Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Quản lý thông tin sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 26 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH.....................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN........................................................................................2
I.Bối cảnh................................................................................................................... 2
II.Lịch sử giải quyết vấn đề........................................................................................2
III.Phạm vi đề tài.......................................................................................................2
IV. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................2
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT............................................................................3
I.Đặc tả đề tài.............................................................................................................3
II.Giới thiệu về môi trường lập trình..........................................................................4
II.1.Môi trường lập trình........................................................................................4
II.2.Môi trường lập trình Visual Studio..................................................................5
III.Giới thiệu về ngôn ngữ lập trình...........................................................................6
III.1.Ngôn ngữ lập trình C#(C Sharp)....................................................................6
III.2.Ứng dụng Windows Form..............................................................................9
III.3.Ứng dụng Web.............................................................................................10
III.4.Giới thiệu về mô hình DataSet.....................................................................10
IV. Giới thiệu về hệ quản trị cơ sở dữ liệu................................................................12
IV.1.Hệ quản trị cơ sở dữ liệu..............................................................................12
IV.2.Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server...........................................................12
IV.3.SQL Server Management Studio..................................................................13
V.DevExpress là gì?.................................................................................................13
VI.Kế hoạch thực hiện.............................................................................................14
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................15
I.Phân tích hệ thống.................................................................................................15
I.1.Phân tích hệ cơ sở dữ liệu...............................................................................15
I.2.Mô hình CDM................................................................................................18
I.3.Mô hình PDM.................................................................................................18
I.4.Mô hình LDM.................................................................................................19
II.Giao diện và chức năng phần mềm.......................................................................19
II.1.Giao diện màn hình chính..............................................................................19


II.2.Giao diện khoa..............................................................................................20
II.3.Giao diện ngành.............................................................................................20
II.4.Giao diện nghiệp vụ sinh viên.......................................................................21
II.5.Giao diện đánh giá sinh viên.........................................................................22
II.6.Báo cáo thống kê...........................................................................................22
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN.........................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................25


DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC HÌNH.....................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN........................................................................................2
I.Bối cảnh................................................................................................................... 2
II.Lịch sử giải quyết vấn đề........................................................................................2
III.Phạm vi đề tài.......................................................................................................2
IV. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................2
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT............................................................................3
I.Đặc tả đề tài.............................................................................................................3
II.Giới thiệu về môi trường lập trình..........................................................................4
II.1.Môi trường lập trình........................................................................................4
II.2.Môi trường lập trình Visual Studio..................................................................5
III.Giới thiệu về ngôn ngữ lập trình...........................................................................6
III.1.Ngôn ngữ lập trình C#(C Sharp)....................................................................6
III.2.Ứng dụng Windows Form..............................................................................9
III.3.Ứng dụng Web.............................................................................................10
III.4.Giới thiệu về mô hình DataSet.....................................................................10
IV. Giới thiệu về hệ quản trị cơ sở dữ liệu................................................................12
IV.1.Hệ quản trị cơ sở dữ liệu..............................................................................12
IV.2.Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server...........................................................12
IV.3.SQL Server Management Studio..................................................................13

V.DevExpress là gì?.................................................................................................13
VI.Kế hoạch thực hiện.............................................................................................14
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................15
I.Phân tích hệ thống.................................................................................................15
I.1.Phân tích hệ cơ sở dữ liệu...............................................................................15
I.2.Mô hình CDM................................................................................................18
I.3.Mô hình PDM.................................................................................................18
I.4.Mô hình LDM.................................................................................................19
II.Giao diện và chức năng phần mềm.......................................................................19
II.1.Giao diện màn hình chính..............................................................................19
II.2.Giao diện khoa..............................................................................................20
II.3.Giao diện ngành............................................................................................20
II.4.Giao diện nghiệp vụ sinh viên.......................................................................21
II.5.Giao diện đánh giá sinh viên.........................................................................22
II.6.Báo cáo thống kê...........................................................................................22
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN.........................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................25

1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
I.

Bối cảnh
Một trường đại học muốn quản lý sinh viên của mình thật tốt cần có một phần

mềm quản lý thông tin sinh viên bao gồm sinh viên đã từng học và đang học tại
trường. Nhận thấy đề tài gần gũi và thực tế nên em đã quyết định chọn đề tài quản lý
thông tin sinh viên để làm đề tài tiểu luận.

II.

Lịch sử giải quyết vấn đề
Sau khi khảo sát thì em thấy đề tài này chưa từng có sinh viên nào thực hiện,

nên em đã lập ra kế hoạch thực hiện bao gồm các bước: thu thập thông tin, tạo dựng cơ
sở dữ liệu, tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình và tiến hành viết phần mềm.
III.

Phạm vi đề tài
Đề tài được xác định nằm trong phạm vi của một trường đại học bao gồm các

thông tin cần quản lý như sau:
Các loại bằng cấp ngoại ngữ.
Các loại bằng cấp tin học.
Xếp loại rèn luyện cho sinh viên theo từng học kì, năm học.
Quản lý giảng viên thuộc khoa nào.
Quản lý khoa gồm những ngành nào, lớp nào.
Quản lý chính là quản lý thông tin sinh viên. Sinh viên đó thuộc lớp nào, ngành nào,
khoa nào.
IV.

Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết được các vấn đề trên, trước hết phải thu thập thông tin, xử lý
thông tin, trao đổi và tìm hướng giải quyết tối ưu nhất.
Tìm hiểu sâu về các ngôn ngữ lập trình, tìm hiểu về hệ cơ sở dữ liệu và chọn
ngôn ngữ, cơ sở dữ liệu phù hợp nhất để tiến hành viết chương trình.

2



CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I.

Đặc tả đề tài
Một trường đại học mỗi năm tiếp nhận số lượng lớn sinh viên đến trường nhập

học, vì vậy nhà trường cần tin học hóa khâu quản lý thông tin sinh viên. Mỗi sinh viên
sau khi hoàn thành thủ tục nhập học phải cung cấp đầy đủ các thông tin như: họ tên,
ngày sinh, giới tính, số điện thoại, email, địa chỉ thường trú, địa chỉ tạm trú, dân tộc,
tôn giáo. Để thuận tiện cho việc quản lý nhà trường cung cấp cho mỗi sinh viên một
thẻ sinh viên trên thẻ có một mã số sinh viên không thay đổi trong suốt quá trình sinh
viên học tại trường.
Mỗi sinh viên đều học mỗi ngành khác nhau vì vậy cần phải có mã ngành, tên
ngành để dễ dàng phân biệt. Căn cứ vào ngành học của mỗi sinh viên để biết sinh viên
đó thuộc sự quản lý của khoa nào, không tồn tại một ngành học thuộc sự quản lý của
hai hoặc nhiều khoa và mỗi khoa đều có mã khoa và tên khoa riêng biệt.
Mỗi khoa sẽ có các ngành học khác nhau và mỗi ngành sẽ tương ứng với một
lớp học, có ngành cũng được nhà trường chia ra nhiều lớp do sinh viên đăng ký học
ngành đó với số lượng lớn và sẽ được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái. Mỗi lớp học sẽ
có duy nhất một mã lớp và tên lớp. Trong quá trình học tại trường, sinh viên phải học
các môn học mà khoa sắp xếp cho lớp, thông tin về môn học gồm: mã môn học, tên
môn học, số tín chỉ. Và mỗi môn học sẽ do một hoặc nhiều giảng viên phụ trách giảng
dạy. Mỗi giảng viên đều có những thông tin cá nhân khác như: họ tên, ngày sinh, giới
tính, số điện thoại, email, địa chỉ và chứng minh nhân dân. Để phân biệt từng giảng
viên của từng khoa nhà trường đã cung cấp cho mỗi giảng viên một mã giảng viên.
Và vào cuối mỗi học kỳ sinh viên sẽ được đánh giá điểm rèn luyện và sẽ có lịch
thi từng môn học trong học kì mà sinh viên đã học để sinh viên có thể kết thúc học kì
đó. Mỗi sinh viên sẽ có 2 lần thi, nếu sinh viên đó thi trượt lần 1 thì sẽ được thi lại lần
2, nếu tiếp tục trượt lần 2 thì sinh viên đó bắt buộc phải học lại môn học đó để tích lũy

đủ số tín chỉ trong chương trình đào tạo của trường.

3


II.

Giới thiệu về môi trường lập trình

II.1. Môi trường lập trình
Môi trường lập trình hay còn gọi là môi trường phát triển tích hợp (tiếng
Anh: Integrated Development Environment; viết tắt: IDE) còn được gọi là "Môi
trường thiết kế hợp nhất" (tiếng Anh: Integrated Design Environment) hay "Môi
trường gỡ lỗi hợp nhất" (tiếng Anh: Integrated Debugging Environment) là một
loại phần mềm máy tính có công dụng giúp đỡ các lập trình viên trong việc phát triển
phần mềm.
Các môi trường phát triển hợp nhất thường bao gồm:
• Một trình soạn thảo mã (source code editor): dùng để viết mã.
• Trình biên dịch (compiler) và/hoặc trình thông dịch (interpreter).
• Công cụ xây dựng tự động: khi sử dụng sẽ biên dịch (hoặc thông dịch) mã
nguồn, thực hiện liên kết (linking), và có thể chạy chương trình một cách tự
động.
• Trình gỡ lỗi (debugger): hỗ trợ dò tìm lỗi.
• Ngoài ra, còn có thể bao gồm hệ thống quản lý phiên bản và các công cụ nhằm
đơn giản hóa công việc xây dựng giao diện người dùng đồ họa (GUI).
Nhiều môi trường phát triển hợp nhất hiện đại còn tích hợp trình duyệt lớp (class
browser), trình quản lý đối tượng (object inspector), lược đồ phân cấp lớp (class
hierarchy diagram),... để sử dụng trong việc phát triển phần mềm theo hướng đối
tượng.
Phân theo số lượng các ngôn ngữ được hỗ trợ, ta có thể chia các môi trường phát triển

hợp nhất được sử dụng rộng rãi ngày nay thành hai loại:
• Môi trường phát triển hợp nhất một ngôn ngữ: làm việc với một ngôn ngữ cụ
thể, ví dụ: Microsoft Visual Basic 6.0 IDE.
• Môi trường phát triển hợp nhất nhiều ngôn ngữ: có thể làm việc với nhiều ngôn
ngữ lập trình, ví dụ: Eclipse IDE, NetBeans, Microsoft Visual Studio.

4


II.2. Môi trường lập trình Visual Studio
Microsoft Visual Studio là một môi trường phát triển tích hợp (IDE) từ Microsoft.
Nó được sử dụng để phát triển chương trình máy tính cho Microsoft Windows, cũng
như các trang web, các ứng dụng web và các dịch vụ web. Visual Studio sử dụng nền
tảng phát triển phần mềm của Microsoft như Windows API, Window Forms, Windows
Presentation Foundation, Windows Store và Microsoft Silverlight. Nó có thể sản xuất
cả hai ngôn ngữ máy và mã số quản lý.

Hình 2.1. Visual Studio
Visual Studio bao gồm một trình soạn thảo mã hỗ trợ IntelliSense cũng như cải
tiến mã nguồn. Trình gỡ lỗi tích hợp hoạt động cả về trình gỡ lỗi mức độ mã nguồn và
gỡ lỗi mức độ máy. Công cụ tích hợp khác bao gồm một mẫu thiết kế các hình thức
xây dựng giao diện ứng dụng, thiết kế web, thiết kế lớp và thiết kế giản đồ cơ sở dữ
liệu. Nó chấp nhận các plug-in nâng cao các chức năng ở hầu hết các cấp bao gồm
thêm hỗ trợ cho các hệ thống quản lý phiên bản (như Subversion) và bổ sung thêm bộ
công cụ mới như biên tập và thiết kế trực quan cho các miền ngôn ngữ cụ thể hoặc bộ
công cụ dành cho các khía cạnh khác trong quy trình phát triển phần mềm.
Visual Studio hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau và cho phép trình biên tập
mã và gỡ lỗi để hỗ trợ (mức độ khác nhau) hầu như mọi ngôn ngữ lập trình. Các ngôn
ngữ tích hợp gồm có C, C++ và C++/CLI (thông qua Visual C++), VB.NET (thông
5



qua Visual Basic.NET), C# (thông qua Visual C#) và F# (như của Visual Studio 2010).
Hỗ trợ cho các ngôn ngữ khác như J++/J#, Python và Ruby thông qua dịch vụ cài đặt
riêng rẽ. Nó cũng hỗ trợ XML/XSLT, HTML/XHTML, JavaScript và CSS.
Microsoft cung cấp phiên bản "Express" (đối với phiên bản Visual Studio 2013 trở
về trước) và "Comunity" (đối với bản Visual Studio 2015) là phiên bản miễn phí của
Visual Studio.
III.
Giới thiệu về ngôn ngữ lập trình
Ngôn ngữ lập trình là một tập con của ngôn ngữ máy tính, được thiết kế và chuẩn
hóa để truyền các chỉ thị cho các máy có bộ xử lý(CPU), nói riêng là máy tính. Ngôn
ngữ lập trình được dùng để lập trình máy tính, tạo ra các chương trình máy nhằm mục
đích điều khiển máy tính hoặc mô tả các thuật toán để người khác đọc hiểu.
III.1. Ngôn ngữ lập trình C#(C Sharp)

Hình 2.2. Ngôn ngữ lập trình C#
Ngôn ngữ lập trình C# (đọc là "C thăng" hay "C sharp" ("xi-sáp")) là một ngôn ngữ
lập trình hướng đối tượng được phát triển bởi Microsoft, là phần khởi đầu cho kế
hoạch .NET của họ. Tên của ngôn ngữ bao gồm ký tự thăng theo Microsoft nhưng
theo ECMA là C#, chỉ bao gồm dấu số thường. Microsoft phát triển C# dựa trên C+
+ và Java. C# được miêu tả là ngôn ngữ có được sự cân bằng giữa C++, Visual
Basic, Delphi và Java.
C# được thiết kế chủ yếu bởi Anders Hejlsberg kiến trúc sư phần mềm nổi tiếng với
các sản phẩm Turbo Pascal, Delphi, J++, WFC.
C # là một ngôn ngữ lập trình hiện đại được phát triển bởi Microsoft và được
phê duyệt bởi European Computer Manufacturers Association (ECMA)
và International Standards Organization (ISO).
6



C # được phát triển bởi Anders Hejlsberg và nhóm của ông trong việc phát triển
.Net Framework. Được thiết kế cho các ngôn ngữ chung cơ sở hạ tầng (Common
Language Infrastructure – CLI), trong đó bao gồm các mã (Executable Code) và môi
trường thực thi (Runtime Environment) cho phép sử dụng các ngôn ngữ cấp cao khác
nhau trên đa nền tảng máy tính và kiến trúc khác nhau.
Ngôn ngữ ra đời cùng với .NET: Kết hợp C++ và Java, hướng đối tượng, hướng thành
phần. mạnh mẽ (robust) và bền vững (durable), mọi thứ trong C# đều Object oriented,
kể cả kiểu dữ liệu cơ bản, chỉ cho phép đơn kế thừa, dùng interface để khắc phục,
lớp Object là cha của tất cả các lớp, mọi lớp đều dẫn xuất từ Object.
Cho phép chia chương trình thành các thành phần nhỏ độc lập nhau.
Mỗi lớp gói gọn trong một file, không cần file header như C/C++.
Bổ sung khái niệm namespace để gom nhóm các lớp.
Bổ sung khái niệm “property” cho các lớp.
Khái niệm delegate & event.
C# – mạnh mẽ & bền vững:
Garbage Collector: Tự động thu hồi vùng nhớ không dùng.
Kiểm soát và xử lý ngoại lệ exception: Đoạn mã bị lỗi sẽ không được thực thi.
Type – safe: Không cho gán các kiểu dữ liệu khác nhau.
Versioning: Đảm bảo sự tương thích giữa lớp con và lớp cha.
Vai trò C# trong .NET Framework
.NET runtime sẽ phổ biến và được cài trong máy client.
Việc cài đặt App C# như là tái phân phối các thành phần .NET
Nhiều App thương mại sẽ được cài đặt bằng C#.
C# tạo cơ hội cho tổ chức xây dựng các App Client/Server n-tier.
Kết nối ADO.NET cho phép truy cập nhanh chóng & dễ dàng với SQL Server.
Cách tổ chức .NET cho phép hạn chế những vấn đề phiên bản.
Loại bỏ “DLL Hell”…
ASP.NET viết bằng C#.
GUI thông minh.

Chạy nhanh hơn (đặc tính của .NET)
Mã ASP.NET ko còn là mới hỗn độn.
Khả năng bẫy lỗi tốt, hỗ trợ mạnh trong quá trình xây dựng App Web.
7


Quá trình dịch CT C#
Mã nguồn C# (tập tin *.cs) được biên dịch qua MSIL.
MSIL: tập tin .exe hoặc .dll
MSIL được CLR thông dịch qua mã máy.
Dùng kỹ thuật JIT (just-in-time) để tăng tốc độ.
Quá trình dịch CT C#

Hình 2.3. Mô tả quá trình dịch C#
Các loại ứng dụng C#
Sử dụng C#, ta có thể tạo ra rất nhiều kiểu ứng dụng, ở đây ta quan tâm đến ba kiểu
ứng dụng chính: Console, Window và ứng dụng Web
Ứng dụng Console
Giao tiếp với người dùng bằng bàn phím.
Không có giao diện đồ họa (GUI).
Ứng dụng Console là ứng dụng có giao diện text, chỉ xử lý nhập xuất trên màn hình
Console, tương tự với các ứng dụng DOS trước đây.
Ứng dụng Console thường đơn giản, ta có thể nhanh chóng tạo chương trình hiển thị
kết xuất trên màn hình. Do đó, các minh hoạ, ví dụ ngắn gọn ta thường sử dụng dạng
chương trình Console để thể hiện.
Để tạo ứng dụng Console ta làm như sau
Trong Visual Studio, chọn File → New → Project. Visual Studio sẽ trình bày hộp thoại
New Project.
Trong hộp thoại New Project, kích biểu tượng ứng dụng ConSole (Console
Application). Trong ô name, gõ tên chương trình (dự án). Trong ô Location, gõ tên của

thư mục mà ta muốn Visual Studio lưu dự án. Nhấn OK.
Visual Studio sẽ hiển thị cửa sổ. Ta nhập code vào trong cửa sổ này.
8


Ví dụ: Chương trình Console sau đây sử dụng hai phương thức Console.ReadLine và
Console.Writeline để nhập và xuất số nguyên a ra màn hình:
1

static void Main(string[] args)

2

{

3

int a = int.Parse(Console.ReadLine());

4

Console.WriteLine("a = " + a);

5

Console.ReadLine();

6
}
Chạy chương trình: Để chạy chương trình, ta chọn Debug → Start hoặc nhấn F5,

Visual Studio sẽ hiển thị cửa sổ Console cho phép nhập và in số nguyên.
III.2. Ứng dụng Windows Form
Giao tiếp với người dùng bằng bàn phím và mouse.
Có giao diện đồ họa và xử lý sự kiện.
Là ứng dụng được hiển thị với giao diện cửa sổ đồ họa. Chúng ta chỉ cần kéo và thả
các điều khiển (control) lên cửa sổ Form. Visual Studio sẽ sinh mã trong chương trình
để tạo ra, hiển thị các thành phần trên cửa sổ.
Để tạo ứng dụng Window ta làm như sau:
File → New → Project. Visual Studio sẽ trình bày hộp thoại New Project.

Hình 2.4. Minh họa tạo một dự án bằng C#
Trong hộp thoại New Project, kích biểu tượng ứng dụng Windows (Windows
Application). Trong ô Name, gõ tên mô tả chương trình mà ta dự định tạo (tên dự án).
Tiếp theo, trong ô Location, gõ tên của thư mục mà ta muốn Visual Studio lưu dự án.

9


Nhấn OK. Visual Studio sẽ hiển thị cửa sổ thiết kế. Ta có thể kéo và thả các thành
phần giao diện (control) lên Form.
Để hiển thị cửa sổ Toolbox chứa những điều khiển mà ta có thể kéo và thả lên Form, ta
chọn View → Toolbox từ menu.
Biên dịch và chạy chương trình: Để biên dịch chương trình, ta chọn Build → Build
Solution. Để chạy chương trình, ta chọn Debug → Start. Nếu ta có thay đổi nội dung
của Form, như đặt thêm điều khiển khác lên Form chẳng hạn, ta phải yêu cầu Visual
Studio biên dịch lại.
III.3. Ứng dụng Web
Kết hợp với ASP .NET, C# đóng vài trò xử lý bên dưới (underlying code).
Có giao diện đồ họa và xử lý sự kiện.
Môi trường .NET cung cấp công nghệ ASP.NET giúp xây dựng những trang Web

động. Để tạo ra một trang ASP.NET, người lập trình sử dụng ngôn ngữ biên dịch như
C# hoặc C# để viết mã. Để đơn giản hóa quá trình xây dựng giao diện người dùng cho
trang Web, .NET giới thiệu công nghệ Webform. Cách thức tạo ra các Web control
tương tự như khi ta xây dựng ứng dụng trên Window Form.
Để tạo ứng dụng Web ta làm như sau
File → New → Project → Visual Basic Projects → ASP.NET Web Application

Hình 2.5. Minh họa tạo một dự án web bằng C#
III.4. Giới thiệu về mô hình DataSet
DataSet là một đối tượng có thể chứa nhiều DataTable cùng với mối liên hệ giữa
chúng (relationship) và kể các ràng buộc (constraint) được lưu hoàn toàn trong bộ nhớ
10


để làm việc offline. Qua bài viết này, bạn có thể hiểu cấu trúc của DataSet, DataTable
cũng như nạp dữ liệu, tạo relation, constraint và thao tác dữ liệu trên các đối tượng dữ
liệu này.
• Cấu trúc của DataSet và DataTable
Namespace: System.Data
Một DataSet tương tự như một tập tin database vật lý hoàn chỉnh nhưng được lưu
trong bộ nhớ. DataSet bao gồm các DataTable, DataTable bao gồm các DataColumn,
DataRow, các constraint
• Nạp dữ liệu vào DataTable và DataSet
Để thực hiện các ví dụ với DataSet và DataTable, chúng ta cần chuẩn bị một database
đơn giản trên SQL Server ít nhất là hai bảng. Để thực hiện được bước này, yêu cầu
phải có kiến thức về kết nối database trong ADO.Net.

Hình 2.6. Minh họa về DataSet

11



IV.

Giới thiệu về hệ quản trị cơ sở dữ liệu

IV.1. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu(HQTCSDL) (tiếng Anh: Database Management
System - DBMS), là phần mềm hay hệ thống được thiết kế để quản trị một cơ sở dữ
liệu. Cụ thể, các chương trình thuộc loại này hỗ trợ khả năng lưu trữ, sửa chữa, xóa và
tìm kiếm thông tin trong một cơ sở dữ liệu (CSDL). Có rất nhiều loại hệ quản trị
CSDL khác nhau: từ phần mềm nhỏ chạy trên máy tính cá nhân cho đến những hệ
quản trị phức tạp chạy trên một hoặc nhiều siêu máy tính.
Tuy nhiên, đa số hệ quản trị CSDL trên thị trường đều có một đặc điểm chung là sử
dụng ngôn ngữ truy vấn theo cấu trúc mà tiếng Anh gọi là Structured Query
Language (SQL). Các hệ quản trị CSDL phổ biến được nhiều người biết đến
là MySQL, Oracle, PostgreSQL, SQL Server, DB2, Infomix, v.v. Phần lớn các hệ quản
trị CSDL kể trên hoạt động tốt trên nhiều hệ điều hành khác nhau
như Linux, Unix và MacOS ngoại trừ SQL Server của Microsoft chỉ chạy trên hệ điều
hành Windows.
- Ưu điểm của HQTCSDL:
• Quản lý được dữ liệu dư thừa.
• Đảm báo tính nhất quán cho dữ liệu.
• Tạo khả năng chia sẻ dữ liệu nhiều hơn.
• Cải tiến tính toàn vẹn cho dữ liệu.
- Nhược điểm:
• HQTCSDL tốt thì khá phức tạp.
• HQTCSDL tốt thường rất lớn chiếm nhiều dung lượng bộ nhớ.
• Giá cả khác nhau tùy theo môi trường và chức năng.
• HQTCSDL được viết tổng quát cho nhiều người dùng thì thường chậm.

IV.2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server
SQL (Structured Query Language) hay ngôn ngữ truy vấn mang tính cấu trúc, là một
loại ngôn ngữ máy tính phổ biến để tạo, sửa, và lấy dữ liệu từ một hệ quản trị cơ sở dữ
liệu quan hệ. Ngôn ngữ này phát triển vượt xa so với mục đích ban đầu là để phục vụ
các hệ quản trị cơ sở dữ liệu đối tượng-quan hệ. Nó là một tiêu chuẩn ANSI/ISO.
12


IV.3. SQL Server Management Studio

Hình 2.7. SQL Server Management Studio
SQL Server Management Studio (SSMS) là một môi trường tích hợp để quản lý bất
kỳ cơ sở hạ tầng SQL nào, từ SQL Server đến SQL Database. SSMS cung cấp các
công cụ để cấu hình, giám sát và quản trị các cá thể của SQL. Sử dụng SSMS để triển
khai, giám sát và nâng cấp các thành phần cấp dữ liệu được các ứng dụng của bạn sử
dụng cũng như xây dựng truy vấn và tập lệnh.
Sử dụng SQL Server Management Studio (SSMS) để truy vấn, thiết kế và quản lý các
cơ sở dữ liệu và kho dữ liệu của bạn ở mọi nơi - trên máy tính cục bộ của bạn hoặc
trong đám mây.
V.

DevExpress là gì?

Hình 2.8. DevExpress

13


DevExpress là một Framework được viết cho nền tảng .NET Framework. Nó cung
cấp các control và công nghệ để phục vụ cho quá trình phát triển phần mềm. Thành

phần của DevExpress gồm:
• WinForms Controls: Cung cấp các control cho WinForms.
• ASP.NET Controls: Cung cấp các control cho WebForms.
• WPF Controls: Cung cấp các control cho WPF.
• Silverlight Controls: Cung cấp các control cho Silverlight.
• XtraCharts: Control cung cấp các loại biểu đồ.
• XtraReports: Cung cấp các control tạo báo cáo.
• XPO: Cung cấp môi trường làm việc với database.
VI.


Kế hoạch thực hiện
Tuần 1: Tìm hiểu đề tài và viết đặc tả.



Tuần 2 + 3: Xây dựng mô hình CDM, PDM, LDM, xây dựng cơ sở dữ liệu,
báo cáo tiến độ, tìm hướng giải quyết phù hợp nhất.



Tuần 4 + 5: Nộp code demo phần danh mục bao gồm thêm, sửa, xóa. Sửa
các lỗi xảy ra trong quá trình thực hiện.



Tuần 6 + 7: Nộp code demo phần nghiệp vụ và sửa các lỗi xảy ra trong quá
trình thực hiện.




Tuần 8: Viết báo cáo, nộp báo cáo và nộp chương trình hoàn chỉnh.

14


CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I.

Phân tích hệ thống

I.1. Phân tích hệ cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu dưới dạng mô hình Database Diagram

Hình 3.1. Cơ sở dữ liệu thể hiện qua Database Diagram
Bảng Khoa
Thuộc tính

Diễn giải

Kiểu

Độ dài

MaKhoa

Mã khoa

varchar


50

TenKhoa

Tên khoa

nvarchar

100

Thuộc tính

Diễn giải

Kiểu

Độ dài

MaNgoaiNgu

Mã ngoại ngữ

varchar

50

TenNgoaiNgu

Tên ngoại ngữ


nvarchar

100

Thuộc tính

Diễn giải

Kiểu

Độ dài

MaTinHoc

Mã tin học

varchar

50

TenTinHoc

Tên tin học

nvarchar

100

Bảng Ngoại Ngữ


Bảng Tin Học

15


Bảng Giảng Viên
Thuộc tính

Diễn giải

Kiểu

Độ dài

MaGiangVien

Mã giảng viên

varchar

50

TenGiangVien

Tên giảng viên

nvarchar

100


NgaySinh

Ngày sinh

date

100

GioiTinh

Giới tính

nvarchar

100

DienThoai

Điện thoại

int

100

DiaChi

Địa chỉ

nvarchar


100

Khoa

khoa

nvarchar

100

Thuộc tính

Diễn giải

Kiểu

Độ dài

MaNganh

Mã ngành

varchar

50

TenNganh

Ten ngành


nvarchar

100

Makhoa

Mã khoa

varchar

50

Thuộc tính

Diễn giải

Kiểu

Độ dài

MaLop

Mã Lớp

varchar

50

TenLop


Tên Lớp

nvarchar

100

MaNganh

Mã Ngành

varchar

50

Bảng Ngành

Bảng Lớp

Bảng Học Kỳ- Năm Học
Thuộc tính

Diễn giải

Kiểu

Độ dài

MaHKNH

Mã học kỳ năm học


varchar

50

TenHKNH

Tên học kỳ năm học

nvarchar

100

Bảng Xếp Loại Rèn Luyện
Thuộc tính

Diễn giải

Kiểu

Độ dài

MaXLRL

Mã xếp loại rèn luyện

varchar

50


TenXLRL

Tên xếp loại rèn luyện

nvarchar

100

Bảng Đánh Giá Rèn Luyện
16


Thuộc tính

Diễn giải

Kiểu

Độ dài

MSSV

Mã số sinh viên

varchar

50

MaXLRL


Mã xếp loại rèn luyện

varchar

50

Ghichu

Ghi chú

nvarchar

50

Bảng Sinh Viên
Thuộc tính

Diễn giải

Kiểu

Độ dài

MSSV

Mã số sinh viên

varchar

50


HoTen

Họ tên

nvarchar

100

Ngaysinh

Ngày sinh

date

100

GioiTinh

Giới tính

nvarchar

100

DienThoai

Điện thoại

int


100

Email

Email

nvarchar

100

DiaChiTamTru

Địa chỉ tạm trú

nvarchar

100

DiaChiThuongTru

Địa chỉ thường trú

nvarchar

100

MaLop

Mã lớp


varchar

100

NgoaiNgu

Ngoại ngữ

nvarchar

100

TinHoc

Tin học

nvarchar

100

17


I.2.

Mô hình CDM

Hình 3.2. Mô hình CDM
I.3.


Mô hình PDM

Hình 3.3. Mô hình PDM

18


I.4.

Mô hình LDM

Hình 3.4. Mô hình LDM
II.

Giao diện và chức năng phần mềm

II.1.

Giao diện màn hình chính

Hình 3.5. Giao diện màn hình chính của chương trình
Ở trang chính của chương trình, người dùng sẽ thấy được thanh menu chứa
phần danh mục, sinh viên, đánh giá sinh viên, báo cáo- thống kê.

19


Ở phần danh mục, người dùng có thể chọn một trong những danh mục cần thiết
để thêm, sửa, xóa dữ liệu.

II.2. Giao diện khoa
Khi ta chọn Khoa ở phần danh mục, giao diện khoa sẽ hiện ra.

Hình 3.6. Giao diện khoa khi đã được chọn
Để thêm khoa, ta chọn thêm, sau đó điền đầy đủ các thông tin và chọn đồng ý.
Muốn sửa khoa, ta chọn khoa cần sửa và bấm sửa. Khi sửa, chúng ta chỉ được sửa tên
khoa, không được sửa mã khoa. Trường hợp nhập sai mã khoa chúng ta phải xóa đi và
thao tác lại.
II.3. Giao diện ngành
Khi ta chọn ngành ở phần danh mục, giao diện ngành sẽ hiện ra,

Hình 3.7. Giao diện ngành
Khi thêm ngành, chúng ta phải nhập thông tin mã ngành, tên ngành và chọn
khoa mà ngành đó thuộc, nếu chưa có thì chúng ta phải thêm khoa trước khi thêm
ngành và sau đó chọn đồng ý. Hệ thống sẽ lưu dữ liệu vào database sau khi nút đồng ý
được click.
Tương tự, các danh mục còn lại cũng thêm như vậy.
20


II.4. Giao diện nghiệp vụ sinh viên
Đến giao diện thông tin sinh viên. Đây là phần chính của chương trình.
Khi ta chọn vào menu sinh viên, giao diện sinh viên sẽ hiện ra.

Hình 3.8. Giao diện sinh viên khi đã được chọn
Để xem được thông tin sinh viên nào, ta chọn sinh viên đó, thì thông tin sinh
viên được chọn sẽ hiện ra bao gồm, mã số sinh viên, họ tên đầy đủ, giới tính, số điện
thoại,ngày sinh, email, địa chỉ tạm trú, thường trú, ngoại ngữ, tin học.
Khi thêm sinh viên, chúng ta chỉ được thêm những sinh viên có mã chưa tồn tại,
nếu nhập sinh viên đã tồn tại mã, thì chương trình sẽ báo lỗi trùng khóa chính.

Để xem sinh viên theo lớp học, ta chọn lớp muốn tìm, danh sinh viên lớp đó sẽ
hiện ra.
Tương tự như những phần trên, khi sửa thông tinh sinh viên, ta không thể sửa
mã số sinh viên, chỉ có thể sửa , họ tên đầy đủ, giới tính, số điện thoại,ngày sinh,
email, địa chỉ tạm trú, thường trú, ngoại ngữ, tin học.
Khi xóa thông tin sinh viên, ta chọn sinh viên cần xóa và chọn xóa.

21


II.5.

Giao diện đánh giá sinh viên

Hình 3.9. Giao diện đánh giá sinh viên
Khi ta chọn menu đánh giá sinh viên, giao diện đánh giá sinh viên hiện ra, để
đánh giá được sinh viên, trước tiên ta phải chọn học kì năm học phù hợp, sau đó nhấp
chuột phải vào lớp cần đánh giá chọn mục đánh giá sinh viên. Khi đó, sẽ hiện ra danh
sách sinh viên chưa được đánh giá của lớp đã được chọn. Ta tiến hành đánh giá bằng
cách chọn vào ô trước mỗi sinh viên, chọn loại đánh giá và bấm nút đánh giá và lưu.
Trường hợp muốn xếp nhiều sinh viên cùng 1 lúc thì ta có thể chọn nhiều sinh viên
cùng một lần rồi bấm đánh giá một lần với điều kiện, những sinh viên đó phải có
chung đánh giá.

Hình 3.10. Đánh giá sinh viên
II.6.

Báo cáo thống kê

Hình 3.11. Mục báo cáo thống kê

22


Chức năng cuối cùng của chương trình là báo cáo thống kê. Ở chức năng này có
hai tùy chọn, đó là thống kê theo danh sách sinh viên và thống kê theo sinh viên đã
đánh giá.
Khi chọn thống kê theo danh sách sinh viên, thì giao diện thống kê theo danh
sách sinh viên sẽ hiện ra với một combobox cho chúng ta chọn lựa lớp để xem hoặc
xem tất cả các sinh viên của các lớp. Trong hình là chọn tất cả sinh viên của các lớp.

Hình 3.12. Báo cáo - Thống kê sinh viên theo lớp
Khi chọn thống kê theo danh sách sinh viên đã được đánh giá, chúng ta có 3 tùy
chọn tiếp theo để có được dữ liệu cần đó là chọn lớp, chọn học kì năm học, chọn loại
đánh giá và bấm nút xem. Trong hình là ta chọn lớp đại học công nghệ thông tin 10
trong học kì 1 năm học 2016-2017 xếp loại giỏi.

Hình 3.13. Báo cáo - Thống kê sinh viên đã được đánh giá
23


CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN
I.
Kết quả đạt được
• Hiểu được các cú pháp và cách sử dụng hàm của ngôn ngữ C#.
• Hiểu được các cú pháp và cách sử dụng hàm của Dataset.
• Biết được quy trình xây dựng và hoàn thiện một chương trình.
• Biết được công cụ hỗ trợ lập trình Visual Studio.
• Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
II.
Ưu điểm

• Đáp ứng được yêu cầu đề tài.
• Đơn giản, dễ sử dụng.
• Hoàn thành đúng thời giạn, đạt đúng tiến độ đã đề ra.
• Chương trình sử dụng ổn định.
III. Khuyết điểm
• Các đoạn mã code chưa được tối ưu do còn mới mẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm
sử dụng.
• Cách trình bày chưa chặt chẽ, thiếu tính ngắn gọn.
• Chương trình chạy chậm, dung lượng cao.
IV.
Hướng phát triển
• Dựa trên những ưu điểm đã có và tiếp tục phát triển, khắc phục lỗi và tối ưu hóa
ch chương trình chạy mượt hơn.
• Tìm hiểu thêm nhiều ngôn ngữ và các công cụ hỗ trợ lập trình.

24


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×