố rất quan trọng. Tuy nhiên để đánh giá được thực trạng môi
trường thực hành Tiếng Anh ở trường Tiểu học Hòa Bình hiện nay, tôi đã tiến
hành khảo sát với 90 học sinh khối lơp 5 và đạt được kết quả như bảng sau:
Biểu hiện thực trạng
TT

môi trường thực hành
Tiếng Anh của học sinh

Số lượt thực hiện / 90 HS
Không

Rất thường

Thường

Khá thường

Ít thường

xuyên


xuyên

xuyên

xuyên

12

9

17

29

8

26

25

7

11

19

34

19


9

15

11

29

26

15

8

22

35

10

0

0

1

4

85


ở trường TH Hòa Bình

thường
xuyên

GV và HS sử dụng hoàn

1

2

toàn ngoại ngữ trong giờ
học
Tương tác của GV và HS
trong giờ học

13

23
18

Học sinh tìm tòi và tiếp xúc

3
4
5
6

với các nét văn hóa trong
giờ học

Học sinh chủ động giao tiếp
bằng Tiếng Anh
Tham gia tích cực các hoạt
động ngoại khóa bằng Tiếng
Anh cho học sinh
Học sinh tự luyện tập Tiếng
Anh trên mạng Internet


Nhìn vào bảng trên ta thấy thực trạng môi trường thực hành tiếng qua kết
quả khảo sát còn hạn chế trong đó: Giáo viên và học sinh chưa sử dụng hầu hết
bằng Tiếng Anh trong một số hoạt động hay ở tiết học; Các hoạt động để học sinh
có môi trường thực hành không được tổ chức thường xuyên và sát thực; học sinh
chưa chủ động giao tiếp bằng Tiếng Anh; Học sinh chưa được luyện các kỹ năng
mềm thông qua bài học đặc biệt các hình thức tổ chức thực hành cho học sinh chưa
được phong phú đa dạng và chưa thu hút học sinh tham gia.
Từ kết quả khảo sát trên cho thấy: Rất cần thiết để tạo môi trường thực hành
Tiếng Anh cho học sinh giúp các em có cơ hội thực hành, từ đó các em có thể hình
thành và phát triển kỹ năng giao tiếp, đó cũng chính là mục tiêu cuối cùng của quá
trình dạy học ngoại ngữ.
.III – NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Nội dung và những kết quả nghiên cứu của sáng kiến:
Môi trường là nơi để học sinh được sử dụng năng lực và kỹ năng sử dụng
ngôn ngữ để trao đổi thông tin với nhau, từ đó học sinh được thực hành năng lực
việc sử dụng ngôn ngữ. Do vậy, nếu không tạo được môi trường tốt cho học sinh
thực hành thì việc áp dụng kiến thức kỹ năng trong giao tiếp không đạt được hiệu
quả, dẫn đến việc hình thành năng lực ngôn ngữ cho học sinh không đạt được mục
tiêu đề ra. Do vậy việc tạo một môi trường năng động cho học sinh giao tiếp và
thực hành tiếng Anh là hết sức cần thiết, đặc biệt là học sinh cấp tiểu học việc xây
dựng kiến thức và kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cơ bản cho các em là một việc làm

cấp thiết có ảnh hưởng lớn đến việc phát triển năng lực ngôn ngữ tiếng Anh sau này
cho các em. Môi trường thực hành tiếng Anh hiện nay chưa thể giúp các em hình
thành và phát triển tối đa kỹ năng giao tiếp. Do vậy tôi đã đưa ra ba giải pháp để
giải quyết vấn đề trên:
1. Giải pháp thứ nhất: Xây dựng mô hình giờ ra chơi tiếng Anh (English
break time)
Giờ ra chơi là quãng thời gian để học sinh được giải tỏa sau một thời gian
học tập căng thẳng, đây là thời điểm học sinh được tự do vui chơi nô đùa thỏa thích


với các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các trò chơi dân gian .... Có thể nói rằng, đây
giờ ra chơi là thời điểm được mong chờ nhất của các em học sinh.
Việc họp tập và khám phá tri thức trong một tiết ở trường tiểu học bị giới hạn
trong một khoảng thời gian từ 35 – 40 phút, không đủ cho tất cả các đối tượng học
sinh thực hành kỹ năng. Hơn nữa, việc học sinh sử dụng năng lực ngôn ngữ vào
thực hành ở nhà là rất hạn chế vì thời gian đó các em phải chuẩn bị bài cho ngày
học tiếp theo mà kĩ năng lại được hình thành thông qua thực hành nhiều mà có, do
vậy tôi đã ứng dụng việc “Sử dụng tiếng Anh để giao tiếp vào giờ ra chơi ở học
sinh tiểu học” vào thực nghiệm ở học sinh khối lớp 5 mà tôi đang giảng dạy với
mục đích tạo môi trường để phát triển kĩ năng nghe nói tương tác từ đó năng lực
giao tiếp của các em sẽ góp phần đảm bảo theo chương trình Đề án Ngoại ngữ
2020.
Với cách làm này, thay vì giao tiếp bằng tiếng Việt vào giờ ra chơi như trước
đây các em sẽ trò chuyện với nhau bằng Tiếng Anh. Vì là đối tượng lớp cuối cấp
nên lượng từ vựng và năng lực ngôn ngữ của các em cũng đã tích lũy được qua hai
năm học lớp 3 và lớp 4 cũng được tương đối, do vậy chủ đề giao tiếp của các em
cũng sẽ là những điều gần gũi với cuộc sống của các em. Sau đây là các bước mà
tôi đã thực hiện vào sáng kiến này:
+ Bước 1: Khới động
Tạo tâm lý chủ động cho các em bằng việc hướng dẫn cho các em sử dụng

các mẫu câu sẵn có trong các bài học vào trong giao tiếp. Nói mà không sợ sai, nói
những gì mình hiểu.
+ Bước 2: Chọn chủ đề
Nội dung cuộc giao tiếp xoay quanh các vấn đề hàng ngày như các em
thường nói chuyện với nhau: thời tiết, các hoạt động yêu thích, học hành, đồ ăn …
+ Bước 3: Hình thức
Học sinh có thể tương tác với nhau theo cặp hoặc nhóm bạn của mình.
+ Bước 4: Tổ chức thực hiện
Để tránh tâm thế nặng nề ép buộc, tháng đầu tiên sẽ thực hiện 2 buổi/tuần,
tùy vào mức độ phát triển kĩ năng của các em sẽ tăng số buổi lên.


Những tuần đầu tiên tôi sẽ tham gia trao đổi, tương tác cùng các em vừa để
kiểm tra và giúp đỡ các em về cách sử dụng ngôn từ trong văn nói. Cung cấp thêm
cho các em những từ vựng liên quan đến chủ đề của cuộc nói chuyện mà các em
cần.
+ Bước 5: Đánh giá
Để kiểm soát tình hình thực hiện tôi giao cho Hội đồng tự quản của lớp tự
theo dõi lẫn nhau, chấm điểm cho nhau theo tuần, đó là căn cứ để tuyên dương,
khen thưởng hay cần nhắc nhở với từng cá nhân nói riêng hoặc cả nhóm nói chung.
Ví dụ thực tế:
Trong tuần học thứ 03 của năm học này tôi đã tổ chức một “giờ ra chơi Tiếng
Anh” cho các em học sinh lớp 5A2 với chủ đề “Where do you live ?” theo tiến trình
sau:
+ Bước 1: Khới động, chọn chủ đề
Để các em định hình được cách làm việc, tôi hướng dẫn các em sử dụng nội
dung trong Unit 1: What’s your address ? trong chương trình Tiếng Anh lớp 5 hiện
hành để thực hành:
Bạn đến từ đâu: Where are you from?
Bạn Sống ở đâu: Where do you live ?

Bạn sống với ai: Who do you live with ?
Gia đình bạn có bao nhiêu người: How many people are there in your
family?
Địa chỉ của bạn ở đâu: What’s your address ?
Quê của bạn ở đâu: Where is your hometown?
Quê của bạn như thế nào: What’s your hometown like?
.....
Qua đó học sinh sẽ hỏi mở rộng thêm về nhà, gia đình và quê hương của bạn
mình theo những mẫu câu đã được học trong chương trình lớp 3 và lớp 4.
+ Bước 2: Hình thức


Học sinh ngồi dưới ghế đá ở sân trường, thư viện ngoài trời hoặc trước hành
lang lớp học ... để làm việc theo cặp và các nhóm lớn hơn. Các em có thể sửa lỗi
cho nhau trong khi giao tiếp.
+ Bước 3: Tổ chức thực hiện
Tôi đã phân lớp ra làm 8 nhóm với 31 học sinh: 4 nhóm đôi, 5 nhóm ba và 2
nhóm 4 để thực hành. Sau khi thực hành theo nhóm phân công các em có thể tự tìm
bạn cho mình để giao tiếp thêm. Thời gian dành cho các em luyện tập là 20 phút.
Học sinh có thể sẽ thực hiện theo nội dung như sau:
S1: Hello Mai, how are you?
S2: Hi Quang. I’m fine. Nice to meet you.
S1: Where are you from, Quang?
S2: I’m from Cao Loc district. It’s near Lang Son city.
S1: Oh, I see. Where do you live in Cao Loc?
S2: Hmm, I live in Cao Lau village.
S1: I don’t know this place. What’s Cao Lau village like?
S2: It’s a small village but pretty and peaceful.
S1: Well, I will visit it soon. Who do you live with, Nam?
S2: I live with my family. We are very happy.

S1: You are so lucky, Nam. I live with my grandparents
S2: Why?
S1: Because my hometown is in Bac Giang and I live far from my family.
How many people are there in your family, Nam?
S2: There are six members: my parents, my grandparents, may sister and me.
S1: Oh, that’s a big family. How ols is your father ?
S2: He’s forty. My father isn’t strong than he looks.
S1: Sorry to hear that. What does he do ?
S2: He’s a worker in a brick factory. My father works very hard. I love him
very much
S1: My father is a teacher in a primary school. I love him too.
Nice to talk to you, Nam.


+ Bước 4: Đánh giá
Với những lần đầu tiên thực hiện tôi sẽ trực tiếp thực hành cùng các em để
kịp thời tháo gỡ những vướng mắc. Những giờ sau, khi các em đã có kỹ năng làm
việc tôi chỉ lựa chọn chủ đề và quan sát các em thực hiện, cho Hội đồng tự quản lớp
tự điều hành, chia nhóm và chọn địa điểm.
Dựa vào sự tích cực hoạt động và tiến bộ trong luyện tập tôi sẽ tuyên dương
và động viên khen thưởng những em học sinh đó, để các em tiếp tục cố gắng hơn
đạt được mục tiêu học tập
3.1.2. Giải pháp thứ hai: Xây dựng diễn đàn tiếng Anh cho học sinh tiểu
học trên mạng xă hội Facebook (EFESF - English forum for elementary students
on facebook)
Các trang mạng xã hội hiện nay được đông đảo giới trẻ quan tâm, chỉ cần vài
phút nghỉ ngơi với vài cú click trên smart phone hay máy tính bảng chúng ta cũng
có thể truy cập vào các trang mạng xã hội với vô vàn thông tin: thời sự, giải trí,...
thậm trí là đăng bài cá nhân. Dựa vào thị hiếu đó, việc tạo diễn đàn về giao tiếp
bằng Tiếng Anh trên Facebook là rất dễ dàng và thuận tiện cho học sinh giao tiếp

với nhau từ nhóm nhỏ trong trường, đến các nhóm lớn hơn trong huyện, tỉnh, trong
nước thậm trí là giao tiếp với người nước ngoài trên khắp thế giới.
Sau đây là các bước để tạo một diễn đàn sử dụng cho mục đích giao tiếp
bằng Tiếng Anh cho học sinh tiểu học:
+ Bước 1: Đăng nhập tài khoản Facebook trên trình duyệt máy tính hoặc trên
điện thoại smartphone của mình => rồi click chuột vào hình tam giác => sau đó
chọn Tạo nhóm như hình.


+ Bước 2: Ở phần Tạo nhóm mới, chọn đặt tên của Group (nhóm), sau đó
chọn người muốn họ tham gia nhóm của mình.
Sau đó click vào dấu tam giác như hình để chọn loại nhóm cần tạo.


+ Bước 3: Sau đó click vào Ghim vào lối tắt để chọn truy cập nhanh vào
nhóm của mình => rồi nhấn vào nút Tạo.


+ Bước 4: Phần tiếp theo chọn một biểu tượng Icon (biểu tượng) cho phù
hợp với nhóm của mình, trong biểu trượng Icon do Facebook đề ra => click OK.


+ Bước 5: Đến đây thì việc tạo Group (nhóm) đã hoàn thành.
Tương tự như Fanpages và Facebook cá nhân ta có thể tuỳ chọn tạo ảnh hình
nền cho Group. Ở trong trang của nhóm, ta và các thành viên nhóm có quyền mời
bạn bè của mình tham gia, bằng các gõ địa chỉ Email, Số điện thoại hoặc tên tài
khoản Facebook của người đó => sau đó nhấn Enter để thêm vào.

Hoặc bạn cũng có thể tìm bạn bè ở mục THÀNH VIÊN ĐƯỢC ĐỀ
XUẤT rồi click Thêm thành viên.



3.1.3. Giải pháp thứ ba: Tổ chức trải nghiệm thực tập tiếng (Language
Practice Experience)
Đây là dịp để học sinh có cơ hội giao lưu với người
nước ngoài và qua đó nhằm đánh giá, thu hoạch khả năng
giao tiếp của học. Đây là môi trường tốt nhất để các em trải
nghiệm thực tế, nâng cao trình độ, khả năng giao tiếp bằng
Tiếng Anh. Kích thích học sinh tham gia luyện nói, giao
tiếp bằng tiếng Anh với người nói Tiếng Anh, rèn luyện cho
các em sự tự tin, mạnh dạn và tự đánh giá được minh.
Xác định đây là hoạt động hết sức thiết thực, giúp học sinh
trải

nghiệm

thực tế, nâng cao trình độ giao tiếp bằng Tiếng Anh, đồng thời phát huy
những em học tốt bộ môn Tiếng Anh, nên tôi đã đưa việc trải nghiệm thực tập tiếng
vào chương trình hoạt động của Câu lạc bộ, tổ chức mỗi năm một lần và địa điểm
được chọn là thành phố Lạng Sơn và núi Mẫu Sơn, nơi có nhiều khách nước ngoài
đến tham quan, du lịch. Để tổ chức được hoạt động này tôi đưa ra quy trình thực
hiện như sau:
+ Bước 1: Lựa chọn đối tượng học sinh để tổ chức hoạt động.
+ Bước 2: Xây dụng kế hoạch tổ chức hoạt động trình nhà trường.
+ Bước 3: Lựa chọn các cơ quan, tổ chức để phối kết hợp thực hiện. Liên hệ
với thành phố Lạng Sơn và Khu du lịch Mẫu Sơn.
+ Bước 4: Xã hội hóa về kinh phí
Tìm kiếm nguồn kinh phí hỗ trợ. Ngoài nguồn kinh phí tự có, chúng tôi đã
tham mưu với Ban giám hiệu trường, Công đoàn trường, với Hội CMHS, với
UBND thị trấn...và đã được các ban, ngành, đoàn - thể hỗ trợ kinh phí để tổ chức

tốt đợt thực tập năm qua.
+ Bước 5: Tổ chức thực hiện hoạt động
+ Bước 6: Đánh giá, rút kinh nghiệm sau hoạt động
Chính hoạt động trải nghiệm thực tập tiếng, giao lưu với người nước ngoài
năm qua đã làm tăng thêm sự ham thích của học sinh với môn học. Bằng những


hoạt động thiết thực, những cơ hội hiếm hoi, thích thú, các em sử dụng được kiến
thức đã học trải nghiệm vào thực tế. Phụ huynh học sinh trực tiếp tham gia rất đồng
tình, học sinh rất ham thích, các em tỏ ra mạnh dạn, tự tin hơn nhiều so với giao
tiếp với thầy cô và bạn bè khi sinh hoạt tại trường.
Vừa qua, tôi đã tham mưu cho Ban giám hiệu tổ chức cho học sinh khối 5 đi
tham quan trải nghiệm, thực tập tiếng tại quê hương anh Hoàng Văn Thụ và một số
danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Lạng Sơn. (theo kế hoạch cụ thể đính
kèm)
2. Đánh giá kết quả thu được
Sau học kỳ một của năm học 2018 – 2019, bằng việc sử dụng những giải
pháp trong sáng kiến của tôi áp dụng vào 90 em học sinh khối lớp 5 đã tạo ra một
môi trường mới cho các em luyện tập khả năng sử dụng Tiếng Anh và đã có biến
chuyển rõ rệt qua so với đầu năm học:

T
T

1
2
3
4
5
6


Biểu hiện thực trạng môi trường

Rất

thực hành Tiếng Anh của học sinh

thường

ở trường TH Hòa Bình
GV và HS sử dụng hoàn toàn ngoại ngữ
trong giờ học
Tương tác của GV và HS trong giờ học
Học sinh tìm tòi và tiếp xúc với các nét
văn hóa trong giờ học
Học sinh chủ động giao tiếp bằng Tiếng
Anh
Tham gia tích cực các hoạt động ngoại
khóa bằng Tiếng Anh cho học sinh
Học sinh tự luyện tập Tiếng Anh trên
mạng Internet

xuyên

Số lượt thực hiện / 90 HS
Khá
Thường
Ít thường
thường
xuyên

xuyên
xuyên

Không
thường
xuyên

Đầu

Giữa

Đầu

Giữa

Đầu

Giữa

Đầu

Giữa

Đầu

Giữa

năm

năm


năm

năm

năm

năm

năm

năm

năm

năm

12

21

9

24

17

30

29


11

23

4

8

19

26

28

25

33

8

18

2

7

17

11


23

19

19

34

21

19

10

9

33

15

21

11

18

29

15


26

3

15

45

8

21

22

13

35

11

10

0

0

16

0


29

1

31

4

10

85

4

13

2.1. Tính mới, tính sáng tạo
Qua tham khảo tôi thấy rằng đã có rất nhiều sáng kiến nói về các biện pháp
để cải thiện các kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh nhằm giúp cho học sinh có được kiến
thức và kỹ năng cơ bản để thực hành giao tiếp. Tuy nhiên, tôi nhận thấy rằng học
sinh có được kiến thức và kỹ năng ngôn sử dụng ngôn ngữ chưa đủ, các em cần có


nơi để thực hành giao tiếp một cách hiệu quả, làm sao giống với thực tại và môi
trường sống. Qua đó, sáng kiến của tôi nhằm tạo ra một môi trường giao tiếp năng
động và gần gũi với thực tiễn cho các em thực hành với nhiều tình huống đời thực.
Các em không những học trên lớp mà còn tận dụng được quãng thời gian rảnh để
trò chuyện với nhau bằng Tiếng Anh, đặc biệt còn được trực tiếp đối thoại với
người nước ngoài, khiến các em hứng thú hơn trong việc giao tiếp, cải thiện về ngữ

âm và ngữ điệu. Với môi trường giao tiếp năng động, phong phú và đa dạng như
trên tôi khẳng định rằng một ngày không xa năng lực giao tiếp bằng Tiếng Anh của
học sinh trường Tiểu học Hòa Bình sẽ phát triển hơn nữa.
2.2. Khả năng áp dụng và mang lại lợi ích thiết thực của sáng kiến
a) Khả năng áp dụng hoặc áp dụng thử, nhân rộng:
Những giải pháp mà tôi nêu trên đã được áp dụng thử trên học sinh khối lớp 5
trường tiểu học Hòa Bình trong học kỳ 1 năm học 2018 – 2019. Với cách áp dụng
đơn giản đã được giới thiệu trước đó, sáng kiến này có thể áp dụng và nhân rộng tại
các trường tiểu học.
b) Khả năng mang lại lợi ích thiết thực
Qua hơn một học kỳ thực hiện các giải pháp như trên đến nay với 05 lần tổ
chức giờ ra chơi Tiếng Anh (English Break Time), thành lập một diễn đàn giao tiếp
bằng Tiếng Anh và 01 lần tổ chức trải nghiệm thực tập tiếng (Language Practice
Experience) tôi đã thu được một số kết quả khả quan như sau:
1. Đối với giáo viên: Các thầy cô đều tự tin và có được nhiều kinh nghiệm
trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh. Tất cả giáo viên thực
hiện tốt các bước chuẩn bị về nội dung lẫn hình thức cho một buổi hoạt động của
học sinh. Việc hướng dẫn và tập huấn các hoạt động cho học sinh cũng được các
giáo viên thực hiện dễ dàng, các nhiệm vụ được phân công cho từng thành viên
trong tổ đã trở thành nề nếp không còn khó khăn như những lần sinh hoạt đầu tiên.
Từ những trải nghiệm qua các lần sinh hoạt, giáo viên đều tự hào và yêu thích bộ
môn và sáng tạo hơn trong các hoạt động để thu hút học sinh tham gia.
2. Đối với học sinh: Với đầu năm học các em còn rụt rè chưa chủ động trong
đối thoại, nay các em đã mạnh dạn và tự tin trong giao tiếp hơn nhiều so với trước


đây, chủ động trong từng lời thoại, hơn nữa các em còn biết tự tìm kiếm môi trường
mới để thực hành: tìm đến người nước ngoài để nói chuyện khi đi tham quan du
lịch, không còn lúng túng khi các đoàn khách đến tham quan và làm việc tại trường
đặc biệt là tích cực dùng ngoại ngữ để giao tiếp trong gia đình, việc sử dụng ngữ

âm và ngữ điệu đã linh hoạt và phù hợp với hoàn cảnh, từ đó kết quả học tập bộ
môn Tiếng Anh của các em cũng có nhiều tiến bộ vượt bậc. Đặc biệt kết quả được
thể hiện rõ nét hơn qua kỳ thi Olympic Tiếng Anh trên Internet cấp trường và cấp
huyện:
Kết quả kỳ thi Olympic Tiếng Anh trên Internet:
Giải nhất

Giải nhì

Giải ba

01

01
02

03
02

Cấp trường
Cấp huyện

Giải khuyến
khích
08
06

III – KẾT LUẬN
Với những kết quả đạt được nêu trên đã cho thấy tính hiệu quả mà sáng kiến
tôi đã đem lại cho học sinh mình với bộ môn Tiếng Anh, nó đã tạo nên một nơi để

cho các em học sinh sử dụng vốn kiến thức và kỹ năng cơ bản của bộ môn để giao
tiếp và thực hành với nhau. Hơn nữa, môi trường được tạo ra này còn tạo hứng thú
cho các em thỏa sức sáng tạo thực hành với ngôn ngữ một cách tự nhiên không bị
gò ép trong khuôn khổ, và đây là môi trường mở kết nối trong và ngoài nước để các
em vừa luyện tập kỹ năng vừa khám phá văn hóa ở các nước bạn.
Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu tôi thấy rằng, do là môn tự chọn cho
nên nhiều phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng của Tiếng Anh dẫn đến
việc quan tâm con em tự học ở nhà và khuyến khích động viên các em chưa được
sát sao dẫn đến một số ít học sinh còn lơ là trong môn học.
Trên đây là biện pháp mà tôi đã thực hiện để tạo môi trường giao tiếp Tiếng
Anh cho học sinh tiểu học ở đơn vị tôi công tác. Do nhiều yếu tố nên còn có mặt
hạn chế. Rất mong được sự đóng góp của Hội đồng thẩm định các cấp và chia sẻ
của các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi đạt được hiệu quả cao hơn./.
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ

TÁC GIẢ


ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC




×