www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01
SỞ GD&ĐT THÁI BÌNH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI BÌNH
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12 LẦN II
NĂM HỌC 2018 – 2019
Môn thi: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
I. Đọc hiểu (3,0 điểm) (ID: 302498)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Trong một khoảng thời gian hữu hạn, con người không thể thành công trong nhiều lĩnh vực hoặc nghề
nghiệp thích hợp. Con người sẽ buộc phải đưa ra những lựa chọn mang tính quyết định cho bản thân. Vậy thì,
lựa chọn và loại bỏ như thế nào? Ta nên thực hiện phép chia đơn giản, dễ thực hiện để phân giải đạo lý phức
tạp của cuộc đời. Có một câu chuyện ngụ ngôn kể về con chó săn cứ chạy ngược chạy xuôi để đuổi theo hai chú
thỏ, rốt cuộc là chẳng vồ được con nào. Thực chất con chó săn đã mắc sai lầm, vì không nắm được một biểu
thức toán học đơn giản: ½ - 50%, tức là khi đồng thời đuổi theo hai chú thỏ, xác suất thành công của con chó
săn chỉ có thể là 50%. Con người cho dù có 2 cái chân, nhưng chỉ có thể đi trên một con đường thì họ cũng chỉ
có một kiếp người với 6083 ngày hữu ích mà thôi. Xét từ góc độ logic, sự thành bại của con người còn được
quyết định bởi mục tiêu hành động, nếu dành sức cho một mục tiêu, xác suất thành công là 100% hoặc chí ít
cũng là gần 100%, nếu có hai mực tiêu, xác suất chỉ còn 50%.
Từ đó mà ta suy ra, mục tiêu theo đuổi càng nhiều, xác suất thành công càng nhỏ, con đường của đời
người càng trở nên mù mịt. Đương nhiên, cuộc đời càng trở nên bi thảm hơn, nếu không nói là hoàn toàn trống
rỗng và vô nghĩa, thậm chí là hư vô nếu không có bất cứ mục tiêu nào.
Hãy bước ra khỏi cổng trường với sự khởi đầu bằng một phép tính cộng trừ nhân chia tỉnh táo và chính
xác!
(Cộng trừ nhân chia đời người, Quảng Dương, NXB Văn hóa Thông tin, 2015)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên. (0,5 điểm) (nhận biết)
Câu 2. Theo tác giả, tại sao con chó săn không vồ được bất kì con thỏ nào? (0,5 điểm) (thông hiểu)
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu văn: “Hãy bước ra khỏi cổng trường với sự khởi đầu bằng một phép
tính cộng trừ nhân chia tỉnh táo và chính xác”? (1,0 điểm) (thông hiểu)
Câu 4. Qua đoạn trích trên, tác giả muốn nhắn nhủ điều gì tới bạn đọc? Lời nhắn nhủ ấy có nghĩa thiết thực như
thế nào đối với các bạn trẻ đặc biệt là những học sinh cuối cấp? (1,0 điểm) (thông hiểu)
II.Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) (ID: 302503)
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan điểm được nêu trong đoạn trích
phần Đọc hiểu: “Mục tiêu theo đuổi càng nhiều, xác suất thành công càng nhỏ, con đường của đời người càng
trở nên mù mịt”. (vận dụng cao)
Câu 2 (5,0 điểm) (ID: 302504)
1 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!
www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01
www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01
“…Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình mà đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời
Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say
sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông
Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh cánh hến của nước Sông Gâm
Sông Lô. Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận
dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Chưa hề bao giờ tôi thấy dòng sông Đà là đen như thực dân
Pháp đã đè ngửa con sông ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng cái tên Tây láo lếu, rồi cứ như thế mà phiết vào bản
đồ lai chữ.
Con Sông Đà gợi cảm. Đối với mỗi người, Sông Đà lại gợi một cách. Đã có lần tôi nhìn Sông Đà như
nhìn một cố nhân. Chuyến ấy ở từng đi núi cũng đã hơi lâu, đã thấy thèm chỗ thoáng. Mải bám gót anh liên lạc,
quên đi mất là mình sắp đổ ra Sông Đà. Xuống một cái dốc núi, thấy trước mắt loang loáng như trẻ con nghịch
chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy. Tôi nhìn thấy cái miếng sáng lóe lên một màu nắng tháng ba Đường thi
“Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”. Bờ Sông Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm Sông Đà. Chao
ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. Đi dừng
dài ngày rồi lại bắt ra Sông Đà, đúng thế, nó đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân, mặc dầu người cố nhân ấy
mình biết là lắm bệnh lắm chứng, chốc dịu dàng đấy, rồi chốc lại bắn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy…”
(Trích Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân – SGK Ngữ Văn 12, Tập 1, NXBGD HN, 2016).
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hình tượng con Sông Đà, từ đó hãy nêu những nhận xét khái quát về cái tôi
của Nguyễn Tuân được thể hiện qua đoạn trích. (vận dụng cao)
------------Hết--------HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM
I.ĐỌC HIỂU
Câu 1:
*Phương pháp: Căn cứ vào đặc điểm của các phong cách ngôn ngữ đã học: sinh hoạt, nghệ
thuật, báo chí, chính luận, hành chính – công vụ.
*Cách giải:
Phong cách ngôn ngữ: chính luận.
Câu 2:
*Phương pháp: Đọc, tìm ý
*Cách giải:
Theo tác giả, con chó săn không vồ được bất kì con thỏ nào vì không nắm được một biểu
thức toán học đơn giản: 1/2 - 50%, tức là khi đồng thời đuổi theo hai chú thỏ, xác suất thành
công của con chó săn chỉ có thể là 50%.
Câu 3:
*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
*Cách giải:
“Hãy bước ra khỏi cổng trường với sự khởi đầu bằng một phép tính cộng trừ nhân chia tỉnh
táo và chính xác”: Cần phải có sự tính toán cẩn thận trong việc xác định những mục tiêu để
nỗ lực, phấn đấu.
Câu 4:
*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
*Cách giải:
Học sinh có thể trình bày ý kiến, quan điểm cá nhân của mình. Gợi ý:
+ Tác giả muốn nhắn nhủ tới bạn đọc: Hãy xác định mục tiêu rõ ràng để cố gắng
+ Lời nhắn nhủ ấy có tác dụng: giúp các bạn học sinh cuối cấp xác định cho mình mục tiêu
tiếp theo của mình sau khi ra trường là gì; từ đó phấn đấu để xác định mục tiêu đó – lời
2 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!
www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01
www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01
II.LÀM VĂN
khuyên mang tính thực tế cao.
Câu 1:
*Phương pháp: Sử dụng các thao tác lập luận để tạo lập một đoạn văn nghị luận (bàn luận,
so sánh, tổng hợp,…)
*Cách giải:
Yêu cầu về hình thức:
- Viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ
- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu…
- Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận. Học viên có thể làm bài
theo nhiều cách khác nhau: có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và
căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và
pháp luật.
Yêu cầu về nội dung:
Nêu vấn đề
Giải thích vấn đề
- Mục tiêu: đích để đạt tới
- Xác suất: số đo phần chắc của một biến cố ngẫu nhiên
- Thành công: đạt được kết quả, mục đích như dự định
=> “Mục tiêu theo đuổi càng nhiều, xác suất thành công càng nhỏ, con đường của đời người
càng trở nên mù mịt” có nghĩa là trong cuộc sống, khi bạn đề ra quá nhiều đích đến thì khả
năng bạn đạt được những đích đó càng nhỏ, mọi thứ trong cuộc sống càng xa so với tầm với
của mình.
Phân tích, bàn luận vấn đề
- Tại sao nói “Mục tiêu theo đuổi càng nhiều, xác suất thành công càng nhỏ, con đường của
đời người càng trở nên mù mịt”?
+ Mỗi một cá thể có những khả năng nhất định, mỗi con người không phải là toàn năng
+ Mỗi mục tiêu để đạt được cần đều trải qua những khó khăn, để thành công là cả một quá
trình nỗ lực không ngừng
+ Khi có quá nhiều mục tiêu đồng nghĩ với nó ta phải chia mình ra thành nhiều người với
các chức năng khác nhau để thực hiện được các mục tiêu đó, như vậy khả năng tập trung
vào vấn đề chính là rất khó
- Làm sao để thành công với mục tiêu đề ra?
+ Tự nhận định về khả năng của mình, lắng nghe xem bản thân thật sự muốn gì và cần gì
+ Xác định mục tiêu rõ ràng, có trọng tâm
+ Lên kế hoạch và nỗ lực phấn đấu để biến biến mục tiêu thành hiện thực
- Phê phán những người quá tham lam hoặc những người lông bông với nhiều dự định
Liên hệ bản thân
Câu 2:
*Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản
nghị luận văn học.
*Cách giải:
Yêu cầu hình thức:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm
tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Nguyễn Tuân là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại, là một nhà văn có cá tính
3 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!
www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01
www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01
độc đáo, có thể coi ông là một định nghĩa về người nghệ sĩ.
- Nét nổi bật trong phong cách của Nguyễn Tuân là ở chỗ, Nguyễn Tuân luôn nhìn sự vật ở
phương diện văn hóa và mĩ thuật, nhìn con người ở phẩm chất nghệ sĩ và tài hoa. Sáng tác
của Nguyễn Tuân thể hiện hài hòa màu sắc cổ điển và hiện đại. Đặc biệt, ông thường có
cảm hứng mãnh liệt với cái cá biệt, phi thường, dữ dội và tuyệt mĩ.
- Người lái đò sông Đà là bài tùy bút được in trong tập Sông Đà (1960) của Nguyễn Tuân.
Sông Đà nói chung và Người lái đò Sông Đà nói riêng còn tiêu biểu cho phong cách nghệ
thuật độc đáo của Nguyễn Tuân: uyên bác, tài hoa, không quản nhọc nhằn để cố gắng khai
thác kho cảm giác và liên tưởng phong phú, bộn bề, nhằm tìm cho ra những chữ nghĩa xác
đáng nhất, có khả năng làm lay động người đọc nhiều nhất.
Phân tích hình tượng của con Sông Đà – con sông trữ tình
a) Góc nhìn từ trên cao (máy bay), Sông Đà mang vẻ đẹp của một mĩ nhân
- Dòng sông mang vẻ đẹp của một áng tóc trữ tình mềm mại, tha thướt và duyên dáng.
- Vẻ đẹp của dòng sông hài hòa với núi rừng Tây Bắc, được núi rừng điểm tô thêm cho nhan
sắc mĩ miều.
* Nhìn ngắm sông Đà từ nhiều thời gian khác nhau, tác giả đã phát hiện ra những sắc màu tươi
đẹp và đa dạng của dòng sông. Màu nước biến đổi theo mùa, mỗi mùa có vẻ đẹp riêng trong
cách so sánh rất cụ thể:
- Mùa xuân, nước Sông Đà xanh màu “xanh ngọc bích”, tươi sáng, trong trẻo, lấp lánh
- Mùa thu, nước Sông Đà lại “lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ
cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về”
- Đặc biệt, nhà văn khẳng định chưa bao giờ con sông có màu đen như thực dân Pháp đã “đè
ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào”, và gọi bằng cái tên lếu láo Sông Đen.
* Góc nhìn từ bờ bãi sông Đà, dòng sông mang vẻ đẹp của một “cố nhân”
- Vẻ đẹp của nước Sông Đà gợi nhớ đến một trò chơi của con trẻ “trước mắt thấy loang
loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy”, đẹp một cách hồn nhiên
và trong sáng
- Vẻ đẹp của nắng sông Đà lại gợi nhớ đến thế giới Đường thi “tôi nhìn cái miếng sáng lóe
lên một màu nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”” (Xuôi
thuyền về Dương Châu giữa tháng ba, mùa hoa khói).
- Vẻ đẹp của bờ bãi sông Đà lại gợi nhớ đến thế giới thần tiên trong khu vườn cổ tích “bờ
sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên sông Đà”.
-> nhà văn đã cảm nhận được cái chất “đằm đằm ấm ấm” thân thuộc khi gặp lại sau một
thời gian “ở rừng đi núi đã hơi lâu”.
Nhận xét về cái tôi của Nguyễn Tuân trong đoạn trích
+Cái tôi tài hoa nghệ sĩ – suốt đời rong ruổi đi tìm cái đẹp
+Cái tôi luôn có cảm hứng mãnh liệt với những cái tuyệt mĩ
+Cái tôi giàu suy tư trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước
Tổng kết
4 Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!
www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01