Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Báo cáo thực tập tại trung tâm y tế nguyễn văn thủ vũng liêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 40 trang )

1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. SƠ LƯỢC VỀ TRUNG TÂM Y TẾ NGUYỄN VĂN THỦ VŨNG LIÊM
Trung Tâm Y Tế Nguyễn Văn Thủ Vũng Liêm được thành lập ngày 01/01/2017
theo quyết định số 1779/QĐ-SYT của Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long, trên cơ sở sát nhập hai
đơn vị là Trung tâm Y Tế (cũ) và Bệnh Viện Đa Khoa Nguyễn Văn Thủ.
Trung Tâm Y Tế Nguyễn Văn Thủ Vũng Liêm tọa lạc tại 73 Nam Kỳ Khởi
Nghĩa, Khóm 1 TT Vũng Liêm, huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long trung tâm nằm trên
quốc lộ I, có vị trí rất thuận lợi cho giao thông.
Trung tâm Y Tế Nguyễn Văn Thủ Vũng Liêm có 2 chức năng chính là phòng
bệnh (mảng y học dự phòng) và khám chữa bệnh (mảng điều trị). Chức năng khám
chữa bệnh do các khoa phòng chuyên môn của BV cũ đảm nhiệm.

2


Hình 1: TrungTâm Y Tế Nguyễn Văn Thủ Vũng Liêm
Cơ cấu tổ chức của Trung Tâm Y Tế Nguyễn Văn Thủ Vũng Liêm
Trung Tâm Y Tế Nguyễn Văn Thủ Vũng Liêm được xếp loại bệnh viện hạng III,
hiện hoạt động với quy mô 100 giường bệnh và các trạm y tế phường xã, được tổ chức
như sau
3


Ban Giám đốc (4 người)
-

4 phòng chức năng gồm: phòng Tổ chức - Hành chánh (TCHC), phòng Kế hoạch
nghiệp vụ, phòng Điều dưỡng và phòng Tài chính Kế toán.



-

12 khoa chuyên môn gồm:













-

Khoa Hồi sức cấp cứu
Khoa Nội tổng hợp
Khoa Nhi
Khoa Ngoại tổng hợp
Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản
Khoa Khám bệnh
Khoa Y dược cổ truyền và phục hồi chức năng
Khoa Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh
Khoa Dược-Trang thiết bị-Vật tư y tế
Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
Khoa Kiểm soát bệnh tật-HIV/Aids-Truyền thông giáo dục sức khõe

Khoa An toàn thực phẩm - Y tế công cộng - Dinh dưỡng

Các đơn vị trực thuộc: 20 trạm y tế xã





















Trạm Y Tế Thị Trấn Vũng Liêm
Tram Y Tế Xã Hiếu Nhơn
Trạm Y Tế Xã Hiếu Nghĩa
Trạm Y Tế Xã Tân An Luông
Trạm Y Tế Xã Qưới An
Trạm Y Tế Xã Qưới Thiện

Trạm Y Tế Xã Thanh Bình
Trạm Y Tế Xã Trung Hiệp
Trạm Y Tế Xã Hiếu Thành
Trạm Y Tế Xã Trung An
Trạm Y Tế Xã Trung Ngãi
Trạm Y Tế Xã Trung Nghĩa
Trạm Y Tế Xã Trung Thành Đông
Trạm Y Tế Xã Hiếu Thuận
Trạm Y Tế Xã Trung Chánh
Trạm Y Tế Xã Tân Qưới Trung
Trạm Y Tế Xã Trung Thành Tây
Trạm Y Tế Xã Trung Thành
Trạm Y Tế Xã Trung Hiếu
Trạm Y Tế Xã Hiếu Phụng

Ngoài ra còn một số bộ phận khác như Tổ tài xế trực thuộc Phòng Hành chánh
quản trị - Tổ chức cán bộ, tổ quản lý chất lượng, tổ kiểm soát HSBA trực thuộc Phòng
Kế hoạch Tổng hợp - Vật tư trang thiết bị y tế, tổ thu viện phí trực thuộc Phòng Tài
chính Kế toán…
4


Tình hình nhân lực
Theo báo cáo đầu năm 2018 của phòng TCHC, tổng số nhân lực của trung tâm là
146 người (gồmS 135 biên chế và 11 hợp đồng). Trong đó 10 bác sĩ chuyên khoa I và
15 bác sĩ đa khoa.
Ngoài bác sĩ Giám đốc thì tất cả các bác sĩ khác kể cả bác sĩ phó giám đốc đều
tham gia công tác chuyên môn.
Tổng số điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên là 57 người, trong đó đại học là
13, trung cấp là 44.

Tổng số dược sĩ là 16 trong đó có 1 dược sĩ chuyên khoa I, 10 dược sĩ đại học và
5 dược sĩ trung học.
Còn lại là các chuyên ngành khác bao gồm hành chánh, văn thư lưu trữ, tin học,
điện - điện tử, kế toán, tài xế và hộ lý.

5


6


TÓM TẮT QUY TRÌNH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
I. Mục tiêu học tập
1. Mục tiêu tổng quát:
Đào tạo người dược sĩ đại học có kiến thức kỷ năng, thái độ tích cực để thực
hiện các nhiệm vụ: bảo quản, phân phối, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý,
hiệu quả, tiết kiệm.
Tham gia vào công tác chăm sóc sức khỏe ban dầu trong sự nghiệp chăm sóc
sức khỏa nhân dân.
2. Mục Tiêu Cụ Thể.
Sau khi thực tập tốt nghiệp sinh viên có khả năng
+Mô tả chức năng, nhiệm vụ của khoa dược
+Mô tả chức năng, nhiệm vụ cụ thể của một nhân viên tại mỗi bộ phân của
khoa dược (kho, kế toán thống kê. Cấp phất thuốc) của kho.
+Làm ít nhất 2 công việc do Trưởng khoa giao, làm được các kỹ thuật chuyên
môn đã học dưới sự giám sát của giáo viên tại cơ sở thực tập.
+Thực hiện các kỹ năng giao tiếp, giáo dục sức khỏe và hướng dẫn sử dụng
thuốc an toàn, hợp lý, an toàn, hiệu quả, tiết kiệm.
+Tham gia công tác y tế khác khi có yêu cầu.
+Rèn luyện tác phong đạo đức của cán bộ y tế trong quá trình thực hành nghề

nghiệp.
II. Các Bước Thực Hiện:
-

Vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học trong chương trình đào tạo ngành dược
sỹ đại học vào thực tế sản xuất kinh doanh, phân phối và sử dụng thuốc, trang
thiết bị y tế, hoàn thiện các kỹ năng tay nghề để chuẩn bị tốt nghiệp.

-

Cơ sở thực tập.

+ Trung tâm Y tế Nguyễn Văn Thủ Vũng Liêm
- Nội dung thực tập và chỉ tiêu tay nghề theo chương trình đào tạo Dược sỹ đại học
đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.

7


CHƯƠNG 1
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA KHOA DƯỢC

1.1 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA KHOA DƯỢC
Cơ cấu tổ chức và hoạt động của khoa Dược, Trung tâm Y tế Nguyễn Văn Thủ
Vũng Liêm được că cứ theo thông tư 22/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 về việc “Quy
định tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện”.

8



SƠ ĐỒ TỔ CHỨC KHOA DƯỢC
TRUNG TÂM Y TẾ NGUYỄN VĂN THỦ VŨNG LIÊM
TRƯỞNG KHOA
DSCKI: Võ Thị Mai Huơng

PHÓ TRƯỞNG KHOA
DSĐH: Trương Thị Hồng Loan

Kho - Cấp Phát
Nghiệp Vụ DượcThống Kê- Kế Toán

Kho Chẵn

Cấp Phát Ngoại Tru

Cấp Phát Nội Tru

Sơ đồ tổ chức khoa Dược, Trung tâm Y tế Nguyễn Văn Thủ Vũng Liêm
Trưởng khoa Dược Trung tâm y tế Nguyễn Văn Thủ Vũng Liêm là Dược sĩ CKI,
chịu trách nhiệm quản lý chung toàn bộ hoạt động của khoa.
Phó khoa là người quản lý trực tiếp các bộ phận chuyên môn.
Các bộ phận chuyên môn gồm:
-

Bộ phận nghiệp vụ Dược.

-

Bộ phận thống kê - kế toán.
9





Bộ phận kho - cấp phát gồm kho chẵn và 2 tổ cấp phát lẻ
Kho chẵn: Lưu trữ, bảo quản thuốc, hóa chất, y cụ. Xuất kho số lượng lớn thuốc sang
kho lẻ; hóa chất, y cụ cho các khoa phòng. Ngoài ra, kho chẵn còn chịu trách nhiệm
lập dự trù thuốc, y cụ, hóa chất đủ dùng trong một tháng nhằm cung ứng thuốc đầy đủ,
kịp thời cho bệnh nhân, đáp ứng nhu cầu về thuốc cho điều trị nội tru và ngoại tru ở
bệnh viện.



Tổ cấp phát ngoại tru (kho lẻ ngoại tru): cấp phát thuốc cho bệnh nhân ngoại tru (bệnh
nhân thuộc diện bảo hiểm y tế).



Tổ cấp phát nội tru (kho lẻ nội tru): cấp phát thuốc cho bệnh nhân nội tru và các khoa
phòng.
1.2 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA KHOA DƯỢC
1.2.1 Chức năng
Khoa dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc trung
tâm. Khoa dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc trung tâm về toàn
bộ công tác dược trong trung tâm nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc chất
lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
1.2.2 Nhiệm vụ

-


Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị
và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu chữa
bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa).

-

Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu
đột xuất khác khi có yêu cầu.

-

Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.

-

Bảo quản thuốc theo đung nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.

-

Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sản xuất thuốc từ
dược liệu sử dụng trong bệnh viện.

-

Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công
tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong
muốn của thuốc.

-


Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong
bệnh viện.
10


-

Nghiên cứu khoa học và đào tạo, là cơ sở thực hành của các trường đại học, cao đẳng
và trung học về dược.

-

Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc
sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình
kháng kháng sinh trong bệnh viện.

-

Tham gia chỉ đạo tuyến.

-

Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.

-

Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.

-


Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đung quy định.
Môi trường bên trong nhà thuốc được kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm theo quy định.

11


CHƯƠNG 2
HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ
2.1. Thành phần của Hội đồng thuốc
Stt

Họ tên

1

Hà Văn Khải
Võ Thị Mai Hương

2

Nguyễn Thanh Lâm

3

Trình độ
chuyên
môn

Chức vụ


Vai trò trong
hội đồng

BS CKI

Giám đốc TTYT

Chủ tịch Hội
đồng

DS CKI

Trưởng khoa Dược

Phó CT Hội
đồng

DSĐH

NV Khoa Dược

Thư Ký

4

Nguyễn Thị Nhị

BSCKI

Phó giám đốc


Thành viên

5

Phạm Văn Lợt

BSCKI

Phó giám đốc

Thành viên

6

Phạm Văn Thái

BSCKI

Trưởng Phòng KH-NV

Thành viên

7

Ngô Văn Truc

BSCKI

Phó Trưởng khoa HSCC


Thành viên

8

Huỳnh Văn Phát

BSCKI

Trưởng khoa Nội Tổng Hợp

Thành viên

9

Trần Quang Khởi

BSCKI

Trưởng khoa Ngoại Tổng
Hợp

Thành viên

10

Nguyễn Thị Qưới

BS


Trưởng khoa CSSKSS

Thành viên

11

Võ Minh Quang

BS

Trưởng LK RHM-Mắt-TMH Thành viên

12

Lê Trần Tiến

BS

Trưởng Khoa YHCT-PHCN

13

Lý Văn Ngoạn

Cử Nhân Kế
Trưởng Phòng TC- KT
Toán

Thành viên


14

Lê Phước Ty

DSĐH

Thành viên

NV Phòng KH-NV

Thành viên

2.2 Chức năng và nhiệm vụ của Hội đồng Thuốc
2.2.1 Chức năng
Hội đồng có chức năng tư vấn cho giám đốc bệnh viện về các vấn đề liên
quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh viện, thực hiện tốt chính sách quốc gia
về thuốc trong bệnh viện.
2.2.2 Nhiệm vụ
12


Xây

-

-

dựng các quy định về quản lý và sử dụng thuốc trong bệnh viện
Xây dựng danh mục thuốc dùng trong bệnh viện
Xây dựng và thực hiện các hướng dẫn điều trị

Xác định và phân tích các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc
Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) và các sai sót trong điều trị
Thông báo, kiểm soát thông tin về thuốc
2.2.3 Hoạt động của Hội đồng
Hội đồng Thuốc và điều trị của Trung tâm Y tế Nguyễn Văn Thủ Vũng Liêm
đang hoạt động hiệu quả, hỗ trợ công tác khám chữa bệnh cho mảng điều trị: lựa chọn
phác đồ điều trị, xây dựng danh mục thuốc thay thế biệt dược, hướng dẫn điều trị cho
các khoa lâm sàng, giám sát việc sử dụng thuốc, kê đơn, giám sát phản ứng có hại của
thuốc …
Các thành viên Hội đồng thường xuyên trao đổi thông tin qua các ứng dụng công nghệ
như email, skype… để trao đổi, giải quyết công việc được nhanh chóng
13


CHƯƠNG 3
HOẠT ĐỘNG CỦA KHOA DƯỢC
- QUY TRÌNH CẤP PHÁT THUỐC ĐẾN KHOA PHÒNG VÀ M ỐI
LIÊN HỆ CỦA KHOA DƯỢC VỚI CÁC KHOA PHÒNG TRONG BỆNH VIỆN
+ Mối liên hệ của khoa dược đến các khoa phòng
. Phòng kế hoạch tổng hợp:
- Khoa Dược chủ động phối hợp trong việc lập dự trù thuốc, hóa chất, dụng cụ y
tế và chủ động nắm tình hình thực hiện các chế độ chuyên môn về dược cũng như
việc quản lý sử dụng thuốc, hóa chất, dụng cụ ytế...
- Phòng kế hoạch tổng hợp có trách nhiệm cung cấp tình hình số liệu và tham gia
ý kiến với khoa Dược về những vấn đề trên.
.Phòng tài chính kế toán:
- Khoa Dược cung cấp tình hình và số liệu sử dụng thuốc bằng số lượng, nhu cầu
thuốc, hóa chất và dụng cụ thiết yếu để phòng tài chính - kế toán thanh tiền quyết
toán và dự trù kinh phí cho khoa Dược.
- Phòng tài chính kế toán cung cấp tình hình và tiêu chuẩn dùng thuốc, hóa chất,

dụng cụ y tế bằng tiền cho khoa Dược.
- Hai bên cùng nhau đối chiếu giữa tiêu chuẩn sử dụng thuốc bằng số lượng và
tiêu chuẩn sử dụng thuốc bằng tiền trên cơ sở chế độ chính sách của ngành để
giup lãnh đạo bệnh viện chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ điều trị bệnh và chống
tham ô lãng phí.
.Các khoa phòng chuyên môn:
- Phối hợp trao đổi về sử dụng thuốc, hóa chất... (nhu cầu, thực tế sử dụng). Theo
ủy nhiệm của Giám đốc bệnh viện, khoa Dược tiến hành kiểm tra định kỳ vàđột
xuất việc thực hiện các quy chế, chế độ chuyên môn về dược và việc sử dụng
thuốc ở khoa phòng.Qua đó khoa Dược nắm sát yêu cầu của các đơn vị đó để có
kế hoạch phục vụ tốt hơn.
. Phòng hành chính quản trị:
14


- Khoa Dược đề xuất yêu cầu về tu sửa cơ sở, vận chuyển thuốc men, nhu cầu về
nhiên liệu, vật liệu và các vật tư khác.
- Nhận xét:
Khoa Dược có mối liên hệ chặt chẽ và phối hợp tốt với các khoa phòng khác
trong toàn bệnh viện nhằm thực hiện tốt công tác Dược trong bệnh viện.

- QUẢN LÝ KHO BẢO HIỂM Y TẾ VÀ QUY TRÌNH CẤP PHÁT
THUỐC BẢO HIỂM Y TẾ
+ Quy trình quản lý cấp phát đối với bệnh nhân nội trú
- Sau khi nhập viện, bác sĩ chỉ định thuốc trong bệnh án, y tá hành chánh của khoa
điều trị sẽ ghi vào sổ tổng hợp thuốc hằng ngày của khoa, tùy thuộc vào yêu cầu của
từng loại thuốc mà y tá hành chánh sẽ tổng hợp vào phiếu lĩnh thuốc thường, phiếu
lĩnh thuốc hướng thần hay phiếu lĩnh thuốc gây nghiện, sau khi đã được Trưởng khoa
điều trị ký duyệt và có giám sát ký duyệt của khoa dược.


15


- Y tá hành chánh của khoa phòng điều trị lĩnh thuốc tại quầy cấp phát và mang về
khoa giao cho y tá điều trị cấp phát hoặc chỉ định cho từng bệnh nhân.
+ Thuốc tân dược thành phẩm: y tá khoa điều trị cấp phát tận giường cho bệnh
nhân
+ Quy trình cấp quản lý cấp phát đối với bệnh nhân ngoại trú
- Đối với bệnh nhân không thuộc chính sách hoặc không có thẻ BHYT: Sau khi khám
bệnh tại phòng khám, thầy thuốc (Bác sĩ, Lương y) sẽ chỉ định thuốc trong bệnh án
ngoại tru, đồng thời kê đơn thuốc để bênh nhân tự mua tại nhà thuốc bệnh viện.

Bệnh nhân có thẻ BHYT

Bác sĩ
chỉ định thuốc

Phòng khám BHYT

Thu tiền viện phí

Phiếu điều trị
Toa thuốc

Bệnh nhân BHYT có thu phí

Kế toán tính tiền thuốc

Bệnh nhân ký nhận thuốc


Diện chính sách Bệnh nhân BHYT không thu phí
Quầy cấp phát sự nghiệp

- QUẢN LÝ TẠI KHO CHÍNH

+ Việc cấp phát thuốc từ kho chẳn sang kho l ẻ tr ước khi c ấp phát
phải thực hiện:

. 3 Kiểm tra:
16


-

Phiếu lãnh thuốc.

-

Tên thuốc, hàm lượng, nồng độ, đường uống của thuốc.

-

Chất lượng thuốc bằng cảm quan.

. 3 đối chiếu:
-

Tên thuốc trên phiếu lĩnh thuốc với nhãn thuốc.

-


Nồng độ, hàm lượng trên đơn thuốc với thuốc sẽ giao.

-

Số lượng trên phiếu với thuốc sẽ giao.

Cấp phát thuốc theo nguyên tắc thuốc nhập trước xuất trước (FIFO), thuốc
hết hạn trước xuất trước (FEFO). Chỉ được cấp phát thuốc còn hạn sử dụng
và đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Các nguyên tắc trong câp phát thuốc trong kho chẳn

17


18


Các thuốc sắp xếp trên các kệ theo nhóm tác dụng dược lý và trong tủ đối với
các thuốc gây nghiện – hướng thần và trong tủ lạnh đối với các thuốc có điều
kiện bảo quản đặc biệt

19


- QUẢN LÝ TẠI KHO LẺ
Các bước thực hiện

Trách nhiệm


Bước 1: Tiếp nhận

NV xuất phiếu

Mô tả tài liệu liên quan

thống kê

-

Bác sĩ ra y lệnh trên bệnh án

-

ĐD sẽ tổng hợp thuốc cho bệnh
nhân đang điều trị tại khoa mình
theo mẫu,tổng hợp in và gửi phiếu
lĩnh thuốc xuống kho lẻ qua mạng.

Bước 2: Tiếp nhận

NV cấp phát

phiếu lãnh

Bước 3: Tiếp nhận

NV Khoa Dược


đóng gói

-

Thủ kho lẻ xét duyệt.

-

Tiến hành soạn thuốc.

-

Phát thuốc cho khoa lâm sàng

Đóng gói theo y lệnh trên phiếu công khai
thuốc từng bệnh nhân ở khoa Dược,niêm
phong lại, gửi tại khoa lâm sàng (nội 2, nội
3).

Bước 4: Giao nhận

NV Khoa Dược

-

thuốc

Nhân viên khoa Dược giao thuốc
cho ĐD khoa lâm sàng


-

ĐD khoa lâm sàng phát thuốc và
hướng dẫn sử dụng thuốc trực tiếp
đến tay người bệnh.

Lưu ý:
-Trên mỗi phiếu lĩnh thuốc thường sẽ có 4 chữ ký :Trưởng khoa Dược, người phát,
người lĩnh, Trưởng khoa lâm sàng (cận lâm sàng).
-Trên phiếu lĩnh thuốc gây nghiện, hướng thần sẽ có 5 chữ ký:Trưởng khoa Dược,
người phát, người lĩnh, Trưởng khoa lâm sàng (cận lâm sàng) và duyệt của ban Giám
đốc và có thêm phần “Số tổng hợp thuốc”.
-Các thuốc vừa lấy sẽ được để ở khu vực chờ kiểm tra.
-Cán bộ phụ trách kiểm tra giao nhận thuốc sẽ áp dụng phương pháp 3 kiểm tra
và 3 đốichiếu.
20


-Đối với thuốc gây nghiện và hướng thần sẽ cần thêm một số giấy tờ
+Bản cam kết sử dụng thuốc gây nghiện, hướng thần của bệnh nhân.
+Đơn xin xác nhận còn sống (có xác nhận của địa phương).
Qua đó thuốc sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo thuốc đến tay bệnh nhân có
chất lượng, an toàn và có hiệu quả điều trị

- CÁC QUY CHẾ DƯỢC CHÍNH
+ QUY ĐỊNH CHUNG
-Lập kế hoạch, cung cấp và bảo đảm số lượng, chất lượng thuốc thông thường và thuốc
chuyên khoa, hoá chất, vật dụng y tế tiêu hao: bông, băng, cồn gạc cho điều trị nội tru và
ngoại tru đáp ứng yêu cầu điều trị hợp lí.
-Pha chế một số thuốc dùng trong bệnh viện.

-Kiểm tra ,theo dõi việc sử dụng thuốc an toàn,hợp lí trong toàn bệnh viện.Trưởng khoa
dược và dược sĩ được uỷ nhiệm có quyền thay thế thuốc cùng chủng loại.
-Tham gia quản lí kinh phí thuốc, thực hiện tiết kiệm đạt hiệu quả cao trong phục vụ người
bệnh.
-Là cơ sở thực hành của các trường đại học y dược, khoa y trong các trường đại học và các
trường trung học y tế.

-Tham gia công tác nghiên cứu khoa học, thông tin về thuốc

+ QUY CHẾ CỤ THỂ
. Tổ chức của khoa
Khoa được bố trí ở địa điểm thuận tiện, có đủ điều kiện làm việc, hệ thống kho, buồng pha
chế, nơi sản xuất chế biến thuốc cổ truyền, tới buồng cấp phát.
Việc xây dựng phải bảo đảm vệ sinh sạch sẽ, cao ráo, thoáng mát và an toàn.
Tuỳ theo tính chất công việc các buồng được xây dựng và trang bị phương tiện làm việc
thích hợp.

. Công tác cung ứng và quản lý thuốc
1.Dự trù.
2.Mua thuốc.
21


3.Vận chuyển.
4.Kiểm nhập.
. Quản lý thuốc, hóa chất và vật tư y tế tiêu hao tại các khoa
-Thuốc theo y lệnh lĩnh về phải được dùng trong ngày; riêng ngày lễ và chủ nhật thuốc
được lĩnh vào hôm trước ngày nghỉ. Khoa dược tổ chức thường trực phát thuốc cấp
cứu 24 giờ trong ngày.
- Phiếu lĩnh thuốc thường phải theo đung mẫu quy định;thuốc độc bảng A-B, thuốc

gây nghiện có phiếu riêng theo quy chế thuốc độc.
- Bông, băng, vật dụng y tế tiêu hao, lĩnh hàng tuần.
- Hoá chất chuyên khoa, lĩnh hàng tháng hoặc hàng quý. Không được san lẻ các hoá
chất tinh khiết và hoá chất tinh khiết kiểm nghiệm.
- Thuốc cấp phát theo đơn ở khoa khám bệnh cuối tháng sẽ thanh toán với phòng tài
chính kế toán bệnh viện.
- Trưởng khoa điều trị có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi bảo quản, sử dụng thuốc hoá
chất, vật dụng theo dõi tiêu hao trong khoa.
- Tuỳ nhiệm vụ và yêu cầu cấp cứu được giao, các khoá điều trị, cận lâm sàng có tủ
thuốc trực,cấp cứu,việc sử dụng và bảo quản phải theo đung quy chế sử dụng thuốc.
- Hoá chất độc tại kho dược do dược sĩ giữ, tại các khoa khác người giữ hoá chất độc ít
nhất phải có trình độ từ trung học trở lên, giám đốc bệnh viện có văn bản quyết định
phân công người giữ .
- Thực hiện đung quy chế nhãn về nội dung và hình thức.
- Thuốc đưa ra trong ngày phải thực hiện theo quy chế sử dụng thuốc.
- Nghiêm cấm mọi hình thức tư nhân, khoa phòng bán thuốc trong bệnh viện
. Kiểm kê thuốc, hóa chất, vật tư y tế tiêu hao
Thực hiện việc kiểm kê định kì theo quy định :hàng tháng đối với khoa dược ,2 lần trong
năm đối với các khoa, kiểm kê đột xuất khi có xảy ra vụ việc mất thuốc.

. Thành lập hội đồng kiểm kê bệnh viện
- Kiểm kê tháng gồm: Trưởng khoa dược, kế toán dược, thủ kho dược và phòng tài
chính kế toán.
22


- Kiểm kê cuối năm gồm: giám đốc bệnh viện là chủ tịch hội đồng; trưởng khoa dược
là thư kí hội đồng; trưởng phòng tài chính kế toán, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp,
trưởng phòng y tá (điều dưỡng), kế toán dược là uỷ viên.
- Khoa điều trị, khoa cận lâm sàng thành lập tổ kiểm kê, ít nhất có 3 người do trưởng

khoa làm tổ trưởng, y tá (điều dưỡng) trưởng khoa, kĩ thuật viên trưởng khoa, y tá
(điều dưỡng) chăm sóc và kĩ thuật viên.
. Nội dung kiểm kê tại khoa Dược
- Đối chiếu sổ xuất, sổ nhập với chứng từ.
- Đối chiếu sổ sách với hiện vật về số lượng và chất lượng.
- Đánh giá lại thuốc ,hoá chất,vật dụng y tế tiêu hao;tìm nguyên nhân chênh
lệch, hư hao.Nếu chất lượng không đạt yêu cầu ,hội đồng làm biên bản xác định trách
nhiệm và đề nghị cho xử lí.
- Mở sổ sách cho năm tới.
. Nội dung kiểm kê của hội đồng kiểm kê bệnh viện, các ủy viên
xuống từng khoa
- Xác định lại số lượng, chất lượng và nguyên nhân thừa thiếu.
- Xử lí thuốc, hoá chất, vật dụng y tế tiêu hao cần huỷ bỏ.
- Điều hoà thuốc, hoá chất thừa thiếu.
- Tổng kết công tác kiểm kê toàn bệnh viện.
. Lập sổ sách, thanh toán, thống kê báo cáo, bàn giao và kiểm tra
Mở sổ sách theo dõi xuất nhập thuốc, hoá chất, vật dụng y tế tiêu hao: bông, băng, cồn, gạc:
lưu trữ chứng từ, đơn thuốc theo quy định.

. Thanh toán thuốc
- Khoa dược thống kê và tổng hợp số lượng thuốc kể cả thuốc pha chế, hoá chất, dụng
cụ y tế tiêu hao đã phát ra;số liêu phải phù hợp với các chứng từ xuất nhập và chuyển
phòng tài chính kế toán quyết toán.

23


- Khoa điều trị tổng hợp thuốc, hoá chất, vật dụng y tế tiêu hao sử dụng cho từng
người bệnh theo quy chế ra viện, rồi chuyển phòng tài chính kế toán thanh toán viện
phí.

- Phòng tài chính kế toán tổng hợp các chứng từ, hoá đơn, báo cáo sử dụng thuốc, hoá
chất, vật dụng y tế tiêu hao để thanh toán viện phí, bảo hiểm y tế, cơ quan lao động
thương binh xã hội...
. Thống kê, báo cáo sử dụng thuốc
- Khoa dược có nhiệm vụ thực hiện báo cáo 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng theo
quy định và báo cáo đột xuất khi cần thiết.
- Báo cáo gửi lên cấp trên phải được giám đốc bệnh viện thông qua và kí duyệt.
- Phải ghi đầy đủ cột mục đung quy định từng mẫu báo cáo.
- Thống kê báo cáo nhầm lẫn và tai biến dùng thuốc thực hiện hàng tháng,3tháng, 6
tháng, 9 tháng, 12 tháng. Trường hợp nghiêm trọng phải báo cáo đột xuất theo quy
định.
. Bàn giao
- Khi viên chức trực tiếp giữ thuốc, hoá chất, vật dụng y tế tiêu hao thay đổi công tác
phải tiến hành bàn giao theo quy định.
- Trước khi bàn giao, viên chức giao phải vào sổ đầy đủ và khoá sổ, số liệu phải khớp
với chứng từ xuất, nhập ghi rõ các khoản thừa thiếu, hư hao.
- Người bàn giao là trưởng khoa dược phải có sự chứng kiến và kí duyệt biên bản bàn
giao của giám đốc bệnh viện; là viên chức khoa dược phải có sự chứng kiến và kí
duyệt biên bản bàn giao của trưởng khoa dược.
- Nội dung bàn giao bao gồm các sổ sách, giấy tờ, chứng từ đã khoá sổ, đối chiếu với
hiện vật về số lượng và chất lượng, những việc cần theo dõi và hoàn thành tiếp.
- Tất cả mọi tài liệu bàn giao phải rõ ràng, lưu trữ theo quy định.
. Kho và công tác bảo quản, cấp phát
- Kho phải được thiết kế theo đung quy định chuyên môn theo từng chủng loại, bảo
đảm cao ráo, thoáng mát, vệ sinh sạch sẽ, đủ ánh sáng, đủ phương tiện bảo quản và an
toàn chống mất trộm.

24



- Việc sắp xếp trong kho phải bảo đảm ngăn nắp, có đủ giá, kệ; xếp theo chủng loại dễ
thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra.

- NHÀ THUỐC GPP
- Theo Quyết định 11/2007/QĐ-BYT, nguyên tắc “Thực hành tốt nhà thuốc” hay Nhà Thuốc
GPP là đặt lợi ích của người bệnh và sức khoẻ của cộng đồng lên trên hết;cung cấp thuốc đảm
bảo chất lượng kèm theo thông tin về thuốc, tư vấn thích hợp cho người sử dụng và theo dõi
việc sử dụng thuốc của họ.
- Tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” hay Nhà thuốc GPP được quy định cụ thể, chi tiết tại
Chương 2 bản nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” ban hành kèm theo Quyết
định 11/2007/QĐ-BYT, bao gồm một số nội dung tóm tắc sau:
- Người phụ trách chuyên môn hoặc chủ cơ sở bán lẻ phải có Chứng chỉ hành nghề dược theo
quy định hiện hành .Cơ sở bán lẻ có nguồn nhân lực thích hợp (số lượng,bằng cấp, kinh
nghiệm nghề nghiệp) để đáp ứng quy mô hoạt động.
- Nhân viên trực tiếp tham gia bán thuốc, giao nhận, bảo quản thuốc, quản lý chất lượng
thuốc, pha chế thuốc tại Nhà thuốc GPP phải đáp ứng các điều kiện: Có bằng cấp chuyên
môn dược và có thời gian thực hành nghề nghiệp phù hợp với công việc được giao; Có đủ sức
khoẻ, không đang bị mắc bệnh truyền nhiễm; Không đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình
thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn y, dược…

+ Cách bảo quản tại nhà thuốc trung tâm
- Tiêu chuẩn, cũng như việc thực hiện cụ thể cũng tương tự theo nguyên tắc, quy
trình chung về bảo quản thuốc của trung tâm đã nêu.
Đối với các thuốc cần bảo quản lạnh (ví dụ như thuốc tiêm NSAID, metoclopramid <
25°C,…) thì được để trong tủ lạnh nhiệt độ từ 2-8°C. Ngoài khu vực nhà thuốc thì tủ
lạnh cũng phải được trang bị nhiệt kế, nhiệt ẩm.
+ Quy trình mua bán thuốc tại nhà thuốc trung tâm
. Quy trình mua, nhập thuốc tại nhà thuốc trung tâm
- Thực hiện tương tự về việc nhập thuốc của khoa Dược.
- Tuy nhiên, nhà thuốc trung tâm chủ yếu phân phối thuốc tân dược tây y và

thành phẩm đông dược, với số lượng cũng không quá lớn nên hình thức mua thường
không phải đấu thầu tập trung, mà là thông qua hợp đồng nguyên tắc và đặt mua trực
tiếp từ các công ty Dược.
. Quy trình bán thuốc tại nhà thuốc trung tâm
25


×