PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do viết sáng kiến kinh nghiệm
Tiếng Anh là môn học đã và đang được thực hiện đổi mới đi đầu tại các
trường trung học phổ thông. Bộ GD&ĐT đã xây dựng đề án nâng cao chất
lượng dạy và học ngoại ngữ trên cả nước. Có thể thấy Tiếng Anh nói riêng
và ngoại ngữ nói chung đang là tiêu điểm được quan tâm và phát triển
mạnh mẽ. Để đổi mới và nâng cao chất lượng học ngoại ngữ cần nhiều giải
pháp đồng bộ mà trước hết phải đổi mới phương pháp dạy và học.
Tiếng Anh hiện nay đang được dạy theo đường hướng giao tiếp và
đường hướng lấy người học làm trung tâm. Để có thể giao tiếp được bằng
Tiếng Anh, học sinh phải sử dụng được hai kỹ năng nghe và nói tốt. Vậy
giáo viên và học sinh phải làm gì để đạt được mục tiêu này? Điều này đòi
hỏi nhiều yếu tố, trong đó việc giúp học sinh nắm vững được trọng âm các
từ trong Tiếng Anh là tương đối quan trọng. Việc phát âm đúng trọng âm
từ Tiếng Anh sẽ giúp cho việc giao tiếp bằng tiếng Anh được tiến hành
thuận lợi hơn, tránh được những hiểu nhầm trong giao tiếp.
Từ thực tế giảng dạy Tiếng Anh nhiều năm, tôi nhận thấy rằng các kiến
thức ngôn ngữ nói chung và kiến thức về trọng âm Tiếng Anh nói riêng
đang được dạy trong chương trình THPT chỉ ở mức độ thực hành, không
giải thích. Học sinh chỉ cần nghe và nhắc lại cho đúng một số từ cho sẵn.
Nội dung về trọng âm Tiếng Anh chỉ được giới thiệu ở phần Language
focus của các bài là Unit 3, Unit 4 và Unit 5 lớp 12. Học sinh chỉ được
nghe băng về cách đọc trọng âm một số từ, một số câu và sau đó nhắc lại.
Tuy nhiên, trong các bài kiểm tra và các đề thi tốt nghiệp THPT, đê thi học
sinh giỏi, hoặc thi tuyển sinh vào đại học, cao đẳng lại thường có phần câu
hỏi về trọng âm. Qua tìm hiểu kết quả các bài kiểm tra của học sinh, tôi
nhận thấy học sinh thường không làm đúng các câu hỏi thuộc phần kiến
thức về trọng âm. Ngoài ra tôi cũng nhận thấy hầu hết học sinh khi nói
Nguyễn Thị Đam – Trường THPH Bỉm Sơn – Năm học 2011-2012
1
Tiếng Anh đều không chú ý đến trọng âm của các từ, trọng âm của câu, mà
chỉ nói một cách đều đều, điều này làm giảm đi hiệu quả của việc sử dụng
Tiếng Anh. Chính vì vậy mà tôi đã quyết định chọn đề tài có tên gọi “ Một
số phương pháp dạy đánh dấu trọng âm Tiếng Anh nhằm nâng cao hiệu
quả giao tiếp cho học sinh lớp 12 trường THPT”
2. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm:
Với các lý do nêu trên, tôi đã quyết định thực hiện đề tài với mục đích là:
- Giúp học sinh nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng đúng
trọng âm Tiếng Anh, từ đó giúp các em có ý thức về trọng âm trong việc
rèn luyện kỹ năng giao tiếp của mình.
- Giúp học sinh nói Tiếng Anh một cách chính xác, đảm bảo chuẩn kiến
thức môn học, qua đó giúp học sinh giải quyết được phần câu hỏi về kiến
thức trọng âm trong các bài kiểm tra, thi học sinh giỏi, hoặc các bài thi tốt
nghiệp và đại học.
- Qua đề tài này có thể giúp giáo viên dạy ngoại ngữ có thêm một vài gợi ý
nhỏ trong việc rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đề tài này được nghiên cứu và thực hiện với học sinh lớp 12A10 trường
THPT Bỉm Sơn năm học 2006- 2009, đồng thời có tham khảo thêm ý kiến
của các thầy cô giáo dạy Tiếng Anh ở trường THPT Bỉm Sơn.
Nguyễn Thị Đam – Trường THPH Bỉm Sơn – Năm học 2011-2012
2
PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Nội dung lý luận
1.1.Trọng âm là gì?
Theo Peter Roach trong “ English phonetics and phonology”, trọng âm
của một từ là âm được phát âm nổi bật hơn so với các âm còn lại. Âm có
trọng âm có ít nhất bốn đặc điểm khác biệt sau:
- có âm lượng ( loudness) lớn hơn các âm còn lại,
- có trường độ ( length ) dài hơn các âm còn lại,
- có cao độ ( pitch ) cao hơn các âm còn lại,
- nguyên âm của âm có trọng âm có đặc điểm ( quality ) khác với đặc
điểm của các nguyên âm còn lại trong cùng một từ.
Thông thường bốn yếu tố trên thường xuất hiện cùng nhau trong một
âm có trọng âm. Tuy nhiên, đôi khi chỉ một hoặc hai yếu tố cũng làm nên
trọng âm của một từ. Các yếu tố trên có tầm quan trọng không giống nhau,
trong đó cao độ và trường độ là hai yếu tố quan trọng nhất, giúp người
nghe dễ dàng nhận ra trọng âm của một từ. Âm có trọng âm được đọc nhấn
hơn các âm khác khoảng nửa âm và đọc gần như âm kéo dài.
1.2. Vì sao cần nắm vững trọng âm?
Trọng âm là một bộ phận cấu thành nên Tiếng Anh. Việc nắm vững
trọng âm giúp người học tiến gần hơn tới khả năng sử dụng Tiếng Anh một
cách lưu loát, giúp cho quá trình giao tiếp diễn ra một cách tự nhiên hơn,
tránh được những hiểu lầm và sai sót trong giao tiếp.
Ngoài ra, với học sinh trung học phổ thông, việc thành thạo trong phát
âm đúng trọng âm còn giúp các em làm đúng các câu hỏi về kiến thức trọng
âm trong các bài kiểm tra, bài thi học kì, bài thi tốt nghiệp hoặc bài thi đại
học.
1.3. Học trọng âm như thế nào?
Giống như mọi kiến thức ngôn ngữ, trọng âm cũng có những quy tắc
riêng của nó. Người học có thể tìm mua những cuốn sách viết về trọng âm
và học theo các quy tắc trong đó. Với các quy tắc cố định, người học chỉ
Nguyễn Thị Đam – Trường THPH Bỉm Sơn – Năm học 2011-2012
3
cần học thuộc lòng và làm thật nhiều bài tập. Tuy nhiên các quy tắc đều có
ngoại lệ. Người học cần chú ý hơn tới các ngoại lệ này.
Ngoài ra, người học có thể học trọng âm bằng nhiều cách khác nhau
như: học trong quá trình giao tiếp, học khi lắng nghe giáo viên giảng bài,
học khi nghe các chương trình phát bằng Tiếng Anh, hoặc bằng cách tra từ
điển. Và chỉ có luyện tập và luyện tập thường xuyên mới giúp cho mọi
người học thành công trên con đường chinh phục ngôn ngữ.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
Qua thăm dò ý kiến của nhiều đồng nghiệp và học sinh, đồng thời qua
thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh khi học Tiếng Anh từ bậc trung
học cơ sở đến hết lớp 11 của bậc THPT hầu như không được học về trọng
âm Tiếng Anh. Hầu hết giáo viên không có thời gian hoặc không chú ý
hướng dẫn cho học sinh về vấn đề này. Giáo viên khi chữa lỗi cho học sinh
chỉ chú ý đến cách dùng từ, lỗi ngữ pháp hoặc lỗi phát âm sai chứ không
chữa lỗi về nhấn trọng âm. Hầu hết học sinh không có khái niệm về nhấn
trọng âm khi phát âm Tiếng Anh.
Học sinh có thể biết về trọng âm khi xem phần Glossary ở cuối sách
giáo khoa. Tuy nhiên rất nhiều học sinh không xem đến phần này hoặc có
xem nhưng chỉ chú ý nghĩa của từ mà không để ý đến cách phát âm hay
trọng âm của từ.
Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành khảo sát sự hiểu biết về
trọng âm của học sinh ở lớp 12A10 năm học 2006-2009 của trường THPT
Bỉm Sơn, là lớp học ban cơ bản, khối D. Tôi đã phát cho mỗi học sinh một
phiếu gồm 5 câu hỏi về trọng âm Tiếng Anh và yêu cầu các em làm trong
vòng 5 phút. Các từ trong phiếu được chọn từ UNIT 1 chương trình Tiếng
Anh lớp 12 khi học sinh vừa học xong bài này. Phiếu câu hỏi có nội dung
như sau:
Choose the word whose stress pattern is different from that of the rest.
1. A. caring B. secure C. willing D. project
2. A. family B. active C. discuss D. happy
3. A. garbage B. mistake C. daughter D. member
4. A. reserved B. importance C. photograph D. decide
5. A. secondary B. attempt C. biologist D. obedient
Nguyễn Thị Đam – Trường THPH Bỉm Sơn – Năm học 2011-2012
4
Kết quả:
Lớp Sĩ
số
Đúng
5 câu
Đúng
4 câu
Đúng
3 câu
Đúng
2 câu
Đúng
1 câu
Sai
5 câu
12A10 51 6hs
11,8 %
5hs
9,8 %
5hs
9,8 %
11hs
21,6%
12hs
23,5 %
12hs
23,5 %
Từ kết quả trên có thể thấy rằng chỉ khoảng 30% học sinh đạt mức trung
bình trở lên với phần kiến thức về trọng âm và khoảng 20% học sinh
không làm đúng câu hỏi nào về trọng âm. Như vậy có thể thấy kiến thức về
trọng âm của học sinh là tương đối yếu. Ngay cả những em nắm được lý
thuyết thì cũng yếu về thực hành.
Từ thực trạng trên, tôi đã thực hiện một số biện pháp để cải thiện khả
năng sử dụng trọng âm Tiếng Anh của học sinh lớp 12A10. Các biện pháp
được thực hiện trong các giờ dạy Tiếng Anh theo phân phối chương trình
và các giờ dạy bồi dưỡng theo khối vào các buổi chiều.
3. Những biện pháp đã thưc hiện:
3.1. Biện pháp 1:
Khi dạy từ mới tôi luôn chú trọng đến trọng âm của các từ bằng cách sử
dụng dấu nhấn trọng âm cho các từ mới đó và yêu cầu học sinh phải ghi cả
phần đó vào vở. Khi cho học sinh đọc từ, tôi cũng chú ý sửa cho học sinh
nếu thấy các em đọc chưa đúng trọng âm bằng cách phát âm lại chính xác
từ bị các em đọc sai và yêu cầu các em đọc lại cho đúng.
3.2. Biện pháp 2:
Khi sử dụng Tiếng Anh, tôi luôn chú ý nói đúng trọng âm và ngữ điệu
để hướng và tạo cho học sinh thói quen nghe một cách chính xác. Để làm
được điều này, tôi luôn phải tự rèn luyện kĩ năng nói của mình sao cho thật
chuẩn bằng nhiều cách như: nghe và luyện theo băng, sử dụng từ điển để
tra những từ mình chưa chắc chắn, nghe các chương trình phát bằng Tiếng
Anh trên truyền hình hoặc radio,…
3.3. Biện pháp 3:
Nguyễn Thị Đam – Trường THPH Bỉm Sơn – Năm học 2011-2012
5
Đây là biện pháp được sử dụng trong các tiết Language focus của Unit
3, Unit 4 và Unit 5. Do thời gian dành cho phần stress position trong mỗi
tiết Language Focus chỉ từ 10 đến 15 phút nên chỉ đủ thời gian cho học
sinh nghe băng và lặp lại cách phát âm của các từ. Giáo viên không có thời
gian để giải thích cho học sinh một số quy tắc chung liên quan đến trọng
âm. Vì vậy học sinh chỉ nắm được trọng âm của những từ có trong sách
giáo khoa. Do dó trước mỗi tiết dạy Language Focus của các Unit 3, Unit 4
và Unit 5, tôi đều yêu cầu học sinh xem trước phần “stress position” ở nhà,
chia lớp thành các nhóm gồm 6 học sinh và yêu cầu các nhóm tìm thêm các
từ có cách thức nhấn trọng âm tương tự, viết dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm
về trọng âm vào bảng phụ trước. Mỗi nhóm chuẩn bị 3 câu hỏi.
Ở lớp, tôi tiến hành dạy phần trọng âm như sau:
- Trước tiên tôi cho học sinh nghe băng 1 lần để nhận biết trọng âm của
các từ sau đó yêu cầu học sinh nhắc lại theo băng 2 lần.
- Tôi kiểm tra lại vị trí trọng âm của các từ xem học sinh đã nắm được
chưa.
- Cho học sinh nghe phần “ Practise reading aloud the sentences” và gọi
một số học sinh đọc lại.
- Cuối cùng tôi tổ chức cho các nhóm trao đổi bảng phụ với nhau, làm bài
tập trên các bảng phụ đó.
3.4. Biện pháp 4:
Đây là biện pháp quan trọng nhất của đề tài này dựa theo câu thành ngữ
“Practice makes perfect”. Trước mỗi giờ học tôi chuẩn bị trước 2 câu hỏi
trắc nghiệm về trọng âm với yêu cầu “ Choose the word whose stress is
differently placed from the other words”. Các từ được chọn trong 2 câu hỏi
này là những từ sẽ được sử dụng trong giờ học đó. Hai câu hỏi này có thể
viết trước ở bảng phụ, hoặc soạn trên bài giảng điện tử để trình chiếu trên
máy chiếu. Cuối mỗi giờ học, tôi dành từ 30 giây đến 1 phút để học sinh trả
lời hai câu hỏi đó và phát âm những từ ở trong hai câu hỏi đó. Học sinh nào
Nguyễn Thị Đam – Trường THPH Bỉm Sơn – Năm học 2011-2012
6
có đáp án đúng và phát âm chính xác trọng âm của các từ đó sẽ nhận được
một phiếu điểm thưởng. Phiếu này dùng để cộng điểm cho học sinh vào các
bài kiểm tra 15 phút hoặc kiểm tra miệng theo tỉ lệ:
+ Từ 2 phiếu đến 6 phiếu = 1 điểm bài kiểm tra 15 phút, hoặc KT miệng.
Biện pháp này được thực hiện trong các giờ dạy của 16 đơn vị bài học.
Như vậy sau mỗi tiết học, học sinh sẽ nắm được trọng âm của 8 từ qua 16
đơn vị bài học, với 640 từ.
Khi tôi thực hiện biện pháp này, tôi nhận thấy học sinh muốn trả lời
đúng và đọc đúng thì sẽ phải chú ý lắng nghe hơn. Đồng thời phiếu điểm
thưởng có tác dụng kích thích học sinh chú ý học tập, hăng hái xung phong
trả lời câu hỏi. Các câu hỏi cho phần này được liệt kê trong bảng sau:
Unit 1
Reading 1. A. caring B. household C. believe D. problem
2. A. pressure B. supportive C. possible D. parents
Speaking 1. A. before B. decision C. important D. personal
2. A. familiar B. secret C. person D. member
Listening 1. A. together B. dinner C. leftover D. children
2. A. excited B. often C. crowded D. rarely
Writing 1. A. prepare B. allow C. finish D. discuss
2. A. permit B. different C. grandfather D. idea
Languag
e focus
1. A. party B. listen C. enjoy D. married
2. A. central B. expensive C. interesting D. anywhere
Unit 2
Reading 1. A. marriage B. contractual C. traditional D. confide
2. A. maintain B. physical C. majority D. reject
Speaking 1. A. cassette B. happy C. public D. grocery
2. A. country B. holiday C. precede D. income
Listening 1. A. banquet B. ceremony C. exchange D. altar
2. A. envelope B. attend C. ancestor D. schedule
Nguyễn Thị Đam – Trường THPH Bỉm Sơn – Năm học 2011-2012
7
Writing 1. A. conical B. picture C. symbol D. Vietnamese
2. A. culture B. attractive C. protect D. material
Languag
e focus
1. A. police B. decide C. arrest D. neighbour
2. A. several B. grateful C. particular D. thousand
Unit 3
Reading 1. A. assist B. attention C. situation D. attract
2. A. install B. verbal C. signal D. waiter
Speaking 1. A. beautiful B. perfect C. airport D. terrible
2. A. colour B. dancer C. really D. American
Listening 1. A. happen B. argument C. adult D. maximum
2. A. valuable B. formality C. machinery D. interpret
Writing 1. A. attract B. suppose C. happen D. social
2. A. towards B. verbal C. passport D. waiter
Languag
e focus
1. A. terrific B. common C. assistant D. attention
2. A. public B. matter C. reject D. certain
Unit 4
Reading 1. A. proposal B. marvellous C. appearance D. supportive
2. A. decide B. defend C. desert D. demand
Speaking 1. A. separate B. parallel C. national D. statistic
2. A. algebra B. computer C. September D. disruptive
Listening 1. A. entertain B. magazine C. engineer D. government
2. A. organise B. favourite C. effective D. primary
Writing 1. A. cinema B. politics C. computer D. primary
2. A. similar B. statistics C. actually D. carefully
Language
focus
1. A. October B. academic C. curriculum D. selection
2. A. sympol B. typical C. diploma D. Geology
Unit 5
Reading 1. A. roommate B. campus C. graduate D. enginee
2. A. colleges B. challenge C. inflation D. library
Nguyễn Thị Đam – Trường THPH Bỉm Sơn – Năm học 2011-2012
8
Speaking 1. A. applicant B. entrance C. letter D. result
2. A. promise B.certificate C. identity D. require
Listening 1. A. identify B. secondary C. majority D. submit
2. A. academic B. available C. engineering D. sympathetic
Writing 1. A. biology B. certificate C. application D. security
2. A. vacant B. accept C. apply D. refuse
Language
focus
1. A. reference B. insurence C. requirement D. acceptence
2. A. university B. institution C. veterinary D. mathematic
Unit 6
Reading:: 1. A. stressful B. impression C. candidate D. concentrate
2. A. vacancy B. experience C. position D. enthusiasm
Speaking: 1. A. fascinating B. customer C. irrigation D. waiter
2. A. pilot B. construct C. condition D. computer
Listening: 1. A. category B. retail C. success D. wholesale
2. A. service B. lawyer C. economy D. worker
Writing: 1. A. candidate B. diploma C. express D. interest
2. A. apply B. character C. level D. travel
Language Focus: 1. A. classroom B. schoolyard C. cowboy D. discover
2. A. several B. recovered C. arrow D. money
Unit 8
Reading: 1.A. pessimistic B. optimistic C. unexpected D. contribute
2. A. security B. technology C. disappear D. invention
Speaking: 1. A. Chinese B. declare C. standard D. disease
2. A. atmosphere B. prediction C. science D. fatal
Listening: 1. A. incredible B. eradicated C. fatal D. eternal
2. A. mushroom B. expectancy C. curable D. general
Writing: 1. A. conflict B. harmony C. desire D. violent
2. A. together B. organize C. concern D. employment
Nguyễn Thị Đam – Trường THPH Bỉm Sơn – Năm học 2011-2012
9
Language Focus: 1. A. across B. butcher C. cancer D. famous
2. A. opposite B. business C. among D. contract
Unit 10
Reading: 1. A. extinction B. destroy C. habitat D. depend
2. A. effort B. species C. temperature D. destruction
Speaking: 1. A. forest B. huntign C. mountain D. illegal
2. A. endangered B. tropical C. bamboo D. decline
Listening: 1. A. mother B. peaceful C. picture D. repeat
2. A. hunter B. baby C. attain D. sociable
Writing: 1. A. problem B. awareness C. polluted D. enough
2. A. condition B. product C. begin D. reserve
Language Focus: 1. A. careful B. carrot C. canal D. children
2. A. manage B. footpath C. decide D. Christmas
Unit 11
Reading: 1. A. television B. different C. subject D. again
2. A. people B. understand C. information D. entertainment
Speaking: 1. A. quickly B. conversation C. character D. following
2. A. practise B. parents C. enjoy D. moment
Listening: 1. A. reunited B. survive C. unnoticed D. resolve
2. A. wilderness B. family C. character D. recommend
Writing: 1. A. summary B. content C. conclusion D. title
2. A. recently B. correct C. result D. partner
Language Focus: 1. A. machine B. hotel C. district D. sunny
2. A. pleasant B. possible C. prepare D. tourist
Unit 12
Reading: 1. A. commit B. eject C. movement D. award
2. A. period B. vertical C. penalty D. interfere
Speaking: 1. A. individually B. windsurfing C. regulation D. referee
2. A. appopriate B. adventurous C. attack D. dangerous
Nguyễn Thị Đam – Trường THPH Bỉm Sơn – Năm học 2011-2012
10
Listening: 1. A. equipment B. championship C. perform D. event
2. A. formal B. publicity C. method D. national
Writing : 1. A. example B. position C. apart D. action
2. A. exercise B. instruction C. above D. ahead
Language focus: 1. A. accident B. supply C. handsome D. awful
2. A. happen B. exist C. interest D. postman
Unit 13
Reading: 1. A. festival B. participate C. volleyball D. excellent
2. A. medal B. composed C. impressive D. prepare
Speaking: 1. A. athletics B. athlete C. swimming D. football
2. A. reason B. result C. final D. rival
Listening: 1. A. competition B. employee C. Vietnamese D. restaurant
2. A. newspaper B. decide C. proposal D. compete
Writing: 1. A. weather B. attitude C. spectator D. striker
2. A. competition B. introduction C. combination D. description
Language Focus: 1. A. picture B. sentence C. nervous D. arrive
2. A. improve B. practise C. difficult D. birthday
Unit 14
Reading: 1. A. epidemic B. dedicate C. victim D. mission
2. A. adopt B. propose C. federation D. initiate
Speaking: 1. A. development B. possible C. agency D. basic
2. A. partner B. animal C. poverty D. education
Listening: 1. A. member B. peaceful C. except D. homeless
2. A. establish B. agreement C. against D. several
Writing : 1. A. suggestion B. biology C. research D. mountainous
2. A. different B. charity C. improve D. salary
Language Focus: 1. A. clothes B. minute C. Japanese D. handbag
2. A. explode B. recorder C. recover D. wildlife
Unit 15
Nguyễn Thị Đam – Trường THPH Bỉm Sơn – Năm học 2011-2012
11
Reading: 1. A. involvement B. society C. politics D. control
2. A. believe B. housework C. basis D. advocated
Speaking:1. A. husband B. tradition C. extent D. decision
2. A. sympathetic B. knowledge C. education D. independent
Listening: 1. A. African B. average C. collecting D. firewood
2. A. produce B. finish C. typical D. impression
Writing : 1. A. status B. illustrate C. number D. unequal
2. A. children B. entertainment C. married D. marital
Language Focus: 1. A. holiday B. parents C. explain D. scissors
2. A. prohibit B. interest C. condition D. appropriate
Unit 16
Reading : 1. A. economic B. cooperation C. population D. transportation
2. A. situation B. industry C. justice D. tourism
Speaking: 1. A. language B. religion C. currency D. session
2. A. leader B. total C. official D. capital
Listening : 1. A. himself B. contrast C. include D. submit
2. A. quarter B. second C. exist D. million
Writing: 1. A. wonderful B. ẹnjoy C. famous D. ideal
2. A. excellent B. vacation C. hotel D. centre
Language focus: 1. A. merry B. invite C. Tuesday D. danger
2. A. somewhere B. rebuild C. graduate D. danger
Để giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ và khắc sâu hơn kiến thức về trọng
âm Tiếng Anh, tôi đã đưa ra một số quy tắc đơn giản và dễ nhớ về trọng âm
để học sinh luyện tập:
1) Trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất:
- Hầu hết danh từ và tính từ có 2 âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ
nhất.
Ví dụ: + Danh từ: PREsent, EXport, CHIna, carrot, candy
+ Tính từ: PREsent, SLENder, CLEver, HAPpy, active
Nguyễn Thị Đam – Trường THPH Bỉm Sơn – Năm học 2011-2012
12
Ngoại lệ: patrol: sự tuần tra, possess: sở hữu, guitar: đàn ghi ta, machine,
mistake, alone,
- Đối với động từ, nếu âm tiết thứ 2 chứa nguyên âm ngắn và kết thúc
không nhiều hơn một phụ âm thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất,
thường là các đuôi er, en, ow,
Ví dụ: enter, trevel, open, follow, borrow, promise, answer, listen,
- Các động từ 3 âm tiết có âm tiết cuối chứa nguyên âm dài hoặc nguyên
âm đôi hoặc kết thúc nhiều hơn một phụ âm thì trọng âm ở âm tiết đầu.
Ví dụ: parachute, exercise,
2) Trọng âm vào âm tiết thứ hai:
- Hầu hết động từ có 2 âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2.
Ví dụ: to preSENT, to exPORT, to deCIDE, to beGIN
- Nếu âm tiết thứ 2 chứa nguyên âm dài, nguyên âm đôi hoặc kết thúc với
nhiều hơn một phụ âm thì âm tiết đó nhận trọng âm.
Ví dụ: proVIDE, proTEST, aGREE, a’rrive(V), a’ttract (V), co’rrect(A),
per’fect(A) a’lone(Adv) in’side(prep )
- Đối với động từ 3 âm tiết: Nếu âm tiết cuối chứa nguyên âm ngắn hoặc
kết thúc không nhiều hơn một nguyên âm thì trọng âm rơi vào âm tiết hai.
Ví dụ: deTERmine, reMEMber, enCOUNter
3) Trọng âm rơi vào trước âm tiết đứng trước các phụ tố:
–ic, ical-sion, tion, ity, ial, ially, itive, logy, graphy, try
Ví dụ: domestic, practical, condition, mission, ability, essential,
artificially, sensitive, technology, geography,
Ngoại lệ: TElevision có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.
4. Từ ghép:
- Đối với các danh từ ghép trọng âm rơi vào phần đầu: BLACKbird,
GREENhouse, RAINcoat, BEDroom…
- Tính từ ghép có từ đầu tiên là tính từ hoặc trạng từ thì trọng âm rơi vào
âm tiết thứ hai, tận cùng –ED:
Nguyễn Thị Đam – Trường THPH Bỉm Sơn – Năm học 2011-2012
13
Ví dụ: bad-TEMpered, short-SIGHted, ill-TREAted, well-DONE, short-
HANded, old-FASHioned
- Tính từ ghép co trọng âm rơi vào âm tiết đầu:
Ví dụ: HOMesick, AIRsick, WAterproof, LIghtning-fast
Ngoại lệ: duty- free snow- white
- Các trạng từ và động từ ghép thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai.
Ví dụ: upsTAIRs, head-FIRST, north-EAST, downSTREAM
5. Trọng âm ở các từ chỉ số đếm:
- Trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất: THIRty, NInety,
- Trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai: thirTEEN, eighTEEN,
6. Một số từ vừa là danh từ, vừa là động từ thì:
- Đối với danh từ, trọng âm rơi vào âm tiết thì nhất
- Đối với động từ, trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai
‘record(N) re‘cord (V) , ‘comment (N) com‘ment(V), ‘present(preznt/
(n), pre’sent/prizent/(v), import, export, increase…
7. Trọng âm thường rơi vào âm tiết đứng cách hậu tố - ate, - ary một
âm tiết:
Ví dụ: JAnuary, DICtionary, CONsiderate
Ngoại lệ: ex’traordinary, docu’mentary…
Lưu ý:
1. Tiếp đầu ngữ không làm thay đổi trọng âm chính của từ:
un, im, in, ir, dis, non, en, re,over, under
‘happy, ‘patient, com’plete, ‘regular, ‘honest,’violent, rich, write, come,
weight…
2. Các phụ tố không làm ảnh hưởng đến trọng âm câu:
-able, -al, -en, -ful, -ing, -less, -ment, -ous, ship, hood,nessise/ize, er/or,ly,.
Examples: ‘comfort, ‘nation,strength, ‘wonder,be’gin, thought, em’ploy ,
‘danger, friend, child, ‘memory, actor,
Nguyễn Thị Đam – Trường THPH Bỉm Sơn – Năm học 2011-2012
14
3. Các phụ tố bản thân nó nhận trọng âm câu: -ain(entertain),
-ee(refugee,trainee), -ese(Portugese, Japanese), -ique(unique),
-ette(cigarette, laundrette), -esque(picturesque), -eer(mountaineer),
-oo (bamboo), -oon (balloon
Ngoại lệ: COffee, comMITtee, ENgine
4. Kết quả thực hiện:.
Để đánh giá kết quả của quá trình thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành
kiểm tra khả năng tìm trọng âm và phát âm đúng vào giờ ôn tập cuối học kì
2. Học sinh làm bài trên một phiếu câu hỏi gồm 5 câu hỏi dưới hình thức
trắc nghiệm trong thời gian 5 phút. Sau đó, tôi kiểm tra các phiếu đó, gọi
một số học sinh đọc các từ có trong phiếu. Các học sinh được gọi có thể là
những học sinh làm đúng cả năm câu hoặc những học sinh không làm đúng
câu nào.
Kết quả được thống kê như sau:
Lớp Sĩ
số
Đúng
5 câu
Đúng
4 câu
Đúng
3 câu
Đúng
2 câu
Đúng
1 câu
Sai
5 câu
12A10 51 30 hs
58,8 %
10 hs
19,6 %
7 hs
14,7 %
4 hs
7,9 %
0 hs
0 %
0 hs
0 %
Kết quả cho thấy số học sinh làm đúng cả năm câu hoặc bốn câu
chiếm tỉ lệ cao hẳn so với trước khi thực hiện phương pháp này, không có
học sinh nào làm sai cả năm hay bốn câu.
Khi được gọi đọc, hầu hết đọc đúng những câu các em đã làm đúng,
điều này chứng tỏ các em không chỉ nắm được lý thuyết mà còn có khả
năng thực hành tốt.
Phiếu kiểm tra khả năng sử dụng trọng âm Tiếng Anh có nội dung
như sau:
Chọn từ có trọng âm chính nhấn vào âm tiết có vị trí khác với những từ
còn lại:
Nguyễn Thị Đam – Trường THPH Bỉm Sơn – Năm học 2011-2012
15
1. A. study B. reply C. apply D. rely
2. A. employer B. refer C. committee D. refugee
3. A. tenant B. common C. machine D. rubbish
4. A. writer B. teacher C. builder D. career
5. A. necessity B. community C. agriculture D. development
6. A. opposite B. geography C. geometry D. endanger
7. A. incapable B. enthusiasm C. interest D. unselfish
8. A. comfortable B. industrial C. passenger D. interested
9. A. employed B. manager C. flowers D. difficult
10. A.approximate B. accomplished C. invaluable D. expectation
Nguyễn Thị Đam – Trường THPH Bỉm Sơn – Năm học 2011-2012
16
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết quả áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Đối với tôi, một giáo viên dạy học môn Tiếng Anh ở trường trung học
phổ thông Bỉm Sơn, với khả năng và kinh nghiệm vốn có của mình, tôi
thường có suy nghĩ nhiều về môn học này là dạy như thế nào để học sinh
dễ hiểu, và yêu thích nó.
Chính vì thế mà khi dạy về từng phần, tôi thường chú trọng cách diễn
đạt xem đưa phần nào dạy trước, trong hoàn cảnh nào Nhưng quan trọng
nhất vẫn là trọng âm của từ, phát âm chuẩn, nói tiếng anh hay, là cơ hội cho
giáo viên dạy ngoại ngữ để thu hút được học sinh học tiếng anh, làm cho
học sinh yêu thích môn học, và từ đó, giờ học sẽ đạt hiệu quả cao’. Hơn
nữa trong tất cả các bài thi đều có loại bài tập này, đặc biệt là đề thi ĐẠI
HỌC và HỌC SINH GIỎI, theo cấu trúc đề thi thì luôn luôn có 5 câu loại
này. Do áp dụng được các phương pháp đánh dấu trọng âm này mà tôi đã
có được kết quả cao trong các kỳ thi do nhà trường tổ chức, đặc biệt là ở
các kỳ thi đại học và học sinh giỏi, học sinh của tôi đều làm đúng được
100% của loại bài tập này, kết quả của kỳ thi đại học năm học 2008- 2009,
lớp 12A10 (với sĩ số 51 em, có 49 em theo học khối D) do tôi phụ trách đã
đạt được kết quả rất cao: 86% học sinh đỗ đậu vào các trường đại học,
trong đó có 5 em đỗ vào trường đại học ngoại thương, nhiều em đỗ vào các
trường như: ĐH ngoại ngữ, ĐH quốc gia, ĐH kinh tế quốc dân………và
với kết quả gần đây nhất là kỳ thi học sinh giỏi tỉnh vùa qua (ngày 23, 24
tháng 3 năm 2012), đội tuyển học sinh giỏi của tôi đạt 100% giải: gồm 3
giải nhất, 4 giải nhì, 2 giải ba, 1 giải khuyến khích (đội tuyển gồm 10 em).
Và năm nay, tôi đang được nhà trường phân công dạy lớp 12 A10- lớp cơ
bản có sĩ số là 52 em với 49 em theo ban D, với phương pháp áp dụng đánh
dấu trọng âm nêu trên, tôi tin rằng các em học sinh của tôi đều có kinh
nghiệm trong phần này để làm bài tốt trong các trong các kỳ thi tốt nghiệp
cũng như thi đại học.
Việc áp dụng phương pháp đánh dấu trọng âm nêu trên, tôi tin là không
chỉ học sinh của tôi, mà tất cả học sinh ở các trường đều làm tốt phần bài
tập ngữ âm nếu giáo viên dạy áp dụng theo phương pháp này.
Nguyễn Thị Đam – Trường THPH Bỉm Sơn – Năm học 2011-2012
17
Tôi mong rằng bài viết này của tôi góp một phần nhỏ bé vào việc vận
dụng dạy và học môn tiếng Anh ở các trường THPT. Theo tôi, với phương
pháp này, nó là phương pháp hữu hiệu nhất, bởi tôi đã áp dụng nó cho quá
trình dạy học, luyện thi của tôi, và tôi thấy kết quả thực sự rất phù hợp, nó
không chỉ giúp cho học sinh chỉ học để đạt được kết quả cao trong các kỳ
thi, mà còn giúp các em tự tin trong giao tiếp, trong phỏng vấn việc làm, để
qua đó, học sinh cũng có đầy đủ tự tin bước vào ngưỡng cửa của trường đại
học và cuộc sống.
2. Các đề xuất và khuyến nghị:
- Mặc dù chương trình và sách giáo khoa Tiếng Anh bậc THPT đã
được biên soạn công phu và đáp ứng được nhu cầu đổi mới nhưng một số
chủ đề còn khó và chưa sát với đời sống của học sinh, đặc biệt là học sinh
khu vực nông thôn. Học sinh không có nhiều cơ hội và phương tiện để rèn
luyện thêm kĩ năng nghe nói chung và rèn luyện về trọng âm nói riêng. Vì
vậy, Bộ GD&ĐT cần xây dựng nội dung chương trình và biên soạn sách
giáo khoa sao cho phù hợp và sát thực tế hơn với trình độ của học sinh các
vùng miền. Bên cạnh rất nhiều sách tham khảo, cần có thêm các bộ đĩa và
tài liệu luyện nghe và luyện trọng âm theo chương trình Tiếng Anh THPT.
- Cần trang bị cho các trường đầy đủ về cơ sở vật chất và các phương
tiện dạy học ngoại ngữ như: phòng học bộ môn, đài cassette, băng, đĩa,
máy chiếu, máy ghi âm,…
Tôi rất mong với phương pháp nêu trên của tôi, được sự quan tâm,
góp ý của bạn đọc, đặc biệt là các cấp lãnh đạo.
Tôi xin chân thành cám ơn !
Bỉm Sơn, ngày 30 tháng 5 năm 2012
NGƯỜI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Nguyễn Thị Đam
Nguyễn Thị Đam – Trường THPH Bỉm Sơn – Năm học 2011-2012
18
PHẦN 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “English Phonetics and Phonology” – Peter Roach – Cambrigde
University Press.
2. “ A Course in Language Teaching” – Penny Ur - Cambrigde
University Press.
3. Sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 12 – NXB Giáo dục.
4. Sách giáo viên Tiếng Anh lớp 12 – NXB Giáo dục.
5. Sách bài tập Tiếng Anh lớp 12 – NXB Giáo dục.
6. Anh ngữ thực hành phát âm và nói Tiếng Anh chuẩn - Nguyễn Hữu
Quyền – NXB Mũi Cà Mau.
7. Pronounce it perfectly in English - Luyện kỹ năng phát âm Tiếng
Anh- Anh Dũng- Thu Thảo ( Dịch và chú giải ) – NXB Giao thông vận tải.
8. Sách tiếng Anh lớp 10, 11, 12 cơ bản và nâng cao.
9. Các loại sách : Bài tập bổ trợ, bổ sung…tiếng Anh lớp 10, 11, 12…
Nguyễn Thị Đam – Trường THPH Bỉm Sơn – Năm học 2011-2012
19