Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Biện pháp thi công cọc khoan nhồi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.64 KB, 9 trang )

BIệN PHáP THI CÔNG CọC KHOAN NhồI
( Đ-ờng kính 1m )
Tr-ớc khi thi công cọc khoan nhồi thi đơn vị thi công phải tìm hiểu và tham
khảo đầy đủ các tài liệu sau :
- Tài liệu thăm dò địa chất công trình ở từng vị trí mố, trụ cầu...
- Hồ sơ thiết kế tổ chức thi công cầu.
- Tài liệu về các công trình đã có gần vị trí khoan cọc (nguồn điện, nguồn n-ớc,
các công trình ngầm, các ch-ớng ngại vật ...), nếu có.
- Tổ chức việc cấp bê tông và các thiết bị khác.
- Biện pháp kỹ thuật thi công móng cọc.
- Thiết kế cấp phối bê tông, chuẩn bị các vật liệu, dụng cụ kiểm tra chất l-ợng cọc
khoan.
I / Công tác chuẩn bị:
- San đắp tạo mặt bằng thi công trên cạn hoặc lắp đặt khung dẫn h-ớng để định vị
ống vách đồng thời làm sàn thi công khi thi công d-ới n-ớc.
- Kiểm tra lại đ-ờng cơ tuyến, lập các mốc cao độ để định vị khung dẫn h-ớng,
các cọc định vị tim móng.
- Kiểm tra lại việc thăm dò rà phá bom mìn khu vực làm móng, các vật ch-ớng
ngại trong khu vực móng cọc, trong lòng đáy sông..., để có biện pháp xử lý tr-ớc.
- Gia công ống vách thép có chiều dài và số l-ợng theo từng móng mố, trụ. Đầu
trên ống vách có mặt bích, đầu d-ới có gia cố chân cọc.
- Bố trí hệ thống điện từ trạm điện của công tr-ờng đến vị trí từng mố trụ khi thi
công.
- Bố trí hệ thống cung cấp n-ớc ngọt từ bể chứa n-ớc đến các hạng mục thi công.
- Kiểm tra sự hoạt động của thiết bị khoan và các thiết bị đồng bộ kèm theo.
II/ Thi công cọc khoan nhồi :
a/ Thiết bị khoan :
- Búa rung đ-ợc dùng để hạ ống vách thép xuống cao độ thiết kế.
- Hệ thống thiết bị máy khoan đ-ợc dùng phù hợp để khoan đất bên trong lòng
ống vách thép và khoan đá lỗ cọc phía d-ới chân ống vách thép.
- Cẩu 25T dùng để treo búa rung hạ ống vách và hạ lồng thép.


- Thiết bị hơi ép, thiết bị bơm bù và bơm hút dung dịch vữa sét, các thiết bị chế
tạo tuần hoàn vữa sét.
b/ Trình tự công nghệ thi công cọc khoan :
B-ớc 1 : Xác định vị trí cọc, lắp dựng khung định vị và kết cấu dẫn h-ớng. Liên
kết giữ ổn định khung định vị.


B-ớc 2 : Cẩu ống vách bằng cẩu 25T và đặt vào ô dự kiến hạ cọc của khung định
vị, điều chỉnh đúng vị trí cọc, ống vách dựng xong phải đúng vị trí và thẳng đứng, với
trọng l-ợng bản thân của ống vách có thể cắm vào nền đất đến 1m.
B-ớc 3 : Rung hạ ống vách, đấu điện từ búa rung vào tủ điều khiển, tủ điều khiển
đ-ợc đấu vào nguồn điện, điện thế 380V/ 50Hz.
- Chiều dài dây dẫn từ trạm biến thế đến tủ điều khiển không dài quá 100m, còn
chiều dài cáp bọc từ tủ điều khiển đến búa là 50m, cáp không đ-ợc có mối nối và thẳng
góc với sàn khoan. Đầu tiên, đóng điện cho búa rung từ 1 đến 2 phút và tiến hành xiết lại
các bu lông liên kết giữa búa, chụp đầu cọc vào cọc. Việc hạ cọc tiến hành theo chu kỳ 3
đến 10 phút, có ngừng để kiểm tra tình trạng liên kết của bu lông. Tr-ờng hợp hạ ống
vách gặp khó khăn, thì dùng máy khoan để khoan lấy bớt đất trong lòng cọc rồi mới tiếp
tục rung hạ tiếp tới cao độ thiết kế chân ống vách dự kiến của từng hạng mục.
- Chiều sâu chôn ống vách đ-ợc dự kiến nh- sau:
+ ở vùng n-ớc nông, nếu hạ ống vách vào đất cát, chiều sâu chôn ống vách
không nhỏ hơn 2m; Nếu vào đất sét chiều sâu chôn ống vách không nhỏ hơn 1,5m.
+ ở vùng có bùn dày, phải hạ chân ống vách vào tầng đất bên d-ới từ 0,5m đến
1m hoặc chiều sâu chôn ống vách đạt 6m.
Chú ý : Độ sai lệch vị trí theo mặt bằng của ống vách không đ-ợc lớn hơn 5cm,
sai lệch về độ nghiêng của ống vách không lớn hơn 0,1%.
B-ớc 4 : Đ-a máy khoan vào vị trí và định vị đúng vào vị trí lỗ khoan, lắp đặt các
thiết bị công nghệ trong dây chuyền khoan nh- máy bơm tuần hoàn, hệ đ-ờng ống dẫn,
bể tụ n-ớc vào vị trí. Thực hiện công đoạn khoan lấy đất, đá trong lòng cọc cho đến cao
độ thiết kế.

Chú ý:
- Định vị sàn cho máy khoan phải đảm bảo ngang bằng, trục máy khoan phải à
trùng với tim cọc - tim ống vách, đồng thời phải cố định chắc chắn giữ ổn định ống vách
trong suốt quá trình khoan.
- Khi máy khoan hoạt động, mùn khoan và dung dịch vữa sét đ-ợc đẩy lên thông
qua máy bơm bù tuần hoàn và đ-ờng ống dẫn về bể tụ. Sau một ca khoan, phôi khoan
đ-ợc thu gom từ bể tụ chuyển ra khu vực thải phôi khoan.
Sơ đồ tuần hoàn phôi khoan và dung dịch nh- sau :


Hệ đ-ờng dẫn n-ớc và mùn khoan về bể chứa

Lỗ khoan
- Khu bể chứa
- Bể lọc
- Bể bơm
Giàn khoan GPS-20

Miệng cần khoan

ống dẫn

Máy bơm tuần hoàn

B-ớc 5 : Rửa lỗ khoan :
- Khi đã khoan sâu đến cao độ thiết kế thì ngừng khoan, tiến hành rửa lỗ khoan.
Có thể dùng ph-ơng pháp quay tuần hoàn thuận hay nghịch để rửa lỗ khoan. Rửa lỗ
khoan là một công đoạn quan trọng để bảo đảm chất l-ợng cọc khoan nhồi.
- Sau khi rửa lỗ xong, bề dày mùn khoan d-ới đáy lỗ không đ-ợc lớn hơn trị số
cho phép trong quy trình áp dụng:

- Rửa lỗ khoan bằng ph-ơng pháp tuần hoàn thuận là kéo dọc mũi khoan lên cao
độ 10-:-20cm cho quay trơn, tiếp tục bơm vữa bentonite làm nổi mùn khoan. Đi theo với
việc mùn khoan đ-ợc nổi dần lên, tỷ trọng vữa bentonite và hàm l-ợng cát giảm dần.
Sau một thời gian bơm n-ớc sạch vào lỗ khoan và tiếp tục quay tuần hoàn làm loãng dần
vữa bentonite, rút dần mùn khoan cho đến khi đạt yêu cầu. Rửa lỗ khoan theo ph-ơng
pháp tuần hoàn thuận có thể kéo dài từ 4 đến 6 giờ.
- Rửa lỗ khoan theo ph-ơng pháp tuần hoàn nghịch là dùng máy bơm hút mùn
khoan từ đáy lỗ lên theo ruột cần khoan ra ngoài. Rửa lỗ bằng ph-ơng pháp tuần hoàn
nghịch thì mau sạch nh-ng chỉ kéo dài từ 10 -:- 15 phút. Thời gian quá dài sẽ sinh ra lở
thành lỗ khoan.
- Cũng có thể thay đổi dùng cả ph-ơng pháp tuần hoàn thuận và nghịch để rửa lỗ
khoan.
Các vấn đề cần l-u ý khi rửa lỗ khoan :
- Bất kể dùng ph-ơng pháp nào để rửa lỗ, khi hút mùn khoan phải giữ hoặc nâng
chiều cao cột n-ớc để chống lở thành lỗ khoan.
- Sau khi rửa lỗ khoan, thả hộp thép xuống đáy lỗ lấy mẫu mùn lắng d-ới đáy
(hộp thép có nắp ngoạm đóng mở). Tr-ớc khi đổ bê tông, kéo hộp lên đo bề dày mùn
lắng. Nếu còn mùn khoan thì dùng khí nén để rửa lỗ khoan.
- Rửa lỗ khoan theo ph-ơng pháp tuần hoàn thuận thì chỉ tiêu kỹ thuật của vữa
bentôníte lấy hệ số bình quân của các mẫu ở miệng lỗ, giữa lỗ và đáy
- Không dùng ph-ơng pháp khoan sâu thêm để thay cho công tác rửa lỗ khoan.


B-ớc 6 : Công tác kiểm tra lỗ khoan :
- Kiểm tra độ ôvan và độ lệch tim dọc lỗ khoan.
- Kiểm tra vị trí lỗ khoan sau khi khoan.
- Kiểm tra chiều sâu lỗ khoan.
- Kiểm tra tỷ trọng dung dịch để điều chỉnh dung dịch vữa sét trong quá trình
khoan, đảm bảo tiêu chuẩn vữa sét theo quy định.
- Độ nhớt : + 21- 25 khi qua lớp sét.

+ 25 - 30 khi qua lớp cát và cuội sỏi.
- Độ dày màng bùn sét : 2- 4 mm.
- Không bị phân tầng trong thời gian 1 giờ tỷ trọng phần trên và d-ới không chênh
lệch nhau.
- Độ pH 7 và phải nhỏ hơn 9.5.
- Tỷ lệ pha trộn bentonite : 4 - 5%.
Các l-u ý trong quá trình khoan :
- Để đảm bảo ổn định vách lỗ khoan cần luôn bơm bù vữa sét vào lòng cọc, khống
chế giữ cho mức vữa sét luôn cao hơn mức n-ớc bên ngoài là 2 m trong suốt thời gian
khoan cho đến khi đổ bê tông lòng cọc, kể cả lúc ngừng khoan mức vữa sét bị tụt.
- Phải liên kết chặt chẽ sàn máy khoan vào khung cứng chống xê dịch tháp khoan
trong suốt quá trình khoan.
- Trong suốt quá trình khoan, dung dịch khoan (tại bể bơm) phải đ-ợc th-ờng
xuyên kiểm tra các chỉ tiêu lúc đầu ca, lúc giữa ca, sau khi m-a, sau khi đổ bê tông để
điều chỉnh kịp thời chất l-ợng dung dịch khoan, bằng cách pha thêm vữa bentônít từ bể
chứa vữa sét mới hoặc thêm các phụ gia thích hợp vào dung dịch tại bể bơm.
- Trong quá trình đổ bê tông dung dịch khoan đ-ợc hút dần ra đ-a về bể lắng.
Riêng phần dung dịch tiếp giáp với mặt bê tông trong phạm vi chiều cao 5 m thì bỏ đi vì
bị nhiễm xi măng. Tại công tr-ờng phải trang bị một trạm thí nghiệm có đủ thiết bị thí
nghiệm dung dịch khoan và các Thí Nghiệm Viên phải thành thạo nghề nghiệp phụ
trách.
- Xử lý sự cố khi khoan:
+ Khi thành lỗ khoan bị lở, phải tìm nguyên nhân và vị trí lỗ để có biện pháp xử
lý thích hợp.
Thành lỗ khoan bị sụt lở nghiêm trọng thì dùng đất lấp lại vị trí lở thành, đổi
chỉ tiêu vữa bentôníte, ngừng khoan một thời gian, tìm nguyên nhân lở thành, tìm biện
pháp xử lý mới bắt đầu khoan lại.
+ Khi lỗ khoan bị xiên, bị cong, có thể treo mũi khoan ở chỗ cong để khoan lại
cho thẳng thành. Nếu độ nghiêng quá lớn thì dùng đất sét lấp lại cho tới chỗ nghiêng,
đợi một thời gian cho đất lún chặt, tiếp tục khoan lại.

+ Tr-ờng hợp lỗ khoan quá lớn phải có biện pháp chống rung mũi khoan, chống
lở thành lỗ khoan. Khi đ-ờng kính lỗ khoan quá nhỏ. có thể do mũi khoan bị mài mòn


hay gặp tầng đất yếu bão hoà n-ớc bị lở làm hẹp lỗ khoan. Phải sửa lại lỗ khoan và kéo
lên, hạ xuống để doa lại lỗ khoan.
+ Khi lỗ khoan bị mất vữa bentônít, chiều cao cột n-ớc bị tụt, phải chôn sâu
thêm ống vách, lèn chặt đất quanh ống vách, pha vữa bentônít đặc thêm, đổ thêm đất sét
vào lỗ khoan rồi quay chậm, để bịt kín các lỗ dò vữa bentônít.
+ Khoan tuần hoàn thuận và nghịch mà mũi khoan không ăn vào đất (khoan
trơn), phải xem lại độ đặc của vữa bentônít, cửa hút mùn khoan, tốc độ quay mũi khoan.
Nếu nghiêm trọng phải kéo mũi khoan lên để đào đất bám quanh mũi khoan.
+ Khi khoan đập không xuống, phải giảm bớt xung trình, giảm độ đặc của vữa,
gặp tr-ờng hợp bị lở thành hay các nguyên nhân khác làm mũi khoan bị chôn, phải dùng
máy hơi ép hút hết đất lấp đầu khoan, để kéo đầu khoan lên. Kẹt đầu mũi khoan th-ờng
gặp khi tạo lỗ bằng khoan đập. Khi bị kẹt không đựơc kéo mạnh, chỉ kéo nhẹ nhàng kết
hợp hút mùn làm mùn ở xung quanh rời rạc rồi rút đầu mũi khoan lên.
+ Khi bị rớt mũi khoan trong lỗ khoan, phải dùng dây, vòng móc kéo mũi khoan
lên. Trong mọi tr-ờng hợp nghiêm cấm công nhân lặn xuống lỗ khoan để giải quyết sự
cố.
+ Tr-ờng hợp phải đ-a ng-ời xuống xử lý thì nhất thiết phải có ống vách hay
thiết bị bảo vệ khác, phải kiểm tra trong lỗ có hơi độc hay không. Khi phải đ-a ng-ời
xuống lỗ khoan để xử lý thì bắt buộc phải có nhân viên y tế trực th-ờng xuyên, phải có
đủ thiết bị phòng độc, phòng ngạt, phòng lở, rồi mới đ-ợc đ-a ng-ời xuống lỗ khoan
làm việc.
- Tuần hoàn vữa sét :
+ Vữa sét làm dung dịch khoan có giá thành cao, phải đ-ợc sử dụng lại sau mỗi
chu trình khoan. Vì vậy phải thiết kế công nghệ tuần hoàn vữa sét.
+ Dây chuyền công nghệ tuần hoàn vữa sét bao gồm máy trộn vữa sét, bể chứa
vữa sét mới, bể trộn vữa sét mới với vữa sét đã lắng lọc sau tuần hoàn, bể bơm để cấp

cho cọc khoan bằng máy bơm và hệ thống đ-ờng ống thu hồi trong suốt quá trình khoan
gồm: Sàng rung để tách phôi khoan, máy lọc cát, bể lắng, đ-a dung dịch sạch chứa vào
bể bơm hình thành một chu kỳ tuần hoàn.
B-ớc 7 : Lắp đặt lồng cốt thép :
- Lồng cốt thép và ống thăm dò khuyết tật đ-ợc chế tạo thành từng đoạn tại nhà
x-ởng, hạ lồng thép vào lỗ khoan bằng cẩu 25T, công việc nối các đoạn đ-ợc thực hiện
tại đầu cọc dẫn, phải bảo đảm lồng cốt thép ghép nối thẳng, các ống thăm dò thẳng và
song song, độ gấp khúc không đ-ợc lớn hơn 1cm để sau này có thể thả các đầu dò dễ
dàng.
- Để bảo đảm lồng cốt thép khi hạ có đ-ờng trục trùng với đ-ờng trục của cọc
khoan và đảm bảo chiều dày lớp phòng hộ bê tông, trên mỗi đoạn lồng cốt thép cần bố
trí ít nhất 2 kết cấu dẫn h-ớng.
- Sau khi hạ lồng cốt thép vào vị trí cần đo đạc kiểm tra lại cao độ đáy móng.


- Để chống đẩy nổi cho lồng cốt thép, khi đổ bê tông cần đặt l-ới chống đẩy nổi
tại đầu mũi cọc của lồng cốt thép, l-ới này phải có cấu tạo sao cho ống đổ bê tông có thể
hạ đến sát đáy mũi cọc. Trên đầu cọc phải hàn liên kết ống cốt thép với ống vách để
chống đẩy nổi cốt thép, đổ đầy n-ớc vào các ống thăm dò.
B-ớc 8 : Đổ bê tông cọc khoan nhồi:
- Cọc khoan nhồi mố trụ cầu đ-ợc đổ bê tông trong n-ớc theo ph-ơng pháp ống
rút thẳng đứng.
- Yêu cầu kỹ thuật về cốt liệu:
+ Xi măng, cát, đá tr-ớc khi đ-a vào sản xuất bê tông phải đ-ợc kiểm tra về
chất l-ợng theo quy định hiện hành.
- Yêu cầu kỹ thuật về bê tông d-ới n-ớc:
+ Tr-ớc khi đ-a vào sử dụng, cần phải thí nghiệm và thiết kế cấp phối đúng
quy trình, quy phạm hiện hành và đảm bảo các yêu cầu của vữa bê tông khi đổ bê tông
d-ới n-ớc:
+ Độ sụt SN = 16 - 18 cm.

+ Độ tách n-ớc t-ơng đối của bê tông = 0,012 - 0,020 (thể tích) sau 30 phút
kiểm tra cho 1 lít vữa bê tông.
+ Thời gian duy trì độ sụt > 30 phút, không d-ới 16 cm. Độ sụt khi đổ vào phễu
từ 16 -18 cm. Độ sụt xả từ máy trộn ra không d-ới 18cm.
+ Kết quả thí nghiệm tỷ lệ cấp phối phải đ-ợc Chủ Đầu T- và TVGS phê duyệt
thì Nhà Thầu mới đ-ợc đ-a ra sử dụng.
- Máy trộn bê tông:
+ Máy trộn bê tông đ-ợc bố trí trên công tr-ờng.
+ Công suất đổ bê tông vào phễu không d-ới 5m3/h và phải có máy trộn dự
phòng.
- Chế tạo bê tông:
+ Hệ thống cân đong của máy trộn phải đ-ợc kiểm tra và điều chỉnh chính xác
nhằm cân đong cốt liệu đảm bảo yêu cầu của quy trình hiện hành.
+ Thời gian trộn đảm bảo theo tính năng máy trộn và 2 phút.
+ Phải có cán bộ thí nghiệm đặc trách việc theo dõi công tác trộn bê tông, thí
nghiệm độ sụt của từng mẻ trộn và ghi sổ theo dõi đầy đủ.
+ Phải xác định độ ẩm cát, đá từ đó điều chỉnh lại tỷ phối phù hợp với độ ẩm,
trộn thử để kiểm tra và điều chỉnh phù hợp với độ sụt yêu cầu. Đảm bảo tỷ lệ N/X và cát/
(cát + đá) không thay đổi so với tỷ phối thiết kế.
- Vận chuyển bê tông:
Bê tông chế tạo theo công nghệ trên đ-ợc vận chuyển bằng cẩu và hộc đến vị trí
đổ.
- Đặt ống đổ bê tông:
+ Chọn loại ống dẫn: Cọc khoan mố, trụ có đ-ờng kính = 1000 mm, đ-ờng
kính ống dẫn thích hợp là D = 258 mm.


+ Chuẩn bị ống dẫn: ống dẫn phải đ-ợc làm sạch mặt trong ống, ống không
đ-ợc méo mó và chỗ nối phải kín n-ớc, ống gồm các đốt 3m, 2m, 1m, tuỳ theo chiều dài
ống mà tổ hợp, chiều dài ống căn cứ vào cao độ đáy hố khoan và cao độ sàn kẹp cổ ống

để tính toán. Thông th-ờng đoạn ống cuối cùng (đoạn mũi) bố trí đoạn ống đặc biệt 1m,
các đoạn ống phía trên th-ờng là đoạn ống 3m, đoạn trên cùng tiếp giáp với phễu đổ có
thể lắp một đốt 2m hoặc 1m.
+ Lắp đặt các đoạn ống vào lòng cọc gồm các b-ớc sau :
Đánh dấu chiều dài ống.
Lắp đặt hệ dầm kê kẹp trên sàn cứng, dùng cẩu 25T lắp từng đoạn ống dẫn vào
cọc lỗ khoan theo tổ hợp tính toán, các ống lắp với nhau bằng ren, sử dụng cờ lê xích
xiết chặt hết vòng ren.
Toàn bộ hệ thống ống dẫn đ-ợc treo bằng kẹp cổ trên sàn kẹp thẳng đứng, ống
đ-ợc rút lên, hạ xuống bằng cần cẩu.
Sau khi tổ hợp xong dùng cần cẩu nhấc ống cao trên đáy lỗ khoan 20cm, định
vị đúng tâm lỗ, đảm bảo ống không chạm vào lồng thép và cố định dầm kẹp cổ để dần
h-ớng để kéo lên và hạ xuống.
- Dọn lại đáy:
Ngay tr-ớc khi đổ bê tông dùng ngay ống dẫn bê tông trong lòng cọc, đầu ống
dẫn ch-a lắp phễu đổ, lắp một ống cong chế tạo sẵn vào đầu trên ống dẫn, ống cong này
nối ống hút của máy bơm hút để hút mùn khoan dọn đáy lại, khống chế thời gian dọn
đáy đến lúc đổ bê tông không quá 1 giờ.
- Đổ bê tông trong n-ớc:
+ Giai đoạn đầu:
Tr-ớc khi đổ bê tông cọc khoan, hệ thống ống dẫn đ-ợc hạ xuống cách đáy hố
khoan 25 - 30cm, cố định ống bằng dầm kẹp ở đỉnh sàn đạo. Lắp phễu đổ vào đầu trên
ống dẫn.
Đặt cầu: Cầu chuyên dụng của ống dẫn bê tông là loại cầu đặt biệt có dạng
hình cái chậu cao su, ở giữa có móc để treo cầu bằng một sợi dây thép 2 -3mm. Cầu
đ-ợc đặt thăng bằng trong ống dẫn tại vị trí đổ phễu khoảng 80 cm, cầu phải tiếp xúc
khít, kín với thành ống dẫn.
Máy bơm bê tông rót dần bê tông vào phễu, tránh bê tông rót trực tiếp lên cầu
làm lật cầu. Chú ý vữa xi măng cát bôi trơn máy bơm bê tông cấm không đ-ợc đổ vào
cọc. Khi bê tông đầy phễu, thả sợi dây thép giữ cầu để giữ cầu để bê tông ép cầu xuống,

bê tông đ-ợc cấp liên tục vào phiễu.
Đổ bê tông với tốc độ chậm để bê tông khỏi phân tầng và khỏi làm dịch chuyển
vị trí cốt thép, tốc độ đó khoảng 6m/h.
+ Giai đoạn giữa:
Trong quá trình đổ bê tông phải giữ đầu ống luôn luôn ngập trong bê tông
khoảng 2 - 3m. Phải th-ờng xuyên giữ ngập n-ớc trong lỗ khoan để chống lở thành.


Tốc độ đổ bê tông nếu quá cao bê tông sẽ trào ra khỏi phễu và rải xuống lỗ
khoan, bê tông sẽ bị n-ớc rửa làm cho việc xác định cao độ bê tông không chính xác.
Cấm các chuyển động ngang của ống, khi dịch chuyển ống thẳng đứng phải
xác định chính xác mặt bê tông và đầu d-ới của ống dẫn bằng cách dùng th-ớc chính
xác để đo cao độ mặt bê tông hoặc có thể dùng quả dọi nặng hơn 4kg, để tránh kéo ống
lên quá quy định.
Bê tông tr-ớc khi đổ vào phểu phải đ-ợc thí nghiệm viên kiểm tra chất l-ợng
bằng cách đo độ sụt, nếu độ sụt thấp và độ sụt không đảm bảo quy định thì không đ-ợc
đổ vào cọc.
Trong quá trình đổ bê tông, nếu tắc ống không đ-ợc lắc ống ngang, cấm dùng
đòn kim loại đập vào vách ống làm méo ống, phải dùng vồ gỗ để gõ và dùng biện pháp
kéo lên hạ xuống nhanh để bê tông phụt ra. Muốn xử lý theo ph-ơng pháp này phải xác
định chính xác cao độ chân ống dẫn để tránh rút ống ra khỏi mặt bê tông, ít nhất chân
ống còn ngập 2m.
Trong khi đổ bê tông, sau mỗi mẻ bê tông ta phải đo đạc và ghi chép giữa
l-ợng bê tông và cao độ mặt bê tông để đánh gía tình trạng cọc (đ-ờng kính, sụt vách)
tại các cao độ và đánh giá chung của cọc bê tông sau khi đổ bê tông.
+ Giai đoạn cuối :
Đầu cọc là một bộ phận quan trọng nối cọc với kết cấu bên trên, việc thi công đòi
hỏi thận trọng đặc biệt tránh bất kỳ điều kiện bất lợi nào cho việc đổ bê tông.
Bê tông đầu đoạn cọc phải có cấp phối đồng nhất tốt, trong khi ở giai đoạn gần
cuối này th-ờng có vữa nổi, phải tiếp tục đổ bê tông cao hơn cao độ mặt thiết kế một

đoạn từ 1.0 - 1.5m, khi c-ờng độ bê tông đạt 50kg/cm2 sẽ đục bỏ đoạn bê tông xốp này
(hoặc cho phần bê tông xốp này trào ra khỏi miệng ống vách), để bề mặt bê tông có đầy
đủ mật độ đá dăm lên đến cao độ quy định lúc đó mới ngừng đổ bê tông.
Khi đổ vữa bê tông gặp sự cố phải xử lý kịp thời theo điều kiện có thể tham
khảo các biện pháp sau:
+ Mẻ vữa bê tông đợt đầu bị dò n-ớc, phải nạo vét hết phần bê tông đã đổ, tìm
nguyên nhân, sửa chữa và đổ lại bê tông.
+ ống dẫn vữa bê tông bị tắc có thể dùng thanh thép dài để thông ống, dùng vồ
gỗ đập nhẹ thành ống, kéo ống lên hạ ống xuống nhanh để bê tông tụt ra, kéo lên 1m hạ
xuống 2 m. Khi kéo ống cần l-u ý có kẹp cổ và khung dẫn h-ớng để tránh lắc thành
ống.
+ Khi đang đổ bê tông gặp sự cố các biện pháp trên không khắc phục đ-ợc thì
phải xói hút hết phần bê tông đã đổ nâng lồng cốt thép lên, vệ sinh lại lỗ khoan để đổ lại
bê tông.
+ Dùng các biện pháp trên xử lý không đạt yêu cầu phải khoan bổ sung cọc khác
hoặc báo cáo cơ quan liên quan để tìm biện pháp xử lý.
Kiểm tra chất l-ợng bê tông:


- Những vấn đề tr-ớc khi đổ bê tông :
+ Biên bản kiểm tra cặn lắng đáy cọc.
+ Kết quả thí nghiệm về sự pha trộn bê tông và các chỉ tiêu khác.
+ Phiếu thí nghiệm cát, đá, xi măng.
+ C-ờng độ ép mẫu bê tông mỗi lần đổ.
- Những vấn đề kiểm tra trong thi công :
+ Kiểm tra thời gian trộn thực tế, độ chính xác của cấp phối.
+ Kiểm tra độ sụt và thời gian duy trì sự l-u động của bê tông.
+ Sản l-ợng bê tông.
+ Đo đạc kiểm tra cao độ đổ bê tông, vẽ biểu đồ.
Vấn đề chú ý đảm bảo an toàn:

- Tr-ớc khi đổ bê tông cọc phải nắm số liệu khí t-ợng thuỷ văn thật chắc, không
đ-ợc đổ bê tông khi m-a và gió trên cấp 5.
- Chỗ bố trí ng-ời làm việc, đ-ờng đi lại, sàn công tác phải lát ván, ban đêm phải
bố trí chiếu sáng đầy đủ.
- Tất cả máy móc vận hành phải tuân thủ theo quy trình thao tác và an toàn lao
động.
- Tất cả mọi công nhân thao tác phải tuân theo lệnh của ng-ời chỉ huy.
- Nếu gặp sự cố nh- chất l-ợng bê tông không đảm bảo, khi tắc ống phải báo
ngay chỉ huy khu vực để xử lý và chỉ xử lý theo lệnh của ng-ời chỉ huy chung.
- Tất cả những cán bộ công nhân viên tham gia đổ bê tông phải học và nắm vững
quy trình công nghệ này.



×