Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Tiểu luận Đánh giá công tác quản lý tài nguyên nước mặt ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.61 KB, 26 trang )

CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là nước có lượng mưa trung bình cao, khoảng
2.000mm/năm, gấp 2,6 lần lượng mưa trung bình của vùng lục
địa trên thế giới. Ngoài dòng chảy phát triển trong nội địa, hằng
năm lãnh thổ Việt Nam nhận thêm lưu lượng lớn từ các quốc gia
láng giềng như Trung Quốc, Lào chảy vào với số lượng khoảng
550km3 (Võ Thành Hoà, 2016).
Theo Nguyễn Thị Phương Loan (2005) cho biết mặc dù có
tài nguyên nước dồi dào nhưng do bị phụ thuộc vào các nước ở
vùng thượng lưu và tình trạng phân bố không đồng đều, nên tài
nguyên nước Việt Nam vẫn bị xếp vào loại thấp trong khu vực
Đông Nam Á vì chỉ số tài nguyên nước tính theo đầu người của
Việt Nam là 4.170m3 trong khi trung bình khu vực Đông Nam Á
là 4.900m3.
Báo cáo của Cục quản lý tài nguyên bước năm 2012, cho
thấy tài nguyên nước trên lưu vực sông ở Việt Nam, trong đó có
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang bị suy giảm và suy
thoái nghiêm trọng do nhu cầu dùng nước tăng cao trong sản
xuất nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, thuỷ điện,
làng nghề và do khả năng quản lý yếu kém, đặc biệt là do ảnh
hưởng của tác động biến đổi khí hậu và các chính sách sử dụng
nước ở các quốc gia vùng thượng lưu (Bộ Tài Nguyên và Môi
trường, 2012).
Hiện nay nước mặt ở ĐBSCL đang có dấu hiệu bị ô nhiễm
do nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo Bùi Thị Nga và ctv,
(2011) cho thấy có sự ô nhiễm As ở các lưu vực sông ĐBSCL và
có dấu hiệu gia tăng trong những năm gần đây. Báo cáo hiện
trạng môi trường quốc gia năm 2010 cũng cho rằng các lưu vực
sông Mê Kông đang chịu những tác động từ các hoạt động nông
nghiệp, công nghiệp, y tế và các hoạt động dịch vụ khác gây


nguy cơ ô nhiễm môi trường nước mặt trong vùng, đáng kể nhất
là nguy cơ từ các hoạt động sản xuất công nghiệp (Bộ Tài
nguyên và Môi trường, 2012).
Ngoài ra, việc áp dụng các chính sách về tăng cường sử


dụng nước mặt của các quốc gia vùng thượng nguồn của sông
Mê Kông như xây đập thuỷ điện, chuyển nước tích trữ vào các
hồ chứa… cùng với các tác động ngày càng tăng của hiện tượng
biến đổi khí hậu là các tác nhân chính gây tác động xấu đến
môi trường nước mặt tại vùng ĐBSCL như tình trạng khô hạn
kéo dài, quá trình xâm nhập mặn tại các vùng ven biển ngày
càng tăng (Võ Thành Hoà, 2016).
Chính vì vậy đề tài “Đánh giá công tác quản lý tài
nguyên nước mặt ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang” được
thực hiện nhằm tìm ra các giải pháp quản lý và hành động kịp
thời để giữ gìn nguồn tài nguyên quý giá này.


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1.
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý nguồn tài nguyên
nước mặt ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang trong bối cảnh gia
tăng hiện tượng cực đoan và tác động của biến đổi khí hậu.
1.2.2.

Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá công tác quản lý nguồn tài nguyên nước với sự

tham gia của các bên liên quan.
- Xác định các mâu thuẫn trong khai thác và sử dụng nguồn
nước mặt giữa chính quyền địa phương và người dân.
- Đánh giá công tác quản lý tổng hợp tài nguyên nước mặt
theo chương trình hành động quốc gia và đề xuất các giải pháp
quản lý tổng hợp nguồn tài nguyên nước mặt theo hướng bền
vững.
1.3. Nội dung nghiên cứu
- Thu thập thông tin về công tác quản lý và chất lượng nước
mặt phục vụ sinh hoạt người dân từ Phòng Tài nguyên và Môi
trường huyện Cái Bè.
- Điều tra/Phỏng vấn về quy trình xử lý nước tại khu vực
nghiên cứu. Phỏng vấn người dân về tình hình chất lượng nước
mặt và mức sử dụng nước của một số hộ gia đình trên địa bàn
huyện Cái Bè.
- Đánh giá hiệu quả thực thi sử dụng tài nguyên nước mặt
dựa trên sự tham gia của các bên có liên quan.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp,thứ cấp
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn
- Phương pháp thống kê phân tích
- Phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm Excel 2013
1.5 Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Nước mặt.


- Phạm vi nghiên cứu: Khu vực nghiên cứu của bài tiểu
luận tại thị trấn Cái Bè và xã Mỹ Đức Tây của huyện Cái Bè.



CHƯƠNG 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1.
Tài nguyên nước mặt
Nước là yếu tố cơ bản không thể thiếu trong việc duy trì sự
sống và mọi hoạt động của con người trên hành tinh. Việc đáp
ứng nhu cầu về nước đảm bảo cả về chất lượng và số lượng là
một điều kiện tiên quyết để phát triển bền vững.
Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa
và nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo.
(Luật tài nguyên nước, 2012).
J.A.Jonnes chia tài nguyên nước thành ba loại:
Tài nguyên tiềm năng tương lai, là toàn bộ lượng nước có trên Trái Đất
mà trong điều kiện hiện nay loài người hầu như chưa có khả năng khai thác, như
nước ngầm nằm rất sâu, nước trong băng tuyết hai cực, nước biển và đại
dương…
Tài nguyên tiềm năng thực tại, là lượng nước có trong lãnh thổ, nhưng ở
trạng thái tự nhiên con người khó khai thác và có nguy cơ bị nó gây hại, hoặc
xảy ra rủi ro, ví dụ như nước lũ, nước ngầm nằm sâu…
Tài nguyên hiện thực của một vùng, là khái niệm trùng với quan điểm
truyền thống hiện nay, chỉ toàn bộ lượng nước có trong các thuỷ vực mặt và
ngầm mà con người dễ dàng khai thác sử dụng.
2.1.2.

Quản lý tài nguyên nước

Quản lý tài nguyên nước là tất cả các hoạt động thuộc về
kỹ thuật, tổ chức, quản lý và vận hành cần thiết để quy hoạch,
xây dựng các công trình sử dụng nước cũng như thực hiện quản

lý nguồn nước của lưu vực sông (Savanije, 1997).
Quản lý tài nguyên nước phải được thực hiện theo phương
thức tổng hợp và thống nhất trên cơ sở lưu vực sông. Cơ cấu sử
dụng nước phải phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Tài
nguyên nước phải được phát triển bền vững; khai thác, sử dụng
tiết kiệm, hiệu quả, tổng hợp và đa mục tiêu. Phải coi sản phẩm


nước là hàng hoá; sớm xóa bỏ cơ chế bao cấp, thực hiện xã hội
hoá các hoạt động bảo vệ, phát triển nguồn nước và cung ứng
dịch vụ nước. (Chiến lược Quốc gia về tài nguyên nước, 2006).
Việc quản lý tài nguyên nước phải bảo đảm thống nhất
theo lưu vực sông, theo nguồn nước, kết hợp với quản lý theo
địa bàn hành chính.
Tài nguyên nước phải được quản lý tổng hợp, thống nhất
về số lượng và chất lượng nước; giữa nước mặt và nước dưới
đất; nước trên đất liền và nước vùng cửa sông, nội thủy, lãnh
hải; giữa thượng lưu và hạ lưu, kết hợp với quản lý các nguồn tài
nguyên thiên nhiên khác. (Luật tài nguyên nước, 2012)
2.1.3.

Quản lý tổng hợp tài nguyên nước mặt

Quản lý tổng hợp tài nguyên nước được định nghĩa: “Là
một quá trình đẩy mạnh, phối hợp phát triển và quản lý nguồn
nước, đất đai và tài nguyên liên quan, để tối đa hoá lợi ích kinh
tế và phúc lợi xã hội một cách công bằng mà không phương hại
đến tính bền vững của các hệ sinh thái thiết yếu” (GWP, 2004).
Quản lý tổng hợp tài nguyên nước được nhìn nhận với ý

nghĩa là: một quá trình để quản lý tài nguyên nước ngày một
hiệu lực hơn vì mục tiêu phát triển bền vững; một quan điểm
bao trùm từ trách nhiệm nhà nước đến trách nhiệm các tổ chức
và cộng đồng khai thác sử dụng hiệu quả tài nguyên nước; và
một cách tiếp cận vận dụng hài hòa các dạng thể chế quản lý
tài nguyên và dịch vụ nước trong ngành nước. (Cục quản lý tài
nguyên nước, 2015)
2.2. Cơ sở pháp lý và công cụ quản lý để quản lý tài
nguyên nước
2.2.1.
Cơ sở pháp lý
- Luật Tài nguyên nước năm 2012;
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Tài nguyên
nước năm 2012;
- Quyết định số 366/QĐ-TTg ngày 31/3/2012 của Thủ tướng
Chính phủ, về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia
Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012 –


2015;
- Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính
phủ quy định về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;
- Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính
phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 117/2007/NĐCP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu
thụ nước sạch;
- Thông tư số 15/2006/TT-BYT ngày 30/11/2006 của Bộ
trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước
ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình;
- Quy chuẩn QCVN 08: 2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật

quốc gia về chất lượng nước mặt.
- Quy chuẩn QCVN 08-MT: 2015/BTNMT của Bộ Tài nguyên
Môi trường về sửa đổi bổ sung một số điều trong Quy chuẩn
QCVN 08: 2008/BTNMT kèm theo Thông tư ban hành Quy chuẩn
quốc gia về chất lượng nước mặt.
- Quy chuẩn QCVN 02: 2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt.
2.2.2.
Công cụ quản lý tài nguyên nước
 Sơ đồ tổ chức hệ thống quản lý tài nguyên nước


Sơ đồ tổ chức hệ thống quản lý tài nguyên nước mặt ở
Việt Nam
(Nguồn: UNEP, 2014)

 Công cụ kinh tế
Đây là công cụ hết sức quan trọng của nền kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường. Trong
lĩnh vực bảo vệ và quản lý môi trường, các công cụ kinh tế được
sử dụng là nhằm tác động đến các chi phí và lợi ích trong các
hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân đảm
bảo giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và
bảo vệ môi trường. Việc sử dụng rộng rãi các công cụ kinh tế
không chỉ hạn chế tối đa các hoạt động gây bất lợi cho môi
trường sống mà còn khuyến khích quá trình đổi mới trang thiết
bị kỹ thuật, đưa các công nghệ tiên tiến, đặc biệt là đưa công
nghệ sạch vào sản xuất. Từ đó sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng
các nguồn vốn đầu tư, tăng hiệu quả các hoạt động khai thác và
sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi

trường; đồng thời khuyến khích ý thức tiết kiệm trong các hoạt
đốngản xuất kinh doanh (Bùi Văn Quyết, 2008).
Thuế và phí môi trường

Thuế và phí chất
Thuế và phí rác thải
Thuế và phí nước

Thuế và
phí môi
trường

Thuế và phí tiếng

Phí đánh vào người sử
dụng
Thuế và phí hành chính

Sơ đồ thuế và phí môi trường

 Một số công cụ kinh tế trong quản lý môi trường
Thuế tài nguyên.
Thuế/phí môi trường.
Giấy phép và thị trường giấy phép môi trường.


Hệ thống đặt cọc – hoàn trả.
Ký quỹ môi trường.
Trợ cấp môi trường.
Nhãn sinh thái.

Quỹ môi trường
 Công cụ giáo dục
Giáo dục môi trường:
+ Là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục
chính quy và không chính quy nhằm giúp con người có được sự
hiểu biết, kỹ năng và giá trị tạo điều kiện cho họ tham gia và
phát triển một xã hội bền vững về sinh thái.
+ Là một tiến trình nhằm tạo ra ở cá nhân và tập thể
con người ý thức bảo vệ môi trường để cải thiện chất lượng cuộc
sống thông qua sự hiểu biết đầy đủ những giới hạn về mặt vật
lý, chính trị, kinh tế xã hội và hành vi (Lưu Đức Hải và ctv,
2006).
Truyền thông môi trường: là một quá trình tương tác xã hội
hai chiều nhằm giúp cho những người có liên quan hiểu được
các yếu tố môi trường then chốt, mối quan hệ phụ thuộc lẫn
nhau của chúng và cách tác động vào các vấn đề có liên quan
một cách thích hợp. (Trương Hoàng Đan và Nguyễn Văn Bé,
2013)

 Công cụ quan trắc môi trường
Quan trắc môi trường được xem như là công cụ hỗ trợ tích
cực trong việc quản lý chất lượng môi trường.
Quan trắc môi trường là một trong những nhiệm vụ cơ bản
của kế hoạch bảo vệ và quản lý tài nguyên. Các thông tin về
biến đổi và dao động của nồng độ các chất gây ô nhiễm môi
theo không gian và thời gian là những thông tin đầu vào của
một kế hoạch kiểm soát và quản lý môi trường. Các yêu cầu
theo thời gian bao gồm: sự so sánh các nồng độ này theo phân
bố thẳng đứng và nằm ngang. Theo các công trình đã báo cáo
từ nước ngoài, khi tiến hành một kế hoạch giám sát chất lượng

môi trường, nhất thiết phải sử dụng một mạng lưới điểm lấy


mẫu nằm trong và ngoài khu vực quan tâm, thiết kế một mạng
lưới như vậy phụ thuộc vào nhiều yếu tố và ít nhất là bốn yếu
tố:
o Điều kiện tự nhiên (địa hình, khí tượng, thuỷ văn …).
o Điều kiện nguồn thải.
o Điều kiện các hệ chịu tác động các chất ô nhiễm
(người, động vật, công trình).
o Điều kiện chi phí (điều này không phụ thuộc vào ba
điều kiện trên).
(Trương Hoàng Đan và Nguyễn Văn Bé, 2013)
Quản lý môi trường
Nhu cầu
thông tin

Sử dụng
thông tin
Báo cáo

Chương
trình

Phân tích
số liệu

Thiết kế
mạng lưới
Lấy mẫu

và quan

Xử lý số
liệu
Phân tích trong Phòng Thí
Nghiệm

Sơ đồ mối quan hệ giữa quản lý môi trường và quan trắc
 Công cụ pháp luật và chính sách
Công cụ quản lý là công cụ quản lý trực tiếp. Đây là loại
công cụ được sử dụng phổ biến và là công cụ có tầm quan trọng
bậc nhất trong lĩnh vực bảo vệ và quản lý môi trường ở mọi
quốc gia trên thế giới. Ưu điểm nổi bậc của công cụ này là đảm


bảo quyền bình đẳng đối với mọi tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực
khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi
trường sống. Tất cả mọi người đều phải tuân thủ những qui định
về quản lý chặt chẻ các tài nguyeen thiên nhiên, các thành
phần môi trường, nhất là quản lý các loại chất thải độc hại,
thông qua các qui định mang tính cưỡng chế cao của pháp luật.
Các công cụ quản lý bao gồm chiến lược, các kế hoạch và
chính sách môi trường của quốc gia, của các nghành kinh tế,
của các lĩnh vực hoạt động của xã hội và của địa phương, hệ
thống các văn bản về luật quốc tế, hệ thống luật quốc gia và
các văn bản khác dưới luật (nghị định, thông tư, những qui định
và các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường, giấy phép môi
trường…) có liên quan đến bảo vệ và quản lý môi trường.
Cơ cấu của hệ thống tiêu chuẩn môi trường bao gồm các
nhóm chính sau:

- Những quy định chung.
- Tiêu chuẩn nước (nước mặt, nước ngầm, nước thải…).
- Tiêu chuẩn không khí (khói, bụi, khí thải…).
- Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ đất canh tác, sử dụng hoá
chất trong sản xuất nông nghiệp.
- Tiêu chuẩn về bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc trừ sâu, diệt
cỏ…
- Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, di
tích lịch sử, văn hoá.
- Tiêu chuẩn liên quan đến môi trường do các hoạt động
khai thác khoáng sản trong lòng đất, ngoài biển…
Công cụ chính sách pháp luật trong quản lý môi trường
bao gồm: luật môi trường và các bộ luật liên quan, chính sách
môi trường, kế hoạch hoá môi trường, tiêu chuẩn môi trường…
 Công cụ quản lý tổng hợp
2.3.

Vai trò quan trọng của quản lý tài nguyên nước

 Vai trò của tài nguyên nước mặt
Đồng bằng sông Cửu Long là phần cuối cùng của châu thổ


sông Mê Công, địa hình vùng ĐBSCL thấp dần theo 2 hướng: từ
Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Khí hậu vùng ĐBSCL
mang tính nhiệt đới, nóng, ẩm với nền nhiệt cao và ổn định theo
2 mùa: mùa mưa và mùa khô.
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 (hơn 90% lượng mưa
tập trung vào mùa mưa như các tháng 9, 10), mùa khô từ tháng
11 đến tháng 4 năm sau. Theo đó, mùa lũ ở ĐBSCL thường kéo

dài khoảng 6 tháng (tháng 7 đến tháng 12) với diễn biến khá
hiền hòa với biên độ tại Tân Châu, Châu Đốc từ 3,5 - 4,0 m và
lên xuống với cường suất trung bình 5 - 7 cm/ngày và cao nhất
cũng chỉ ở mức 20 - 30 cm/ngày. Chế độ thủy văn, thủy lực ở
ĐBSCL rất phức tạp, theo đó, chất lượng môi trường nước cũng
đa dạng theo từng khu vực. Chế độ ngập mặn và quá trình xâm
nhập mặn ở ĐBSCL chịu sự chi phối của chế độ bán nhật triều
không đều của biển Đông đã ảnh hưởng đến khoảng 1,4 - 1,5
triệu ha đất. Quá trình chuyển dịch cơ cấu sang nuôi tôm nước
mặn cũng làm diễn biến xâm nhập mặn gia tăng nhanh chóng ở
khu vực ĐBSCL. (Báo cáo môi trường quốc gia, 2012)
- Nước đóng vai trò rất quan trọng trong sự tồn tại và phát
triển của sự sống, là thành phần quan trọng của các tế bào
sống và là môi trường diễn ra các quá trình sinh hoá cơ bản.
Trong cơ thể con người, nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ
thể, nước tham gia vào các quá trình chuyển hoá vật chất, điều
hoà thân nhiệt, vận chuyển và cung cấp các yếu tố cần thiết
cho cơ thể để duy trì các sự sống. Đồng thời, nước giúp cơ thể
lọc sạch và đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể con người.
- Tuy nhiên, bên cạnh những vai trò thiết thực đó, nước
cũng là môi trường trung gian chứa đựng các chất độc hại và
lan truyền nhiều mầm bệnh nguy hiểm có liên quan đến chất
lượng nước gây hại đến sức khoẻ con người nếu như không được
quản lý tốt đặc biệt là các bệnh đường tiêu hoá như tả thương
hàn. Do đó ảnh hưởng đến sức khỏe, nguy cơ nhiễm các bệnh
về đường tiêu hóa là rất lớn Việc tắm nước sông, thậm chí cả
nước ao hồ bị nhiễm nhiều loại bệnh là nguyên nhân gây đau
mắt, viêm da, viêm tai, ghẻ lở, nấm da và nhiều loại bệnh khác.
( Võ Thành Hòa, 2016).



 Sự cần thiết của quản lý tài nguyên nước
Đối với hoạt động kinh tế, nước đóng vai trò như một đầu
vào sản xuất. Giá trị của nước là yếu tố cấu thành nên sản
phẩm của các ngành kinh tế. Để đảm bảo mục tiêu sử dụng
nước bền vững, nước cần được công nhận như một thứ hàng
hóa kinh tế có giá trị kinh tế trong mọi sự sử dụng cạnh tranh .
Nước được coi như là một loại vốn tự nhiên thuộc sở hữu
chung, chính vì vậy nếu không phân định rõ quyền tài sản về
nước, cũng như phân bổ lợi ích cho các bên liên quan một cách
hợp lý, sẽ dễ dẫn đến xung đột về nguồn nước. Vì tất cả các
ngành đều sử dụng nước là yếu tố đầu vào. Chẳng hạn nước hồ
Hòa Bình được sử dụng cho mục đích thủy điện, cấp nước nông
nghiệp hạ du, cấp nước sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản, phát
triển du lịch…, như vậy sẽ có những sự mâu thuẫn và xung đột
khi sử dụng nguồn nước ở hồ này, nhất là trong bối cảnh kinh tế
thị trường, vấn đề phân bổ thế nào cho hiệu quả.
Sự cần thiết trên cũng thể hiện qua việc khai thác sử dụng
tài nguyên thuộc sở hữu chung cần đảm bảo hiệu quả và công
bằng. Trên khía cạnh hiệu quả, việc khai thác sử dụng tài
nguyên nước cần đảm bảo phân bổ tối ưu giữa các vùng và lãnh
thổ, giữa các ngành nghề, các chủ thể trong nền kinh tế để
phúc lợi xã hội đạt tối đa.
Trên khía cạnh công bằng, khai thác sử dụng tài nguyên
nước cần đảm bảo đáp ứng nhu cầu của thế thế hệ hiện tại mà
không làm ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ
tương lai. Công bằng còn thể hiện ở việc phân phối lợi ích từ tài
nguyên nước. Với đặc điểm là nguồn tài nguyên thuộc sở hữu
chung, lợi ích nhận được từ khai thác nước cần được phân phối
toàn bộ các chủ thể trong nền kinh tế.

Việt Nam đã thực hiện một số công cụ chính sách quản lý
dựa trên tiếp cận thị trường như: thuế tài nguyên nước; phí và lệ
phí trong khai thác sử dụng nước; giá và trợ cấp tiền sử dụng
nước; phí BVMT đối với nước thải; bồi thường thiệt hại gây ô
nhiễm nước. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cho thấy những
chính sách này còn bất cập, chưa phát huy được hết ưu thế của
công cụ thị trường trong điều tiết khai thác sử dụng nước hiệu


quả hơn cũng như những chế tài nhằm giảm thiểu xả thải gây ô
nhiễm môi trường.
(PGS. TS. Nguyễn Thế Chinh, 2018, Hội thảo giải pháp xanh cho
nguồn nước)
2.4. Nguyên tắc quản lý tài nguyên nước
2.4.1.
Nguyên tắc quản lý theo Dublin
- Nước ngọt là tài nguyên hữu hạn và cần được bảo vệ,
thiết yếu để duy trì cuộc sống phát triển và môi trường.
- Phát triển và bảo vệ tài nguyên nước cần dựa trên
phương pháp tiếp cận cùng tham gia của người sử dụng, nhà
quy hoạch và lập chính sách ở tất cả các cấp.
- Phụ nữ đóng vai trò trung tâm trong việc cấp, quản lý và
bảo vệ nguồn nước.
- Nước có giá trị kinh tế trong mọi hình thức sử dụng và
cần được nhìn nhận như một hàng hóa kinh tế (Đinh Phúc Huy,
2014).
2.4.2.
Nam

Nguyên tắc quản lý theo Chương trình Nghị sự 21 của Việt


- Nguyên tắc tổng hợp
- Nguyên tắc thống nhất
- Nguyên tắc quản lý số lượng nước phải đi đôi với quản lý chất lượng
nước.
- Nguyên tắc quản lý nước mặt phải đi đôi với quản lý nước ngầm
- Nguyên tắc cân bằng nước theo lưu vực sông (Đinh Phúc Huy, 2014).
2.4.3.
Nguyên tắc quản lý theo Luật tài nguyên nước 2012
Việc quản lý tài nguyên nước phải bảo đảm thống nhất theo lưu vực sông,
theo nguồn nước, kết hợp với quản lý theo địa bàn hành chính.
Tài nguyên nước phải được quản lý tổng hợp, thống nhất về số lượng và
chất lượng nước; giữa nước mặt và nước dưới đất; nước trên đất liền và nước
vùng cửa sông, nội thủy, lãnh hải; giữa thượng lưu và hạ lưu, kết hợp với quản
lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác.
Việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc
phục hậu quả tác hại do nước gây ra phải tuân theo chiến lược, quy hoạch tài
nguyên nước đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; gắn


với bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam
thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác; bảo đảm quốc phòng, an ninh,
trật tự, an toàn xã hội.
Bảo vệ tài nguyên nước là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân và
phải lấy phòng ngừa là chính, gắn với việc bảo vệ, phát triển rừng, khả năng tái
tạo tài nguyên nước, kết hợp với bảo vệ chất lượng nước và hệ sinh thái thủy sinh,
khắc phục, hạn chế ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước.
Khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải tiết kiệm, an toàn, có hiệu quả;
bảo đảm sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu, công bằng, hợp lý, hài hòa lợi ích, bình
đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các tổ chức, cá nhân.

Phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra phải có kế hoạch
và biện pháp chủ động; bảo đảm kết hợp hài hòa lợi ích của cả nước, các vùng,
ngành; kết hợp giữa khoa học, công nghệ hiện đại với kinh nghiệm truyền thống
của nhân dân và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.
Các dự án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và
khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra phải góp phần phát triển kinh tế - xã
hội và có các biện pháp bảo đảm đời sống dân cư, quốc phòng, an ninh, bảo vệ
di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và môi trường.
Các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội,
quốc phòng, an ninh phải gắn với khả năng nguồn nước, bảo vệ tài nguyên
nước; bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông, không vượt quá ngưỡng
khai thác đối với các tầng chứa nước và có các biện pháp bảo đảm đời sống dân
cư.
Bảo đảm chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia, công bằng, hợp lý trong bảo
vệ, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục
hậu quả tác hại do nước gây ra đối với các nguồn nước liên quốc gia. (Luật tài
nguyên nước, 2012)
2.5. Tổng quan về huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang
2.4.1.

Điều kiện tự nhiên

 Vị trí địa lý
- Huyện Cái Bè nằm về phía Tây tỉnh Tiền Giang, thuộc
vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cách trung tâm thành phố Mỹ
Tho 50km, là cửa ngõ của vùng Đồng Tháp Mười, là một trong
những huyện thuộc vùng lúa cao sản và vùng chuyên canh cây


ăn quả đặc sản lớn nhất của tỉnh. Toàn huyện có 25 đơn vị hành

chính (24 xã và một thị trấn), có tuyến Quốc Lộ 1A đi qua dài
22km xuyên suốt chiều dài từ Đông đến Tây Nam.
- Diện tích tự nhiên: Tổng diện tích tự nhiên là 42.089,82
ha; chiếm khoảng 17,0% diện tích toàn tỉnh; dân số trung bình
290.005 người (năm 2012), mật độ dân số đạt 689 người/km2.

Bản đồ hành chính huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang

 Địa hình
Huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang nói chung có địa hình bằng
phẳng, với độ dốc <1% và cao trình biến thiên từ 0 m đến 1,6 m
so với mặt nước biển, phổ biến từ 0,8m đến 1,1 m. Toàn bộ diện
tích tỉnh nằm trong vùng hạ lưu châu thổ sông Cửu Long, bề
mặt địa hình hiện tại và đất đai được tạo nên bởi sự lắng đọng
phù sa sông Cửu Long trong quá trình phát triển châu thổ hiện
đại trong giai đoạn biển thoái từ đại Holoxen trung, khoảng
5.000 - 4.500 năm trở lại đây còn được gọi là phù sa mới.

 Khí hậu
Huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang nói chung nằm trong vùng
khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm thuộc vùng đồng bằng Sông
Cửu Long với đặc điểm: Nền nhiệt cao và ổn định quanh năm.
Khí hậu phân hóa thành hai mùa tương phản rõ rệt: Mùa mưa từ


tháng 5 đến tháng 11 trùng với mùa gió Tây Nam, mùa khô từ
tháng 12 đến tháng 4 trùng với mùa gió Đông Bắc.

 Thuỷ Văn
Về phương diện thủy văn, địa bàn tỉnh Tiền Giang chia làm

ba vùng: Vùng Đồng Tháp Mười, vùng ngọt giữa Đồng Tháp
Mười và Gò Công, Vùng Gò Công.
Trong đó huyện Cái Bè nằm ở vùng Đồng Tháp Mười nên có
chế độ thuỷ văn như sau:
Vùng Đồng Tháp Mười: Thuộc địa phận tỉnh Tiền Giang giới
hạn bởi kênh Bắc Đông, kênh Hai Hạt ở phía Bắc, kênh Nguyễn
Văn Tiếp B ở phía Tây, sông Tiền ở phía Nam, quốc lộ 1A ở phía
Đông.
- Hàng năm vùng Đồng Tháp Mười đều bị ngập lũ, diện tích
ngập lũ vào khoảng 120.000 ha, thời gian ngập lũ khoảng 3
tháng (tháng 9 - 11), độ sâu ngập biến thiên từ 0,4-1,8 m.
- Về chất lượng, nước tại địa bàn thường bị nhiễm phèn
trong thời kỳ từ đầu đến giữa mùa mưa, độ PH vào khoảng 3-4.
Ngoài ra, mặn cũng xâm nhập vào từ sông Vàm Cỏ với độ mặn
khoảng 2-4% trong vòng 2-3 tháng tại vùng phía Đông Đồng
Tháp Mười.
- Vùng Đồng Tháp Mười có nhiều hạn chế, chủ yếu là ngập
lũ và nước bị chua phèn. Tuy nhiên, việc triển khai các quy
hoạch thủy lợi và kiểm soát lũ trên toàn vùng ĐBSCL nói chung
và Đồng Tháp Mười của tỉnh nói riêng đã và đang thúc đẩy sự
phát triển nông lâm nghiệp toàn diện cho khu vực.
2.4.2.

Tài nguyên thiên nhiên

 Tài Nguyên đất
- Nhóm đất phù sa: Phần lớn diện tích đất huyện Cái Bè
thuộc nhóm đất phù sa chiếm diện tích 55,49% diện tích đất tự
nhiên với khoảng 139.180,73 ha ( diện tích các huyện Cái Bè,
Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, Tp. Mỹ Tho) thuộc khu vực có

nguồn nước ngọt. Đây là nhóm đất thuận lợi nhất cho nông
nghiệp, đã được sử dụng toàn bộ diện tích.


- Nhóm đất phèn: Chiếm 19,4% diện tích tự nhiên với
48.661,06 ha, phân bố chủ yếu ở khu vực trũng thấp Đồng Tháp
Mười thuộc phía Bắc 3 huyện Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước. Đây là
loại đất hình thành nên trầm tích đầm lầy ven biển tạo thành
trong quá trình biển thoái, nên loại đất này giàu hữu cơ, phèn.

 Tài nguyên nước
Nước mặt: Tiền Giang có hai sông lớn chảy qua là sông
Tiền, sông Vàm Cỏ Tây và hệ thống kênh ngang, dọc tương đối
phong phú, rất thuận lợi cho việc đi lại bằng phương tiện đường
thủy và sử dụng nguồn nước mặt phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp. Trong đó Sông Tiền trực tiếp bồi tụ và chảy qua huyện
Cái Bè
- Sông Tiền chảy qua lãnh thổ tỉnh Tiền Giang dài khoảng
103 km, cao trình đáy sông từ -6 đến -16 m, bình quân -9m;
sông có chiều rộng 600-1.800 m, là nguồn chủ yếu cung cấp
nước ngọt cho toàn tỉnh.
- Sông Vàm Cỏ Tây chảy qua lãnh thổ tỉnh Tiền Giang có
khoảng 25km, rộng 185 m, lưu lượng dòng chảy chủ yếu từ
sông Tiền chuyển qua và một phần nước tiêu lũ từ Đồng Tháp
Mười thoát ra, là tuyến xâm nhập mặn chính trên địa bàn tỉnh
Tiền Giang.
Trong đó, sông Tiền chảy chủ yếu trực tiếp ở huyện Cái Bè
tạo nên nguồn thuỷ lợi phong phú cung cấp nước cho toàn tỉnh.

 Nước ngầm:

Huyện Cái Bè có nguồn nước ngầm ngọt có chất lượng khá
tốt, nhưng phải khai thác ở độ sâu khá lớn từ (200 – 500 m).
Đây là một trong những nguồn nước sạch quan trọng, góp phần
bổ sung nguồn nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất của nhân
dân, đặc biệt đối với những vùng bị nhiễm mặn, phèn.
[CITATION BèU14 \l 1033 ]
2.4.3.

Điều kiện kinh tế - xã hội

 Về nông nghiệp:
- Đất trồng lúa: Với diện tích đất trồng lúa màu mỡ, canh
tác 3 vụ/năm và tập trung ở các xã phía Bắc Quốc lộ 1A (chiếm


khoảng 45% tổng diện tích đất tự nhiên), giữ vị trí quan trọng
trong ngành trồng trọt của huyện, sản lượng hằng năm trên
320.000 tấn, năng suất bình quân trên 6,5 tấn/ha (khá cao so
địa bàn của tỉnh).
- Về cây ăn trái: Là địa phương có vùng trồng cây ăn trái
chuyên canh như: Xoài cát Hòa Lộc, Bưởi long Cổ Cò, cam mật
Cái Bè,... là những trái cây đặc sản của huyện, không chỉ nổi
tiếng trong tỉnh mà còn trên thị trường cả nước.
- Về chăn nuôi: Chiếm vị trí ngày càng quan trọng trong
nền kinh tế của huyện, phát triển mạnh nhất là đàn heo giao
động khoảng 120.000 con, đàn gia cầm khoảng 1.300.000 con
và tập trung ở các xã phía Bắc Quốc lộ 1A.

 Về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:
- Ngành công nghiệp xay xát, lau bóng gạo được hình

thành và phát triển khá lâu đời, là ngành công nghiệp chủ lực
của huyện và có vai trò khá quan trọng trong việc cung cấp
nguyên liệu, chế biến xuất khẩu gạo trên địa bàn tỉnh. Với trên
150 nhà máy có công suất lớn và tập trung nhiều nhất ở khu
vực Cụm công Nghiệp An Thạnh, và các khu vực lân cận như: Bà
Đắc - An Cư, Hậu Thành, Đông Hoà Hiệp, Hoà Khánh, sản lượng
xay xát và đánh bóng gạo khoảng 917.000 tấn/năm.
- Ngoài ra, một số làng nghề truyền thống chuyên sản xuất
các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp như: bánh phồng, bánh
tráng, cốm,... là các đặc sản nổi tiếng trên địa bàn huyện có
bước phát triển mạnh trong thời gian qua.

 Về thương mại - dịch vụ:
Với điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển du lịch,
nhất là du lịch sinh thái đặc trưng của huyện như: chợ nổi Cái
Bè, các lò bánh truyền thống, các ngôi nhà cổ ở xã Đông Hòa
Hiệp và Hòa Khánh (đặc biệt có nhiều ngôi nhà cổ ở xã Đông
Hòa Hiệp đã tồn tại hơn 150 năm). Lượng khách đến tham quan
du lịch hằng năm đều tăng, trên 120.000 lượt khách/năm (trong
đó khách quốc tế trên 90.000 người).
[CITATION BèU14 \l 1033 ]


CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Vật liệu, thời gian, địa điểm nghiên cứu
 Vật liệu nghiên cứu
- Các đề tài nghiên cứu đã được công nhận.
- Các tạp chí, báo khoa học.
- Các tài liệu báo cáo tổng hợp từ Sở Tài nguyên Môi trường
tỉnh Tiền Giang, Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Cái Bè.

- Cổng Thông tin điện Bộ, Sở Tài nguyên Môi trường, thư
viện pháp luật,…
- Tài liệu phỏng vấn người dân.

 Thời gian, địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: từ 4/2018 đến 7/2018
- Địa điểm: tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang
3.2. Phương pháp nghiên cứu:
Bài báo
khoa học
Tạp chí
khoa học
Báo cáo
tổng kết
Tình hình
sử dụng
tài ngyên
nước mặt

Lược khảo
tài liệu

Cán bộ địa
phương

Thu
thập số
liệu
thứ
cấp


Thống kê
mô tả

Thu
thập số
liệu sơ
cấp

Phương
pháp
nghiên cứu

Phỏng vấn
cán bộ

Phỏng vấn
người dân

Kết quả thảo luận

Sơ đồ phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:

Tình hình
sử dụng
tài ngyên
nước
mặt

Mâu
thuẫn khi
sử dụng
tài ngyên
nước
mặt

K
ết
lu

n


Các số liệu cần thu thập bao gồm: các bài báo khoa học từ
các Tạp chí khoa học; Bảng tổng hợp hiện trạng tài nguyên
nước mặt trên địa bàn huyện Cái Bè, Báo cáo tổng kết năm về
tình hình kinh tế - xã hội - an ninh quốc phòng từ Ủy ban nhân
dân huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.


Số liệu thứ cấp cần thu thập
STT

Số liệu thu thập

Năm

Nguồn cấp


1

Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện
kinh tế - xã hội huyện Phong Điền

2017

UBND
huyện Cái Bè

2

Báo cáo môi trường quốc gia

3

Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc môi
2017
trường

2012

Bộ Tài nguyên
và Môi trường
Sở Tài nguyên
và Môi trường
tỉnh Tiền Giang

 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:
Các số liệu sơ cấp như: hiện trạng khai thác và sử dụng

nguồn tài nguyên nước mặt, sự tiếp cận và thực hiện các
chính sách quản lý nguồn tài nguyên nước mặt tại địa phương,
sự tham gia của các bên có liên quan trong quản lý và sử dụng
nước mặt được thu thập thông qua phỏng vấn chuyên gia và
phỏng vấn trực tiếp 30 mẫu tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang
dựa trên bảng câu hỏi đã được chuẩn bị.
Số liệu sơ cấp cần thu thập
STT

Nội dung

Tiêu chí chọn

Số
lượng

- Nơi mà hoạt động của con
người gây ảnh hưởng đến chất
lượng nước mặt
1

Vị trí địa lý

- Những vùng cung cấp nước mặt
cho huyện Cái Bè
- Xảy ra mâu thuẫn trong sử
dụng nước mặt

2


3

Nhóm ngành nghề
của đối tượng
phỏng vấn
Cán bộ
chuyên
trách

- Trồng trọt
- Chăn nuôi
- UBND huyện Cái Bè
- Phòng Tài nguyên và Môi
trường huyện Cái Bè

3.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Các số liệu thứ cấp được tổng hợp làm cơ sở để đánh giá chung về hiện
trạng tài nguyên nước, tình hình thực thi quản lý nhà nước về tài nguyên nước
mặt ở địa phương.
- Các số liệu sơ cấp được xử lý bằng chương trình trình Microsolf


Excel và vẽ đồ thị nhằm hỗ trợ đánh giá tính hiệu quả và minh bạch trong
công tác quản lý và nhận thức của người dân về ảnh hưởng của khai thác tài
nguyên nước mặt đến sự bền vững của nguồn tài nguyên này.

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN


CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT

5.1.

Kết luận

5.2.

Đề xuất


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo môi trường quốc gia. 2012. Môi trường nước mặt.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường. 2011. Kịch bản biến đổi khí hậu,
nước biển dâng cho Việt Nam.
3. Bùi Văn Quyết, 2008. Kinh tế môi trường. Nhà xuất bản tài
chính Hà Nội.

4. Cổng thông tin điên tử Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Tiền
Giang: .
5. Lưu Đức Hải, Phạm Thị Việt Anh, Nguyễn Thị Hoàng Liên và Vũ
Quyết Thắng, 2006. Cẩm Nang Quản Lý Môi trường. Nhà Xuất
Bản Giáo dục
6. Thư viện quốc gia Việt Nam. 2015. Luật Bảo vệ Môi trường. NXB
Chính trị quốc gia.
7. Nguyễn Thanh Sơn. 2005. Đánh giá tài nguyên nước Việt Nam.
8. Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Tiền Giang. 2014. Báo cáo
Công tác ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2014 và phương
hướng nhiệm vụ năm 2015.
9. Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ. 2015. Công tác quản
lý nguồn tài nguyên nước mặt trong sản xuất nông nghiệp vùng
ven biển đồng ĐBSCL dưới tác đông của biến đổi khí hậu.


10.

Thư viện pháp luật: .

11.

Trương Hoàng Đan và Nguyễn Văn Bé. 2013. Giáo trình

quản lý môi trường.
12.

Võ Thành Hòa. 2016. Đánh giá hoạt động quản lý và chất

lương nước cấp sinh hoạt nông thôn từ nước dưới đất tại tỉnh
Tiền Giang.


×