Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Xây dựng nội dung, hệ thống phiếu học tập phần cấu trúc tế bào cho giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 10 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.58 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHẦN I. MỞ ĐẦU

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi, theo chúng
tôi, luôn phải giải quyết hai vấn đề cơ bản:
- Thứ nhất, phải gây được hứng thú học tập bộ môn cho học sinh. Đây là
điều kiện đầu tiên, là nền móng của công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Thứ hai, phải xác định được phạm vi kiến thức cần truyền đạt. Đây là
KIẾN
NGHIỆM
điều kiện quyết định đếnSÁNG
sự thành
côngKINH
của công
tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh
giỏi.
Để giải quyết hai vấn đề cơ bản trên, giáo viên phải nghiêm túc đầu tư
thời gian và trí tuệ để xây dựng nội dung học tập cần truyền đạt cũng như
phương pháp phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất. Đối với giáo viên phụ trách khối
10 THPT thì càng gặp nhiều khó khăn hơn do những đặc thù về tư duy của học
sinh lớp 10 đó là khả năng tự học, tự nghiên cứu của đa số học sinh còn hạn chế;
XÂY
DUNG,
HỆ
TẬPkiến
kĩ năng
đọcDỰNG
tài liệu, NỘI
xây dựng


chuyên
đề THỐNG
chưa được PHIẾU
tiếp cận vàHỌC
rèn luyện;
thức PHẦN
liên môn“CẤU
bổ trợ cho
Sinh TẾ
học như
Toán,
Vật líGIẢNG
và Hóa học
chưaBỒI
đồng bộ,
TRÚC
BÀO”
CHO
DẠY,
chưa có cơ sởDƯỠNG
để đi sâu vào
cấu trúc
và cơGIỎI
chế phân
tử. 10 THPT
HỌC
SINH
LỚP
Trước thực tế đó, chúng tôi tiến hành xây dựng nội dung giảng dạy các
chuyên đề và hệ thống phiếu học tập (PHT) tương ứng nhằm rút ngắn thời gian

chuẩn bị tài liệu cho giáo viên, dành thời gian cho việc giảng dạy và phát triển kĩ
năng trên lớp cho học sinh, trong đó ưu tiên xây dựng các chuyên đề lớp 10 vì
đây là lớp đầu cấp THPT, nếu làm tốt các chuyên đề, đặc biệt các chuyên đề
phần Tế bào sẽ đặt nền móng vững chắc cho việc giảng dạy các phần sau như
Sinh học cơ thể, Di truyền học, Tiến hóa..Trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm
này chúng tôi chỉ đề cập đến một nội dung nhỏ của phần Tế bào – phần “Cấu
trúc tế bào”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Xây dựng nội
dung thực
phần hiện:
“Cấu trúc
tế bào”
truyền đạt cho học sinh
Người
Nguyễn
Thịcần
Phương
giỏi môn Sinh học lớp 10 THPT để vừa đảm bảo kiến thức cơ bản, vừa đáp ứng
Tổcao
phó
mônthời xây dựng hệ thống
yêu cầu liên tục đổiChức
mới vàvụ:
nâng
củaTổ
cácchuyên
kì thi, đồng
SKKN
lĩnh vực

Sinh học.
PHT dùng trong giảng
dạy thuộc
phần “Cấu
trúc (môn):
tế bào” nhằm
rèn luyện kĩ năng và
gây hứng thú học tập cho học sinh.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
- Cấu trúc, chức năng của các bào quan và sự tương tác qua lại thống nhất
giữa các bào quan trong quá trình thực hiện chức năng.
- Cấu trúc, đặc điểm, tính chất của tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực và sự
tiến hóa ở cấp độ tế bào.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khi thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu, xây dựng cơ sở lí thuyết.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế.
NĂM 2019
- Phương pháp thốngTHANH
kê, xử lí HOÁ
số liệu.
0


MỤC LỤC
NỘI DUNG
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
PHẦN II: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
III.1.NỘI DUNG GIẢNG DẠY
III.1.1.CHUYÊN ĐỀ I: KHÁI QUÁT VỀ TẾ BÀO
III.1.2. CHUYÊN ĐỀ 2: TẾ BÀO NHÂN SƠ
III.1.3. CHUYÊN ĐỀ 3: TẾ BÀO NHÂN THỰC - NHÂN TẾ BÀO
VÀ RIBÔXÔM
III.1.4. CHUYÊN ĐỀ 4: TẾ BÀO NHÂN THỰC - HỆ THỐNG NỘI
MÀNG
III.1.5. CHUYÊN ĐỀ 5: TẾ BÀO NHÂN THỰC - CÁC BÀO QUAN
CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG.
III.1.6.CHUYÊN ĐỀ VI: TẾ BÀO NHÂN THỰC – BỘ KHUNG TẾ
BÀO
III.1.7.CHUYÊN ĐỀ VII: TẾ BÀO NHÂN THỰC – MÀNG SINH
CHẤT VÀ CÁC CON ĐƯỜNG VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA
MÀNG
III.1.8.CHUYÊN ĐỀ 8: TẾ BÀO NHÂN THỰC – CÁC THÀNH
PHẦN NGOẠI BÀO VÀ SỰ LIÊN KẾT GIỮA CÁC TẾ BÀO
III.2. HỆ THỐNG PHT
III.2.1 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
III.2.2. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
III.2.3. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
III.2.4. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
III.2.5. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
III.2.6. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6
III.2.7. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7
III.2.8. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 8

IV. HIỆU QUẢ CỦA SKKN
IV.1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
IV.2. KẾT QUẢ ĐỐI CHỨNG
PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
II. KIẾN NGHỊ.

TRANG
2
2
2
2
2
3
3
3
3
3
4
5
7
8
9
9
11
12
13
14
14
15

16
16
17
18
18
19
19
19
20
20
20
1


PHẦN I. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi, theo chúng
tôi, luôn phải giải quyết hai vấn đề cơ bản:
- Thứ nhất, phải gây được hứng thú học tập bộ môn cho học sinh. Đây là điều
kiện đầu tiên, là nền móng của công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Thứ hai, phải xác định được phạm vi kiến thức cần truyền đạt. Đây là điều kiện
quyết định đến sự thành công của công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi.
Để giải quyết hai vấn đề cơ bản trên, giáo viên phải nghiêm túc đầu tư thời
gian và trí tuệ để xây dựng nội dung học tập cần truyền đạt cũng như phương
pháp phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất. Đối với giáo viên phụ trách khối 10
THPT thì càng gặp nhiều khó khăn hơn do những đặc thù về tư duy của học sinh
lớp 10 đó là khả năng tự học, tự nghiên cứu của đa số học sinh còn hạn chế; kĩ
năng đọc tài liệu, xây dựng chuyên đề chưa được tiếp cận và rèn luyện; kiến
thức liên môn bổ trợ cho Sinh học như Toán, Vật lí và Hóa học chưa đồng bộ,
chưa có cơ sở để đi sâu vào cấu trúc và cơ chế phân tử.

Trước thực tế đó, chúng tôi tiến hành xây dựng nội dung giảng dạy các chuyên
đề và hệ thống phiếu học tập (PHT) tương ứng nhằm rút ngắn thời gian chuẩn bị
tài liệu cho giáo viên, dành thời gian cho việc giảng dạy và phát triển kĩ năng
trên lớp cho học sinh, trong đó ưu tiên xây dựng các chuyên đề lớp 10 vì đây là
lớp đầu cấp THPT, nếu làm tốt các chuyên đề, đặc biệt các chuyên đề phần Tế
bào sẽ đặt nền móng vững chắc cho việc giảng dạy các phần sau như Sinh học
cơ thể, Di truyền học, Tiến hóa..Trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này
chúng tôi chỉ đề cập đến một nội dung nhỏ của phần Tế bào – phần “Cấu trúc tế
bào”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Xây dựng nội dung phần “Cấu trúc tế bào” cần truyền đạt cho học sinh giỏi
môn Sinh học lớp 10 THPT để vừa đảm bảo kiến thức cơ bản, vừa đáp ứng yêu
cầu liên tục đổi mới và nâng cao của các kì thi, đồng thời xây dựng hệ thống
PHT dùng trong giảng dạy phần “Cấu trúc tế bào” nhằm rèn luyện kĩ năng và
gây hứng thú học tập cho học sinh.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
- Cấu trúc, chức năng của các bào quan và sự tương tác qua lại thống nhất giữa
các bào quan trong quá trình thực hiện chức năng.
- Cấu trúc, đặc điểm, tính chất của tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực và sự tiến
hóa ở cấp độ tế bào.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khi thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu, xây dựng cơ sở lí thuyết.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.

2


PHẦN II. NỘI DUNG

I. CƠ SỞ LÍ LUẬN .
Nội dung giảng dạy và nội dung các PHT phần cấu trúc tế bào được xây
dựng dựa trên chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Sinh học đối với học sinh lớp 10
THPT và hệ thống các đề thi chọn Học sinh giỏi các cấp.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN
- Về phía học sinh:
+ Học sinh không thấy hứng thú khi phải tiếp xúc với một loạt bài khá dài có
cấu trúc tương tự nhau, chỉ đơn thuần mô tả về cấu trúc và chức năng của các
bào quan trong tế bào.
+ Việc rèn luyện các kĩ năng cần thiết như kĩ năng đọc tài liệu, kĩ năng làm việc
nhóm, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng đặt vấn đề và giải quyết vấn đề bị hạn chế.
+ Học sinh không được tiếp cận với những nội dung bổ trợ ngoài SGK nên ảnh
hưởng rất lớn đến việc tiếp cận kiến thức thông qua các nguồn tài liệu khác, lúng
túng khi xử lí các đề thi chọn Học sinh giỏi.
- Về phía giáo viên:
+ Mất rất nhiều thời gian cho việc việc tìm tòi các nguồn tài liệu phù hợp nhằm
xác định nội dung cần truyền đạt.
+ Về cơ bản khó thực hiện được việc rèn luyện các kĩ năng cho học sinh trong
một khung thời gian hạn chế của phân phối chương trình.
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
Để giải quyết thực trạng trên, chúng tôi đã xây dựng nội dung cần truyền
đạt phần “Cấu trúc tế bào” cho học sinh giỏi môn Sinh học lớp 10 THPT và hệ
thống PHT được dùng để rèn luyện kĩ năng cho học sinh như sau:
III.1.NỘI DUNG GIẢNG DẠY.
- Nội dung giảng dạy phần “Cấu trúc Tế bào” được xây dựng theo 2 quan điểm
sau:
+ Không đi sâu vào mô tả các cấu trúc và cơ chế phức tạp ở mức phân tử mà chú
trọng hình thành cho học sinh tư duy hệ thống – xem xét một tổ chức sống trong
mối tương tác với các tổ chức sống khác.
+ Chia nội dung phần “Cấu trúc Tế bào” thành các chuyên đề nhỏ tương ứng với

các đơn vị kiến thức – để học sinh dễ tiếp cận và dễ khái quát ở mức đơn vị kiến
thức hơn; sau đó mới tổng hợp các chuyên đề nhỏ thành phần lớn.
- Trên các quan điểm đó, Chúng tôi chia nội dung phần Cấu trúc tế bào thành 8
chuyên đề nhỏ dựa vào mối liên quan nhất định về cấu trúc và chức năng của
các tổ chức sống (bào quan), cụ thể như sau:
Chuyên đề 1. Khái quát về tế bào.
Chuyên đề 2. Tế bào nhân sơ.
Chuyên đề 3. Tế bào nhân thực - Nhân tế bào và riboxom.
Chuyên đề 4. Tế bào nhân thực - Hệ thống nội màng.
Chuyên đề 5. Tế bào nhân thực - Các bào quan chuyển hóa năng lượng.
Chuyên đề 6. Tế bào nhân thực - Bộ khung tế bào.
Chuyên đề 7. Tế bào nhân thực - Các thành phần ngoại bào và sự liên kết
giữa các tế bào.
3


Chuyên đề 8. Tế bào nhân thực - Màng sinh chất và các con đường vận
chuyển các chất qua màng.
III.1.1.CHUYÊN ĐỀ I: KHÁI QUÁT VỀ TẾ BÀO.
1. Các luận điểm cơ bản
1. Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sống.
2. Các quá trình chuyển hóa vật chất và di truyền đều xảy ra trong tế bào.
3. Tế bào chỉ được sinh ra bằng sự phân chia của tế bào đang tồn tại trước đó.
4. Mọi tế bào đều được cấu tạo từ 3 bộ phận chính: Màng sinh chất, tế bào chất
và nhân (hoặc vùng nhân).
5. Tế bào thường có kích thước nhỏ để tối ưu hóa tỉ lệ S/V.
6. Có hai loại tế bào chính: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
2. Phương pháp nghiên cứu tế bào
2.1. Sử dụng kính hiển vi.
- Kính hiển vi quang học (LM) : đặc biệt có hiệu quả khi quan sát các tế bào

sống.
- Kính hiển vi điện tử:
+ Kính hiển vi điện tử quét (SEM): sử dụng khi quan sát bề mặt mẫu vật.
+ Kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM): Sử dụng khi quan sát các cấu trúc bên
trong tế bào.
2.2. Phân đoạn tế bào.
- Là kỹ thuật tách rời tế bào và phân tách các bào quan chính và các cấu trúc
dưới tế bào rời khỏi nhau.
- Kỹ thuật này có thể giúp các nhà khoa học có được các thành phần đặc biệt của
tế bào với số lượng lớn để xác định chức năng của chúng.
3. Phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân chuẩn
Điểm phân biệt
Tế bào nhân sơ
Tế bào nhân chuẩn
Kích thước
Nhỏ hơn
Lớn hơn
Đa số không có thành, thực
Thành tế bào
Đa số có thành murein
vật có thành xenlulo
- Có mezoxom.
- Không có mezoxom
Màng sinh chất
- Có thể có vị trí đính enzim - Không có vị trí đính enzim
hô hấp, enzim quang hợp
hô hấp, quang hợp
- Không có hiện tượng - Có hiện tượng xoang hóa tế
xoang hóa tế bào chất.
bào chất.

- Không có bào quan có - Chứa nhiều bào quan có
Tế bào chất
màng bao bọc.
màng bao và không có màng
bao: ti thể, lục lạp, thể gôngi,
riboxom, …
- Riboxom 70S
- Riboxom 70S và 80S.
- Chưa có màng nhân.
- Có màng nhân.
- Chỉ có 1 NST.
- Số lượng NST > 1.
- ADN liên kết với Protein
Nhân
- AND liên kết với Protein
không phải histon.
histon.
- Phần lớn gen không phân
- Phần lớn là gen phân mảnh.
mảnh.
4


Lông và roi
Cấu tạo đơn giản
Phân bào
Trực phân
4. Phân biệt tế bào động vật và tế bào thực vật
Điểm phân biệt
Tế bào động vật

Hình dạng
Thường không nhất định
Thường nhỏ hơn; khoảng 20
Kích thước
 m.
Có thành xenlulo.
Thành tế bào
Màng sinh chất

Có nhiều colesterol.

Cấu tạo theo kiểu 9 + 2
Gián phân
Tế bào thực vật
Có hình dạng cố định.
Thường lớn hơn, khoảng 50
 m.
Không có thành xenlulo.
Không có hoặc có rất ít
colesterol.

- Không bào nhỏ hoặc không - Không bào lớn và nằm ở
có.
trung tâm.
- Không có lục lạp.
- Có lục lạp.
Tế bào chất
- Có trung tử.
- Không có trung tử.
- Chất dự trữ dưới dạng các - Chất dự trữ dưới dạng các

hạt glicogen.
hạt tinh bột.
Phân bào
Phân bào có sao
Phân bào không sao
III.1.2. CHUYÊN ĐỀ 2: TẾ BÀO NHÂN SƠ
1. Màng nhầy.
- Là một lớp vật chất dạng keo có độ dày bất định
- Thành phần hoá học: Polisacarit, ngoài ra còn có polipeptit và Protein
- Chức năng : + Bảo vệ vi khuẩn : tránh thương tổn, tránh thực bào
+ Dự trữ dinh dưỡng
+ Tích luỹ một số sản phẩm trao đổi chất
+ Giúp vi khuẩn bám vào bề mặt một số giá thể
2. Thành tế bào.
a. Cấu trúc:
- Cấu tạo chủ yếu từ peptidol glican (PG); PG cấu tạo từ N - axetil glucosamin
(G) và N - axetil muramic (M), chúng liên kết với nhau qua liên kết 1,4 β
glucozit. Các N - axetil muramic (M) lại liên kết với nhau qua dây nối peptit,
hình thành một mạng murein chắc chắn.
- Thành tế bào vi khuẩn Gr + chỉ bao gồm lớp PG dày và có axit teicoic. Axit
teicoic liên kết với N - axetil muramic qua mạch phosphodieste.
- Thành tế bào vi khuẩn Gr - gồm lớp màng ngoài, bản chất là LPS  lớp không
gian chu chất  lớp PG mỏng  lớp không gian chu chất  MSC; không có axit
teicoic.
- Thành tế bào vi sinh vật cổ không có N - axetil muramic (M) mà thay vào đó là
Axit N - talozaminuronic (M), hình thành mạng lưới Pseudomurein.
b. Chức năng:
- Giữ hình dạng tế bào ổn định.
- Bảo vệ tế bào chống lại sự phá hủy cơ học.
- Tham gia duy trì áp suất thẩm thấu.

5


- Tham gia vào quá trình phân bào.
3. Màng sinh chất
- Có cấu tạo màng cơ sở.
Chứa một phần bộ máy hô hấp và quang hợp, enzim vận chuyển (pecmeraza), có
nơi đính của NST trong phân bào(mezoxom)
- Chức năng:
+ Ngăn cách tế bào với môi trường, tạo cho tế bào một hệ thống riệng biệt.
+ Trao đổi chất có chọn lọc với môi trường.
+ Là vị trí của một số quá trình trao đổi chất (quang hợp, hô hấp).
+ Tiếp nhân thông tin từ môi trường (nhờ Protein thụ thể)
+ Tham gia vào quá trình phân bào
4. Riboxom 70S
- Cấu tạo chủ yếu từ ARN và Protein; gồm có 2 tiểu phần: tiểu phần lớn (50S) và
tiểu phần bé (30S).
- Là bào quan tổng hợp Protein của tế bào.
5. Vùng nhân.
- Không có màng nhân và nhân con
- Chứa vật chất di truyền: Là phân tử AND dạng vòng kép, không chứa histon,
chỉ có một NST
- Chức năng: Điều khiển mọi hoạt động của tế bào
6. Plasmit
- Là ADN dạng vòng, có thể tự sao độc lập với ADN – NST, có vai trò làm tăng
một số đặc tính của vi khuẩn. VD: tính kháng kháng sinh, tính chịu nhiệt, khả
năng phân giải hóa chất
- Plasmit giới tính có vai trò trong sự tiếp hợp của vi khuẩn.
7. Hạt dự trữ
Dự trữ nguyên liệu cho quá trình hô hấp (có thể là hạt dự trữ glicogen, lipit, S,

N..)
8. Lông và roi:
* Cấu tạo: Đơn giản, thường gồm 2 khối protein cấu thành
* Chức năng:
- Lông nhung (pili)
+ Pili phổ thông: Có chức năng bám dính.
+ Pili giới tính: Có chức năng tiếp hợp.
- Roi:
Giúp cho sự di chuyển của vi khuẩn bằng cách xoáy vào môi trường lỏng; ở đầu
roi có chứa kháng nguyên H (khả năng ứng nhiệt).
9. Nội bào tử
- Là cấu trúc ở một số loài vi khuẩn được hình thành bên trong tế bào khi điều
kiện sống khắc nghiệt.
- Một lớp vỏ bào tử chịu nhiệt được hình thành (hợp chất đặc trưng là
dipicolinic) bao bọc lấy AND mới được tổng hợp và một ít chất nguyên sinh tạo
thành nội bào tử.
- Giúp vi khuẩn tồn tại được trong những điều kiện bất lợi.
6


III.1.3. CHUYÊN ĐỀ 3: TẾ BÀO NHÂN THỰC - NHÂN TẾ BÀO VÀ
RIBÔXÔM
1. Nhân tế bào.
1.1. Vị trí.
Nằm ở trung tâm tế bào (tế bào động vật) hoặc ở ngoại biên tế bào (tế bào thực
vật)
1. 2. Hình dạng, kích thước:
Hình cầu, đường kính khoảng 5m
1.3. Số lượng:
Mỗi tế bào có một nhân, nhưng cũng có tế bào không có nhân (hồng cầu) hoặc

có từ 2 – 3 nhân ( tế bào gan, tế bào tuyến nước bọt ở một số động vật)
1.4. Cấu trúc:
+ Ngoài là màng nhân
+ trong là dịch nhân gồm nhân con và chất nhiễm sắc (gồm ADN liên kết
với Protein)
a. Màng nhân:
* Cấu trúc:
- Là màng kép, bao gồm 2 lớp màng đơn tạo xoang quang nhân
- Trên màng nhân có nhiều lỗ màng nhân
+ Bình thường, lỗ màng được che kín bởi các phân tử protein
+ Lỗ màng nhân chỉ được hình thành khi 2 màng xếp sít nhau
 Lỗ màng nhân có chức năng trao đổi chất có chọn lọc giữa nhân và tế bào
chất, ngoài ra còn có chức năng cố định, nâng đỡ màng nhân
-Trên màng ngoài nhân có gắn nhiều Riboxom
* Tính chất:
- Màng nhân không có khả năng tự hàn gắn khi bị tổn thương
- Màng nhân có thể biến mất và tái xuất hiện trong quá trình phân bào
* Chức năng: + Ngăn cách chất nguyên sinh với các phần còn lại của tế bào chất
+ Trao đổi chất có chọn lọc giữa tế bào chất và nhân
+ Tổng hợp Protein
b. Chất nhiễm sắc:
- Cấu tạo : Từ ADN và NST
- Chức năng: Chứa ADN là vật chất di truyền.
c. Nhân con:
- Là thể hình cầu, không có màng bao bọc, bắt mầu đậm nằm trong nhân tế bào.
- Cấu tạo từ rARN và Prôtein
- Chức năng : + Là nơi tổng hợp rARN.
+ Đóng gói và tích luỹ Riboxom
1.5. Chức năng:
Nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động của tế bào, tham gia vào di truyền

và sinh sản
2. Riboxom.
- Kích thước : Siêu hiển vi
- Số lượng : Hàng vạn – hàng triệu Riboxom/ tế bào
7


- Thành phần hoá học: ARN (40 – 60%) và Protein (50 – 60%)
- Vị trí: + Nằm tự do trong tế bào chất
+ Đính trên màng các bào quan : Màng nhân, màng của lưới nội chất
(80S) màng ti thể, màng lục lạp (70S)
- Cấu trúc : Là bào quan không có màng bao bọc, mỗi Riboxom gồm có 2 tiểu
đơn vị :1 tiểu đơn vị lớn và một tiểu đơn vị nhỏ
Mỗi tiểu đơn vị mang nhiều protein và rARN có kích thước khác nhau
+ Riboxom 70S: 50S + 30S  70S
+ Riboxom 80S: 60S + 40S  80S
- Chức năng: là nơi tổng hợp Protein
III.1.4. CHUYÊN ĐỀ 4: TẾ BÀO NHÂN THỰC - HỆ THỐNG NỘI MÀNG
1. Lưới nội chất
- Là hệ thống màng bên trong tế bào tạo nên các ống và xoang dẹp thông với
nhau, ngăn cách với phần còn lại của tế bào chất
- Bắt đầu từ màng nhân, phân bố gần tới màng sinh chất, có liên hệ với thể
Gongi và Lizoxom
- Có 2 loại:
+ Lưới nội chất hạt : có ribôxôm đính trên màng có chức năng tổng hợp Pr xuất
bào, tổng hợp Photpholipit và Colesteron để thay thế dần cho chúng ở trên
màng.
+ Lưới nội chất trơn có đính các loại enzim có chức năng tổng hợp Lipit, chuyển
hoá đường (tế bào ruột non), phân hủy chất độc hại (tế bào gan)
2. Bộ máy Gôngi

- Cấu trúc: là một chồng túi màng dẹt xếp chồng lên nhau nhưng không thông
với nhau
- Chức năng:
+ Hoàn thiện việc tổng hợp glycoprotein (gắn cacbonhidrat vào Protein)
+ Đóng gói glycoprotein trong các túi vận chuyển và vận chuyển tới màng sinh
chất để xuất bào hoặc đến vị trí khác trong tế bào để sử dụng
+ ở tế bào thực vật: Tham gia tổng hợp polysacharit tạo thành xenlulo
+ Thu gom chất độc hại để thải ra ngoài
3. Lizoxom
- Cấu trúc: + Sinh ra từ mạng lưới nội chất có hạt và bộ máy Gôngi
+ Kích thước gần bằng ti thể
+ Có màng bọc, chứa nhiều enzim thuỷ phân
- Chức năng: + Tiêu hoá nội bào
+ Tự tiêu
4. Không bào
* Cấu trúc:
- Tạo ra từ bộ máy Gongi và hệ thống lưới nội chất, là bào quan có một lớp
màng bao bọc.
- ở tế bào thực vật : Không bào lớn
ở tế bào động vật : Không bào nhỏ
*. Chức năng: Tuỳ loài và tuỳ loại tế bào
8


- Tế bào thực vật: + Tạo áp suất thẩm thấu của tế bào.
+ ở tế bào cánh hoa: chứa sắc tố hấp dẫn côn trùng, chứa chất
độc ngăn cản động vật ăn thực vật
+ Dự trữ chất dinh dưỡng
- Tế bào động vật: + Chứa các chất độc hại
+ Tiêu hoá

III.1.5. CHUYÊN ĐỀ 5: TẾ BÀO NHÂN THỰC - CÁC BÀO QUAN
CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG.
1. Ti thể
- Hình dạng: Hình cầu hoặc thể sợi ngắn. Hình dạng, số lượng, kích thước, vị trí
sắp xếp biến thiên tuỳ điều kiện môi trường.
- Thành phần cấu tạo: Protein (65 – 70%), Lipit (25 – 30%), ADN (1-10%),
Riboxom 70S.
- Cấu trúc: 2 phần:
+ Ngoài có 2 lớp màng bọc (màng kép)
Màng ngoài trơn nhẵn, tiếp xúc với tế bào chất
Màng trong gấp nếp ăn sâu vào trong ruột ti thể tạo thành các mào chứa nhiều
loại enzim tham gia vào hô hấp
+ Trong là chất nền chứa ADN và ribôxôm, các axit amin, các enzim, Protein,
các axit hữu cơ…
- Chức năng:
+ Tạo năng lượng dưới dạng ATP
+ Cung cấp nhiều sản phẩm trung gian cho quá trình chuyển hoá vật chất
+ Tự tổng hợp các Protein đặc thù qui định một số tính trạng di truyền qua tế
bào chất
2. Lục lạp
- Hình dạng: Bầu dục
- Số lượng: Thay đổi tuỳ theo điều kiện chiếu sáng và tuỳ loài
- Thành phần cấu tạo: Protein, Lipit, ADN , Riboxom
- Cấu trúc:
+ Ngoài có 2 lớp màng bao bọc (màng kép)
+ Bên trong :
Hệ thống túi dẹp (tilacôit) xếp chồng lên nhau tạo nên cấu trúc grana. Các grana
nối với nhau bằng hệ thống túi dẹp. Định vị trên màng tilacôit là các
quangtoxom (sắc tố và hệ enzim sắp xếp một cách có trật tự)
Chất nền (stroma) chứa ADN, ribôxôm và các enzim.

- Chức năng:
+ Làm nhiệm vụ quang hợp
+ Tự tổng hợp các Protein đặc thù.
3. Peroxixom:
- Cấu trúc: Là bào quan nhỏ, dạng túi, được bao bọc bởi một lớp màng, đường
kính từ 0,2 – 1,7  m. Bên trong chứa các enzim tổng hợp và phân hủy H2O2.
- Chức năng: Có vai trò khử độc, phân hủy axit béo thành các phân tử nhỏ hơn
đưa đến ti thể để tham gia quá trình hô hấp.
III.1.6.CHUYÊN ĐỀ VI: TẾ BÀO NHÂN THỰC – BỘ KHUNG TẾ BÀO
9


1. Bộ khung tế bào.
Gồm hệ thống mạng sợi và ống protein (vi ống, vi sợi, sợi trung gian) đan chéo
nhau
Đặc tính
Vi ống
Vi sợi
Sợi trung gian
Hai sợi xoắn lấy nhau, Các protein dạng
Ống rỗng; thành được
mỗi sợi là một sợi siêu xoắn
Cấu trúc
cấu tạo từ 13 cột các
polymer gồm các tiểu thành những dây
phân tử tubulin
đơn vị actin
cáp dày hơn
Đường
25nm với khoảng

7nm
8 – 12nm
kính
rỗng 15nm
Một trong số một
Tubulin, dimer được
vài protein khác
Tiểu đơn

cấu tạo từ - tubulin Actin
nhau thuộc họ
vị Protein

và - tubulin.
keratin, tùy loại tế
bào
- Duy trì hình dạng tế - Duy trì hình dạng tế - Duy trì hình
bào (các “xà nhà”
bào (các yếu tố chịu dạng tế bào (các
chống nén)
lực căng)
yếu tố chịu lực
- Vận động tế bào - Thay đổi hình dạng căng)
(lông rung hoặc lông tế bào.
- Neo giữ nhân và
Chức
roi)
- Co cơ.
một số bào quan
năng

- Chuyển động của - Dòng tế bào chất.
khác.
chính
NST trong quá trình - Vận động tế bào
- Hình thành các
phân chia tế bào
(như chân giả).
phiến lót nhân.
- Chuyển động của
- Phân chia tế bào
các bào quan.
(hình thành rãnh phân
cắt)
2. Trung thể
- Cấu trúc:
+ Gồm hai trung tử xếp thẳng góc với nhau
+ Mỗi trung tử là một ống hình trụ, rỗng, dài, đường kính 0,13m, gồm 9 bộ ba
vi ống xếp thành vòng.
- Chức năng: Hình thành thoi vô sắc trong quá trình phân chia tế bào
3. Lông rung và roi
- Lông và roi có cấu tạo giống nhau, đường kính 0,25 m, lông dài khoảng 2 20m, roi dài khoảng 10 - 200m.
- Có nhiều lông trên một tế bào nhưng chỉ có khoảng 1 vài roi trên một tế bào
- Cấu trúc: Cấu trúc theo công thức “9 + 2”, tức là gồm 9 bộ hai vi ống xếp
thành vòng tròn, ở giữa có thêm 2 vi ống
Gốc roi và lông cấu tạo giống trung tử
- Chức năng: + Giúp tế bào di chuyển (tinh trùng, động vật nguyên sinh)
+ Vận chuyển các dịch lỏng trên bề mặt tế bào và mô (lông ở tế bào
niêm mạc đường hô hấp)
+ Lông sơ cấp (chỉ 1 chiếc/ tế bào): thu nhận tín hiệu cho tế bào.
10



III.1.7.CHUYÊN ĐỀ VII: TẾ BÀO NHÂN THỰC – MÀNG SINH CHẤT VÀ
CÁC CON ĐƯỜNG VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG
1. Màng sinh chất.
1.1. Cấu trúc:
- Cơ chất chủ yếu của màng sinh chất là 2 lớp photpholipit xếp quay đầu kị nước
lại với nhau
- Xen kẽ giữa các phân tử photpholipit là một số phân tử Colesteron
- Khảm lên 2 lớp phôt pholipit ở mặt trong hoặc mặt ngoài, hoặc xuyên qua 2
lớp này là các phân tử protein (dạng khối cầu)
- Liên kết với các phân tử Protein và Lipit còn có các phân tử Cacbonhidrat
* Nói màng sinh chất có cấu trúc khảm động vì:
- Khảm: Chỉ màng được cấu tạo chủ yếu từ hai lớp phân tử phôtpholipit, trên đó
có điểm thêm protein và các phân tử khác
- Động: Các phân tử cấu tạo nên màng không đứng yên một chỗ mà chúng có
thể di chuyển trong phạm vi màng
1.2. Chức năng màng sinh chất:
- Ngăn cách tế bào với môi trường, tạo cho tế bào một hệ thống riêng biệt.
- Trao đổi chất với môi trường.
- Vận chuyển các chất, tiếp nhận và truyền thông tin từ bên ngoài vào trong tế
bào, là nơi định vị của nhiều loại enzim, các protein màng làm nhiệm vụ ghép
nối các tế bào trong một mô…..
- Màng sinh chất có các “dấu chuẩn” là glicoprotein đặc trưng cho từng loại tế
bào.
2. Các con đường vận chuyển các chất qua màng.
2.1. Vận chuyển thụ động
a) Cơ chế: Khuếch tán
- Khuyếch tán là sự di chuyển các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ
thấp

- Sự khuyếch tán của nước qua màng được gọi là sự thẩm thấu
 Khi đưa tế bào sống vào dung dịch có các hiện tượng xảy ra:
+ Nồng độ dịch bào (CTB) > Nồng độ dung dịch (Cdd) : Môi trường nhược trương
: H2O từ môi trường vào tế bào.
+ CTB = Cdd : Môi trường đẳng trương : Lượng H 2O vào tế bào và ra khỏi tế bào
cân bằng nhau.
+ CTB < Cdd : Môi trường ưu trương : H2O từ tế bào ra môi trường  tế bào mất
nước  hiện tượng co nguyên sinh.
b) Các con đường khuyếch tán qua màng tế bào:
* Sự khuyếch tán qua lớp kép photpholipit : Dùng cho những chất hoà tan trong
lipit, không phân cực, không tích điện
* Sự khuyếch tán nhờ các protein vận chuyển xuyên màng (khuếch tán tăng
cường)
- Dành cho các protein, H2O và các chất hoà tan trong H2O; các ion.
- Protein vận chuyển có thể là Protein mang hoặc Protein kênh:
11


+ Protein kênh: cung cấp hành lang cho phép các phân tử hoặc ion đặc biệt qua
màng.
+ Protein mang: biến đổi hình dạng để vận chuyển các chất qua màng.
c) Đặc điểm của vận chuyển thụ động:
- Không cần năng lượng dưới dạng ATP
- Theo gradient nồng độ
- Phụ thuộc nồng độ, kích thước phân tử, nhiệt độ
2. 2. Vận chuyển chủ động
a) Đặc điểm:
- Là quá trình vận chuyển các chất ngược chiều gradient nồng độ
- Cần năng lượng dưới dạng ATP
- Cần protein mang

b) Phương thức hoạt động của protein mang:
- Vận chuyển đơn cảng: Vận chuyển chỉ một chất từ phía này đến phía kia của
màng.
Ví dụ: Sự vận chuyển gluco từ môi trường ngoại bào vào trong tế bào chất
- Vận chuyển đồng cảng: Vận chuyển một chất này phải kèm theo sự vận
chuyển một chất khác.
Ví dụ: Vận chuyển gluco từ xoang ống ruột hoặc từ xoang ống thận vào tế bào
phải xảy ra sự vận chuyển với Na+
- Vận chuyển đối cảng: Vận chuyển đồng thời 2 chất nhưng theo hai hướng
ngược nhau.
Ví dụ: Vận chuyển Cl- và HCO32.3. Nhập bào và xuất bào
- Nhập bào: Tế bào đưa các chất vào trong tế bào bằng cách hình thành các túi
mới từ màng tế bào. Một phần nhỏ màng tế bào lõm vào thành dạng túi. Khi túi
vào sâu, nó rời ra, tạo thành túi chứa vật chất ngoài tế bào. Có 3 kiểu: Thực bào,
ẩm bào và nhập bào nhờ thụ thể.
+ Thực bào: các tế bào động vật có thể “ăn” các tế bào vi khuẩn, mảnh vỡ tế
bào, hợp chất có kích thước lớn
+ Ẩm bào: những chất ở dạng dịch lỏng được đưa vào tế bào.
+ Nhập bào nhờ thụ thể: giúp tế bào lấy được các chất đặc hiệu (ligand) nhờ các
Protein thụ thể trong những hố bao (một số vùng trên màng)
- Xuất bào: là quá trình chuyển các chất ra khỏi tế bào (ngược nhập bào) thường
là sự tiết Protein và các đại phân tử ra khỏi tế bào bằng cách dung hợp các túi
với màng tế bào.
III.1.8.CHUYÊN ĐỀ 8: TẾ BÀO NHÂN THỰC – CÁC THÀNH PHẦN
NGOẠI BÀO VÀ SỰ LIÊN KẾT GIỮA CÁC TẾ BÀO
1. Các thành phần ngoại bào.
1.1. Thành tế bào.
- Cấu trúc: + Cấu tạo từ xenlulo (tế bào thực vật) hoặc từ kitin (tế bào nấm).
+ Tế bào thực vật còn non tiết ra lớp thành tương đối mỏng và linh
động là thành tế bào sơ cấp, cấu tạo từ xenlulo.

Khi tế bào thực vật hoàn thiện và không sinh trưởng nữa thì phiến giữa – cấu
trúc nằm giữa thành tế bào sơ cấp của hai tế bào; được cấu tạo từ pectin (một
12


loại polysacharide) – giúp củng cố cho vững thành tế bào. Một số thực vật thực
hiện điều đó đơn giản bằng cách tiết các chất làm rắn vào thành tế bào sơ cấp.
Thành tế bào thứ cấp nằm giữa màng tế bào và thành tế bào sơ cấp, thường gồm
một vài lớp lá mỏng, có chất nền khỏe và chắc, đủ sức bảo vệ và nâng đỡ tế bào.
+ Trên thành tế bào thực vật có các cầu sinh chất bảo đảm cho các tế
bào ghép nối nhau có thể liên lạc với nhau một cách dễ dàng.
- Chức năng: + Bảo vệ tế bào.
+Xác định hình dạng, kích thước tế bào.
1.2. Chất nền ngoại bào(ECM) của các tế bào động vật
- Cấu trúc: + Thành phần chủ yếu là glicoprotein. Loại glicoprotein trong EMC
của tế bào động vật là collagen.
+ EMC gắn kết với tế bào nhờ mạng lưới proteoglycan hoặc
fibronectin.
+ Fibronectin và các protein EMC khác gắn với các Protein thụ thể
của màng tế bào có tên là intergrin cắm vào màng tế bào. Intergrin nối màng và
ở phía tế bào chất, nó gắn với Protein liên kết kết nối với các vi sợi của bộ
khung xương tế bào.
- Chức năng: + Giúp các tế bào liên kết với nhau tạo nên các mô nhất định
+ Giúp tế bào thu nhận thông tin; qua đó điều hòa hoạt động của tế
bào.
2. Sự liên kết giữa các tế bào.
Các tế bào ở động vật và thực vật được tổ chức thành các mô, cơ quan và hệ cơ
quan. Các tế bào thường kết nối, tương tác và thông tin với nhau thông qua sự
tiếp xúc vật lí trực tiếp.
2.1. Cầu sinh chất ở các tế bào thực vật.

- Tế bào chất của một tế bào thực vật nối liền với tế bào chất của các tế bào bên
cạnh thông qua các cầu sinh chất, là các kênh xuyên qua màng tế bào.
- Màng tế bào của các tế bào liền kề lót cầu sinh chất và nhờ đó chúng liên thông
với nhau.
- Qua cầu sinh chất, nước, chất hòa tan và thậm chí cả Protein và ARN cũng
được vận chuyển từ tế bào này sang tế bào khác.
2.2. Các mối nối giữa các tế bào ở mô động vật.
2.2.1. Mối nối kín.
- Màng tế bào của các tế bào liền kề bị nén rất khít, gắn kết nhau nhờ những
Protein đặc hiệu.
- Tạo thành đường bịt kín liên tục quanh các tế bào, các mối nối kín ngăn cản sự
rò rỉ dịch ngoại bào qua lớp tế bào biểu mô.
2.2.2. Ghép nối desmosome (thể nối).
- Thể nối có chức năng như những chiếc đinh tán, xiết các tế bào thành tấm
chắc.
- Thể nối được neo vào tế bào chất nhờ các sợi trung gian cấu tạo từ protein
keratin.
2.2.3. Mối nối hở (các mối nối thông tin)
- Tạo ra các kênh tế bào chất từ một tế bào đến các tế bào liền kề.
13


- Các mối nối hở được cấu tạo từ các Protein màng, bao lấy các lỗ qua đó các
phân tử có thể lưu thông từ tế bào này sang tế bào khác.
III.2. HỆ THỐNG PHT
Chúng tôi chủ yếu sử dụng các PHT để phát huy khả năng tự học của học sinh
gồm các bước:
- Giáo viên (GV) xây dựng các PHT.
- Yêu cầu học sinh (HS) làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm ở lớp hoặc
ở nhà tùy theo điều kiện cụ thể để hoàn thành PHT.

- HS báo cáo kết quả và trả lời câu hỏi của các thành viên khác trong lớp
- GV chính xác hóa và tổng kết.
III.2.1 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
CHUYÊN ĐỀ 1: KHÁI QUÁT VỀ TẾ BÀO
1. Mỗi nhóm (tổ) hoàn thành các nhiệm vụ dưới đây:
- Quan sát các sơ đồ, nghiên cứu các tài liệu được GV cung cấp, thảo luận nhóm
để hoàn thành các bảng biểu trong nội dung được phân công .
- Cử đại diện nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- Trả lời câu hỏi của các nhóm khác về nội dung đã trình bày.
2. Phân công:
Nhóm 1: Nội dung 1.
Nhóm 2: Nội dung 2.
3. Nội dung:
Nội dung I. Tìm hiểu những điểm khác biệt cơ bản giữa tế bào nhân thực và tế
bào nhân sơ bằng cách hoàn thành bảng sau:
Điểm phân biệt
Tế bào nhân sơ
Tế bào nhân chuẩn
Kích thước
Thành tế bào
Màng sinh chất
Tế bào chất
Nhân
Lông và roi
Phân bào
Nội dung II. Tìm hiểu những điểm khác biệt cơ bản giữa tế bào động vật và
tế bào thực vật bằng cách hoàn thành bảng sau:
Điểm phân biệt
Tế bào động vật
Tế bào thực vật

Hình dạng
Kích thước
Thành tế bào
Màng sinh chất
Tế bào chất
Phân bào
III.2.2. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
CHUYÊN ĐỀ 2: TẾ BÀO NHÂN SƠ
14


1. Mỗi nhóm (tổ) hoàn thành các nhiệm vụ dưới đây:
- Quan sát các sơ đồ, nghiên cứu các tài liệu được GV cung cấp, thảo luận nhóm
để hoàn thành các bảng biểu trong nội dung được phân công .
- Cử đại diện nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- Trả lời câu hỏi của các nhóm khác về nội dung đã trình bày.
2. Phân công:
Nhóm 1: Nội dung 1.
Nhóm 2: Nội dung 2.
3. Nội dung:
Nội dung I. Tìm hiểu chức năng của các bộ phận cấu tạo nên tế bào nhân
sơ.
Hoàn thành bảng sau về chức năng của các bộ phận cấu tạo nên tế bào nhân sơ.
Thành phần
Chức năng
Màng nhầy
Thành tế bào
Màng sinh chất
Mezoxom
Nhân

Riboxom
Hạt dự trữ
Plasmit
Lông nhung (pili)
Roi
Nội bào tử
Nội dung II. Tìm hiểu thành tế bào nhân sơ.
1. N - axetil glucosamin (G) và N - axetil muramic (M) liên kết với nhau như
thế nào để tạo nên mạng lưới murein?
2. Phân biệt thành tế bào vi khuẩn Gr +, Gr- và Archaea bằng cách hoàn thành
bảng sau
Điểm phân biệt
Thành Gr+
Thành GrThành Archaea
Lớp murein
Lớp Pseudomurein
Axit techoic
Lớp LPS
Mẫn cảm với lizozim
III.2.3. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
CHUYÊN ĐỀ 3: TẾ BÀO NHÂN THỰC – NHÂN TẾ BÀO VÀ RIBÔXÔM
1. Mỗi nhóm (tổ) hoàn thành các nhiệm vụ dưới đây:
- Quan sát các sơ đồ, nghiên cứu các tài liệu được GV cung cấp, thảo luận nhóm
để hoàn thành các bảng biểu trong nội dung được phân công .
- Cử đại diện nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- Trả lời câu hỏi của các nhóm khác về nội dung đã trình bày.
2. Phân công:
15



Nhóm 1: Nội dung 1.
Nhóm 2: Nội dung 2.
3. Nội dung:
Nội dung I. Tìm hiểu về nhân tế bào.
Hoàn thành bảng sau về chức năng của các bộ phận cấu thành nhân tế bào.
Bộ phận
Chức năng
Màng nhân
Dịch nhân
Chất nhiễm sắc
Nhân con
Nội dung II. Tìm hiểu về ribôxôm.
So sánh riboxom ở sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ về cấu tạo và chức
năng?
III.2.4. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
CHUYÊN ĐỀ 4: TẾ BÀO NHÂN THỰC – HỆ THỐNG NỘI MÀNG
1. Mỗi nhóm (tổ) hoàn thành các nhiệm vụ dưới đây:
- Quan sát các sơ đồ, nghiên cứu các tài liệu được GV cung cấp, thảo luận nhóm
để hoàn thành nội dung được phân công .
- Cử đại diện nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- Trả lời câu hỏi của các nhóm khác về nội dung đã trình bày.
2. Phân công:
Nhóm 1: Nội dung 1.
Nhóm 2: Nội dung 2.
3. Nội dung:
Nội dung I. Tìm hiểu về Lưới nội chất và Bộ máy Gôngi.
1. Phân biệt lưới nội chất có hạt và lưới nội chất không hạt?
2. Phân biệt lưới nội chất và bộ máy Gôngi?
Nội dung II. Tìm hiểu về Lizoxom và Không bào
Hoàn thành bảng sau về Lizoxom và Không bào

Bào quan
Nguồn gốc
Cấu trúc
Chức năng
Lizoxom
Không bào
III.2.5. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
CHUYÊN ĐỀ 5: TẾ BÀO NHÂN THỰC – CÁC BÀO QUAN
CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG
1. Mỗi nhóm (tổ) hoàn thành các nhiệm vụ dưới đây:
- Quan sát các sơ đồ, nghiên cứu các tài liệu được GV cung cấp, thảo luận nhóm
để hoàn thành nội dung được phân công .
- Cử đại diện nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- Trả lời câu hỏi của các nhóm khác về nội dung đã trình bày.
2. Phân công:
Nhóm 1: Nội dung 1.
Nhóm 2: Nội dung 2.
3. Nội dung:
16


Nội dung I. Tìm hiểu cấu trúc và chức năng của các bào quan chuyển hóa
năng lượng.
Hoàn thành bảng sau về cấu trúc và chức năng của các bào quan chuyển hóa
năng lượng
Bào quan
Cấu trúc
Chức năng
Ti thể
Lục lạp

Peroxixom
Nội dung II. So sánh lục lạp và ti thể về cấu trúc và chức năng
Hoàn thành bảng sau để so sánh lục lạp và ti thể về cấu trúc và chức năng
Bào
Đặc điểm
quan Màng ADN và
Hệ
Tạo Sắc
Enzi
Enzi
Sử
Sử
kép
RBX
thống
ra
tố
m hô
m
dụng dụng
vận
AT
hấp
quan năng năng
chuyển P
g hợp lượng lượng
điện tử
ánh
hóa
sáng

học
Ti thể
Lục
lạp
III.2.6. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6
CHUYÊN ĐỀ 6: TẾ BÀO NHÂN THỰC – BỘ KHUNG TẾ BÀO
1. Mỗi nhóm (tổ) hoàn thành các nhiệm vụ dưới đây:
- Quan sát các sơ đồ, nghiên cứu các tài liệu được GV cung cấp, thảo luận nhóm
để hoàn thành nội dung được phân công .
- Cử đại diện nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- Trả lời câu hỏi của các nhóm khác về nội dung đã trình bày.
2. Phân công:
Nhóm 1: Nội dung 1.
Nhóm 2: Nội dung 2.
3. Nội dung:
Nội dung I. Tìm hiểu về vi ống, vi sợi và sợi trung gian.
Hoàn thành bảng sau về cấu trúc và chức năng của vi ống, vi sợi và sợi trung
gian.
Bào quan
Cấu trúc
Chức năng
Vi ống
Vi sợi
Sợi trung gian
Nội dung II. Tìm hiểu về trung thể, lông rung và roi.
1. Hoàn thành bảng sau về cấu trúc và chức năng trung thể, lông rung và roi
17


Bào quan

Cấu trúc
Chức năng
Trung thể
Lông rung
Roi
2. Hoàn thành bảng sau về vai trò của các Protein trong sự vận động của roi nhờ
vi ống và sự co cơ nhờ vi sợi?
Protein
Hoạt động
Vai trò đối với sự vận động
Dynein
Protein kết nối chéo
Myosin
III.2.7. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7
CHUYÊN ĐỀ 7: TẾ BÀO NHÂN THỰC - MÀNG SINH CHẤT VÀ
CÁC CON ĐƯỜNG VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG
1. Mỗi nhóm (tổ) hoàn thành các nhiệm vụ dưới đây:
- Quan sát các sơ đồ, nghiên cứu các tài liệu được GV cung cấp, thảo luận nhóm
để hoàn thành nội dung được phân công .
- Cử đại diện nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- Trả lời câu hỏi của các nhóm khác về nội dung đã trình bày.
2. Phân công:
Nhóm 1: Nội dung 1.
Nhóm 2: Nội dung 2.
3. Nội dung:
Nội dung I. Tìm hiểu cấu trúc màng sinh chất theo mô hình khảm – động.
Hoàn thành bảng sau về các thành phần cấu tạo nên màng sinh chất
Thành phần
Vị trí
Chức năng

Quyết định đến
tính động của màng
Photpholipit
Protein
Colesteron
Cacbonhidrat
Nội dung 2. Tìm hiểu các con đường vận chuyển các chất qua màng.
Phân biệt các con đường vận chuyển các chất qua màng bằng cách hoàn
thành bảng sau:
Đặc điểm
Vận chuyển thụ động
Vận chuyển Xuất nhập
chủ động
bào
Qua
Nhờ các
lớp kép lipit
Protein
vận chuyển
Đối tượng vận chuyển
Cần Protein mang
Cần năng lượng ATP
III.2.8. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 8
18


CHUYÊN ĐỀ 8: TẾ BÀO NHÂN THỰC – CÁC THÀNH PHẦN NGOẠI
BÀO VÀ SỰ LIÊN KẾT GIỮA CÁC TẾ BÀO
1. Mỗi nhóm (tổ) hoàn thành các nhiệm vụ dưới đây:
- Quan sát các sơ đồ, nghiên cứu các tài liệu được GV cung cấp, thảo luận nhóm

để hoàn thành nội dung được phân công .
- Cử đại diện nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- Trả lời câu hỏi của các nhóm khác về nội dung đã trình bày.
2. Phân công:
Nhóm 1: Nội dung 1.
Nhóm 2: Nội dung 2.
3. Nội dung:
Nội dung I. Tìm hiểu các thành phần ngoại bào.
Hoàn thành bảng sau về các thành phần ngoại bào.
Thành phần
Cấu trúc
Chức năng
Thành tế bào
Chất nền ngoại bào
(ECM) của các tế bào
động vật
Nội dung II. Tìm hiểu các loại mối nối ở tế bào động vật
Hoàn thành bảng sau về các loại mối nối ở tế bào động vật
Loại mối nối
Đặc điểm
Ví dụ
Mối nối kín.
Ghép nối desmosome (thể nối).
Mối nối hở (các mối nối thông tin)
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
IV.1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
Chúng tôi đã áp dụng nội dung giảng dạy và hệ thống PHT được xây dựng
ở trên cho lớp 10 chuyên Sinh và một số lớp chuyên Tự nhiên (nguồn Học sinh
giỏi các cấp).
- Đa số các học sinh thể hiện sự tích cực trong quá trình học tập: các em tham

gia tích cực vào việc thảo luận nhóm, hoàn thành PHT ở nhà hoặc trên lớp, phân
công nhau làm nhóm trưởng, báo cáo viên và thư ký, chăm chú tiếp thu phần
phản biện của các nhóm và tổng kết của thầy cô giáo.
- Hình thành được quan điểm hệ thống ở học sinh khi xem xét một vấn đề: Sau
khi học chuyên đề 1, học sinh có được cái nhìn khái quát về phần cấu trúc tế
bào, tiếp cận được các kiến thức hiện đại; các chuyên đề sau cho học sinh thấy
được mối quan hệ chặt chẽ giữa cấu trúc và chức năng, mối liên hệ ràng buộc
giữa các bào quan trong tế bào như một thể thống nhất.
- Kết quả học tập khác biệt rõ rệt giữa các lớp có áp dụng SKKN và lớp không
áp dụng SKKN: học sinh ở lớp thí nghiệm có kĩ năng xử lí tình huống tốt hơn,
điểm số cao hơn và đặc biệt có hứng thú với việc tự tìm tòi các nguồn tài liệu bổ
sung kiến thức.
19




×