Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Báo cáo thực tập tại trung tâm y tế thị xã bình minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.38 MB, 27 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU

1. SƠ LƯỢC VỀ TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ BÌNH MINH
Trung tâm Y tế TX. Bình Minh được thành lập ngày 22/08/2017 theo quyết
định số 1779/QĐ-SYT của Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long, trên cơ sở sát nhập hai đơn vị là
Trung tâm Y tế (cũ) và Bệnh viện Đa Khoa Thị xã Bình Minh.
Trung tâm Y tế TX. Bình Minh tọa lạc tại khóm 5, phường Cái Vồn, TX. Bình
Minh, tỉnh Vĩnh Long. Trung tâm nằm trên quốc lộ I, có vị trí rất thuận lợi cho giao
thông.
Trung tâm Y tế TX. Bình Minh có 2 chức năng chính là phòng bệnh (mảng y
học dự phòng) và khám chữa bệnh (mảng điều trị). Chức năng khám chữa bệnh do
các khoa phòng chuyên môn của BV cũ đảm nhiệm.

Hình 1: Trung tâm Y tế Thị xã Bình Minh
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm y tế thị xã Bình Minh
Trung tâm Y tế thị xã Bình Minh được xếp loại bệnh viện hạng III, hiện hoạt
động với quy mô 150 giường bệnh và các trạm y tế phường xã, được tổ chức như
sau:

1


Hình 2: Sơ đồ tổ chức của Trung tâm Y tế thị xã Bình Minh
- Ban Giám đốc (4 người)
- 4 phòng chức năng gồm: phòng Tổ chức - Hành chánh (TCHC), phòng Kế
hoạch nghiệp vụ, phòng Điều dưỡng và phòng Tài chính Kế toán.
- 12 khoa chuyên môn gồm:














Khoa Hồi sức cấp cứu
Khoa Nội tổng hợp
Khoa Nhi
Khoa Ngoại tổng hợp
Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản
Khoa Khám bệnh
Khoa Y dược cổ truyền và phục hồi chức năng
Khoa Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh
Khoa Dược-Trang thiết bị-Vật tư y tế
Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
Khoa Kiểm soát bệnh tật-HIV/Aids-Truyền thông giáo dục sức khõe
Khoa An toàn thực phẩm - Y tế công cộng - Dinh dưỡng

- Cơ sở điều trị Methadone
- Các đơn vị trực thuộc: 8 trạm y tế xã, phường
 Trạm Y tế phường Cái Vồn
2











Trạm Y tế phường Thành Phước
Trạm Y tế phường Đông Thuận
Trạm Y tế xã thuận An
Trạm Y tế xã Đông Bình
Trạm Y tế xã Đông Thạnh
Trạm Y tế xã Mỹ Hòa
Trạm Y tế xã Đông Thành

Ngoài ra còn một số bộ phận khác như Tổ tài xế trực thuộc Phòng Hành chánh
quản trị - Tổ chức cán bộ, tổ quản lý chất lượng, tổ kiểm soát HSBA trực thuộc
Phòng Kế hoạch Tổng hợp - Vật tư trang thiết bị y tế, tổ thu viện phí trực thuộc
Phòng Tài chính Kế toán…
Tình hình nhân lực
Theo báo cáo đầu năm 2018 của phòng TCHC, tổng số nhân lực của trung tâm
là 278 người (gồm 257 biên chế và 30 hợp đồng). Trong đó 3 bác sĩ chuyên khoa II,
13 bác sĩ chuyên khoa I và 32 bác sĩ đa khoa; 1 thạc sĩ y tế công cộng, 1 thạc sỹ
quản lý bệnh viện và thạc sĩ y công nghệ thực phẩm.
Ngoài bác sĩ Giám đốc thì tất cả các bác sĩ khác kể cả bác sĩ phó giám đốc đều
tham gia công tác chuyên môn.
Tổng số điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên là 109 người, trong đó đại học
là 12, trung cấp là 97.
Tổng số dược sĩ là 31 trong đó có 1 dược sĩ chuyên khoa I, 8 dược sĩ đại học
và 22 dược sĩ trung học.
Còn lại là các chuyên ngành khác bao gồm hành chánh, văn thư lưu trữ, tin

học, điện - điện tử, kế toán, tài xế và hộ lý.

3


2. HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ
2.1 Thành phần
St
t

Họ tên

Trình độ
chuyên môn

Chức vụ

Vai trò trong
hội đồng

1

Châu Văn Đệ

BS CKII

Giám đốc TTYT

Chủ tịch Hội đồng


2

Võ Văn Hận

DS CKI

Trưởng khoa Dược

Phó CT Hội đồng

3

Nguyễn Phú An

TP KHNV

Thư ký

4

Bùi Văn Rạng

Trưởng khoa HSCC

Thành viên

5

Trần Kim Cúc


Trưởng khoa Nội

6

Nguyễn Hùng Dũng

7

Lê Thị Mỹ Đạt

Trưởng khoa Sản

8

Trần Điền Trung

Trưởng khoa Nhi

9

Nguyễn hồng Đậm

Trưởng khoa Khám
bệnh

Trưởng khoa Ngoại

BS CKI

2.2 Chức năng và nhiệm vụ của HĐ Thuốc và điều trị

2.2.1 Chức năng
Hội đồng có chức năng tư vấn cho giám đốc bệnh viện về các vấn đề liên
quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh viện, thực hiện tốt chính sách quốc
gia về thuốc trong bệnh viện.
2.2.2 Nhiệm vụ
- Xây dựng các quy định về quản lý và sử dụng thuốc trong bệnh viện
- Xây dựng danh mục thuốc dùng trong bệnh viện
- Xây dựng và thực hiện các hướng dẫn điều trị
- Xác định và phân tích các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) và các sai sót trong điều trị
- Thông báo, kiểm soát thông tin về thuốc
2.3 Hoạt động của Hội đồng
Hội đồng Thuốc và điều trị của Trung tâm Y tế TX. Bình Minh (TTYTBM)
đang hoạt động hiệu quả, hỗ trợ công tác khám chữa bệnh cho mảng điều trị: lựa
chọn phác đồ điều trị, xây dựng danh mục thuốc thay thế biệt dược, hướng dẫn điều
trị cho các khoa lâm sàng, giám sát việc sử dụng thuốc, kê đơn, giám sát phản ứng
có hại của thuốc …
4


Các thành viên Hội đồng thường xuyên trao đổi thông tin qua các ứng dụng
công nghệ như email, skype… để trao đổi, giải quyết công việc được nhanh chóng.
3. MỤC TIÊU THỰ TẬP
3.1 Mục tiêu chung
Đào tạo cho sinh viên các kiến thức về kỹ năng, thái độ tích cực để thực
hiện các nhiệm vụ của người dược sĩ tại bệnh viện: cách sắp xếp, bảo quản, phân
phối và hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
Tham gia vào công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu trong sự nghiệp chăm
sóc sức khỏe nhân dân.
3.2 Mục tiêu cụ thể

- Mô tả được chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng thuốc và điều trị.
- Mô tả được chức năng, nhiệm vụ và mô hình tổ chức của khoa Dược.
- Nắm được cách xây dựng danh mục thuốc và việc quản lý sử dụng thuốc
tại khoa Dược.
- Tìm hiểu quy trình cấp phát thuốc đến các khoa phòng và mối liên hệ của
khoa Dược với các khoa phòng khác.
- Tìm hiểu cách thức quản lý thuốc tại các kho (kho chính, kho lẻ, kho
BHYT) và quy trình cấp phát thuốc BHYT tại khoa Dược.
- Các qui chế về dược chính.
- Công tác và phương hướng phát triển Dược lâm sàng của khoa Dược.
- Hoạt động của nhà thuốc GPP tại Trung tâm Y tế.
- Thực hiện được các kỹ năng giao tiếp, giáo dục sức khỏe và hướng dẫn
cho người bệnh sử dụng thuốc an toàn, hợp lý tại nhà thuốc bệnh viện.

5


CHƯƠNG 1
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ
CỦA KHOA DƯỢC

1. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA KHOA DƯỢC
Cơ cấu tổ chức và hoạt động của khoa Dược, Trung tâm Y tế TX. Bình Minh
được căn cứ theo thông tư 22/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 về việc “Quy định tổ
chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện”.

Hình 3: Sơ đồ tổ chức khoa Dược, Trung tâm Y tế Thị xã Bình Minh
6



Trưởng khoa Dược Trung tâm y tế TX.Bình Minh là Dược sĩ CKI, chịu trách
nhiệm quản lý chung toàn bộ hoạt động của khoa.
Phó khoa là người quản lý trực tiếp các bộ phận chuyên môn.
Các bộ phận chuyên môn gồm:
- Bộ phận nghiệp vụ Dược.
- Bộ phận thống kê - kế toán.
- Bộ phận điều trị cai nghiện bằng Methadone
- Bộ phận kho - cấp phát gồm kho chẵn và 2 tổ cấp phát lẻ
 Kho chẵn: Lưu trữ, bảo quản thuốc, hóa chất, y cụ. Xuất kho số lượng lớn
thuốc sang kho lẻ; hóa chất, y cụ cho các khoa phòng. Ngoài ra, kho chẵn còn chịu
trách nhiệm lập dự trù thuốc, y cụ, hóa chất đủ dùng trong một tháng nhằm cung
ứng thuốc đầy đủ, kịp thời cho bệnh nhân, đáp ứng nhu cầu về thuốc cho điều trị nội
trú và ngoại trú ở bệnh viện.
 Tổ cấp phát ngoại trú (kho lẻ ngoại trú): cấp phát thuốc cho bệnh nhân
ngoại trú (bệnh nhân thuộc diện bảo hiểm y tế).
 Tổ cấp phát nội trú (kho lẻ nội trú): cấp phát thuốc cho bệnh nhân nội trú
và các khoa phòng.
2. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA KHOA DƯỢC
2.1 Chức năng
Khoa dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc
trung tâm. Khoa dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc trung tâm
về toàn bộ công tác dược trong trung tâm nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời
thuốc chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
2.2 Nhiệm vụ
- Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu
cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và
các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa).
- Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và
các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.
- Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.

- Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.

7


- Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sản xuất
thuốc từ dược liệu sử dụng trong bệnh viện.
- Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc,
tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác
dụng không mong muốn của thuốc.
- Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các
khoa trong bệnh viện.
- Nghiên cứu khoa học và đào tạo, là cơ sở thực hành của các trường đại
học, cao đẳng và trung học về dược.
- Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá,
giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo
dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện.
- Tham gia chỉ đạo tuyến.
- Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.
- Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.
- Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định.
2.3 Phân công nhiệm vụ của các bộ phận trong khoa dược
2.3.1 Trưởng khoa
- Phụ trách chung công tác toàn khoa dược.
- Tổ chức hoạt động của khoa dược bệnh viện theo quy định tại thông tư
22/2011/TT-BYT.
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc trung tâm về mọi hoạt động của khoa và
công tác chuyên môn về dược tại các khoa lâm sàng, nhà thuốc trong bệnh viện.
- Là phó chủ tịch thường trực Hội đồng thuốc và điều trị, tham mưu cho
giám đốc trung tâm, chủ tịch Hội đồng thuốc và điều trị về lựa chọn thuốc sử dụng

trong bệnh viện; làm đầu mối trong công tác đấu thầu thuốc; kiểm tra, giám sát việc
kê đơn, sử dụng thuốc nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng thuốc và nâng cao chất
lượng điều trị.
- Căn cứ vào kế hoạch chung của bệnh viện, lập kế hoạch và tổ chức thực
hiện việc cung ứng, bảo quản và sử dụng thuốc, hóa chất.

8


- Tổ chức thực hiện việc nhập, xuất, thống kê, kiểm kê, báo cáo; phối hợp
với phòng Tài chính – kế toán thanh quyết toán; theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng
thuốc đảm bảo chính xác, theo đúng các quy định hiện hành.
- Theo dõi, kiểm tra việc bảo quản thuốc; nhập, xuất thuốc, hóa chất đảm
bảo chất lượng theo đúng quy định hiện hành.
- Thông tin, tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc cho cán bộ y tế.
- Chịu trách nhiệm tham gia hội chẩn hoặc phân công dược sỹ trong khoa
tham gia hội chẩn khi có yêu cầu của Lãnh đạo trung tâm.
- Quản lý hoạt động chuyên môn của nhà thuốc bệnh viện.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc giao .
- Có các vai trò trong công tác Dược lâm sàng:
 Chịu trách nhiệm và phối hợp chặt chẽ với các khoa lâm sàng và cận
lâm sàng để triển khai hoạt động dược lâm sàng.
 Xây dựng nhiệm vụ và giám sát các dược sĩ lâm sàng triển khai hoạt
động dược lâm sàng.
 Báo cáo định kỳ hằng quý, hằng năm hoặc đột xuất về hoạt động dược
lâm sàng gửi Giám đốc bệnh viện
2.3.2 Bộ phận nghiệp vụ dược
- Do phó khoa kiêm nhiệm.
- Thực hiện công tác kiểm tra quy định chuyên môn dược tại khoa dược,
các khoa lâm sàng và nhà thuốc bệnh viện.

- Cập nhật thường xuyên các văn bản quy định về quản lý chuyên môn,
tham mưu cho Trưởng khoa trình Giám đốc bệnh viện kế hoạch phổ biến, triển khai
thực hiện các quy định này tại các khoa trong bệnh viện.
- Đảm nhiệm việc cung ứng thuốc.
- Chịu trách nhiệm về thông tin thuốc trong bệnh viện, triển khai mạng lưới
theo dõi, giám sát, báo cáo tác dụng không mong muốc của thuốc và công tác cảnh
giác dược.
- Tư vấn về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý cho Hội đồng thuốc và điều trị,
cán bộ y tế và người bệnh.

9


- Tham gia theo dõi, kiểm tra, giám sát việc kê đơn thuốc nội trú và ngoại
trú nhằm đẩy mạnh việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả. Định kỳ kiểm
tra việc bảo quản, quản lý, cấp phát thuốc tại khoa dược.
- Hướng dẫn và kiểm tra việc sử dụng thuốc trong bệnh viện; chịu trách
nhiệm tính toán hiệu chỉnh liều đối với người bệnh cần điều chỉnh liều; được quyền
xem xét thay thế thuốc (nếu phát hiện thấy có tương tác trong kê đơn, kê đơn cùng
hoạt chất, thuốc trong kho của khoa dược hết) bằng thuốc tương đương đồng thời
thông tin lại cho khoa lâm sàng biết và thống nhất việc thay thế thuốc.
- Tham gia nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho
các thành viên trong khoa và học viên khác theo sự phân công.
2.3.3 Bộ phận kho – cấp phát
- Có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nguyên tắc về “Thực hành tốt bảo quản
thuốc”, đảm bảo an toàn của kho.
- Thực hiện việc xuất, nhập thuốc theo quy định của khoa dược và báo cáo
thường xuyên hoặc đột xuất cho Trưởng khoa về công tác kho và cấp phát.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa dược giao.
2.3.4 Bộ phận thống kê, kế toán

- Theo dõi, thống kê chính xác số liệu thuốc nhập về kho Dược, số liệu
thuốc cấp phát cho nội trú, ngoại trú và cho các nhu cầu đột xuất khác.
- Báo cáo số liệu thống kê khi nhận được yêu cầu của Giám đốc trung tâm
hoặc Trưởng khoa dược.
- Thực hiện báo cáo công tác khoa dược, tình hình sử dụng thuốc, hóa chất,
vật tư y tế tiêu hao trong bệnh viện định kỳ hàng năm và báo cáo đột xuất khi được
yêu cầu.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa dược giao.
2.3.4 Bộ phận điều trị cai nghiện bằng Methadone
- Có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nguyên tắc về “Thực hành tốt bảo quản
thuốc”, đảm bảo an toàn của kho.
- Thực hiện việc xuất, nhập thuốc theo quy định của khoa dược, cấp phát,
điều trị cho người cai nghiện và báo cáo thường xuyên hoặc đột xuất cho Trưởng
khoa về hoạt động của bộ phận mình.
Tóm lại,
10


.
3. NHÀ THUỐC TẠI TRUNG TÂM Y TẾ TX. BÌNH MINH
Nhà thuốc tại Trung tâm Y tế TX. Bình Minh không do khoa Dược phụ trách
mà được tổ chức đấu thầu, công ty cổ phần Dược Hậu Giang trúng thầu. Khoa Dược
có trách nhiệm kiểm tra hoạt động của nhà thuốc theo luật định.
Dù không thể tiếp cận được hồ sơ, tài liệu của nhà thuốc nhưng qua quan sát
hoạt động của nhà thuốc trong vài ngày, tôi nhận thấy nhà thuốc tuân thủ tốt các
nguyên tắc của GPP trong việc bố trí, sắp xếp, mua bán, hướng dẫn sử dụng thuốc
cho bệnh nhân.
Cơ sở vật chất của nhà thuốc đầy đủ, dễ vệ sinh, sạch sẽ đảm bảo tốt các yêu
cầu cần thiết theo quy định của Bộ Y tế về nhà thuốc GPP.
Bệnh nhân được hướng dẫn sử dụng tận tình, rõ ràng. Có nơi rửa tay cho cả

người bán thuốc và người mua, có nước để người bệnh có thể sử dụng ngay tại chỗ.
Môi trường bên trong nhà thuốc được kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm theo quy
định.

11


CHƯƠNG 2
BẢO QUẢN THUỐC TẠI CÁC KHO CỦA KHOA DƯỢC VÀ
QUY TRÌNH CẤP PHÁT THUỐC TẠI KHOA DƯỢC
TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ BÌNH MINH

1. DANH MỤC THUỐC TẠI TRUNG TÂM Y TẾ TX. BÌNH MINH
Danh mục hóa chất, vật tư y tế được xây dựng theo thông tư 27/2013/TT-BYT
ngày 18/9/2013 v/v Ban hành danh mục vật tư y tế thuộc phạm vi thanh toán của
quỹ bảo hiểm y tế.
Trung tâm có khoa Y Dược cổ truyền. Tuy nhiên, khoa chỉ phục vụ khám,
chữa bệnh bằng phương pháp châm cứu cho bệnh nhân nội trú và vật lý trị liệu là
chủ yếu. Chưa tổ chức khám, cấp phát thuốc cho bệnh nhân ngoại trú nên khoa
dược chưa có danh mục thuốc y học cổ truyền.
Khoa dược chịu trách nhiệm chủ trì xây dựng danh mục thuốc sử dụng hàng
năm theo nhu cầu điều trị hợp lý của các khoa lâm sàng, trình Hội đồng thuốc và
điều trị phê duyệt. Sau đó, tổ chức cung ứng thuốc theo danh mục đã xây dựng.
Khi xây dựng danh mục thuốc khoa dược sẽ căn cứ vào:
- Thông tư số 40/2014/TT-BYT ngày 17/11/2014 v/v Ban hành và hướng dẫn
thực hiện danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của bảo hiểm y tế và
thông tư số 36/2015/TT-BYT ngày 29/10/2015 của Bộ Y tế v/v Sửa đổi, bổ sung
một số điều của thông tư số 40/2014/TT-BYT ở cột dành cho bệnh viện hạng III
- Mô hình bệnh tật của địa phương, cơ cấu bệnh tật do bệnh viện thống kê
hàng năm.

- Trình độ cán bộ và danh mục kỹ thuật mà bệnh viện được thực hiện.
- Điều kiện cụ thể của bệnh viện, quy mô và trang thiết bị phục vụ chẩn đoán
và điều trị hiện có của bệnh viện.
- Khả năng kinh phí: ngân sách nhà nước cấp, ngân sách bảo hiểm y tế, khả
năng kinh tế của địa phương.
- Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ
Y tế ban hành.
12


Danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện được rà soát, bổ sung, hiệu chỉnh hàng
năm cho phù hợp với tình hình thực tế điều trị.
Danh mục thuốc tân dược của Trung tâm Bình Minh năm 2017 (xem chi tiết
trong phụ lục đính kèm) gồm nhiều nhóm điều trị đảm bảo đủ thuốc thiết yếu phục
vụ bệnh nhân theo phát đồ điều trị và phân tuyến kỹ thuật của bệnh viện. Mỗi nhóm
thuốc gồm nhiều mặt hàng thuốc nên khi thiếu thuốc này có thể thay thế thuốc khác
ở cùng nhóm điều trị.
Thuốc được khoa dược cung ứng, đảm bảo đầy đủ thuốc cần thiết để phục vụ
khám chữa bệnh cho các trường hợp cấp cứu, bệnh nhân ngoại trú có thẻ bảo hiểm y
tế (BHYT), bệnh nhân nội trú. Đối với các trường hợp bệnh nhân cấp cứu hoặc nội
trú không có BHYT cần sử dụng thuốc ngoài danh mục thì bác sĩ kê toa cho bệnh
nhân mua ở nhà thuốc bệnh viện.
2. BẢO QUẢN THUỐC TẠI CÁC KHO CỦA KHOA DƯỢC
Bộ phận kho của khoa Dược gồm kho chẵn và 2 kho lẻ. Hai kho lẻ đồng thời
là nơi cấp phát thuốc BHYT (cấp phát ngoại trú) và kho cấp phát thuốc nội trú.
Kho chẵn đáp ứng các nguyên tắc theo GSP về cơ sở vật chất, bảo hộ lao động
và các trang thiết bị phục vụ công tác bảo quản, tồn trữ thuốc.
Các kho đều tuân thủ tốt các nguyên tắc chung về bảo quản dược phẩm theo
GSP như 5 chống, 3 kiểm tra.
Thực hiện tốt nguyên tắc nhập trước xuất trước (FIFO- First In First Out) hoặc

hết hạn trước xuất trước (FEFO- First Expires First Out)
Tại khu vực cấp phát thuốc cho bệnh nhân ngoại trú cho nhiều dãy ghế để
người bệnh chờ lãnh thuốc, có khu vực để tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc.
3. QUY TRÌNH CẤP PHÁT THUỐC TẠI KHOA DƯỢC
3.1 Quy trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế
Quy trình này chỉ áp dụng đối với bệnh nhân ngoại trú có thẻ BHYT. Bệnh
nhân không có BHYT thì mua thuốc theo toa của bác sĩ tại nhà thuốc bệnh viện hoặc
các nhà thuốc bên ngoài bệnh viện.

13


Hình 4: Sơ đồ cấp phát thuốc đối với bệnh nhân ngoại trú có bảo hiểm y tế
Quy trình cấp phát thuốc được thực hiện như sau:

- Đăng ký: Bệnh nhân nộp sổ khám bệnh kèm thẻ BHYT (nếu có), giấy chứng
minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân có dán ảnh tại phòng nhận bệnh của Khoa
khám bệnh.

- Tiếp nhận: Nhân viên vi tính phân loại bệnh, nhập tên bệnh nhân, số thẻ
BHYT, các thông tin cần thiết theo qui định vào máy vi tính. Thông báo cho bệnh
nhân vào phòng khám theo đúng chuyên khoa (Nội, Nhi, Mắt, Răng hàm mặt....)

- Khám bệnh: bệnh nhân nộp sổ khám bệnh tại phòng khám chuyên khoa đã
được bộ phận tiếp nhận chỉ định. Điều dưỡng tiến hành đo huyết áp, ghi vào sổ
khám bệnh và mời bệnh nhân vào khám. Bác sĩ tiếp nhận bệnh và thăm khám theo
số thứ tự trên máy vi tính, (cho làm cận lâm sàng, nếu có), kê và in đơn thuốc cho
bệnh nhân.
14



- Bệnh nhân nộp đơn thuốc, sổ khám bệnh, thẻ BHYT sang quầy in đơn để in
thêm 2 đơn thuốc. Bệnh nhân giữ 1 đơn, phòng Tài chính-kế toán lưu 1 đơn. Bệnh
nhân đóng tiền đồng chi trả (nếu có).

- Bệnh nhân nộp sổ và toa thuốc tại quầy phát thuốc, ký tên và ghi họ tên vào
phiếu thanh toán BHYT. Nhân viên cấp phát tiếp nhận đơn thuốc, phiếu thanh toán
BHYT, soạn thuốc theo đơn, dán các thông tin hướng dẫn sử dụng thuốc vào từng
loại thuốc và đưa cho bệnh nhân.
Khi tiếp nhận đơn thuốc, người tiếp nhận sẽ kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của
đơn thuốc theo quy định của thông tư 05/2016/TT-BYT v/v quy định kê đơn thuốc
trong điều trị ngoại trú. Đơn thuốc phải có đầy đủ các thông tin của bệnh nhân (họ
tên, tuổi, địa chỉ....), kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán, cách hướng dẫn sử dụng
thuốc, chữ ký của bác sĩ (BS) kê đơn, đơn thuốc phải rõ ràng, không tẩy xóa, không
viết tay…
Chuẩn bị thuốc để cấp phát phải đảm bảo các yêu cầu: theo nguyên tắc FIFO
(nhập trước, xuất trước) hoặc FEFO (hết hạn trước, xuất trước); đúng chủng loại,
hàm lượng, số lượng thuốc trên phiếu lĩnh thuốc, đồng thời thực hiện 3 kiểm tra, 3
đối chiếu; đối với thuốc dạng rời, đóng chai quy cách lớn thì phải cho thuốc vào túi
nilon sạch và có nhãn phụ. Nhãn phụ phải có đầy đủ thông tin của thuốc như tên
thuốc, hàm lượng, số lượng, cách dùng...
Các đối tượng người cao tuổi, người tàn tật, trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi, phụ nữ
mang thai luôn được ưu tiên cấp phát trước.

15


3.2 Quy trình cấp phát thuốc cho các khoa phòng
Thuốc cấp phát cho các khoa phòng bao gồm thuốc cho bệnh nhân nội trú;
thuốc, hóa chất và vật tư y tế cho tủ trực của khoa.


Hình 5: Sơ đồ cấp phát thuốc cho các khoa phòng
Quy trình cấp phát được thực hiện như sau:
- Điều dưỡng các khoa lâm sàng tổng hợp phiếu lĩnh thuốc, vật tư y tế, phiếu
công khai thuốc theo y lệnh của bác sĩ (BS) sau khi nhận bệnh, khám bệnh, làm các
xét nghiệm thường quy. Trưởng khoa lâm sàng hoặc BS được ủy quyền kiểm tra và
ký tên xác nhận số lượng, chủng loại thuốc, vật tư y tế đã tổng hợp, ký phiếu lĩnh
thuốc Gây nghiện - hướng thần.
- Trưởng khoa dược hoặc dược sĩ được ủy quyền phê duyệt phiếu lĩnh thuốc
-vật tư y tế và phiếu lĩnh thuốc Gây nghiện-Hướng tâm thần của khoa lâm sàng.
- Nhân viên khoa dược cấp phát thuốc và vật tư y tế:
16


 Cấp phát thuốc bù tủ trực cho khoa lâm sàng theo phiếu lĩnh
 Cấp phát thuốc sử dụng cho bệnh nhân nằm viện
 Cấp phát thuốc gây nghiện, hướng tâm thần theo sổ và phiếu riêng
Khi giao nhận, bên giao và bên nhận phải đối chiếu tên thuốc, nồng độ, hàm
lượng, số lượng, ký giao, ký nhận.
- Đơn thuốc, sổ, phiếu lĩnh thuốc-vật tư y tế, phiếu lĩnh thuốc gây nghiện
-hướng thần sau khi cấp phát phải ký tên giao nhận đầy đủ. Nhân viên khoa dược
chuyển bộ phận thống kê lưu trữ, cập nhật thông tin.
Quy trình cấp phát thuốc tại các khoa lâm sàng rất chặt chẽ, thực hiện nhanh
chóng. Quá trình cấp phát thực hiện theo nguyên tắc 3 kiểm tra, 3 đối chiếu, đảm
bảo chính xác, hạn chế tối đa sai sót, nhầm lẫn có thể xảy ra.
Trường hợp lượng bệnh nhân tăng đột biến, khoa cấp cứu không đủ thuốc sử
dụng thì được khoa dược linh động cho lập chứng từ tạm ứng, đảm bảo nhu cầu
điều trị bệnh tại khoa.
3.3 Quy trình cấp phát thuốc cho cở sở điều trị Methadone và các trạm y tế
phường xã

Các đơn vị trực thuộc TTYT căn cứ lượng sử dụng lập báo cáo sử dụng thuốc
và dự trù hàng tháng, chuyển Trưởng khoa dược kiểm tra, phê duyệt. Sau khi dự trù
được phê duyệt, bộ phận kho chẵn sẽ cấp phát thuốc.
Quy trình cấp phát này cũng tương tự như cấp phát cho các khoa phòng, được
kiểm tra, đối chiếu chặt chẽ để hạn chế tối đa nhầm lẫn.

17


CHƯƠNG 3
CÔNG TÁC LẬP DỰ TRÙ VÀ CUNG ỨNG THUỐC
TẠI KHOA DƯỢC

Công tác lập dự trù, cung ứng thuốc, hóa chất, vật tư y tế tại khoa dược BV
Bình Minh được phân công cho bộ phận kho chẵn thực hiện.
1. TỔ CHỨC CUNG ỨNG THUỐC
Khoa dược đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu điều trị và nhu cầu đột
xuất khác. Làm đầu mối tổ chức đấu thầu hoặc tổng hợp nhu cầu sử dụng thuốc
của đơn vị trình cấp có thẩm quyền mua thuốc theo Luật đấu thầu và các quy định
hiện hành liên quan. Cung ứng các thuốc thuộc diện kiểm soát đặc biệt (thuốc gây
nghiện, thuốc hướng tâm thần ) theo đúng quy định hiện hành.
Lập kế hoạch về cung ứng thuốc để trình Hội đồng thuốc và điều trị phê
duyệt nhằm bảo đảm cung ứng đủ thuốc và có chất lượng cho nhu cầu chẩn đoán
và điều trị nội trú, ngoại trú, bảo hiểm y tế và phù hợp với kinh phí của bệnh viện.
Làm dự trù bổ sung khi nhu cầu thuốc tăng vượt kế hoạch, thuốc không có nhà
thầu tham gia, không có trong danh mục thuốc nhưng có nhu cầu đột xuất.
Lập kế hoạch về cung ứng trang thiết bị y tế theo tháng, quí, năm đột xuất (do
Giám đốc trung tâm quy định)
Khoa dược chủ động cung ứng đầy đủ thuốc nhưng phải tuân thủ quy định của
nhà nước về việc đấu thầu mua thuốc theo thông tư Liên tịch số 10/2007/TTLTBYT-BTC ngày 10/8/2007 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn đấu

thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế công lập.
Quá trình đấu thầu được thực hiện như sau:
- Khoảng tháng 10 hàng năm, khoa dược lập báo cáo tình hình thực tế mua
thuốc của năm trước, dự kiến nhu cầu mua thuốc năm tới.
- Thành lập các bộ phận giúp việc cho công tác đấu thầu: tổ chuyên gia đấu
thầu, tổ thẩm định.
- Lập kế hoạch đấu thầu và trình Ban Giám đốc trung tâm phê duyệt. Nội dung
kế hoạch chủ yếu gồm: tên gói thầu, danh mục thuốc đấu thầu, giá gói thầu, nguồn
18


vốn, hình thức chọn lựa nhà thầu, thời gian tổ chức đấu thầu, hình thức hợp đồng,
thời gian thực hiện hợp đồng…
- Lập và trình phê duyệt hồ sơ mời thầu: lập bảng tiêu chuẩn điểm kỹ thuật áp
dụng cho từng gói thầu.
- Tổ chức đấu thấu: Đánh giá sơ bộ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đấu thầu,
đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu, đánh giá về mặt kỹ thuật, xác định
giá đánh giá, xếp hạng nhà thầu theo giá đánh giá.
- Thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu, lập báo cáo thẩm định kết quả lựa
chọn nhà thầu trình Giám đôc bệnh viện quyết định phê duyệt lựa chọn nhà thầu.
- Việc thông báo kết quả trúng thầu được thực hiện ngay sau khi có quyết định
phê duyệt kết quả đấu thầu.
- Sau đó, hợp đồng cung ứng thuốc sẽ được ký kết.
2. LẬP DỰ TRÙ
Căn cứ trên số lượng thuốc, hóa chất, vật tư y tế đã sử dụng, bộ phận lập dự
trù theo quy trình sau:

Hình 6: Sơ đồ quy trình lập dự trù, cung ứng thuốc tại khoa dược, TTYT Bình Minh
19



Quy trình cụ thể như sau:
- Nhân viên kho lớn căn cứ vào dự trù kho nội trú, ngoại trú lập dự trù
tháng
- Trưởng khoa dược kiểm tra lại tên thuốc, số lượng dự trù, công ty cung
cấp hàng.
- Trưởng, Phó khoa dược trình Giám đốc trung tâm duyệt dự trù
- Khoa dược gởi dự trù cho công ty cung cấp hàng
- Hội đồng kiểm nhập thuốc tiến hành kiểm nhập theo quy định
- Khoa dược nhập kho, bảo quản, quản lý cấp phát theo quy định
- Khoa dược hàng tháng kiểm kê báo cáo theo quy định
Hồ sơ được lưu trữ tại khoa dược trong thời gian 3 năm.
Công tác lập dự trù được thực hiện đúng mẫu, đúng thời gian quy định, phù
hợp với nhu cầu và định mức của TTYT. Khi nhu cầu thuốc tăng đột xuất sẽ làm dự
trù bổ sung.
Tên thuốc trong dự trù phải ghi theo tên gốc (cũng có thể viết theo tên biệt
dược), viết rõ ràng, đầy đủ đơn vị, nồng độ, hàm lượng, số lượng.
Mua thuốc: Khoa dược khi mua thuốc, hóa chất và vật tư y tế phải đáp ứng
nhu cầu sau:
- Thuốc, hóa chất và vật tư y tế chủ yếu mua qua hình thức trúng thầu, áp thầu
và chỉ định thầu hoặc mua trực tiếp từ các nhà cung cấp.
- Thực hiện đúng các quy định hiện hành về mua thuốc của Nhà nước.
- Thuốc phải nguyên vẹn bao bì đóng gói của nhà sản xuất.
- Thuốc được vận chuyển và bảo quản ở điều kiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
Tóm lại:
_ Công tác lập dự trù, cung ứng thuốc, hoá chất, vật tư y tế tại khoa Dược
Trung tâm y tế Thị xã Bình Minh được phân công cho bộ phận kho lớn luôn đảm
nhận tốt nhiệm vụ, đáp ứng đủ yêu cầu về số lượng và nhóm thuốc để phục vụ nhu
cầu khám chữa bệnh của người dân.
-


Bên cạnh đó việc dự trù thuốc còn làm thủ công, thường xuyên phải

kiểm tra các mặt hàng trong kho để đảm bảo số lượng cung cấp cho việc khám chữa
bệnh nội trú cũng như ngoại trú nên cũng còn một số mặt hạn chế nhất định.

20


CHƯƠNG 4
CÔNG TÁC VỀ DƯỢC CHÍNH TẠI KHOA DƯỢC

Công tác dược chính tại khoa dược TTYT TX. Bình Minh do trưởng khoa chịu
trách nhiệm chính. Trường hợp trưởng khoa bận công tác thì ủy quyền cho phó
trưởng khoa thay thế.
Khoa dược tổ chức các buổi hội thảo, báo cáo thông tin thuốc, cung cấp thông
tin về thuốc mới hoặc công dụng mới… trong nội bộ khoa và các khoa lâm sàng.
Khoa dược phối hợp phòng kế hoạch tổng hợp bệnh viện thực hiện kiểm tra
công tác dược bệnh viện tại các khoa lâm sàng và nhà thuốc bệnh viện. Tần suất
kiểm tra: định kỳ 6 tháng/lần và đột xuất.
Nội dung kiểm tra: công tác sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, các đơn thuốc, tủ
thuốc trực, cấp cứu, quy chế quản lý thuốc, quy chế kê đơn thuốc, quy chế thuốc
gây nghiện…
1. CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ THUỐC, TƯ VẤN SỬ DỤNG THUỐC
Khoa dược tổ chức thông tin thuốc để phổ biến, theo dõi, tuyên truyền sử dụng
thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả đến các khoa lâm sàng. Thông báo kịp thời những
thông tin về thuốc mới: tên thuốc, thành phần, tác dụng dược lý, tác dụng không
mong muốn, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng đến các khoa lâm sàng.
Tư vấn cho Hội đồng thuốc và điều trị trong việc lựa chọn thuốc đưa vào danh
mục thuốc dùng trong bệnh viện, trong việc xây dựng tiêu chí lựa chọn thuốc trong

đấu thầu.
Tư vấn về sử dụng thuốc cho bác sĩ kê đơn lựa chọn thuốc trong điều trị.
Hướng dẫn về sử dụng thuốc cho điều dưỡng, người bệnh nhằm tăng cường sử
dụng thuốc an toàn, hợp lý, hướng dẫn cách dùng, đường dùng, khoảng cách dùng,
thời điểm dùng thuốc, hướng dẫn, theo dõi, giám sát điều trị.
Tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, tập hợp các báo cáo về tác dụng
không mong muốn của thuốc trong đơn vị và báo cáo về Trung tâm Quốc gia về
Thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc. Đề xuất biện pháp giải
quyết và kiến nghị về sử dụng thuốc hợp lý, an toàn.

21


Biên soạn các hướng dẫn sử dụng danh mục thuốc trong bệnh viện.
Xây dựng các tiêu chí lựa chọn thuốc, hoá chất cung cấp cho Hội đồng thuốc
và điều trị và Hội đồng đấu thầu để lựa chọn thuốc, hóa chất, vật tư y tế sử dụng
trong bệnh viện.
Đánh giá sử dụng thuốc về chỉ định (sự phù hợp với hướng dẫn điều trị, với
danh mục thuốc bệnh viện), chống chỉ định, liều dùng, tương tác thuốc thông qua
việc duyệt thuốc cho các khoa lâm sàng và tham gia phân tích sử dụng thuốc trong
các trường hợp lâm sàng và đánh giá quá trình sử dụng thuốc.
2. KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN QUY ĐỊNH BẢO QUẢN THUỐC, HÓA
CHẤT, VẬT TƯ Y TẾ
Nội dung kiểm tra bao gồm:
- Có sổ theo dõi công tác bảo quản, kiểm soát, sổ theo dõi nhiệt độ, độ ẩm tối
thiểu 2 lần (sáng, chiều) trong ngày và theo dõi xuất, nhập sản phẩm.
- Tránh được ánh sáng trực tiếp và các tác động khác từ bên ngoài.
- Thuốc, hoá chất, vắc xin, sinh phẩm được bảo quản đúng yêu cầu điều kiện
bảo quản do nhà sản xuất ghi trên nhãn hoặc theo yêu cầu của hoạt chất (với các nhà
sản xuất không ghi trên nhãn) để đảm bảo chất lượng của sản phẩm.

- Thuốc cần kiểm soát đặc biệt (thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và
tiền chất dùng làm thuốc, thuốc phóng xạ) và thuốc bảo quản ở điều kiện nhiệt độ
đặc biệt thì bảo quản theo quy định hiện hành và yêu cầu của nhà sản xuất.
- Theo dõi hạn dùng của thuốc thường xuyên. Khi phát hiện thuốc gần hết hạn
sử dụng hoặc thuốc còn hạn sử dụng nhưng có dấu hiệu nứt, vỡ, biến màu, vẩn đục
phải để khu vực riêng chờ xử lý.
- Thuốc, hoá chất dễ cháy nổ, vắc xin, sinh phẩm bảo quản tại kho riêng.
- Kiểm tra sức khỏe đối với thủ kho thuốc, hóa chất: 6 tháng/lần
3. KIỂM TRA TỦ THUỐC TRỰC TẠI CÁC KHOA LÂM SÀNG
Quản lý theo đúng quy chế chuyên môn toàn bộ thuốc trong cơ số tủ thuốc
trực các khoa trong bệnh viện. Bảo đảm chất luợng thuốc trong tủ trực nhằm bảo
đảm an toàn cho nguời bệnh. Bảo đảm đầy đủ thuốc, hóa chất, vật tư y tế để cấp cứu
bệnh nhân kịp thời 24/24.
Căn cứ kiểm tra là thông tư 22/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 của Bộ Y tế v/v
quy định tổ chức và hoạt động khoa Duợc bệnh viện và thông tư 23/2011/TT-BYT
22


ngày 10/6/2011 của Bộ Y tế về việc huớng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế
có giường bệnh.
Toàn bộ thuốc trong tủ thuốc trực tại các khoa lâm sàng do khoa trực tiếp chịu
trách nhiệm quản lý về số luợng, chất luợng, bảo quản, và theo dõi hạn dùng.
Thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm huớng tâm thần và thuốc
thành phẩm tiền chất phải để ở một ngăn hoặc ô riêng, tủ có khóa chắc chắn. Thuốc
kháng sinh, dịch truyền và các loại thuốc khác đuợc sắp xếp gọn gàng trong tủ,
đúng vị trí, dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra.
Tất cả các loại thuốc trong tủ trực phải cho vào lọ/hộp/khu vực riêng có dán
nhãn ghi rõ tên thuốc, hàm luợng, số luợng. Các thuốc viên rời phải bảo quản trong
lọ có nút vặn thật kín. cẩn thận không cắt phạm hoặc làm thủng phần bao bì bọc kín
các thuốc viên đóng vỉ nhôm.

Kiểm tra điều kiện bảo quản tại khoa đúng theo yêu cầu của nhà sản xuất đối
với các thuốc cần bảo quản đặc biệt (nhiệt độ lạnh, tránh ánh sáng).
Danh mục cơ số thuốc tủ trực phải đuợc dán truớc cánh cửa tủ thuốc trực.
Kiểm tra sổ bàn giao trực mỗi buổi sáng, phải có ký giao nhận vào sổ trực đầy
đủ. Nguời nhận trực sẽ lĩnh bổ sung thuốc cho đủ cơ số.
Theo dõi kiểm tra tủ thuốc trực: Tủ thuốc trực phải đuợc dọn dẹp vệ sinh
thường xuyên, luân chuyển thuốc với thuốc mới lĩnh về, không tồn đọng thuốc cũ,
thuổc quá hạn dùng.
4. KIỂM TRA VIỆC QUẢN LÝ HÓA CHẤT, VẬT TƯ Y TẾ CH1.4
Hóa chất, vật tư y tế các khoa phòng phải được sắp xếp bảo quản theo quy
định. Sắp xếp theo chủng loại hóa chất, vật tư y tế, thường xuyên kiểm tra hạn
dùng.
Các khoa , phòng phải có kho để bảo quản hóa chất, vật tư y tế, đảm bảo cho
hóa chất, vật tư y tế không bị hỏng, mất mát gây lãng phí.
5. KIỂM TRA VIỆC QUẢN LÝ THUỐC GÂY NGHIỆN, HUỚNG THẦN
Kiểm tra chặt chẽ việc quản lý thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành
phẩm huớng tâm thần và thuốc thành phẩm tiền chất theo đúng quy chế chuyên môn
quy định tại thông tư số 19/2014/TT-BYT về việc quy định quản lý thuốc gây
nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc.

23


Đơn thuốc thành phẩm gây nghiện số lượng thuốc phải viết bằng chữ, chữ đầu
viết hoa. Đơn thuốc số lượng thuốc thành phẩm hướng tâm thần và thuốc thành
phẩm tiền chất dùng làm thuốc viết thêm số 0 phía trước nếu số lượng chỉ có một
chữ số.
Đơn thuốc gây nghiện cho bệnh nhân xuất viện phải in thêm 3 đơn thuốc “N”,
đơn thuốc hướng thần cho bệnh nhân xuất viện phải in thêm 3 đơn thuốc “H”. Một
đơn lưu tại khoa khám bệnh, một đơn tại khoa dược và đơn còn lại lưu trong sổ

khám bệnh hoặc sổ điều trị bệnh cần chữa trị dài ngày của người bệnh.
Kê đơn thuốc gây nghiện, hướng thần điều trị bệnh cấp tính số lượng thuốc sử
dụng không được vượt quá 7 ngày. Có cam kết của người sử dụng thuốc. Có giấy
xác nhận của trưởng trạm y tế xã nơi người bệnh ung thư hoặc người bệnh AIDS
giai đoạn cuối nằm tại nhà cư trú xác nhận người bệnh cần tiếp tục điều trị giảm đau
bằng thuốc gây nghiện, số lượng thuốc sử dụng không vượt quá 10 ngày.
6. KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUY CHẾ KÊ ĐƠN
Căn cứ thông tư số 05/2016/TT-BYT ngày 29/02/2016 của Bộ Y tế về việc
quy định kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú để kiểm tra việc kê đơn thuốc.
Tóm lại:
_ Công tác dược chính tại khoa Dược, Trung tâm y tế TX. Bình Minh được
thực hiện khá tốt, giúp các khoa lâm sàng phát hiện, chấn chỉnh kịp thời các sai sót,
đảm bảo phục vụ tốt nhất cho người bệnh, tuân thủ đúng các quy định của ngành Y
tế.
Tuy nhiên, do nhân lực hạn chế nên việc kiểm tra dược chính đôi khi không
thực hiện kịp kế hoạch đề ra.

24


CHƯƠNG 5
CÔNG TÁC DƯỢC LÂM SÀNG

1. CÔNG TÁC DƯỢC LÂM SÀNG TẠI KHOA DƯỢC
Hiện tại, công tác Dược lâm sàng do Trưởng khoa kiêm nhiệm là chủ yếu.
Ngoài ra, có hai dược sĩ trẻ đang bắt đầu tham gia công tác này.
Hoạt động dược lâm sàng tại khoa dược, TTYT TX. Bình Minh bao gồm:
- Chịu trách nhiệm về thông tin thuốc trong bệnh viện, triển khai mạng lưới
theo dõi, giám sát, báo cáo tác dụng không mong muốc của thuốc và công tác cảnh
giác dược.

- Tư vấn về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý cho Hội đồng thuốc và điều trị, cán
bộ y tế và người bệnh.
- Tham gia theo dõi, kiểm tra, giám sát việc kê đơn thuốc nội trú và ngoại trú
nhằm đẩy mạnh việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả.
- Hướng dẫn và kiểm tra việc sử dụng thuốc trong bệnh viện, chịu trách nhiệm
tính toán hiệu chỉnh liều đối với người bệnh cần điều chỉnh liều, được quyền xem
xét thay thế thuốc (nếu phát hiện thấy có tương tác trong kê đơn, kê đơn cùng hoạt
chất, thuốc trong kho của khoa Dược hết) bằng thuốc tương đương đồng thời thông
tin lại cho khoa lâm sàng biết và thống nhất việc thay thế thuốc.
- Tham gia nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các
thành viên trong khoa và học viên khác theo sự phân công.
Do lực lượng mỏng và nhân sự khá mới nên công tác Dược lâm sàng chủ yếu
triển khai ở khoa Nội, ở các khoa khác thì chưa phát huy tốt.
2. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN DƯỢC LÂM SÀNG
Nhìn thấy vai trò quan trọng của công tác Dược lâm sàng nên trong kế hoạch
hoạt động năm 2018, Hội đồng thuốc và điều trị TTYT TX. Bình Minh đã đưa việc
phát triển công tác Dược lâm sàng lên ưu tiên hàng đầu.
Hội đồng đã tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về Dược lâm sàng cho
các dược sĩ trẻ qua các đợt đào tạo ngắn hạn và dài hạn ở các trường Đại học Y
Dược và các buổi hội thảo chuyên ngành.
Đồng thời, triển khai công tác Dược lâm sàng đến các khoa phòng khác, trước
mắt là khoa Khám bệnh và khoa Nhi.
25


×