Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Khảo sát tình hình bán thuốc kháng viêm Corticoid tại các nhà thuốc trên địa bàn hai quận Ô môn và Thới Lai thành phố Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 56 trang )

KÝ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT

TIẾNG ANH

TIẾNG VIỆT

ACTH

Adrenocorticotropic hormon

Hormon vỏ thượng thận

AMPv

A. cynclic AMP

AMP vòng

BYT

Bộ Y tế

CRH

Corticotropin releasing hormon

Hormon giải phóng ACTH

GC


Glucocorticoid

Hormon vỏ thượng thận

GPP

Good Pharmacy Practices

Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc

HIV/AIDS

Human Immunodeficiency

Virus gây suy giảm miễn dịch

virus

ở người

International nonproprietary

Tên chung quốc tế

INN

name
NCMT
NSAID


Nghiên cứu mô tả
Non-sterodal anti- inflammatory
drug

TMF
CM – CSF

1

Thuốc chống viêm không steroid


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Tổng quan vỏ thượng thận............................................................................11
Hình 2.2 Sự điều hòa bài tiết glucocorticoid trong cơ thể............................................12
Hình 2.3 Phân loại và các nguyên tắc chung khi sử dụng glucocorticoid....................23

2


DANH MỤC SƠ ĐỒ - BẢNG
Sơ đồ 2.1 Cơ chế chống viêm của glucocorticoid........................................................16
Sơ đồ 2.2 Cơ chế chống dị ứng của glucocorticoid......................................................16
Bảng 2.1 Một số glucocorticoid thường dùng..............................................................18
Bảng 2.2 Phân loại một số Glucocorticoid dùng ngoài dựa trên tiềm lực....................23
Bảng 2.3 Các thuốc Glucocorticoid có trong Danh mục thuốc không kê đơn..............29

3



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................ii
KÝ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT..........................................................................iii
DANH MỤC HÌNH......................................................................................................iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ - BẢNG......................................................................................v
CHƯƠNG 1

ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................8

CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU..........................................................10

2.1

ĐẠI CƯƠNG VỀ GLUCOCORTICOID.............................................10

2.2

CÁC TÁC DỤNG CỦA GLUCOCORTICOID (Bùi Tùng Hiệp, 2017)
12

2.3

PHÂN LOẠI GLUCOCORTICOID (Bùi Tùng Hiệp, 2017)................17

2.4

CHỈ ĐỊNH GLUCOCORTICOID (Bùi Tùng Hiệp, 2017)...................19


2.5

CHỐNG CHỈ ĐỊNH.............................................................................20

2.6
CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG KHI SỬ DỤNG GLUCOCORTICOID
(Bùi Tùng Hiệp, 2017).............................................................................................21
2.7
THÔNG TƯ SỐ 02/2018/TT-BYT CỦA BỘ Y TẾ NGÀY 22 THÁNG
01 NĂM 2018 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ THỰC HÀNH TỐT CƠ SỞ
BÁN LẺ THUỐC GPP............................................................................................24
2.8
DANH MỤC THUỐC GLUCOCORTICOID BÁN KHÔNG KÊ ĐƠN
CÓ TRONG DANH MỤC THUỐC KHÔNG KÊ ĐƠN SỐ 07/2017/TT-BYT.......27
2.9
THÔNG TƯ 52/2017/TT–BYT QUY ĐỊNH VỀ ĐƠN THUỐC VÀ
VIỆC KÊ ĐƠN THUỐC HÓA DƯỢC, SINH PHẨM TRONG ĐIỀU TRỊ NGOẠI
TRÚ………………………………………………………………………………...29
CHƯƠNG 3

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................33

3.1

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..............................................................33

3.2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................33


3.3

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.................................................................34

3.4

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU............................................34

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN......................................35
4


1.

ĐẶC ĐIỂM CHUNG...........................................................................35

2.

CÁC THUỐC GLCUCORTICOID BÁN NHIỀU...............................42

3.

CÁC NHÀ THUỐC CÓ TƯ VẤN SỬ DỤNG THUỐC CORTICOID47

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................51
1.

KẾT LUẬN..........................................................................................51

2.


KIẾN NGHỊ.........................................................................................51

PHỤ LỤC.................................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................57
Website....................................................................................................................57

5


CHƯƠNG 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thuốc là một trong những yếu tố quan trọng trong công tác chăm sóc sức khoẻ nhân
dân. Ngành Dược có trách nhiệm bảo đảm cung ứng đủ nhu cầu.
Một thực tế thường gặp hiện nay là, khi có vấn đề về sức khỏe thì nhà thuốc chính là
cơ sở mà người dân nghĩ đến đầu tiên và tiếp cận để tìm kiếm sự hỗ trợ cho việc điều
trị bệnh. Người bệnh có xu hướng đi thẳng đến nhà thuốc để hỏi bệnh và mua thuốc
mà không cần qua nhà thuốc. Chính vì vậy, người dược sĩ không chỉ có vai trò là
người cung cấp thuốc mà còn có vai trò là những nhà tư vấn, cung cấp những thông tin
quan trọng về thuốc cho bệnh nhân để thỏa mãn yêu cầu của họ. Hơn nữa, người dược
sĩ phải là người hướng dẫn và giám sát việc sử dụng thuốc của bệnh nhân.
Bên cạnh đó, một thực tế mà toàn thế giới trong đó có Việt Nam đang phải đối mặt với
tình trạng lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc bừa bãi, đặc biệt là lạm dụng kháng sinh,
corticoid, các loại vitamin… Việc sử dụng Corticosteroid là vấn đề quan trọng và còn
nhiều tranh cãi trong các lâm sàng. Corticosteroid có tác dụng chống viêm nhanh và
mạnh. Nhóm corticoid là những thuốc được xem là thần dược và nó được lựa chọn gần
như đầu tay của bác sĩ, dược sĩ trong trường hợp kháng viêm, chống dị ứng và ức chế
miễn dịch. Thực trạng hiện nay, sử dụng corticoid được coi là lạm dụng tới mức phổ

biến. Dạng thuốc uống được sử dụng nhiều nhất và cũng là dạng gây tai biến cao do
dùng thuốc bất hợp lý, làm bệnh nhân bị hội chứng Caushing, đau loét vùng thượng vị,
dạ dày. Thậm chí việc kết hợp corticoid với kháng viêm NSAID khác, làm tăng nguy
cơ chảy máu đường tiêu hóa.
Corticoid là gì? Corticoid tên đầy đủ là Corticosteroid là một nhóm các chất hóa học
gồm các hóc môn steroid được sản xuất từ vỏ thượng thận (là tuyến úp trên 2 quả thận)
của động vật có xương sống và các chất tổng hợp tương tự như các hooc môn đó. Chất
Corticoid thường được sử dụng trong quá trình sinh lý như đáp ứng stress, đáp ứng
miễn dịch, chống viêm, quá trình dị hóa protein, kiểm soát chuyển hóa carbonhydrate,
các mức chất điện giải trong máu (tăng tái hấp thụ muối ở thận), dị ứng ngoài da, hệ
hô hấp (hen xuyễn nặng), các bệnh suy tuyến thượng thận.
Tuy nhiên, chất Corticoid là con dao 2 lưỡi, sử dụng nhiều sẽ rất nguy hại đến sức
khỏe của con người. Nên, khi sử dụng chất corticoid trong tiến trình chữa bệnh, bệnh
nhân cần được theo dõi chặt chẽ chỉ cần vượt ngưỡng cho phép sẽ xảy ra nhiều hệ lụy
khó lường vì tính chất chuyển hóa năng lượng của Corticoid. Thế nhưng, điều đáng
buồn là chất Corticoid đang được con người sử dụng một cách rộng dãi và tràn nan
trong mỹ phẩm, các loại thuốc, trong đó có cả thuốc tăng cân.

6


Vì vậy, việc sử dụng corticoid sao cho hợp lý, an toàn và hiệu quả đang là vấn đề
được các cơ quan y tế quan tâm hàng đầu.
Xuất phát từ thực tế nêu trên và lựa chọn đối tượng nghiên cứu, chúng tôi tiến hành
“Khảo sát tình hình bán thuốc kháng viêm corticoid tại các nhà thuốc trên địa bàn hai
quận Omôn và Thới Lai Thành Phố Cần Thơ từ ngày 1/1/2018 đến 1/4/2018” nhằm
mục tiêu:
1- Khảo sát thực trạng bán thuốc kháng viêm corticoid tại các nhà thuốc trên địa bàn
hai quận Bình Thủy và Cái Răng.
2- Khảo sát số lượng, các loại nhóm thuốc corticoid có trong các nhà thuốc.

3- Khảo sát các nhà thuốc có bán thuốc kê đơn có chứa corticoid kê đơn hay bán
không kê đơn.
4- Hướng dẫn sử dụng corticoid một cách hợp lý, an toàn và hiệu quả.

7


CHƯƠNG 2
2.1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

ĐẠI CƯƠNG VỀ GLUCOCORTICOID

2.1.1 Tính chất
Glucocorticoid là hormon do vỏ thượng thận sản xuất ra.
Tất cả các glucocorticoid đều có tác động của nội tiết tố, liên quan chủ yếu đến việc
điều hòa chuyển hóa (nhất là chuyển hóa protid - glucid) và gây nên sự ức chế tuyến
thượng thận bởi cơ chế ức chế trục dưới đồi - tuyến yên.
Kích thích sự tân tạo đường từ protein mô.
Làm tăng hoặc giảm sự điều hòa chuyển hóa nước và điện giải.
Có tác động kháng viêm và ức chế miễn dịch do ức chế phospholipase A2 và các
cytokin.
GC (Glucocorticoid) là hormon vỏ thượng thận có vai trò quan trọng duy trì chuyển
hóa năng lượng và duy trì huyết áp. Sự thiếu GC sẽ dẫn đến các rối loạn nghiêm trọng
như suy nhược, hạ đường huyết, sốc và có thể tử vong nếu không điều trị tích cực.
Người ta dựa vào công thức của hydrocortisol - một chất GC thiên nhiên do vỏ thượng
thận bài tiết để sản xuất rất nhiều GC tổng hợp dùng cho mục đích kháng viêm và các
bệnh liên quan đến cơ chế miễn dịch, đưa glucocorticoid lên hàng thuốc được sử dụng
nhiều nhất trên thế giới. Có điều không may là để đạt được tác dụng kháng viêm và ức

chế miễn dịch thì phải dùng liều cao hơn liều sinh lý rất nhiều. Điều này gây trở ngại
cho việc sử dụng glucocorticoid vì thuốc này chủ yếu trị triệu chứng nên việc tăng liều
chẳng những không chữa khỏi bệnh mà còn tăng độc tính, có khi còn tạo ra bệnh mới,
thậm chí còn trầm trọng hơn các bệnh mà GC hướng tới trị liệu (chẳng hạn gây bệnh
Cushing do quá liều GC). Vì vậy để giải quyết khó khăn nêu trên ta cần sử dụng GC
một cách hợp lý.
(Bùi Tùng Hiệp, 2017)

8


Hình 2.1 Tổng quan vỏ thượng thận
2.1.2 Sự điều hòa bài biết glucocorticoid trong cơ thể
Sự bài tiết GC của vỏ thượng thận chịu sự điều khiển của trục dưới đồi - tuyến yên.
(hình 2.2)
Khi mức cortisol trong máu giảm là yếu tố gây tiết CRH (vùng dưới đồi), đến lượt
CRH gây tiết ACTH (tuyến yên), ACTH kích thích vỏ thượng thận phát triển và bài
tiết cortisol.
Khi mức cortisol trong máu tăng là yếu tố ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên làm
ngưng tiết CRH và ACTH. Đó là cơ chế feedback nhằm giữ mức hormon ổn định.
Mỗi ngày cơ thể tiết độ 15 - 25 mg cortisol, khi có stress lượng này tăng gấp 2 - 3 lần,
thậm chí đến mười lần so với bình thường. Vì vậy, khi ta đưa GC vào cơ thể trong thời
gian dài theo cách nào đó làm duy trì nồng độ GC huyết bằng hoặc trên mức sinh lý sẽ
ức chế tiết CRH và ACTH gây teo vỏ thượng thận.
Về nhịp bài tiết ngày đêm, cortisol trong máu tăng từ 4 giờ sáng đạt tới mức cao nhất
lúc 8 giờ sáng, sau đó giảm đến 12 giờ đêm là thấp nhất. Vậy tuyến thượng thận “ngủ”
về đêm, nếu ta uống thuốc vào buổi chiều tối tuyến thượng thận bị ức chế suốt ngày và
nếu tình trạng ấy kéo dài nhiều ngày sẽ gây suy teo vỏ thượng thận.Vì vậy, khi sử dụng
GC kéo dài chỉ nên uống vào buổi sáng hoặc dùng thuốc cách ngày.


9


Hình 2.2 Sự điều hòa bài tiết glucocorticoid trong cơ thể
2.2

CÁC TÁC DỤNG CỦA GLUCOCORTICOID (Bùi Tùng Hiệp, 2017)

1.1.1 Tác dụng sinh lý
2.2.1.1

Trên chuyển hóa

GC làm tăng đường huyết lúc đói để đảm bảo cung cấp glucose cho não, tim nhờ các
tiến trình sau:
- Ở ngoại biên: GC làm giảm sử dụng glucose, làm tăng thoái hóa protein (ở cơ) và
lipid (mô mỡ) lúc đói, qua đó cung cấp acid amin và glycerol cho sự tân tạo glucose ở
gan.
10


- Ở gan: Kích thích gan thành lập glucose từ acid amin và glycerol, đồng thời tích trữ
glucose dạng glycogen.
Như vậy, GC đã giúp tiết kiệm năng lượng ở các mô ngoại biên để dành năng lượng
cho các cơ quan trung tâm như não và tim trong trưỡng hợp cần tăng khẩn cấp lượng
glucose cho các cơ quan này.
Nhưng nếu điều trị lâu dài sẽ gây tăng đường huyết (có thể gây tiểu đường) và teo cơ
do thoái hóa protein.
Ở mô mỡ, làm tăng thoái hóa triglycerid (thông qua tăng tác dụng của catecholamin
hoặc của AMP vòng) và tăng tổng hợp triglycerid (thông qua tác dụng tăng insulin do

tăng đường huyết) nhưng tăng tổng hợp triglycerid ưu thế hơn nên kết quả là tăng dự
trữ mỡ, nhưng có sự tái phân phối mỡ không đồng đều: Mỡ tích tụ ở xương đòn, sau
cổ gọi là gù trâu (buffalo hump) và mặt làm mặt bệnh nhân đầy đặn như mặt trăng tròn
(moon face) nhưng lại mất mỡ ở chi. Sự tái phân phối mỡ kiểu đó thấy rõ rệt ở người
bệnh Cushing mà cơ chế hiện nay vẫn chưa được giải thích rõ ràng.
Các GC tác dụng lên cân bằng điện giải thông qua receptor của mineralocorticoid
(tăng giữ Na+ và H2O, tăng bài tiết K+) và receptor của GC (tăng lọc cầu thận, ức chế
tổng hợp và bài tiết vasopressin làm tăng bài tiết muối và nước qua thận). Các GC có
chứa flo như dexamethason không tác dụng trên receptor mineralocorticoid nên không
gây giữ muối và nước.
Chuyển hóa glucid: Corticoid thúc đẩy tạo glucose từ protid, làm giảm sử dụng
glucose của các mô nên làm tăng glucose trong máu. Vì thế có khuynh hướng làm
nặng thêm bệnh đái tháo đường.
Chuyển hóa protid: Corticoid làm giảm thu nhận acid amin vào trong tế bào, tăng acid
amin tuần hồn, dẫn đến teo cơ.
Chuyển hóa lipid: Corticoid vừa có tác dụng phân hủy lipid trong các tế bào mỡ vừa
có tác dụng phân bố lại lipid trong cơ thể, làm mỡ đọng nhiều lại ở mặt, cổ, nửa thân
trên trong khi các chi và nửa thân dưới thì teo lại.
Chuyển hóa nước và điện giải:
Na+: Làm tăng tái hấp thu Na+ và nuớc tại ống thận, do đó dễ gây phù và tăng huyết
áp.
Ca++: Làm tăng thải Ca++ qua thận, giảm hấp thu Ca++ ở ruột, khuynh hướng này làm
giảm Ca++ trong máu đưa đến phản ứng kéo Ca++ từ xương ra, làm loãng mật độ
xương, xương dễ gãy.
2.2.1.2

Tác dụng trên máu

GC ít ảnh hưởng trên sự tạo hồng cầu ở liều sinh lý nhưng lại làm tăng hồng cầu ở liều
cao (khi bị hội chứng Cushing) và giảm hồng cầu trong hội chứng Addison. Làm tăng

11


bạch cầu, giảm sự tạo lympho bào và giảm hoạt động của bạch cầu (giảm sự thoát
bạch cầu ra khỏi mạch), giảm sự di chuyển của bạch cầu tới tổ chức viêm.
Các tác dụng này được dùng để điều trị ung thư bạch cầu hoặc làm tăng nhanh lượng
hồng cầu sau xạ trị hoặc hóa trị liệu ung thư.
2.2.1.3

Tác dụng chống viêm và ức chế miễn dịch:

- GC chống lại các biểu hiện của quá trình viêm dù do bất kỳ nguyên nhân gì (cơ học,
hóa học, nhiễm khuẩn, tia xạ, miễn dịch), đó là do GC:
+ Làm giảm tác dụng hoặc ức chế các chất trung gian gây viêm như các cytokin
(interleukin, TMF, GM-CSF) ecosanoid (Prostaglandin, leukotrien) giảm phóng thích
histamin từ tế bào mast.
+ Làm giảm sự tập trung của bạch cầu tại ổ viêm như neutrophil, đại thực bào và giảm
cả hoạt tính của các bạch cầu này.
- GC còn làm giảm chức năng của nguyên bào sợi, do đó làm giảm sản xuất collagen
và glycosaminglycan do đó giảm sự hình thành mô liên kết. Điều này góp phần ức chế
quá trình viêm mạn tính nhưng cũng làm chậm lành vết thương. (Bùi Tùng hiệp, 2017.
Barnes PJ (1998)

- Đối với tác dụng ức chế miễn dịch, GC làm:
+ Giảm sản sinh kháng thể (immunoglobulin).
+ Giảm các thành phần bổ thể trong máu.
Nhờ các tác dụng trên mà GC chữa đựơc phản ứng quá mẫn, kháng viêm, nhưng điều
đó làm mất đi đáp ứng viêm có tính chất bảo vệ, làm giảm khả năng đề kháng nên dễ
nhiểm khuẩn, nhiễm nấm.
Sự giảm tạo collagen được ứng dụng để trị sẹo lồi và ngăn cản sự phát triển của tổ

chức sừng trong một số bệnh về da nhưng làm chậm tiến trình lành vết thương.
2.2.1.4

Trên các cơ quan:

Kích thích thần kinh trung ương, gây hưng phấn lúc đầu nhưng càng về sau làm bồn
chồn, lo âu và khó ngủ (nguyên nhân là do rối loạn trao đổi ion Na+, K+ trong dịch não
tủy), gây thèm ăn do tác dụng trên vùng dưới đồi.
Trên ống tiêu hóa: Corticoid làm tăng tiết dịch vị, acid và pepsin, làm giảm sản xuất
chất nhầy, giảm tổng hợp các prostaglandin E1, E2 có vai trò trong việc bảo vệ niêm
mạc dạ dày. Vì vậy corticoid có thể gây viêm loét dạ dày, đặc biệt khi dùng thuốc kéo
dài hoặc dùng liều cao.
2.2.2 Các tác dụng được dùng trong điều trị
2.2.2.1

Điều trị thay thế khi thiếu hormon
12


* Suy thượng thận mạn tính
- Suy thượng thận nguyên phát (primary adrenal insufliciency):
Do rối loạn chức năng vỏ thượng thận vì vậy thiếu cả GC và mineralocorticoid cần bổ
sung cả hai. Để điều trị duy trì dùng corticosticoid thiên nhiên ở liều sinh lý như
hydrocortison (cortisol) từ 20 - 30 mg/ngày cho người lớn. Để giống nhịp bài tiết sinh
lý nên dùng buổi sáng 2/3 liều (20mg) và buổi chiều 1/3 liều (10mg). Ở liều này
hydrocortison có tính giữ muối và giữ nước vừa phải. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân
đều cần được bổ sung thêm mineraloriticoid để duy trì cân bằng Na+ và K+. Loại
mineralocorticoid được lựa chọn là fludrocortison 0,05 - 0,2 mg/ngày.
Có thể dùng GC tổng hợp như prednison nhưng lúc đó sự dùng kèm mineralocorticoid
càng cần thiết hơn vì prednisolon có tính mineralocorticoid kém hơn hydrocortison.

Không được dùng GC có tác dụng dài như dexamethason vì không duy trì được nhịp
bài tiết ngày đêm của GC như loại tác dụng ngắn. Điều này ít hệ trọng với người lớn
nhưng rất quan trọng với trẻ em vì các thuốc tác dụng dài sẽ gây chậm lớn cho trẻ em
nên với trẻ em càng nên chọn loại có tác dụng ngắn.
Trên lâm sàng, nếu duy trì được thể trạng, năng lượng và cảm giác dễ chịu là đã dùng
liều thích hợp.
- Suy thượng thận thứ phát (secondary adrenal insufliciency):
Là loại suy thượng thận do rối loạn ở tuyến yên chứ không phải ở võ thượng thận.
Cũng trị bằng GC theo cách như suy thượng thận nguyên phát, ngoại trừ không cần
thêm mineralocorticoid (vì mineralocorticoid do hệ renin điều hòa bài tiết).
* Suy vỏ thượng thận cấp tính:
Với các triệu chứng lâm sàng là cạn dịch cơ thể trụy tim mạch, kèm rối loạn chuyển
hóa như tăng K+ huyết, nhiễm acid, giảm đường huyết.
Lập tức dùng GC liều cao như IV hydrocortison hemisuccinat 100mg mỗi 6 giờ phối
hợp với tiêm truyền nước muối sinh lý và glucose để hồi phục thể tích mạch. Nếu cung
cấp đủ nước và chất điện giải thì không cần thêm mineralocorticoid. Nếu đã kiểm soát
được tình trạng cấp thì giảm liều GC tiêm trên tĩnh mạch để chuyển sang điều trị duy
trì bằng đường uống. Nếu các bệnh nhân này phải trải qua giải phẫu thì trước giải phẫu
1 ngày phải uống 2 - 3 lần liều bình thường. Vào ngày giải phẫu IV hydrocortison 50 100mg mỗi 4 - 6 giờ, nhớ theo dõi lượng dịch và chất điện giải cẩn thận. Khi bệnh
nhân đã hồi phục thì giảm từ liều IV về liều uống trong vài ngày.
2.2.2.2

Các chỉ định khác ngoài mục đích thay thế

Ba tác dụng chính được dùng là chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch. Tuy
nhiên, các tác dụng này chỉ đạt được khi nồng độ corticoid trong máu cao hơn nồng độ
sinh lý, đó chính là nguyên nhân dễ đưa đến các tai biến trong điều trị.
13



* Tác dụng chống viêm:
Corticoid tác dụng lên nhiều giai đoạn khác nhau của quá trình viêm, không phụ thuộc
vào nguyên nhân gây viêm.
Chống viêm tại chỗ: Mắt, da, mũi (viêm kết mạc do dị ứng, eczema, viêm mũi).
Ức chế mạnh sự di chuyển của bạch cầu về ổ viêm.
Giảm sản xuất và giảm hoạt tính của các chất trung gian hóa học gây viêm như:
Histamin, prostaglandin…
Giảm hoạt động thực bào của đại thực bào, bạch cầu đa nhân.
(Bùi Tùng Hiệp, 2017, V. H. J. van der Velden, 1998)
Sơ đồ 2.1 Cơ chế chống viêm của glucocorticoid

Glucocorticoid
Phospholipid màng
(+)
Phospholipase
A2

(-)

Lipocortin

Acid arachidonic
Lipooxygenase

Leucotrien

Cyclooxygenase

(-)


Chống viêm không
steroid

Prostaglandin

* Tác dụng chống dị ứng:
Hen suyễn (dạng xông hít hoặc tác dung toàn thân trong ca nặng).
Corticoid là những chất chống dị ứng mạnh do tác dụng phong tỏa sự giải phóng ra các
chất trung gian hóa học của phản ứng dị ứng như: Histamin, serotonin…
Quá mẫn: Dị ứng nặng do thuốc hay do nọc độc côn trùng.
Sơ đồ 2.2 Cơ chế chống dị ứng của glucocorticoid

14


Glucocorticoid
Phosphatidyl – inositol
diphosphat
(+)

Diacylglycerol

KN + KT
(-)

(+)
Phospholipase C

Inositol triphosphat


Hoạt hóa “người truyền tin thứ hai”

* Tác dụng ức chế miễn dịch:
NIN
HISTAMIN
Corticoid
ứcSER
chếOTO
tăng sinh các tế bào lympho T, làm suy giảm hoạt tính diệt khuẩn và
nhận dạng kháng nguyên của các đại thực bào.
Các bệnh có viêm và các phản ứng tự miễn: Viêm khớp dạng thấp và các bệnh thuộc
về mô liên kết khác, bệnh viêm ruột, vài dạng thiếu máu tiêu huyết, ban đỏ giảm bạch
cầu vô căn.
Chống thải ghép cơ quan.
2.3

PHÂN LOẠI GLUCOCORTICOID (Bùi Tùng Hiệp, 2017)

Các glucocorticoid thiên nhiên – cortisone hay cortisol (hydrocortisone) - được sử
dụng chủ yếu trong hormon liệu pháp để điều trị thay thế trong các trường hợp suy vỏ
thượng thận.
Hydrocortison hemisuccinat có tác động rất nhanh và do đó được dành riêng cho
những trường hợp khẩn cấp.
Các glucocorticoid tổng hợp có tác dụng kháng viêm tốt hơn và tác dụng
mineralocorticoid giảm đi rất nhiều so với các glucocorticoid thiên nhiên.
Glucocorticoid tổng hợp được chỉ định trong các trị liệu khác (kháng viêm, ức chế
miễn dịch, chống dị ứng, tăng lực) và được phân loại như sau:
15



Corticoid tác dụng ngắn (prednison, prednisolon, methylprednisolon): Có tác dụng
kháng viêm từ 4 - 5 (xem tác dụng kháng viêm của cortisol là 1).
Corticoid tác dụng trung bình (triamcinolone, paramethasone): Có tác dụng kháng
viêm từ 5 - 10.
Corticoid tác dụng kéo dài (betamethasone, dexamethasone, cortivazol): Có tác dụng
kháng viêm từ 25 - 30 (cho đến 60 so với cortivazol).
Bảng 2.1 Một số glucocorticoid thường dùng
Tên thuốc

Tác
dụng
chống
viêm

Tác
dụng
giữ
Natri

Chuyển Thời
hóa
gian
Glucid bán
hủy
(giờ)

Liều
tương
đương
mg/mL


Cortison

0,8

0,8

0,8

8 - 12

25

Hydrocortison

1

1

1

8 - 12

20

Prednison

4

0.8


4

12 - 36

5

Prednisolon

4

0,8

4

12 - 36

5

Methylprednisolon

5

0,5

5

12 - 36

4


Triamcinolon

5

0

5

12 - 36

4

Betamethason

25 - 30

0

25

36 - 54

0,75

Dexamethason

25 - 30

0


25

36 - 54

0,75

1.Nhóm tác dụng ngắn

2.Nhóm tác dụng trung bình

3.Nhóm tác dụng kéo dài

16


2.4

CHỈ ĐỊNH GLUCOCORTICOID (Bùi Tùng Hiệp, 2017)

Chỉ định bắt buộc: để bù vào sự thiếu hụt hormon trong các bệnh suy thượng thận cấp
và suy thượng thận mãn tính.
Chỉ định thông thường:
- Viêm khớp, viêm khớp dạng thấp.
- Viêm đa cơ do thấp.
- Bệnh thấp tim.
- Hội chứng thận hư và lupus ban đỏ.
- Các bệnh dị ứng.
- Hen suyễn.
- Bệnh ngoài da.

2.4.1 Điều trị cấp cứu
Do tác dụng kháng viêm nhanh và mạnh, các glucocorticoid dạng dung dịch không
dùng qua đường tiêu hóa được chỉ định trong những trường hợp có phù do viêm, có
thể đe dọa tính mạng dựa vào vị trí viêm cũng như mức độ nghiêm trọng của nó. Cụ
thể:
- Viêm thanh quản, viêm thanh môn cấp ở nhũ nhi và trẻ em.
- Phù Quincke tại nơi tiếp giáp hầu - thanh quản.
- Viêm cơ tim cấp nặng.
- Phù não.
- Viêm mạch máu cấp.
Trong trường hợp hen suyễn, liệu pháp glucocorticoid hiệu quả trên đường tiêm tĩnh
mạch khi phối hợp với các phương pháp trị liệu khác.
Trong trường hợp shock phản vệ, corticoid được chỉ định hỗ trợ bên cạnh việc điều trị
chính bằng tiêm adrenalin. Ưu tiên những corticoid không chứa nhóm sulfite trong tá
dược đối với bệnh nhân hen suyễn và dị ứng.
Trong trường hợp shock tim hoặc shock do nhiễm khuẩn, corticoid không có tác dụng.
Trong những trường hợp tăng calci huyết cụ thể và suy vỏ thượng thận cấp.
Liều dùng: Methylprednisolone ở liều 120mg hoặc 1g, 1 ngày hoặc 3 ngày liên tiếp
tùy trường hợp cụ thể.
2.4.2 Điều trị kéo dài
Các glucocorticoid chỉ có tác dụng duy nhất là kháng viêm và ức chế miễn dịch, không
điều trị nguyên nhân bệnh.
Các chỉ định phải rất thận trọng dựa trên 3 tiêu chuẩn chính:
- Chủ yếu chữa triệu chứng.
17


- Được chỉ định khi không có phương pháp điều trị nguyên nhân đặc hiệu nào khác
hoặc khi các triệu chứng viêm đe dọa nghiêm trọng và phương pháp điều trị đặc hiệu
chỉ tập trung chủ yếu vào điều trị nguyên nhân bệnh.

- Cân nhắc giữa hiệu quả điều trị bằng liệu pháp glucocorticoid với những tác dụng
không mong muốn khi điều trị dài ngày.
2.5

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

2.5.1 Chống chỉ định
Mọi nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm chưa được điều trị đặc hiệu.
Loét dạ dày, hành tá tràng, loãng xương.
Viêm gan siêu vi A và B.
Chỉ định thận trọng đối với bệnh nhân đái tháo đường và tăng huyết áp.
2.5.2 Những điểm lưu ý khi sử dụng
Nên uống thuốc sau bữa ăn.
Chế độ ăn nên có nhiều protid, calcium và kalium, ít muối, đường và lipid.
Nên dùng liều tối thiểu có tác dụng.
- Trừ những ngoại lệ đã khẳng định liệu pháp corticoid không chứng minh được hiệu
quả đối với bất cứ bệnh nhiễm trùng nào. Tuy nhiên, không được ngưng trị liệu bằng
corticoid ở những bệnh nhân bị nhiễm trùng đang được điều trị bằng corticoid. Cần
thiết phải có một phương pháp chống nhiễm khuẩn thích hợp. Glucocorticoid bị chống
chỉ định trong Herpes và thủy đậu, nhưng nếu xảy ra trên những bệnh nhân đang được
điều trị bằng corticoid thì việc điều trị này vẫn phải được duy trì.
- Những ký sinh trùng đường ruột (đặc biệt là giun lươn) có thể bị tiêu diệt bởi
corticoid nhưng kèm theo những biến chứng nặng.
- Khi dùng liệu pháp corticoid, bệnh loét tiến triển phải được điều trị trước đó. Sau khi
kiểm tra bằng nội soi, nếu bắt buộc phải dùng glucocorticoid tiếp tục phải kết hợp
thuốc chống loét.
- Tiểu đường không phải là một chống chỉ định với điều kiện chắc chắn có thể kiểm
soát chặt chẽ tình trạng bệnh.
- Với phụ nữ có thai: Không nên dùng glucocorticoid trong 3 tháng đầu của thai kỳ
ngoại trừ trường hợp bắt buộc.

- Chống chỉ định tuyệt đối: Không sử dụng liệu pháp corticoid toàn thân đối với một
số dạng vẩy nến.
2.5.3 Thận trọng

18


Tác dụng của các glucocorticoid (mong muốn và không mong muốn) tỉ lệ với liều
lượng và thời gian điều trị.
Do đó:
- Đối với glucocorticoid: Tác dụng kháng viêm, tác dụng lên sự chuyển hóa glucid và
ức chế trục vùng dưới đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận là những tác dụng song
song.
- Những thuốc có tác dụng mạnh nhất là những thuốc nguy hiểm nhất và không được
chỉ định trong điều trị dài ngày.
- Trong trường hợp đòi hỏi điều trị dài ngày, nên chọn corticoid có tác dụng nhẹ, dùng
liều duy nhất vào 8 giờ sáng và nếu có thể thì dùng cách ngày ngay (chủ yếu trên trẻ
em để hạn chế nguy cơ chậm phát triển).
2.6

CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG KHI SỬ DỤNG GLUCOCORTICOID (Bùi
Tùng Hiệp, 2017)

- Corticoid chủ yếu làm giảm triệu chứng, ít khi chữa khỏi bệnh (trừ điều trị thay thế,
bệnh bạch cầu lympho và hội chứng thận hư). Vì vậy, mục đích của điều trị bằng GC
chỉ để đạt được sự giảm bệnh có thể chấp nhận được, không nên đòi hỏi một sự khỏi
bệnh hoàn toàn.
- Liều dùng phụ thuộc chỉ định, đường dùng thuốc, mức độ nặng nhẹ của bệnh
- Một cách tổng quát, nếu mục đích sử dụng corticoid chỉ để làm giảm đau và các triệu
chứng khó chịu không phải ca nguy cấp thì liều khởi đầu phải nhỏ rồi tăng dần cho

đến khi đạt yêu cầu giảm đau hay giảm khó chịu có thể chấp nhận được. Trái lại, khi
cần điều trị các ca đe dọa tính mạng nên dùng liều lớn lúc khởi đầu, nếu chưa đạt đến
kết quả mong muốn thì phải tăng liều 2 - 3 lần. Sau khi bệnh được kiểm soát phải giảm
liều và luôn theo dõi tình trạng bệnh nhân cẩn thận, chẳng hạn suy vỏ thượng thận cấp.
Để ức chế miễn dịch thì dùng liều cao hầu giảm tổn thương mô như prednison (hoặc
chất tương đương, 0,6 - 1mg/Kg x 1 - 2 lần/ngày vào buổi sáng). Khi tình trạng bệnh
đã ổn định thì dùng ngày 1 lần rồi nhanh chóng giảm liều. Sự giảm liều tùy từng người
và tùy đáp ứng lâm sàng. Nếu giảm liều quá nhanh có thể làm trầm trọng thêm bệnh,
nếu giảm liều quá chậm sẽ gia tăng các tai biến do corticoid.
- Dùng GC tác dụng tại chỗ trực tiếp vào các mô mục tiêu (da, mắt, phổi, khớp xương)
thuốc tập trung vào các mô mục tiêu nên liều dùng thấp hơn liều có tác dụng toàn thân
nên ít gây tai biến nhất. Nhưng dạng thuốc tại chỗ cũng có thể gây tác dụng toàn thân
tùy thuộc tiềm lực của thuốc, liều dùng dạng chế phẩm, kỹ thuật đặt thuốc và tình
trạng chỗ da đặt thuốc.
- Thời gian dùng thuốc
19


- Một cách tổng quát, liều dùng càng lớn, thời gian sử dụng càng dài thì độc tính càng
nặng.
- Dùng liều cao trong thời gian ngắn dưới 1 tuần cho các ca đe dọa tính mạng (hen
suyễn cấp) làm giảm nhanh chóng các triệu chứng bệnh với ít tác dụng phụ. Dùng liều
duy nhất tương đối lớn (prednison 1 - 2 mg/Kg) không gây tác dụng có hại mà còn
giảm được bệnh. Nếu sử dụng thuốc trong thời gian dài (>1 tuần) các tai biến sẽ tăng
theo liều dùng và thời gian sử dụng.
- Nếu sử dụng GC dưới 2 - 3 tuần có thể ngừng thuốc không cần giảm liều. Sử dụng
thuốc lâu dài hơn thì phải giảm liều từ từ trước khi ngừng hẳn. Sự giảm liều phụ thuộc
liều dùng, thời gian sử dụng, tình trạng bệnh nhân và các tác dụng có hại của thuốc.
Cách hay nhất để ngừa suy vỏ thượng thận là dùng cách ngày, 1 liều duy nhất vào 8
giờ sáng.

- Cần cân nhắc khi dùng thuốc trong thời kỳ mang thai. Các corticosteroid flo hóa
(fludrocortison, triamcinolon, betamethason, dexamethason) dễ dàng qua nhau thai nên
cần được sử dụng thận trọng trong thời kỳ mang thai. Trẻ sơ sinh có tiếp xúc với
corticosteroid flo hóa cần được đánh giá về khả năng suy vỏ thượng thận.
- Trong thời gian sử dụng GC cần có chế độ ăn thích hợp như ăn ít đường, mỡ, muối,
nhiều ion kali và protid.
- Tuổi tác, liều dùng, thời gian sử dụng, sự đáp ứng của bệnh nhân là yếu tố cần thiết
để xác định các tác dụng có hại. Chẳng hạn như tăng huyết áp do corticoid hay xảy ra
đối với người già và người suy nhược cơ thể. Các bệnh nhân bị bệnh mạn tính hoặc
dinh dưỡng kém sẽ dung nạp kém với GC do giảm protein gắn với GC nên tăng lượng
thuốc tự do vì thế nên tăng độc tính.
- Phải cân nhắc giữa các tác dụng có lợi và các độc tính có thể xảy ra.

20


Hình 2.3 Phân loại và các nguyên tắc chung khi sử dụng glucocorticoid
Bảng 2.2 Phân loại một số Glucocorticoid dùng ngoài dựa trên tiềm lực
(Tiềm lực giảm từ nhóm 1→ nhóm 7)
Nhóm

1

2

Tên thuốc

Dạng chế phẩm/ nồng độ

Biệt dược


Bethamethason dipropionat

Kem, thuốc mỡ 0,09%

DIPROLEN

Clobethasol propionat

Kem, thuốc mỡ 0,09%

TEMOVATE

Halobethasol propionat

Thuốc mỡ 0,09%

Bethamethason dipropionat

Thuốc mỡ 0,15%

Diproson

Fluocinonid

Kem, thuốc mỡ, gel 0,05%

Lidex

Halocinonid


Kem, thuốc mỡ, gel 0,01%

Halog

21


3

4

5

6

7

Bethamethason dipropionat

Kem 0,05%

Diproson

Bethamethason valerat

Thuốc mỡ 0,1%

Valison


Triamcinolon acetat

Thuốc mỡ 0,1%, kem 0,9%

Aristocort A

Flucinolon acetonid

Kem 0,2%

Synalar HP

Flucinolon acetonid

Thuốc mỡ 0,025%

Synalar

Hydrocortison valerat

Thuốc mỡ 0,2%

Westcort

Triamcinolon acetonid

Thuốc mỡ 0,1%

Kenacort


Bethamethason dipropionat

Lotion 0,05%

Diproson

Bethamethason valerat

Kem, lotion 0,1%

VALISONE

Flucinolon acetonid

Kem 0,025%

Synalar

Triamcinolon acetonid

Kem, lotion 0,1%

Kenalog

Betamethason 17 valerat

Lotion 0,1%

Valisone


Flucinolon acetonid

Kem, dung dịch 0,01%

Synalar

Dexamethason sodium
phosphat

Kem 0,1%

Decadron

Kem, thuốc mỡ, lotion
0,5%, 1%, 2,5%

Hytone Nutricort

Hydrocortison

2.7

THÔNG TƯ SỐ 02/2018/TT-BYT CỦA BỘ Y TẾ NGÀY 22 THÁNG 01
NĂM 2018 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ THỰC HÀNH TỐT CƠ
SỞ BÁN LẺ THUỐC GPP

2.7.1 Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc
Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc là bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn trong hành nghề tại cơ
sở bán lẻ thuốc nhằm bảo đảm cung ứng, bán lẻ thuốc trực tiếp đến người sử dụng
thuốc và khuyến khích việc sử dụng thuốc một cách an toàn và có hiệu quả cho người

sử dụng thuốc.
Người bán lẻ thuốc là người phụ trách chuyên môn về dược và nhân viên làm việc tại
cơ sở bán lẻ thuốc có bằng cấp chuyên môn được đào tạo về dược phù hợp với loại
hình và phạm vi hoạt động của cơ sở.

22


Bán lẻ thuốc là hoạt động chuyên môn của cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm việc cung cấp,
bán lẻ thuốc trực tiếp đến người sử dụng thuốc kèm theo việc tư vấn và hướng dẫn sử
dụng thuốc an toàn và có hiệu quả cho người sử dụng.
Tồn tại là sai lệch so với nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc hoặc
với quy định khác của pháp luật về quản lý dược.
GPP là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Good Pharmacy Practices”, được dịch sang
tiếng Việt là “Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc”
2.7.2 Các hoạt động bán thuốc của nhà thuốc, quầy thuốc
2.7.2.1

Các bước cơ bản trong hoạt động bán thuốc

Người bán lẻ hỏi người mua những câu hỏi liên quan đến bệnh, đến thuốc mà người
mua yêu cầu.
Người bán lẻ tư vấn cho người mua về lựa chọn thuốc, cách dùng thuốc, hướng dẫn
cách sử dụng thuốc bằng lời nói. Trường hợp không có đơn thuốc kèm theo, Người
bán lẻ phải hướng dẫn sử dụng thuốc thêm bằng cách viết tay hoặc đánh máy, in gắn
lên đồ bao gói.
Người bán lẻ cung cấp các thuốc phù hợp, kiểm tra, đối chiếu thuốc bán ra về nhãn
thuốc, cảm quan về chất lượng, số lượng, chủng loại thuốc.
Thuốc được niêm yết giá thuốc đúng quy định và không bán cao hơn giá niêm yết.
2.7.2.2


Các quy định về tư vấn cho người mua

Người mua thuốc cần nhận được sự tư vấn đúng đắn, đảm bảo hiệu quả điều trị và phù
hợp với nhu cầu, nguyện vọng.
Người bán lẻ phải xác định rõ trường hợp nào cần có tư vấn của người có chuyên môn
phù hợp với loại thuốc cung cấp để tư vấn cho người mua thông tin về thuốc, giá cả và
lựa chọn các thuốc không cần kê đơn.
Đối với người bệnh đòi hỏi phải có chẩn đoán của thầy thuốc mới có thể dùng thuốc,
người bán lẻ cần tư vấn để bệnh nhân tới khám thầy thuốc chuyên khoa thích hợp hoặc
bác sĩ điều trị.
Đối với những người mua thuốc chưa cần thiết phải dùng thuốc, nhân viên bán thuốc
cần giải thích rõ cho họ hiểu và tự chăm sóc, tự theo dõi triệu chứng bệnh.
Không được tiến hành các hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc tại nơi bán thuốc trái
với quy định về thông tin quảng cáo thuốc, khuyến khích người mua coi thuốc là hàng
hoá thông thường và khuyến khích người mua mua thuốc nhiều hơn cần thiết.
2.7.2.3

Bán thuốc theo đơn, thuốc độc, thuốc gây nghiện, thuốc hướng
thần, tiền chất làm thuốc
23


Khi bán các thuốc theo đơn phải có sự tham gia trực tiếp người bán lẻ có trình độ
chuyên môn phù hợp và tuân thủ theo các quy định, quy chế hiện hành của Bộ Y tế về
bán thuốc kê đơn.
Người bán lẻ phải bán theo đúng đơn thuốc. Trường hợp phát hiện đơn thuốc không rõ
ràng về tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng, hoặc có sai phạm về pháp lý, chuyên
môn hoặc ảnh hưởng đến sức khoẻ người bệnh, người bán lẻ phải thông báo lại cho
người kê đơn biết.

Người bán lẻ giải thích rõ cho người mua và có quyền từ chối bán thuốc theo đơn
trong các trường hợp đơn thuốc không hợp lệ, đơn thuốc có sai sót hoặc nghi vấn, đơn
thuốc kê không nhằm cụ đích chữa bệnh.
Người có bằng dược sỹ được thay thế thuốc đã kê trong đơn thuốc bằng một thuốc
khác có cùng hoạt chất, đường dùng, liều lượng khi có sự đồng ý của người mua và
phải chịu trách nhiệm về việc thay đổi thuốc.
Người bán lẻ hướng dẫn người mua về cách sử dụng thuốc, nhắc nhở người mua thực
hiện đúng đơn thuốc.
Sau khi bán thuốc gây nghiện, nhân viên nhà thuốc phải vào sổ, lưu đơn thuốc bản
chính.
2.7.3 Yêu cầu đối với người bán lẻ trong thực hành nghề nghiệp
2.7.3.1

Đối với người làm việc trong cơ sở bán lẻ thuốc

Có thái độ hoà nhã, lịch sự khi tiếp xúc với người mua thuốc, bệnh nhân.
Hướng dẫn, giải thích, cung cấp thông tin và lời khuyên đúng đắn về cách dùng thuốc
cho người mua hoặc bệnh nhân và có các tư vấn cần thiết nhằm đảm bảo sử dụng
thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả.
Giữ bí mật các thông tin của người bệnh trong quá trình hành nghề như bệnh tật, các
thông tin người bệnh yêu cầu.
Trang phục áo blu trắng, sạch sẽ, gọn gàng, có đeo biển ghi rõ tên, chức danh.
Thực hiện đúng các quy chế dược, tự nguyện tuân thủ đạo đức hành nghề dược.
Tham gia các lớp đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn và pháp luật y tế.
2.7.3.2

Đối với người quản lý chuyên môn hoặc chủ cơ sở bán lẻ thuốc

Giám sát hoặc trực tiếp tham gia việc bán các thuốc kê đơn, tư vấn cho người mua.
Chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp việc pha chế thuốc theo đơn tại nhà thuốc.

Liên hệ với bác sĩ kê đơn trong các trường hợp cần thiết để giải quyết các tình huống
xảy ra.
Kiểm soát chất lượng thuốc mua về, thuốc bảo quản tại nhà thuốc.
24


Thường xuyên cập nhật các kiến thức chuyên môn, văn bản quy phạm pháp luật về
hành nghề dược và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng thuốc.
Đào tạo, hướng dẫn các nhân viên tại cơ sở bán lẻ về chuyên môn cũng như đạo đức
hành nghề dược.
Cộng tác với y tế cơ sở và nhân viên y tế cơ sở trên địa bàn dân cư, tham gia cấp phát
thuốc bảo hiểm, chương trình, dự án y tế khi đáp ứng yêu cầu, phối hợp cung cấp
thuốc thiết yếu, tham gia truyền thông giáo dục cho cộng đồng về các nội dung như:
tăng cường chăm sóc sức khỏe bằng biện pháp không dùng thuốc, cách phòng tránh,
xử lý các bệnh dịch, chăm sóc sức khỏe ban đầu, các nội dung liên quan đến thuốc và
sử dụng thuốc và các hoạt động khác.
Theo dõi và thông báo cho cơ quan y tế về các tác dụng không mong muốn của thuốc.
Phải có mặt trong toàn bộ thời gian hoạt động của cơ sở. Trường hợp người quản lý
chuyên môn vắng mặt phải ủy quyền bằng văn bản cho người có chứng chỉ hành nghề
dược phù hợp để chịu trách nhiệm chuyên môn theo quy định.
+ Nếu thời gian vắng mặt trên 30 ngày thì người quản lý chuyên môn sau khi ủy quyền
phải có văn bản báo cáo Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại nơi cơ sở
đang hoạt động.
+ Nếu thời gian vắng mặt trên 180 ngày thì cơ sở kinh doanh thuốc phải làm thủ tục đề
nghị cấp chứng chỉ hành nghề dược cho người quản lý chuyên môn khác thay thế và
đề nghị cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc cho cơ sở bán lẻ
thuốc. Cơ sở chỉ được phép hoạt động khi đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh mới.
2.8


DANH MỤC THUỐC GLUCOCORTICOID BÁN KHÔNG KÊ ĐƠN CÓ
TRONG DANH MỤC THUỐC KHÔNG KÊ ĐƠN SỐ 07/2017/TT-BYT

2.8.1 Nguyên tắc xây dựng và tiêu chí lựa chọn thuốc vào Danh mục thuốc
không kê đơn
2.8.1.1

Nguyên tắc xây dựng Danh mục thuốc không kê đơn

Bảo đảm an toàn cho người sử dụng.
Bảo đảm việc tiếp cận thuốc kịp thời cho người dân.
Phù hợp với thực tế sử dụng, cung ứng thuốc của Việt Nam.
Hòa hợp với các nguyên tắc, quy định phân loại thuốc không kê đơn của các nước
trong khu vực và trên thế giới.
2.8.1.2

Tiêu chí lựa chọn đưa thuốc vào Danh mục thuốc không kê đơn

Thuốc được xem xét lựa chọn vào Danh mục thuốc không kê đơn khi đáp ứng các tiêu
chí sau đây:
25


×