Tải bản đầy đủ (.docx) (87 trang)

Báo cáo thực tập tại công ty TNHH thương mại dịch vụ đông anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.7 MB, 87 trang )

MỤC LỤC

1


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

3.1

Báo cáo tình hình kết quả hoạt động kinh doanh
qua 3 năm

27

3.2

Sổ nhật ký chung

44

3.3

Sổ cái TK 511

50



3.4

Sổ cái TK 632

57

3.5

Sổ cái TK 635

62

3.6

Sổ cái TK 642

71

3.7

Sổ cái TK 821

72

3.8

Sổ cái TK 911

74


3.9

Sổ cái TK 421

75

3.10

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

76

2


DANH MỤC HÌNH

Số hiệu hình

Tên hình

Trang

2.1

Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng

6


2.2

Sơ đồ hạch toán GVHB theo phương pháp kê khai
thường xuyên

9

2.3

Sơ đồ hạch toán chi phí tài chính

12

2.4

Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý kinh doanh

15

2.5

Sơ đồ hạch toán xác định kết quả kinh doanh

17

2.6

Sơ đồ hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp

18


3.1

Sơ đồ hệ thống tổ chức bộ máy quản lý công ty

24

3.2

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

24

3.3

Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán
nhật ký chung

26

3


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt

Tiếng Việt

BVMT


Bảo vệ môi trường

BĐSĐT

Bất động sản đầu tư

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

BCTC

Báo cáo tài chính

GTGT

Giá trị gia tăng

GVHB

Giá vốn hàng bán


KPCĐ

Kinh phí công đoàn

NSNN

Ngân sách nhà nước

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TM-DV

Thương mại và dịch vụ

TSCĐ

Tài sản cố định

TK

Tài khoản

4



Chương I:

MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề

Hòa cùng xu thế toàn cầu hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế đã trở thành định
hướng chiến lược lớn của Đảng. Hội nhập thông qua các hình thức hợp tác quốc tế trên tất
cả các lĩnh vực nhằm khai thác tốt nhất mọi giá trị nguồn lực của Đất nước. Trong đó,
Đảng xác định hội nhập kinh tế là trọng tâm. Hội nhập gắn kết kinh tế Việt Nam với kinh
tế khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực thực hiện mở cửa và thúc đẩy tự do hóa nền
kinh tế quốc dân. Đi cùng với nhiều cơ hội tăng trưởng, nhiều doanh nghiệp lớn nước
ngoài lần lượt đầu tư vào Việt Nam đã tạo ra áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt đối với
các doanh nghiệp trong nước. Để tồn tại và phát triển ổn định trong nền kinh tế nhiều
thành phần đòi hỏi mỗi doanh nghiệp không những phải nỗ lực trong quá trình sản xuất
kinh doanh mà còn phải biết phát huy tối đa tiềm lực của mình để đạt được mục đích cuối
cùng là tăng doanh thu hay tối đa hóa lợi nhuận.
Bên cạnh chiến lược kinh doanh hợp lý, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, xác
định, phân tích, đánh giá mọi diễn biến và kết quả hoạt động kinh doanh để thấy được ưu
khuyết điểm của mình. Từ đó xây dựng cho mình các giải pháp và chiến lược vững mạnh
để chiếm lĩnh thị trường, tạo được thương hiệu, vị thế và niềm tin vững chắc nơi khách
hàng. Vì lẽ đó, tổ chức công tác kế toán tốt là một trong những yếu tố quan trọng không
thể không nhắc đến. Đặc biệt là kế toán xác định kết quả kinh doanh. Nhờ có những thông
tin kế toán, các nhà quản lý doanh nghiệp mới biết được tình hình tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp thế nào, kết quả kinh doanh trong kỳ ra sao, từ đó làm cơ sở vạch ra chiến
lược kinh doanh và đề ra phương án hoạt động phù hợp nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất
kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Nhận thấy tầm quan trọng của kế toán xác định kết quả kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp
đến chất lượng và hiệu quả quản lý của doanh nghiệp, em quyết định chọn đề tài “Kế toán

xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp” để làm đề tài nghiên cứu cho mình.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp, qua đó
đề ra một số biện pháp nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống kế toán xác định kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Đề tài đi sâu vào nghiên cứu công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh nhằm một
số mục tiêu sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kế toán xác định kết quả kinh doanh trong
doanh nghiệp thương mại.

5


- Tìm hiểu thực trạng công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH
Thương Mại Dịch Vụ Đông Anh.
- Đánh giá công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh
doanh tại đơn vị.
1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài đi sâu vào tìm hiểu các vấn đề liên quan đến công tác kế toán xác định kết quả
kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Đông Anh.
1.3.2 Phạm vi thời gian
- Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 02/01/2018 đến ngày 01/05/2018.
- Đề tài sử dụng số liệu kế toán trong tháng 12 năm 2017 của doanh nghiệp.
- Do đặc thù của đơn vị là doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực thương
mại, hiện tại chưa có ứng dụng kế toán quản trị và trong tương lai khả năng ứng dụng là
không khả thi, vì vậy đề tài chỉ tập trung vào kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công

ty từ góc độ kế toán tài chính.
1.3.3 Phạm vi không gian
- Tại Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Đông Anh.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Đề tài này được thực hiện dựa vào số liệu sơ cấp và thứ cấp, cụ thể thông qua việc
thu thập số liệu tại phòng kế toán của công ty, căn cứ trên các sổ sách, chứng từ có liên
quan như: phiếu thu, phiếu chi, hoá đơn mua, bán hàng, sổ chi tiết tài khoản...
- Ngoài ra còn đề tài còn tham khảo từ sách báo, các đề tài trước đây và một số sách
chuyên ngành kế toán.
1.4.2 Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phương pháp tổng hợp và khảo sát thực tế về công tác kế toán xác định kết
quả kinh doanh tại công ty. Đồng thời, tham khảo một số văn bản quy định chế độ tài
chính hiện hành.
1.5 Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa và góp phần làm rõ cơ sở lý luận về kế toán xác định
kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp thương mại theo Luật kế toán, chuẩn mực kế
toán và các chế độ kế toán hiện hành.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài phân tích, đánh giá ưu nhược điểm về kế toán xác định kết
quả kinh doanh tại công ty TNHH thương mại dịch vụ Đônh Anh trên góc độ kế toán tài
chính từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện kế toán xác định kết quả kinh doanh tại
đơn vị.
6


1.6 Cấu trúc của khóa luận
* Nội dung đề cập trong đề tài gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Cơ sở lý luận chung về kế toán xác định kết quả kinh doanh
Chương 3: Thực trạng công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH

thương mại dịch vụ Đông Anh
Chương 4: Giải pháp
Chương 5: Kết luận và kiến nghị

7


Chương 2:

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
KINH DOANH
(Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 của Bộ Tài Chính)

2.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2.1.1 Nguyên tắc xác định doanh thu
* Khái niệm
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế của doanh nghiệp đã thu được trong kỳ
kế toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp góp
phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Như vậy, có thể hiểu bản chất của doanh thu là tổng giá trị được thực hiện do việc
bán sản phẩm, hàng hóa hay cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
* Điều kiện ghi nhận doanh thu
- Doanh nghiệp chỉ ghi nhận doanh thu bán hàng khi đồng thời thỏa mãn các điều
kiện sau:
+ Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở
hữu sản phẩm, hàng hóa cho người mua;
+ Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu
hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Khi hợp đồng quy định người
mua được quyền trả lại sản phẩm, hàng hóa, đã mua theo những điều kiện cụ thể, doanh

nghiệp chỉ được ghi nhận doanh thu khi những điều kiện cụ thể đó không còn tồn tại và
người mua không được quyền trả lại sản phẩm, hàng hóa (trừ trường hợp khách hàng có
quyền trả lại hàng hóa dưới hình thức đổi lại để lấy hàng hóa, dịch vụ khác);
+ Doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;
+ Xác định được các chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
- Doanh nghiệp chỉ ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ khi đồng thời thỏa mãn các
điều kiện sau:
+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Khi hợp đồng quy định người
mua được quyền trả lại dịch vụ đã mua theo những điều kiện cụ thể, doanh nghiệp chỉ
được ghi nhận doanh thu khi những điều kiện cụ thể đó không còn tồn tại và người mua
không được quyền trả lại dịch vụ đã cung cấp;
+ Doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ
đó;
+ Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào thời điểm báo cáo;
8


+ Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao
dịch cung cấp dịch vụ đó.
2.1.2 Chứng từ sử dụng
- Hóa đơn GTGT
- Bảng kê bán hàng
- Phiếu thu
- Giấy báo có…
2.1.3 Tài khoản sử dụng
* Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
* Nội dung:
Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh
nghiệp trong một kỳ kế toán của hoạt động sản xuất, kinh doanh từ các giao dịch và các
nghiệp vụ sau:

- Bán hàng hóa: Bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, bán hàng hóa mua vào
và bán bất động sản đầu tư.
- Cung cấp dịch vụ: Thực hiện công việc đã thỏa thuận theo hợp đồng trong một kỳ,
hoặc nhiều kỳ kế toán, như cung cấp dịch vụ vận tải, du lịch, cho thuê TSCĐ theo phương
thức cho thuê hoạt động, doanh thu hợp đồng xây dựng....
* Tài khoản 511 có bốn tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 5111: Doanh thu bán hàng hóa.
- Tài khoản 5112: Doanh thu bán các thành phẩm.
- Tài khoản 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ.
- Tài khoản 5118: Doanh thu khác.
* Kết cấu tài khoản:
Bên Nợ:
- Các khoản thuế gián thu phải nộp (GTGT, TTĐB, XK, BVMT);
- Các khoản giảm trừ doanh thu;
- Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh".
Bên Có:
- Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ của
doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán.
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ.
2.1.4 Phương pháp hạch toán

9


911

511
Kết chuyển
doanh thu thuần


111,112,131,...…

Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ

3331
Thuế GTGT đầu ra

Hình 2.1: Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng
2.1.5 Sổ sách kế toán
- Sổ nhật ký chung
- Sổ cái TK 511
2.2 Kế toán giá vốn hàng bán
2.2.1 Nguyên tắc xác định giá vốn hàng bán
* Khái niệm
Là giá thực tế xuất kho của hàng đã bán được hoặc chưa, là giá thành thực tế dịch vụ
hoàn thành, đã được xác định là tiêu thụ.
* Phương pháp tính giá xuất kho:
Phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ: Theo phương pháp này, đến cuối kỳ mới
tính trị giá vốn của hàng xuất kho trong kỳ. Tùy theo kỳ dự trữ của doanh nghiệp áp dụng
mà kế toán hàng tồn kho căn cứ vào giá nhập, lượng hàng tồn kho đầu kỳ và nhập trong
kỳ để tính giá đơn vị bình quân.

* Giá thực tế xuất kho:
10


Đơn giá
hàng thực tế
xuất kho


=

Trị giá hàng tồn đầu kỳ + Trị giá hàng nhập trong
kỳ
Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ

- Từ đó xác định giá trị hàng hóa thực tế xuất kho:
Trị giá
hàng hóa
xuất kho

=

Đơn giá
hàng hóa
xuất kho

x

Số lượng
hàng hóa
xuất kho

2.2.2 Chứng từ sử dụng:
- Giấy yêu cầu xuất kho vật tư, hàng hóa.
- Phiếu xuất kho.
- Thẻ kho…
2.2.3 Tài khoản sử dụng
* Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán

* Nội dung:
Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động
sản đầu tư; giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp (đối với doanh nghiệp xây lắp) bán
trong kỳ. Ngoài ra, tài khoản này còn dùng để phản ánh các chi phí liên quan đến hoạt
động kinh doanh bất động sản đầu tư như: Chi phí khấu hao; chi phí sửa chữa; chi phí cho
thuê BĐSĐT theo phương thức cho thuê hoạt động; chi phí nhượng bán, thanh lý
BĐSĐT…
* Kết cấu tài khoản:
Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên.
Bên Nợ:
- Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, phản ánh:
+ Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ.
+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi
phí sản xuất chung cố định không phân bổ được tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ;
+ Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách
nhiệm cá nhân gây ra;

11


+ Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (chênh lệch giữa số dự phòng giảm
giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng
hết).
- Đối với hoạt động kinh doanh BĐSĐT, phản ánh:
+ Số khấu hao BĐSĐT dùng để cho thuê hoạt động trích trong kỳ;
+
Chi phí sửa chữa, nâng cấp, cải632
tạo BĐSĐT không đủ điều kiện 911
tính vào nguyên

154,155,156,157
giá BĐSĐT;
+ Chi phí phát sinh từ nghiệp vụ cho thuê hoạt động BĐSĐT trong kỳ;

Trị giá vốn của hàng hóa,
sản
phẩm,giá
dịch
xuấtbán
bánvà các chi phí khi xác định kết quả kinh doanh
Kết
chuyển
vốnvụ,
hàng

+ Giá trị còn lại của BĐSĐT bán, thanh lý trong kỳ;

+ Chi phí của nghiệp vụ bán, thanh lý BĐSĐT phát sinh trong kỳ;
+ Số tổn thất do giảm giá trị BĐSĐT nắm giữ chờ tăng giá;
138,152,153,155,156…

155,156

+ Chi phí trích trước đối với hàng hóa bất động sản được xác định là đã bán.
Bên Có:
Hàng
trả lại nhập kho
Phần hao hụt, mất mát hàng tồn kho được tính vào giá
vốnhóa
hàngbịbán


- Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ sang tài khoản
911 “Xác định kết quả kinh doanh”;
- Kết chuyển toàn bộ chi phí kinh doanh BĐSĐT phát sinh trong kỳ để xác định kết
154 kinh doanh;
quả hoạt động

2294 (chênh lệch
- Khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính
Gía
thành
tế củaphải
SP chuyển
thành
sử dụng
cho
giữa
số thực
dự phòng
lập năm
nayTSCĐ
nhỏ hơn
số đã
lậpSXKD
năm trước);

- Trị giá hàng bán bị trả lại;
- Khoản hoàn nhập chi phí trích trước đối với hàng hóa bất động sản được xác định là
đã SXC
bánvượt

(chênh
chi phí
trích
còn
lại bán
cao hơn chi phí thực tế phát sinh);
Chi phí
qualệch
mứcgiữa
bìnhsố
thường
tính
vàotrước
giá vốn
hàng
- Khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán nhận được sau khi hàng mua đã
tiêu thụ;
- Số điều chỉnh tăng nguyên giá BĐSĐT nắm giữ chờ tăng giá khi có bằng chứng chắc
chắn cho thấy BĐSĐT có dấu hiệu tăng giá trở lại;
2147 thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường đã tính vào
- Các khoản thuế nhập khẩu,
giá trị hàng mua, nếu khi xuất bán hàng hóa mà các khoản thuế đó được hoàn lại.

Tài khoản 632 không có số dư Trích
cuối KH
kỳ.

BĐS đầu tư

2.2.4 Phương pháp hạch toán


Chi phí phát sinh liên quan đến BĐSĐT không được ghi tăng giá trị BĐSĐT

242

Trích lập12
dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Nếu được phân bổ dần


Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

217
Bất động sản đầu tư

HMLK
111,112,331,334

2.2.5 2.2:
Sổ sách
toántoán GVHB theo phương pháp kê khai thường xuyên
Hình
Sơ đồkế
hạch
- Sổ nhật ký chung.
- Sổ cái TK 632.
2.3 Kế toán chi phí hoạt động tài chính
2.3.1 Nguyên tắc xác định chi phí hoạt động tài chính
* Khái niệm:
13



- Chi phí hoạt động tài chính là những hoạt động chi phí liên quan đến các hoạt động
về vốn, các hoạt động đầu tư tài chính và các nghiệp vụ mang tính chất tài chính doanh
nghiệp.
- Chi phí liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính; đầu tư liên doanh, đầu tư liên kết,
đầu tư vào công ty con,( Chi phí nắm giữ, thanh lý, chuyển nhượng các khoản đầu tư, các
khoản lỗ trong đầu tư...)
- Chi phí liên quan đến việc cho vay vốn.
- Chi phí liên quan đến việc mua bán ngoại tệ.
- Chi phí lãi vay vốn kinh doanh không được vốn hóa, khoản chiết khấu thanh toán
khi bán hàng hóa, cung cấp lao vụ dịch vụ.
- Chênh lệch lỗ khi mua bán ngoại tệ, khoản lỗ chênh lệch tỷ giá ngoại tệ.
- Các khoản dự phòng giảm giá đầu tư tài chính...
2.3.2 Chứng từ sử dụng:
- Bảng tính lãi vay
- Hợp đồng vay vốn
- Uỷ nhiệm chi
- Giấy báo nợ
- Phiếu chi…
2.3.3 Tài khoản sử dụng
* Tài khoản 635 – Chi phí hoạt động tài chính
* Nội dung:
Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm:
- Chi phí lãi tiền vay, lãi mua hàng trả chậm, lãi thuê tài sản thuê tài chính.
- Chiết khấu thanh toán cho người mua.
- Các khoản lỗ do thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư.
- Chi phí giao dịch bán chứng khoán.
- Lỗ tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ.
- Lỗ tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối kỳ các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.

- Lỗ bán ngoại tệ.
- Số trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư
vào đơn vị khác.
- Các khoản chi phí của hoạt động đầu tư tài chính khác.
- Các khoản chi phí tài chính khác.
* Kết cấu tài khoản:
14


Bên Nợ:
- Các khoản chi phí tài chính phát sinh trong kỳ;
- Trích lập bổ sung dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất
đầu tư vào đơn vị khác (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự
phòng đã lập kỳ trước).
Bên Có:
- Hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư
vào đơn vị khác (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã
trích lập kỳ trước chưa sử dụng hết);
- Các khoản được ghi giảm chi phí tài chính;
- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ để xác
định kết quả hoạt động kinh doanh.
Tài khoản
kỳ.
413 635 không có số dư cuối635

2291, 2292

Xử lý lỗ tỷ giá do đánh giá lại

Hoàn nhập số chênh lệch dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán và tổn thất đầu tư vào đơn vị k

Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ c/kỳ vào chi phí tài chính
911
121,228
Lỗ về bán các khoản đầu tư
Cuối kỳ kết chuyển chi phí tài chính
111, 112
Tiền thu bán các khoản đầu tư
Chi phí nhượng bán các khoản đầu tư
2291,2292

Lập dự phòng giảm giá
chứng
khoán
và dự
phòng
tổn thất đầu tư vào đơn vị khác
2.3.4
Phương
pháp
hạch
toán

111, 112, 331
chiết khấu thanh toán cho người mua
111, 112, 335, 242

Lãi tiền vay phải trả, phân bổ lãi mua hàng trả chậm,
15 trả góp



Hình 2.3: Sơ đồ hạch toán chi phí tài chính
2.3.5 Sổ sách kế toán
- Sổ nhật ký chung.
- Sổ cái TK 635.
2.4 Kế toán chi phí quản lý kinh doanh
2.4.1 Nguyên tắc xác định chi phí quản lý kinh doanh
* Khái niệm:
Chi phí quản lý kinh doanh bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp:
- Chi phí bán hàng bao gồm các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm,
hàng hóa, cung cấp dịch vụ, bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng
cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa (trừ hoạt động
xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển, lương nhân viên bộ phận bán hàng (tiền
lương, tiền công, các khoản phụ cấp,...), bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công
đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động của nhân viên bán hàng; chi phí vật
16


liệu, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phận bán hàng; dịch vụ mua ngoài
(điện, nước, điện thoại, fax,...); chi phí bằng tiền khác.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp
bao gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (tiền lương, tiền
công, các khoản phụ cấp,...); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo
hiểm thất nghiệp của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ
lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài;
khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax, bảo
hiểm tài sản, cháy nổ...); chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị khách hàng...).
2.4.2 Chứng từ sử dụng
- Hóa đơn GTGT.
- Bảng lương, bảng tính và phân bổ tiền lương.
- Bảng tính và phân bổ khấu hao.

- Phiếu chi.
- Uỷ nhiệm chi.
- Giấy báo nợ…
2.4.3 Tài khoản sử dụng
* Tài khoản 642 – chi phí quản lý kinh doanh.
* Tài khoản 642 được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí theo quy định. Tùy theo
yêu cầu quản lý của từng ngành, từng doanh nghiệp, tài khoản 642 có thể được mở chi tiết
theo từng loại chi phí như: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Trong từng
loại chi phí được theo dõi chi tiết theo từng nội dung chi phí như:
- Tài khoản 6421 - Chi phí bán hàng:
+ Chi phí nhân viên
+ Chi phí vật liệu, bao bì
+ Chi phí dụng cụ, đồ dung
+ Chi phí khấu hao TSCĐ
+ Chi phí bảo hành
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài
+ Chi phí bằng tiền khác
- Tài khoản 6422 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
+ Chi phí nhân viên quản lý
+ Chi phí vật liệu quản lý
+ Chi phí đồ dùng văn phòng
+ Chi phí khấu hao TSCĐ
17


+ Thuế, phí và lệ phí
+ Chi phí dự phòng
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài
+ Chi phí bằng tiền khác
* Kết cấu tài khoản:

Bên Nợ:
- Các chi phí quản lý kinh doanh phát sinh trong kỳ;
- Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số dự phòng
phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết);
Bên Có:
- Các khoản được ghi giảm chi phí quản lý kinh doanh;
- Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (chênh lệch giữa số dự
phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết);
- Kết chuyển chi phí quản lý kinh doanh vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh
doanh”.
Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ.

2.4.4 Phương pháp hạch toán
334, 338

642

Tiền lương phải trả, BHXH,
BHTN, KPCĐ, BHYT
156
Xuất bán hàng hóa

241
Khấu
18 hao TSCĐ

911
Cuối kỳ kết chuyển
Chi phí bán hàng



Hình 2.4: Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý kinh doanh
2.4.5 Sổ sách kế toán
- Sổ nhật ký chung.
- Sổ cái TK 642.
2.5 Kế toán xác định kết quả kinh doanh
2.5.1 Nguyên tắc xác định kết quả kinh doanh
* Khái niệm:
Xác định kết quả kinh doanh là kết quả tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ
của doanh nghiệp chính là kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh chính và hoạt động
kinh doanh phụ. Kết quả đó là phần chênh lệch giữa doanh thu thực hiện trong kỳ tương
ứng với các khoản chi phí phát sinh kèm theo, bao gồm: giá vốn hàng tiêu thụ, chi phí bán
hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp, hiện hành và được biểu hiện thông qua chỉ tiêu lợi nhuận (hay lỗ) về tiêu
thụ.
* Công thức xác định kết quả kinh doanh:

19


2.5.2 Tài khoản sử dụng
* Tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
* Nội dung:
Tài khoản này dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt
động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. Kết quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài
chính và kết quả hoạt động khác.
* Kết cấu tài khoản;
Bên Nợ:
- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán.

- Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác.
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Kết chuyển lãi.
Bên Có:
- Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng
911 hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán

632, 635,
trong
kỳ. 642, 811

Xác định kết quả kinh doanh

511, 515, 711

- Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác và khoản kết chuyển giảm
chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
Kết chuyển chi phí

- Kết chuyển lỗ.

Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ.

Kết chuyển doanh thu

thuần và thu nhập khác

821

2.5.3 Phương pháp hạch toán

Kết chuyển chi phí thuế
TNDN

421

421
Kết chuyển lãi sau thuế

Kết chuyển lỗ hoạt

hoạt động kinh doanh trong kỳ 20 động kinh doanh trong kỳ


Hình 2.5: Sơ đồ hạch toán xác định kết quả kinh doanh
2.5.4 Sổ sách kế toán
- Sổ nhật ký chung.
- Sổ cái TK 911.
2.6 Kế toán chi phí thuế TNDN
2.6.1 Nguyên tắc xác định chi phí thuế TNDN
* Khái niệm:
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập chịu thuế
của doanh nghiệp theo thuế suất được quy định và doanh nghiệp phải có trách nhiệm khai
báo và nộp thuế đầy đủ, kịp thời cho nhà nước.
2.6.2 Tài khoản sử dụng
* Tài khoản 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
* Nội dung:
- Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh
nghiệp phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh sau thuế
của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành.
* Nguyên tắc hạch toán:

Bên Nợ:
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong năm.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai
sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp của năm hiện tại.

21


Bên Có:
- Số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu
nhập doanh nghiệp tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
đã ghi nhận trong năm.
- Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không
trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp trong
năm hiện tại.
- Kết chuyển số chênh lệch giữa chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong
năm lớn hơn khoản được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm vào
tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”.
Tài khoản 821 - “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp” không có số dư cuối kỳ.
2.6.3 Phương pháp hạch toán
821

333 (3334)

Số thuế thu nhập phải nộp trong kỳ
do doanh nghiệp tự xác định

911


Kết chuyển chi phí thuế TNDN

Số chênh lệch giữa thuế TNDN tạm phải nộp > số phải nộp

Hình 2.6: Sơ đồ hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp

2.6.4 Sổ sách kế toán
- Sổ nhật ký chung.
- Sổ cái TK 821.
2.7 Cách lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
2.7.1. Nội dung và kết cấu báo cáo
* Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, bao gồm kết quả từ hoạt động kinh doanh chính và kết quả từ
các hoạt động tài chính và hoạt động khác của doanh nghiệp.
* Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm có 5 cột:
- Cột số 1: Các chỉ tiêu báo cáo;
- Cột số 2: Mã số của các chỉ tiêu tương ứng;

22


- Cột số 3: Số hiệu tương ứng với các chỉ tiêu của báo cáo này được thể hiện chỉ tiêu
trên Bản thuyết minh Báo cáo tài chính;
- Cột số 4: Tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo năm;
- Cột số 5: Số liệu của năm trước (để so sánh).
2.7.2 Cơ sở lập báo cáo
- Căn cứ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm trước.
- Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong kỳ dùng cho các tài
khoản từ loại 5 đến loại 9.
2.7.3 Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong Báo cáo kết quả hoạt động

kinh doanh
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, bất động sản đầu
tư, doanh thu cung cấp dịch vụ và doanh thu khác trong năm báo cáo của doanh
nghiệp. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên Có của TK 511 trong
kỳ báo cáo.
Khi đơn vị cấp trên lập báo cáo tổng hợp với các đơn vị cấp dưới hạch toán phụ
thuộc, các khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phát sinh từ các giao dịch
nội bộ đều phải loại trừ.
Chỉ tiêu này không bao gồm các loại thuế gián thu, như thuế GTGT (kể cả thuế
GTGT nộp theo phương pháp trực tiếp), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo
vệ môi trường và các loại thuế gián thu khác.
- Các khoản giảm trừ doanh thu (Mã số 02)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp các khoản được ghi giảm trừ vào tổng doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ trong năm, bao gồm: Các khoản chiết khấu thương mại, giảm
giá hàng bán, hàng bán bị trả lại trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là
tổng số phát sinh bên Nợ TK 511 đối ứng với bên Có các TK 111, 112, 131, trong kỳ
báo cáo.
Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản thuế gián thu, phí mà doanh nghiệp không
được hưởng phải nộp NSNN (được kế toán ghi giảm doanh thu trên sổ kế toán TK 511)
do các khoản này về bản chất là các khoản thu hộ Nhà nước, không thuộc doanh thu
nên không được coi là khoản giảm trừ doanh thu.
- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10)
Chỉ tiêu này phản ánh số doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, BĐSĐT, doanh thu
cung cấp dịch vụ và doanh thu khác đã trừ các khoản giảm trừ (chiết khấu thương mại,
giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại) trong kỳ báo cáo, làm căn cứ tính kết quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
Mã số 10 = Mã số 01 - Mã số 02.
- Giá vốn hàng bán (Mã số 11)
23



Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá vốn của hàng hóa, BĐSĐT, giá vốn của thành phẩm
đã bán, khối lượng dịch vụ đã cung cấp, chi phí khác được tính vào giá vốn hoặc ghi
giảm giá vốn hàng bán trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên Có của TK 632 trong kỳ
báo cáo đối ứng bên Nợ của TK 911.
Khi đơn vị cấp trên lập báo cáo tổng hợp với các đơn vị cấp dưới hạch toán phụ
thuộc, các khoản giá vốn hàng bán phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải loại trừ.
- Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 20)
Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng hóa, thành
phẩm, BĐSĐT và cung cấp dịch vụ với giá vốn hàng bán phát sinh trong kỳ báo cáo.
Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong ngoặc đơn (...).
Mã số 20 = Mã số 10 - Mã số 11.
- Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số 21)
Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu hoạt động tài chính thuần phát sinh trong kỳ báo
cáo của doanh nghiệp.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên Nợ của TK 515 đối ứng với
bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo.
Khi đơn vị cấp trên lập báo cáo tổng hợp với các đơn vị cấp dưới hạch toán phụ
thuộc, các khoản doanh thu hoạt động tài chính phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều
phải loại trừ.
- Chi phí tài chính (Mã số 22)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí tài chính, gồm tiền lãi vay phải trả, chi phí liên
quan đến việc cho thuê bản quyền, chi phí hoạt động liên doanh,... phát sinh trong kỳ
báo cáo của doanh nghiệp.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên Có TK 635 đối ứng với bên
Nợ TK 911 trong kỳ báo cáo.
Khi đơn vị cấp trên lập báo cáo tổng hợp với các đơn vị cấp dưới hạch toán phụ
thuộc, các khoản chi phí tài chính phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải loại trừ.

- Chi phí lãi vay (Mã số 23)
Chỉ tiêu này phản ánh chi phí lãi vay phải trả được tính vào chi phí tài chính trong
kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số liệu chi tiết về chi phí lãi vay trên
TK 635 trong kỳ báo cáo.
- Chi phí quản lý kinh doanh (Mã số 24)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí quản lý kinh doanh phát sinh trong kỳ báo cáo.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số phát sinh bên Có của TK 642, đối ứng với
bên Nợ của TK 911 trong kỳ báo cáo.
24


- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 30)
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo
cáo. Chỉ tiêu này được tính toán trên cơ sở lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch
vụ cộng (+) Doanh thu hoạt động tài chính trừ (-) Chi phí tài chính, chi phí quản lý
kinh doanh phát sinh trong kỳ báo cáo. Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong
ngoặc đơn (...).
Mã số 30 = Mã số 20 + Mã số 21 - Mã số 22 - Mã số 24.
- Thu nhập khác (Mã số 31)
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản thu nhập khác, phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu
để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Nợ của TK 711 (sau khi
trừ phần thu nhập khác từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ) đối ứng với bên Có của TK 911
trong kỳ báo cáo.
Riêng đối với giao dịch thanh lý, nhượng bán TSCĐ thì số liệu để ghi vào chỉ tiêu
này là phần chênh lệch giữa khoản thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ cao hơn giá
trị còn lại của TSCĐ và chi phí thanh lý.
Khi đơn vị cấp trên lập báo cáo tổng hợp với các đơn vị cấp dưới hạch toán phụ
thuộc, các khoản thu nhập khác phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải loại trừ.
- Chi phí khác (Mã số 32)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo. Số
liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có của Tài khoản
811 “Chi phí khác” (sau khi trừ phần chi phí khác từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ) đối
ứng với bên Nợ của TK 911 trong kỳ báo cáo.
Riêng đối với giao dịch thanh lý, nhượng bán TSCĐ thì số liệu để ghi vào chỉ tiêu
này là phần chênh lệch giữa khoản thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ nhỏ hơn giá
trị còn lại của TSCĐ và chi phí thanh lý.
Khi đơn vị cấp trên lập báo cáo tổng hợp với các đơn vị cấp dưới hạch toán phụ
thuộc, các khoản chi phí khác phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải loại trừ.
- Lợi nhuận khác (Mã số 40)
Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa thu nhập khác (sau khi đã trừ thuế GTGT
phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp) với chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo.
Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong ngoặc đơn (...).
Mã số 40 = Mã số 31 - Mã số 32.
- Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (Mã số 50)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận kế toán thực hiện trong năm báo cáo của
doanh nghiệp trước khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động kinh
doanh, hoạt động khác phát sinh trong kỳ báo cáo. Trường hợp doanh thu thuần nhỏ
hơn giá vốn hàng bán thì được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong ngoặc đơn (...).

25


×