MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ ii
LỜI CAM ĐOAN.........................................................................................................iii
MỤC LỤC.................................................................................................................... iv
TÓM TẮT..................................................................................................................... ix
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU.................................................................................................1
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.........................................................................2
2.1. KHÁI NIỆM.......................................................................................................2
2.1.1. Khái niệm vị thành niên...............................................................................2
2.1.2. Khái niệm sức khỏe sinh sản........................................................................2
2.1.3. Khái niệm sức khỏe sinh sản vị thành niên..................................................3
2.1.4. Chăm sóc sức khỏe sinh sản.........................................................................3
2.1.5. Tình yêu và tình dục.....................................................................................3
2.2. NỘI DUNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN..........................................4
2.2.1. Làm mẹ an toàn............................................................................................4
2.2.2. Kế hoạch hóa gia đình..................................................................................4
2.2.3. Phá thai an toàn............................................................................................4
2.2.4. Giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên..............................................5
2.2.5. Phòng các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản..............................................5
2.2.6. Phòng các bệnh lây truyền qua đường tình dục............................................5
2.2.7. Phòng ung thư vú và ung thư sinh dục.........................................................5
2.2.8. Vô sinh.........................................................................................................6
2.2.9. Sức khỏe tình dục và giáo dục về tình dục...................................................6
2.2.10. Thông tin, giáo dục, truyền thông về sức khỏe sinh sản.............................6
2.3. CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN..............................6
2.3.1. Quan hệ tình dục trước hôn nhân.................................................................6
2.3.2. Có thai ở tuổi vị thành niên..........................................................................7
2.3.3. Phá thai........................................................................................................7
2.3.4. Bệnh lây truyền qua đường tình dục............................................................8
2.3.5. Kiến thức và sử dụng biện pháp tránh thai (BPTT)....................................10
2.4. GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN TUỔI VỊ THÀNH NIÊN.......................10
2.5. TÌNH HÌNH SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN......................................................11
2.5.1. Tình hình sức khỏe sinh sản trên Thế giới..................................................11
2.5.2. Tình hình sức khỏe sinh sản tại Việt Nam..................................................12
2.5.3. Tình hình sức khỏe sinh sản tại Cần Thơ...................................................13
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................14
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...........................................................................14
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................14
3.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu.................................................................................14
i
3.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ.....................................................................................14
3.1.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu..............................................................14
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................................14
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu:...................................................................................14
3.2.2. Cỡ mẫu.......................................................................................................14
3.2.3. Phương pháp chọn mẫu..............................................................................14
3.2.4. Nội dung nghiên cứu..................................................................................14
3.2.5. Phương pháp thu thập................................................................................21
3.2.6. Phương pháp kiểm soát sai số....................................................................21
3.2.7. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu.....................................................21
3.3. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU................................................................21
4.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu................................................22
4.1.2. Kiến thức về sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên.....................................25
4.2. THẢO LUẬN...................................................................................................29
4.2.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu................................................29
4.2.2. Kiến thức sức khỏe sinh sản.......................................................................31
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ....................................................................36
5.1. KẾT LUẬN.......................................................................................................36
5.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu................................................36
5.1.2. Kiến thức sức khỏe sinh sản.......................................................................36
5.2. ĐỀ NGHỊ..........................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................38
PHỤ LỤC..................................................................................................................... 39
ii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi........................................ 23
Bảng 4.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm dân tộc.................................. 23
Bảng 4.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm địa chỉ................................... 23
Bảng 4.4. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm nghề nghiệp cha, mẹ............. 24
Bảng 4.5. Nguồn thông tin học sinh nữ được tiếp cận về SKSS.............................. 24
Bảng 4.6. Chủ đề học sinh nữ quan tâm.................................................................. 25
Bảng 4.7. Phương tiện để đưa SKSS tới vị thành niên............................................ 25
Bảng 4.8. Cách giải quyết của học sinh nữ khi có vấn đề về SKSS........................ 26
Bảng 4.9. Kiến thức tuổi dậy thì.............................................................................. 26
Bảng 4.10. Kiến thức về tình yêu và tình dục.......................................................... 27
Bảng 4.11. Kiến thức về biện pháp tránh thai.......................................................... 27
Bảng 4.12. Kiến thức các bệnh lây qua đường tình dục.......................................... 28
Bảng 4.13. Kiến thức về truyền nhiễm HIV/AIDS qua đường tình dục.................. 28
Bảng 4.14. Kiến thức về giáo dục sức khỏe sinh sản............................................... 29
iii
DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Kiến thức đúng chung về sức khỏe sinh sản............................................... 28
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCS
Bao cao su
BPTT
Biện pháp tránh thai
CSSKSS
Chăm sóc sức khỏe sinh sản
GDSKSS
Giáo dục sức khỏe sinh sản
KHHGĐ
Kế hoạch hóa gia đình
LTQĐTD
Lây truyền qua đường tình dục
NKLTQĐTD Nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục
QHTD
Quan hệ tình dục
SKSS
Sức khỏe sinh sản
SKSS VTN
Sức khỏe sinh sản vị thành niên
VTN
Vị thành niên
v
TÓM TẮT
Sức khỏe sinh sản là một nội dung được quan tâm nhiều trong những năm gần
đây, là một trong những vấn đề có liên quan đến nhiều lứa tuổi, vấn đề cần được quan
tâm phân tích nhiều hơn trong thời điểm bùng nổ thông tin như hiện nay. Đây cũng là
vấn đề tế nhị, nhạy cảm và làm thay đổi nhận thức và quan niệm của cha ông ta từ bao
đời nay rằng trao đổi, cung cấp kiến thức sức khỏe sinh sản cho vị thành niên là “ vẽ
đường cho hươu chạy”.
Hiện nay quan hệ tình dục sớm ngày càng phổ biến ở nước ta, dẫn đến tình
trạng có thai ngoài ý muốn ngày càng gia tăng, và những hậu quả tai hại của nó là
không tránh khỏi. Những hiện tượng nạo phá thai, có thai tuổi vị thành niên, việc sinh
con của các bà mẹ quá trẻ 13, 14, 15 tuổi, việc kết hôn sớm.....Xảy ra rất nhiều kéo
theo rất nhiều tác hại lớn khác cho bản thân các em và cho gia đình. Vì thế việc cung
cấp kiến thức về sức khỏe sinh sản cho các em học sinh nữ là việc rất cần thiết và cấp
bách, và để đánh giá được sự nhận thức và tiếp thu kiến thức của các em về vấn đề sức
khỏe sinh sản. Do đó, đề tài “ Khảo sát kiến thức về sức khỏe sinh sản của học sinh
nữ cấp 3 tại trường THPT Nguyễn Việt Dũng quận Cái Răng thành phố Cần Thơ
năm 2018” được thực hiện với mục tiêu cụ thể như sau:
- Xác định tỷ lệ học sinh nữ cấp 3 tại trường THPT Nguyễn Việt Dũng có
kiến thức đúng về sức khỏe sinh sản
- Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng bảng
hỏi 50 học sinh nữ tại trường THPT Nguyễn Việt Dũng. Nghiên cứu được tiến hành
trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2018
- Kết quả thu được có (62%) học sinh nữ có kiến thức đúng chung về sức khỏe
sinh sản.
Qua kết quả có thể thấy được sự hiểu biết của các em học sinh nữ về vấn đề sức
khỏe sinh sản khá tốt, tuy nhiên vẫn cần phải tăng cường công tác tuyên truyên giáo
dục, cung cấp kiến thức để các em học sinh nữ ngày càng nâng cao nhận thức và hiểu
biết về sức khỏe sinh sản. Tăng cường phối hợp giáo dục về sức khỏe sinh sản giữa gia
đình, nhà trường và xã hội góp phần bảo vệ sức khỏe, bảo vệ tương lai của các em, và
góp phần bảo vệ đất nước chúng ta ngày càng tiến bộ, tránh các tình trạng phá thai, có
thai sớm ở lứa tuổi vị thành niên.
vi
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
Trong vòng 5 năm gần đây các vấn đề về vị thành niên là một điểm nóng tại các
nước đang phát triển do quan hệ tình dục, có thai ngoài ý muốn và HIV/AIDS tăng
nhanh. Tình trạng sức khỏe và sự phát triển của vị thành niên chịu tác động của nhiều
yếu tố như môi trường, kinh tế, văn hóa, xã hội, điều kiện sống. Việc đẩy mạnh các
chương trình y tế là một trong những phần cần phải thay đổi nhanh nhất trong giai
đoạn trước mắt, nhằm đảm bảo việc cung cấp thông tin và dịch vụ y tế về sức khỏe
sinh sản cho các thanh thiếu niên. Mục đích chính của các chương trình sức khỏe sinh
sản này là hỗ trợ vị thành niên trong việc tiếp cận, nhận thông tin, tăng cường các cơ
hội có thể xây dựng được kỹ năng, tư vấn các dịch vụ lâm sàng cần thiết (Bùi Thị Thu
Hà, 2009).
Theo Tổ chức Y tế thế giới, vị thành niên là nhóm người ở lứa tuổi từ 10-19,
chiếm 1/5 dân số thế giới. Trong số gần 1,2 tỷ VTN thì có hơn 900 triệu người sống ở
các nước đang phát triển như Việt Nam. Ở nước ta hiện nay có khoảng 20% dân số ở
độ tuổi từ 10-19 tuổi. Việt Nam hiện đang phải đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến
sức khỏe sinh sản vị thành niên như: Quan hệ tình dục trước hôn nhân, có thai ngoài ý
muốn, tình trạng nạo phá thai có chiều hướng gia tăng, tình hình nhiễm HIV/AIDS ở
mức báo động, khoảng một nửa số người nhiễm HIV ở lứa tuổi vị thành niên. Tình
hình trên cho thấy cần thiết phải tiến hành tốt công tác giáo dục sức khỏe sinh sản vị
thành niên ở nước ta. Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề này, ngay
từ những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, hoạt động giáo dục dân số đã được thí
điểm đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông ở Việt Nam. Kể từ sau Hội nghị
quốc tế về dân số và phát triển tổ chức tại Cairo, Ai Cập năm 1994 (ICPD), chương
trình dân số chuyển sang nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản và hoạt động giáo dục
dân số trong nhà trường cũng đã và đang chuyển hướng sang giáo dục sức khỏe sinh
sản vị thành niên (Bùi Phương Nga, 2009).
Tại hầu hết các nước trên thế giới, đại đa số vị thành niên không được trang bị
đầy đủ kiến thức và kỹ năng về tình dục và sức khỏe sinh sản. Họ không có khả năng
để từ chối quan hệ tình dục không an toàn hoặc thỏa hiệp về tình dục an toàn. Rất
nhiều nhà lãnh đạo cho rằng, việc cung cấp các kiến thức về tình dục và sức khỏe sinh
sản sẽ “vẽ đường cho huơu chạy”, vị thành niên sẽ trở nên có các hành vi về quan hệ
tình dục sớm hơn. Nhưng trên thực tế, việc giáo dục tình dục an toàn hoàn toàn không
dẫn đến quan hệ tình dục sớm hoặc tăng lên ở vị thành niên. Vị thành niên là tuổi có
thay đổi rất lớn cả về lượng và chất mà đôi khi trẻ không kịp đáp ứng với sự thay đổi,
hoặc nếu không được giáo dục và chăm sóc đầy đủ sẽ có những thiên hướng phát triển
sai lệch, có nhiều nguy cơ (Bùi Phương Nga, 2009). Vì vậy chăm sóc trẻ tuổi vị thành
1
niên là vấn đề quan trọng nhưng đây không phải là công việc riêng của cán bộ Ngành
Y tế mà là trách nhiệm chung của gia đình, nhà trường và xã hội.
Tại trường THPT Nguyễn Việt Dũng ở tại 161 phường Lê Bình, quận Cái Răng,
TPCT, trường có 1200 học sinh trong đó số học sinh nữ chiếm 691 học sinh các em
trong độ tuổi từ 16-18 tuổi là độ tuổi đang phát triển về mặt thể chất và tinh thần, các
em phát triển mạnh tính độc lập, muốn tách khỏi sự quản lý, kiểm soát của gia đình,
phát triển mạnh cá tính và muốn tìm kiếm những mối quan hệ cùng lứa. Nhu cầu về
tình bạn trở nên quan trọng và dễ chịu ảnh hưởng (tốt cũng như xấu) của nhóm bạn đó,
đặc biệt chú ý đến người bạn khác giới và dễ nhầm lẫn tình bạn với tình yêu. Khi
mong muốn điều gì, các em muốn được thõa mãn nhu cầu ngay và có thể hành động
bất chấp hậu quả, trong khi về mặt tư duy các em chưa phát triển đầy đủ khả năng tự
phê phán (Bùi Phương Nga, 2009). Cũng ở nhóm tuổi này các em thường muốn tìm
hiểu về khả năng hoạt động tình dục của mình nên các em dễ gây ra những hành động
theo sự thõa mãn mà không nghĩ tới hậu quả, và người chịu thiệt thòi nhiều nhất là các
em học sinh nữ đang trong độ tuổi phát triển này, ở độ tuổi này các em còn ngây thơ,
hồn nhiên nên rất dễ bị dụ dỗ và dễ dàng nghe theo lời người khác nên nếu thiếu hiểu
biết về sức khỏe sinh sản có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng đối với bản thân
các em và xã hội.
Điều cấp thiết hiện nay là chúng ta cần cung cấp những hiểu biết về sức khỏe
sinh sản cho học sinh THPT, giúp cho các em biết tự bảo vệ sức khỏe sinh sản của
mình để tránh có những hậu quả đáng tiếc làm mất đi tương lai tươi sáng ở phía trước
của các em.
Vì thế, việc giáo dục sức khỏe sinh sản cho các em học sinh nữ ở lứa tuổi VTN hết sức
là quan trọng nên tôi chọn nghiên cứu đề tài: “ Khảo sát kiến thức về sức khỏe sinh
sản của học sinh nữ cấp 3 tại trường THPT Nguyễn Việt Dũng quận Cái Răng
thành phố Cần Thơ năm 2018”. Với mục tiêu sau:
Xác định tỷ lệ học sinh nữ cấp 3 tại trường THPT Nguyễn Việt Dũng có kiến
thức đúng về sức khỏe sinh sản
2
1
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. KHÁI NIỆM
2.1.1. Khái niệm vị thành niên
Vị thành niên (người sắp đến tuổi trưởng thành) là những em đang ở giai đoạn
chuyển tiếp từ ấu thơ sang trưởng thành trong độ tuổi từ 10-19 (theo quy định của Tổ
chức Y tế Thế giới). Đây là giai đoạn phát triển đặc biệt mạnh mẽ và phức tạp nhất của
cuộc đời mỗi con người. Biểu hiện của nó là xảy ra đồng thời một loạt những thay đổi
bao gồm: Sự phát triển mạnh mẽ về thể chất, sự biến đổi điều chỉnh tâm lý và các mối
quan hệ xã hội, bước đầu hình thành nhân cách nên nảy sinh nhiều rối nhiễu về tâm lý
nhất so với các lứa tuổi khác. Tuổi VTN được chia làm 3 nhóm:
+ Nhóm VTN sớm
: 10-13 tuổi
+ Nhóm VTN giữa
: 14-16 tuổi
+ Nhóm VTN muộn
: 17-19 tuổi (Bùi Phương Nga, 2009).
Sự thay đổi thể chất ở VTN rất khác nhau ở tuổi bắt đầu thay đổi, mức độ thay
đổi, cảm nhận sự thay đổi...Nhưng sự thay đổi thể chất ở VTN cơ bản có 7 vấn đề:
+ Phát triển hình thể
+ Vú phát triển
+ Sự phát triển của khung chậu
+ Sự phát triển hệ thống lông
+ Sự hoạt động của tuyến bã và tuyến mồ hôi
+ Thay đổi về giọng nói
+ Hoàn chỉnh sự phát triển của cơ quan sinh dục: Âm hộ, âm đạo, thành tử
cung, buồng trứng (Nguyễn Phiến, 2006).
2.1.2. Khái niệm sức khỏe sinh sản
Tại hội nghị về Quốc tế về Dân số và Phát triển họp tại Cai-rô (Le Caire) tháng
4 năm 1994, Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra định nghĩa về sức khỏe sinh sản: “ SKSS
là một trạng thái khỏe mạnh, hài hòa về thể chất, tinh thần và xã hội trong tất cả mọi
khía cạnh liên quan đến hệ thống sinh sản, các chức năng và quá trình sinh sản chứ
không phải chỉ là không có bệnh tật hay tổn thương hệ thống sinh sản (Nguyễn Phiên,
2006).
Vì thế, SKSS cũng hàm ý là mọi người đều có thể:
- Có cuộc sống tình dục thoải mái và an toàn.
- Tự do quyết định sinh con.
- Tiếp cận thông tin, biện pháp KHHGĐ an toàn, hiệu quả.
- Tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, sinh đẻ an toàn (Nguyễn Phiên,
2006).
2.1.3. Khái niệm sức khỏe sinh sản vị thành niên
SKSS VTN là những nội dung về SKSS liên quan, tương ứng với lứa tuổi VTN,
đó là tình trạng khỏe mạnh của VTN về thể chất, tinh thần và xã hội trong mọi vấn đề
liên quan đến hệ thống sinh sản, chức năng và quá trình hoạt động của nó.
2
Tất cả những vấn đề về sức khỏe trong thời kỳ VTN đều liên quan đến sự phát
triển tự nhiên của thể chất và tinh thần, về giới tính, nó tác động một cách cực kỳ sâu
sắc và mạnh mẽ tới sự phát triển của cá thể trong giai đoạn tiếp theo hình thành một
con người hoàn thiện với các chức năng đầy đủ đặc biệt là các chức năng về tình dục,
sinh sản và các lĩnh vực tâm sinh lý (Bùi Phương Nga, 2009).
2.1.4. Chăm sóc sức khỏe sinh sản
Chăm sóc sức khỏe sinh sản được xác định là những biện pháp, kỹ thuật và dịch
vụ góp phần vào sức khỏe và hạnh phúc về sinh sản bằng cách đề phòng và giải quyết
những vấn đề về sức khỏe sinh sản. Nó cũng bao gồm cả sức khỏe tình dục mà mục
đích của nó là tăng cường cuộc sống và mối quan hệ cá nhân, mà không chỉ là tư vấn
và chăm sóc liên quan đến sinh sản và các bệnh lây truyền qua đường sinh dục.
Chăm sóc sức khỏe sinh sản bao gồm:
- Tư vấn kế hoạch hóa gia đình.
- Thông tin, giáo dục truyền thông và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.
- Giáo dục dịch vụ chăm sóc khi mang thai, sinh đẻ an toàn và chăm sóc sau
sinh, nuôi con bằng sữa mẹ, chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ em.
- Phòng ngừa và điều trị vô sinh, nạo thai.
- Phòng ngừa và điều trị viêm nhiễm đường sinh dục.
- Phòng ngừa và điều trị các bệnh lây lan qua đường tình dục.
- Thông tin giáo dục và tư vấn về tình dục của con người, về sức khỏe sinh sản
và làm cha mẹ có trách nhiệm.
- Và các tình trạng sức khỏe sinh sản khác (Nguyễn Quang Mai, 2009).
2.1.5. Tình yêu và tình dục
Tình yêu là một loại tình cảm đặc biệt, thúc đẩy 2 người bạn khác giới đi đến
hòa nhập với nhau về tâm hồn, thề xác và cả cuộc đời. Tình yêu là một dạng tình cảm
thiêng liêng, đẹp đẻ nhất của con người. Tình yêu là sự kết tinh của tình người, nó làm
cho con người trở nên thanh cao, giàu lòng nhân ái, giàu sức sáng tạo.
Tình dục là nhu cầu sinh lý tự nhiên, lành mạnh của con người, là sự tự nguyện,
hòa hợp về tâm hồn và thể xác giữa hai người. Là nhu cầu cần thiết cho sự tồn tại của
gióng nòi, là biểu hiện mãnh liệt của sự hòa nhập không thể thiếu được trong một tình
yêu trọn vẹn.
Tình yêu và tình dục có mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời nhau (Bùi
Phương Nga, 2009).
2.2. NỘI DUNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN
Bản kế hoạch hành động ICPD sau Cairô của Qũy dân số Liên hợp quốc mô tả sức
khỏe sinh sản với sáu nội dung chính có liên quan mật thiết với nhau bao gồm:
1. Làm mẹ an toàn.
2. Kế hoạch hóa gia đình.
3. Sức khỏe tình dục.
3
4. Nhiễm khuẩn đường sinh sản và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
5. Phá thai.
6. Vô sinh.
Năm 2000, kế hoạch hành động này được bổ sung và chỉnh sửa với các mục tiêu
phát triển của thiên niên kỷ mới ( MDGs - Millenium Development Goals). Nhưng tại
mỗi quốc gia, mỗi khu vực lại có những vấn đề ưu tiên riêng. Tại Việt Nam, SKSS
được chi tiết hóa thành 10 nội dung trong chiến lược quốc gia về SKSS 2001-2010
như sau:
2.2.1. Làm mẹ an toàn
Làm mẹ an toàn là những biện pháp được áp dụng để đảm bảo sự an toàn cho
cả người mẹ và thai nhi (cũng như trẻ sơ sinh). Mục đích là giảm tỷ lệ tử vong và bệnh
tật ngay từ khi người phụ nữ mang thai, trong khi sinh và suốt trong thời kỳ hậu sản
(42 ngày sau đẻ). Chìa khóa của làm mẹ an toàn là kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc
người mẹ trước, trong và sau khi sinh.
2.2.2. Kế hoạch hóa gia đình
- Sử dụng tốt, rộng rãi và đa dạng các biện pháp tránh thai.
- Mỗi gia đình chỉ có từ một đến hai con dù trai hay gái.
- Khoảng cách sinh giữa các lần sinh từ 3 đến 5 năm.
- Tuổi đẻ lần đầu là 22, lần cuối là dưới 35. Không sinh con đầu lòng trước 20
tuổi và con cuối cùng sau 35 tuổi.
- Vai trò và trách nhiệm của nam giới trong kế hoạch hóa gia đình.
- Lợi ích của việc thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình khống chế sự gia
tăng dân số, giảm tai biến sản khoa, đảm bảo sức khỏe phụ nữ, nâng cao chất lượng
cuộc sống (Bùi Thị Thu Hà, 2009).
2.2.3. Phá thai an toàn
- Phá thai an toàn là thực hiện cuộc phá thai thật tốt để đảm bảo sức khỏe cho
người phụ nữ.
- Quan trọng nhất là áp dụng rộng rãi các biện pháp tránh thai để không có thai
ngoài ý muốn.
- Chỉ phá thai khi chắc chắn là có thai bằng xét nghiệm thai sớm hoặc siêu âm
và thực hiện phá thai ở các cơ sở y tế được phép phá thai và do những các bộ đã được
đào tạo chu đáo về các phương pháp phá thai.
- Phải làm tốt công tác tư vấn trước và sau phá thai.
- Không phá thai chui.
- Thực hiện tốt những lời dặn dò của thầy thuốc sau phá thai về sử dụng thuốc
men, vệ sinh, sinh hoạt tình dục,.....
2.2.4. Giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên
- Giáo dục sinh lý thụ thai và các biện pháp tránh thai. Những điều kiện và các
dấu hiệu có thai.
- Giáo dục vệ sinh cho VTN nữ, vệ sinh kinh nguyệt.
4
- Giáo dục tình bạn, tình yêu lành mạnh. Những nguy cơ do thai nghén. Nguy
cơ có thai ngoài ý muốn.
- Giáo dục về sức khỏe tình dục và tình dục an toàn nhằm giảm gánh nặng dân
số, bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản kể cả nhiễm HIV/AIDS cũng như lợi ích của
việc sử dụng bao cao su.
2.2.5. Phòng các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản
- Vệ sinh thân thể hằng ngày ngay từ bé gái cho đến những người cao tuổi.
- Vệ sinh kinh nguyệt.
- Vệ sinh thai nghén.
- Vệ sinh sinh hoạt tình dục.
- Vệ sinh sau đẻ, sẩy, phá thai.
- Phòng và điều trị sớm những viêm nhiễm đường sinh sản cho cả nam và nữ
( Bùi Thị Thu Hà, 2009).
2.2.6. Phòng các bệnh lây truyền qua đường tình dục
- Cung cấp kiến thức chung, đặc biệt là các đường lây truyền của các bệnh
LTQĐTD bao gồm cả HIV/AIDS và hậu quả của các bệnh LTQĐTD bao gồm cả
HIV/AIDS.
- Không dùng chung các dụng cụ bị nhiễm dịch cơ thể của người khác.
- Sống thủy chung một vợ, một chồng.
- Sử dụng rộng rãi và đúng cách BCS.
2.2.7. Phòng ung thư vú và ung thư sinh dục
- Tự khám vú hằng ngày, nếu đau vú hoặc tự sờ thấy hay nghi ngờ có khối u
phải đi khám ngay.
- Ít nhất 6 tháng nên đi khám phụ khoa một lần, bao gồm cả khám vú. Xét
nghiệm tế bào dịch âm đạo, cổ tử cung (Pap smear) để phát hiện ung thư cổ tử cung.
Khám phụ khoa để phát hiện các khối u sinh dục.
- Tránh và hạn chế bị nhiễm khuẩn đường sinh dục.
- Phải điều trị sớm và tích cực những viêm nhiễm đường sinh sản.
- Khám và điều trị sớm ung thư tuyến tiền liệt.
2.2.8. Vô sinh
- Tránh những nguyên nhân dẫn đến vô sinh nam lẫn nữ, không để bị nhiễm
khuẩn đường tiết niệu sinh dục.
- Hạn chế tối đa các nguy cơ dẫn đến vô sinh mắc phải như phá thai không an
toàn, viêm nhiễm đường sinh dục.
- Vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ, đúng cách.
- Phòng và điều trị sớm các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản và LTQĐTD.
- Điều trị sớm những trường hợp bị rong kinh, nhất là ở những VTN nữ.
2.2.9. Sức khỏe tình dục và giáo dục về tình dục
- Giáo dục về sức khỏe tình dục, tình dục an toàn và lành mạnh đặc biệt trong
nhóm tuổi VTN.
5
- Tăng cường vai trò và trách nhiệm của nam giới trong chăm sóc SKSS, đặc
biệt là vấn đề chăm sóc con cái và cùng tham gia trong KHHGĐ.
- Quan tâm, săn sóc sức khỏe tình dục cho người cao tuổi cả nam và nữ vì tuổi
thọ hiện nay cao, số người cao tuổi ngày càng tăng, họ còn sống một thời gian dài sau
khi nghỉ hưu.
- Bình đẳng giới trong gia đình và xã hội, đặc biệt trong lựa chọn các biện pháp
tránh thai nhằm đạt mục tiêu tình dục an toàn và lành mạnh (Bùi Thị Thu Hà, 2009).
2.2.10. Thông tin, giáo dục, truyền thông về sức khỏe sinh sản
- Đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về SKSS trong các cấp,
ngành, đoàn thể, đặc biệt đưa giáo dục SKSS vào nhà trường.
- Đa dạng hóa các phương thức thông tin, giáo dục, truyền thông về SKSS.
- Phát huy vai trò của truyền thông viên về SKSS tại cộng đồng.
- Nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm của các cấp lãnh đạo.
- Ưu tiên và tăng cường cho vùng sâu, vùng xa (Bùi Thị Thu Hà, 2009).
2.3. CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN
2.3.1. Quan hệ tình dục trước hôn nhân
Ở tuổi dậy thì, do cơ thể đã đạt được sự trưởng thành về mặt sinh lý nên có sự
ham muốn tình dục. Trong thực tế, một số VTN nam có QHTD sớm vì tò mò, muốn
khám phá, thử nghiệm những điều mới lạ. Một số nữ VTN có QHTD do bị áp lực
mạnh mẽ của người yêu, do muốn “vừa lòng” bạn trai, muốn thể hiện tình yêu với bạn
trai....Cũng có trường hợp do xúc cảm tình dục nảy sinh khi chỉ có 2 người bên nhau ở
những nơi vắng vẻ, tối trời, khi cùng nhau xem phim, đọc truyện có tính chất kích
động, khi uống bia, rượu quá chén, khi nhìn bạn gái ăn mặc hở hang (Bùi Phương Nga,
2009).
2.3.2. Có thai ở tuổi vị thành niên
Khi VTN nữ bắt đầu có kinh và VTN nam bắt đầu xuất tinh hay có “giấc mơ
ướt”, chỉ cần QHTD không bảo vệ dù chỉ 1 lần là VTN nữ có thể mang thai ngoài ý
muốn. Như vậy khi quá trình giao hợp giữa nam và nữ được tiến hành, quá trình thụ
tinh xảy ra thì người phụ nữ sẽ có thai.
Thụ tinh là sự kết hợp giữa một tế bào đực (tinh trùng) với một tế bào cái
(trứng) để hình thành 1 tế bào có khả năng phát triển thành bào thai (trứng đã thụ thai).
Khi giao hợp, tinh trùng được phóng ra theo đường niệu đạo trong dương vật. Thời
gian tinh trùng sống trong đường sinh dục nữ khoảng 2-3 ngày. Vào thời gian này nếu
có trứng rụng thì tại 1/3 ngoài vòi trứng, các tinh trùng đến bao quanh và một tinh
trùng lọt được vào trứng thụ tinh. Trứng được thụ tinh sẽ di chuyển vào buồng tử cung
và bám vào niêm mạc tử cung để làm tổ ở đó và phát triển thành bào thai. Thông
thường thai nhi phát triển trong buồng tử cung khoảng 9 tháng 10 ngày và được người
mẹ sinh ra đứa con (Bùi Phương Nga, 2009).
6
Tuổi dậy thì ở thiếu niên là khoảng 14-16 tuổi ở nam và 12-14 tuổi ở nữ và
được đánh dấu bằng hiện tượng kinh nguyệt ở nữ và mộng tinh ở nam. Tuy nhiên, cho
đến khi đó, cơ thể của nam nữ nói chung, hệ sinh dục nói riêng vẫn chưa đạt mức độ
hoàn hảo về cấu tạo cũng như chức năng. Ở nữ, tử cung còn mềm yếu, chưa đảm bảo
thai nghén chắc chắn. Các sản phẩm trứng và tình dục còn non, phẩm chất kém, cho
nên nếu thụ thai thì tỉ lệ sảy thai thường cao, thai dễ bị suy dinh dưỡng và dễ gây ra
những tai biến nghiêm trọng.
Việc có thai sớm còn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người mẹ. Sau tuổi
dậy thì cơ thể thiếu nữ vẫn tiếp tục phát triển và phải tới 22-24 tuổi mới thực sự hoàn
thiện về mặt thể chất và không lớn thêm nữa. Vì vậy nếu có thai và đẻ sớm thì trong
khi cơ thể người mẹ vẫn đang cần tiếp tục lớn lên, tiếp tục hoàn thiện đã phải dành
chất dinh dưỡng để nuôi cái thai trong bụng hoặc nuôi đứa trẻ ngoài đời.
Mặt khác, dưới tuổi 22, thanh niên nam nữ thường chưa hoàn tất việc học tập,
chưa ổn định về nghề nghiệp, chưa có đủ kinh nghiệm về cuộc sống cũng như khả
năng làm cha mẹ, nuôi con, và chưa đủ điều kiện kinh tế để nuôi dưỡng thai nhi và
nuôi con (Nguyễn Quang Mai, 2009).
2.3.3. Phá thai
Có khoảng 2 triệu phụ nữ trẻ VTN ở các nước đang phát triển nạo phá thai mỗi
năm và có khoảng 1/3 số phụ nữ dưới 20 tuổi phải đi điều trị tại các bệnh viện do tai
biến nạo phá thai. Nguy cơ tai biến sau phá thai của VTN cao hơn bình thường do
VTN không có kinh nghiệm trong việc nhận định tình trạng có thai của mình, thường
cố lùi thời điểm phá thai vào giai đoạn muộn. Tai biến do nạo phá thai có thể là nhiễm
trùng, chấn thương trong quá trình nạo phá thái, ví dụ thủng tử cung, băng huyết. Tai
biến lâu dài có thể là nguy cơ có thai ngoài tử cung, nhiễm khuẩn đường sinh dục mạn
tính và vô sinh (Bùi Thị Thu Hà, 2009).
2.3.4. Bệnh lây truyền qua đường tình dục
Bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD) là những bệnh lây truyền chủ
yếu bằng cách tiếp xúc trực tiếp thân thể, đặc biệt là qua sinh hoạt tình dục. Bệnh có
thể lây truyền giữa nam và nam, nữ với nữ, nhưng chủ yếu và thường gặp ở những
người quan hệ tình dục khác giới. Vì vậy, nguyên tắc điều trị là phải điều trị cho cả
người vợ và chồng hoặc bạn tình.
Những người mắc bệnh LTQĐTD thường có nguy cơ nhiễm HIV/AIDS cao
hơn bình thường. VTN có nguy cơ cao bị nhiễm HIV. Có khoảng 50% số ca mới
nhiễm HIV là VTN ở lứa tuổi 15-24. Đặc biệt nữ VTN có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn
là nam ở lứa tuổi 20. Hằng năm có khoảng 53% số ca mới mắc HIV là nữ VTN và
25% số ca nhiễm khuẩn là nữ VTN từ 13-21 tuổi (Bùi Thị Thu Hà, 2009).
2.3.4.1. Các bệnh LTQĐTD thường gặp
7
Một số bệnh LTQĐTD thường gặp là: HIV/AIDS, bệnh lậu, bệnh giang mai,
bệnh chlamydia, bệnh trùng roi, bệnh mụn rộp, bệnh mụn cơ quan sinh dục (sùi mào
gà), viêm gan B, viêm gan C, bệnh rận mu (Bùi Phương Nga, 2009).
Có ba đường lây bệnh LTQĐTD chính là: Quan hệ tình dục nam - nữ, quan hệ qua
đường hậu môn và đường miệng.
Hành vi nguy cơ cao liên quan đến mắc bệnh LTQĐTD như có nhiều bạn tình,
thay đổi bạn tình thường xuyên, quan hệ với gái mại dâm, đã mắc bệnh LTQĐTD,
quan hệ tình dục vì tiền, tiêm chích ma túy, sử dụng chung bơm kim tiêm, xăm hình
trên da, sử dụng rượu/thuốc trước quan hệ tình dục, truyền máu (Bùi Thị Thu Hà,
2009).
+ Bệnh giang mai: Xoắn trùng có nhiều ở trong các nốt loét giang mai, dịch
đường sinh dục, trong máu và ở trong các tạng trong cơ thể. Xoắn trùng có thể qua rau
thai nên gây giang mai bẩm sinh, giang mai di truyền qua bố mẹ. Nếu phát hiện sớm
bệnh giang mai, điều trị tích cực sớm, bệnh có thể khỏi.
+ Bệnh lậu: Do song cầu giống hình hạt cà phê, là một bệnh hoa liễu tương đối
phổ biến và khó điều trị. Bệnh lậu có 2 loại: Cấp tính và mạn tính. Biểu hiện lâm sàng
như ra nhiều khí hư, khí hư có màu như lẫn mủ. Âm đạo đau rát, đi tiểu nóng rát có lẫn
những vẩn trắng như mủ.
+HIV là chữ viết tắt của Tiếng anh: Human – Immuno – Defiency - Virus, là
virus làm giảm miễn dịch ở người. Người bị nhiễm HIV có khả năng lây truyền từ
người này sang người khác qua hoạt động tình dục, qua tiêm chích và truyền máu, lây
truyền từ mẹ sang con qua rau thai. Nhiễm HIV/AIDS đối với phụ nữ và sơ sinh:
Khả năng lây truyền:
- Nữ lây nhiễm qua đường tình dục là chủ yếu vì diện tích tiếp xúc qua giao hợp
rất rộng, do nam giới truyền sang.
- Quan hệ tình dục nam – nữ: Thường nam có nhiều mối quan hệ (bạn tình)
nhiều hơn nữ. Trong sinh đẻ nữ dễ phải truyền máu do chảy máu.
- Trong quan hệ tình dục: Nữ bị động về mọi mặt: Thời gian, vị trí, quan hệ, nơi
quan hệ và từ nhiều người nam truyền sang (ở gái điếm).
Đường lây truyền HIV sang nữ:
- Qua giao hợp: Đường âm đạo, đường hậu môn, đường miệng, vì tinh dịch
chứa nhiều HIV. Phòng bằng túi cao su.
- Qua đường tiêm chích: Ống tiêm, kim tiêm, truyền máu hay các chế phẩm làm
từ máu.
- Qua đường từ mẹ sang con: HIV từ mẹ qua rau thai, qua máu mẹ, qua dịch âm
đạo khi đẻ, qua sữa mẹ khi cho con bú, có nghĩa là truyền bệnh từ khi có thai đến sau
đẻ. Đó là con đường ngoài QHTD. Do vậy, tỉ lệ nữ nhiễm HIV/AIDS ngày càng tăng
(Trần Hán Chúc, 2005).
VTN khi mắc bệnh LTQĐTD thường có những biến chứng và hậu quả là:
Vô sinh
8
Chửa ngoài dạ con
Tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung
Các nhiễm khuẩn vùng tiểu khung, viêm hố chậu
Mắc viêm nhiễm đường sinh sản, bệnh LTQĐTD sẽ làm tăng nguy cơ
nhiễm HIV lên từ 2-10 lần
Đẻ con ra có thể thiếu cân, mù lòa, viêm phổi hoặc trì độn trí tuệ (Bùi
Phương Nga, 2009).
2.3.4.2. Phòng chống bệnh LTQĐTD
Các biện pháp phòng chống bệnh LTQĐTD:
- Không quan hệ với nhiều bạn tình.
- Quan hệ tình dục an toàn.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Thảo luận với bạn tình.
- Chữa bệnh cho cả 2 người nếu mắc bệnh ( Bùi Thị Thu Hà, 2009).
2.3.5. Kiến thức và sử dụng biện pháp tránh thai (BPTT)
Tỷ lệ VTN có thể kể tên ít nhất một BPTT tương đối cao. Tuy nhiên hiểu biết
về cách sử dụng các BPTT ở VTN còn rất hạn chế. Kiến thức về nơi/nguồn cung cấp
BPTT cũng rất hạn chế ở VTN. VTN ở nông thôn thường ít hiểu biết về nơi cung cấp
BPTT hơn là VTN thành thị.
Một số BPTT được sử dụng tương đối phổ biến trong số VTN là viên thuốc
tránh thai, thuốc tiêm, cấy và vòng tránh thai. Rất ít VTN sử dụng bao cao su, mặc dù
thông tin về HIV/AIDS được phổ biến rộng rãi. Tỷ lệ này thấp dưới 8% ở các nước
đang phát triển.
* Các biện pháp tránh thai cho VTN:
1. Kiêng giao hợp (tình dục không xâm nhập)
Là thực hiện hành vi tình dục mà không có sự tiếp xúc giữa dương vật và âm
đạo. Nếu chỉ có sự va chạm bên ngoài giữa dương vật và âm hộ thường sẽ không có
thai, nhưng vẫn có nguy cơ mắc một số NKLTQĐTD bao gồm cả HIV.
2. Bao cao su tránh thai
Là biện pháp thích hợp vì vừa tránh thai an toàn, hiệu quả vừa phòng
NKLTQĐTD. Có hai loại BCS tránh thai cho nam và nữ.
3. Viên thuốc tránh thai kết hợp
Là biện pháp tránh thai phù hợp với VTN có QHTD nhưng không có nguy cơ
NKLTQĐTD. Hiệu quả cao nếu sử dụng đúng, giúp kinh nguyệt đều và giảm đau bụng
kinh, giảm mụn trứng cá...
4. Thuốc tránh thai khẩn cấp
Là thuốc sử dụng sau lần QHTD không được bảo vệ trong vòng 5 ngày, tốt nhất
là trong vòng 72 giờ (3 ngày), càng uống sớm hiệu quả càng cao.
5. Thuốc tiêm và thuốc cấy tránh thai
9
Áp dụng cho VTN có nhu cầu tránh thai thường xuyên và lâu dài
6. Biện pháp tránh thai tự nhiên (tính vòng kinh, xuất tinh ngoài âm đạo)
Hiệu quả thường không cao, đặc biệt ở lứa tuổi VTN (bởi vì kinh nguyệt của
VTN thường không đều, QHTD khó chủ động) không tránh được NKLTQĐTD (Bộ Y
Tế, 2009).
2.4. GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
Tư vấn về SKSS cho tuổi VTN là một phần quan trọng không thể thiếu được
trong các dịch vụ CSSK VTN. Khi tư vấn cần phải dựa trên sự tin cậy, tôn trọng lẫn
nhau, vấn đề quan trọng là chiếm được lòng tin của họ qua cách nhẹ nhàng và chân
thành. Không làm cho họ thấy sợ hãi và tội lỗi, hoặc tư vấn theo kiểu áp đặt, độc đoán.
Công việc của người cán bộ y tế khi tư vấn là cần phải lắng nghe ý kiến của khách
hàng, cảm thông đến những mối lo, nhu cầu của họ nhằm thay đổi nhận thức thái độ,
hành vi.
Những nội dung cần tư vấn bao gồm:
- Giải thích những đặc điểm giải phẩu của bộ phận sinh dục, kiến thức về
kinh nguyệt, sự phát triển tâm – sinh lý của lứa tuổi VTN.
- Giải thích về sự thụ thai, có thai, sinh con và vai trò làm cha mẹ. Nhấn
mạnh nghĩa vụ và trách nhiệm của vợ chồng và con cái. Đồng thời, cũng cần cung cấp
các thông tinh về nguy cơ do thai sản ở tuổi VTN.
- Thông tin cung cấp cần phải đầy đủ, chính xác và phải phù hợp với lứa tuổi.
- Thông tin rõ ràng về vệ sinh hàng ngày, nguy cơ nhiễm khuẩn đường sinh
dục và các bệnh LTQĐTD.
- Phân tích những nguy cơ dẫn đến vô sinh.
- Giải thích những nguy cơ nghiện ma túy.
- Giải thích những lời đồn đại không đúng về VTN (Cao Ngọc Thành, 2013).
2.5. TÌNH HÌNH SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN
2.5.1. Tình hình sức khỏe sinh sản trên Thế giới
Theo số liệu của UNFPA, hiện có khoảng hơn 500 triệu trẻ em gái đang sinh
sống tại các nước đang phát triển. Trong số đó có hàng triệu trẻ em gái phải lập gia
đình khi còn nhỏ tuổi. Phải mang thai và sinh con khi các em chưa thực sự trưởng
thành về mặt thể chất, tình cảm và chưa đủ trường thành về mặt xã hội để sẵn sàng làm
mẹ
Cụ thể, trên toàn cầu, cứ 3 nữ thanh niên trong độ tuổi từ 20-24 thì có 1 người (tương
đương với khoảng 70 triệu người) kết hôn trước lần sinh nhật thứ 18. Nếu xu hướng
hiện nay không được cải thiện, trong vòng một thập kỷ tới sẽ có 142 triệu trẻ em gái
kết hôn trước khi bước sang tuổi 18 (tính tới thời điểm năm 2020). Điều này có nghĩa
là mỗi năm sẽ có 14,2 triệu trẻ em gái, hay mỗi ngày sẽ có 39 ngàn trẻ em gái kết hôn
trước khi bước sang tuổi 18.
Bên cạnh đó, hàng năm có khoảng 16 triệu trẻ em gái tuổi từ 15-19 sinh con và
cứ 10 trẻ VTN thuộc nhóm này thì có 9 VTN đã lập gia đình. Khu vực châu Phi thuộc
10
tiểu vùng xa mạc Shahara là nơi có tỷ lệ sinh ở tuổi VTN cao nhất với 120 trẻ/1.000 trẻ
VTN trong độ tuổi từ 13-19. Ở khu vực châu Mỹ La Tinh và vùng Caribbean, tỷ lệ
sinh con ở tuổi VTN vẫn ở mức cao và chỉ mới bắt đầu giảm gần đây. Tương tự, số
lượng bà mẹ sinh con ở tuổi VTN tại các nước ở khu vực Đông Nam Á vẫn rất cao.
Đáng lưu tâm là các biến chứng khi mang thai và khi sinh tiếp tục là những
nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong mẹ cho các em gái tuổi từ 15-19 ở các nước có
thu nhập thấp và thu nhập trung bình. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
tỷ lệ thương tật và tử vong do nạo thai không an toàn ở trẻ em gái VTN và nữ thanh
niên trẻ cao. Ước tính năm 2008 số ca nạo thai không an toàn ở VTN trong độ tuổi từ
15-19 tại các nước đang phát triển là khoảng 3 triệu ca, thai chết lưu và tử vong sơ
sinh chiếm hơn 50% các ca sinh của các bà mẹ dưới 20 tuổi so với những bà mẹ từ 2029 tuổi (Mai Xuân Phương, 2013).
2.5.2. Tình hình sức khỏe sinh sản tại Việt Nam
Tháng 11/2011, Chiến lược Dân số và SKSS Việt Nam giai đoạn 2011-2020
được chính phủ phê duyệt. “Cải thiện tình hình SKSS của VTN&TN thông qua việc
giáo dục, tư vấn và cung cấp các dịch vụ SKSS phù hợp với lứa tuổi” và “ Nâng cao sự
hiểu biết của phụ nữ và nam giới về giới tính và tình dục để thực hiện đầy đủ quyền và
trách nhiệm sinh sản, xây dựng QHTD an toàn, có trách nhiệm, bình đẳng và tôn trọng
lẫn nhau nhằm nâng cao SKSS và chất lượng cuộc sống”. Đó là giải pháp mở rộng các
hình thức giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục dân số, SKSS, giới và giới tính trong
và ngoài nhà trường, giải pháp về CSSKSS và nâng cao dân trí, tăng cường vai trò của
gia đình và bình đẳng giới.
Dù còn nhiều hạn chế về chất lượng, mức độ thân thiết, bảo mật, các dịch vụ
lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị về SKSS và cung cấp các biện pháp tránh thai của hệ
thống y tế nhà nước đã đáp ứng phần nào nhu cầu của VTN. Sự cởi mở về mặt chính
sách của nhà nước đã bước đầu tạo điều kiện cho sự ra đời các cơ sở cung cấp dịch vụ
SKSS VTN do các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức cộng đồng hoặc các cá nhân phụ
trách. Chính hệ thống dịch vụ này đã bổ sung cho hoạt động của các dịch vụ nhà nước
và mở ra hướng đi mới cho việc phát triển đa dạng các hình thức cung ứng dịch vụ
linh hoạt, thân thiện cho VTN, thậm chí dành riêng cho những đối tượng khác nhau
như nam, nữ, học sinh, VTN nghiện chích ma túy, VTN nhiễm HIV. Trong tương lai,
các cơ sở cung cấp dịch vụ SKSS VTN của các tổ chức, cá nhân không thuộc nhà nước
sẽ đóng vai trò quan trọng, giúp việc cung cấp dịch vụ SKSS VTN trở nên đa dạng,
hiệu quả hơn (Mai Xuân Phương, 2018).
Thống kê của Hội kế hoạch hóa gia đình Việt Nam cho thấy, trung bình mỗi
năm cả nước có khoảng 300.000 ca nạo hút thai ở độ tuổi 15-19, trong đó 60-70% là
học sinh, sinh viên. Theo Tổng cục Dân số - KHHGĐ, mặc dù tỷ lệ phá thai ở Việt
11
Nam trong 10 năm gần đây giảm, nhưng tỷ lệ nạo phá thai ở trẻ VTN, thanh niên lại có
dấu hiệu gia tăng, chiếm hơn 20% các trường hợp nạo phá thai. Hậu quả không chỉ là
số trẻ nạo phá thai tăng, mà cả số sinh con tuổi vị thành niên của Việt Nam cũng cao.
Số liệu từ Qũy Dân số Liên hợp quốc cho thấy, tỷ lệ sinh con ở tuổi VTN tại Việt Nam
năm 2011 là 46/1.000. Tỷ lệ này cao hơn so với nhiều nước Châu Á, trong đó có
Myanmar với tỷ lệ 17,4; Malaysia 12 và Singapore 5,2.
Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, độ tuổi QHTD lần đầu ở VTN Việt Nam
ngày càng sớm. Tuy nhiên, kiến thức của VTN về phòng tránh thai, HIV và các bệnh
lây truyền qua đường tình dục khác vẫn còn rất hạn chế - chỉ có khoảng 20,7% sử
dụng biện pháp tránh thai trong lần QHTD đầu tiên.
Tại Hội thảo Công bố các định hướng ưu tiên quốc gia về SKSS –SKTD và
KHHGĐ giai đoạn sau năm 2015 diễn ra ngày 18/2, nhiều chuyên gia đã phân tích,
một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng nạo phá thai và có con sớm là
do thanh niên, VTN còn khó khăn trong việc tiếp cận thông tin dịch vụ CSSKSS. 1/3
số thanh niên vẫn gặp cản trở trong việc tiếp cận thông tin và dịch vụ về CSSKSS và
KHHGĐ (Loan Trần, 2015).
2.5.3. Tình hình sức khỏe sinh sản tại Cần Thơ
Chi cục Dân số - kế hoách hóa gia đình Cần Thơ đã phối hợp với Sở giáo Dục
và Đào tạo đã phối hợp tổ chức các hoạt động ngoại khóa bằng nhiều hình thức về
SKSS VTN tại 28 trường THPT trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Công tác đào tạo tập
huấn cho hơn 250 giáo viên phụ trách môn giáo dục công dân, địa, sinh, giáo viên y tế,
đoàn thanh niên của 22 trường, tuyên truyền về CSSKSS VTN cho hơn 140.000 học
sinh trung học phổ thông, có 15 cuộc truyền thông cho hơn 4.500 phụ huynh của học
sinh đang học tại trường và 50 cuộc thi tìm hiểu về SKSS VTN, với các hình thức đa
dạng như viết hay bằng hình thức sân khấu hóa, tiểu phẩm....
Đặc biệt, những cuộc thi được tổ chức dưới hình thức sân khấu hóa, tiểu phẩm
đóng vai đã mang lại hiệu quả rõ rệt với việc truyền tải nhiều thông điệp, các kiến thức
cơ bản về CSSKSS VTN cho các em học sinh một cách dễ hiểu, dễ nhớ. Thông qua
các tiểu phẩm tự biên, các tình huống hay thi trắc nghiệm, mỗi phần thi đều mang lại
cho người xem những thông điệp về kiến thức tâm sinh lý tuổi dậy thì, kỹ năng sống
cho lứa tuổi VTN. Qua đó, các em thấy được tầm quan trọng của việc hiểu biết về
SKSS VTN, biết cách xử lý các vấn đề trong các tình huống thực tế cũng như biết cách
xây dựng quan hệ tình bạn, tình yêu học đường đúng đắn, trong sáng, góp phần nâng
cao chất lượng dân số của toàn xã hội. Tuyên truyền lồng ghép sinh hoạt ngoại khóa
trong các trường THPT về SKSS VTN là một trong những biện pháp để đẩy lùi tình
trạng mang thai ở VTN là tăng cường tiếp cận giáo dục giới tính, tuyên truyền cho đối
12
tượng VTN hiểu rõ được những tác động tiêu cực của việc mang thai ở độ tuổi này (Lê
Thị Thanh Toàn, 2013).
13
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh nữ trường THPT Nguyễn Việt Dũng quận Cái Răng TPCT
3.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu
Học sinh nữ trường THPT Nguyễn Việt Dũng quận Cái Răng TPCT
3.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
- Học sinh nữ câm, điếc, rối loạn tâm thần.
- Học sinh nữ không đồng ý tham gia nghiên cứu.
3.1.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Trường THPT Nguyễn Việt Dũng
- Thời gian: Từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2018
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
3.2.2. Cỡ mẫu
Lấy 50 học sinh đang học tại trường THPT Nguyễn Việt Dũng
3.2.3. Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện
3.2.4. Nội dung nghiên cứu
3.2.4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
- Tuổi: Biến định lượng, tuổi của học sinh nữ được xác định là tuổi dương
lịch.
- Dân tộc: Là cộng đồng người có chung nền văn hóa, nhóm dân tộc, ngôn
ngữ, nguồn gốc lịch sử, chia ra làm các nhóm sau:
+ Kinh
+ Hoa
+ Khmer
+ Khác
- Địa chỉ: Là nơi cư trú thường xuyên có hộ khẩu thường trú theo qui định.
Địa chỉ được chia làm 2 nhóm thành thị (phường ,thị trấn, thành phố)
- Nghề nghiệp cha: Chia thành 4 nhóm.
+ Nông dân
+ Buôn bán
+ Công chức, viên chức.
+ Khác ( kỹ sư, thợ may, nhiếp ảnh.....)
- Nghề nghiệp mẹ: Chia thành 4 nhóm.
+ Nội trợ
+ Buôn bán
+ Công nhân, viên chức
+ Khác ( làm thuê, thợ may, thợ làm tóc....)
14
- Nguồn thông tin học sinh nữ được tiếp cận về SKSS: Chia thành 7 nhóm
+ Nhà trường
+ Bạn bè
+ Cha mẹ
+Người thân
+ Sách báo, vô tuyến
+ Đoàn thanh niên
+ Phim truyện
- Chủ đề học sinh nữ quan tâm: Chia thành 5 nhóm
+ Biểu hiện của dậy thì
+ Các biện pháp tránh thai
+ Tình dục, tình yêu
+ Các bệnh lây qua đường tình dục
- Phương tiện cần được sử dụng để đưa SKSS tới các em học sinh nữ: Chia
thành 6 nhóm
+ Chương trình học
+ Ngoại khóa
+ Sinh hoạt CLB
+ Sách báo
+Tư vấn riêng
+ Đoàn đội
- Cách giải quyết của các em học sinh nữ khi có vấn đề về SKSS: Chia thành
6 nhóm
+ Ứng dụng kiến thức đã học trong nhà trường
+ Khám bác sĩ
+ Nhờ chuyên viên tâm lý tư vấn chăm sóc
+ Tham khảo bạn bè
+ Tra cứu Internet
3.2.4.2. Các biến số kiến thức về sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên
Bộ câu hỏi gồm 25 nội dung, mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, câu trả lời chưa đúng
được 0 điểm.
Nội dung kiến thức về sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên.
1. Giai đoạn nằm trong tuổi VTN
+ 10-19 tuổi
+ 12-17 tuổi
+ 15-19 tuổi
+ 16-21 tuổi
* Trả lời đúng khi chọn: 10-19 tuổi
2. Cấu tạo cơ quan sinh dục nữ
+ Tử cung, âm đạo
+ Tử cung, ống dẫn trứng
+ Buồng trứng, trứng, ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo, và các tuyến phụ sinh
dục
* Trả lời đúng khi chọn: Buồng trứng, trứng, ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo,
và các tuyến phụ sinh dục
3. Dấu hiệu thể hiện bạn gái đã bước vào tuổi dậy thì chính thức
15
+ Lớn nhanh, mặt nổi mụn
+ Tăng chiều cao, cân nặng
+ Bắt đầu rụng trứng và có kinh nguyệt
+ Thay đổi tính nết
+ Quan tâm đến bạn khác giới
+ Ngực phát triển, hông mở rộng, eo thu hẹp
* Trả lời đúng khi chọn từ 3 dấu hiệu trở lên: Lớn nhanh, mặt nổi mụn; Tăng
chiều cao, cân năng; Bắt đầu rụng trứng và có kinh nguyệt; Ngực phát triển, hông mở
rộng, eo thu hẹp.
4. Những vấn đề bạn gái có thể gặp phải
+ Đau bụng khi hành kinh
+ Rối loạn kinh nguyệt, thay đổi chu kỳ
+ Viêm nhiễm vùng kính
+ Tất cả những vấn đề trên
* Trả lời đúng khi chọn: Tất cả những vấn đề trên
5. Tình yêu
+ Sự hấp dẫn giới tính
+ Sự mong muốn chinh phục
+ Quan hệ tình dục
+ Tình cảm đặc biệt, sự rung động, hòa hợp của 2 trái tim
* Trả lời đúng khi chọn: Tình cảm đặc biệt, sự rung đông, hòa hợp của 2 trái tim
6. QHTD trước hôn nhân
+ Đúng
+ Sai
* Trả lời đúng khi chọn: Sai
7. Sự thụ tinh
+ Tử cung
+ Âm đạo
+ 1/3 phía trên ống dẫn trứng
+ Ở bất cứ điểm nào trên ống dẫn trứng
* Trả lời đúng khi chọn: 1/3 phía trên ống dẫn trứng
8. Bạn gái có thể mang thai không dù chỉ QHTD 1 lần
+ Có thể
+ Không thể
* Trả lời đúng khi chọn: Có thể
9. Những dấu hiệu có thai ở VTN nữ
+ Mất kinh
+ Hay muốn ói hoặc ói
+ Cảm thấy vú cương tức, cơ thể mệt mỏi
+ Tất cả các ý trên
* Trả lời đúng khi chọn: Tất cả các ý trên
10. Lý do tuổi VTN không nên có QHTD
+ Dễ mang thai ngoài ý muốn và các biến chứng do thai nghén
16
+ Có mặc cảm tội lỗi, hoang mang lo sợ sinh ra chán đời, ảnh hưởng đến cuộc
sống
+ Dễ mắc các bệnh lây qua đường tình dục kể cả HIV/AIDS
+ Tất cả các ý kiến trên
* Trả lời đúng khi chọn: Tất cả các ý kiến trên
11. Hậu quả của việc có thai ở tuổi VTN
+ Nếu nạo hút thai không an toàn có thể dẫn đến viêm nhiễm đường sinh sản,
có thể sẽ không bao giờ có con, nếu phải đẻ con rất dễ đẻ non và có thể chết mẹ và
chết con
+ Để lại nhiều tổn thương về tinh thần của bạn và tình cảm của gia đình
+ Sẽ phải bỏ học sớm, phải đi làm sớm để nuôi con, không có cơ hội học tập
để có việc làm tốt, tổn hại đến kinh tế gia đình
+ Tất cả những lý do trên
* Trả lời đúng khi chọn: Tất cả những lý do trên
12. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nạo phá thai ở VTN
+ Do VTN ngày nay có nhu cầu QHTD sớm
+ Do thiếu hiểu biết và kiến thức về giới tính, tình dục an toàn
+ Do xã hội ít định kiến với vấn đề nay hơn
* Trả lời đúng khi chọn 2 đáp án trở lên: Do VTN ngày nay có nhu cầu
QHTD sớm; Do thiếu hiểu biết và kiến thức về giới tính, tình dục an toàn; Do xã hội ít
định kiến với vấn đề này.
13. Những biện pháp tránh thai mà bạn biết
+ Bao cao su
+ Đặt vòng
+ Uống thuốc tránh thai
+ Triệt sản
+ Thuốc tiêm tránh thai
+ Tính chu kỳ kinh nguyệt
+ Xuất tinh ngoài âm đạo
* Trả lời đúng khi chọn 3 biện pháp trở lên: Bao cao su, uống thuốc tránh
thai, tính chu kỳ kinh nguyệt
14. Tác dụng của viên thuốc tránh thai
+ Tránh thai ngoài ý muốn
+ Tránh được HIV/AIDS
+ Tránh các bệnh lây qua đường tình dục
+ Gỉam nguy cơ ung thư cổ tử cung và buồng trứng hoặc đau bụng kinh
* Trả lời đúng khi chọn: Tránh thai ngoài ý muốn
15. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục mà bạn biết
+ Bệnh lậu
+ Giang mai
+ HIV/AIDS
* Trả lời đúng khi chọn từ 2 đáp án trở lên “Bệnh lậu, giang mai, HIV/AIDS”
16. Những dấu hiệu cho biết có thể bạn đã bị viêm nhiễm vùng kính và cần đi khám
+ Ngứa
+ Sưng đau
17