Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

TS247 DT de thi thu thptqg mon ngu van so thanh hoa nam 2019 co loi giai chi tiet 35432 1555484539

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486.66 KB, 5 trang )

www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA

KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
NĂM HỌC: 2018 – 2019
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
Ngày khảo sát: 9/4/2019
(Đề có 2 phần, gồm 02 trang)

Mục tiêu:
Kiến thức: Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức của học sinh cụ thể như sau:
- Kiến thức làm văn, tiếng Việt
- Kiến thức văn học: Tác giả, tác phẩm.
- Kiến thức đời sống.
Kĩ năng:
- Kĩ năng đọc hiểu văn bản.
- Kĩ năng tạo lập văn bản (viết đoạn văn nghị luận xã hội, viết bài văn nghị luận văn học).
I.ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) (ID: 331192)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Nắm nhau tôi chôn góc phù sa sông Mã
Trăm thác nghìn ghềnh cuộn xoáy vào tơ
Làng cong xuống dâng tre già trước tuổi
Tiếng gọi đò khuya sạt cả đôi bờ.
Con hến, con trai một đời nằm lệch
Lấm láp đất bùn đứng thẳng cũng nghiêng
Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát
Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng.
Hạt thóc củ khoai đặt đâu cũng thấp
Cả những khi rổ rá đội lên đầu


Chiếc liềm nhỏ không còn nơi cắt chấu
Gặt hái xong rồi rơm, rạ bó nhau.
(Nguyễn Minh Khiêm, Một góc phù sa, NXB Hội Nhà văn 2007, tr.18&19)
Câu 1 (0,5 điểm) Nhận biết
Xác định phương thức biểu đạt chính? (1 điểm)
Câu 2 (0,5 điểm). Nhận biết

1

Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01


www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01

Chỉ ra các từ ngữ/hình ảnh nói về quê hương bình dị, gần gũi trong kí ức của nhà thơ.
Câu 3 (1.0 điểm). Thông hiểu
Hai câu thơ Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát/Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
Câu 4 (1.0 điểm). Thông hiểu
Bài học cuộc sống có ý nghĩa nhất với anh/chị khi đọc đoạn thơ trên là gì? Vì sao?
II.LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm) (ID: 331199) Vận dụng cao
Từ nội dung đoạn thơ ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa của những
điều giản dị đối với cuộc sống con người.
Câu 2 (5.0 điểm) (ID: 331200) Vận dụng cao
Trong bài thơ Tây Tiến, nhà thơ Quang Dũng đã miêu tả con đường hành quân của người lính:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước trên cao ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Và:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
(Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD Việt Nam 2016, tr88&89)
Cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên ở hai đoạn thơ trên, từ đó nhận xét về vẻ đẹp lãng mạn của bài
thơ Tây Tiến.
……………………..Hết……………………
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COM

2

Câu

Nội dung

1

1.
Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học
Cách giải:
- Phương thức: Biểu cảm
2.
Phương pháp: căn cứ nội dung bài thơ
Cách giải:
- Những hình ảnh quê hương bình dị: phù sa sông Mã, tiếng tre già, con hến, con trai, chiếc liềm,
củ khoai, rơm, rạ.


Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01


www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01

3.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Có thể hiểu:
- Tình cảm yêu thương đong đầy mẹ dành cho con.
- Tình cảm làng xóm chan hòa, đầy yêu thương, tình nghĩa.
4.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Học sinh lựa chọn những bài học khác nhau khi đọc tác phẩm này và đưa ra lí giải phù hợp.
Gợi ý:
- Bài học cuộc sống
+ Phải biết yêu quê hương, đất nước nơi mình được sinh ra và lớn lến
+ Phải biết quý trọng, yêu thương cha mẹ, người đã hi sinh cả cuộc đời cho mình
+ Cần trân trọng tình cảm hàng xóm láng giềng thân thiết.
+ Những điều trân quý là những điều giản dị xung quanh cuộc sống của chúng ta.
+….

3

2


Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
1. Giới thiệu vấn đề: ý nghĩa của những điều giản dị đối với cuộc sống con người.
2. Bàn luận
- Giản dị là sự hài hòa, đơn giản không khoe khoang, là những điều bình dị gần gũi xung quanh
cuộc sống của chúng ta.
=> Trong xã hội đầy những bon chen, tấp nập này đẹp biết bao những điều giản dị.
- Những điều giản dị đôi khi chỉ là được hít hà mùi hương dìu dịu của đồng lúa vào sáng sớm; là
khi được ngắm từng đàn trâu thả ngoài đồng; là ngắm nhìn tiếng cười giòn tan của lũ trẻ;… là
những điều vô cùng bình thường trong cuộc sống thường nhật.
- Những điều giản dị giúp chúng ta cân bằng cuộc sống, mang lại niềm vui.
- Cuộc sống giản dị cũng làm ta thư thái, hạnh phúc hơn.
- Sống giản dị cũng cần phân biệt với lối sống ki bo, tiết kiệm thái quá sẽ khiến bản thân không
được trải nghiệm và tận hưởng cuộc sống đầy đủ nhất.
3. Tổng kết

3

Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
• Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Quang Dũng là nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh và soạn nhạc. Nhưng trước hết Quang
Dũng là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa – đặc biệt khi
ông viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài (Sơn Tây) của mình.
- Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật
của nhà thơ, được in trong tập Mây đầu ô. Vẻ đẹp của sự lãng mạn được thể hiện rõ trong đoạn

Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01



www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01

thơ miêu tả khung cảnh thiên nhiên.
• Phân tích hai đoạn thơ trên
*Đoạn 1: Cảm nhận về cung đường Tây Tiến và người lính Tây Tiến
a) Cung đường Tây Tiến hùng vĩ, dữ dội
Tác giả tâ ̣p trung bút lực để khắ c ho ̣a núi cao vực sâu, đèo dố c điê ̣p trùng:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
- Những câu thơ chủ yế u dùng thanh trắ c ta ̣o nên những nét vẽ gân guố c, ma ̣nh me,̃ cha ̣m nổ i
trước mắ t người đo ̣c cái hùng vi ̃ và dữ dô ̣i của thiên nhiên
- Nhịp ngắt 4/3 quen thuộc của thể thơ 7 chữ như bẻ gẫy câu chữ để tạo độ cao dựng đứng giữa
hai triền dốc núi:
- Những từ láy giàu sức tạo hình khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút được đặt liên tiếp nhau để đặc tả
sự gian nan trùng điệp
- Đô ̣ cao, đô ̣ sâu của của dố c đươ ̣c đo bằ ng con số ước lê ̣ vô cùng “ngàn thước lên cao ngàn
thước xuố ng”.
- Lố i lă ̣p từ: dố c lên - dố c thăm thẳ m, ngàn thước lên- ngàn thước xuố ng góp thêm phần ta ̣o ấ n
tươ ̣ng về sự điê ̣p trùng của núi cao, vực sâu.
b) Hình ảnh người lính Tây Tiến
- Sự lạc quan, yêu đời, khỏe khoắn thể hiê ̣n qua câu thơ:
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
- Sự bay bổng, lãng mạn: Giữa cái dữ dội tột đỉnh của thiên nhiên “dốc lên… ngàn thước xuống”,
họ vẫn giữ được ánh nhìn vô cùng bay bổng:
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
*Đoạn 2: Bức tranh sông nước miền Tây trong chiều sương
- Trước hết là khung cảnh thiên nhiên:

Người đi Châu Mộc chiề u sương ấ y
Có thấ y hồ n lau nẻo bế n bờ
+ Không gian đươc̣ bao trùm bởi mô ̣t màn sương giăng mắ c trở nên mờ ảo, như hư, như thực.
Sương chiều bảng lảng đầy thi vị, chứ không còn là “sương lấp đoàn quân mỏi” khi màn đêm
buông xuống
+ Sông nước, bến bờ lặng tờ, hoang dại như thời tiền sử, chỉ có màu lau trắng trải dài tít tắp, phất
phơ theo chiều gió thổi, xôn xao ẩn chứa những nỗi niềm của con người… Thiên nhiên như có
linh hồ n, “hồ n lau” hài hòa với “hồ n thơ” của những người lính đa cảm. Cũng có thể hiểu “hồn
lau” là một ẩn dụ đặc sắc gợi về vẻ đẹp giản dị, gần gũi, hồn hậu của những con người miền Tâynhững người lao động trên sông nước mênh mông.
- Trên nền thiên nhiên tĩnh lặng và thơ mộng đó nổi bật hình ảnh con người:
Có nhớ dáng người trên độc mộc

4

Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01


www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
+ “Dáng người trên độc mộc” phải chăng đó là dáng hình mềm mại, uyển chuyển của thiế u nữ
sơn cước trên chiếc thuyền độc mộc trên dòng sông Mã, ta ̣o nên chấ t thơ làm tiêu tan vẻ dữ dô ̣i
của “dòng nước lũ” hung hañ
+ Như để hoà hợp với con người, những bông hoa rừng cũng đong đưa làm duyên trên dòng nước
xiết. “Hoa đong đưa” là một hình ảnh lạ, hoa lá vô tri như được thổi hồn vào, gợi ra ánh mắt lúng
liếng tình tứ của những cô gái vùng núi xinh đẹp trẻ trung
+ Dường như trong khổ thơ nào của bài thơ cũng thấ p thoáng bóng dáng của người đe ̣p như vâ ̣y:
- Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

- Nhớ ôi Tây Tiế n cơm lên khói
- Mai Châu mùa em thơm nế p xôi (đoạn 1)
- Kìa em xiêm áo tự bao giờ
- Đêm mơ Hà Nội dáng kiề u thơm (đoạn 3)
→ Hiǹ h ảnh người đe ̣p thấp thoáng trong các khổ thơ đã điể m cho kí ức Tây Tiế n chút lañ g ma ̣n,
mơ mô ̣ng, khiế n cho câu chữ trở nên mề m ma ̣i hơn và lòng người cũng nhe ̣ nhàng hơn…
- Những từ có thấy, có nhớ là những lời tự hỏi lòng mình đầy bâng khuâng, lưu luyến khi đã cách
xa với Tây Tiế n cả về không gian và thời gian…
• Tổng hợp, đánh giá
a) Giá trị nội dung, tư tưởng
- Hai đoạn là hai nét vẽ về cung đường Tây Tiến: đoạn thứ nhất thiên về tái hiện vẻ đẹp hùng vĩ,
dữ dội; đoạn thứ hai thiên về tái hiện vẻ đẹp thơ mộng trữ tình. Hai vẻ đẹp ấy hòa trộn tạo nên ấn
tượng riêng về cung đường hành quân của những người lính trẻ trong những năm tháng kháng
chiến chống Pháp gian khổ mà hào hùng.
- Trên cung đường đó, thấp thoáng hiện ra hình ảnh người lính Tây Tiến, đó là những chàng trai
trẻ vừa rời ghế nhà trường, vừa hồn nhiên, tinh nghịch, vừa lãng mạn, đa tình nhưng cũng là
những chàng trai rắn rỏi, gân guốc với lí tưởng cao đẹp của một thời đại anh hùng “cảm tử cho Tổ
quốc quyết sinh”
b) Đặc sắc nghệt thật: Bút pháp lãng mạn và màu sắc bi tráng
- Bút pháp lãng mạn ưa khám phá những vẻ đẹp dữ dội, phi thường, hay sử dụng thủ pháp đối lập
mạnh mẽ.
- Màu sắc bi tráng chủ yếu được thể hiện trong việc tái hiện cung đường dữ dội và sự hi sinh anh
dũng của người lính. Tác giả không né tránh sự mất mát, song bi mà không lụy, mất mát mà vẫn
cứng cỏi, gân guốc.

5

Truy cập trang để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn – Anh – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

www.facebook.com/groups/TaiLieuOnThiDaiHoc01




×