Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Đánh giá chất lượng nước ngầm tại quận cái răng thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 46 trang )

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích đánh giá mức độ ô nhiễm nước
ngầm tại vùng nghiên cứu, đồng thời khảo sát hiện trạng chất lượng nước ngầm ở quận
Cái Răng và đề xuất ý kiến nhằm góp phần bảo vệ và sử dụng có hiệu quả nguồn tài
nguyên nước. Từ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm, tìm ra những chỉ
tiêu ảnh hưởng của các yếu tố trên, qua đó tìm ra những giải pháp khắc phục cho
những khó khăn đó. Phương pháp thực hiện dựa trên quá trình điều tra, thu thập số liệu
thứ cấp,sơ cấp, thu mẫu và bảo quản mẫu, phân tích và đánh giá kết quả. Kết quả
nghiên cứu cho thấy chất lượng nước ngầm đang sử dụng đạt chất lượng khá tốt nhưng
cũng nhận thấy được có rất nhiều hộ gia đình ở đây có giếng khoan đã qua sử dụng
nhưng họ lại bảo quản không cẩn thận để cho nguồn ô nhiễm bên trên ngấm xuống
tầng nước ngầm. Từ đó cho thấy chất lượng nước ngầm có sự thay đổi, nguyên nhân
của sự thay đổi này là do các yếu tố môi trường và con người. Đối với yếu tố môi
trường, do biến đổi khí hậu như nước biển dâng dẫn đến nước mặn ăn sâu vào các cửa
sông, các tầng chứa nước dưới đất bị mặn hóa dẫn đến nguy cơ khan hiếm các nguồn
nước nhạt phục vụ cho sinh hoạt, nên chất lượng nước ngầm là yếu tố mà người dân ít
quan tâm để cải tạo. “Đánh giá hiện trạng chất lượng nước ngầm ” nhằm giải quyết cơ
bản các vấn đề ô nhiễm các thành phần trong nước ngầm.

1


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ.............................................................................................................................ii
TÓM TẮT..................................................................................................................................iii
MỤC LỤC.................................................................................................................................iv
DANH SÁCH BẢNG................................................................................................................vi
DANH SÁCH HÌNH................................................................................................................vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................................viii
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU..........................................................................................................1


1.1 Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................................1
1.2 Mục tiêu của đề tài............................................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát.....................................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể...........................................................................................................2
1.3. Nội dung của đề tài..........................................................................................................2
1.4. Ý nghĩa của đề tài.............................................................................................................2
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU......................................................................................4
2.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu...................................................................................4
2.1.1 Khái niệm nước ngầm................................................................................................4
2.1.2 Đặc điểm nước ngầm.................................................................................................4
2.1.3 Cấu trúc của nước ngầm............................................................................................6
2.1.4 Phân loại nước ngầm.................................................................................................6
2.1.5 Sự hình thành nước ngầm..........................................................................................7
2.1.6 Các tác nhân ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm................................................8
2.1.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến trữ lượng nước ngầm....................................................9
2.1.8 Ảnh hưởng của việc khai thác nước ngầm đến môi trường
......................................10
2.1.9 Tầm quan trọng của nước ngầm..............................................................................11
2.1.10 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước ngầm....................................................11
2.2 Tổng quan về khu vực nghiên cứu..................................................................................14
2.2.1 Vị trí địa lý...............................................................................................................14
2.2.2 Điều kiện tự nhiên....................................................................................................15
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU.....................................18
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu...................................................................................17
3.1.1 Thời gian nghiên cứu...............................................................................................18
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu................................................................................................18
3.2 Phương tiện nghiên cứu..................................................................................................18
3.3 Bố trí thí nghiệm.............................................................................................................18
2



3.3.1 Thời gian thu mẫu....................................................................................................18
3.3.2 Số lượng và thông số phân tích................................................................................18
3.4 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................19
3.4.1 Phương pháp thu thập các thông tin thứ cấp...........................................................19
3.4.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.......................................................................19
3.4.3 Phương pháp thu mẫu..............................................................................................19
3.4.4 Phương pháp bảo quản mẫu....................................................................................19
3.4.5 Phương pháp phân tích mẫu....................................................................................20
3.4.6 Phương pháp đánh giá kết quả................................................................................28
CHƯƠNG 4 DỰ KIẾN KẾT QUẢ..........................................................................................29
4.1. Giá trị pH........................................................................................................................29
4.2 Độ cứng tổng...................................................................................................................30
4.3 Clorua (Cl-)......................................................................................................................31
4.4 Sắt....................................................................................................................................32
4.5. Asen (As)........................................................................................................................33
4.6 Nitrat (N-NO3).................................................................................................................34
4.7 Sunfate (SO42-).................................................................................................................35
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................37
5.1 Kết Luận..........................................................................................................................37
5.2 Kiến Nghị........................................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................40

3


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1: Vị trí thu mẫu nước ngầm tại quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ..................18
Bảng 3.2: Dụng cụ chứa mẫu và điều kiện bảo quản mẫu................................................20
Bảng 4.1 Diễn biến pH trong nước ngầm.........................................................................29

Bảng 4.2. Diễn biến độ cứng trong nước ngầm................................................................30
Bảng 4.3. Diễn biến Clo dư trong nước ngầm..................................................................32
Bảng 4.4. Diễn biến sắt trong nước ngầm.........................................................................32
Bảng 4.5. Diễn biến As trong nước ngầm.........................................................................33
Bảng 4. 6. Diễn biến nitrat trong nước ngầm....................................................................34
Bảng 4.7. Diễn biến sunfate trong nước ngầm..................................................................36


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Nước ngầm trong chu trình thủy văn..................................................................7
Hình 3.1 Máy đo pH.........................................................................................................20
Hình 3.2 Quy trình xác định độ cứng tổng trong nước ngầm...........................................21
Hình 3.3 Sự thay đổi màu sắc sau khi chuẩn độ bằng EDTA...........................................22
Hình 3. 4 Sự thay đổi màu sắc trước và sau khi chuẩn độ với AgNO3.............................23
Hình 3.5 Dãy chuẩn sắt và mẫu........................................................................................24
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện giá trị pH trong nước ngầm khu vực Cái Răng , Tp. Cần Thơ
...................................................................................................................................29
Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện thông số độ cứng tổng ở các vị trí thu mẫu quận Cái Răng
năm 2018...................................................................................................................31
Hình 4.3.Biểu đồ thể hiện hàm lượng Fe ở các vị trí thu mẫu quận Cái Răng năm 2018
...................................................................................................................................33
Hình 4.4.Biểu đồ thể hiện hàm lượng nitrat ở các vị trí thu mẫu quận Cái Răng năm
2018.......................................................................................................................... 35
Hình 4.5.Biểu đồ thể hiện hàm lượng sunfate ở các vị trí thu mẫu quận Cái Răng năm
2018...........................................................................................................................36


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BTNMT


Bộ Tài nguyên và Môi trường

ĐBSCL

Đồng bằng sông cửu long

HĐND

Hội đồng nhân dân

IARC

Uỷ ban chuyên viên IAO/WHO về phụ gia thực phẩm

JECFA

Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế

KCN

Khu công nghiệp

NDĐ

Nước dưới đất

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam


SMEWW

Các phương pháp chuẩn xét nghiệm nước và nước thải.

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

Tp. Cần Thơ

Thành phố Cần Thơ

UBND

Ủy ban nhân nhân


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nước được xem là tài nguyên quý giá và vĩnh cữu. Nước bảo đảm việc duy trì sự
sống và phát triển cho mọi sinh vật. Có khoảng 96% nước ngọt ở lục địa là nước
ngầm, các hồ chứa nước chiếm khoảng 20% của nước mặt và sông suối chiếm 1%.
Như vậy, nước ngầm là nguồn cung cấp nước ngọt chủ yếu cho nhu cầu của con người
(Lê Trình, 1997). Sự phong phú tài nguyên nước là tiền đề cho sự phát triển nông
nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải... Cùng với sự phát triển của đất nước, cũng
như vấn đề sử dụng nước trong sinh hoạt, sản xuất của người dân tăng lên thì việc
quản lý, khai thác và sử dụng nguồn nước chắc chắn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng
nước.

Nước ngầm là một dạng tài nguyên quý hiếm của nước ta cũng như của Thành
Phố Cần Thơ nói chung và Quận Cái Răng nói riêng. Nó là nguồn cung cấp nước ngọt
quan trọng cho những vùng thiếu nước ngọt sử dụng như những vùng nước mặt bị ô
nhiễm... trong đó có Quận Cái Răng - Thành Phố Cần Thơ.
Tại thành phố Cần Thơ, kết quả quan trắc môi trường giai đoạn từ 2005 – 2009 cho
thấy chất lượng nước ngầm bị ô nhiễm ở các chỉ tiêu như: Độ cứng, Clorua và
Coliform (so với QCVN 09:2015/BTNMT) với hàm lượng trung bình trong năm 2009
lần lượt là: 268mg/l, 225mg/l, 1.442 MPN/100ml. Nhìn chung, các chỉ tiêu khác nằm
trong mức cho phép như : Độ màu, pH, Nitrat, Sunfat, Fe. Sự hiện diện của chất hữu
cơ và Coliform trong nước dưới đất, là một dấu hiệu nói lên hiện tượng thông tầng
(Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất (QCVN 09:2015)).
Thực tế cho thấy ở Cần Thơ có 4 tầng nước ngầm trong đó chỉ có 3 tầng có khả
năng khai thác, đó là các tầng Pleistoxen, Plioxen và Mioxen, còn tầng Holoxen đã bị
ô nhiễm vi sinh. Thế nhưng ngay cả tầng Pleistoxen - được đánh giá phù hợp để khai
thác cũng xuất hiện ô nhiễm nitơ cục bộ hoặc tổng lượng khoáng hóa cao và hàm
lượng Clo vượt tiêu chuẩn cho phép (www.Bao Can Tho.Com.vn). Quận Cái Răng
thuộc Thành Phố Cần Thơ nên chắc chắn cũng không tránh khỏi tình trạng này.
Thành phố Cần Thơ là một trong năm đô thị lớn của cả nước với nền kinh tế phát
triển quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các quận huyện ngày càng gia tăng,
việc phát triển mạnh về nền kinh tế đồng nghĩa với việc các khu công nghiệp, khu chế
xuất, khu đô thị, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ mọc lên ngày càng nhiều, làm tăng
nhanh số lượng các nguồn gây ô nhiễm, tác động xấu đến môi trường đất, nước, không
khí. Nguồn nước ngầm cũng không nằm ngoài sự tác động này. Điển hình chất lượng
nước ngầm ở gần khu công nghiệp ngày càng bị ô nhiễm, trong khi đó việc sử dụng
1
-`


nguồn nước sinh hoạt của người dân chủ yếu là nước ngầm.(Phạm Việt Hòa, 2004).
Xuất phát từ những vấn đề trên nên chọn đề tài “Đánh giá chất lượng nước

ngầm ở quận Cái Răng Thành Phố Cần Thơ ” là việc làm tất yếu để nắm bắt tình
hình chất lượng nước ngầm hiện tại để có các biện pháp quản lý phù hợp, kịp thời xử
lý các nguồn gây ô nhiễm, đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt, sản xuất, tưới tiêu cho
người dân cũng như bảo vệ sức khoẻ cho người dân sử dụng nước ngầm ở quận Cái
Răng nói riêng và người dân thành phố Cần Thơ nói chung.
1.2 Mục tiêu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của đề tài là góp phần bảo vệ sức khỏe của người dân sống tại
quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ, nơi nước ngầm là nguồn cung cấp nước ngọt chủ
yếu cho ăn uống và sinh hoạt.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Các mục tiêu cụ thể của đề tài bao gồm:
Khảo sát hiện trạng chất lượng nước ngầm ở quận Cái Răng TP. Cần Thơ.
Đánh giá mức độ ô nhiễm nước ngầm ở vùng nghiên cứu.
Đề xuất ý kiến nhằm góp phần bảo vệ và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên
nước.
1.3. Nội dung của đề tài
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, các nội dung nghiên cứu sau đây
đã được thực hiện:
Khảo sát thực địa và thu thập các tài liệu, số liệu.
Phân tích các chỉ tiêu như: pH, Độ cứng tổng, Clorua (Cl-), Sắt (Fe), Nitrate (NNO3), Sulfate (SO42-) ,Asen (As) trong nước ngầm ở quận Cái Răng thành phố Cần
Thơ.
Dựa vào QCVN 09:2015/BTNMT về nước ngầm để đánh giá chất lượng nước
ngầm tại Quận Cái Răng.
Đề xuất các biện pháp khai thác và xử lý nước ngầm góp phần đảm bảo an toàn
nước uống cho người dân ở vùng nghiên cứu.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa hoc: giúp chính quyền địa phương xác định được chất lượng của nước
ngầm và bảo vệ tài nguyên nước.
- Ý nghĩa thực tiễn: Cải thiện chất lượng đời sống, sức khỏe của các hộ sử dụng nước

-`

2


ngầm tại các trạm cấp nước.

-`

3


CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu
2.1.1 Khái niệm nước ngầm
"Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích
bời rời như cặn, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt, hang caxtơ dưới bề mặt trái đất, có
thể khai thác cho các hoạt động sống của con người”.
Nước ngầm là một bộ phận của chu trình thủy văn xâm nhập vào các hệ đất đá từ
mặt đất hoặc bộ phận nước mặt, và trong một thời gian dài nước ngầm được xem là
“nguồn nước sạch” – có thể sử dụng cho ăn uống sinh hoạt. Thực tế thì nguồn nước
này thường chứa nồng độ các nguyên tố cao hơn hẳn so với tiêu chuẩn nước uống
được, đáng kể là Fe, Mn, H2S, …vì thế nước ngầm cần phải được xử lý trước khi phân
phối sử dụng.
Nước ngầm tầng sâu thường nằm trong lớp đất đá xốp được ngăn cách bên trên
và phía dưới bởi các lớp không thấm nước. Theo không gian phân bố, một lớp nước
ngầm tầng sâu thường có 3 vùng chức năng: Vùng thu nhận nước, vùng chuyển tải
nước, vùng khai thác nước có áp (Trần Hữu Hoan, 2004).
Khoảng cách giữa vùng thu nhận và vùng khai thác nước thường khá xa, từ vài chục

đến vài trăm km. Các lỗ khoan nước ở vùng khai thác thường có áp lực. Đây là loại
nước ngầm có chất lượng tốt và lưu lượng ổn định. Trong các khu vực phát triển đá
cacbonat thường tồn tại loại nước ngầm caxtơ di chuyển theo các khe nút caxtơ. Trong
các dải cồn cát vùng ven biển thường có các thần kính nước ngọt nằm trên mực nước
biển.
2.1.2 Đặc điểm nước ngầm
Đặc điểm chung về thành phần, tính chất của nước ngầm là nước có độ đục thấp,
nhiệt độ và các thành phần hóa học ít thay đổi, nước không có oxy hóa trong môi
trường khép kín là chủ yếu, thành phần của nước có thể thay đổi đột ngột với sự thay
đổi độ đục và ô nhiễm khác nhau. Những thay đổi này liên quan đến sự thay đổi lưu
lượng của lớp nước sinh ra do nước mưa.
Nước ngầm có khả năng di chuyển nhanh trong các lớp đất xốp, tạo thành dòng
chảy ngầm theo địa hình. Nước ngầm cũng có những đặc điểm giống như nước mặt
như: nguồn vào (bổ cấp), nguồn ra và chứa. Sự khác biệt chủ yếu với nước mặt là do
tốc độ luân chuyển chậm (dòng thấm rất chậm so với nước mặt), khả năng giữ nước
ngầm nhìn chung lớn hơn nước mặt khi so sánh về lượng nước đầu vào. Nguồn cung
cấp nước cho nước ngầm là nước mặt thấm vào tầng chứa. Các nguồn thoát tự nhiên
như suối và thấm vào các đại dương. ( Nguyễn Đức Quý, 1994)

-`

4


Đặc điểm thứ nhất: Nước ngầm tiếp xúc trực tiếp và hoàn toàn với đất và nham
thạch: nước ngầm có thể là các màng mỏng bao phủ các phần tử nhỏ bé của đất, nham
thạch; là chất lỏng được chứa đầy trong các ống mao dẫn nhỏ bé giữa các hạt đất, đá;
nước ngầm có thể tạo ra các tia nước nhỏ trong các tầng ngấm nước; thậm chí nó có
thể tạo ra khối nước ngầm dày trong các tầng đất, nham thạch.
Thời gian tiếp xúc của nước ngầm với đất và nham thạch lại rất dài nên tạo điều

kiện cho các chất trong đất và nham thạch tan trong nước ngầm. Như vậy thành phần
hoá học của nước ngầm chủ yếu phụ thuộc vào thành phần hoá học của các tầng đất,
nham thạch chứa nó
Đặc điểm thứ 2: Các loại đất, nham thạch của vỏ quả đất chia thành các tầng lớp
khác nhau. Mỗi tầng, lớp đó có thành phần hoá học khác nhau. Giữa các tầng, lớp đất,
nham thạch thường có các lớp không thấm nước. Vì vậy nước ngầm cũng được chia
thành các tầng, lớp khác nhau và thành phần hoá học của các tầng lớp đó cũng khác
nhau.
Đặc điểm thứ 3: Ảnh hưởng của khí hậu đối với nước ngầm không đồng đều.
Nước ngầm ở tầng trên cùng, sát mặt đất chịu ảnh hưởng của khí hậu. Các khí
hoà tan trong tầng nước ngầm này do nước mưa, nước sông, nước hồ… mang đến.
Thành phần hoá học của nước ngầm của tầng này chịu ảnh hưởng nhiều của thành
phần hoá học nước mặt do đó cũng chịu ảnh hưởng nhiều của khí hậu.
Trái lại, nước ngầm ở tầng sâu lại ít hoặc không chịu ảnh hưởng của khí hậu.
Thành phần hoá học của nước ngầm thuộc tầng này chịu ảnh hưởng trực tiếp của thành
phần hoá học tầng nham thạch chứa nó.
Đặc điểm thứ 4: Thành phần của nước ngầm không những chịu ảnh hưởng về
thành phần hoá học của tầng nham thạch chứa nó mà còn phụ thuộc vào tính chất vật
lý của các tầng nham thạch đó.
Ở các tầng sâu khác nhau, nham thạch có nhiệt độ và áp suất khác nhau nên chứa
trong các tầng nham thạch đó cũng có nhiệt độ và áp suất khác nhau.
Vì vậy nước ngầm ở các tầng rất sâu có thể có áp suất hàng ngàn N/m 2 và nhiệt
độ có thể lớn hơn 3730K.
Đặc điểm thứ 5: Nước ngầm ít chịu ảnh hưởng của sinh vật nhưng chịu ảnh
hưởng nhiều của vi sinh vật.
Ở các tầng sâu do không có Oxy và ánh sáng nên vi sinh vật yếm khí hoạt động
mạnh, chi phối nhiều nên thành phần hóa học của nước ngầm. Vì vậy thành phần hoá
học của nước ngầm chứa nhiều chất có nguồn gốc vi sinh vật.

-`


5


2.1.3 Cấu trúc của nước ngầm
Cấu trúc của một tầng nước ngầm được chia ra thành các tầng như sau (Trần
Hữu Hoan, 2004):
Bề mặt trên gọi là mực nước ngầm hay gương nước ngầm.
Bề mặt dưới, nơi tiếp xúc với tầng đất đá cách thuỷ gọi là đáy nước ngầm. Chiều
dày tầng nước ngầm là khoảng cách thẳng đứng giữa mực nước ngầm và đáy nước
ngầm.
Tầng thông khí hay nước tầng trên là tầng đất đá vụn bở không chứa nước
thường xuyên, nằm bên trên tầng nước ngầm.
Viền mao dẫn: là lớp nước mao dẫn phát triển ngay trên mặt nước ngầm.
Tầng không thấm: là tầng đất đá không thấm nước
2.1.4 Phân loại nước ngầm
Tùy theo yêu cầu sử dụng người ta chia nước ngầm thành các loại sau:
Theo độ sâu của nước ngầm: nước ngầm nằm sâu > 50, nằm nông < 50
Theo điều kiện của nguồn nước: nước ngầm có nguồn nước theo dạng nước
dâng, nước ngầm có nguồn nước theo dạng nước đỗ.
Theo bề mặt chứa bề mặt lớn.
Theo điều kiện kiến tạo nước: nước ngầm trong tầng chứa nước có bề mặt nhỏ,
nước ngầm trong tầng chứa nước có địa chất: nước ngầm ở tầng chứa nước trong điều
kiện vỉa ổn định, nước ngầm ở tầng chứa nước trong điều kiện vỉa không ổn định.
Theo bản chất lỗ hỏng trong tầng chứa nước: nước ngầm trong đá hoa, nước
ngầm trong đá vôi.
Theo các đặc tính thủy lực: nước ngầm có bề mặt tự do, nước ngầm tĩnh.
Theo vị trí tầng chứa nước: nước ngầm tầng trên, nước ngầm tầng dưới, nước
ngầm tầng dưới có áp. ( Nguyễn Đức Quý ,1994)
Phân loại theo điều kiện thế nằm và dấu hiệu thủy lực (Caussy, 2003):

Nước thỗ nhưỡng: nằm trên mặt đất và lấp đầy các lỗ hỗng trong đất. Nước thỗ
nhưỡng chịu ảnh hưởng mạnh của sự dao động khí hậu theo mùa, bốc hơi vào mùa hè,
đông lại vào mùa đông (ở xứ lạnh).
Nước tầng trên (thượng tầng): nước dưới đất nằm không sâu trong đới thông khí,
tức là đới có không khí thấm vào dễ dàng. Thường nước tầng trên không tạo nên tằng
chứa liên tục và cố định mà ở dạng thấu kính có kích thước không lớn trên các đá
không thấm nước như sét (lớp đá này lại nằm giữa các đá thấm nước). Bể dãy của thấu
kính nước tầng trên thường không quá 0,5 – 1m, ít khi tới 2 -3m.
-`

6


Nước không áp: nước khí quyển thấm sâu vào vỏ Trái Đất cho tới khi gặp của
tầng đá không thấm nước đầu tiên như đá sét, phiến thạch sét, sét – vôi, granit, gơnai.
Sau đó, nước bắt đầu di chuyển qua các lỗ, khe trong đá thấm nước theo hướng song
song với hướng dốc cảu mái tầng đá không thấm nước. Các lỗ hổng trong đá thấm
nước theo hướng từ dưới lên trên dần dần chứa đầy nước, cho nên tầng chứa đầu tiên
kể từ mặt đất xuống xuất hiện (Caussy, 2003). Tầng đó gọi là tầng nước ngầm. Mực
nước tầng này lên hoặc xuống tùy theo mùa mưa hay mùa khô và nhìn chung nó có
hình dạng lượn sóng theo đại hình địa phương. Nếu mực nước ngầm lên hẳn trên mặt
đất, tức là tầng đá không thấm nước đàu tiên kể từ mặt đất nằm rát nông, thì đầm lầy
xuất hiện.
Nước có áp: là nước hình thành trong những điều kiện nhất định, trong đó điều
kiện chính là đặc điểm cấu trúc của tầng chứa nước.
Nước khe nứt tồn tại trong các đá gốc bị nứt nẻ, thường gặp trong đá vôi, đá
macma và đá biến chất bị nứt nẻ. Nước khe nứt không có một dạng hình học đều đặn,
không tạo thành vỉa mà thường tạo thành những bồn thiên nhiên (Caussy, 2003).
2.1.5 Sự hình thành nước ngầm
Nước ngầm được hình thành do nước trên bề mặt ngấm xuống, do không thể

ngấm qua tầng đá mẹ nên trên nó nước sẽ tập trung trên bề mặt, tùy từng kiến tạo địa
chất mà nó hình thành nên các hình dạng khác nhau, nước tập trung nhiều sẽ bắt đầu di
chuyển và liên kết với các khoang, túi nước khác, dần dần hình thành mạch ngước
ngầm lớn nhỏ, tuy nhiên việc hình thành nước ngầm phụ thuộc vào lượng nước ngấm
xuống và phụ thuộc vào lượng mưa và khả năng trữ nước của đất.

Hình 2.1: Nước ngầm trong chu trình thủy văn

-`

7


Hình thành nước ngầm do nước trên bề mặt ngấm xuống, do không thể ngấm qua
tầng đá mẹ nên trên nó nước sẽ tập trung trên bề mặt, tùy từng kiến tạo địa chất mà nó
hình thành nên các hình dạng khác nhau, nước tập trung nhiều sẽ bắt đầu di chuyển và
liên kết với các khoang, túi nước khác, dần dần hình thành mạch ngước ngầm lớn nhỏ,
tuy nhiên việc hình thành nước ngầm phụ thuộc vào lượng nước ngấm xuống và phụ
thuộc vào lượng mưa và khả năng trữ nước của đất (Nguyễn Thị Tuyết Mai, 2006).
Sự hình thành nước ngầm chủ yếu là do mưa ngấm xuống đất và hơi nước trong
hông khí thấm vào trong đất và được ngưng tụ trong long đất. Vùng hình thành nước
ngầm có thể là vùng di chuyển chậm của nước trong các kẻ rỗng của đất, trong các vết
rạn nứt của nham thạch hoặc các hang, động được tạo ra trong các tầng nham thạch rắn
chắc, tạo thành dòng chảy ngầm trong lòng đất (Phạm Ngọc Hải và Phạm Việt Hòa,
2004).
Tuỳ theo vị trí mà ta có thể chia nước ra làm 3 loại:
- Nước ngấm: là tầng ở trên hết, bên trên nó không có tầng không thấm nước
chặn lại gọi là tầng nước ngấm. Đặc điểm của tầng nước ngấm là thay đổi rất nhanh
theo thời tiết: mưa nhiều thì mực nước lên cao, nắng lâu thì mực nước hạ xuống. Ao
giếng của nhân dân nếu đào cạn chỉ đến tầng nước ngấm thì mùa khô thường hết nước.

Tầng nước ngầm này được tạo ra từ nước trên mặt đất thấm xuống, sau đó lại được
tháo tiêu ra sông, hồ.
- Nước ứ: trên tầng thấm nước có một tầng đất khó thấm nước, khi mưa to tầng
đất này hút không kịp, nước tạm thời ứ lại trên tầng đất này và tạo thành nước ứ. Sau
đó, một phần nước ứ tiếp tục thấm xuống, một phần bốc hơi, lượng nước ứ sẽ ít dần đi
hoặc mất hẳn. Nước tầng này cách biệt hoàn toàn với nước mặt đất và hầu như không
giao lưu
- Nước giữa tầng: nước trong tầng thấm nước nằm giữa 2 tầng không thấm gọi
là nước giữa tầng. Nước giữa tầng ở sâu và nằm giữa 2 tầng đất sét nên lượng nước
không thay đổi nhiều theo mùa nắng và chất lượng nước tốt.
2.1.6 Các tác nhân ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm.
Nước
bị
ô
nhiễm
do
kim
loại
nặng
Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm kim loại nặng là quá trình đổ vào môi trường
nước chất thải công nghiệp và nước thải độc hại không xử lý hoặc xử lý không đạt yêu
cầu. Ô nhiễm nước bởi kim loại nặng có tác động tiêu cực tới môi trường sống của
sinh vật và con người bởi kim loại nặng có Hg, Cd, Pb, As, Sb, Cr, Cu, Zn, Mn, v.v...
thường không tham gia hoặc ít tham gia vào quá trình sinh hóa của các thể sinh vật và
8
-`


thường tích lũy trong cơ thể chúng. Kim loại nặng tích lũy theo chuỗi thức ăn thâm
nhập và cơ thể người. Nước mặt bị ô nhiễm sẽ lan truyền các chất ô nhiễm vào nước

ngầm, vào đất và các thành phần môi trường liên quan khác.
Nước
bị
ô
nhiễm
do
vi
sinh
vật
Sinh vật có mặt trong môi trường nước ở nhiều dạng khác nhau. Bên cạnh các
sinh vật có ích, có nhiều nhóm sinh vật gây bệnh hoặc truyền bệnh cho người và sinh
vật. Nguyên nhân ô nhiễm sinh học cho môi trường nước chủ yếu là phân rác, nước
thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước thải các bệnh viện v.v..
Nước bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học
Trong quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học tại các vùng
nông nghiệp thâm canh, một lượng đáng kể thuốc và phân không được cây trồng tiếp
nhận. Chúng sẽ lan truyền và tích lũy trong đất, nước và các sản phẩm nông nghiệp
dưới dạng dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
Chất thải rắn (chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp, y tế…)
Hiện nay, phần lớn chất thải rắn ở phường , thị trấn thuộc quận Cái Răng đã được
thu gom vào bãi rác tập trung, nhưng hiệu quả thu gom vẫn chưa cao. Tuy vậy, việc xử
lý chất thải rắn vẫn chưa đúng quy cách, chưa đúng quy trình của một bãi chôn lấp hợp
vệ sinh. Ở vùng nông thôn , lượng chất thải rắn được thu gom vào các bãi rác tập trung
còn rất ít, nên chủ yếu vẫn nằm phát tán trong môi trường. Các bãi rác tập trung cũng
như chất thải rắn phân tán trong môi trường cũng là một trong những nguy cơ gây ô
nhiễm
nguồn
nước
ngầm


địa
phương…
Bên cạnh đó còn có các tác nhân như nhiễm mặn, nhiễm phèn, khai thác không
hợp lý...
2.1.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến trữ lượng nước ngầm
Khi lượng mưa tăng thì mực nước ngầm dâng cao. Trong mùa mưa mực nước
ngầm dâng cao làm tăng đáng kể trữ lượng động của nước ngầm. Ngược lại, mùa khô
mực nước ngầm hạ thấp làm giảm đáng kể trữ lượng động của nước ngầm. Điều này
cho thấy lượng mưa là nguồn cung cấp và là nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến trữ lượng
và chất lượng của nước ngầm.
Hơi nước của khí quyển cũng cung cấp một phần cho quá trình ngưng tụ nước
ngầm, đặc biệt trong vùng khí hậu khô hạn. Nhưng quá trình bốc hơi là một trong
những nguyên nhân làm hao hụt lượng nước, vì vậy nó được xem là một thành phần
quan trọng của cán cân cân bằng nước và ảnh hưởng đến trữ lượng và chất lượng nước
dưới đất.
Nhân tố địa hình, địa mạo có tác động làm thay đổi những đặc điểm địa chất thuỷ
văn, dẫn đến thay đổi trữ lượng, chất lượng và động thái của nước ngầm. Chẳng hạn
như chiều dày của đới thông khí càng lớn tức mực nước ngầm càng sâu thì lượng nước
ngầm được cung cấp sẽ giảm đi.
-`

9


Con người cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến trữ lượng nước
ngầm. Chẳng hạn con người khoan giếng lấy nước ngầm để ăn uống, sinh hoạt và sản
xuất, phá rừng, xây dựng các hồ chứa nhân tạo, đào kênh, xẻ mương...tất cả những
điều này làm cho trữ lượng nước ngầm bị suy giảm.
Theo nhận định của các nhà khoa học, các nguyên nhân trên đây sẽ làm tăng
nguy cơ suy thoái về chất lượng của nước ngầm. Ngoài ra suy thoái về mặt trữ lượng

nước ngầm còn xuất phát từ việc đào giếng, khoan giếng, khai thác nước ngầm phục
vụ sinh hoạt, sản xuất công nghiệp quá mức.
Hiện nay, nước sạch rất được quan tâm trong mục tiêu phát triển kinh tế xã hội,
đã có nhiều dự án đầu tư tăng tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch. Vấn đề nảy sinh khi
được cung cấp nước sạch thì nhiều hộ dân bỏ giếng khoan, giếng đào đã sử dụng trước
đó, không còn sử dụng cho mục đích nào và không tiến hành trám lấp lại đúng quy
định. Các công trình khoan địa chất cũng không được trám lấp đúng quy trình, quy
chuẩn. Chính những giếng khoan, công trình này đang ngấm ngầm phá thủng tầng sét
để tiếp tay cho ô nhiễm từ bề mặt xuống tầng nước ngầm. (Nguyễn Bảo Triều, 2006)
2.1.8 Ảnh hưởng của việc khai thác nước ngầm đến môi trường
Những tác động môi trường chính thường có thể xảy ra đối với các dự án khai
thác nước dưới đất gồm:
Hiện tượng sụt lún mặt đất: Khai thác nước dưới đất tạo biến động môi trường
tiềm ẩn là làm biến dạng mặt đất trong khu vực khai thác. Nguy cơ này thường xảy ra
ở những vùng khai thác tập trung kéo dài khi không có lượng bổ cập từ các nguồn
khác, từ đó mực nước hạ thấp tạo thành phễu hạ thấp mực nước lớn và sâu, gây ra hiện
tượng sụt lún.
Hiện tượng suy giảm lưu lượng và mực nước trong các lỗ khoan khai thác:
Nguyên nhân của việc suy giảm chất lượng, mực nước còn đang là vấn đề phức tạp.
Tuy nhiên một hiện tượng dễ nhận thấy nhất là số lượng lỗ khoan khai thác tăng lên
rất nhiều nhưng không được bố trí thích hợp và không quản lý được lưu lượng khai
thác. Hiện tượng này làm hạ thấp mực nước ở các lỗ khoan đang khai thác. Sự suy
giảm này còn do các nguyên nhân khác như ống lọc bị tắc, do hiện tượng ôxít sắt hoặc
hiện tượng sét hoá vách lỗ khoan...
Việc khai thác nước dưới đất trong tầng Pleistocen đã làm cho lượng nước ở tầng
trên thấm xuyên qua tầng chứa nước đó làm thay đổi thành phần hoá học của nước
chứa trong tầng này. Ở một số nơi, việc khai thác nước đã thu hút nước từ tầng chứa
nước có tổng lượng khoáng hoá lớn đến công trình khai thác nước, gây nhiễm mặn
nước trong lỗ khoan.
Tác động của việc khai thác nước dưới đất đến môi trường nước: Đối với môi

trường nước dưới đất, việc khai thác nước dưới đất dẫn đến các tác động;
-`

10


Hạ thấp mực nước do hút ra một lượng nước từ lòng đất nên đã tạo ra phễu hạ
thấp mực nước quanh vùng khai thác. Lượng nước khai thác càng nhiều thì mực nước
mặt hạ thấp càng lớn, thời gian khai thác càng lâu thì phạm vi hạ thấp mực nước càng
lớn.
Dẫn đến nhiễm mặn trong tầng chứa nước: Trong trường hợp khai thác nước
dưới đất quá mức gần các biên mặn nước dưới đất có thể bị mặn do nước mặn ở xung
quanh thâm nhập vào.
Gây ô nhiễm nước của tầng chứa nước: Nước ở tầng chứa nước bị ô nhiễm
do lôi cuốn nước bẩn từ nơi khác đến, từ các tầng chứa nước bị ô nhiễm đến tầng khai
thác qua các lỗ khoan không được xử lý, trám lấp đúng quy trình kỹ thuật. Nước ô
nhiễm có thể vận chuyển bệnh tật và mang hoá chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức
khoẻ con người.
2.1.9 Tầm quan trọng của nước ngầm
- Nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt như: ăn, uống, tắm giặt, sưởi ấm….
- Nước ngầm phục vụ cho nông nghiệp: tưới hoa màu, cây ăn quả, các cây có
giá trị kinh tế cao.
- Con người có thể sử dụng nguồn nước ngầm để mở rộng các hoạt động sản xuất
công nghiệp.
- Nước ngầm có chất lượng tốt còn được sử dụng để chữa bệnh. Nước ngầm phục
vụ cho sinh hoạt sẽ giảm hẳn các bệnh do nguồn nước mặt bị ô nhiễm như: đường
ruột, bệnh phụ khoa, bệnh ngoài da…
- Sử dụng nước ngầm giúp con người được giải phóng sức lao động do phải lấy
nước xa nhà, tiết kiệm chi phí “đổi nước”, tiết kiệm thời gian nâng cao hiệu quả sản
xuất.

2.1.10 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước ngầm
 pH
pH là yếu tố môi trường ảnh hưởng tới tốc độ phát triển và giới hạn sự sinh
trưởng của sinh vật trong môi trường nước, sự thay đổi giá trị pH có thể dẫn tới sự
thay đổi về thành phần các chất trong nước do quá trình hòa tan hoặc kết tủa, thúc đẩy
hay ngăn chặn phản ứng hóa học, sinh học xảy ra trong nước. Và được định nghĩa
bằng biểu thức: pH = -lg [H+]
Khi pH = 7 nước có tính trung tính
Khi pH < 7 nước có tính axit
Khi pH > 7 nước có tính kiềm
-`

11


+ Nguồn nước có pH > 7 thường chứa nhiều ion nhóm carbonate và bicarbonate
(do chảy qua nhiều tầng đất đá).
+ Nguồn nước có pH < 7 thường chứa nhiều ion gốc axit. Bằng chứng dễ thấy
nhất liên quan giữa độ pH và sức khỏe của người sử dụng là nó làm hỏng men răng
+ Khi pH > 8,5 nếu trong nước có hợp chất hữu cơ thì việc khử trùng bằng Clo
dễ tạo thành hợp chất trihalomethane gây ung thư. (Đặng Kim Chi, 2001).
Độ cứng ( mg/l )
Độ cứng của nước là đại lượng biểu thị hàm lượng các ion canxi và magiê có
trong nước. Trong kỹ thuật xử lý nước sử dụng ba loại khái niệm độ cứng.
+ Độ cứng toàn phần biểu thị tổng hàm lượng các ion canxi và magiê có trong
nước.
+ Độ cứng tạm thời biểu thị tổng hàm lượng các ion Ca 2+, Mg2+ trong các muối
cacbonat và hydrocacbonat canxi, hydrocacbonat magiê có trong nước.
+ Độ cứng vĩnh cửu biểu thị tổng hàm lượng các ion Ca 2+, Mg2+ trong các muối
axit mạnh của canxi và magie.

Khi sử dụng nguồn nước cứng để nấu ăn sẽ gây nhiều trở ngại, tốn nhiên liệu khi
đun nấu, có khi làm nổ nồi hơi do nước cứng khi đun sôi sẽ lắng cặn CaCO 3 xuống đáy
nồi và đường ống, trong giặt giũ nước cứng thường cần nhiều xà phòng hơn để tạo bọt,
đối với sức khỏe con người, nước cứng là nguyên nhân gây ra các bệnh sỏi thận và
một trong các nguyên nhân gây tắc động mạch do đóng cặn vôi ở thành trong của động
mạch. (Nguyễn Thị Diệp Chi, 2008).
 Clorua ( mg/l )
Clorua làm cho nước có vị mặn. Ion này thâm nhập vào nước qua sự hoà tan các
muối khoáng hoặc bị ảnh hưởng từ quá trình nhiễm mặn các tầng chứa nước ngầm hay
ở đoạn sông gần biển. Các nguồn nước ngầm có hàm lượng Clorua lên tới 500 – 1000
mg/l có thể gây bệnh thận. Nguồn nước có Cl - cao cũng có khả năng gây rỉ sét đường
ống, Cl- khi kết hợp với các hợp chất hữu cơ tạo ra các hợp chất Clo hữu cơ có khả
năng gây ung thư, Cl - còn có khả năng làm suy yếu hệ thần kinh, giảm hóc môn tuyến
giáp.
 Hàm lượng đạm nitrate ( N-NO3 (mg/l))
Nitrate là dạng oxy hóa cao nhất trong chu trình nitơ và thường đạt đến những
nồng độ đáng kể trong các giai đoạn cuối cùng của quá trình oxy hóa sinh học
(Nguyễn Khắc Cường, 2002). Ngoài ra nitrate tìm thấy trong các thủy vực là sản phẩm
của quá trình nitrate hóa hay do cung cấp từ nước mưa khi trời có sấm chớp.
Trong thủy vực có nhiều đạm ở dạng N-NO 3- , chứng tỏ quá trình oxy hóa đã kết
-`

12


thúc. Tuy vậy, các nitrate chỉ bền trong điều kiện hiếu khí. Trong điều kiện yếm khí NNO3 bị khử thành nitơ tự do tách ra khỏi nước, loại trừ được sự phát triển của tảo và
các loại thực vật khác sống trong nước. Nhưng mặt khác khi hàm lượng nitrate trong
nước khá cao có thể gây độc hại với người, vì khi vào điều kiện thích hợp, ở hệ tiêu
hóa chúng sẽ chuyển hóa thành nitrite kết hợp với hồng cầu tạo thành chất không vận
chuyển oxy, gây bệnh xanh xao thiếu máu ( Đặng Kim Chi, 2001 ).

 Fe ( mg/l )
Sắt thường có trong nước ngầm dưới dạng muối tan hoặc phức chất do hòa tan từ
các lớp khoáng trong đá hoặc do ô nhiễm bề mặt nước bởi nước thải. Nước có hàm
lượng sắt cao ( lớn hơn 0.3 mg /l ) gây trở ngại rất lớn cho việc sử dụng trong sinh
hoạt. Nước đục do sắt có màu vàng nhiều cặn và thức ăn của các loại vi khuẩn ưa sắt.
Ngoài ra, sử dụng nước có chứa hàm lượng sắt cao sẽ làm vàng quần áo khi giặt, hư
hỏng sản phẩm của các ngành dệt, sản xuất giấy, phim ảnh, đồ hộp,... Bên cạnh đó, sắt
còn làm đóng cặn trong đường ống và các thiết bị trao đổi nhiệt. ( Đặng Kim
Chi,1998 )
 Sulfate ( SO42- ( mg/l ))
Sulfate là anion có độc tính cấp thấp nhất. Tuy nhiên, nước có hàm lượng
Sulfate cao có thể gây viêm ruột, dạ dày. Nếu trong nước có SO 42- thì pH nước giảm
xuống do tạo ra H2SO4 và nước có vị chua, những loại nước như vậy có khả năng bị
nhiễm phèn. Nếu pH thấp sẽ khó khăn cho sản xuất chăn nuôi và trồng trọt vì các sinh
vật sống trong nước này có nguy cơ bị chết, cây trồng khó trưởng thành. Hàm lượng
Sulfate có trong nước cũng gây hiện tượng ăn mòn kim loại như rỉ sét đường ống và
làm hư hại các công trình xây dựng. Ngoài ra, sunfat sẽ kết hợp với ion Ca 2+ để tạo
thành cặn cứng bám trên thành các thiết bị trao đổi nhiệt.
 Asen (As (mg/l))
Asen là kim loại có thể tồn tại ở nhiều dạng hợp chất vô cơ và hữu cơ. Trong tự
nhiên, Asen có trong nhiều loại khoáng chất. Trong nước Asen thường ở dạng Asenic
hoặc Asenat. Các hợp chất Asen methyl có trong môi trường do chuyển hóa sinh học.
Arsenic phân bố rộng rãi trong vỏ quả đất và được sử dụng trong thương trường trước
hết để làm tác nhân hợp kim hóa. Arsenic xâm nhập vào nước từ các công đoạn hoà
tan các chất và quặng mỏ, từ nước thải công nghiệp và từ sự lắng đọng không khí. Ở
một vài nơi, đôi khi Arsenic xuất hiện trong nước ngầm do sự ăn mòn các nguồn
khoáng vật thiên nhiên. Ba ảnh hưởng chính của Asen tới sức khoẻ con người là: làm
đông keo protein, tạo phức với Asen(III) và phá hủy quá trình photpho hóa.
Asen gây ung thư biểu mô da, phế quản, phổi, các xoang...do Asen vàcác hợp
-`


13


chất của Asen có tác dụng lên nhóm Sulphydryl (-SH) phá vỡ quá trình photphoryl
hóa. Các enzym sản sinh năng lượng của tế bào trong chu trình axit xước bị ảnh hưởng
rất lởn. Enzym bị ức chế do việc tạo phức với As(III), làm ngăn cản sự sản sinh phân
tử ATP. Do Asen có tính chất hóa học tương tự với Photpho, nên chất này có thể làm
rối loạn Photpho ở một số quá trình hóa sinh. IARC xếp Arsenic vô cơ vào nhóm 1
(Phân loại các hóa chất dựa vào nguy cơ gây ung thư ở người) - là chất gây ung thư
cho người. Tỷ lệ mắc bệnh ung thư da tương đối cao. Trong những nghiên cứu số
người dân uống nước có nồng độ Arsenic cao cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh ung thư gia
tăng theo liều lượng Arsenic và thời gian uống nước. Giá trị hướng dẫn tạm thời đối
với Arsenic được nhiều quốc gia đưa ra là 0,01 mg/l (Trịnh Thị Thanh, 2003).
2.2 Tổng quan về khu vực nghiên cứu

B

2.2.1 Vị trí địa lý

p. Hưng Phú
Quận Ninh Kiều

N
Tỉnh Vĩnh Long
p. Hưng Thạnh

p. Phú Thứ

p. Lê Bình


p.Ba Láng

p. Tân Phú
p.Thường Thạnh
Tỉnh Hậu Giang
Hình 1.2: Bản đồ hành chánh quận Cái Răng, TPCT

Quận Cái Răng là một đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Cần Thơ, với tổng diện
tích tự nhiên 62,53km2, dân số là 115.228 người với 14.344 hộ dân, gồm 7 đơn vị hành
chính cấp dưới trực thuộc, gồm các phường: Hưng Thạnh, Lê Bình, Thường Thạnh,
Phú Thứ, Tân Phú, Ba Láng, Hưng Phú.
Địa giới hành chính quận Cái Răng như sau:
-`

14


+ Phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Long.
+ Phía Tây giáp huyện Phong Điền
+ Phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang.
+ Phía Bắc giáp quận Ninh Kiều.
Trụ sở Quận Cái Răng đặt tại phường Lê Bình.
2.2.2 Điều kiện tự nhiên
 Địa hình
Địa hình quận Cái Răng nhìn chung tương đối bằng phẳng, có độ cao phổ biến từ
0,8-1m so với mực nước biển, bị chia cắt bởi nhiều sông, kênh, rạch. Địa hình có xu
hướng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Có 2 dạng địa hình cơ bản là: đồng
bằng bãi bồi và đầm lầy bãi bồi (Địa chí Cần Thơ, 2002)
 Khí hậu

Thành phố cần thơ nói chung, quận Cái Răng nói riêng có khí hậu nhiệt đới gió
mùa cận xích đạo, mang đặc tính chung của khí hậu Tây Nam Bộ, do đó khí hậu của
quận có đặc điểm quanh năm nóng ẩm, lượng mưa phong phú và có sự phân hóa theo
mùa rõ rệt, với những đặc trưng chủ yếu sau:
+ Nhiệt độ: trung bình hằng năm khoảng 27,6°C, thường tháng 4 là tháng có nhiệt độ
cao nhất khoảng 30°C, tháng 1 là thấp nhất khoảng 26°C.
+ Chế đô mưa: một năm phân ra 2 mùa rõ rệt; mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng
11 dương lịch trùng với gió mùa Tây Nam; mùa khô khoảng từ tháng 12 đến tháng 4
năm sau trùng với gió mùa Đông Bắc, lượng mưa trung bình hằng năm khoảng
1.310mm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa ( chiếm 90% tổng lượng mưa).
+ Độ ẩm không khí: trung bình cả năm khoảng 82%, trong năm độ ẩm thấp nhất vào
tháng 3, khoảng 74%, cao nhất vào tháng 8, khoảng 87%. (phòng Tài Nguyên Môi
Trường quận Cái Răng Thành Phố Cần Thơ)
 Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất: Cần Thơ cũng như quận Cái Răng nằm trong khu vực có nguồn
nước ngọt quanh năm với đặc trưng là đất phù sa do sông Hậu bồi đấp nên có 2 nhóm
đất chính là đất phù sa nước ngọt và đất phù sa nhiễm phèn.
+ Đất phù sa nước ngọt: nằm ven sông Hậu hay các kênh rạch nối liền với sông Hậu,
đất màu mở, không bị ảnh hưởng của nước mặn hoặc bị phèn tác động. Có 3 loại đất
chính: đất phù sa ven sông, đất phù sa có tầng loang lỗ đỏ vàng và đất phù sa glây.
+ Đất phù sa nhiễm phèn: thành phần chủ yếu là sulfat sắt và nhôm, pH thấp (<4),
nước có vị chua. Có 2 loại chủ yếu: đất phèn tiềm tàng, đất phèn hoạt động. Đất phèn
-`

15


hoạt động được chai thành 3 loại đất chính: đất phèn nặng, đất phèn trung bình và đất
phèn nhẹ.
Tài nguyên thực vật:

+ Ở vùng đất phù sa ngọt, do dễ khai thác nên các động vật hoang dã không cc̣òn, chủ
yếu chỉ cọọ̀n các loại cỏ, rong tảo... sống ngoài ruộng, trong sông rạch... Dọc theo các
kênh rạch có dừa nước, bình bát...
+ Ở vùng đất phèn, hệ thực vật rất ích, chủ yếu là dừaa nước, sen, bông súng.
Tài nguyên động vật:
+ Động vật trên cạn: chỉ cc̣òn các loại như gà nước, le le, rắn, rùa,... nhưng cũng đang
bị săn và tiêu diệt. Các loài côn trùng và gặm nhắm, các loài sâu rầy, các loại dế,
chuột,...có đời sống gắn liền với các hoạt động sản xuất nông nghiệp.
+ Động vật dưới nước: gồm các loại cá, tôm, tép, nguyễn thể,... sống ở các kênh rạch
và đồng ruộng. ( Địa chí Cần Thơ, 2002)
 Điều kiện kinh tế-xã hội
Kinh tế
Nhìn lại chặn đường 10 năm phát triển, quận Cái Răng có nhìu thuận lợi và khó
khăn, thách thức đan xen, nhưng với sự quan tâm lănh đạo kịp thời của Thành ủy,
UBND thành phố, Quận ủy đã chỉ đạo hệ thống chính trị khắc phục mọi khó khăn,
vướn mắt, ban hành những chính sách, giải pháp phù hợp để đưa quận nhà phát triển
xứng tầm, vai tṛò, vị trí, tiềm năng vốn có. Năm 2014, tổng sản phẩm trên địa bàn
(GDP- giá so sánh 2010) ước đạt 69.514,7 tỷ đồng, tăng 12,05% so với năm 2013. Cơ
cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng tăng dần tỷ trọng Khu vực II,III; giảm
dần Khu vực I trong cơ cấu kinh tế, đặc biệt chất lượng được nâng lên khi cả ba khu
vực đều tăng trưởng so với cùng kỳ. Nhờ duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế đã
làm tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao mức sống của người dân. Ước thực hiện GDP
bình quân đầu người đạt 70,2 triệu đồng/người/ năm, tăng 7,1 triệu đồng so với năm
2013. Ước tính 6 tháng đầu năm giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp thực
hiện được 2.172,8 triệu đồng, đạt 51,7% kế hoạch năm. Tổng diện tích lúa thực hiện là
826 ha, đă thu hoạch 716 ha lúa đông xuân với sản lượng đạt 4.868,8 tấn, đạt 69,7%.
Tổng thu ngân sách đến ngày 31/5/2014 là 165.904 triệu đồng, đạt 52,36%. Đã giải
ngân xây dựng cơ bản được 55.544/94.876 triệu đồng, đạt 58,54%. Đồng thời, quận đã
cấp 1.960 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các loại với diện tích 92,25 ha....
Các loại hình dịch vụ, hoạt động kinh doanh mua bán tiếp tục phát triển ổn định,

tình hình lưu chuyển hàng hóa trên thị trường tương đối tốt, sức mua tăng khá. Tổ
chức sắp xếp trật tự mua bán tại các chợ đi vào nề nếp, nhất là chợ Cái Răng đảm bảo
trật tự mua bán, mỹ quan đô thị.

-`

16


Vừa qua, Quận ủy-HĐND-UBND quận Cái Răng đã thống nhất điều chỉnh định
hướng phát triển kinh tế của quận như sau: kinh tế phát triển theo hướng công nghiệpdịch vụ - nông nghiệp chất lượng cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn
2016-2020 đạt 16-16,5%. Đến năm 2020, tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế chủ yếu là phát
triển lĩnh vực công nghiệp- xây dựng chiếm 58-59%, thương mại- dịch vụ chiếm 3940% và nông, lâm nghiêp, thủy sản chiếm 2-3%; thu thập bình quân đạt 120-125 triệu
đồng/người/năm; tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn giai đoạn 2016-2020 đạt
23.000-24.000 tỷ đồng. Phấn đấu đến giai đoạn 2021-2030, kinh tế quận phát triển
theo hướng công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp sinh thái-đô thị. (vpub.cantho.gov.vn)
Xã hội
Trong lĩnh vực văn hóa-xã hội, giáo dục đều có bước chuyển biến có nét. Chất
lượng giáo dục trên địa bàn quận được nâng lên, kết quả xét đạt hoàn thành chương
trình giáo dục tiểu học đạt 100%, trung học cơ sở đạt tỷ lệ 98,36%, tốt nghiệp trung
học phổ thông đạt tỷ lệ 99,83% (tăng 0,85% so với cùng kỳ), tốt nghiệp hệ giáo dục
thường xuyên đạt tỷ lệ 73,43%.
Về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, quận thực hiện tốt các chương trình
mục tiêu Quốc gia về y tế; 100% trạm y tế trên địa bàn đạt chuẩn quốc gia; quan tâm
thực thực hiện có hiệu quả công tác pḥòng, chống dịch chủ động, công tác tiêm chủng
mở rộng; thực hiện tốt chiến dịch truyền thông dân số kế hoạch hóa gia đình.... Đến
nay, 100% khu vực trên địa bàn quận được tái công nhận khu vực văn hóa.
Công tác bảo vệ môi trường trong quận thường xuyên phát động, kiểm tra tuần
lễ, nhất là tuần lễ quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường, ngày môi trường thế
giới và trong mùa mưa lũ, đă tổ chức tuyên truyền phát động khu vực chợ, nơi đông

dân cư, kiểm tra và xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ
vi phạm vệ sinh môi trường nên tình hình môi trường thời gian qua được đảm bảo tốt.
Chương trình nước sạch và bảo vệ môi trường bằng nguồn vốn và vận động nhân dân,
đến nay tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh 95%, nước sạch 87%, tỷ lệ xử lý chất
thải rắn y tế 100%.
Mục tiêu đến năm 2020 được định hướng phát triển, giảm tỷ lệ nghèo bình quân
1%/năm; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 65-70%; tỷ lệ các trường đạt chuẩn quốc
gia đạt 70-80%; tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100% (tỷ lệ hộ dân sử dụng
nước sạch đã đạt trên 90%); tỷ lệ hộ dân sử dụng điện an toàn trên 98%; phấn đấu tỷ lệ
chất thải rắn được thu gom và xử lý đạt trên 90%; tình hình an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội được giữ vững.( vpub.cantho.gov.vn)

-`

17


CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.1.1 Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 4/2018 đến tháng 6/2018.
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
Phòng thí nghiệm Môi trường thuộc Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi
trường thành phố Cần Thơ.
3.2 Phương tiện nghiên cứu
- Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước dưới đất.
- Phần mềm thống kê xử lý số liệu.
- Lấy mẫu.

- Phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm
3.3 Bố trí thí nghiệm
3.2.1 Thời gian thu mẫu
Mẫu được thu một đợt duy nhất vào ngày 20/5/2018.
3.2.2 Số lượng và thông số phân tích
- Số lượng: Mẫu nước sẽ được thu tại 2 phường trong địa bàn quận Cái Răng, thành
phố Cần Thơ, độ sâu lần lượt là:
Bảng 3.1: Vị trí thu mẫu nước ngầm tại quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ

hiệu
mẫu

-`

Vị trí

Độ sâu(m)
Giếng 1

thu mẫu

Giếng 2

QT01

Phường Ba Láng

40

60


QT03

Phường Thường Thạnh

35

50

18


- Thông số phân tích: pH, Độ cứng tổng, Clorua (Cl -), Sunfat (SO4 2-), Nitrat (NO3-),
Sắt (Fe), As.

3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp thu thập các thông tin thứ cấp
Mục tiêu cách tiếp cận này nhằm hiểu được bức tranh tổng thể về hiện trạng khai
thác sử dụng NDĐ ở vùng nghiên cứu. Ngoài ra, xác định được các số liệu cần bổ
sung (nếu có) làm cơ sở để triển khai thu thập sơ cấp tiếp theo. Phương pháp tiếp cận
“từ trên xuống” được áp dụng nhằm thu thập và tổng hợp các số liệu, tài liệu đã công
bố liên quan đến hiện trạng khai thác và sử dụng NDĐ ở vùng nghiên cứu.
Liên hệ xin các số liệu và tài liệu có liên quan ở Sở Khoa Học và Công Nghệ, Uỷ
Ban Nhân Dân Quận Cái Răng, Uỷ Ban Nhân Dân các phường trong quận, từ sách báo
ở thư viện thành phố, thư viện bộ môn, mạng Internet.
3.4.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Tiến hành thực hiện khảo sát thực địa, lấy mẫu và phân tích mẫu nước ngầm ở
các giếng khoan (Bảng 3.1) tại quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
3.4.3 Phương pháp thu mẫu
Mẫu được thu theo TCVN 5992:1995 (ISO 5667 – 2: 1991) – chất lượng nước –

lấy mẫu. Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.
- Tiến hành thu mẫu:
 Thu mẫu các giếng khoan của những hộ dân tại 2 phường: Ba Láng và
Thường Thạnh bằng chai nhựa.
 Tráng chai đựng mẫu vài lần bằng nước ở nơi lấy mẫu sau đó mới tiến hành
lấy mẫu trực tiếp.
 Sau khi cho mẫu nước vào chai đựng mẫu xong , nhanh chóng vặn chặt nút
chai, tránh rò rỉ và làm nhiễm bẩn mẫu.
 Ghi nhãn và đem mẫu đã lấy bỏ vào thùng đá ướp lạnh.
 Cuối cùng vận chuyển mẫu về phòng thí nghiệm.
- Kỹ thuật thu mẫu nước ngầm: Do thành phần nước ngầm dễ bị thay đổi khi tiếp
xúc với không khí cho nên cần giữ không cho mẫu nước ngầm tiếp xúc không khí. Vì
vậy, khi lấy nước ngầm lên thì thao tác phải nhanh, đậy kín mẫu, tránh oxy hoá bằng
cách đựng mẫu trong chai màu đen và việc phân tích tiến hành càng sớm càng tốt, tốt
nhất là ngay sau khi lấy mẫu.
3.4.4 Phương pháp bảo quản mẫu
-`

19


×