Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Khảo sát điều kiện trích ly và thành phần hóa học của tinh dầu lá tràm gió (melaleuca cajeputi powell)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 39 trang )

MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN.........................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................ii
MỤC LỤC.............................................................................................iii
DANH MỤC HÌNH.................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG...............................................................................vii
TÓM TẮT...........................................................................................viii
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU..........................................................................1
CHƯƠNG 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU......................................................2
2.1 TỔNG QUAN VỀ HỌ MYRTACEAE.................................................2
2.1.1 Họ Myrtaceae........................................................................2
2.1.2 Phân loại khoa học................................................................2
2.2 TỔNG QUAN VỀ TINH DẦU..........................................................2
2.2.1 Khái quát về tinh dầu...........................................................2
2.2.2 Quá trình tích lũy..................................................................3
2.2.2 Phân loại tinh dầu theo cấu trúc hóa học.............................3
2.2.3 Các phương pháp thu tinh dầu.............................................3
2.2.4 Tính chất lý hóa của tinh dầu...............................................3
2.2.5 Tác dụng sinh học và ứng dụng của tinh dầu trong y học....4
2.3 TỔNG QUAN VỀ TRÀM GIÓ..........................................................4
2.3.1 Tràm gió................................................................................4
2.3.2 Đặc điểm thực vật................................................................5
2.3.3 Phân bố.................................................................................5
2.3.4 Trồng trọt và khai thác..........................................................5
2.3.5 Bộ phận dùng.......................................................................5
2.3.6 Thành phần hóa học.............................................................5
2.3.7 Giá trị kinh tế........................................................................5
2.4 TINH DẦU TRÀM GIÓ...................................................................6
2.4.1 Khái niệm..............................................................................6
2.4.2 Tác dụng của tinh dầu tràm gió đối với sức khỏe:................6
2.4.3 Công dụng của tinh dầu tràm gió trong việc làm đẹp:.........6


2.4.4 Cách Dùng Tinh Dầu Tràm Gió..............................................7
2.5 PHƯƠNG PHÁP CẤT KÉO HƠI NƯỚC..........................................7
2.5.1 Nguyên tắc...........................................................................7
1


2.5.2 Các bộ phận của một thiết bị cất tinh dầu...........................7
2.5.3 Một số lưu ý khi chế tạo tinh dầu bằng phương pháp cất:..11
2.6 GIỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG PHÁP Sắc ký khí ghép khối phổ
(GC/MS-Gas Chromatography Mass Spectometry).........................11
2.6.1 khái niệm............................................................................11
2.6.2 Phân tích kết quả................................................................12
2.7 Một số phương pháp xác định các chỉ tiêu hóa – lý của tinh dầu
.......................................................................................................13
2.7.1 Xác định độ trong, màu sắc mùi vị của tinh dầu................13
2.7.2 Xác định tỷ trọng................................................................13
2.7.3 Xác định chỉ số acid............................................................15
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................16
3.1 ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN..........................................................16
3.2 ĐỐI TƯỢNG..............................................................................16
3.3 THIẾT BỊ, DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT...........................................16
3.3.1 Thiết bị...............................................................................16
3.3.2 Dụng cụ..............................................................................18
3.3.3 Hóa chất............................................................................18
3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................18
3.5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...........................................................19
3.5.1 Xử lý nguyên liệu...............................................................19
3.5.2 Chưng cất..........................................................................19
3.5.3 Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng và thành
phần tinh dầu Tràm gió................................................................20

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...............................................22
4.1 KẾT QUẢ MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÓA CỦA TINH DẦU TRÀM GIÓ......22
4.2 KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU SUẤT VÀ
THÀNH PHẦN TINH DẦU TRÀM GIÓ TRONG QUÁ TRÌNH LY TRÍCH...22
4.2.1 Thời gian ly trích................................................................22
4.2.2 Khảo sát nhiệt độ ly trích....................................................23
4.2.3 Khảo sát lượng dung môi ly trích.......................................24
4.3 PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TINH DẦU TRÀM GIÓ
BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ KHÍ GHÉP KHỐI PHỔ
.......................................................................................................25
4.3.1 Thành phần hóa học..........................................................25
2


4.3.3 Công thức hóa học của một số cấu tử có trong thành phần
tinh dầu.......................................................................................26
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...................................................28
5.1 KẾT LUẬN..................................................................................28
5.2 ĐỀ NGHỊ....................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................30

3


DANH MỤC HÌ
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình

Hình
Hình
Hình
Hình

2.1 Tràm Gió................................................................................5
2. 2 Sơ đồ nồi cất tinh dầu thủ công NC77.................................8
2. 3 Sơ đồ thiết bị cất tinh dầu trong công nghiệp.....................9
2. 4 Sơ đồ bộ phận làm lạnh.....................................................10
2. 5 Sơ đồ bộ phận phân lập.....................................................10
2. 6 Sơ đồ bộ phận phân lập.....................................................11
2. 7 Hệ thống sắc ký khí ghép khối phổ....................................12
2. 8 Đồ thị của số khối..............................................................12
2. 9 Mass-spectrum..................................................................13

Y

Hình 3. 1 Mẫu Tràm gió tại quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ........16
Hình 3. 2 Tủ hút cân phân tích độ ẩm vật liệu..................................17
Hình 3. 3 Máy GC Agilent 6890N, Cân điện tử Scout pro..................17
Hình 3. 4 bếp điện đơn Gal,Hệ thống sinh hàn................................17
Hình 3. 5 Một số dụng cụ chưng cất tinh dầu...................................18
Hình 3. 6 Sơ đồ các bước thực hiện ly trích tinh dầu Tràm gió bằng
phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước........................................20
Hình 4. 1 Tinh dầu Tràm gió..............................................................22
Hình 4. 2 Đồ thị biểu diễn thời gian ly trích theo hàm lượng tinh dầu
Tràm gió thu được.............................................................................23
Hình 4. 3 Đồ thị biểu diễn nhiệt độ ly trích theo hàm lượng tinh dầu
Tràm gió thu được.............................................................................24
Hình 4. 4 Đồ thị biểu diễn thể tích dung môi ly trích theo hàm lượng

tinh dầu.............................................................................................25
Hình 4. 5 Một số cấu tử có trong thành phần tinh dầu Tràm gió.......27

4


DANH MỤC BẢ
Bảng 4. 1 Kết quả các chỉ tiêu lý hóa của tinh dầu Tràm gió............22
Bảng 4. 2 Kết quả khảo sát thời gian ly trích tinh dầu tràm gió bằng
phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước........................................22
Bảng 4. 3 Kết quả khảo sát nhiệt độ ly trích tinh dầu Tràm gió bằng
phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước........................................23
Bảng 4. 4 Kết quả khảo sát thể tích dung môi ly trích tinh dầu Tràm
gió bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước.........................24
Bảng 4. 5 kết quả nghiên cứu thành phần hóa học tinh dầu Tràm gió
..........................................................................................................25
Y

Bảng 5. 1 Các chỉ số hóa lí của tinh dầu củ nghệ.............................28

5


TÓM TẮT
Bài tiểu luận “Khảo sát điều kiện trích ly và thành phần hóa
học của tinh dầu lá tràm gió (Melaleuca cajeputi Powell)” được làm ra
với mục tiêu giúp người đọc hiểu được quá trình trích ly từ nguyên
liệu thô là lá cây tràm gió.
Với đối tượng nghiên cứu là cây Tràm gió và tinh dầu của Tràm
gió được chưng cất bằng phương pháp cất kéo hơi nước. Bài tiểu luận

sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về cây Tràm gió và tác dụng của tinh dầu Tràm
gió, với mục tiêu xác định thành phần hóa học chứa trong tinh dầu
Tràm gió sẽ được làm rõ trong bài tiểu luận dưới đây. Từ đó đưa ra
được hướng sản xuất hiệu quả nhất cho tinh dầu Tràm gió cũng như
tìm ra hướng ứng dụng hiểu quả nhất của tinh dầu Tràm gió nhắm
thúc đẩy nền công nghiệp dược, hóa mỹ phẩm của nước nhà.

6


CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
Nằm tại một vị trí tự nhiên hiếm có, khí hậu có nhiều nét độc
đáo và đa dạng, Việt Nam được ưu đãi với hệ thống sinh thái phong
phú, đa dạng về chủng loại các cây dược liệu với hơn 12 nghìn loại
thực vật, trong đó gần 4 nghìn loại có công dụng làm thuốc được xếp
vào loại quý hiếm trên thế giới như: Sâm ngọc linh, Sâm vũ diệp, Tam
thất hoang, Bách hợp, Thông đỏ, Vàng đắng, Hoàng liên ô rô, Hoàng
liên gai, Thanh thiên quỳ, Ba gạc Vĩnh Phú…theo số liệu thống kê từ
năm 2001, số loài có chứa tinh dầu trong hệ thực vật nước ta gồm
657 loài thuộc 357 chi và 114 họ ( chiếm 6,3% tổng số loài, 15,8%
tổng số chi, 37,8 tổng số họ ). Do vậy Việt Nam có nguồn tài nguyên
thực vật chứa tinh dầu rất tiềm năng. Tràm gió cũng là một trong
những loải thực vật chứa tinh dầu với tác dụng chữa bệnh và mang
lại nhiều lợi ích so với tác dụng làm đẹp của tinh dầu của loại tràm
thông thường.
Mặc dù tồn tại trong thực vật với hàm lượng rất ít nhưng do
được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp dược phẩm, mỹ phẩm, công
nghệ sản xuất nước hoa…nên tinh dầu có giá trị kinh tế khá lớn. Ở
nhiều địa phương do đặc điểm hệ thực vật mà việc trồng và chiết
xuất tinh dầu cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước trở thành

tiềm lực phát triển kinh tế chủ đạo.
Nhận thấy được rất nhiều lợi ích của tinh dầu Tràm gió mang
lại, nên đã có rất nhiều bài tiểu luận nghiên cứu về tinh dầu tràm gió
trong và ngoài nước. Nay tôi chọn thực hiện đề tài “Khảo sát điều
kiện trích ly và thành phần hóa học của tinh dầu lá tràm gió
(Melaleuca cajeputi Powell)” với 2 mục tiêu chính như sau:
-

Khảo sát các điều kiện tối ưu của quá trình trích ly tinh
dầu tràm gió

-

Khảo sát thành phần hóa học và 1 số chỉ số hóa lý của
tinh dầu tràm gió.

1


CHƯƠNG 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 TỔNG QUAN VỀ HỌ MYRTACEAE
2.1.1 Họ Myrtaceae
Họ

Đào

kim

nương hay họ


Sim (theo

tên

gọi

của

chi Rhodomyrtus), còn gọi là họ Hương đào (theo chi Myrtus) (danh
pháp khoa học: Myrtaceae) là một họ thực vật hai lá mầm, được đặt
trong bộ Đào kim nương (Myrtales). Sim (đào kim nương), đinh
hương, ổi, bạch đàn, tiêu Jamaica và ổi dứa đều thuộc họ này. Tất cả
các loài đều có thân gỗ, chứa tinh dầu và hoa mọc thành cụm từ 4-5
hoa đơn. Một đặc trưng nổi bật của họ này là li be nằm ở cả hai bên
của xylem (chất gỗ), chứ không ở bên ngoài như ở phần lớn các loài
thực vật khác. Lá của chúng thuộc loại thường xanh, mọc so le hay
mọc đối, lá đơn và thông thường có mép lá nhẵn (không khía răng
cưa). Hoa thường có 5 cánh hoa, mặc dù ở một vài chi thì cánh hoa
rất nhỏ hay không có. Nhị hoa thường rất dễ thấy, có màu sáng và
nhiều về lượng.
Họ Myrtaceae chứa ít nhất 3.000 loài, có 130-150 chi.có phân
bố rộng khắp từ các vùng Nhiệt đới đến Ôn đới ấm áp trên thế giới. Ở
Việt Nam, họ Sim theo Phạm Hoàng Hộ trong quyển Cây cỏ Việt
Nam, năm 2000 có 13 chi , 100 loài, phân bố từ Bắc đến Nam, từ
vùng ven biển đến vùng núi cao, trong đó có rất nhiều loài có giá trị
làm thuốc, làm cảnh, làm gỗ, làm thức ăn…, trong quyển Thực vật ở
đảo Phú Quốc (1985) ông thống kê có 14 loài thuộc 5 chi. Riêng vườn
quốc gia Phú Quốc theo kết quả nghiên cứu của Phân Viện Điều tra
Quy hoạch rừng II (2002) có 8 chi với 28 loài. Hệ thống APG III năm
2009 công nhận 131 chi và khoảng 4.620 loài cho họ này.

2.1.2 Phân loại khoa học
Giới: Plantae
Bộ: Myrtales
Họ: Myrtaceae
Chi: Melaleuca
Loài: M. cajuputi
2.2 TỔNG QUAN VỀ TINH DẦU
2.2.1 Khái quát về tinh dầu

2


Tinh dầu là một hỗn hợp nhiều chất dễ bay hơi, có mùi đặc
trưng tùy thuộc vào nguồn gốc nguyên liệu cung cấp tinh dầu. Phần
lớn tinh dầu có nguồn gốc từ thực vật và số ít từ động vật. Trong
thiên nhiên tinh dầu ở trạng thái tự do, chỉ có một số ít ở trạng thái
tiềm tàng, nghĩa là tinh dầu không có sẵn trong nguyên liệu mà chỉ
xuất hiện trong những điều kiện gia công nhất định trước khi tiến
hành ly trích hay dưới tác dụng cơ học. Còn ở trạng thái tự do, tinh
dầu có sẵn trong nguyên liệu có thể thu hái ly trích trong điều kiện
bình thường.
2.2.2 Quá trình tích lũy
Trong thực vật tinh dầu được tạo ra và tích lũy trong các mô.
Hình dạng các mô này thay đổi tùy theo vị trí của chúng trong cây.
Những mô này có thể hiện diện ở tất cả các bộ phận của cây như
rễ, thân, lá, hoa và cả trái…với những tên gọi khác nhau như:
Tế bào tiết: tinh dầu được tiết ra rồi chúng được giữ trong tế bào
(mô tiết) ví dụ trong cánh hoa hồng, trong củ gừng…
Lông tiết: cũng là tế bào tiết nhưng nằm nhô ra ngoài thực vật,
thường bắt gặp ở các loài hoa môi, cúc, cà…

Túi tiết: tế bào tiết ra tinh dầu nhưng không chứa lại bên trong
mà dốn chung chứa vào một xoan trống, tạo ra bởi cơ chế ly bào
hay tiêu bào. Túi tiết thường nằm bên dưới lớp biểu bì. Thường có ở
các giống Cirtrus, eucalyptus…
Ống tiết: cách tạo ra tinh dầu cũng giống như túi tiết nhưng nằm
sâu trong phần gỗ và chạy dài theo sớ gỗ, thường bắt gặp trong các
giống Dipterocarpi, Artemisia…
2.2.2 Phân loại tinh dầu theo cấu trúc hóa học
Theo cấu trúc hóa học, có thể chia làm 4 loại tinh dầu:
-

Các dẫn chất của monoterpen: Myrcen, lymonen, α- pinen, βpinen, geraniol, linanol, nerol…

-

Các

dẫn

chất

của

sesquiterpen:

zingiberen,

curcumen,

nerolidol,…

-

Các dẫn chất có nhân thơm: eugenol, p-cymen, thymol…

-

Các hợp chất có chứa nitơ (N) và lưu huỳnh (S): mythyl
isothiocyanat, alicin….

2.2.3 Các phương pháp thu tinh dầu
3


-

Phương pháp cất kéo hơi nước.

-

Phương pháp chiết xuất bằng dung môi.

-

Phương pháp ướp.

-

Phương pháp ép.

2.2.4 Tính chất lý hóa của tinh dầu

-

Thể chất: Đa số là chất lỏng ở nhiệt độ thường, một số thành
phần ở thể rắn: Menthol, borneol, camphor, vanilin, heliotropin.

-

Màu sắc: Không màu hoặc vàng nhạt. Do hiện tượng oxy hóa
màu có thể sẫm lại. Một số có màu đặc biệt: Các hợp chất
azulen có màu xanh mực

-

Mùi: Đặc biệt, đa số có mùi thơm dễ chịu, một só có mùi hắc,
khó chịu (tinh dầu giun).

-

Vị: cay, một số có vị ngọt: Tinh dầu quế, hồi.

-

Bay hơi được ở nhiệt độ thường.

-

Tỷ trọng: Đa số nhỏ hơn 1. Một số lớn hơn 1: Quế, đinh hương,
hương nhu.

-


Tỷ lệ thành phần chính (aldehyd cinnamic, eugenol) quyết định
tỷ trọng tinh dầu. Nếu hàm lượng các thành phần chính thấp,
những tinh dầu này có thể trở thành nhẹ hơn nước.

-

Độ tan: Không tan, hay đúng hơn ít tan trong nước, tan trong
alcol và các dung môi hữu cơ khác.

-

Độ sôi: Phụ thuộc vào thành phần cấu tạo, có thể dùng phương
pháp cất phân đoạn để tách riêng từng thành phần trong tinh
dầu.

-

Năng suất quay cực cao, tả tuyền hoặc hữu tuyền.

-

Chỉ số khúc xạ: 1,4500 - 1,5600

-

Rất dễ oxy hoá, sự oxy hoá thường xảy ra cùng với sự trùng
hiệp hoá, tinh dầu sẽ chuyển thành chất nhựa.

-


Một số thành phần chính trong tinh dầu cho các phản ứng đặc
hiệu của nhóm chức, tạo thành các sản phẩm kết tinh hay cho
màu, dựa vào đặc tính này để định tính và định lượng các thành
phần chính trong tinh dầu.

2.2.5 Tác dụng sinh học và ứng dụng của tinh dầu trong y học
-

Tác dụng trên đường tiêu hoá

-

Tác dụng kháng khuẩn và diệt khuẩn

-

Tác dụng kích thích thần kinh trung ương
4


-

Tác dụng diệt ký sinh trùng: Trị giun, sán, diệt ký sinh trùng sốt
rét

-

Rất nhiều tinh dầu có tác dụng chống viêm, làm lành vết
thương, sinh cơ v.v.. khi sử dụng ngoài da.


Ngoài ra tinh dầu còn được sử dụng phổ biến trong y học cổ
truyền, qua các bài thuốc từ rất lâu đời.
2.3 TỔNG QUAN VỀ TRÀM GIÓ
2.3.1 Tràm gió
Tên khoa học: Melaleuca cajuputi Powell
Tên đồng nghĩa: Myrtus leucadendra L., 1759; Myrtus saligna
Burm. f., 1786; Melaleuca leucadendra (L.) L., 1767; Melaleuca minor
Smith, 1812; Melaleuca leucadendron (L.) L. var. minor (Smith)
Duthie, 1878.
Tên khác: Chè cay, chè đồng, khuynh diệp, bạch thiên tầng.
Họ: Sim - Myrtaceae
Tên thương phẩm: Cajeput oil, cineol oil, 1,8-cineol oil.

Hình 2.1 Tràm Gió
2.3.2 Đặc điểm thực vật
Cây gỗ nhỏ hay trung bình, thường xanh, cao 10-15 m (đôi khi
tới 20-25 m), và đường kính có thể đạt 50-60 cm. Đôi khi là cây bụi,
cao 0,5-2 m, nếu mọc ở vùng đồi cằn cỗi Thân thường không thẳng;
vỏ ngoài mỏng, xốp, màu trắng xám, thường bong thành nhiều lớp.
Hệ rễ phát triển mạnh. Lá đơn, mọc so le; phiến lá hình mác hay hình
trái xoan hẹp, thường không cân đối, kích thước 4-8 (-10) x 1-2,0 (2,5) cm; đầu nhọn hoặc tù, gốc tròn hoặc hơi hình nêm; dày; lúc non
có lông mềm màu trắng bạc, sau nhẵn, màu xanh lục; gân chính 5
(đôi khi 6), hình cung; cuống lá ngắn, có lông.
2.3.3 Phân bố
5


Tập trung niều ở các tỉnh phía Nam: Quảng Bình, Long An, Hậu
Giang, Cần Thơ…

2.3.4 Trồng trọt và khai thác
Tràm trồng bằng hạt, có khả năng tái sinh cao. Khai thác quanh
năm nhưng vào mùa mưa hàm lượng tinh dầu ít hơn mùa khô.
2.3.5 Bộ phận dùng
Cành mang lá
2.3.6 Thành phần hóa học
- Lá có chứa tinh dầu. Dược điển VN IV quy định hàm lượng tinh
dầu không dưới 1%.
- Tinh dầu Tràm là chất lỏng màu vàng nhạt, mùi dễ chịu, thành
phần chính bao gồm 2 loại sau: α- Terpineol ( 5% – 12%), Eucalyptol (
42% – 52%).
2.3.7 Giá trị kinh tế
Cây tràm có khá nhiều ở nước ta, dầu tràm quá quen thuộc với
người Việt Nam từ nông thôn đến thành thị. Trong dầu tràm có chứa
dược chất α- Terpineol, đặc biệt trong tràm hoang dại vùng Thừa
Thiên Huế hàm lượng chất này rất rất cao đến 12-14%. Đây là một
dược liệu quý để bào chế rất nhiều dược phẩm tốt, thích hợp cho
nhiều căn bệnh và lại có thể sử dụng rộng rãi cho nhiều độ tuổi,
người lớn, trẻ em.
Thiết nghĩ, nếu được khai thác sử dụng hợp lý, hiệu quả thì đây
là một nguồn dược liệu dồi dào, một nguồn thu nhập tốt cho nông
dân những vùng đồi rú đất bạc màu cằn cỗi.
2.4 TINH DẦU TRÀM GIÓ
2.4.1 Khái niệm
Được chiết xuất từ lá của cây tràm gió mang nhiều hoạt chất có
khả năng tuyệt vời đối với sức khỏe. Tinh dầu tràm gió có nhiều
thành phần khác nhau, nhưng các tác dụng của tinh dầu tràm gió
được đặc trưng bởi 2 thành phần, đầu tiên là chất Eucalyptol chiếm
42-52% có khả năng sát khuẩn và làm long đờm, chính thành phần
này tạo nên hương thơm của lá tràm gió cũng như tinh dầu tràm

gió.Với những đặc tính của mình mà thành phần Eucalyptol thường
được sử dụng như nguyên liệu của thuốc ho, nước súc miệng và xuất
hiện trong các loại mỹ phẩm. Thành phần còn lại là chất α-Terpineol
với nồng độ là 5-12%, đây là thành phần có tính sát khuẩn và kháng
nấm đặc biệt mạnh. Thành phần α- Terpineol thường được xuất hiện
dưới các dạng khác nhau của các chất kháng khuẩn như bôi thoa
trực tiếp hay hít ngửa bay hơi.
6


2.4.2 Tác dụng của tinh dầu tràm gió đối với sức khỏe:
Hoạt chất α- Terpineol chiết xuất từ tinh dầu tràm có tính sát
trùng (diệt khuẩn, nấm và siêu vi) tốt, do đó α- terpineol là một
nguyên liệu quý để bào chế nhiều loại thuốc bôi xức trực tiếp hoặc
dầu khí dung bay hơi. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy αTerpineol có rất nhiều ưu điểm:
- Không độc với con người ở liều có tác dụng kháng
khuẩn,
- Có thể dùng cho mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em và trẻ sơ
sinh,
- Có tác dụng sát trùng khá rộng trên vi khuẩn, nấm và
siêu vi,
- Theo nghiên cứu cấp Bộ Y tế, thực hiện tại Viện Pasteur
TP Hồ Chí Minh, 2008 của Hãng dược phẩm OPDIS PHARMA thì
hoạt chất α-terpineol có tác dụng ức chế diệt cả hai vi rút cúm
A H5N1 và A H1N1.
- Nguyên liệu α- Terpineol (Tiêu chuẩn dược điển Anh)
dùng làm thuốc đã được Bộ Y tế cấp mã số đăng ký sản xuất
VNA-2686-99.
- Từ năm 2008, Bộ Y tế đã cho phép đưa dầu tràm vào
Danh mục thuốc thiết yếu để Kiểm soát bệnh địa phương (local

diseases control) trong chương trình Chăm sóc sức khoẻ ban
đầu. (Đỗ Tất Lợi, Nhà xuất bản Y học 2004)
2.4.3 Công dụng của tinh dầu tràm gió trong việc làm đẹp:
Tinh dầu tràm gió có khả năng làm sạch sâu cho làn da, điều
tiết lượng nhờn cho dầu rất hiệu quả. Cùng với đó là khả năng kháng
khuẩn mạnh mẽ giúp đẩy lùi mụn nhanh chóng và ngăn ngừa sự
hình thành các nhân mụn mới. Do khả năng làm sạch, điều tiết lượng
nhờn cho da nên nếu sử dụng dầu tràm gió đúng cách và lâu dài
cũng giúp làm nhỏ lỗ chân đáng kể.
Nếu sử dụng tinh dầu tràm gió cho mái tóc lâu dài sẽ giúp làm
sạch da đầu và loại bỏ những mảng gàu cũng như những con “cháy”
đáng ghét. Từ đó cũng giúp các nan tóc khỏe hơn, hạn chế được tình
trạng rụng tóc. Tinh dầu tràm gió cũng giúp điều tiết lượng nhờn cho
da đầu và phục hồi mái tóc bị hư tổn.
2.4.4 Cách Dùng Tinh Dầu Tràm Gió
7


- Cách dùng tinh dầu tràm gió phòng chống cảm cúm và trị
ho: Thoa tinh dầu tràm gió vào lòng bàn chân hoặc thái dương hoặc
hòa vào nước khi tắm để giúp giữ ấm cơ thể, đặc biệt có thể sử dụng
cách này cho trẻ nhỏ để phòng tránh bệnh tật.
- Sử dụng tinh dầu tràm gió chống viêm: Nếu bạn đang bị tình
trạng nghẹt mũi thì có thể pha tinh dầu tràm gió cùng với nước với tỷ
lệ 5 - 10% rồi nhỏ mũi để giúp sát khuẩn và trị nghẹt mũi. Cũng có
thể sát trùng vết thương bằng cách nhỏ tinh dầu tràm gió với nước
theo tỷ lệ 0.2% tinh dầu để rửa vết thương.
- Dùng tinh dầu tràm gió trị đau nhức: Thoa trực tiếp tinh dầu
tràm gió vào các vùng đau nhức như xương khớp, vùng sưng tấy và
cả vùng bụng để xoa bóp. Bạn cũng có thể nhỏ 1 giọt tinh dầu tràm

gió và nước ấm để uống giúp giảm đau bụng tốt hơn.
- Dùng tinh dầu tràm trị mụn: Bạn có thể dùng trực tiếp hoặc
pha loãng tinh dầu tràm gió với nước để thoa lên vùng bị mụn hoặc
các vùng thường nổi mụn để trị và ngăn ngừa mụn xuất hiện, làm
đều đặn một ngày khoảng 1 đến 2 lần để nhanh thấy kết quả. Đối
với các bạn bị tình trạng mụn nhiều có thể cho vài giọt tinh dầu tràm
gió vào sửa rửa mặt để sử dụng hằng ngày.
- Cách dùng tinh dầu tràm gió trị hôi miệng và chống viêm răng
miệng: Cho khoảng 3 giọt tinh dầu tràm gió vào nước ấm dùng để
súc miệng khoảng 2 đến 3 lần mỗi ngày. Bạn cũng có thể cho vài
giọt tinh dầu tràm gió và kem đánh răng để sử dụng.
- Cách sử dụng tinh dầu tràm gió trị gàu: Cho tinh dầu tràm gió
vào dầu gội với tỷ lệ 5% tinh dầu để chăm sóc mái tóc, với công thức
này bạn sẽ đẩy lùi không chỉ gàu mà còn những con cháy rận, đồng
thời cũng giúp mái tóc chắc và khỏe hơn.
- Dùng tinh dầu tràm gió trị nấm bàn chân và các bệnh ngoài
da: Thoa trực tiếp tinh dầu tràm gió lên các vùng cần trị liệu 1 ngày
khoảng 1 đến 2 lần để điều trị và nhanh thấy kết quả.
- Cách dùng tinh dầu tràm gió dưỡng da: Nhỏ tinh dầu tràm gió
vào bồn tắm để ngâm mình thư giản, với cách này tinh dầu tràm gió
sẽ giúp dưỡng và làm sạch sâu làn da cho bạn, đồng thời hương
thơm dễ chịu từ tinh dầu thiên nhiên sẽ giúp bạn thư giản và giảm
mệt mỏ. Bạn cũng có thể cho vài giọt tinh dầu tràm gió vào kem
dưỡng để sử dụng hằng ngày.
2.5 PHƯƠNG PHÁP CẤT KÉO HƠI NƯỚC
2.5.1 Nguyên tắc
Dựa trên nguyên tắc cất một hỗn hợp 2 chất lỏng bay hơi được
không trộn lẫn vào nhau (nước và tinh dầu). Khi áp suất hơi bão hoà
bằng áp suất khí quyển, hỗn hợp bắt đầu sôi và hơi nước kéo theo
8



hơi tinh dầu. Hơi nước có thể đưa từ bên ngoài do các nồi hơi cung
cấp hoặc tự tạo trong nồi cất.
2.5.2 Các bộ phận của một thiết bị cất tinh dầu
- Nồi cất: Hình trụ, làm bằng thép không gỉ, tôn mạ kẽm, đồng.
Điều kiện cất thủ công có thể sử dụng thùng phuy đựng xăng. Cần
lưu ý tỷ lệ giữa đường kính (D) và chiều cao của nồi (H). Thông
thường :
Với nồi cất công nghiệp hơi nước được đưa vào bằng các ống dẫn hơi,
ở qui mô thủ công, nước chứa sẵn trong nồi, và dược liệu được đặt
trên một tấm vỉ, tránh tiếp xúc với đáy nồi (Hình 2.2 và 2.3).

Hình 2. 2 Sơ đồ nồi cất tinh dầu thủ công NC77

9


Hình 2. 3 Sơ đồ thiết bị cất tinh dầu trong công nghiệp
Ống dẫn hơi nước (thường được gọi là vòi voi): có nhiệm vụ dẫn
hơi nước và hơi tinh dầu qua bộ phận ngưng tụ. Ngoài ra dưới
tác dụng của không khí lạnh bên ngoài làm ngưng tụ một phần
hơi nước và hơi tinh dầu thành thể lỏng. Vì vậy ống dẫn hơi nên
có độ dốc nghiêng về phía bộ phận ngưng tụ.
- Bộ phận ngưng tụ: có nhiệm vụ hoá lỏng hơi nước và hơi tinh
dầu từ nồi cất chuyển sang. Gồm 2 bộ phận: Thùng chứa nước
làm lạnh và ống dẫn hơi. Ống dẫn hơi được ngâm trong thùng
nước lạnh và được làm lạnh theo qui tắc ngược dòng.
- Các kiểu ống dẫn hơi được làm lạnh thông dụng:
 Kiểu ống xoắn ruột gà: Diện tích làm lạnh lớn nhưng khó làm vệ

sinh, nước và tinh dầu hay đọng lại ở các đoạn gấp khúc.
 Kiểu ống chùm: Là kiểu thông dụng nhất.
 Kiểu hình đĩa: Là sự kết hợp giữa ống chùm và ống xoắn ruột gà
(Hình 2.5).
-

10


Hình 2. 4 Sơ đồ bộ phận làm lạnh
-

Bộ phận phân lập: có nhiệm vụ hứng chất lỏng là nước và tinh
dầu và tách riêng tinh dầu ra khỏi nước: Tinh dầu nặng hơn
nước ở phía dưới, tinh dầu nhẹ hơn nước ở phía trên. Có nhiều
kiểu bình (hay thùng) phân lập khác nhau nhưng đều có cùng
một nguyên tắc: Nguyên tắc kiểu bình florentin (Hình 2.6 và
2.7).

Hình 2. 5 Sơ đồ bộ phận phân lập
11


Hình 2. 6 Sơ đồ bộ phận phân lập
A: Để tách tinh dầu nhẹ hơn nước
B: Để tách tinh dầu nặng hơn nước
C, D: Để tách tinh dầu nhẹ và nặng hơn nước
- Một số trường hợp đặc biệt: Nồi cất 2 thân(thiết kế của Trường
đại học Bách Khoa).
Thân nồi 1 được gắn cố định trong lò, có nhiệm vụ chứa nước

và chuyển lượng nước này thành hơi trong suốt quá trình cất. Thân
nồi 2 di động được, có nhiệm vụ chứa dược liệu. Sự cải tiến này tạo
điều kiện thuận lợi khi tháo bã ra khỏi bộ phận cất.
Để chế tạo tinh dầu có chứa các thành phần chính là các hợp
chất kết tinh ở nhiệt độ thường (long não, đại bi), người ta còn thiết
kế bộ phận ngưng tụ tinh dầu theo kiểu hình đèn xếp.
2.5.3 Một số lưu ý khi chế tạo tinh dầu bằng phương pháp
cất:
- Độ chia nhỏ dược liệu phải phù hợp với bản chất dược liệu.
Những dược liệu chứa tinh dầu nằm trong tế bào ở sâu trong các mô,
cần chia nhỏ đến tỷ lệ thích hợp.
- Thời gian cất tuỳ theo bản chất của dược liệu và tính chất của
tinh dầu. Với tinh dầu giun cần cất nhanh, nếu không tinh dầu sẽ bị
phân huỷ (30 phút).
- Tinh dầu sau khi thu được cần phải loại nước triệt để bằng
phương pháp ly tâm.
2.6 GIỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG PHÁP Sắc ký khí ghép khối phổ
(GC/MS-Gas Chromatography Mass Spectometry)
2.6.1 khái niệm
Sắc ký khí ghép khối phổ (GC/MS_Gas Chromatography Mass
Spectometry) là một trong những phương pháp sắc ký hiện đại nhất
hiện nay với độ nhạy và độ đặc hiệu cao và được sử dụng trong các
12


nghiên cứu và phân tích kết hợp. Thiết bị GC/MS được cấu tạo thành
2 phần: phần sắc ký khí (GC) dùng để phân tích hỗn hợp các chất và
tìm ra chất cần phân tích, phần khối phổ (MS) mô tả các hợp phần
riêng lẻ bằng cách mô tả số khối. Bằng sự kết hợp 2 kỹ thuật này
(GC/MS_Gas Chromatography Mass Spectometry), các nhà hoá học

có thể đánh giá, phân tích định tính và định lượng và có cách giải
quyết đối với một số hóa chất. Ngày nay, người ta ứng dụng kỹ thuật
GC/MS rất nhiều và sử dụng rộng rãi trong các nghành như y học,
môi trường, nông sản, kiểm nghiệm thực phẩm…

Hình 2. 7 Hệ thống sắc ký khí ghép khối phổ
2.6.2 Phân tích kết quả
Máy tính sẽ ghi lại các biểu đồ của mỗi lần quét. Trục hoành
biểu diễn tỉ lệ M/Z còn trục tung biểu diễn cường độ tín hiệu của mỗi
mảnh vụn được quét bởi đầu dò detector. Đây là đồ thị của số
khối. Làm thế nào để phân tích các kết quả từ máy tính. Dưới đây là
một hình khối phổ. Trục X là khối lượng còn trục Y là số lượng. Mỗi
hóa chất chỉ tạo ra một mô hình duy nhất, nói cách khác mỗi chất có
một “dấu vân tay” để nhận dạng, dựa trên mô hình ion của nó.
Trên hình ta thấy phân tử ban đầu có khối lượng là 5. Trên sơ đồ
khối phổ hạt lớn nhất này được gọi là ion phân tử (molecular ion).
Các hạt nhỏ hơn có khối lượng 1,2,3 và 4 được gọi là các ion phân
mảnh (fragment ions). Trong trường hợp ví dụ trên ta thấy các phân
tử của chất này có xu hướng bị phá vỡ thành các tổ hợp 1-4 hơn là 23.
Các nhà nghiên cứu có thể so sánh khối phổ thu được trong thí
nghiệm của họ với một thư viện khối phổ của các chất đã được xác
đinh trước. Việc này có thể giúp họ định danh được chất đó (nếu
phép so sánh tìm được kết quả tương ứng) hoặc là cơ sở để đăng ký
một chất mới (nếu phép so sánh không tìm được kết quả tương ứng).

13


Hình 2. 8 Đồ thị của số khối
Trong Hình 2.9, hình ảnh khối cao nhất là dodecane, phần nềm

của GC/MS nó giống như là một thư viện hình ảnh dùng để nhận ra
các chất chưa biết tồn tại trong hỗn hợp mẫu. Thư viện này có thể so
sánh hình ảnh khối từ thành phần của mẫu với hình ảnh khối trong
thư viện của máy.

Hình 2. 9 Mass-spectrum

2.7 Một số phương pháp xác định các chỉ tiêu hóa – lý của
tinh dầu
2.7.1 Xác định độ trong, màu sắc mùi vị của tinh dầu
2.7.1.1 Dụng cụ và điều kiện thử
-

Điều kiện và dụng cụ cảm quan theo TCVN

-

Ống nghiệm thủy tinh trong suốt đường kính 20 - 25 mm dung
tích khoảng 30ml
14


-

Cân kỹ thuật

-

Ống hút


-

Giấy thấm

-

Đường kính

2.7.1.2 Xác định độ trong và màu sắc
Xác định màu sắc và độ trong suốt của tinh dầu bằng cách cho
tinh dầu vào một ống thủy tinh trong suốt không có màu có dung
tích 20 ml, thỉnh thoảng lắc và quan sát rồi ghi nhận xét về tính chất,
cường độ của màu và độ trong suốt (ví dụ: vàng nhạt, nâu sẫm...).
Nếu tinh dầu còn vẩn đục và không trong suốt chứng tỏ còn tạp chất
và nước.
2.7.1.3 Xác định vị
Cân khoảng 1g đường kính cho vào chén thử khô, sạch. Nhỏ vài
giọt nước tinh dầu vào chén, trộn đều, dùng lưỡi xác định vị của hỗn
hợp đó.
2.7.1.4 Xác định mùi
Nhỏ vài giọt tinh dầu lên giấy thấm khô, sạch. Dùng mũi xác
định mùi của tinh dầu, cứ 15 phút xác định một lần, khoảng 4-5 lần.
2.7.2 Xác định tỷ trọng
2.7.2.1 khái niệm
Tỉ trọng của tinh dầu là tỉ số của khối lượng tinh dầu ở 20 0C với
khối lượng của cùng một thể tích nước cất cũng ở 200C.
2.7.2.2 Dụng cụ, thiết bị và hóa chất
- Bỉnh tỉ trọng dung tích 50 ml
- Nhiệt kế bách phân, bầu thủy ngân và vạch chia tới 0,1 0C
- Cân phân tích, chính xác đến 0,2mg

- Phễu thủy tinh có cuống phễu nhỏ
- Giấy lọc định tính, một số được cắt thành giải có thể cho vào
cổ bình tỉ trọng
- Tủ sấy
- Môi trường điều nhiệt có thể duy trì nhiệt độ nước ở 20±
0,50C;
- Nước cất TCVN;
- Axeton, ete hoặc etanol, TKPT;
- Hỗn hợp sunfocromic, chuẩn bị như sau: Hòa tan 60g
kalibicromat trong 100ml axit sunfuric đậm đặc (H2SO4).
15


2.7.2.3 Tiến hành
- Chuẩn bị bình tỉ trọng: Bình tỉ trọng được rửa sạch bằng hỗn
hợp sunfocromic, tráng kỹ bằng nước cất và súc lại bằng axeton, ete
hặc etanol, làm khô bằng cách thổi vào bình một luồng không khí
khô, nóng hoặc sấy nhẹ ở 70 - 80 0C tới khối lượng không đổi. Cân
khối lượng của bình và nút chính xác tới 0,0002g.
-

Xác định khối lượng của nước cất:
Rót nhẹ nước vào bình cao hơn vạch mức một chút, tránh

không tạo bọt khi rót. Ngâm bình vào môi trường điều nhiệt đã duy
trì ở 200 ± 0,50C ngập tới cổ lọ trong 30 phút tới khi nhiệt độ của
nước trong bình đạt 200 ± 0,50C. Dùng các giải giấy thấm hút bớt
nước trong bình tới đúng vạch mức và thấm khô các giọt nước bám ở
thành trong cổ bình, lau khô cổ bình và đậy nút. Lấy bình ra khỏi môi
trường điều nhiệt, lau khô và cân nhanh chính xác đến 0,0002g. Sau

đó đổ nước và làm khô bình tỉ trọng như 3.3.1.
-

Xác định khối lượng của tinh dầu

Tiến hành như 3.3.2 nhưng thay nước cất bằng tinh dầu ta xác định
được khối lượng của bình và tinh dầu ở 200 ± 0,50C.
-

Tính kết quả

Tỉ trọng của tinh dầu ở 200C (

) được tính theo công thức:
=

Trong đó:
m: khối lượng bình tỉ trọng, g;
m1: khối lượng bình tỉ trọng và nước ở 200C, g;
m2: khối lượng bình tỉ trọng và tinh dầu ở 200C, g.
Kết quả là trung bình cộng của hai lần xác định liên tiếp có sai
lệch giá trị không lớn hơn 0,001 và được làm tròn tới số thập phân
thứ tư.
2.7.3 Xác định chỉ số acid
Chỉ số acid biểu diễn bằng lượng miligam KOH cần thiết dùng để
trung hòa acid tự do có trong 1 gam tinh dầu. Biết được chỉ số acid
có thể xác định được lượng acid tự do trong tinh dầu.
Chỉ số acid phụ thuộc vào phương pháp khai thác, mức độ tươi và
thời gian bảo quản của tinh dầu. Khi bảo quản lâu chỉ số acid của
16



tinh dầu sẽ tăng lên do bị oxi hóa và ester trong tinh dầu bị phân
giải.
Xác định chỉ số acid dựa vào phản ứng trung hòa
RCOOH + KOH → RCOOK + H2O
Từ lượng kiềm để trung hòa acid tự do, tính được chỉ số acid.
Để xác định cân chính xác một lượng tinh dầu khoảng 2 gam,
hòa tan bằng ethanol 96 độ, cho vài giọt phenolphtalein rồi chuẩn độ
bằng dung dịch KOH 0,1N đến khi xuất hiện màu hồng ổn định trong
2-3 giây.
Chỉ số acid được tính bằng công thức:
5,61 x V
IA =
m
Trong đó:
5,61 là lượng miligam KOH chứa trong 1 ml KOH 0,1N.
V: thể tích ml KOH 0,1N dùng để chuẩn độ mẫu thí nghiệm.
m: lượng tinh dầu dùng thí nghiệm (g).

17


CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN
Việc tiến hành nghiên cứu được thực hiện tại phòng thí nghiệm
Hóa hữu cơ, Bộ môn Hóa học, Khoa Dược – Điều Dưỡng, Trường Đại
học Tây Đô. Thời gian thực hiện: từ 01/04/2018 đến 15/05/2018
3.2 ĐỐI TƯỢNG
Mẫu Tràm gió dùng trong thí nghiệm là mẫu lá Tràm gió được tìm

thấy tại quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
Qua sự tham chiếu trong quyển “Những cây thuốc và động vật
làm thuốc ở Việt Nam” loài Tràm gió được sử dụng khảo sát thực
nghiệm có tên gọi khoa học là Melaleuca cajeputi Powell (M. minor
Sm.).

Hình 3. 1 Mẫu Tràm gió tại quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ
3.3 THIẾT BỊ, DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT
3.3.1 Thiết bị

18


Hình 3. 2 Tủ hút cân phân tích độ ẩm vật liệu

Hình 3. 3 Máy GC Agilent 6890N, Cân điện tử Scout pro

Hình 3. 4 bếp điện đơn Gal,Hệ
thống sinh hàn

19


×