Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

BIỆN PHÁP THI CÔNG THÁP điều áp 01

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.86 KB, 5 trang )

THÁNG 05 NĂM 2019
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

THUYẾT MINH PHƯƠNG ÁN THI CÔNG THÁP ĐIỀU ÁP THỦY ĐIỆN
I.

Giới thiệu công trình và các căn cứ lập phương án

1. Giới thiệu công trình:
Tháp điều áp (TĐA) là một hạng mục thuộc công trình thủy điện.
TĐA được thiết kế với các thông số sau:
-

Chiều cao bằng 150,60m, từ cao trình 359,90m đến cao trình 510,5m. Trong đó, phần
hở cao 4,50m, phần ngầm cao 146,10m.

-

Tiết diện thông thuỷ hoàn thành gồm 3 phần:

+ Họng TĐA có đường kính 0,50m, kết cấu bê tông M25 và ống thép.
+ Thân TĐA có đường kính 2,00m, kết cấu bê tông cốt thép M25.
+ Buồng trên TĐA có đường kính 4,00m, kết cấu bê tông cốt thép M25.
-

Địa chất được thiết kế mô tả khá ổn định, chủ đạo là đá cấp I và cấp II (chủ yếu là
các lớp IIA, IIB và một phần nhỏ lớp IB).

2. Căn cứ lập phương án
-


Căn cứ hồ sơ thiết kế kỹ thuật được Chủ đầu tư phê duyệt;

-

Căn cứ điều kiện thực tế tại hiện trường;

-

Căn cứ năng lực máy móc, thiết bị và nhân lực của Nhà thầu.

II.

Phương án đào TĐA:

Để đào TĐA Nhà thầu đưa ra 2 phương án: Phương án 1 là khoan Robin, đào mở
rộng và bốc xúc tại Hầm ngang; Phương án 2 là đào xuôi từ trên xuống và bốc xúc tại
gương đào đưa lên phương tiện vận chuyển tại mặt bằng đỉnh TĐA. Cụ thể từng phương án
được trình bày như sau:
1. Phương án 1: Khoan Robin, đào mở rộng và bốc xúc tại Hầm ngang.
Biện pháp thi công bao gồm các bước sau:
-

Bước 1: Công tác chuẩn bị: Bao gồm
+ Mặt bằng thi công: Có mặt bằng đỉnh TĐA đảm bảo về diện tích và an toàn cho
máy móc và con người thi công; Có mặt bằng tại chân TĐA: Thông hầm ngang đến
chân TĐA.
+ Nhân lực,
+ Thiết bị, bao gồm thiết bị khoan dẫn hướng mũi khoan đường kính 300(mm); Thiết
bị roa Robin đường kính 1.400(mm); Thiết bị khoan nổ và hỗ trợ khoan nổ: Hệ thống
khí nén, máy khoan cầm tay fi42, cẩu xích; Thiết bị bốc xúc vận chuyển: Máy xúc

lật, ô tô tự đổ.
+ Hệ thống phụ trợ: Điện, nước, gió vv.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

PHƯƠNG ÁN THI CÔNG THÁP ĐIỀU ÁP

TRANG 1 / 5


THÁNG 05 NĂM 2019
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

+ Lán trại
-

Bước 2: Định vị công trình: Xác định tim TĐA tại mặt bằng đỉnh TĐA và tại đỉnh
Hầm (chân TĐA).

-

Bước 3: Đổ bê tông bệ máy, lắp đặt cân chỉnh máy khoan dẫn hướng.

-

Bước 4: Khoan dẫn hướng.

-

Bước 5: Tháo mũi khoan dẫn hướng, lắt mũi khoan Robin


-

Bước 6: Khoan Robin

-

Bước 7: Thu hồi hệ thống máy móc thiết bị khoan Robin.

-

Bước 8: Định vị lại công trình (biên đào mở rộng).

-

Bước 9: Đào mở rộng và gia cố tạm TĐA:
+ Khoan nổ mở rộng TĐA, thoát đá qua lỗ khoan Robin, bốc xúc đá tại hầm ngang
(chân TĐA) và vận chuyển đổ thải.
+ Gia cố tạm TĐA: Thực hiện sau mỗi chu kỳ khoan nổ mở rộng TĐA để đảm bảo an
toàn.

2. Phương án 2: Đào xuôi từ trên xuống và bốc xúc tại gương đào đưa lên phương
tiện vận chuyển tại mặt bằng đỉnh TĐA.
Biện pháp thi công bao gồm các bước sau:
-

Bước 1: Công tác chuẩn bị: Bao gồm
+ Mặt bằng thi công: Có mặt bằng đỉnh TĐA đảm bảo về diện tích và an toàn cho
máy móc và con người thi công.
+ Nhân lực.
+ Thiết bị, bao gồm thiết bị khoan nổ: Hệ thống khí nén, máy khoan cầm tay fi42;

Thiết bị bốc xúc vận chuyển: Máy cẩu xích, ô tô tự đổ 6 tấn.
+ Hệ thống phụ trợ: Điện, nước, gió vv.
+ Lán trại.

-

Bước 2: Định vị công trình: Xác định tim TĐA tại mặt bằng đỉnh TĐA và biên đào
TĐA.

-

Bước 3: Đào và gia cố tạm TĐA:
+ Khoan nổ TĐA, bốc đá vào thùng, cẩu đá đưa lên ô tô và vận chuyển đổ thải.
+ Gia cố tạm TĐA: Thực hiện theo thiết kế sau mỗi chu kỳ khoan nổ TĐA để đảm
bảo an toàn.
+ Để đảm bảo thoát nước tại gương đào, Nhà thầu đào các ngách để đặt thùng và
bơm chuyền thoát nước. Khoảng cách đặt ngách: 20m dọc tim tháp (toàn TĐA có 7
ngách); Kích thước ngách: ≤1,5x1,5x1,5(m) tức ≤3,375m3/ngách.

3. So sánh và lựa chọn phương án:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

PHƯƠNG ÁN THI CÔNG THÁP ĐIỀU ÁP

TRANG 2 / 5


THÁNG 05 NĂM 2019
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Để lựa chọn phương án thi công tối ưu, Nhà thầu so sánh các ưu nhược điểm của 2
phương án trên qua một số chỉ tiêu về tiến độ, chất lượng, an toàn và đơn giá tại Bảng so
sánh dưới đây (Các công tác không đưa vào so sánh giá như bốc xúc, vận chuyển, gia cố vì
thép, gia cố lưới B40 vv là do chi phí các phương án như nhau).
BẢNG SO SÁNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU CỦA CÁC PHƯƠNG ÁN

TT

1
-

Nội dung

Phương án 1

Tiến độ:
Mặt bằng để Phải có ngay mặt bằng tại đỉnh
thi công
và chân TĐA
Thời gian thi + Chuẩn bị: 15 ngày
công
+ Khoan lỗ dẫn hướng
D300mm: Tiến độ 4m/ngày, hết
36 ngày.
+ Khoan Robin đường kính
1,40m: Tiến độ 4m/ngày, hết 36
ngày.
+ Thu hồi máy móc thiết bị
khoan Robin để khoan nổ mở
rộng TĐA: 2 ngày


Phương án 2

Phương
án tốt
hơn

Chỉ cần có mặt bằng Phương
tại đỉnh TĐA trước
án 2
+ Chuẩn bị: 8 ngày
+ Khoan nổ, gia cố
tạm, bốc xúc, vận
chuyển TĐA: Tiến độ
1,0 gương nổ/ngày,
mỗi gương sâu 1,0m
(1,0m/ngày) hết 146
ngày.
Tổng cộng: 154 ngày

+ Khoan nổ đào mở rộng, gia cố
tạm, bốc xúc, vận chuyển TĐA:
Tiến độ 1,5 gương nổ/ngày, mỗi
gương sâu 1,5m (2,25m/ngày),
hết 65 ngày.
2
3

Chất lượng:
An toàn:


4

Đơn giá (tính
so sánh sau
thuế AVT cho
các công tác
khoan Robin
và khoan nổ
tại vị trí đào
có D3,0m):

Tổng cộng: 154 ngày
Hoàn thành
Phải thực hiện tất cả các biện
pháp an toàn
+ Đơn giá hoàn thành lỗ khoan
Robin D1,4m: 24.200.000đ/m;
+ Đơn giá khoan nổ mở rộng
1m3 bằng 1.320.000đ. Nếu tính
tại vị trí đào có đường kính tiết
diện D3,0m tương đương với
5,53m3 (đã trừ Robin) thì đơn
giá khoan nổ mở rộng theo chiều
cao TĐA bằng 7.299.600đ/m

Hoàn thành
Phải thực hiện tất cả
các biện pháp an toàn
+ Đơn giá khoan nổ Phương

tính tại vị trí đào có án 2
đường kính tiết diện
D3,0m
bằng
26.400.000 đồng/m.
Tổng cộng:
26.400.000 đ/m (giảm
16,00% đơn giá so với
Phương án 1)

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

PHƯƠNG ÁN THI CÔNG THÁP ĐIỀU ÁP

TRANG 3 / 5


THÁNG 05 NĂM 2019
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tổng cộng: 31.499.600 đ/m
4. Đề nghị phương án thi công:
Từ các so sánh giữa các phương án trên, Nhà thầu chọn Phương án 2: Đào xuôi từ trên
xuống và bốc xúc tại gương đào đưa lên phương tiện vận chuyển tại mặt bằng đỉnh TĐA
và đề nghị Chủ đầu tư chấp thuận.
III.

Phương án thi công bê tông TĐA:

1. Cốp pha:

• Loại cốp pha: Cốp pha định hình tháo lắp bằng Bu lông bút ta.
• Số lượng cốp pha: Căn cứ thiết kế TĐA xác định cần thiết chế tạo 3 bộ cốp pha như
sau:
-

Bộ 1: Hình trụ xoay đường kính 2,0m, chiều cao 3,10m – dùng cho thân TĐA, mỗi
khối đổ có chiều cao 3,00m;

-

Bộ 2: Hình trụ xoay đường kính 4,0m, chiều cao 2,10m – dùng cho thành trong
buồng trên TĐA, mỗi khối đổ có chiều cao 2,00m;

-

Bộ 3: Hình trụ xoay đường kính 5,7m, chiều cao 2,1m – dùng cho thành ngoài buồng
trên TĐA, mỗi khối đổ có chiều cao 2,00m;

• Thiết kế và chế tạo: Nhà thầu thiết kế và Chủ đầu tư phê duyệt để Nhà thầu chế tạo.
• Để đảm bảo an toàn thi công, mỗi bộ cốp pha trong có sàn công tác kín lòng TĐA,
cốp pha ngoài có sàn công tác, lan can an toàn đảm bảo cho người thao tác cốp pha,
cốt thép.
• Thiết bị thi công lắp dựng và tháo dỡ cốp pha: Cẩu xích 25 tấn
2. Bê tông:
• Biện pháp đổ:
-

Đổ bằng cẩu;

-


Đổ bằng ống từ mặt TĐA, trên đường ống có bộ giảm tốc và tự trộn lại bê tông.

• Cung cấp bê tông: Do đường lên mặt TĐA độ dốc cao nên Chủ đầu tư cung cấp vật
liệu (cát vàng, đá dăm, xi măng, phụ gia), Nhà thầu trộn bê tông bằng máy trộn tự
nạp liệu công suất 4,5m3/h tại mặt bằng đỉnh TĐA.
3. Cốt thép: Cốt thép được Chủ đầu tư cung cấp, Nhà thầu chế tạo tại mặt bằng đỉnh
TĐA và lắp dựng bằng cẩu xích 25 tấn.
4. Thiết bị: Nhà thầu chủ động máy móc, thiết bị bao gồm 01 cẩu xích 25 tấn; 01 máy
trộn bê tông công suất 4,5m3/h; 02 máy hàn; 02 máy cắt sắt; 01 máy uốn sắt; 02 ba
lăng xích.
IV.

Phương án an toàn và vệ sinh môi trường:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

PHƯƠNG ÁN THI CÔNG THÁP ĐIỀU ÁP

TRANG 4 / 5


THÁNG 05 NĂM 2019
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

1. An toàn trong thi công và bảo vệ môi trường: Nhà thầu thực hiện nghiêm chỉnh công
tác an toàn trong thi công và vệ sinh môi trường. Để đảm bảo yêu cầu này, Nhà thầu
thực hiện các công tác sau:
a. Phân công nhiệm vụ: Chỉ huy trưởng công trường được phân công là Trưởng ban
ATLĐ&VSMT, Kỹ thuật công trường là Giám sát ATLĐ&VSMT, các trưởng ca là

đội trưởng ATLĐ&VSMT phụ trách ca làm việc của mình.
b. Công nhân được tập huấn về ATLĐ&VSMT.
c. Lãnh đạo Công ty thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở công trường thực hiện nghiêm
túc công tác ATLĐ&VSMT, kiểm tra định kỳ công tác ATLĐ&VSMT.
d. Cấp phát đầy đủ BHLĐ cho người lao động và yêu cầu người lao động xử dụng
BHLĐ theo quy định.
e. Đối với các vị trí lao động liên quan VLNCN phải qua huấn luyện, có chứng chỉ
nghề.
f. Máy móc thiết bị được kiểm tra kiểm định trước khi xử dụng.
g. Trang bị đầy đủ các biển báo an toàn và các loại tiến hiệu cảnh báo khu vực nguy
hiểm; Có kho bãi cách ly vật dụng dễ cháy nổ.
h. Tuân thủ các chỉ dẫn kỹ thuật của công trình và các quy định về ATLĐ&VSMT hiện
hành.
2. Y tế công trường: Trang bị và duy trì vật tư thiết bị sơ cứu tại hiện trường để đảm bảo
cấp cứu kịp thời cho trường hợp tai nạn hoặc bệnh tật đột xuất; Có phương án chuyển
người bệnh lên tuyến Y tế phía trên nhanh nhất khi cần thiết.
3. An toàn khi sử dụng vật liệu nổ công nghiệp: Chỉ có những người đã được tập huấn
và có chứng chỉ mới tham gia vận chuyển nội bộ và thực hiện các thao tác xử dụng
vật liệu nổ công nghiệp; yêu cầu những người sử dụng VLNCN tuân thủ nghiêm
chỉnh các quy định về an toàn VLNCN; Thực hiện công tác giám sát và kiểm tra đôn
đốc thường xuyên đối với việc xử dụng VLNCN; Quản lý chặt chẽ không để xảy ra
thất thoát VLNCN.
4. An toàn khi cẩu chuyển đá từ gương nổ lên mặt TĐA: Để đảm bảo an toàn Nhà thầu
chế tạo thùng đựng đá đảm bảo các yêu cầu về chịu lực, chống đá rơi vv.
Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2019
ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

PHƯƠNG ÁN THI CÔNG THÁP ĐIỀU ÁP


TRANG 5 / 5



×