Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

Tác động của XNM lên việc canh tác lúa trên địa bàn huyện trần đề, tỉnh sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 66 trang )

Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành KTTNN
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................................................iii
TÓM TẮT.......................................................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH.......................................................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................................................ix
Chương 1

GIỚI THIỆU.............................................................................................................1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát.........................................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể..............................................................................................................2
1.3 Nội dụng nghiên cứu............................................................................................................2
1.3.1 Thu thập các tài liệu, số liệu..........................................................................................2
1.3.2 Xác định hiện trạng canh tác lúa 2 vụ trong giai đoạn từ năm 2010 - 2016..................2
1.3.3 Đánh giá biến động mặn từ năm 2010 - 2016...............................................................3
1.3.4 Đánh giá tác động của xâm nhập mặn đến các khía cạnh kinh tế - xã hội - môi trường
trong vùng canh tác lúa từ năm 2010 - 2016............................................................................3
Chương 2

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.........................................................................................4

2.1 Các nghiên cứu liên quan đến đề tài.....................................................................................4
2.1.1 Ngoài nước....................................................................................................................4
2.1.2 Trong nước....................................................................................................................5


2.2 Tổng quan về khu vực nghiên cứu.......................................................................................6
2.2.1 Vị trí địa lý.....................................................................................................................7
2.2.2 Đặc điểm địa hình..........................................................................................................8
2.2.3 Điều kiện khí tượng thủy văn........................................................................................9
2.2.3.1 Khí tượng................................................................................................................9
2.2.3.2 Chế độ thủy văn....................................................................................................10
2.2.4 Tài nguyên...................................................................................................................10
2.2.4.1 Tài nguyên nước...................................................................................................10
---------------------------------------------------------------------------------------------------------1


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành KTTNN
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------2.2.4.2 Tài nguyên đất......................................................................................................11
2.2.5 Điều kiện kinh tế - xã hội............................................................................................12
2.2.5.1 Tăng trưởng kinh tế..............................................................................................12
2.2.5.2 Dân số...................................................................................................................12
Chương 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................................13

3.1 Phương pháp thu thập số liệu.............................................................................................13
3.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp..............................................................................................13
3.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp................................................................................................14
3.2 Xử lý số liệu.......................................................................................................................16
3.2.1 Phương pháp thống kê mô tả.......................................................................................16
3.2.2 Công cụ GIS................................................................................................................18
Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................................19


4.1 Hiện trạng canh tác lúa 2 vụ trong giai đoạn từ năm 2010 - 2016.....................................19
4.1.1 Lịch thời vụ của canh tác lúa 2 vụ...............................................................................19
4.1.2 Hệ thống sông, kênh, cống điều tiết nước cho canh tác lúa 2 vụ................................22
4.2 Biến động mặn trong giai đoạn 2010 - 2016......................................................................23
4.3 Tác động của XNM đến các khía cạnh kinh tế - xã hội - môi trường trong vùng canh tác
lúa…...........................................................................................................................................26
4.3.1 Tác động của XNM đối với các khía cạnh của kinh tế................................................27
4.3.2 Tác động của XNM đối với các khía cạnh của xã hội.................................................33
4.3.2.1 Tác động của XNM đối với các vấn đề di cư lao động........................................33
4.3.2.2 Tác động của XNM đối với các vấn đề mâu thuẫn trong xã hội..........................36
4.3.3 Tác động của XNM đối với các khía cạnh của môi trường.........................................38
4.3.3.1 Tác động của XNM đến môi trường nước..............................................................38
4.3.3.2 Tác động của XNM đến môi trường đất.................................................................40
4.3.4 Tác động tổng hợp của XNM đến các khía cạnh của kinh tế - xã hội - môi trường
trong vùng canh tác lúa...........................................................................................................41
4.3.5 Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế tác động của XNM trong vùng canh tác lúa43
4.3.5.1 Giải pháp công trình.............................................................................................43
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

2


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành KTTNN
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------4.3.5.2 Giải pháp phi công trình.......................................................................................44
Chương 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................45


5.1 Kết luận..............................................................................................................................45
5.2 Kiến nghị............................................................................................................................46
TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN..................................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................................48
PHỤ LỤC.......................................................................................................................................50

----------------------------------------------------------------------------------------------------------

3


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành KTTNN
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

TÓM TẮT
Nghiên cứu thực hiện nhằm đánh giá biến động mặn và tác động của xâm nhập mặn đến
canh tác lúa của người dân vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long (trường hợp nghiên cứu tại
huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng). Nghiên cứu sử dụng phương pháp kế thừa (thu thập số liệu thứ
cấp) và phương pháp phỏng vấn nông hộ (canh tác lúa 2 vụ) và phỏng vấn cán bộ (tu thập số
liệu sơ cấp) nhằm đánh giá và điều tra về biến động mặn và tác động của XNM đến các khía
cạnh của kinh tế - xã hội - môi trường trong vùng canh tác lúa (2 vụ) từ năm 2010 - 2016. Kết
quả nghiên cứu cho thấy, LTV ở khu vực nghiên cứu trong giai đoạn 2010 - 2016 diễn ra không
đồng bộ, có sự chênh lệch giữa các nông hộ và có sự thay đổi phức tạp. Vụ Hè Thu bắt đầu
xuống giống từ giữa tháng 5 đến đầu tháng 7 và thu hoạch vào cuối tháng 8 đến giữa tháng, vụ
Đông Xuân bắt đầu xuống giống từ giữa tháng 10 đến hơn giữa tháng 11 và thu hoạch vào cuối
tháng 1 đến đầu tháng 3. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này, hệ thống sông, kênh và cống điều tiết
nước ở đây cũng đang trong giai đoạn thực hiện nâng cấp và sửa chữa và cho đến nay cũng đã
được thực hiện khá hoàn thiện. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, mặn có sự biến
động với xu hướng gia tăng cả về nồng độ mặn và thời gian xâm nhập mặn trong giai đoạn từ

năm 2010 - 2016 tại cống Bà Xẩm và cống Cái Xe (nhất là vào năm 2016). Đặc biệt, xâm nhập
mặn (2015 - 2016) đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khía cạnh về kinh tế trong vụ Đông Xuân
của hệ thống canh tác lúa 2 vụ. Bên cạnh đó, vụ Hè Thu năm 2016 và Đông Xuân năm 2016 2017 cũng bị ảnh hưởng đáng kể do đợt xâm nhập mặn 2015 - 2016 gây ra. Ngoài ra, xâm nhập
mặn còn một số tác động nghiêm trọng như: làm tăng số lượng lao động di cư tự do của người
dân gây ra việc thiếu lao động tại vùng nghiên cứu, làm phát sinh một số mâu thuẫn trong xã
hội. Bên cạnh đó, xâm nhập mặn cũng gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến môi trường (môi
trường đất và môi trường nước) tại khu vực nghiên cứu.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------

4


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành KTTNN
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Khu vực nghiên cứu............................................................................................................8
Hình 2: Sơ đồ phương pháp nghiên cứu.........................................................................................13
Hình 3: Thang đo Likert 5 mức độ.................................................................................................17
Hình 4: LTV của huyện Trần Đề giai đoạn 2010 - 2016................................................................19
Hình 5: Sự thay đổi của LTV vụ Hè Thu qua các giai đoạn của huyện Trần Đề từ năm 2010 2016................................................................................................................................................20
Hình 6: Sự thay đổi của LTV vụ Đông Xuân qua các giai đoạn của huyện Trần Đề từ năm 2010 2016................................................................................................................................................21
Hình 7: Hiện trạng thủy lợi huyện Trần Đề giai đoạn 2010 - 2016................................................23
Hình 8: Diễn biến nồng độ mặn tại các cống Bà Xẩm giai đoạn 2010 - 2016...............................24
Hình 9: Diễn biến nồng độ mặn tại các cống Cái Xe giai đoạn 2010 - 2016.................................25
Hình 10: Diễn biến nồng độ mặn tại các cống quan trắc giai đoạn 2010 - 2016...........................26
Hình 11: Các giai đoạn và các khía cạnh của kinh tế - xã hội - môi trường bị tác động bởi XNM
trong giai đoạn năm 2010 - 2016....................................................................................................27

Hình 12: Diện tích lúa vụ Đông Xuân bị ảnh hưởng bởi mặn năm 2015 - 2016...........................29
Hình 13: Năng suất lúa trong giai đoạn canh tác bình thường với giai đoạn canh tác bị tác động
bởi XNM.........................................................................................................................................32
Hình 14: Hiệu quả đồng vốn giữa giai đoạn bình thường và giai đoạn bị tác động bởi XNM trong
vùng canh tác lúa 2 vụ giai đoạn 2010 - 2016................................................................................33
Hình 15: Nguyên nhân di cư của người dân tại vùng nghiên cứu..................................................34
Hình 16: Hiệu quả về các khía cạnh của di cư trong xã hội giữa giai đoạn bình thường và giai
đoạn bị tác động bởi XNM trong vùng canh tác lúa 2 vụ..............................................................36
Hình 17: Một số mâu thuẫn phát sinh bởi tác động của XNM trong giai đoạn từ năm 2010 - 2016
........................................................................................................................................................37
Hình 18: Hiệu quả về xã hội giữa canh tác bình thường và canh tác bị tác động bởi XNM trong
vùng canh tác lúa 2 vụ giai đoạn 2010 - 2016................................................................................38
Hình 19: Hiệu quả về canh tác bị tác động bởi XNM môi trường nước giữa giai đoạn canh tác
bình thường và giai đoạn canh tác bị tác động bởi XNM..............................................................39
Hình 20: Hiệu quả về môi trường đất giữa giai đoạn canh tác bình thường và giai đoạn canh tác bị
tác động bởi XNM..........................................................................................................................41
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

5


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành KTTNN
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------Hình 21: Hiệu quả tổng hợp của kinh tế - xã hội - môi trường trong vùng canh tác lúa ở giai đoạn
canh tác bình thường và giai đoạn canh tác bị tác động bởi XNM................................................43

----------------------------------------------------------------------------------------------------------

6



Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành KTTNN
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Tài liệu thu thập................................................................................................................14
Bảng 2: Tiêu chí chọn vùng nghiên cứu.........................................................................................15
Bảng 3: Các chỉ tiêu đánh giá kinh tế - xã hội - môi trường..........................................................16
Bảng 4: Kết quả phân tích kinh tế trong giai đoạn canh tác bình thường......................................28
Bảng 5: Kết quả phân tích kinh tế trong giai đoạn canh tác bị tác động bởi XNM năm 2015 2016................................................................................................................................................30
Bảng 6: Kết quả phân tích kinh tế trong giai đoạn canh tác bị tác động bởi XNM năm 2016 2017................................................................................................................................................31
Bảng 7: Hiệu quả về kinh tế - xã hội - môi trường trong vùng canh tác lúa ở giai đoạn canh tác
bình thường và canh tác bị tác động bởi XNM..............................................................................41
Bảng 8: Tiến độ thực hiện đề tài.....................................................................................................46

----------------------------------------------------------------------------------------------------------

7


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành KTTNN
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt


Tiếng Việt

1

BĐKH

Biến đổi khí hậu

2

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

3

GIS

Hệ thống thông tin địa lý

4

KIP

Phỏng vấn những người am
hiểu cung cấp thông tin

5

LTV


Lịch thời vụ

6

LLLĐ

Lực lượng lao động

7

NBD

Nước biển dâng

8

NN & PTNT

Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn

9

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

10


TBNN

Trung bình nhiều năm

11

XNM

Xâm nhập mặn

Tiếng Anh

Geographic Information System
Key Informant Panel

----------------------------------------------------------------------------------------------------------

8


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành KTTNN
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Chương 1

GIỚI THIỆU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng hạ lưu của sông Mekong trước

khi đổ ra Biển Đông (Van, 2009), là nơi sản xuất lương thực và thực phẩm lớn nhất
Việt Nam, đóng góp hơn 53% sản lượng lúa gạo, 65% sản lượng nuôi trồng thủy
sản và khoảng 75% nguồn trái cây cho cả nước (Tuan et al., 2013). Tuy nhiên,
ĐBSCL lại là nơi chịu sự tác động của hai khối nước lớn là nước sông Mekong và
thủy triều của biển, do đó ĐBSCL có chế độ thủy văn rất phức tạp. Trong mùa cạn,
khi nước từ thượng nguồn về thấp, thủy triều xuất hiện mang nước mặn xâm nhập
sâu vào nội đồng gây khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất, đặc biệt trong bối cảnh
biến đổi khí hậu (BĐKH), mực nước biển có thể dâng cao dẫn đến nguy cơ một
phần lớn đồng bằng sẽ bị ngập lụt và nhiễm mặn (Cục Quản lý tài nguyên nước,
2012). Bên cạnh đó, theo Syvitski et al., 2009 thì ĐBSCL là một trong những khu
vực chịu tổn thương lớn nhất của BĐKH và nước biển dâng (NBD) trên thế giới,
và là khu vực hiện nay đang bị ảnh hưởng nặng nhất của hạn hán, xâm nhập mặn
(XNM) (Tổng cục thủy lợi, 2016).
Sóc Trăng là một tỉnh ven biển của ĐBSCL, nằm ở phía Nam cửa sông Hậu, có
địa hình tương đối thấp và bằng phẳng với nhiều vùng sinh thái tự nhiên khác nhau
được đặc trưng bởi nguồn nước (mặt) ngọt - mặn - lợ, hệ thống đất giồng cát, đồng
trũng tạo điều kiện đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, hệ thống canh tác lúa 2 vụ,
hoa màu, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản lợ - mặn, góp phần thúc đẩy phát triển
kinh tế cho người dân địa phương (Linh et al,. 2014). Với vị trí vùng ven biển Sóc
Trăng là 1 trong 10 tỉnh thuộc ĐBSCL bị ảnh hưởng nặng nề của BĐKH và NBD.
Đối với tỉnh Sóc Trăng, BĐKH làm cho mực NBD, hạn hán, ngập lụt xảy ra với
tần suất ngày càng lớn hơn, những yếu tố đó sẽ làm gia tăng ngập úng, XNM, lan
tràn chua phèn,… BĐKH gây ra hạn hán, cùng với NBD, dòng sông cạn kiệt là
tác nhân đưa nước mặn từ biển xâm nhập sâu vào đất liền, vào hạ lưu các sông
Mỹ Thanh, sông Hậu (Trung tâm kỹ thuật môi trường). Trần Đề là một huyện
ven biển của tỉnh Sóc Trăng, nằm ở cuối dòng sông Hậu của miền Nam Việt Nam,
nằm trên trục giao thông Quốc lộ Nam sông Hậu mới mở nối liền thành phố Cần
Thơ, tỉnh Hậu Giang, với tỉnh Bạc Liêu, cách Thành phố Hồ Chí Minh 260 km.
Phần lớn diện tích là đất nhiễm mặn với diện tích tự nhiên 37,875.98 km2, dân
số 130,077 người, huyện được thành lập 23/12/2009 và chính thức đi vào hoạt

động từ ngày 1/4/2010 (Cổng thông tin điện tử huyện Trần Đề). Là huyện ven
biển bên cạnh các hoạt động đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản thì các ngành công
nghiệp tiểu thủ công nghiệp thương mại dịch vụ cũng phát triển, đáng kể nhất là
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------1


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành KTTNN
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

sản xuất lúa. Tuy nhiên huyện phải thường xuyên đối mặt với tình trạng khô hạn,
thiếu nước ngọt vào mùa khô làm ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động canh tác lúa
của huyện.Theo Trung tâm kỹ thuật môi trường thì hạ lưu sông Hậu và sông Mỹ
Thanh là nơi thường xuyên bị nước mặn từ biển xâm nhập thông qua hai của
biển là Trần Đề và Mỹ Thanh mà huyện Trần Đề là huyện có cả hai con sông Hậu
và Mỹ Thanh đổ ra biển qua của biển Trần Đề và Mỹ Thanh. Vì thế mà mỗi năm
huyện Trần Đề luôn đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt do mặn xâm nhập vào
nội đồng ảnh hưởng rất lớn đến canh tác nông nghiệp của người dân trong huyện.
Vì vậy, có thể nói tình trạng XNM là tình trạng đáng báo động tại khu vực này.
Từ những vấn đề nêu trên, việc thực hiện đánh giá “Tác động của XNM lên
việc canh tác lúa trên địa bàn huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng” là rất cấp thiết
nhằm đánh giá biến động của mặn và tác động của XNM lên việc canh tác lúa, từ
đó có thể hỗ trợ các nhà quản lý có được cái nhìn cụ thể về xu hướng thay đổi của
mặn và tác động của XNM đến canh tác lúa để đưa ra những biện pháp, kế hạch
nhằm góp phần nào giảm nhẹ được tác động của XNM đến canh tác của người dân,
giúp người dân có cuộc sống ổn định hơn.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá biến động mặn và tác động của XNM đến canh tác lúa trên địa bàn
huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng.

1.2.2




Mục tiêu cụ thể
Xác định hiện trạng canh tác lúa 2 vụ trong giai đoạn từ năm 2010 - 2016.
Đánh giá biến động mặn từ 2010 - 2016.
Đánh giá tác động của XNM đến các khía cạnh kinh tế - xã hội - môi trường trong
vùng canh tác lúa từ năm 2010 - 2016.
1.3 Nội dụng nghiên cứu
1.3.1 Thu thập các tài liệu, số liệu
Các số liệu thứ cấp về quan trắc độ mặn được thu thập tại Chi cục Thủy lợi
tỉnh Sóc Trăng, báo cáo đánh giá hiện trạng thủy lợi của 7 vùng dự án trong tỉnh
Sóc Trăng được thu thập tại Công ty Cổ phần Thủy lợi Sóc Trăng. Thu thập số liệu
từ báo cáo về XNM của ĐBSCL từ Tổng cục thủy lợi. Báo cáo XNM tỉnh Sóc
Trăng được thu thập tại Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng. Thu thập báo cáo nông
nghiệp huyện Trần Đề, báo cáo XNM huyện Trần Đề tại phòng nông nghiệp huyện
Trần Đề, Thu thập số liệu từ các bài báo, tạp chí khoa học trường Đại học Cần
Thơ.
1.3.2 Xác định hiện trạng canh tác lúa 2 vụ trong giai đoạn từ năm 2010 - 2016
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------2


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành KTTNN
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Xác định lịch thời vụ (LTV), xác định hệ thống sông, kênh, cống điều tiết
nước cho canh tác lúa 2 vụ cũng như là xem xét mức độ hoàn thiện và chất lượng

các cống điều tiết nước tại khu vực. Dựa trên kết quả xử lý các số liệu thứ cấp cũng
như là các sơ cấp đã thu thập được phỏng vấn từ các cán bộ, các nông hộ tại khu
vực nghiên cứu, từ đó xác định được hiện trạng canh tác lúa 2 vụ giai đoạn từ năm
2010 – 2016 trên địa bàn huyện Trần Đề.
1.3.3 Đánh giá biến động mặn từ năm 2010 - 2016
Các số liệu về mặn từ 2010 - 2016 được sử dụng để đánh giá và so sánh nồng
độ mặn tại các trạm quan trắc từ năm 2010 - 2016 trên địa bàn huyện Trần Đề.
1.3.4 Đánh giá tác động của xâm nhập mặn đến các khía cạnh kinh tế - xã hội - môi
trường trong vùng canh tác lúa từ năm 2010 - 2016
− Đánh giá chung về tác động của XNM đến vùng canh tác lúa và xác định giai đoạn
bị ảnh hưởng bởi XNM;
− Phân tích, so sánh hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường trong giai đoạn canh tác
bình thường và giai đoạn canh tác bị XNM và đánh giá tác động của XNM đến các
khía cạnh của kinh tế - xã hội – môi trường;
− Đánh giá tác động tổng hợp của XNM đến khía cạnh kinh tế - xã hội - môi trường
trong vùn canh tác lúa.
Đối với việc đánh giá tác động của XNM đến các khía cạnh kinh tế - xã hội môi trường trong vùng canh tác lúa, trước hết cần phân tích đánh giá chung về tác
động của XNM đến canh tác lúa: năng suất, lợi nhuận, nguồn nước tưới, lịch thời
vụ, cơ cấu sử dụng đất. Bên cạnh đó là các vấn đề về di cư và mâu thuẫn, ngoài ra
còn có các tác động về môi trường đất và nước. Và kết quả phỏng vấn cán bộ về
tình hình chung tác động của XNM đến các khía cạnh kinh tế - xã hội - môi
trường. Từ đó đánh giá chung về tác động của XNM đến canh tác lúa cũng như từ
đó xác định được các giai đoạn mà XNM tác động. Sau đó phân tích hiệu quả về
kinh tế: chi phí trung bình, thu nhập trung bình, lợi nhuận trung bình, hiệu quả sử
dụng đồng vốn; xã hội: di cư, mâu thuẫn xã hội; môi trường: môi trường nước, môi
trường đất trong giai đoạn canh tác bình thường và giai đoạn canh tác bị tác động
bởi XNM. Từ các kết quả đó, so sánh hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường giữa
giai đoạn canh tác bình thường và giai đoạn canh tác bị tác động bởi XNM. Việc so
sánh đó sẽ hỗ trợ một cách hiệu quả và minh bạch trong việc đánh giá tác động của
XNM đến các khía cạnh kinh tế - xã hội - môi trường trong vùng canh tác lúa.


-----------------------------------------------------------------------------------------------------------3


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành KTTNN
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Chương 2

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Với xu thế phát triển kinh tế xã hội như hiện nay thì nhu cầu sử dụng nước
(nước ngọt và nước sạch) cho các hoạt động của nước ta ngày một tăng cao. Bên
cạnh đó, nước ta là nước nông nghiệp nên tài nguyên nước là nguồn tài nguyên rất
quan trọng. Nhưng hiện nay tình trạng XNM đã và đang diễn ra ngày càng gay gắt
ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn tài nguyên nước của nước ta, đặc biệt là XNM
đã gây tình trạng thiếu nguồn nước ngọt trầm trọng và nồng độ mặn cao xâm nhập
vào khu vực nội đồng làm ảnh hưởng đến năng suất lúa của nước ta.
Theo Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai: XNM là hiện tượng nước
mặn với nồng độ mặn bằng 4‰ xâm nhập sâu vào nội đồng khi xảy ra triều cường,
NBD hoặc cạn kiệt nguồn nước ngọt. Sự XNM của nước biển được giải thích là do
mùa khô nước giảm mạnh, khô hạn kéo dài nguồn nước ngọt trên thường nguồn về
không kịp hoặc có thể là về ít không đủ, từ đó nước biển theo các sông, kênh và
rạch tràn vào nội đồng. Trong những năm gần đây, XNM đang diễn ra theo chiều
hướng ngày càng nghiêm trọng ở các tỉnh ven biển ĐBSCL làm thay đổi tính chất
đất theo chiều hướng bất lợi, diện tích đất nhiễm mặn ngày càng mở rộng và gây
trở ngại cho sản xuất nông nghiệp (Viet et al,. 2015). Theo số liệu báo cáo của
Tổng cục thủy lợi, 2016 thì do ảnh hưởng của XNM, từ cuối năm 2015 đến năm
2016, nhiều diện tích cây trồng đã bị tác động. Ở vụ Mùa và vụ Thu Đông năm

2015 có khoảng 90,000 ha bị ảnh hưởng đến năng suất, trong đó thiệt hại nặng
khoảng 50,000 ha (Kiên Giang 34,000 ha, Sóc Trăng 6,300 ha, Bạc Liêu 5,800
ha,...). Vụ Đông Xuân có 104,000 ha bị ảnh hưởng nặng đến năng suất (chiếm 11%
diện tích gieo trồng 8 tỉnh ven biển đang bị ảnh hưởng nặng của XNM).
2.1 Các nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1.1 Ngoài nước
Nghiên cứu của tác giả Barlow et al., 2012 với đề tài “ XNM ở các vùng ven
biển Bắc Mỹ đã chỉ được nguyên nhân gây ra XNM là do việc khai thác nước
ngầm và việc xây dựng các kênh tưới, tiêu nước. Đồng thời cũng nêu ra được ảnh
hưởng của XNM đến tầng chứa nước, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng của nguồn
nước ngầm trong các giếng cung cấp nước.
Năm 2009 nhà khoa học Mahmoud A. Abdelfattah et al.,2009 đã tiến hành
nghiên cứu ứng dụng công nghệ Geography Information Systerm (GIS) và Viễn
thám vào xây dựng mô hình thành lập bản đồ đất nhiễm mặn tại Abu Dhabi, Ả
Rập. Sử dụng sản phẩm viễn thám mà cụ thể là ảnh Landsat-7 ETM và mẫu đất thu
thập dùng để xây dựng song song hai mô hình. Kết quả so sánh thực tế có độ tin
cậy là 91.2%, cho thấy khả năng ứng dụng kết hợp GIS và Viễn thám cho hiệu quả
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------4


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành KTTNN
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

rất cao. Ngoài ra, Trong hoạt động nông nghiệp, nghiên cứu ước tính độ mặn của
đất trong cánh đồng ngô cũng được nhà khoa học Ahmed Eldiery et al tiến hành
thực hiện. Bằng công cụ là dữ liệu viễn thám và GIS, kết hợp mẫu đất thực đo, các
nhà khoa học đã thành lập được bản đồ thể hiện mức độ mặn của đất dựa trên sự
thay đổi sinh trưởng của cây ngô dưới tác động của độ mặn gia tăng trong đất. Từ
đó kịp thời có các biện pháp ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại đến nông nghiệp ở

mức thấp nhất.
2.1.2 Trong nước
Đề tài “nghiên cứu giải pháp khai thác sử dụng hợp lý nguồn nước tương
thích các kịch bản phát triển công trình ở thượng lưu để phòng chống hạn và XNM
ở ĐBSCL”. Đề tài cấp nhà nước mã số KC08.11/06 - 10 do GS.TS Nguyễn Quang
Kim chủ nhiệm thực hiện 2007 - 2010. Đề tài đã đánh giá tác động của các yếu tố
ở thượng lưu đến dòng chảy hiện tại và tương lai, đề xuất chiến lược phòng chống
hạn hán và XNM ở ĐBSCL ứng với các kịch bản khai thác thượng lưu, đánh giá
tác động của hệ thống công trình cống đập quy mô lớn ngăn cửa sông Mekong, đề
xuất giải pháp quản lý vận hành hệ thống công trình kiểm soát dòng chảy hợp lý,
hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế, xã hội ở ĐBSCL.
Nghiên cứu XNM ở vùng cửa sông - áp dụng cho cửa sông Thái Bình của
PGS.TS Nguyễn Trung Việt thuộc Đại học Thủy lợi và ThS. Nguyễn Văn Lực
thuộc Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên. Nghiên cứu đã dự báo
XNM ở vùng cửa sông Thái Bình theo 2 kịch bản chưa có và có xét đến điều kiện
BĐKH, nước biển dâng. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp công trình, phi công
trình cho việc phòng và chống XNM.
Nghiên cứu của tác giả Tran Quoc Dat et al., 2012 thuộc trường Đại học Cần
Thơ và Đại học Chulalongkorn - Thái Lan đã tiến hành nghiên cứu mô phỏng
XNM ở ĐBSCL dưới tác động của NBD và sự suy giảm lưu lượng nước từ thượng
nguồn. Trong nghiên cứu này, XNM ở ĐBSCL được mô phỏng cho những kịch
bản khác nhau của mực nước biển dâng và lưu lượng thượng nguồn giảm bằng mô
hình MIKE11. Mô hình được xây dựng dựa trên cở sỡ dữ liệu của hai năm 1998 và
2005. Kết quả mô phỏng XNM năm 1998 được chọn kịch gốc so sánh với bốn kịch
bản XNM vào các năm 2020 và 2030. Bốn kịch bản này được xây dựng dựa trên
kịch bản CRES B2, kịch bản tăng diện tích nông nghiệp và kịch bản diện tích nông
nghiệp không đổi. Hai kịch bản đầu là khi mực NBD 14 cm và lưu lượng thượng
nguồn giảm 11% và 22%. Kịch bản số ba và bốn là khi mực NBD 20cm và lưu
lượng thượng nguồn giảm 15%. Kết quả mô phỏng cho thấy rằng độ mặn 2.5g/l
xâm nhập 14 km sâu hơn kịch bản gốc năm 1998. Ngoài ra XNM cũng tác động

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------5


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành KTTNN
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

hầu hết các dự án ngăn mặn ở ĐBSCL và kết quả các kịch bản cũng cho ta thấy
bức tranh toàn cảnh về XNM ở ĐBSCL vào mùa khô có thể xảy ra trong tương lai.
Nghiên cứu của Tran Thi Le Hang et al., 2015 đã sử dụng mô hình thủy lực (HECRAC) để đánh giá động thái XNM trên hê thống sông chính vùng hạ lưu sông Tiền
dưới tác động công trình cống Ba Lai và kết quả mô phỏng XNM đã dự báo được
chiều sâu xâm nhập 4 g/L cho các kịch bản trong tương lai trên các sông chính. Kết
quả dự báo cho thấy rằng, vào năm 2020, ứng với lưu lượng nước thượng nguồn
giảm 20%; mực nước biển tăng thêm 14 cm thì độ mặn 4 g/L có thể lấn sâu vào
thêm 11 km trên sông Hàm Luông và 25 km so với kịch bản gốc cho năm 2030.
Nhìn chung hai nghiên cứu này rất hữu ích cho quy hoạch tài nguyên nước ở vùng
hạ lưu sông Tiền nói riêng và ĐBSCL nói chung trong tương lai trong điều kiện tác
động BĐKH.
Năm 2013 Cục Quản lý tài nguyên nước đã thực hiện nghiên cứu và nghiên
cứu này chỉ ra trong 3 năm tới diện tích đất lớn nhất có thể bị ảnh hưởng bởi độ
mặn lớn hơn 4‰ khoảng 1,605,200 ha, chiếm 41% diện tích toàn ĐBSCL, tăng
255,100 ha so với thời kỳ nền 1991 - 2000; diện tích chịu ảnh hưởng của độ mặn
lớn hơn 1‰ khoảng 2,323,100 ha, chiếm 59% tích tự nhiên, tăng 193,200 ha.
Trong 50 năm tới, diện tích đất lớn nhất có thể bị ảnh hưởng bởi độ mặn lớn hơn
4‰ khoảng 1,851,200 ha, chiếm 47% diện tích toàn ĐBSCL, tăng 439,200 ha so
với thời kỳ nền 1991 - 2000; diện tích chịu ảnh hưởng của độ mặn lớn hơn 1‰
khoảng 2,524,100 ha, chiếm diện 64% tích tự nhiên, tăng 456,100 ha. Gần 4/5 diện
tích vùng bán đảo Cà Mau bị ảnh hưởng mặn (ngoại trừ phần diện tích Tây sông
Hậu). Toàn bộ diện tích các dự án Gò Công, Bảo Định, Bắc Bến Tre, Mỏ Cày, Nam
Măng Thít, Tiếp Nhật,... bị nhiễm mặn. Ngoài các thành phố, thị xã Bến Lức, Tân

An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Rạch Giá, Hà Tiên vốn đã bị
ảnh hưởng mặn sẽ thêm Mỹ Tho, Vĩnh Long và Cần Thơ bị ảnh hưởng do nước
mặn xâm nhập sâu hơn. Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ đánh giá một cách tổng quát
về tác động của XNM cho ĐBSCL trong tương lai chứ chưa đi sâu vào đánh giá
một cách cụ thể tác động của XNM cho hiện trạng sản xuất nông nghiệp nói chung
và canh tác lúa nước nói riêng. Trong khi, đó là vấn đề quan trọng và đặc biệt, canh
tác lúa là lĩnh vực bị tác động nặng nề của mặn.
Ngoài ra, năm 2017 tác giả Tran Van Be et al., 2017 đã tiến hành nghiên cứu
với đề tài “Ảnh hưởng của XNM đến sản xuất nông nghiệp, thủy sản huyện Trần
Đề, tỉnh Sóc Trăng”. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn nông hộ (sản
xuất lúa và nuôi tôm) và phỏng vấn cán bộ địa phương, kết quả của nghiên cứu cho
thấy, XNM (mùa khô năm 2016) ảnh hưởng chủ yếu đến sản xuất lúa 2 vụ. Trong
khi đó, để giảm ảnh hưởng của XNM, người nuôi tôm đã pha loãng nước trong
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------6


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành KTTNN
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

vuông tôm. Bên cạnh đó, kết quả của nghiên cứu cũng cho thấy XNM đã ảnh
hưởng đáng kế đến số lượng lao động di cư tự do của người dân gây ra biến động
nguồn lao động tại khu vực nghiên cứu. Tuy nhiên, nghiên cứu nầy chưa đi sâu vào
các vấn đề về tác động cụ thể của XNM đối với các khía cạnh của kinh tế, xã hội
và cả môi trường.
2.2 Tổng quan về khu vực nghiên cứu
2.2.1 Vị trí địa lý
Sóc Trăng là tỉnh ven biển nằm ở phía Nam cửa sông Hậu của khu vực
ĐBSCL cách thành phố Hồ Chí Minh 231km, cách Cần Thơ 62km; nằm trên tuyến
Quốc lộ 1A nối liền các tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Quốc lộ 60

nối Sóc Trăng với các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre và Tiền Giang. Với diện tích tự nhiên
3,311.7629 km2, diện tích tự nhiên của Sóc Trăng chiếm khoảng 1% diện tích cả
nước và 8.3% diện tích của khu vực ĐBSCL. Đường bờ biển dài 72 km và 03 cửa
sông lớn: Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh đổ ra Biển Đông. Dân số trung bình năm
2015 là 1,310,700 người. Tỉnh Sóc Trăng có 11 đơn vị hành chính gồm 01 thành
phố thuộc tỉnh, 2 thị xã (Vĩnh Châu và Ngã Năm) và 8 huyện (Kế Sách, Long Phú,
Cù Lao Dung, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Thạnh Trị, Trần Đề và Châu Thành) với 109 xã,
phường, thị trấn. Thành phố Sóc Trăng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của
tỉnh.
Sóc Trăng có địa giới hành chính tiếp giáp 4 tỉnh trong vùng ĐBSCL:





Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang.
Phía Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long qua sông Hậu.
Phía Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu.
Phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông với chiều dài bờ biển 72 km.

Vị trí tọa độ:
− Vĩ độ Bắc: 9°14’40” đến 9°33’56”
− Kinh độ Đông: 105°49’37” đến 106°19’01”.
Hình 1: Khu vực nghiên cứu

2.2.2 Đặc điểm địa hình
Sóc Trăng có địa hình tương đối thấp và bằng phẳng, địa hình bao gồm phần
đất bằng xen kẽ những vùng trũng và các giồng cát. Toàn bộ tỉnh Sóc Trăng nằm ở
phía Nam của vùng cửa sông Hậu, cao độ biến thiên không lớn, chỉ từ 0,2 - 2 m so
với mực nước biển, vùng nội đồng có cao độ trung bình từ 0,5 - 1,0 m. Địa hình của

tỉnh có dạng hình lòng chảo thoải, hướng dốc chính từ sông Hậu thấp dần vào phía
trong, từ biển Đông và kênh quản lộ thấp dần vào đất liền với những giồng đất ven
sông, biển.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------7


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành KTTNN
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Dựa vào địa hình có thể chia tỉnh Sóc Trăng thành 3 vùng như sau:
− Vùng địa hình thấp, vùng trũng: Tập trung ở huyện Mỹ Tú, Châu Thành, Thạnh
Trị, Ngã Năm và một phần phía Bắc huyện Mỹ Xuyên, thường bị ngập dài vào
mùa mưa;
− Vùng địa hình cao ven sông Hậu và ven biển, gồm các huyện Vĩnh Châu, Trần Đề,
Long Phú, Cù Lao Dung, cao trình từ 1,2 - 2 m, giồng cát cao đến 2 m;
− Vùng địa hình trung bình: gồm có thành phố Sóc Trăng và huyện Kế Sách.
Địa hình có cao độ thấp, bị phân cắt nhiều bởi hệ thống các sông rạch và
kênh mương thủy lợi, lại tiếp giáp với biển cho nên dễ bị nước biển xâm nhập.
Địa hình vùng biển ven biển ven bờ tỉnh Sóc Trăng có sự phân bậc rõ rệt ở 3
mức độ sâu:
− Độ sâu từ 0 - 10 m nước: nhìn chung địa hình khá thoải và bằng phẳng. Khu vực
cửa sông có địa hình khá phức tạp, thay đổi theo mùa do tương tác động lực sông
biển, có nhiều cồn và doi cát ngầm đan xen với các luồng lạch;

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------8


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành KTTNN

------------------------------------------------------------------------------------------------------------

− Độ sâu từ 10 - 20 m nước: địa hình có dạng sườn dốc, địa hình khu vực cửa sông
phía Đông Bắc dốc hơn phía Tây Nam. Đây là giới hạn ngoài của khu vực lắng
đọng trầm tích hiện đại và vì thế địa hình thường thay đổi theo thời gian;
− Độ sâu 20 - 30 m nước: địa hình khá thoải và rộng, có nhiều sóng cát, một số khu
vực phân bố các cồn ngầm thoải.
2.2.3 Điều kiện khí tượng thủy văn
2.2.3.1 Khí tượng
Tỉnh Sóc Trăng thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có 2 mùa
rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 - 11 với gió mùa Tây Nam và mùa khô từ tháng 12 đến
tháng 4 với gió mùa Đông Bắc.
Nhiệt độ: Nền nhiệt độ trung bình trong mùa mưa ở mức cao hơn trung bình
nhiều năm (TBNN) 0.8 0C trong cùng thời đoạn. Cụ thể ở từng tháng nhiệt độ
trung bình tháng ở mức cao hơn từ 0.3 - 1.3 0C so với trung bình nhiều năm
(TBNN) từng tháng. Nắng nóng xuất hiện muộn hơn so với các năm trước và kéo
dài đến giữa tháng 05.
Nắng: Tổng lượng bức xạ trung bình trong năm tương đối cao, đạt 140 - 150
kcal/cm2. Tổng giờ nắng bình quân trong năm 2,292.7 giờ (khoảng 6.28 giờ/ngày),
cao nhất thường vào tháng 3 là 282.3 giờ, thấp nhất thường vào tháng 9 là 141.5
giờ.
Mưa: Mùa mưa năm 2016 đến muộn hơn so với TBNN. Mùa mưa bắt đầu
trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng vào ngày 22/5, muộn hơn TBNN 17 ngày và xấp xỉ
năm 2015. Do mùa mưa bắt đầu muộn, nên tổng lượng mưa ở các nơi trong tỉnh
không đều, phần lớn đều ở mức thấp hơn TBNN trong cùng thời đoạn. Tổng lượng
mưa ở các nơi trong tỉnh (tính đến 31/10/2016) ở khoảng 1,010.6 - 1,709.2 mm, cụ
thể như sau: TP. Sóc Trăng 1,449.5 mm (thấp hơn TBNN 226.5 mm, Kế Sách
1,224.5 mm (thấp hơn TBNN 438.5 mm), Đại Ngãi 1,234.8 mm (thấp hơn TBNN
493.2 mm), Long Phú 1,160.6 mm (thấp hơn TBNN 246.4 mm), Trần Đề 1,010.6
mm (thấp hơn TBNN 466.4 mm), Mỹ Tú 1,526.2 mm (cao hơn TBNN 57.2 mm),

Vĩnh Châu 1,709.2 mm (cao hơn TBNN 352.2 mm), Ngã Năm 1,607.4 mm (cao
hơn TBNN 138.4 mm). Hầu hết các tháng trong mùa mưa đều xuất hiện những đợt
mưa to đến rất to với lượng mưa đạt từ 50.0 - 100 mm (trong 24h), vào ngày 22/05
tại Mỹ Tú xuất hiện mưa đạt 101.2 mm, tại Vĩnh Châu 107.1 mm. Trong tháng 07
đã xảy ra 2 đợt giảm mưa trên diện rộng: đợt 1 (từ ngày 02 – 05/07), đợt 2 (từ ngày
16 – 24/07). Tháng 8 xuất hiện đợt giảm mưa (từ ngày 16 -22/08), tuy nhiên chỉ
xảy ra cục bộ ở một số huyện.
Gió: nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, tỉnh Sóc Trăng có các hướng
gió chính như sau: Tây, Tây Nam, Đông Bắc, Đông Nam và gió được chia làm hai
mùa rõ rệt là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Mùa mưa chịu ảnh hưởng
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------9


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành KTTNN
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

của gió mùa Tây Nam là chủ yếu; còn mùa khô chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông
Bắc là chủ yếu với tốc độ gió trung bình là 1.77 m/s.
2.2.3.2 Chế độ thủy văn
Sông ngòi tỉnh Sóc Trăng đa phần thuộc vùng ảnh hưởng của chế độ bán nhật
triều không đều, cao độ mực nước của hai đỉnh triều và hai chân triều không bằng
nhau. Đỉnh triều cao nhất là 160 cm (vào tháng 10, 11), thấp nhất là 123 cm (vào
tháng 5, 8), chân triều cao nhất là -24 cm (tháng 11), thấp nhất là -103cm (tháng 6),
biên độ triều trung bình từ 194 - 220 cm. Nguồn nước trên hệ thống sông rạch tỉnh
Sóc Trăng là kết quả của sự pha trộn giữa lượng mưa tại chỗ, nước biển và nước
thượng nguồn sông Hậu đổ về. Vì vậy, nước trên sông trong năm có thời gian bị
nhiễm mặn vào mùa khô, vào mùa mưa nước sông được ngọt hóa có thể sử dụng
cho tưới nông nghiệp. Phần sông rạch giáp biển thì bị nhiễm mặn quanh năm do đó
không thể phục vụ tưới cho nông nghiệp, nhưng bù lại nguồn nước mặn, lợ ở đây

lại tạo thuận lợi trong việc nuôi trồng thủy sản.
Tình hình mực nước thượng nguồn: đầu mùa mưa lũ năm 2016, mực nước
các trạm thượng nguồn sông Mekong luôn ở mức thấp hơn TBNN, trong tháng 7 8, vùng trung lưu sông Mekong xuất hiện 1 - 2 đợt lũ nhỏ với biên độ từ 3.0 - 4.0
m nhưng sau đó xuống nhanh. Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long chịu ảnh
hưởng của thủy triều, đến hết tháng 10 mực nước cao nhất tại Tân Châu (sông
Tiền) là 3.07 m, thấp hơn mức BĐI là 0.43 m; tại Châu Đốc (sông Hậu) là 2.84 m,
thấp hơn mức BĐI là 0.16 m.
Tình hình mực nước các sông rạch trong tỉnh: mực nước cao nhất tại trạm
Đại Ngãi (sông Hậu) trong các tháng mùa mưa lũ đều ở mức cao hơn TBNN cùng
thời kỳ từ: 0.01 - 0.31m. Tính đến ngày 31 tháng 10, mực nước cao nhất tại trạm
Đại Ngãi là: 2.02 m, ở mức thấp hơn cùng kỳ năm ngoái 0.03m; mực nước thấp
nhất năm là: -1.77m, cao hơn cùng kỳ năm ngoái là: 0.12m.
2.2.4 Tài nguyên
2.2.4.1 Tài nguyên nước
Mạng lưới dòng chảy sông ngòi, kênh rạch (tàu thuyền có thể lưu thông qua lại) có
mật độ dày bình quân hơn 0.2 km/km2, trong đó quan trọng nhất là sông Hậu chảy ở phía
Bắc tỉnh ngăn cách Sóc Trăng với Trà Vinh, và sông Mỹ Thanh chảy ở phía Đông Nam
tỉnh là nguồn cấp nước chủ yếu cho sản xuất đồng thời là tuyến đường sông ra biển của
tỉnh. Phần lớn mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chịu ảnh hưởng XNM vào mùa khô và do
tác động của chế độ thủy triều lên xuống ngày 2 lần với mực nước dao động trung bình
0.4 - 1.0 m. Lưu lượng nước sông Hậu mùa mưa trung bình khoảng 7,000 - 8,000 m 3/s
vào mùa khô giảm xuống chỉ còn 2,000 - 3,000 m 3/s làm nước mặn xâm nhập sâu vào khu
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------10


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành KTTNN
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

vực bên trong đất liền (Long Phú, Trần Đề, Mỹ Tú), tương tự vào mùa khô nước mặn xâm

nhập qua sông Mỹ Thanh theo kênh rạch vào tới vùng phía Tây (Thạnh Trị) của tỉnh gây
khó khăn về nguồn nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt. Nguồn nước ngầm khá dồi dào,
nước ngầm mạch sâu từ 100 - 180 m, chất lượng nước tốt để sử dụng cho sinh hoạt, nước
ngầm mạch nông từ 5- 30 m thường bị nhiễm mặn vào mùa khô.
2.2.4.2 Tài nguyên đất
Đất đai Sóc Trăng có thể chia thành 6 nhóm chính:
Nhóm đất cát: diện tích 8,491 ha, bao gồm các giồng cát tương đối cao từ 1.2
- 2 m thành phần cơ giới nhẹ, chủ yếu là cát mịn đến cát pha đất thịt, có thể trồng
một số loại rau màu, phân bố theo các giồng cát chạy dọc ven biển thuộc Vĩnh
Châu, Mỹ Xuyên;
Nhóm đất phù sa: diện tích 6,372 ha thích hợp cho việc trồng lúa tăng vụ và
các cây ăn trái đặc sản và phân bố tập trung ở các huyện Kế Sách, Mỹ Tú;
Nhóm đất gley: diện tích 1,076 ha chiếm 0.33% diện tích tự nhiên, đất có
thành phần cơ giới lớp mặt là sét, lớp dưới là thịt pha sét, hiện được sử dụng để
trồng lúa một vụ và nuôi thả thủy sản, phân bố ở vùng trũng, ngập nước mùa mưa
thuộc các xã phía Bắc huyện Kế Sách;
Nhóm đất mặn: diện tích 158,547 ha có thể chia ra làm nhiều loại: đất mặn
nhiều, đất mặn trung bình, đất mặn ít, đất mặn sú, vẹt, đước (ngập triều) trong đó
đất mặn nhiều chiếm diện tích lớn 75,016 ha thích hợp với việc trồng lúa, rau màu,
cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn, dài ngày...; các loại đất mặn khác chủ yếu trồng
lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản và được phân bố ở tất cả các huyện trong đó
tập trung với diện tích lớn ở các huyện Vĩnh Châu, Long Phú và Mỹ Xuyên;
Nhóm đất phèn: diện tích 75,823 ha, trong đó chia ra làm 2 loại đất phèn hoạt
động và đất phèn tiềm tàng, sử dụng loại đất này theo phương thức đa canh, trồng
lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản, phân bố rải rác ở các huyện, tập trung thành
diện tích lớn ở các huyện Mỹ Tú, Ngã Năm, Mỹ Xuyên và một phần ở Thạnh Trị,
Vĩnh Châu;
Nhóm đất nhân tác: diện tích 46,146 ha, đất phát triển trên nền đất phù sa cũ
do canh tác lâu đời nên bạc màu, độ phì thấp, hiện phần lớn được sử dụng để trồng
lúa 2 - 3 vụ và rau màu và được phân bố ở tất cả các huyện, tập trung nhiều nhất ở

Kế Sách và Long Phú.
Mặc dù còn một số hạn chế về điều kiện tự nhiên như thiếu nước ngọt và bị
XNM trong mùa khô, một số khu vực bị nhiễm phèn, nhưng việc sử dụng đất ở
Sóc Trăng lại có nhiều thuận lợi cơ bản để phát triển nông, ngư nghiệp đa dạng.
2.2.5 Điều kiện kinh tế - xã hội
2.2.5.1 Tăng trưởng kinh tế
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------11


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành KTTNN
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Năm 2014 là một năm được tỉnh Sóc Trăng đánh giá thành công lớn trên
nhiều lĩnh vực của tỉnh. Dù trải qua nhiều khó khăn, thử thách do ảnh hưởng của
đà suy thoái kinh tế, tình hình thế giới phức tạp, thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy
ra... nhưng Sóc Trăng vẫn vững bước đi lên, đạt được những thành tựu đáng phấn
khởi: tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt cao với mức 10.04% (năm 2013 là 9.4%); cơ
cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm về nông nghiệp, tăng về công
nghiệp, dịch vụ; văn hóa xã hội phát triển, an ninh chính trị ổn định, an sinh xã hội
được quan tâm, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng lên. Với sản
lượng lúa đạt trên 2,265 triệu tấn, vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra là 2 triệu tấn, đây
là năm sản lượng lúa cao nhất từ trước đến nay. Sản lượng thủy sản đạt 205,000
tấn, vượt năm 2013 gần 15,000 tấn. Sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ tuy
gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn có sự tăng trưởng đạt giá trị 9,560 tỷ đồng, vượt
13.8% chỉ tiêu Nghị quyết. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh đạt 650 triệu
USD (tăng 160 triệu USD so với năm 2013, trong đó, riêng xuất khẩu thủy sản đạt
610 triệu USD). Tổng thu ngân sách nhà nước gần chạm ngưỡng 2,000 tỷ đồng,
vượt 10.5% chỉ tiêu Nghị quyết, đáng mừng là thu ngân sách trong cân đối đã vượt
mức 1,000 tỷ đồng (1,079 tỷ).

2.2.5.2 Dân số
Dân số của tỉnh từ năm 2011 đến năm 2015 có sự biến động nhưng không
lớn, tăng từ 1,298,400 năm 2011 lên 1,301,500 năm 2012, lên 1,304,700 năm
2013, lên 1,307,700 năm 2014 và 1,310,700 năm 2015. Mật độ dân số cũng có sự
biến động nhẹ từ 392 người/km2 lên 396 người/km2 năm 2015 (Tổng cục thống kê,
2015). Mật độ dân số của tỉnh được xếp vào loại thấp, năm 2015 mật độ dân số là
396 người/km2, thấp hơn mật độ dân số trung bình của ĐBSCL (434 người/km 2) và
xếp hàng thứ 9 so với các tỉnh của vùng ĐBSCL, cao hơn Cà Mau, Kiên Giang,
Bạc Liêu, Long An.

Chương 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Phương pháp thu thập số liệu

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------12


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành KTTNN
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Để thực hiện tốt các mục tiêu đã đặt ra, đề tài đã áp dụng những phương pháp
về thu thập số liệu và xử lý số liệu như: thu thập số liệu thứ cấp, thu thập số liệu sơ
cấp, phương pháp thống kê mô tả kết hợp với phân tích chi phí - lợi luận (B/C) và
đánh giá định tính theo thang đo Likert 5 mức độ (Likert, 1932) và ứng dụng công
cụ GIS. Phương pháp nghiên cứu của đề tài được trình bày ở sơ đồ (Hình 2) dưới

đây.

Hình 2: Sơ đồ phương pháp nghiên cứu

3.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp
Các số liệu thứ cấp quan trắc độ mặn được thu thập tại Chi cục Thủy lợi tỉnh
Sóc Trăng, báo cáo đánh giá hiện trạng thủy lợi của 7 vùng dự án trong tỉnh Sóc
Trăng được thu thập tại Công ty Cổ phần Thủy lợi Sóc Trăng. Thu thập số liệu từ
báo cáo về XNM của ĐBSCL từ Tổng cục thủy lợi. Báo cáo XNM tỉnh Sóc Trăng
được thu thập tại Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng. Thu thập báo cáo nông nghiệp,
báo cáo XNM huyện Trần Đề tại phòng Nông nghiệp huyện Trần Đề, Thu thập số
liệu từ các bài báo, tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ.

Bảng 1: Tài liệu thu thập
STT

Số liệu thu thập

Năm

Nguồn cấp

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------13


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành KTTNN
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------Cổng thông tin điện tử
tỉnh Sóc Trăng,
UBND tỉnh Sóc Trăng

1


Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh
tế - xã hội tỉnh Sóc Trăng

2

Số liệu quan trắc định kỳ độ mặn tại các
trạm quan trắc

2010 - 2016

Chi cục Thủy lợi Sóc
Trăng

3

Bản đồ hiện trạng thủy lợi tỉnh Sóc Trăng
Báo cáo đánh giá hiện trạng thủy lợi của 7
vùng dự án của tỉnh Sóc Trăng

2010, 2016

Công ty Cổ phần
Thủy lợi Sóc Trăng

4

Báo cáo nông nghiệp huyện Trần Đề

2010 - 2016


Phòng Nông nghiệp
huyện Trần Đề

5

Báo cáo XNM tỉnh Sóc Trăng

2015 - 2016

Sở NN&PTNT tỉnh
Sóc Trăng

6

Báo cáo xâm nhập mặn vùng Đồng bằng
sông Cửu Long (2015-2016), hạn hán ở
miền Trung, Tây Nguyên và giải pháp khắc
phục

2016

2016

Tổng cục thủy lợi

3.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp
Chọn khu vực để khảo sát cho đề tác động của XNM đến canh tác lúa trên địa
bàn huyện Trần Đề. Các tiêu chí để chọn khu vực nghiên cứu, số lượng mẫu thu
thập bao gồm các nội dung như: vị trí địa lý, mục đích sử dụng nước và công trình

thủy lợi, cán bộ chuyên trách được thể hiện ở bảng 2.

Bảng 2: Tiêu chí chọn vùng nghiên cứu

STT

Nội dung

Tiêu chí chọn

Số
lượng

Thành
phần

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------14


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành KTTNN
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

1

Vị trí địa lý

 Xã có nhiều hộ canh tác lúa 2
vụ


 Sử dụng nước cho canh tác lúa;

2

Mục đích sử dụng
nước và công
trình

Cán bộ
chuyên
trách

3

Nông dân

 Xã có nhiều hộ bị ảnh hưởng
của xâm nhập mặn;
40

 Ngăn mặn;
 Lấy nước ngọt;
 Công ty Cổ phần Thủy lợi Sóc
Trăng

5

Cán bộ

 Chi cục Thủy lợi tỉnh Sóc Trăng


Xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn người dân tại khu vực nghiên cứu về mô
hình, diện tích canh tác; lịch thời vụ; nguồn nước cung cấp cho canh tác; các khía
cạnh kinh tế: năng suất, đầu tư, thu nhập, lợi nhuận; các khía cạnh xã hội: di cư,
mâu thuẫn xã hội; các khía cạnh môi trường: môi trường nước và môi trường đất.
Các số liệu sơ cấp sẽ được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 40 mẫu tại 2 xã
Đại Ân 2 và Trung Bình của huyện Trần Đề dựa trên bảng câu hỏi đã chuẩn bị theo
phương pháp phỏng vấn cấu trúc.
Xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn cán bộ về hiện trạng các công trình thủy
lợi ở huyện Trần Đề như về mức độ hoàn thiện và chất lượng công trình điều tiết
nước tưới cho canh tác lúa cũng như tình hình chung về tác động của XNM đến
các khía cạnh kinh tế - xã hội - môi trường thông qua phương pháp phỏng vấn KIP
(Key Informant Panel) qua đó chọn lựa các tác động làm ảnh hưởng đến vùng canh
tác lúa của XNM.
Các khía cạnh XNM tác động đến kinh tế - xã hội - môi trường trong vùng
canh tác lúa được thể hiện ở bảng 3.

Bảng 3: Các chỉ tiêu đánh giá kinh tế - xã hội - môi trường
STT

Khía cạnh

Chỉ tiêu đánh giá

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------15


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành KTTNN
----------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chi phí trung bình;

1

Kinh tế

 Thu nhập trung bình;
 Lợi nhuận trung bình;
 Hiệu quả sử dụng đồng vốn;

2

Xã hội

3

Môi trường

 Di cư;
 Mâu thuẫn xã hội;
 Môi trường đất;
 Môi trường nước.

3.2 Xử lý số liệu
Các số liệu thứ cấp và sơ cấp được xử lý bằng phương pháp thống kê mô tả kết hợp
với phân tích chi phí - lợi nhuận và đánh giá bằng thang 5 mức độ Likert và công cụ GIS
để đánh giá hiện trạng canh tác lúa 2 vụ, biến động mặn và tác động của XNM đến các
khía cạnh kinh tế - xã hội - môi trường trong vùng canh tác lúa.
3.2.1 Phương pháp thống kê mô tả
Các số liệu thứ cấp về quan trắc độ mặn được tổng hợp và vẽ biểu đồ, từ đó làm cơ
sở để đánh giá và so sánh nồng độ mặn tại các trạm quan trắc và đánh giá được biến động.
Các báo cáo đánh giá hiện trạng thủy lợi của 7 vùng dự án trong tỉnh Sóc Trăng, báo cáo

nông nghiệp huyện Trần Đề được tổng hợp để đánh giá hiện trạng canh tác lúa 2 vụ trong
giai đoạn từ 2010 - 2016.
Các số liệu sơ cấp được nhập vào file dữ liệu trên nền Microsoft Excel để
tính toán kết quả. Các số liệu sẽ được phân tích và xử lý bằng phương pháp thống
kê mô tả trên nền Microsoft Excel để thống kê, phân tích tình hình sản xuất nhằm
hỗ trợ trong việc đánh giá hiện trạng canh tác lúa 2 vụ như diện tích canh tác,
nguồn nước cung cấp cho canh tác và LTV, sau đó vẽ biểu đồ để mô tả LTV cho
khu vực nghiên cứu. Từ đó làm cơ sở trên xác định hiện trạng canh tác lúa 2 vụ
trong giai đoạn từ 2010 - 2016 một cách hiểu quả và minh bạch.
Đánh giá tác động của XNM đến các khía cạnh kinh tế - xã hội - môi trường
trong vùng canh tác lúa:
− Các khía cạnh về kinh tế như: năng suất, chi phí, thu nhập, lợi nhuận sẽ được tính
toán thống kê, bên cạnh đó kết hợp với phương pháp phân tích chi phí - lợi nhuận
(Benefit Cost Ratio - B/C: tỷ số này cho biết với một đồng chi phí bỏ ra ta sẽ thu
được bao nhiêu đồng lợi nhuận).
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------16


Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành KTTNN
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Sau đó mô tả kết quả về chi phí trung bình, thu nhập trung bình, lợi nhuận trung bình
và hiệu quả sử dụng đồng vốn dưới dạng biểu bảng. Từ đó làm cơ sở đánh giá tác động
của XNM đến khía cạnh kinh tế trong vùng canh tác lúa.
− Các khía cạnh xã hội như: Di cư (số lượng, mục đích, thời gian và thời điểm, tác
động), mâu thuẫn xã hội (vấn đề mâu thuẫn, nguyên nhân, cách giải quyết) cùng
với các tác động về môi trường như: môi trường nước, môi trường đất được đánh
giá định tính theo thang đo Likert 5 mức độ và được chuyển đổi từ định tính sang
định lượng từ 1 đến 5 (Roãn Ngọc Chiến, 2001) để xác định giá trị điểm (Hình 3),

từ đó cơ sở đó đánh giá tác động của XNM đến các khía cạnh của xã hội và môi
trường trong vùng canh tác lúa.

Hình 3: Thang đo Likert 5 mức độ

Các số liệu đã xử lý cho tác động của XNM đến kinh tế - xã hội - môi trường
chưa tổng hợp được vì không cùng đơn vị đo lường. Để đánh giá tổng hợp tác
động của XNM đến các khía cạnh kinh tế - xã hội - trường thì đề tài áp dụng
phương pháp chuẩn hóa chia cho giá trị lớn nhất của các khía cạnh để đưa các giá
trị về cùng đơn vị nằm trong khoảng từ 0 - 1. Công thức để đưa các giá trị về cùng
đơn vị đo như sau:
Trong đó:
− Yi: Điểm sau khi được chuẩn hóa của chỉ tiêu thứ i
− Xi: Giá trị của chỉ tiêu thứ i trong các giai đoạn canh tác (giá trị được phân
tích chi phí - lợi nhuận của kinh tế, giá trị được quy đổi từ định tính sang
định lượng của xã hội và môi trường)
− XMax: Giá trị cao nhất của yếu tố X trong các giai đoạn canh tác.
Sau khi đã đưa các giá trị về cùng đơn vị bằng phương pháp chuẩn hóa, để
đánh giá tác động tổng hợp của XNM đến các khía cạnh kinh tế - xã hội - môi
trường thì sẽ tổng các điểm chuẩn hóa của các khía cạnh kinh tế - xã hội - môi
trường lại với nhau. Sau đó kết quả sẽ được mô tả bằng biểu bảng kết hợp với vẽ
biểu đồ cột.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------17


×