Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

KHẢO SÁT KIẾN THỨC VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN – TIỀN HÔN NHÂN CHO NHÓM ĐỐI TƯỢNG LÀ VỊ THÀNH NIÊN – THANH NIÊN VÀ CÁC CẶP NAM, NỮ CHUẨN BỊ KẾT HÔN NĂM 2011 (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (812.29 KB, 31 trang )

TÓM TẮT:
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN – TIỀN HÔN NHÂN CHO
NHÓM ĐỐI TƯỢNG LÀ VỊ THÀNH NIÊN – THANH NIÊN VÀ CÁC CẶP NAM,
NỮ CHUẨN BỊ KẾT HÔN NĂM 2011
BS CKI Đặng Phi Yến (Chi cục Dân số - KHHGĐ TP HCM)
Đặt vấn đề: Trong điều kiện phát triển của xã hội ngày nay, độ tuổi bắt đầu dậy thì
ngày càng sớm trong khi tuổi kết hôn trung bình đang ngày càng cao, do đó khoảng thời
gian tiền hôn nhân đang được kéo dài ra và tình trạng sống thử ở các bạn trẻ có xu hướng
tăng dẫn đến có thai ngoài ý muốn, phải đi đến nạo phá thai làm ảnh hưởng xấu đến tình
trạng sức khỏe sinh sản. Hậu quả là sẩy thai liên tiếp do hở eo tử cung, thai ngoài tử cung,
nhau tiền đạo, vô sinh Bên cạnh đó, số người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục,
nhiễm HIV/AIDS càng ngày càng tăng. Những hậu quả trên sẽ ảnh hưởng đến việc nâng
cao chất lượng dân số, đây là nội dung chủ yếu của Chiến lược Dân số-Sức khỏe sinh sản
giai đoạn 2011 – 2020 ở nước ta. Vì vậy việc tiến hành khảo sát kiến thức sức khỏe sinh
sản – tiền hôn nhân cho nhóm đối tượng là vị thành niên – thanh niên và các cặp nam, nữ
chuẩn bị kết hôn vô cùng quan trọng và cần thiết đối với quá trình triển khai “Mô hình tư
vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân” (gọi tắt là Mô hình).
Mục tiêu khảo sát: Xác định tỷ lệ vị thành niên/thanh niên và nam nữ chuẩn bị kết
hôn có kiến thức đúng về chăm sóc sức khỏe sinh sản và tiền hôn nhân.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu định lượng qua khảo sát 420 vị thành
niên/thanh niên từ 15-24 tuổi và nam nữ chuẩn bị kết hôn tại 07 điểm triển khai mô hình
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm: 03 điểm ở trường học (Ký túc xá Đại học
Kinh tế, Trung học phổ thông Mạc Đỉnh Chi, Trung học phổ thông Trần Phú) và 04 điểm ở
04 quận-huyện (4, Bình Thạnh, Tân Phú và Hóc Môn)
Kết quả khảo sát:
- 40% có kiến thức chung đúng về nạo phá thai và hậu quả của nạo phá thai không
an toàn;
- 21% có kiến thức chung đúng về vô sinh và các nguyên nhân có thể gây vô sinh;
- 42% có kiến thức chung đúng về quan hệ tình dục an toàn và các biện pháp tránh
thai hiện đại;
- 19% có kiến thức chung đúng về các tổn thương cơ quan sinh dục và các bệnh lây


truyền qua đường tình dục;
- 10% có kiến thức chung đúng về chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhân;
1
- 62% có kiến thức chung đúng về sàng lọc trước sinh – sàng lọc sơ sinh.
Kết luận: Kết quả khảo sát sẽ là cơ sở để xây dựng một chương trình truyền thông –
giáo dục sức khỏe hiệu quả và phù hợp cho các nhóm đối tượng tại 07 điểm Mô hình đang
triển khai, từ đó từng bước nâng cao nhận thức và kỹ năng thực hành về chăm sóc sức khỏe
sinh sản – tiền hôn nhân, đồng thời cung cấp những căn cứ khoa học nhằm triển khai có
hiệu quả Mô hình giai đoạn 2011-2015, góp phần từng bước nâng cao chất lượng dân số,
và đạt được các mục tiêu của Chiến lược Dân số - Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011 – 2020
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
KHẢO SÁT
KIẾN THỨC VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN – TIỀN HÔN NHÂN
CHO NHÓM VỊ THÀNH NIÊN – THANH NIÊN VÀ NAM NỮ CHUẨN BỊ KẾT
HÔN
NĂM 2011
BS CKI Đặng Phi Yến ( Chi cục Dân số - KHHGĐ TP HCM)
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ước tính mỗi năm trên thế giới có khoảng 16 triệu nữ tuổi từ 13 đến 18 tuổi có thai,
95% trong số này tập trung ở các quốc gia kém phát triển và đang phát triển. Văn hóa
phẩm đồi trụy xâm nhập vào Việt Nam nhưng giới trẻ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức
về giới tính, thêm vào đó trong giai đoạn dậy thì, do sự phát triển của các nội tiết tố sinh
dục nên vị thành niên/thanh niên có nhu cầu về tình dục. Điều này đã dẫn đến việc quan hệ
tình dục trước hôn nhân. Hậu quả là tình trạng nạo phá thai ở lứa tuổi vị thành niên ngày
càng nghiêm trọng.
Theo thống kê tại các bệnh viện công thuộc thành phố Hồ Chí Minh trong các năm
qua thì thành phố Hồ Chí Minh là một trong những tỉnh thành có tỷ lệ phá thai cao nhất
trong cả nước. Năm 2011, có 95.067 ca phá thai trong đó 3.876 trường hợp nữ vị thành
niên, chiếm 4,1% tổng số ca phá thai, so với các năm trước thì tỷ lệ nữ vị thành niên nạo
phá thai có tăng lên (năm 2008 là 2.496 trường hợp chiếm 2,15% tổng số ca phá thai, năm

2009 là có 2.427 trường hợp chiếm 2,42%, năm 2010 là 2.037 chiếm 2,29%).
Trong điều kiện phát triển của xã hội ngày nay, tuổi kết hôn trung bình đang ngày
càng cao có nghĩa khoảng thời gian tiền hôn nhân đang được kéo dài ra và tình trạng sống
thử ở các bạn trẻ có xu hướng tăng dẫn đến tình trạng có thai ngoài ý muốn dẫn đến phá
thai làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản và dẫn đến những hậu quả như: sẩy thai liên
tiếp do hở eo tử cung, thai ngoài tử cung, nhau tiền đạo, vô sinh Bên cạnh đó, số người
mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV/AIDS càng ngày càng tăng và cùng
với định hướng Chiến lược Dân số/Sức khỏe sinh sản là nâng cao chất lượng dân số vì vậy
việc tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân là vô cùng quan trọng và cần thiết.
2
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ vị thành niên/thanh niên và nam nữ chuẩn bị
kết hôn có kiến thức đúng về chăm sóc sức khỏe sinh sản và tiền hôn nhân.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu định lượng qua khảo sát vị
thành niên/thanh niên từ 15-24 tuổi và nam nữ chuẩn bị kết hôn tại 7 điểm triển khai Mô
hình “Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân”.
Kỹ thuật chọn mẫu: Mẫu được chọn bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
Cỡ mẫu: 420 người.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN:
Kiến thức về nạo phá thai và hậu quả của nạo phá thai không an toàn:
Nhìn chung, kiến thức về nạo phá thai còn thấp, chỉ có 39% vị thành niên/thanh niên
và nam nữ chuẩn bị kết hôn biết được nạo phá thai là một giải pháp thụ động nhằm giải
quyết những thai nghén ngoài ý muốn và chỉ nạo phá thai sau khi đã được cán bộ y tế
chuyên ngành sản – phụ khoa và kế hoạch hóa gia đình tư vấn một cách thấu đáo và trước
khi được nạo phá thai, thai phụ phải được kiểm tra sức khỏe toàn diện và làm các xét
nghiệm cần thiết. Vẫn còn 9% vị thành niên/thanh niên và nam nữ chuẩn bị kết hôn trả lời
nạo phá thai là một trong những biện pháp tránh thai phổ biến và 6% trả lời nạo phá thai
chỉ cần những thủ thuật đơn giản, bất kỳ cơ sở y tế nào cũng có thể thực hiện được.
Đối với kiến thức về nạo phá thai không an toàn là cách nạo phá thai có thể gây
nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng thai phụ, thực hiện nạo phá thai ở các cơ sở y tế không
đủ điều kiện được phép thực hiện các thủ thuật này, nạo phá thai khi thai phụ chưa thấy

thực sự yên tâm, thoải mái và tin tưởng ở cơ sở y tế thực hiện những thủ thuật này và nạo
phá thai không an toàn là thực hiện nạo phá thai to, tỷ lệ vị thành niên/thanh niên và nam
nữ chuẩn bị kết hôn có kiến thức đúng là 84%.
3
Đi vào kiến thức về hậu quả của nạo phá thai không an toàn, 58% vị thành
niên/thanh niên và nam nữ chuẩn bị kết hôn có kiến thức đúng của nạo phá thai không an
toàn gây ra những hậu quả như: vô sinh, băng huyết, thủng tử cung, nhiễm trùng.
Chỉ có 35% vị thành niên/thanh niên và nam nữ chuẩn bị kết hôn có kiến thức đúng
về phá thai to là phá thai trên 12 tuần. 10% trả lời phá thai to là phá thai trên 7 tuần, 21%
trả lời phá thai to là phá thai trên 10 tuần, 35% trả lời phá thai to là phá thai trên 18 tuần.
Qua khảo sát, nhận thức về nạo phá thai không an toàn có nhận thức khá hơn, nhưng
kiến thức về nạo phá thai, hậu quả nạo phá thai không an toàn và kiến thức về phá thai to là
chưa cao, các nội dung này cần được tập trung truyền thông, giáo dục sâu rộng hơn nữa để
nhằm hạn chế các hậu quả do thiếu kiến thức.
Kiến thức về vô sinh và các nguyên nhân có thể gây vô sinh:
Kiến thức N %
Kiến thức về vô sinh
Đúng 331 79
Không đúng 89 21
Kiến thức về nguyên nhân có thể dẫn đến vô sinh
Đúng 134 32
Không đúng 286 68
Kiến thức về tỷ lệ vô sinh ở nam và nữ
Đúng 279 66
Không đúng 141 34
Phần lớn vị thành niên/thanh niên và nam nữ chuẩn bị kết hôn (79%) có kiến thức
đúng về vô sinh là trường hợp hai người chung sống và quan hệ tình dục thường xuyên
trong vòng 1 năm (không dùng biện pháp tránh thai nào cả) mà không thấy thụ thai, hoặc
có thụ thai nhưng lần nào cũng sẩy. Ngoài ra, có 8% trả lời vô sinh là trường hợp hai người
chung sống và quan hệ tình dục thường xuyên trong vòng 2 tháng (không dùng biện pháp

tránh thai nào cả) mà không thấy thụ thai, hoặc có thụ thai nhưng lần nào cũng sẩy; 5% trả
lời vô sinh chỉ gặp ở phụ nữ trên 30 tuổi; 8% trả lời vô sinh rất hiếm xảy ra và 2% trả lời
vô sinh hoàn toàn do nữ giới.
Tuy nhiên, chưa đến ½ mẫu khảo sát (32%) có kiến thức đúng về nguyên nhân có
thể dẫn đến vô sinh.
Có 66% vị thành niên/thanh niên và nam nữ chuẩn bị kết hôn có kiến thức đúng về
tỷ lệ vô sinh ở nam và nữ là 40% vô sinh do nữ, 30% do nam, 20% do cả 2 giới, 10%
không rõ nguyên nhân.
Như vậy hiểu biết về vấn đề vô sinh chưa cao, điều này sẽ dẫn đến tình trạng chủ
quan, không cần đi khám sẽ làm cho thời gian cần cho việc phát hiện sớm và điều trị sớm
sẽ giảm dần và cơ hội muốn sinh con càng giảm.
Kiến thức về quan hệ tình dục an toàn và các biện pháp tránh thai hiện đại
Kiến thức N %
4
Kiến thức về tình dục an toàn
Đúng 355 85
Không đúng 65 15
Kiến thức về các biện pháp tránh thai hiện đại
Đúng 210 50
Không đúng 210 50
Kiến thức về biện pháp tránh thai vừa có tác dụng tránh thai, vừa có tác
dụng phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Đúng 382 91
Không đúng 38 9
Có 85% vị thành niên/thanh niên và nam nữ chuẩn bị kết hôn cho biết về tình dục an
toàn là quan hệ tình dục không dẫn đến mang thai ngoài ý muốn và quan hệ tình dục tránh
được các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS. Tuy nhiên kiến thức về các
biện pháp tránh thai hiện đại ở mức độ trung bình (50%). Điều này sẽ dẫn đến hậu quả
mang thai ngoài ý muốn và tăng lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Phẩn lớn vị thành niên/thanh niên và nam nữ chuẩn bị kết hôn (91%) biết bao cao su

là biện pháp tránh thai vừa có tác dụng tránh thai, vừa có tác dụng phòng ngừa các bệnh
lây truyền qua đường tình dục. Ngoài ra, vẫn có 2% trả lời thuốc tránh thai vừa có tác dụng
tránh thai, vừa có tác dụng phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục; 3% trả lời
vòng tránh thai vừa có tác dụng tránh thai, vừa có tác dụng phòng ngừa các bệnh lây truyền
qua đường tình dục và 5% trả lời vòng tránh thai vừa có tác dụng tránh thai, vừa có tác
dụng phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Các biện pháp tránh thai tưởng chừng đơn giản nhưng thưc tế vị thành niên/thanh niên
và nam nữ chuẩn bị kết hôn là những người đối tượng chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhân
nhưng vẫn chưa hiểu rõ chắc chắn các biện pháp tránh thai hầu như chỉ áp dụng các biện
pháp không an toàn thì không đảm bảo cho việc tránh thai, như vậy dễ dẫn đến tình trạng
phá thai không an toàn.
Kiến thức về các tổn thương cơ quan sinh dục và các bệnh lây truyền qua đường tình
dục
5
72% vị thành niên/thanh niên và nam nữ chuẩn bị kết hôn nêu được đúng tên ít nhất
4 bệnh lây truyền qua đường tình dục. Trong số những thanh niên đã biết về một bệnh lây
truyền qua đường tình dục nào đó chỉ có 35% vị thành niên/thanh niên và nam nữ chuẩn bị
kết hôn có kiến thức đúng về các bệnh lây truyền qua đường tình dục là bệnh lây truyền
trực tiếp từ người sang người do quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm bệnh, có
bệnh chữa khỏi hẳn, có bệnh không chữa khỏi hẳn và có bệnh có thuốc chủng ngừa, có
bệnh chưa có thuốc chủng ngừa. Ngoài ra vẫn có 5% cho rằng tất cả các bệnh lây truyền
qua đường tình dục đều chữa khỏi hẳn; 7% trả lời tất cả các bệnh lây truyền qua đường tình
dục đều không chữa được và 7% trả lời tất cả các bệnh lây truyền qua đường tình dục đều
có thuốc chủng ngừa. Và phần lớn vị thành niên/thanh niên và nam nữ chuẩn bị kết hôn
(81%) có kiến thức đúng về các dấu hiệu chung thường gặp của các bệnh lây truyền qua
đường tình dục như: tiết dịch bất thường ở dương vật và âm đạo, vết loét ở bộ phận sinh
dục, nổi hạch bẹn, tiểu đau rát.
Chỉ có 26% vị thành niên/thanh niên và nam nữ chuẩn bị kết hôn biết bệnh lây
truyền qua đường tình dục có khả năng gây ra ung thư cổ tử cung là bệnh sùi mào gà và
36% vị thành niên/thanh niên và nam nữ chuẩn bị kết hôn có kiến thức đúng về hậu quả

của hẹp bao qui đầu không được điều trị là: nhiễm trùng dương vật, vô sinh, có khả năng
gây ra ung thư dương vật, tiểu khó, tiểu ít, tiểu nhỏ giọt. Hiểu biết về hậu quả của hẹp bao
qui đầu không được điều trị còn thấp, nếu chưa nhận biết hậu quả của hẹp bao qui đầu
không được điều trị cũng là đều bất lợi cho nam giới, vì vậy cần tăng cường truyền thông
mạnh cho nam giới về vấn đề này.
Nhìn chung, hiểu biết về các bệnh lây truyền qua đường tình dục còn thấp, chưa biết
rõ hậu quả của các bệnh lây truyền qua đường tình dục sẽ dễ dẫn đến có mắc bệnh lây
truyền qua đường tình dục, và không được phát hiện sớm điều trị sớm sẽ dễ lây cho vợ
trong kỳ mang thai, sinh con có bệnh sẽ làm giảm chất lượng dân số, chất lượng cuộc sống.
Kiến thức về chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhân
6
Kiến thức N %
Kiến thức về đối tượng của chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhân
Đúng 52 12
Không đúng 368 88
Kiến thức về lợi ích của khám sức khỏe tiền hôn nhân
Đúng 303 72
Không đúng 117 28
Chỉ có 12% vị thành niên/thanh niên và nam nữ chuẩn bị kết hôn biết về đối tượng
của chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhân là vị thành niên, thanh niên từ 15-24 tuổi và những
cặp nam nữ chuẩn bị kết hôn.
Đa số vị thành niên/thanh niên và nam nữ chuẩn bị kết hôn (72%) đều có biết lợi ích
của khám sức khỏe tiền hôn nhân bao gồm các nội dung: chuẩn bị kiến thức, tâm lý đúng
cho cuộc sống tình dục vợ chồng, để phát hiện những bệnh di truyền có thể ảnh hưởng đến
con cái sau này, chuẩn bị để có một cuộc sống tình dục thoải mái, thỏa mãn và an toàn
nhất, thực hiện sinh đẻ có kế hoạch một cách hiệu quả nhất, phát hiện và điều trị sớm (nếu
có) một số bệnh tật có thể ảnh hưởng đến vấn đề tình dục, mang thai, sinh đẻ về sau.
Kiến thức về sàng lọc trước sinh – sàng lọc sơ sinh
Tìm hiểu kiến thức của vị thành niên/thanh niên và nam nữ chuẩn bị kết hôn về trình
tự tiến hành sàng lọc trước sinh – sàng lọc sơ sinh, ta thấy có 66% vị thành niên/thanh niên

và nam nữ chuẩn bị kết hôn biết đúng trình tự là: tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân,
sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh. Tuy nhiên chỉ có 42% vị thành niên/thanh niên và
nam nữ chuẩn bị kết hôn biết chính xác về mục đích của sàng lọc trước sinh – sàng lọc sơ
sinh là giúp phát hiện sớm những dị tật, bất thường ở thai nhi và trẻ sơ sinh, phát hiện sớm
các bệnh lây truyền từ mẹ sang con và góp phần nâng cao chất kượng dân số. Ngoài ra, còn
có 18% trả lời mục đích của sàng lọc trước sinh – sàng lọc sơ sinh là giúp sản phụ biết
được chính xác giới tính của thai nhi và trẻ sơ sinh. Có 63% vị thành niên/thanh niên có
kiến thức đúng về thời gian tiến hành sàng lọc sơ sinh là sau khi trẻ sinh ta từ 24 – 48 giờ.
NHẬN XÉT KẾT QUẢ KHẢO SÁT
Kiến thức N %
Kiến thức về trình tự tiến hành sàng lọc trước sinh – sàng lọc sơ sinh
Đúng 279 66
Không đúng 141 34
Kiến thức về mục đích của sàng lọc trước sinh – sàng lọc sơ sinh
Đúng 177 42
Không đúng 243 58
Kiến thức về thời gian tiến hành sàng lọc sơ sinh
Đúng 266 63
Không đúng 154 37
7
1. Mặc dù đối tượng vị thành niên/thanh niên đã có sự hiểu biết nhất định về nạo phá
thai không an toàn, những hậu quả của việc nạo phá thai, tuy nhiên sự nhận thức này còn
chưa vững chắc. Vì vậy việc thông tin, giáo dục và tuyên truyền để đối tượng này có đủ
kiến thức và kỹ năng để áp dụng phòng tránh và giảm thiểu hậu quả do mang thai và nạo
phá thai cần được nhân rộng.
2. Hiểu biết của vị thành niên/thanh niên về vấn đề vô sinh chưa cao, điều này sẽ dẫn
đến tình trạng chủ quan, không cần đi khám sẽ làm cho thời gian cần cho việc phát hiện
sớm và điều trị sớm sẽ giảm dần và cơ hội muốn sinh con càng giảm.
3. Mặc dù đa số các đối tượng vị thành niên/thanh niên đã có kiến thức về tình dục an
toàn và các biện pháp tránh thai hiện đại nhưng chỉ ở mức độ trung bình. Vấn đề này đặt ra

cho công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe sinh sản của thành phố cần phải đi vào chiều
sâu, hướng tới kỹ năng và tính cụ thể hơn nữa.
4. Phần lớn vị thành niên/thanh niên đã biết đến những bệnh lây truyền qua đường
tình dục, nhưng kiến thức cụ thể còn hạn chế. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ lây nhiễm
cao và lây lan trong cộng đồng vì vậy việc truyền thông, giáo dục về vấn đề này cần được
quan tâm hơn.
5. Kiến thức của vị thành niên/thanh niên về lợi ích của việc khám sức khỏe tiền hôn
nhân đạt tỷ lệ khá cao tuy nhiên vẫn còn một bộ phận không nhỏ đối tượng này chưa xác
định được đối tượng của chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhân. Điều này cho thấy mức độ tiếp
cận thường xuyên các thông tin về tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân của đối tượng
này là chưa cao.
6. Mức độ quan tâm và sự hiểu biết về sàng lọc trước sinh và sơ sinh còn chưa cao, vì
vậy cần phối hợp, tuyên truyền mạnh mẽ hơn nữa về vấn đề này.
KIẾN NGHỊ
1. Khảo sát kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản-tiền hôn nhân là một nội dung rất
quan trọng, là tiền đề để triển khai Mô hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân (gọi tắt
là Mô hình) cho đối tượng là vị thành niên-thanh niên và các cặp nam-nữ chuẩn bị kết hôn.
Mô hình chính là bước đầu trong việc triển khai chương trình sàng lọc trước sinh và sàng
lọc sơ sinh nhằm nâng cao chất luợng dân số đầu đời. Do đó, ngành Dân số thành phố kiến
nghị Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tăng cường kinh phí mở rộng hoạt động Mô
hình để Mô hình ngày càng tiếp cận rộng rãi các đối tượng như trên, do đó có thể cung cấp
các dịch vụ tư vấn, truyền thông, và khám sức khỏe tiền hôn nhân phủ rộng trên địa bàn
thành phố
2. Lãnh đạo Đảng, chính quyền ở các địa phương, Ban Giám hiệu tại các trường có
triển khai Mô hình cần tăng cường chỉ đạo và hỗ trợ tích cực các hoạt động của Mô hình
tại các điểm. Như thế các điểm Mô hình mới có thể duy trì và phát triển bền vững
8
3. Cần đẩy mạnh các hoạt động phối hợp cấp thành phố giữa Chi cục DS-KHHGĐ
thuộc Sở Y tế với các sở ban ngành đoàn thể thành phố, cũng như phối hợp cấp quận-
huyện giữa Phòng Y tế và các ban ngành đoàn thể quận-huyện đặc biệt là phối hợp với

ngành Tư pháp, Giáo dục và Đoàn Thanh niên để giúp cho Mô hình tiếp cận rộng rãi hơn
tới các đối tượng là VTN/TN, các cặp nam-nữ chuẩn bị kết hôn trong cộng đồng và trường
học
4. Các điểm cần triển khai lồng ghép các hoạt động của Mô hình đặc biệt là nội dung
tư vấn, truyền thông giáo dục với các hoạt động truyền thông của các sự kiện khác nhằm
tăng cường kiến thức và kỹ năng của VTN/TN và cặp nam-nữ chuẩn bị kết hôn./.
Tài liệu tham khảo:
- Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 14/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt
Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản
- Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020
- Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam của
thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015-2015
- Quyết định số 25/QĐ-BYT ngày 07 tháng 01 năm 2011 của Bộ Y tế về việc ban hành
hướng dẫn chuyên môn về tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân;
- Công văn 225/TCDS-DS ngày 09 tháng 4 năm 2011 của Tổng cục Dân số-Kế hoạch
hóa gia đình về việc xây dựng và triển khai Mô hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn
nhân;
- Chăm sóc sức khỏe sinh sản – Tài liệu của Bộ Y tế và Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ
em (2002)
- Family Planning and Population Unit, Department of Reproductive Health and
Research, World Health Organization. Gather Guide To Counseling. Population Reports.
Series J, Number 48
9
Giáo dục kiến thức sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi thành niên/thanh niên: Việc làm
cần thiết
25/11/2014
Lứa tuổi vị thành niên (VTN) gắn với giai đoạn dậy thì, bước chuyển từ trẻ con trở thành
người lớn. Vì vậy, sự phát triển mạnh về thể chất, tâm sinh lý dẫn đến thái độ, hành vi muốn
khẳng định mình đã lớn.
Tuổi VTN/thanh niên (TN) thường bắt đầu có nhu cầu nảy nở tình cảm với bạn khác giới.

Chính sự tò mò, kích thích bởi những thước phim về tình yêu và sách giáo dục giới tính
đã ảnh hưởng không nhỏ đến chuyện học làm người lớn của VTN/TN. Nếu như không có
cái nhìn đúng đắn và không được giáo dục, định hướng từ trong nhà trường, gia đình, xã
hội, chuyện yêu đương và quan hệ tình dục sớm ở độ tuổi VTN/TN dễ dẫn đến nhiều hệ
lụy xấu. Vì vậy, chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) VTN/TN là điều vô cùng cần thiết.

Ở tỉnh ta, mô hình chăm sóc SKSS VTN/TN được duy trì từ nhiều năm nay. Năm 2014,
Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) đã hỗ trợ trên 110 triệu đồng thực
hiện mô hình chăm sóc SKSS VTN/TN tại 45 điểm trường THCS và THPT trên toàn tỉnh.
Ngoài ra, 192 xã, phường, thị trấn trong tỉnh đều được cấp kinh phí 192 triệu đồng thực
hiện mô hình. Trưởng phòng Truyền thông, giáo dục Chi cục DS-KHHGĐ - Đoàn Văn
Ngà cho biết, nội dung chủ yếu của mô hình là các hoạt động truyền thông. Thời gian qua,
các trường đều duy trì tổ chức hoạt động sinh hoạt ngoại khóa, hội thi, nói chuyện chuyên
đề về SKSS VTN/TN, tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ
lớp, cán bộ Đoàn, giáo viên. Bên cạnh đó, ngành còn cung cấp số điện thoại Tổng đài tư
vấn DS-SKSS-KHHGĐ, hỗ trợ cho các thư viện trường học những tài liệu về nội dung
SKSS VTN/TN, Một số điểm trường còn thành lập các câu lạc bộ, góc học thân thiện
sinh hoạt định kỳ hằng tháng,

Trường THPT Tân Thạnh là 1 trong 45 điểm trường được hỗ trợ thực hiện mô hình. Từ đầu
năm đến nay, trường tổ chức riêng về tư vấn chăm sóc SKSS VTN/TN cho học sinh (HS)
được 3 lần. Ngoài ra, trường còn tổ chức tuyên truyền lồng ghép vào các buổi sinh hoạt dưới
cờ, những giờ sinh hoạt lớp. Thầy Đoàn Văn Xem, giáo viên dạy môn Sinh của trường cho
biết: “Hiện nay, trong chương trình sách giáo khoa dành cho HS thuộc khối phổ thông về
môn Ngữ văn, Giáo dục công dân, nhất là môn Sinh học đều có lồng ghép nội dung liên
quan đến SKSS để các em nắm bắt. Tại trường có điểm thuận lợi chính là cán bộ làm nhiệm
vụ y tế lại là người phụ trách hậu sản nên những kiến thức về SKSS VTN/TN đều nắm rất
rõ. Vì vậy, những lần tư vấn về SKSS đều thu hút nhiều HS tham gia đặt câu hỏi. Một số em
do tâm lý e ngại có thể viết giấy hoặc trực tiếp gặp cán bộ tư vấn của trường để được giải
đáp những thắc mắc những vấn đề liên quan đến giới tính, chuyện yêu đương, SKSS,

Ngoài ra, trường thành lập Đội đồng đẳng với 56 HS tham gia. Ngoài việc truyền đạt lại
những nội dung đã sinh hoạt hằng tháng, các em trong đội còn là những tuyên truyền viên
đắc lực, cùng tâm sự, chia sẻ những chuyện thầm kín, khó nói ở lứa tuổi học trò. Không
những vậy, trường còn có Câu lạc bộ Chuyện chúng mình do 6 giáo viên phụ trách là nơi để
các em giải bày những thắc mắc, những thì thầm, giúp các em định hướng đúng hơn về
SKSS.
10

Trường THPT Tân Thạnh do có nhiều HS xa nhà đến ở trọ nên rất khó trong công tác quản lý.
Vì vậy, để hạn chế tình trạng một số em ham chơi lêu lổng, tụ tập tìm hiểu về bạn đời sớm,
thỉnh thoảng, những giáo viên trong các câu lạc bộ này phối hợp Đoàn trường đột kích kiểm
tra các nhà trọ HS để truy bài cho các em. Em Nguyễn Huỳnh Hương Trà, HS lớp 10C1 chia
sẻ: Em cũng như các bạn, khi đến tuổi dậy thì đều rất muốn được trang bị kiến thức về chăm
sóc SKSS. Từ đó, giúp chúng em bảo vệ, chăm sóc bản thân, có môi trường sống và học tập
lành mạnh.

Mô hình chăm sóc SKSS VTN/TN đã nhận được sự quan tâm của các ngành, các cấp, đặc
biệt là Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ban Giám hiệu các trường THCS, THPT và sự hưởng
ứng của HS. Tuy nhiên, theo kết quả giám sát tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về
SKSS, sức khỏe tình dục trong TN của HĐND tỉnh cho thấy, tỷ lệ phá thai tuổi VTN trong
các cơ sở y tế công lập có xu hướng tăng trong những năm gần đây; tình trạng tảo hôn, bạo
lực gia đình, bạo hành giới vẫn còn xảy ra ở một số địa phương, Vì vậy, rất cần sự chung
tay của toàn xã hội để giảm thiểu tình trạng trên. Có một số ý kiến cho rằng, thà vạch
đường cho hươu chạy đúng bằng cách trang bị những kiến thức về SKSS trong chương
trình học, rèn luyện kỹ năng sống, cung cấp rộng rãi các thông tin trên các kênh thích hợp;
tạo điều kiện để VTN/TN tiếp cận dễ dàng các phương tiện và biện pháp tránh thai thích
hợp trong những trường hợp cần thiết còn hơn để hươu lạc lối.
THỰC TRẠNG CHUNG VỀ MANG THAI TUỔI VỊ THÀNH NIÊN VÀ CÁC
CHƯƠNG TRÌNH/CHÍNH SÁCH CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH
NIÊN

Báo cáo “Làm mẹ khi chưa trưởng thành: Thách thức mang thai ở tuổi vị thành
niên” cho thấy hàng năm thế giới có hơn 7 triệu em gái ở các quốc gia nghèo sinh
con trước 18 tuổi, trong đó khoảng 2 triệu ca là các bà mẹ dưới 14 tuổi. Các bà mẹ
chưa trưởng thành này sẽ phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng và kéo dài về
mặt sức khỏe và xã hội do việc mang thai sớm.
THỰC TRẠNG CHUNG VỀ MANG THAI TUỔI VỊ THÀNH NIÊN VÀ CÁC
CHƯƠNG TRÌNH/CHÍNH SÁCH CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH
NIÊN
Mai Xuân Phương[1]
I. THỰC TRẠNG MANG THAI TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
1. Thế giới
Báo cáo “Làm mẹ khi chưa trưởng thành: Thách thức mang thai ở tuổi vị thành niên” cho
thấy hàng năm thế giới có hơn 7 triệu em gái ở các quốc gia nghèo sinh con trước 18 tuổi,
trong đó khoảng 2 triệu ca là các bà mẹ dưới 14 tuổi. Các bà mẹ chưa trưởng thành này sẽ phải
gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng và kéo dài về mặt sức khỏe và xã hội do việc mang
11
thai sớm.
Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) cho biết, mỗi năm có khoảng 16 triệu em gái tuổi 15-19
sinh con; cứ 10 trẻ vị thành niên (VTN) thuộc nhóm này thì 9 đã lập gia đình. Các biến chứng
khi mang thai và khi sinh tiếp tục là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ với các em
gái 15-19 tuổi ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Trên toàn cầu, cứ 3 nữ thanh niên
tuổi 20-24 thì có 1 người (khoảng 70 triệu người) kết hôn trước tuổi 18.
2. Việt Nam
Theo thống kê của Trung tâm Tư vấn SKSS-KHHGĐ của Bệnh viện Phụ sản Trung ương,
trong 5 năm 2008-2012, mỗi năm có xấp xỉ 80-100 ca đẻ/nạo, phá thai ở độ tuổi VTN. Tỷ lệ
mang thai VTN trong tổng số ca nạo phá thai ở Bệnh viện này chiếm 1-3%. Tại Bệnh viện Từ
Dũ (TPHCM) cũng trong giai đoạn này, tỉ lệ đẻ/phá thai ở độ tuổi VTN cũng chiếm khoảng
2,2-3,4% tổng số ca đẻ/phá thai ở Bệnh viện. Tuy nhiên, trong 2 năm 2011-2012, tỉ lệ phá thai
VTN ở Bệnh viện Từ Dũ tăng cao đột biến lên 6,8%. Theo các chuyên gia, việc gia tăng này
có thể xuất phát từ 2 lý do: Thực sự là do số ca nạo phá thai tăng lên, hoặc do các em nhận

thức tốt hơn về phá thai an toàn nên đến các Bệnh viện chuyên khoa, có trang thiết bị, tay nghề
bác sĩ tốt.
Theo Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em (Bộ Y tế), tỷ lệ vị thành niên có thai trong tổng số người
mang thai tăng liên tục qua các năm: Năm 2010: 2,9%; năm 2011: 3,1%; năm 2012: 3,2%,
tương ứng tỷ lệ phá thai ở lứa tuổi này là 2,2% (2010), 2,4% (2011) và 2,3% (2012).
Theo điều tra quốc gia về VTN và thanh niên Việt Nam lần thứ 2 (SAVY 2) năm 2009, tỉ lệ
nạo phá thai ở VTN trên tổng số ca đẻ ước tính khoảng 20%, cao hơn nhiều so với số liệu
của Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Từ Dũ. Vì thế, theo các chuyên gia, sự chênh
lệch này phản ánh mảng tối trong việc phá thai không an toàn hiện nay.
Thống kê của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam cho thấy, trung bình mỗi năm cả nước có
khoảng 300 ngàn ca nạo hút thai ở độ tuổi 15-19, trong đó 60 - 70% là học sinh, sinh
viên. Theo Tổng cục Dân số-KHHGĐ, mặc dù tỷ lệ phá thai ở Việt Nam trong 10 năm gần đây
giảm, nhưng tỷ lệ nạo phá thai ở trẻ VTN, thanh niên lại có dấu hiệu gia tăng, chiếm hơn 20%
các trường hợp nạo phá thai.
Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, độ tuổi quan hệ tình dục lần đầu ở VTN Việt Nam
ngày càng sớm. Tuy nhiên, kiến thức của VTN về phòng tránh thai, HIV và các bệnh lây
truyền qua đường tình dục khác vẫn còn rất hạn chế - chỉ có khoảng 20,7% sử dụng biện pháp
tránh thai trong lần quan hệ tình dục đầu tiên.
Với con số mang thai và nạo hút thai VTN như trên, Việt Nam là nước có tỷ lệ nạo phá thai ở
tuổi VTN cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 5 trên thế giới. Đây không chỉ là một gánh nặng,
thách thức lớn cho công tác dân số, mà đáng lưu tâm hơn là nó để lại những hậu quả nghiêm
12
trọng cho thế hệ trẻ. Nguyên nhân của thực trạng trên được các chuyên gia dân số lý giải đó là
do tình trạng tảo hôn và quan hệ tình dục trước hôn nhân; các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh
sản, tình dục còn chưa được phổ biến rộng rãi; giới trẻ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về
giới tính; tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc SKSS, sức khỏe tình dục không dễ dàng, đặc biệt
là VTN, thanh niên sống ở nông thôn và miền núi.
Hậu quả
Nguyên nhân của thực trạng trên là do tảo hôn và quan hệ tình dục trước hôn nhân; các dịch vụ
chăm sóc SKSS, tình dục chưa được phổ biến rộng rãi; thiếu kiến thức về SKSS, thiếu số liệu

thống kê chính thức về tình trạng mang thai, tỷ lệ phá thai và sinh con sớm ở tuổi vị thành
niên Những rủi ro thường xảy ra khi sinh con ở tuổi VTN gồm: nguy cơ sinh non, sinh nhẹ
cân, thai lưu và chết sơ sinh cao. Bên cạnh đó, kết hôn sớm cũng khiến các em phải chịu áp
lực trong sinh nở, chăm sóc con cái và gia đình khi chưa đủ trưởng thành.

II. CÁC CHƯƠNG TRÌNH/CHÍNH SÁCH CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ
THÀNH NIÊN
1. Môi trường pháp lý cho thực hiện các can thiệp

Cho đến nay, có thể nói, Việt Nam đã có một hệ thống các văn bản chính sách thuận lợi cho
việc triển khai các can thiệp nhằm đáp ứng nhu cầu SKSS VTN. Tuy chưa có một Chiến lược
quốc gia, song SKSS VTN đã được đề cập trong nhiều văn bản pháp lý quan trọng (luật, pháp
lệnh, chiến lược) về chăm sóc SKSS hoặc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho VTN.

Tháng 11/2005, Luật Thanh niên được Quốc hội thông qua - một dấu mốc quan trọng cho việc
hoàn thiện các quyền của thanh niên. Đây là văn bản chính thức giúp hoàn thiện môi trường
pháp lý cho các can thiệp SKSS VTN ở Việt Nam. Điều 21 và 22 quy định về chính sách đầu
tư, khuyến khích các tổ chức, cá nhân xây dựng các cơ sở y tế, cơ sở hoạt động thể dục, thể
thao; phát triển các hoạt động tư vấn về tình yêu, hôn nhân, gia đình, thực hiện kế hoạch hóa
gia đình trong thanh niên; nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho thanh niên, tổ chức tư
vấn cho thanh niên về dinh dưỡng, sức khỏe tinh thần, SKSS, kỹ năng sống, phòng chống ma
túy, HIV/AIDS, các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Tháng 1/2003, Pháp lệnh Dân số được ban hành và sửa đổi vào 8/2008. Pháp lệnh gồm các
giải pháp thực hiện cho từng nhóm đối tượng, giáo dục giới tính, SKSS và kỹ năng sống tại
13
các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, giáo dục dạy nghề và phổ
thông. Tháng 6/2006, Luật Phòng, chống nhiễm HIV/AIDS đã được Quốc hội nước CHXHCN
Việt nam thông qua.


Tháng 11/2011, Chiến lược Dân số và SKSS Việt Nam giai đoạn 2011-2020 được Chính phủ
phê duyệt. “Cải thiện tình hình SKSS của VTN&TN thông qua việc giáo dục, tư vấn và cung
cấp các dịch vụ SKSS phù hợp với lứa tuổi” và “Nâng cao sự hiểu biết của phụ nữ và nam giới
về giới tính và tình dục để thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm sinh sản, xây dựng quan hệ
tình dục an toàn, có trách nhiệm, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau nhằm nâng cao SKSS và
chất lượng cuộc sống”. Đó là giải pháp mở rộng các hình thức giáo dục, nâng cao chất lượng
giáo dục dân số, SKSS, giới và giới tính trong và ngoài nhà trường; giải pháp về chăm sóc
SKSS và nâng cao dân trí, tăng cường vai trò của gia đình và bình đẳng giới.

Hiện nay, nhằm hiện thực hóa Luật thanh niên, một số các kế hoạch tổng thể, chương trình
hành động liên quan đến chăm sóc sức khỏe và SKSS cho VTN đã được các Bộ và cơ quan
chức năng đưa ra. Tháng 6 năm 2006, Bộ Y tế đã phê duyệt “Kế hoạch tổng thể Quốc gia về
bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe vị thành niên và thanh niên Việt Nam giai đoạn 2006 –
2010 và định hướng 2020”. Tháng 4 năm 2007, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cũng
đã đưa ra: “Chương trình hành động chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
năm 2006-2010”. “Kế hoạch tổng thể giáo dục HIV và sức khỏe sinh sản trong nhà trường” đã
được Bộ Giáo dục - Đào tạo phê duyệt tháng 3 năm 2007…

Có thể thấy rằng, một chiến lược chăm sóc SKSS cho VTN&TN bao gồm hệ thống các văn
bản pháp lý đề cập đến vấn đề chăm sóc SKSS VTN, các chương trình hành động nêu lên mục
tiêu, giải pháp và sự phân định trách nhiệm các tổ chức, cơ quan nhà nước trong việc thực hiện
là một đáp ứng hết sức cơ bản của Nhà nước và Chính phủ đối với các nhu cầu SKSS VTN
hiện tại cũng như trong tương lai. Các văn bản pháp lý này thể hiện sự cam kết của Chính phủ
trong các hỗ trợ kỹ thuật, cơ sở hạ tầng cũng như hỗ trợ tài chính.

2. Cung cấp dịch vụ y tế

Dù còn nhiều hạn chế về chất lượng, mức độ thân thiện, bảo mật, các dịch vụ lâm sàng, cận
lâm sàng, điều trị về SKSS và cung cấp các biện pháp tránh thai của hệ thống y tế nhà nước đã
14

đáp ứng phần nào nhu cầu của VTN. Sự cởi mở về mặt chính sách của nhà nước (chủ trương
xã hội hóa công tác y tế, khuyến khích hành nghề y, dược tư nhân…) đã bước đầu tạo điều
kiện cho sự ra đời các cơ sở cung cấp dịch vụ SKSS VTN do các tổ chức phi chính phủ, các tổ
chức cộng đồng hoặc các cá nhân phụ trách. Chính hệ thống dịch vụ này đã bổ sung cho hoạt
động của các dịch vụ nhà nước và mở ra hướng đi mới cho việc phát triển đa dạng các hình
thức cung ứng dịch vụ linh hoạt, thân thiện cho VTN, thậm chí dành riêng cho những nhóm
đối tượng khác nhau như nam, nữ, học sinh, VTN nghiện chích ma túy, VTN nhiễm HIV.
Trong tương lai, các cơ sở cung cấp dịch vụ SKSS VTN của các tổ chức, cá nhân không thuộc
nhà nước sẽ đóng vai trò quan trọng, giúp việc cung cấp dịch vụ SKSS VTN trở nên đa dạng,
hiệu quả hơn.

Bộ Y tế đã ban hành “Chuẩn quốc gia về dịch vụ SKSS” (2002) và hiện nay đang xây dựng
“Hướng dẫn quốc gia về dịch vụ sức khỏe thân thiện dành cho VTN&TN”. Đây là đáp ứng
quan trọng tiến tới hoàn thiện về mặt chất lượng, kỹ thuật đối với các dịch vụ SKSS cung cấp
cho VTN. Tháng 8 năm 2006, Bộ Y tế ra quyết định (số 23/2006/QĐ-BYT) chuyển đổi các
Trung tâm chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em và KHHGĐ ở các tỉnh, thành phố trực thuộc TW
trước đây thành các Trung tâm chăm sóc SKSS, theo đó các trung tâm chăm sóc SKSS
tỉnh/thành phố sẽ có khoa Chăm sóc SKSS vị thành niên và nam học.

3. Cung cấp thông tin – giáo dục - truyền thông

Trong lĩnh vực giáo dục, nối tiếp với chương trình thí điểm giáo dục dân số được thực hiện từ
những năm đầu của thập kỷ 80, từ năm 1998, các nội dung giáo dục SKSS VTN được xác định
cần ưu tiên và đưa vào lồng ghép, tích hợp trong 4 môn học: Sinh học, Địa lý, Giáo dục công
dân, Ngữ văn của chương trình giảng dạy chính khóa. Tuy nhiên, hiệu quả thực hiện phương
thức giáo dục lồng ghép này không cao do thời lượng các môn học chính khóa đã quá tải, giáo
viên thiếu kiến thức và có thái độ e ngại khi nói về các vấn đề SKSS.

Thực tế, giáo dục SKSS VTN lại chứa đựng rất nhiều chủ đề nhạy cảm, tế nhị, học sinh khó có
thể trình bày, trao đổi một cách cụ thể trong môi trường lớp học, trước mặt thầy cô và bạn bè

khác giới. Đối với chủ đề này, cần phải có một môi trường phù hợp để các em có thể tin tưởng
bày tỏ, trao đổi một cách thoải mái tất cả những hiểu biết, quan điểm, khúc mắc của mình. Để
đáp ứng nhu cầu đó, các nội dung giáo dục SKSS VTN đã được nghiên cứu, truyền tải tới học
sinh dưới các hình thức mềm dẻo, linh hoạt và đa dạng thông qua các hoạt động ngoại khóa 2.
Từ năm học 2006 – 2007, hoạt động ngoại khóa giáo dục SKSS/TD VTN chính thức được đưa
15
vào khung chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường phổ thông. Hiện
nay, công tác tập huấn cho đội ngũ giáo viên về các nội dung và phương pháp giáo dục SKSS
VTN thông qua hoạt động ngoại khóa đang được tiến hành tại các địa phương.

Các hoạt động truyền thông cung cấp thông tin, tư vấn về SKSS VTN tới các đối tượng VTN
ngoài trường học đã được Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện với nhiều hình
thức như: biên soạn các tài liệu giáo dục SKSS VTN (tờ rơi, sách, sổ tay, băng hình…); tổ
chức chiến dịch truyền thông; thiết lập trang web và đường dây nóng tư vấn về các vấn đề
SKSS VTN. Các mô hình can thiệp về SKSS VTN dành cho VTN đã luôn được Đoàn thanh
niên chú trọng phát triển: Trung tâm tư vấn thanh niên; Câu lạc bộ tiền hôn nhân và SKSS;
Góc dịch vụ thân thiện dành cho VTN đặt trong các cơ sở của Đoàn thanh niên; Thanh niên
tình nguyện thực hiện giáo dục về SKSS VTN Tuy nhiên, hiện nay mức độ đáp ứng của tổ
chức Đoàn tại tuyến cơ sở còn không đồng đều. Các hoạt động can thiệp SKSS VTN nói trên
được tổ chức rời rạc, thiếu tính đồng bộ và quy mô.

Việc tuyên truyền về SKSS VTN trong cộng đồng, tới các bậc cha mẹ cũng đã bắt đầu được
thực hiện. Hội Phụ nữ, Hội nông dân là đã tham gia thực hiện nhiệm vụ này. Tuy nhiên, các
can thiệp còn rất ít và chỉ mới ở những bước ban đầu. Thực tế, dưới góc độ chính sách và xây
dựng chương trình, nội dung này hoàn toàn được coi là tiểu phần xây dựng môi trường thuận
lợi cho việc tiến hành các can thiệp về SKSS VTN chứ chưa được đánh giá ở tầm chiến lược
như là một yếu tố nền tảng, trực tiếp nâng cao SKSS VTN.

4. Cam kết tài chính cho thực hiện các can thiệp


Thách thức quan trọng đối với Chính phủ hiện nay là ưu tiên về SKSS VTN chỉ là một trong
rất nhiều ưu tiên về phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo. Mặc dù ngân sách nhà
nước chi cho các hoạt động y tế, giáo dục năm sau đều cao hơn so với năm trước song thực
chất còn rất eo hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Việc thực hiện các cam kết về mặt
tài chính cho các can thiệp về SKSS VTN từ trước đến nay gặp nhiều khó khăn.

Trong ngân sách nhà nước dành cho ngành y tế, chỉ 10 tỷ VNĐ (ngân sách Bộ Y tế) được dành
cho hoạt động chăm SKSS năm 2006. Dự án chăm sóc SKSS hiện mới được trình Thủ tướng
Chính Phủ phê duyệt để đưa vào chương trình mục tiêu y tế quốc gia triển khai thực hiện từ
16
năm 2008 với một con số ngân sách khiêm tốn 100 tỷ VNĐ/năm (ngân sách Bộ Y tế: 20 tỷ,
ngân sách địa phương: 80 tỷ). Tương tự, dự án y tế học đường có thể bao gồm cả nội dung
chăm sóc SKSS VTN trong trường học cũng được dự toán chi 50 tỷ VNĐ/năm (ngân sách Bộ
Y tế: 10 tỷ, ngân sách địa phương: 40 tỷ). Kế hoạch tổng thể chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức
khỏe cho VTN&TN Việt Nam giai đoạn 2006-2010 trong đó bao quát hết các nội dung SKSS
VTN, ước tính một ngân sách khiêm tốn là 100 tỷ VNĐ (khoảng 6,3 triệu USD) cho việc triển
khai thực hiện song cũng vẫn chỉ là ngân sách dự kiến huy động từ nhiều nguồn và đến nay
vẫn chưa có một cam kết cụ thể nào.

Những năm gần đây, một số địa phương đã nhận được viện trợ để triển khai các can thiệp
SKSS VTN (các tỉnh/thành phố có chương trình hỗ trợ của UNFPA hoặc RHIYA
EC/UNFPA), khi kết thức chu kỳ viện trợ, việc duy trì các can thiệp có nguy cơ không thực
hiện được do địa phương không huy động được ngân sách. Mặc dù lãnh đạo chính quyền của
các địa phương này đã có cam kết ủng hộ mạnh mẽ nhưng không thể chắc chắn có được cam
kết về tài chính.

5. Thực hiện điều phối, tổ chức

Để thực hiện Chiến lược chăm SKSS, trong đó có mục tiêu chăm sóc SKSS VTN do Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt, Ban chỉ đạo đã được thành lập gồm Bộ Y tế, Bộ Văn hóa, Thể

thao và Du lịch, Bộ Giáo dục – Đào tạo, Bộ LĐ-TB-XH, Tổng cục Dân số-KHHGĐ-Bộ Y tế,
Tổng cục Thể dục thể thao và các tổ chức đoàn thể là Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ. Trong đó,
Bộ Y tế giữ vai trò chủ đạo.

Ngành y tế trong hoạt động chuyên môn của mình có nhiệm vụ chăm sóc SKSS cho VTN&TN
nhưng trong các can thiệp đáp ứng nhu cầu SKSS VTN, không chỉ ngành y tế có thể giải quyết
hết mọi vấn đề. Có những lĩnh vực, ngành y tế trực tiếp chủ trì thực hiện các can thiệp. Có
những lĩnh vực ảnh hưởng đến SKSS VTN do các bộ ngành khác chủ trì, ngành y tế đề nghị,
hướng dẫn về chuyên môn hoặc tham gia hỗ trợ kỹ thuật, phối hợp cùng các bộ ngành đó giải
quyết (Bộ Y tế, 2006). Trong từng ngành, hoạt động điều phối được thực hiện giữa các
ban/vụ/cục, các đơn vị trực thuộc để triển khai các hoạt động có liên quan đến SKSS VTN.

Khuyến nghị các Chương trình/Chính sách tiếp theo về chăm sóc SKSS VTN
17
a. Hiện thực hóa các chính sách, tăng cường cam kết của chính quyền

Với một hệ thống chính sách liên quan đến SKSS VTN tương đối toàn diện ở cấp Trung ương
do Nhà nước và Chính phủ Việt Nam đưa ra, một câu hỏi lớn hiện nay là làm thế nào để hiện
thực hóa các chính sách? Bài học kinh nghiệm từ các chương trình can thiệp đã làm tại các địa
phương (từ tuyến tỉnh/thành phố đến xã/phường) cho thấy vấn đề SKSS VTN cần phải được
chính quyền và cộng đồng nhận thức đầy đủ hơn nữa, mục tiêu cải thiện và nâng cao SKSS
VTN cần phải được đưa vào các nghị quyết của các cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân, ủy ban
nhân dân cũng như các kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đây là
tiền đề và cơ sở để huy động các nguồn lực (kỹ thuật, tài chính, cơ sở hạ tầng) cho việc thực
hiện các can thiệp đáp ứng nhu cầu SKSS cho VTN.

Công tác truyền thông vận động nhằm vào các nhà lãnh đạo chính quyền, cộng đồng để nhận
được sự ủng hộ, cam kết về chính trị, nguồn lực con người, tài chính cần được tiếp tục đẩy
mạnh. Việc truyền thông vận động được thực hiện bằng mọi hình thức, đặc biệt hiệu quả khi
thông qua các hội nghị định hướng, hội thảo, diễn đàn chính sách về SKSS VTN.


b. Đa dạng và mở rộng các dịch vụ SKSS VTN

Các dịch vụ SKSS VTN thiết yếu nên được cung cấp bao gồm: thông tin, tư vấn và dịch vụ về
các biện pháp tránh thai, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, dinh dưỡng, vệ sinh kinh
nguyệt, nạo thai an toàn; thông tin, giáo dục và tư vấn về HIV/AIDS, tiếp cận với các phương
tiện phòng tránh như bao cao su, bơm kim tiêm sạch, tư vấn và xét nghiệm tự nguyện, chẩn
đoán sớm và điều trị điều trị HIV/AIDS bao gồm cả tiếp cận thuốc ARV.

Kinh nghiệm có được từ việc thực hiện các can thiệp SKSS VTN ở Việt Nam cũng như nhiều
quốc gia khác cho thấy các dịch vụ SKSS VTN không thể chỉ được cung cấp ở tuyến Trung
ương cũng như chỉ ở các cơ sở y tế công lập. Đa dạng hóa và mở rộng mạng lưới cung cấp
dịch vụ SKSS VTN, đặc biệt là các dịch vụ thân thiện là hết sức cần thiết để có thể đáp ứng
ngày một tốt hơn các nhu cầu SKSS của VTN&TN. Cụ thể, cần đưa dịch vụ SKSS VTN
xuống các cơ sở y tế thuộc tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu (trạm y tế xã/phường, các trung
tâm y tế quận/huyện) hoặc các cơ sở trực thuộc các tổ chức quần chúng, tổ chức xã hội dân sự
địa phương. Cần huy động các tổ chức y tế tư nhân, tổ chức phi chính phủ quốc tế, tổ chức phi
18
chính phủ Việt Nam, tổ chức cộng đồng… tham gia cung cấp dịch vụ SKSS VTN có chất
lượng.

Thông tin và các dịch vụ SKSS VTN được cung cấp qua nhiều mô hình can thiệp đa dạng và
có sự lồng ghép với nhau. Các mô hình can thiệp đó có thể là: Lồng ghép giáo dục SKSS VTN
với các môn học chính khóa trong nhà trường; Giáo dục SKSS VTN thông qua các hoạt động
ngoại khóa; Các chương trình truyền thông trên phương tiện thông tin đại chúng; Trung tâm tư
vấn SKSS cho VTN&TN; Góc dịch vụ thân thiện; Góc tư vấn thân thiện; Tư vấn qua điện
thoại, internet; Giáo dục đồng đẳng, truyền thông nhóm nhỏ; Câu lạc bộ VTN&TN; Điểm vui
chơi, giải trí có cung cấp dịch vụ SKSS VTN; Góc cung cấp thông tin, dịch vụ tại các điểm
bưu điện, nhà văn hóa xã/phường; Các nhóm sân khấu - kịch; Lồng ghép tuyên truyền SKSS
VTN trong các lễ hội truyền thống, giao lưu văn hóa, văn nghệ của đồng bào dân tộc; Nhà

thuốc thân thiện…

c. Xác định các ưu tiên và can thiệp đặc thù

Trong điều kiện nguồn lực hạn chế của nước ta, xác định ưu tiên là một biện pháp quan trọng,
cần thiết khi thực hiện các chương trình, can thiệp SKSS VTN từ Trung ương xuống địa
phương. Can thiệp ưu tiên hướng vào các mục tiêu ưu tiên và đối tượng ưu tiên hoặc đối tượng
có nguy cơ cao. Trong mỗi mục tiêu của chương trình, các hoạt động ưu tiên cũng cần được
xác định. Xác định ưu tiên được dựa trên xác định tính cấp bách của vấn đề, khả năng khả thi
tức thời và yêu cầu đầu ra. Cơ sở để xác định các ưu tiên gồm có: (1) Thông tin phân tích tình
hình kinh tế - xã hội của địa phương; (2) Thông tin đánh giá nhu cầu SKSS VTN; (3) Thông
tin của các nghiên cứu tác nghiệp; (4) Thông tin phân tích đối tác.

Trong Kế hoạch tổng thể chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho VTN&TN Việt Nam,
giai đoạn 2006-2010, các vấn đề ưu tiên cần được giải quyết là:
1. SKSS/sức khỏe tình dục;
2. Phòng, chống lây nhiễm HIV;
3. Tai nạn thương tích;
4. Sử dụng chất gây nghiện;
19
5. Sức khỏe tâm thần;
6. Công bằng trong tiếp cận với các dịch vụ sức khỏe cho nhóm VTN&TN có khó khăn và có
hoàn cảnh đặc biệt.
Các can thiệp SKSS VTN nhằm mục đích:
7. Cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS có chất lượng;
phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS;
8. Hạn chế mức tăng và tiến tới giảm tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn trong VTN&TN.
Các can thiệp SKSS VTN mang tính đặc thù cao, đảm bảo phù hợp với điều kiện phát triển
kinh tế - xã hội của từng địa phương, và các đối tượng VTN khác nhau. Việc triển khai các
hoạt động can thiệp cần tính đến các yếu tố tuổi, giới, các đặc trưng văn hóa, kinh tế - xã hội

của các nhóm đối tượng đích (nhóm 10-14 tuổi, 15-19 tuổi, 20-24 tuổi; nhóm nam, nữ; nhóm
sống ở thành thị - nông thôn, đồng bằng - miền núi; nhóm yếu thế, nhóm có hoàn cảnh đặc
biệt, nhóm người dân tộc…).
9. Mở rộng phạm vi và vùng can thiệp
Khả năng mở rộng phạm vi cung cấp các dịch vụ SKSS VTN về mặt địa lý ở nước ta cần được
xem xét dựa trên trình độ phát triển kinh tế - xã hội, thực trạng cơ sở hạ tầng và mức độ cam
kết về tài chính của chính quyền các địa phương. Việc mở rộng phạm vi địa lý cho các can
thiệp SKSS VTN cần có chiến lược và được chia thành nhiều giai đoạn. Giai đoạn đầu
(khoảng 5-7 năm trước mắt), các dịch vụ SKSS VTN nên được triển khai ở vào các vùng đô
thị (thành phố, thị xã) và một vài vùng nông thôn phát triển. Đối với các vùng đô thị, nên đẩy
mạnh xã hội hóa trong cung cấp dịch vụ. Các hỗ trợ ban đầu có thể được huy động, sau đó tính
bền vững phải được đảm bảo thông qua cơ chế lấy thu bù chi. Đối với các vùng nông thôn,
ngân sách bao cấp nên được tăng cường để giảm các phí dịch vụ, thu hút khách hàng
VTN&TN. Giai đoạn 2, các nguồn lực hỗ trợ lúc này cần dồn vào để nhân rộng các mô hình
cung cấp dịch vụ SKSS VTN cho các vùng nông thôn kém phát triển và tiến dần đến vùng
nông thôn miền núi, vùng sâu, xa, khó khăn.

Ngay trong giai đoạn đầu, các vùng có những vấn đề SKSS VTN nổi cộm hoặc các vùng công
nghiệp mới ở Đông Bắc bộ (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh) và Đông Nam bộ (thành phố Hồ
Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu) nên được tập trung ưu tiên.

Việc mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ SKSS VTN cần phải tính toán đến các yếu tố: mức
20
biến động tự nhiên dân số; mức độ tập trung dân cư; mức độ di biến động của nhóm dân số
VTN&TN giữa các vùng, tỉnh/thành phố.

10. Cơ chế quản lý, điều phối và lồng ghép

Chương trình, can thiệp SKSS VTN cần phải sự điều phối liên ngành, với sự phối kết hợp hợp
lý giữa các cơ quan chính phủ như Bộ Y tế, Bộ GD-ĐT, các cơ quan thông tin đại chúng và

các tổ chức chính trị xã hội như Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ Hoạt động điều phối liên
ngành là một biện pháp xã hội hóa nhằm nâng cao trách nhiệm của các Bộ, ngành, đồng thời
phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống xã hội, những thế mạnh và kinh nghiệm của các
ngành trong các can thiệp SKSS VTN. Việc điều phối phải có sự phân cấp quản lý từ Trung
ương xuống cơ sở. Ngành y tế phải giữ vai trò điều phối chủ đạo cũng như hỗ trợ kỹ thuật cho
việc triển khai thực hiện, giám sát và đánh giá.

Cơ chế giám sát, đánh giá cũng cần được thực hiện liên ngành. Các chỉ báo tổng hợp, bộ công
cụ phục vụ cho việc giám sát và đánh giá cần được xây dựng và phát triển để đo lường mức độ
tiến triển của các chương trình, can thiệp SKSS VTN được tiến hành. áp dụng phương pháp
tiếp cận dựa trên cơ sở về quyền, trong quá trình thực hiện, giám sát, đánh giá các chương
trình, can thiệp SKSS VTN, cần đảm bảo sự tham gia của VTN&TN.

Trong mỗi ngành, để khắc phục tình trạng chồng chéo, tránh lãng phí nguồn lực, cần thực hiện
việc phối hợp, lồng ghép các chương trình, can thiệp SKSS VTN với các chương trình, can
thiệp có liên quan khác. Trong ngành y tế, can thiệp SKSS VTN có thể được lồng ghép trong
các chương trình quốc gia về chăm sóc SKSS, làm mẹ an toàn, KHHGĐ, phòng, chống
HIV/AIDS. Trong ngành giáo dục, nội dung giáo dục SKSS VTN cần được tiếp tục lồng ghép
trong các chương trình chính khóa, đẩy mạnh giáo dục ngoại khóa kết hợp với các nội dung
khác. Các chương trình truyền thông, truyền thông chuyển đổi hành vi SKSS VTN do các cơ
quan thông tin, Đoàn thanh niên…triển khai có thể được lồng ghép với các chương trình giáo
dục HIV/AIDS, giáo dục kỹ năng sống, xóa đói giảm nghèo… Việc lồng ghép có thể bao gồm
từ giai đoạn đầu tiên là thiết kế, dự toán ngân sách và lập kế hoạch cho đến các giai đoạn tiếp
theo như triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát và đánh giá đầu ra.

11. Xây dựng năng lực các cấp
21

Xây dựng năng lực (quản lý, kỹ thuật) cho các đối tác ở các cấp là một khâu quan trọng, tiền
đề đảm bảo cho các chương trình, can thiệp SKSS VTN được thực hiện hiệu quả. Việc xây

dựng năng lực đòi hỏi cả nguồn lực con người lẫn tài chính đáng kể. Trong hệ thống Chính
phủ, những năng lực cần được tăng cường cho các ban, ngành, đoàn thể tuyến Trung ương
gồm: năng lực lập kế hoạch, điều phối, giám sát; ở cấp địa phương là năng lực thực hiện một
chương trình SKSS VTN toàn diện. Các đối tác trong cộng đồng như các tổ chức phi chính
phủ, các tổ chức cộng đồng hiện đang rất cần được nâng cao năng lực để triển khai các can
thiệp hay cung cấp các dịch vụ SKSS hiệu quả cho VTN&TN. Chính vì vậy, một đánh giá về
năng lực của các đối tác tham gia thực hiện chương trình cần phải được thực hiện. Đây là bước
đầu tiên trong quá trình triển khai nhân rộng các can thiệp SKSS VTN. Nó giúp xác định các
nhu cầu xây dựng năng lực, hỗ trợ kỹ thuật thiết yếu nhất cần được ưu tiên. Việc xây dựng
năng lực được thực hiện thông qua các chương trình đào tạo, tập huấn; phát triển các hướng
dẫn, các tiêu chuẩn về dịch vụ SKSS VTN và chính trong quá trình triển khai các can thiệp
SKSS VTN trong thực tế.

12. Hỗ trợ kỹ thuật và huy động tài chính

Hỗ trợ kỹ thuật đầy đủ và hiệu quả cho các chương trình, can thiệp SKSS VTN là nhu cầu
quan trọng trong điều kiện của nước ta. Cần thành lập các nhóm chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật
gồm các chuyên gia thuộc lĩnh vực SKSS, y tế cộng đồng, truyền thông, khoa học xã hội, tâm
lý và các chuyên gia có kinh nghiệm về SKSS VTN của các tổ chức quốc tế và trong nước.
Huy động sự giúp đỡ về mặt chuyên môn, kỹ thuật của các tổ chức chính phủ, phi chính phủ
quốc tế.

Chiến lược huy động tài chính cho các chương trình, can thiệp SKSS VTN nên áp dụng nhiều
giải pháp khác nhau và dựa vào nhiều nguồn khác nhau như:
1. Ngân sách nhà nước và địa phương;
2. Viện trợ quốc tế;
3. Quỹ nhân đạo;
4. Quỹ cộng đồng và bảo hiểm;
5. Đóng góp của cá nhân.
22

Ngân sách nhà nước, địa phương sẽ là nguồn quan trọng để đảm bảo các chi phí tối thiểu, cơ
bản cho việc thực hiện chương trình, song về lâu dài, đây phải là nguồn ngân sách chính chi
cho việc triển khai các hoạt động. Nguồn viện trợ giúp phát triển và thực hiện các chương
trình, dự án ưu tiên trong từng giai đoạn. Quỹ nhân đạo (trong nước và quốc tế) giúp cho cho
một số can thiệp SKSS dành cho nhóm VTN&TN yếu thế. Quỹ cộng đồng và bảo hiểm dành
cho đối tượng học sinh, sinh viên trong nhà trường. Nguồn đóng góp của cá nhân dành cho các
dịch vụ SKSS VTN thân thiện. Đây là những chi trả trực tiếp của VTN khi nhận các dịch vụ
thân thiện, song trước mắt cần được hỗ trợ một phần cho việc chi trả này bằng các dự án mục
tiêu ngắn hạn./.
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Lứa tuổi vị thành niên là một giai đoạn ngắn nhưng lại ảnh
hưởng rất lớn tới sự phát triển toàn diện của cuộc đời mỗi người. Giai đoạn này được thể hiện
bằng sự phát triển nhanh chóng khác thường về cả thể chất lẫn trí tuệ, tâm sinh lí, quan hệ xã
hội và tinh thần. Các em học sinh trung học đang ở độ tuổi vị thành niên có nhiều bỡ ngỡ trước
sự thay đổi của bản thân khi bước vào tuổi dậy thì và có nhiều tò mò, thắc mắc về vấn đề giới
tính nhưng lại không được giải đáp thỏa đáng. Mặt khác, hiện nay, sự phát triển nhanh chóng
các mặt của đời sống xã hội, sự phát triển một cách ồ ạt các hệ thống truyền tải thông tin như
internet, điện thoại di động…đã làm ảnh hưởng đến những quan điểm, nhận thức về quan hệ
tình dục, tình yêu, hôn nhân ở thanh thiếu niên. Nhiều thanh thiếu niên bắt đầu quan hệ tình
dục trong khi chưa hiểu biết đúng đắn về sức khỏe sinh sản. Sự thiếu hiểu biết này có thể dẫn
đến những hậu quả trầm trọng : mang thai ngoài ý muốn dẫn đến nạo phá thai ở độ tuổi vị
thành niên; sinh con và nuôi con khi độ tuổi còn quá trẻ, làm dở dang việc học tập; mắc các
bệnh lây truyền qua đường tình dục ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống tinh thần sau này.
Cung cấp thông tin về giới tính, giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên là việc làm cần
thiết nhưng đến nay vẫn còn một số người cho là vấn đề tế nhị, không nên đem ra rao giảng,
bên cạnh đó, ở nhà trường, công tác giáo dục giới tính vẫn còn bỏ ngõ, rất hiếm có giáo viên
nào chuyên trách về vấn đề này. Ở gia đình, một số phụ huynh còn rất e dè hoặc thiếu quan
tâm đến việc giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản cho con em mình, một số khác có quan tâm
nhưng không đủ trình độ kiến thức để giải đáp hết các thắc mắc của con em mình về vấn đề
này. Trước những hậu quả nghiêm trọng từ sự thiếu hiểu biết về giới tính và sức khỏe sinh sản
của các em ở độ tuổi vị thành niên trong đó có học sinh trung học phổ thông mà chưa có giải

pháp nào ngăn chặn hữu hiệu, tôi xin đưa ra đề tài: “TÍCH HỢP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH –
SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN QUA BỘ MÔN SINH HỌC Ở TRƯỜNG THPT”
II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận Hiểu một cách đầy đủ, vấn đề giáo dục giới tính bao
gồm rất nhiều nội dung, như sức khỏe sinh sản, các mối quan hệ cá nhân, sự phát triển giới
tính, tình cảm Để có được những kết quả khả quan, các chương trình giáo dục giới tính phải
được nghiên cứu kỹ lưỡng, diễn ra trong quá trình lâu dài và đây vẫn là vấn đề rất nhạy cảm,
tồn tại những quan điểm khác, trái ngược nhau. Một số ý kiến cho rằng, nếu cung cấp cho học
sinh những thông tin và giúp chúng phòng ngừa thai cũng như các bệnh lây truyền qua đường
tình dục sẽ đẩy các học sinh này vào hoạt động tình dục sớm và bừa bãi. Nhiều ý kiến khác
"tẩy chay" việc đưa giáo dục giới tính vào trường học, coi giáo dục giới tính là "con dao hai
23
lưỡi". Trong sự phát triển mạnh mẽ của xã hội hiện nay thì sự hiểu biết cơ bản về giới tính của
mỗi người có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là kiến thức không thể thiếu để mỗi
2. người tự bảo vệ sức khỏe của mình và của cộng đồng; biết quan hệ, ứng xử với người
khác phù hợp với chuẩn mực giới tính và đạo đức xã hội, đồng thời biết bảo vệ hạnh phúc gia
đình, duy trì nòi giống, phòng chống các bệnh xã hội… Theo tổ chức y tế thế giới (WHO),
tuổi vị thành niên là giai đoạn từ 10 – 19 tuổi, nằm trong khoảng thời gian từ lúc dậy thì đến
lúc trưởng thành. Ở nước ta có 50% dân số dưới 20 tuổi, trong đó 20% có độ tuổi từ 10-19, tức
là khoảng 15 triệu người thuộc lứa tuổi vị thành niên. (Giáo dục dân số – sức khỏe sinh sản vị
thành niên – Bộ giáo dục và đào tạo – ủy ban dân số, gia đình và trẻ em – Hà Nội – 2005,
tr.37) Theo bộ y tế, tình hình nạo phá thai ở lứa tuổi vị thành niên trong những năm gần đây có
chiều hướng gia tăng. Mỗi năm có khoảng 1,2-,1,4 triệu trường hợp nạo phá thai, chiếm 20-
25%. (Giáo dục dân số – sức khỏe sinh sản vị thành niên – Bộ giáo dục và đào tạo – ủy ban
dân số, gia đình và trẻ em – Hà Nội – 2005, tr.34). Tại Trung tâm Kế hoạch hóa gia đình
TPHCM, mỗi ngày có hàng chục ca đến làm thủ tục khám và xin bỏ thai. Theo thống kê, số
lượng thai phụ dưới 18 tuổi đến phá thai trung bình một năm khoảng 911 ca. So với những
năm 1990, từ năm 2001 trở đi số trẻ vị thành niên đến phá thai ở đây đã tăng gấp 3 lần. (Báo
Người lao động 2003). Bên cạnh đó, việc mắc các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục tăng
lên nhanh chóng ở thanh thiếu niên. Theo ủy ban quốc gia phòng chống AIDS, tỉ lệ người
nhiễm HIV ở lứa tuổi 20-29 đã tăng từ 15% năm 1993 lên 62% vào cuối năm 2002 và số

nhiễm HIV ở lứa tuổi vi thành niên chiếm 8,3% các trường hợp nhiễm. (Giáo dục dân số – sức
khỏe sinh sản vị thành niên – Bộ giáo dục và đào tạo – ủy ban dân số, gia đình và trẻ em – Hà
Nội – 2005, tr.34). Như vậy, việc giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho vị thành niên,
trong đó có một bộ phận lớn là học sinh đang học tập ở trường THPT là vấn đề cần thiết và
cấp bách. Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản nhằm cung cấp cho các em những kiến thức,
kỹ năng sống đầy đủ về giới tính, sức khỏe sinh sản, về tình bạn, tình yêu… Đây là việc làm
cần thiết bên cạnh việc giảng dạy văn hóa để góp phần tạo ra một tương lai thật tươi sáng cho
học sinh. 2. Nội dung biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 2.1. Những nội dung kiến
thức trong bộ môn sinh học liên quan đến vấn đề giới tính – sức khỏe sinh sản 2.1.1. Tuổi dậy
thì và những dấu hiệu của tuổi dậy thì a. Tuổi dậy thì Tuổi dậy thì là giai đoạn phát triển, trong
đó trẻ em phát triển thành người lớn và có khả năng sinh sản. - Tuổi bắt đầu dậy thì thường
kéo dài từ 3 đến 5 năm và chia làm hai giai đoạn nhỏ: · Giai đoạn trước dậy thì : từ 11-13 tuổi
ở nữ và 13-15 tuổi ở nam. · Giai đoạn dậy thì : từ 13-15 tuổi ở nữ và 15-17 tuổi ở nam.
3. - Đến tuổi dậy thì dưới tác động của các hoocmôn sinh dục, cơ thể có những biến đổi
trong cơ quan sinh dục và xuất hiện các đặc điểm sinh dục thứ sinh. b. Những dấu hiệu của
tuổi dậy thì b.1. Ở nam: - Lớn nhanh, cao vọt. - Vỡ tiếng, giọng ồm. - Mọc ria mép, lông nách,
lông mu. - Cơ bắp phát triển. - Cơ quan sinh dục to ra. - Tuyến mồ hôi, tuyến nhờn phát triển. -
Xuất hiện mụn trứng cá. - Xuất tinh lần đầu. b.2. Ở nữ: - Lớn nhanh. - Thay đổi giọng nói. -
Mọc lông mu, lông nách. - Vú phát triển, hông nở rộng. - Tuyến mồ hôi, tuyến nhờn phát triển.
- Xuất hiện mụn trứng cá. - Bộ phận sinh dục phát triển. - Bắt đầu hành kinh. 2.1.2. Cơ quan
sinh dục a. Cơ quan sinh dục nam a.1. Các bộ phận của cơ quan sinh dục nam
24
4. a.2. Tinh hoàn và tinh trùng - Tinh hoàn là bộ phận quan trọng trong cơ quan sinh dục
nam sản xuất ra tinh trùng bắt đầu từ tuổi dậy thì. - Tinh trùng rất nhỏ (dài khoảng 0,06mm)
gồm đầu, cổ và đuôi. Tinh trùng di chuyển nhờ đuôi. Có 2 loại tinh trùng : tinh trùng X và tinh
trùng Y. Tinh trùng Y nhỏ nhẹ, sức chịu đựng kém, dễ chết, còn tinh trùng X lớn hơn có sức
sống cao hơn tinh trùng Y. - Mỗi lần phóng tinh có tới 200-300 triệu tinh trùng. - Trong cơ
quan sinh dục nữ, tinh trùng có khả năng sống từ 3-4 ngày. b. Cơ quan sinh dục nữ b.1. Các bộ
phận của cơ quan sinh dục nữ b.2. Buồng trứng và trứng
5. - Trứng là tế bào sinh dục cái đã trưởng thành (chín), tế bào trứng nhỏ (đường kính

1,15-1,25mm) chứa nhiều chất tế bào. - Tới tuổi dậy thì, buồng trứng chứa khoảng 40.000 tế
bào trứng nhưng trong cuộc đời người phụ nữ chỉ có khoảng 400 trứng đạt tuổi trưởng thành. -
Trứng bắt đầu rụng từ tuổi dậy thì được phễu dẫn trứng tiếp nhận đưa vào ống dẫn trứng (vòi
trứng). - Tế bào trứng sau khi rụng chỉ có khả năng thụ tinh trong một ngày nếu gặp được tinh
trùng. c. Thụ tinh và thụ thai Sự thụ tinh - Trứng rụng được phễu dẫn trứng tiếp nhận, đưa vào
ống dẫn trứng và di chuyển về phía tử cung. Nếu trứng gặp được tinh trùng, sẽ xảy ra sự thụ
tinh để tạo thành hợp tử. - Hợp tử di chuyển xuống tử cung làm tổ, khi đến tử cung sẽ bám vào
lớp niêm mạc tử cung đã được chuẩn bị sẵn (dày xốp và xung huyết) để làm tổ và phát triển
thành thai. Đó là sự thụ thai. d. Hiện tượng kinh nguyệt - Cùng với sự phát triển của trứng,
hoocmon từ buồng trứng tiết ra có tác dụng làm cho lớp niêm mạc tử cung dày, xốp, chứa
nhiều mạch máu để đón trứng thụ tinh xuống làm tổ. Nếu trứng không được thụ tinh thì sau 14
ngày kể từ khi trứng rụng, lớp niêm mạc bị bong ra từng mảng, thoát ra ngoài cùng với máu và
dịch nhày. Đó là hiện tượng kinh nguyệt. - Hiện tượng kinh nguyệt xảy ra theo chu kỳ hàng
tháng (28-32 ngày) thời gian có kinh thường kéo dài khoảng 5 ngày. Thời gian có kinh và
lượng máu xuất ra tùy thuộc vào từng cá nhân.
6. - Trong thời gian hành kinh thường có những biến đổi về tâm sinh lý như mệt mỏi, rối
loạn cảm xúc… - Chế độ ăn, uống tình trạng sức khỏe lối sống,…có ảnh hưởng đến chu kỳ
kinh nguyệt (kinh nguyệt không đều hoặc tắt kinh), do đó ảnh hưởng đến sức khỏe và chức
năng sinh sản. e. Hiện tượng rụng trứng Là hiện tượng xảy ra ở cơ thể người phụ nữ, mỗi
tháng cơ thể đều sản sinh ra một số lượng trứng nhất định. Hiện tượng rụng trứng xảy ra vào
giữa chu kỳ kinh nguyệt, tức là khoảng ngày 14 của chu kỳ. Mỗi nang buồng trứng sẽ sản sinh
ra 1 trứng trong một tháng và lượng trứng này sẽ được rụng vào ống dẫn trứng tới tử cung. Tại
đây, nếu tinh trùng gặp được trứng thì sẽ dẫn đến hiện tượng thụ thai. Có thể xác định được
ngày rụng trứng nhờ việc theo dõi vòng kinh của cơ thể, ngoài ra, có thể dựa vào sự bài tiết
của tử cung để biết được điều này. Thông thường, sau kỳ kinh nguyệt, sẽ có cảm giác khô ráo
hoàn toàn ở nơi âm đạo. Tiếp sau đó, khi cơ thể gần đến giai đoạn bắt đầu rụng trứng, sẽ thấy
xuất hiện dịch nhờn, màu trắng đục. Mức độ chất nhờn tăng nhiều và dịch đặc hơn bình
thường giống như lòng trắng trứng khi đến đúng thời điểm rụng trứng. Theo nghiên cứu, một
trứng ở cơ thể người phụ nữ có thể tồn tại trong vòng 12 đến 24 giờ sau khi rụng. Còn tuổi thọ
của trùng thì lớn hơn nhiều so với trứng, nó có thể tồn tại từ 5 đến 7 ngày trong tử cung của

phụ nữ. Vì vậy không phải chỉ có thể thụ thai vào thời điểm rụng trứng.
25

×