Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết đảo hoang của nhà văn tô hoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.05 KB, 32 trang )

MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài

Người viết chọn đề tài Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Đảo hoang của nhà văn
Tô Hoài làm niên luận với những lí do sau đây:
Có thể nói nhân vật là một phần không thể thiếu mà nó còn rất quan trọng đối với
một tác phẩm văn học. Bởi nhân vật không có thì tác phẩm sẽ trở nên vô hồn, thiếu
sức sống, thậm chí không còn được coi là một tác phẩm văn học nữa. Nhà văn Tô Hoài
cho rằng “nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một
sáng tác”. Cho nên, nhân vật không chỉ là nơi bộc lộ tư tưởng chủ đề tác mà còn là nơi
tập trung các vai trò nghệ thuật của một tác phẩm, thế giới nhân vật sẽ là nguồn cảm
hứng, sáng tạo để nhà văn tạo nên một tác phẩm văn học.
Sau 1975, nền văn học Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới ngày càng sâu sắc,
toàn diện, sự đổi mới văn học diễn ra trên nhiều phương diện và thể loại, trong đó phải
kể đến những thay đổi lớn của tiểu thuyết đã đóng góp tích cực, phát huy sức mạnh
làm thay đổi nên văn học Việt Nam. Lịch sử là thể loại được chú ý trong văn xuôi Việt
Nam thế kỉ XX. Trải qua nhiều biến động, có thời kỳ phát triển rầm rộ, có giai đoạn
tạm thời lắng xuống nhưng truyện lịch sử vẫn không ngừng tìm tòi và thử nghiệm
trong một quá trình. Nằm trong cuộc vận động đổi mới của văn học, nhà văn Tô Hoài
cũng có những cách tân, đổi mới trong sáng tác để thích ứng trước những biến đổi
trong thời đại. Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn của nên văn học Việt Nam hiện
đại. Thông qua những sáng tác của mình, nhà văn đã góp phần đổi mới nền văn học
Việt Nam. Tiểu thuyết của ông luôn hấp dẫn người đọc bởi lời kể hóm hỉnh, tài quan
sát và miêu tả, cách thể hiện nhân vật sinh động.
Trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn Tô Hoài, có một mảng quan trọng dành
cho thiếu nhi. Ngoài những truyện viết về đồ vật, về tấm gương anh hùng và cuộc sống
con người. Bên cạnh đó vào gần những năm 80 của thế kỉ XX, Tô Hoài còn cho ra mắt
bộ ba truyện lịch sử dựa trên cốt truyện dân gian đó là Đảo hoang, Chuyện nỏ thần,
Chử. Bằng trí tưởng tượng phong phú, sự hiểu biết sâu rộng về lịch sử và ngôn từ điêu


luyện, tiểu thuyết Đảo hoang đã làm sống buổi đầu dựng nước của dân tộc với những
phong tục tập quán, những cuộc vật lộn với thiên nhiên và đấu tranh giữa sự sống và
cái chết của con người. Tiểu thuyết còn nói đến cuộc sống thế sự con người trong xã
hội, mối quan hệ con người được tuyệt đối hóa. Câu chuyện vừa là một quá trình gian
khổ, kiên cường cùng gia đình chống chọi sự khắc nghiệt của thiên nhiên, lòng yêu
nước, sự quyết tâm trong cuộc sống, vừa tái hiện cuộc sống sinh động và những tình
cảm của con người trên đảo.
Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, người viết có thể hiểu hơn về nhà văn Tô
Hoài cũng như những tác phẩm của ông. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài này còn
giúp cho người viết có thêm kiến thức về xây dựng thế giới nhân vật trong một tác
phẩm văn học. Vì vậy, người viết chọn đề tài Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Đảo
hoang của nhà văn Tô Hoài để hoàn thành bài niên luận của mình.
2.

Lịch sử vấn đề

Nhà văn Tô Hoài là một trong những cây bút tiêu biểu của tiểu thuyết đương đại
Việt Nam. Tô Hoài viết nhiều tác phẩm thuộc nhiều thể loại, những sáng tác của ông
không chỉ gây ấn tượng đặc biệt với bạn đọc mà còn trở thành đối tượng quan tâm của
nhiều nhà nghiên cứu, phê bình. Qua tìm hiểu các tài liệu, các công trình nghiên cứu
xoay quanh tác phẩm và về ông trên nhiều bình diện khác nhau. Thông qua đó, người
1


viết nhận thấy tiểu thuyết Đảo hoang cũng như về Tô Hoài được quan tâm và bàn luận
một số công trình sau:
Năm 1977, Phan Cự Đệ trong cuốn Kỷ yếu 20 năm đã nhận định về tiểu thuyết
Đảo hoang: “Tiểu thuyết Đảo hoang của Tô Hoài muốn thông qua câu chuyện Mai An
Tiêm nêu lên sức mạnh ý chí và nghị lực con người gắn chặc với thuyền thuyết chinh
phục thiên nhiên, chống ngoại xâm của dân tộc” [2; tr.494].

Năm 1977, Phan Cự Đệ có Tiểu thuyết Đảo hoang của Tô Hoài. Ông đánh giá cao
về giá trị nội dung tác phẩm: “Ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, ca ngợi sức mạnh
ý chí nghị lực của con người trong cuộc chinh phục thiên nhiên qua nhân vật tiêu biểu
Mai An Tiêm. Tác giả bài viết cũng phát hiện nhà văn Tô Hoài đã khai thác những đặc
điểm của thần thoại, truyền thuyết, cổ tích trong việc miêu tả thế giới cây cỏ, chim
muôn khơi dậy ước mơ khám phá thiên nhiên của các em thiếu nhi và khẳng định Đảo
hoang đánh dấu một bước tiến đáng kể trong nghệ thuật viết tiểu thuyết là một công
trình quan trọng của Tô Hoài” [10; tr.92].
Năm 1981, Ac-ca-đi Xtơ-ru-ga-xki trong Đảo hoang ở Liên xô đã cho rằng Đảo
hoang là cuốn sách tuyệt vời, những nhân vật hết sức sinh động và trí tưởng tượng
phong phú của Tô Hoài. Tác giả bài viết bài tỏ: “Nhà văn hoạt động xã hội nổi tiếng,
con người khiêm nhường, chân thành, thủy chung, một người tốt không bị vinh quang
làm hỏng” [16; tr.21].
Năm 1982, Văn Thanh trong cuốn Truyện viết cho các em dưới chế độ mới đã viết:
“Tô Hoài là một trong số ít nhà văn viết điều tay nhanh nhất cho thiếu nhi. Ông viết
nhiều loại truyện, về nhiều đề tài, lứa tuổi. Điều quan trọng là có nhiều tác phẩm hay
được các em yêu thích. Làm đọng lại trong tâm trí tình cảm với những ấn tượng sâu
sắc” [15; tr.140].
Năm 1987, Hà Minh Đức trong Lời giới thiệu Tuyển tập Tô Hoài có một bài viết
công phu, đánh giá cao sự đóng góp của Tô Hoài cho nền văn học Vệt Nam. Tô Hoài
rất tài tình trong các phương diện miêu tả phong tục tập quán, khung cảnh thiên nhiên,
tính cách nhân vật, tìm tòi sáng tạo ngôn từ và cấu trúc câu văn. Với giáo sư Hà Minh
Đức, Tô Hoài là “Cây bút văn xuôi sắc xảo và đa dạng là một ngòi bút tươi mới không
bị cũ đi với tác giả” [10; tr.89].
Năm 1987, Hà Minh Đức trong Tuyển tập Tô Hoài có viết: “Đặc điểm đầu tiên để
nhận thấy qua những sáng tác của Tô Hoài là tinh thần dân tộc, rõ nét và đậm sắc
thái. Có thể nói rằng tất cả những cái ông viết ra điều thuộc về phần bản chất và tiêu
biểu của đời sống dân tộc. Ông muốn trở về ngọn nguồn của truyền thuyết, thần thoại,
những câu truyện cổ, để tìm hiểu sự sống của dân tộc trong thế kỉ xa xưa và những
cảm nghĩ, hình thái tư duy với những hoạt động, sáng tạo của người lao động trong

quá trình đấu tranh giữ nước và dựng nước. Tô Hoài với lòng mến yêu sâu sắc truyền
thống của dân tộc đã gửi bao tâm huyết và trí sáng tạo qua những trang viết” [11;
tr.128].
Năm 1994, Vũ Quần Phương trong Tạp chí văn học - số 8 có ý kiến: “Trong văn
xuôi của Tô Hoài có lối đi riêng, ông nhảy qua các chuyện thời sự mà quay về xa xưa.
Ông viết về Mai An Tiêm, về loa thành về quân cờ đen đánh pháp. Nhiều huyền thoại
lịch sử được ông viết lại thành chuyện cho nhi đồng. Đọc ông, người ta được tấm tâm
hồn mình vào không khí Việt Nam truyền thống. Ông là người lưu giữ được nhiều nét
xưa mà không xa vào hoài cổ” [14; tr.162].
Năm 2014, Nguyễn Đăng Diệp có bài viết Tô Hoài sinh ra là để viết đã đánh giá
cao về những sáng tác và sự đóng góp tích cực của Tô Hoài với những ý kiến sau:
“Không hiểu ông đã làm đầy cái bồ chữ của mình từ bao giờ để có được sự trường sức
2


đáng nể ấy. Mà nhìn ông cảm thấy cái vẻ ta đây đang suy nghĩ về những vấn đề lớn
lao vĩ đại hay đăm chiêu như thể đang ấp ủ một sự nghiệp văn chương khiến thiên hạ
phải lác mắt. Đơn giản, viết với ông như hít thở khí trời như một hình thức dưỡng
sinh. Bởi thế, bề ngoài ông vẫn nhỏ nhẹ, nụ cười vẫn tủm tỉm” [8; tr.68].
Vì vậy, người viết nhận thấy tiểu thuyết Đảo hoang cũng như về nhà văn Tô Hoài
thực sự được người đọc, các nhà phê bình quan tâm.
3. Mục

đích nghiên cứu

Người viết chọn đề tài Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Đảo hoang của nhà văn
Tô Hoài làm niên luận nhằm mục đích sau:
Để người viết hiểu rõ hơn về cuộc đời sự nghiệp, về những sáng tác của nhà văn
Tô Hoài, cũng như biết thêm về phong cách sáng tạo độc đáo và tài năng xây dựng
nhân vật của nhà văn. Để hiểu rõ hơn về thế giới nhân vật trong tiểu thuyết cũng như

hiểu rõ hơn về sức mạnh của con người trước thiên nhiên khắc nghiệt nhưng với sự
kiên tâm, kiên cường, ý chí dũng cảm và bằng nghị lực của mình họ đã chinh phục
được.
Đồng thời, sẽ giúp cho người viết hiểu thêm về Thế giới nhân vật trong tiểu
thuyết Đảo hoang và biết thêm về dòng văn học hiện thực sau 1975. Qua đề tài này,
người viết sẽ có một kiến thức quan trọng, tích lũy được nhiều kinh nghiệm, kỹ năng.
Đây cũng chính là vốn kiến thức chuyên ngành giúp cho người viết có một cách nhìn
nhận khoa học và sâu sắc hơn khi hoàn thành việc nghiên cứu.
4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Với đề tài Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Đảo hoang của Tô Hoài, người viết
xác định đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu như sau:
Đối tượng nghiên cứu: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Đảo hoang.
Phạm vi nghiên cứu: Tiểu thuyết Đảo hoang của nhà văn Tô Hoài, NXB Kim
Đồng, năm 2015.
5.

Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện niên luận này, người viết đã vận dụng và phối hợp một số phương
pháp nghiêm cứu sau:
Phương pháp lịch sử: Tìm hiểu rõ hơn về sự nghiệp, cuộc đời của nhà văn Tô Hoài
cũng như những khuynh hướng sáng tác của ông. Nhờ vào những phương pháp này
mà người viết có thể biết thêm về những công trình nghiên cứu đã đề cập đến nhà văn
Tô Hoài và tiểu thuyết Đảo hoang.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu,
sắp xếp theo hệ thống để giúp ích cho phần nghiên cứu lịch sử vấn đề, tài liệu liên
quan đến nội dung của đề tài và phần nghệ thuật, tài liệu nói về thế giới nhân vật của

tác phẩm văn học. Đồng thời, phương pháp này giúp người viết nắm được những
thông tin, tư liệu để dựa vào đó có thể hoàn thành được bài nghiên cứu của mình.
Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phương pháp này rất quan trọng với việc đưa
ra và phân tích dẫn chứng để làm nổi bật thế giới nhân vật trong tiểu thuyết tìm hiểu
biểu hiện cụ thể được thể hiện trong tiểu thuyết. Trong khi thực hiện phân tích, người
viết có kết hợp các thao tác chứng minh, giải thích, bình luận…làm nổi bật đề tài
nghiên cứu, sau đó tổng hợp lại và đưa ra kết luận chung, rút ra những nhận định kết
luận mang tính khái quát tổng hợp, làm cho bài viết trở nên sinh động và có tính thuyết
3


phục. Cuối cùng, trình bài kết quả thu được qua quá trình nghiên cứu, người viết kết
hợp phương pháp diễn dịch và quy nạp để hoàn thành.

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Khái quát về nhân vật trong tác phẩm văn học
1.1.1. Khái niệm nhân vật văn học
Nhân vật văn học là chỉ hình tượng cá thể người trong tác phẩm văn học, cá thể
được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện ở các phương diện riêng.
Khi nói đến văn học thì không thể thiếu nhân vật, vì nhân vật là phương diện cơ
bản mà nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng. Nhà văn sáng tạo nhân vật
để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về loại người nào đó, về một
vấn đề nào đó của hiện thực. Những con người này có thể được miêu tả kỹ hay sơ
lược, sinh động hay rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng lúc,
giữ vai trò quan trọng. Có thể nói “Nhân vật là phương diện để phản ánh đời sống,
khái quát hiện thực. Nhân vật là khái quát những quy luật của cuộc sống và của con
người, thể hiện những hiểu biết, những ước mơ, kì vọng về cuộc sống”. Nhà văn sáng
tạo nên nhân vật là thể hiện những cá nhân, xã hội nhất định và quan niệm các cá nhân
đó. Nhân vật được tạo nên bởi nhiều thành tố gồm hạt nhân tinh thần của các cá nhân

như: Ý chí, khác vọng, lí tưởng, các biểu hiện của thế giới cảm xúc, các lợi ích đời
sống, các hình thái ý thức, các hành động trong cuộc sống. Gắn liền với nhưng suy
nghĩ, nói năng, hành động trong quá trình phát triển về sau của nhân vật. Nhân vật văn
học không giống với các nhân vật thuộc các loại hình nghệ thuật khác. Ở đây, nhân vật
văn học được thể hiện bằng chất liệu riêng là ngôn từ, vậy nhân vật văn học đòi hỏi
người đọc phải vận dụng trí tưởng tượng, liên tưởng để dựng lại một con người hoài
chỉnh trong tất cả các một quan hệ của nó [7; tr.33-34].

1.1.2. Đặc điểm của nhân vật văn học
Nhân vật trong tác phẩn văn học người ta thường hiểu đó là con người được xây
dựng bằng các phương tiện của văn học. Qua đó nhà văn thể hiện tư tưởng, tình cảm
đối với đời sống. Nhân vật trong tác phẩm văn học không đơn giản là những bản sau
của người thật ngoài đời thật mà nhân vật là một hình ảnh mang tính ước lệ. Nhân vật
trong tác phẩm văn học được biểu hiện rất đa dạng. Có nhân vật hiện ra khá đầy đặng
nhưng cũng có nhân vật chỉ hiện ra qua ngôn ngữ như trong kịch bản văn học hay
nhân vật được bộc lộ qua tình cảm, ý nghĩ như nhân vật trong tác phẩm trữ trình. Có
nhân vật được miêu tả chân dung, ngoại hình, hành động nhưng người đọc vẫn nhận ra
qua giọng văn như nhân vật người kể chuyện.
Văn học bao giờ cũng thể hiện cuộc sống con người. Khi nói đến nhân vật văn học
là nói đến con người được nhà văn miêu tả và thể hiện trong tác phẩm bằng phương
diện văn học. Để nhận diện nhân vật người ta cần phải căn cứ vào những đặc điểm của
nó. Nhân vật văn học có khi là những con người có tên gọi như: Thúy Kiều, Chị Dậu,
Trọng Thủy,…Cũng có những người không họ tên như: Tên lính lệ, người hầu gái, một
số nhân vật xưng “tôi” trong các truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại và cũng có khi tên
gọi theo dấu hiệu nghề nghiệp, đặc điểm giới tính, tiểu sử hay một đặc điểm đặc biệt
nào đó như trai cày, thằng ngốc, chàng mồ côi, được nhân hóa như hổ, trâu, cái bàn,
cành cây,…
4



Vì vậy, cần hiểu một cách rộng rãi trên hai phương diện: Số lượng và chất lượng.
Ở số lượng hầu hết các tác phẩm từ văn học dân gian đến văn học hiện đại đều tập
chung miêu tả số phận con người. Về chất lượng, dù nhà văn miêu tả thần linh, ma
quỷ, đồ vật,… nhưng lại gán cho những phẩm chất của con người. Nhân vật trong văn
học có khi là một loài vật, một đồ vật hoặc một hiện tượng nào đó trong thế giới tự
nhiên, mang ý nghĩa biểu trưng cho số phận, cho tư tưởng, tình cảm của con người. Có
thể nói nhân vật là phương tiện để phản ánh đời sống, khái quát hiện thực.
Ở đây, cần chú ý rằng nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính
ước lệ, đó không là sao chép mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện
con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp tính cách. Bởi nói
đến văn học thì không thể thiếu nhân vật vì đó chính là phương tiện cơ bản để nhà văn
khái quát hiện thực một cách hình tượng.
Nhân vật văn học cũng có những đặc điểm khác với nhân vật của các loại hình
nghệ thuật khác. Trước hết do hình tượng văn học là hình tượng “phi vật thể” cho nên
nhân vật văn học là nhân vật của tưởng tượng, liên tưởng, chủ yếu là do sự tiếp nhân
của con người. Nhân vật văn học là một chỉnh thể vận động, tính cách nhân vật được
bộc lộ dần trong không gian, thời gian và mang tính chất quá trình. Bởi vì, nhà văn
khai thác những bình diện mới trong chỉnh thể nhân cách con người để tìm hiểu quy
luật đời sống, thể hiện “những ước ao, kì vọng của con người” [5; tr.279].
Như vậy, nhân vật là công cụ để nhà văn phản ánh cuộc sống hiện thực trong xã
hội để đưa vào tác phẩm xây dựng nhân vật nhằm bộc lộ tư tưởng, tình cảm của nhà
văn.

1.1.3. Vai trò của nhân vật văn học
Nhân vật văn học là phương diện để phản ánh đời sống khái quát hiện thực. Vai
trò của nhân vật khái quát những quy luật của cuộc sống con người. Mặc khác, nhân
vật là phường diện khái quát tính cách số phận con người và các quan niệm về chúng.
Ví dụ, nhân vật người anh trong truyện cổ tích Cây khế là biểu hiện của loại người
tham lam trong xã hội.
Nhân vật là phương diện thể hiện tư tưởng tình cảm của nhà văn. Nó thể hiện quan

niệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người. Nhân vật luôn gắn chặt
với chủ đề tác phẩm. Qua việc xây dựng nhân vật nhà văn bộc lộ tư tưởng tình cảm
của mình đối với từng loại người trong xã hội, đồng thời dẫn dắt người đọc đi vào
những thế giới riêng mà nhà văn văn tạo ra. Ví dụ, qua việc mô tả các nhân vật như:
Bà phó Đoan, cụ Cố Hồng trong tiểu thuyết Số Đỏ, nhà văn Vũ Trọng Phụng đã bộc lộ
niềm căm ghét, lối sống suy thoái về đạo đức đến cùng cực của giới thượng lưu trong
xã hội phong kiến, giúp người đọc biết được phong cách của nhà văn.
Nhà văn sáng tạo nên những nhân vật trên cơ sở quan sát những con người trong
cuộc sống mà nhà văn đã tạo nên những nhân vật của riêng mình nhằm thể hiện tài
năng nghệ thuật. Sức sống của nhân vật được thể hiện qua việc miêu tả ngoại hình, nội
tâm, ngôn ngữ hành động của nhân vật, những cái làm cho nhân vật có sức hấp, dẫn
cuốn húc kì lạ cho người đọc. Có những nhân vật bất tử với thời gian như: Võ Tòng,
Lỗ Trí Thâm, Lâm Xung, Thánh Gióng, Thạch Sanh, Lục Văn Tiên, Sơn Tinh, Thúy
Kiều,…Sứ hấp dẫn đối với người đọc của một nhân vật cũng có nhiều lí do, nhưng cơ
bản nhất là họ rất độc đáo, đa dạng về nhiều mặt. Ví dụ, như tác phẩm Chí Phèo được
nhớ mãi với những lời chửi rủa độc đáo, bởi cách đến nhà Bá Kiến xin được đi ở tù lại,
bởi cách triêu ghẹo Thị Nở của Chí Phèo.
5


Nhân vật văn học luôn giữ vai trò quyết định nội dung tư tưởng trong tác phẩm, vì
vậy nhà văn luôn dồn tâm huyết và tài năng của mình vào việc khắc họa nhân vật. Do
vai trò khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà
văn về cuộc đời, cho nên trong quá trình mô tả nhân vật nhà văn có quyền lụa chọn
những chi tiết, yếu tố mà họ cho là cần thiết bộc lộ được quan niệm của mình về con
người và cuộc sống [7; tr. 35-36].

1.1.4. Chức năng của nhân vật văn học
Nhân vật là điều kiện thiết yếu đảm bảo cho sự miêu tả thế giới của văn học có
được chiều sâu và tính hình tượng. Một tác phẩm cá biệt có thể vắng nhân vật, nhưng

văn học nói chung thì không thể thiếu nó.
Nhân vật văn học có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và
thể hiện quan niệm của nhà văn và cuộc đời. Trong cuộc sống ta được tiếp xúc với
nhiều loại tính cách khác nhau. Đây chính là một hiện tượng thú vị của thực tế khách
quan, đòi hỏi được văn học nghiên cứu và thể hiện. Một nhân vật được xây dựng thành
công sẽ giúp ta gợi lên cảm tưởng như vừa gặp lại những con người của đời sống hiện
thực rất rỏ nét, ta nhận thấy nhiều mối tương quan cơ bản và có tính lịch sử của thực
tại được tái hiện sinh động trong đó. Khi xây dựng nhân vật nhà văn có mục đích gắn
liền với những vấn đề mà nhà văn muốn đề cặp đến trong tác phẩm. Vì vậy, tìm hiểu
nhân vật trong tác phẩm, bên cạnh việc xác định những tính cách của nó, cần nhận ra
những vấn đề của hiện thực và quan niệm của nhân vật mà nhà văn muốn thể hiện. Do
nhân vật có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện
quan niệm của nhà văn về cuộc đời cho nên trong quá trình mô tả nhân vật, nhà văn có
quyền lựa chọn những chi tiết hay những yếu tố mà họ cho là cần thiết bộc lộ quan
niệm của mình về con người và cuộc sống. Ngoài việc thể hiện tính cách, nhân vật văn
học còn có chức năng tương tự chức năng của chiếc chìa khóa, giúp nhà văn mở cánh
của bước vào hiện thực rộng lớn, tiếp cận những đề tài và chủ đề mới mẻ, từ đó giúp
nhà văn đi vào khai thác về đề tài cuộc sống của dân tộc.
Nhân vật còn có chức năng biểu hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về thế
giới con người. Nó không chỉ được thể hiện qua nhân vật mà qua tổng hợp toàn bộ yếu
tố hộp thành tác phẩm hay một sự nghiệp sáng tác. Nhưng phải thừa nhận rằng với các
nhân vật cự thể, thái độ đánh giá về các tính cách về các vấn đề xã hội của nhà văn có
được điều kiện bộc lộ tốt hơn, tập trung hơn. Chính vì vậy, không nên đồng nhất nhân
vật văn học với con người trong cuộc đời, khi phân tích hay nghiên cứu nhân vật việc
đối chiếu, so sánh có thể cần thiết để hiểu rõ thêm về nhân vật, nhất là những nhân vật
có nguyên mẩu ngoài đời, nhưng cũng cần nhớ rằng nhân vật văn học là một sáng tạo
nghệ thuật độc đáo gắn liền với ý đồ tư tưởng của nhà văn trong việc nêu lên những
vấn đề của hiện thực.
Sau cùng, ta nói đến chức năng của nhân vật trong việc tạo nên mối liên kết giữa
các sự kiện trong tác phẩm và các thường được gọi là cốc truyện. Nhân vật góp phần

lớn cho việc tạo nên kết cấu của nhiều tác phẩm nhằm đạt được sự thống nhất, hoàn
chỉnh chặt chẽ và nhiều tiềm năng biểu đạt của các phương diện ngôn từ để cho chúng
trở thành những phương diện nghệ thuật [6; tr.77-78].

1.1.5. Phân loại nhân vật văn học
Nhân vật văn học là một hiện tượng hết sức đa dạng. Những nhân vật được xây
dựng thành công từ xưa đến nay bao giờ cũng là những sáng tạo độc đáo, không lặp
lại. Tuy nhiên, xét về mặt nội dung tư tưởng, kết cấu, chất lượng miêu tả, có thể thấy
những hiện tượng lặp đi lặp lại, tạo thành các loại nhân vật khác nhau. Thế giới nhân
6


vật do nhà văn sáng tạo ra thật phong phú, để có cái nhìn khách quan hơn thì ta đi vào
phân loại nhân vật ở nhiều góc độ khác nhau như sau:
Xét từ góc độ hệ tư tưởng, quan hệ đối với lí tưởng hay phẩm chất của nhân vật
có thể chia làm hai loại như: nhân vật chính diện và nhân vật phản diện.
Ở nhân vật chính diện thường được tác giả đề cao và khẳng định đó là nhân vật
mang lý tưởng, quan điểm tư tưởng và đạo đức tốt đẹp của tác giả, của thời đại. Nhân
vật chính diện là nhân vật đại diện cho lực lượng chính nghĩa trong xã hội, cho cái
thiện, cái tiến bộ, những phẩm chất tiêu biểu cho tinh hoa của một giai cấp, một dân
tộc, một thời đại, manh những mầm móng lý tưởng với lý tưởng trong cuộc sống,…
Nhân vật chính diện là nhân vật được coi là nhân vật lý tưởng trong một tác phẩm văn
học.
Nhân vật phản diện là nhân vật nằm trong sự phê phán, đại diện cho cái xấu, cái
ác, mang những phẩm chất xấu xa, trái với đạo lí, lý tưởng, đối lập về tính cách với
nhân vật chính diện. Ví dụ như, trong truyện lục Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình
Chiểu, đó là nhân vật Bùi Kiệm, Trịnh Hâm,…
Với việc phân loại nhân vật chính diện và phản diện mang tính lịch sử. Văn học
các thời đại khác nhau luôn có những nhân vật chính diện nhân vật phản diện của
mình. Trong quá trình phát triển của văn học, trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau,

việc xây dựng các nhân vật trên cũng khác nhau. Nếu trong thần thoại chưa có sự phân
biệt rạch ròi giữa nhân vật chính diện và nhân vật phản diện thì trong truyện cổ tích,
các truyện thơ Nôm các nhân vật thường được xây dựng thành hai tuyến rõ rệt. Nhân
vật chính diện thì thường tập trung những đức tính tốt đẹp còn nhân vật phản diện thì
hoàn toàn ngược lại. Với văn học hiện đại, nhất là trong tiểu thuyết theo ý kiến của
Bakhtin, nhân vật tiểu thuyết: “Cần phải thống nhất trong bản thân mình vừa các đặc
điểm chính diện lẫn đặc điểm phản diện, vừa cái tầm thường lẫn cái cao cả, vừa cái
buồn cười lẫn cái nghiêm túc”. Không nên tuyệt đói ý kiến đó thành một công thức
cứng nhắc, giản đơn, nhưng quả là nhân vật chính diện trong văn học hiện đại không
mang tính chất thuần túy. Khi liệt nhân vật vào một phạm trù nào, chủ yếu là xét cái
khuynh hướng xã hội và phẩm chất cơ bản của nó.
Xét từ góc độ kết cấu: Xem xét chức năng và vị trí của nhân vật trong tác phẩm, có
thể chia ra làm ba loại là nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ.
Nhân vật chính là nhân vật giữ vai trò quan trọng, then chốt xuất hiện nhiều trong
tác phẩm. Các nhân vật chính là nhân vật liên quan đến cái sự kiện, hoạt động chính
của tác phẩm. Nhân vật chính thường được khắc họa tương đối đầy đủ trên các mặt
ngoại hình, nội tâm tính cách, có lai lịch, có nguồn góc, có mối quan hệ, quá trình phát
triển với các sự kiện chính trong cốt truyện với các nhân vật khác. Nhân vật chính là
nhân vật xuất hiện nhiều hơn trong tác phẩm, đóng vai trò quan trong trong việc thể
hiện tập trung đề tài, chủ đề và tư tưởng tác phẩm. Nhân vật chính có thể xuất hiện
nhiều hoặc ít tùy theo từng dung lượng hiện thực và những vấn đề đặt ra trong tác
phẩm. Trong các tác phẩm tự sự cỡ lớn xuất hiện hàng loạt nhân vật chính được nhà
văn mô tả tính cách, số phận, thường nổi lên những nhân vật gắn với cốt truyện từ đầu
đến cuối và có liên quan với hầu hết các nhân vật chính, đó là nhân vật trung tâm.
Trong nhiều trường hợp người ta lấy tên nhân vật chính có ý nghĩa trung tâm đặt tên
cho tác phẩm như Truyện Kiều của Nguyễn Du, Đông Kísốt của Cervantes, Karênina
của L. Tônxtôi,…
Nhân vật phụ là nhân vật giữ vai trò phụ trợ trong truyện, giữ vai trò kết nối, liên
quan đến diển biến của truyện. Ví dụ như trong Đời Thừa của Nam Cao nhân vật Từ
đã góp phần quan trọng vào việc bộc lộ tính cách và tâm trạng của Hộ và họ cũng là

7


cái cớ trực tiếp đẩy Hộ vào những bi kịch. Tuy tính chất không quan trọng nhưng
không thể xem nhẹ nhân vật phụ. Nó là một bộ phận không thể thiếu trong toàn bộ tác
phẩm. Nhân vật phụ góp phần hỗ trợ, bổ sung cho nhân vật chính nhưng không được
làm mờ nhạt nhân vật chính.
Xét từ góc độ thể loại: Với góc độ này có thể chia làm ba loại nhân vật, nhân vật
tự sự, nhân vật trữ tình, nhân vật kịch.
Nhân vật tự sự là nhân vật được miêu tả bên trong lẫn bên ngoài, ý ngĩ, cái nhìn,
cảm xúc, tình cảm, ý thức hay vô ý thức, quá khứ, hiện tại, tương lai. Ta thấy được chi
tiết về chân dung ngoại hình, về tâm lí, sinh lí, phong cảnh, phong tục, liên tưởng.
Nhân vật tự sự là nhân vật được miêu tả theo phương thức tự sự, chủ yếu được xuất
hiện trong tác phẩm tự sự như trong tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện vừa, truyện thơ.
Đây là loại nhân vật có thể được miêu tả đầy đặn nhất phong phú nhất.
Nhân vật trữ tình là nhân vật hình tượng người trực tiếp thổ lộ suy nghĩ, cảm xúc,
tâm trạng trong tác phẩm. Nhân vật trữ tình không có diện mạo, hành động, lời nói,
quan hệ cụ thể như nhân vật tự sự và kịch, mà được thể hiện cụ thể trong giọng điệu,
cảm xúc, trong cách cảm, cách nghĩ. Qua những trang thơ, ta như gặp tâm hồn người,
lòng người, đó là nhân vật trữ tình.
Nhân vật kịch là nhân vật không thể được khắc họa với nhiều khía cạnh tỉ mỉ.
Nhân vật chứa đựng những cuộc đấu tranh nội tâm, dĩ nhiên nhân vật trong các thể
loại văn học khác cũng vậy nhưng trong kịch thì phổ biến hơn. Vì kịch viết là để diễn
thường bị hạn chế bởi không gian và thời gian nên nhân vật kích chỉ được miêu tả ở
những khâu xung đột căng thẳng. Do đó, nhân vật kịch giàu tính kịch của một vở kích.
Xét về góc độ chất lượng miệu tả có thể chia ba loại nhân vật, tính cách, điển hình.
Nhân vật là những con người nói chung được miêu tả trong tác phẩm mà nhà văn
có thể nêu lên một vài chi tiết về ngô ngữ, cử chỉ, hành động, cũng có thể rõ nét và
đậm nét.
Tính cách là những nhân vật được khắc họa có chiều sâu bên trong. Nó được tụ lại

để giải thích cái muôn màu, muôn vẻ sinh động bên ngoài của nhân vật. Tính cách có
nhiệm vụ cụ thể hóa sự thực hiện của đề tài, tử tưởng tác phẩm. Thông qua hành động
và mối liên hệ giữa các tính cách, người đọc sẽ đi đến một sự khái quát hóa về mặt
nhận thức tử tưởng. Tính cách cũng là nhân tố chủ yếu tạo nên diễn biến của các sự
kiện trong quá trình phát triển của cốt truyện ở những mức độ khác nhau về chất lượng
tư tưởng, nghệ thuật của sự thể hiện con người trong tác phẩm văn học.
Điển hình là những gì đạt đến độ thực sự sâu sắc và là sự thống nhất giữa cái
chung và cái riêng, khái quát và cá thể. Nói một cách nghiêm ngặt thuật ngữ này chỉ
được áp dụng từ chủ nghĩa hiện thực phê phán trở về sau.
Ngoài những loại nhân vật trên ta còn một số khái niệm khác về nhân vật như
khái niệm nhân vật bé nhỏ trong văn học hiện thực phê phán; nhân vật, phi nhân vật
trong trào lưu văn học hiện thực thực chủ nghĩa ở Liên Xô [7; tr.36-40].

1.2. Đôi nét về nhà văn Tô Hoài và tiểu thuyết Đảo hoang
1.2.1. Đôi nét về nhà văn Tô Hoài
1.2.1.1. Cuộc đời
Nhà văn Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn, cũng như là một cây đại thụ
của nền văn học Việt Nam. Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen, ông sinh ngày 27 tháng 09
năm 1920, mất ngày 06 tháng 07 năm 2014. Tô Hoài có các bút danh khác như: Mai
Trang, Thái Yên, Mắt Biển, Vũ Đột Kích, Hồng Hoa, Phạm Hòa.
8


Ông sinh ra tại quê nội ở thôn Cát Động, thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai,
tỉnh Hà Đông Cũ, trong một gia đình thợ thủ công. Nhưng ông lớn lên ở quê ngoại là
làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường
Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội).
Ở tuổi thanh niên, Tô Hoài phải trải qua nhiều nghề khác nhau để kiếm sống
như: Dạy học tư, bán hàng, làm kế toán hiệu buôn,…Nhưng có thời gian ông không
thể tìm được việc và rơi vào tình trạng thất nghiệp. Khi đến với văn chương ông nhanh

chóng được bạn đọc chú ý, cuộc đời của ông được thăng hoa khi ông viết tác phẩm Dế
Mèn phiêu lưu kí. Sau khi tác phẩm ra đời dù chưa hoàn thành toàn bộ nhưng được
độc giả chú ý đến rất nhiều.
Năm 1938, ông chịu ảnh hưởng của Mặt trận Bình dân và tham gia hoạt động tổ
chức Hội ái hữu thợ dệt và thanh niên dân chủ Hà Nội.
Năm 1943, Tô Hoài tham gia Hội văn hóa cứu quốc và bắt đầu viết bài cho báo
cứu quốc, cờ giải phóng, nhưng vẫn có một số thành tựu như Truyện Tây Bắc.
Năm 1950, ông về công tác cho Hội văn nghệ Việt Nam.
Năm 1957 đến năm 1980, Tô Hoài đã kinh qua nhiều chức vụ khác nhau trong
Hội nhà văn như: Uỷ viên Đảng Đoàn, Phó tổng thư kí, chủ tịch Hội văn Nghệ Hà Nội,
Giám Đốc Nxb Thiếu Nhi.
Năm 1996, ông được nhà nước trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học Nghệ
thuật [12; tr.10-11].

1.2.1.2. Sự nghiệp sáng tác
Trước cách mạng tháng Tám: Tô Hoài đã có khi bế tắc trước cuộc đời nhưng cuối
cùng nhà văn vẫn đứng vững vị trí của một nhà văn hiện thực. Tâm hồn của Tô Hoài
bao giờ cũng có vẻ đẹp trong sáng tác, đáng trân trọng trong cảnh đời đen tối, Tô Hoài
trước cách mạng đều thấm đượm tính nhân văn và mang dấu ấn khá sâu đậm về một
quãng đời của ông. Ông quan niệm “những sáng tác điều miêu tả tâm trạng tôi, gia
đình tôi, làng tôi, mọi cái của quanh mình. Những nghèo đói, cùng túng, đau đợn.
Phần nào nhẹ nhàng hay xót xa, hay nghịch ngợm và đá trúc khinh bạc là phần nào
con người tư tưởng tiểu tư sản của tôi” (một quãng đường). Những tác phẩm của ông
trước Cách mạng như: Dế mèn (1941), Quê người (1941), Ô chuột (1942), Giăng thề
(1943), Nhà nghèo (1944),Cỏ dại (1977),…
Sau cách mạng tháng Tám: Đã khẳng định vị trí và tài năng nghệ thuật của ông
trước hiện thực của cuộc đời. Ông xứng đáng là một tấm gương trong sáng, trong lao
động nghệ thuật để góp phần xây dựng bảo vệ Tổ Quốc. Tô Hoài có sự chuyển biến
mạnh mẽ về tư tưỡng và sáng tác. Tâm trạng trăn trở, phân vân định hướng không
dừng lại quá lâu ở Tô Hoài. Ông đã nhanh chóng chiếm lĩnh hiện thực cuộc sống và

sáng tạo thành công nhiều tác phẩm có giá trị ở các thể loại khác nhau.
Trong đời nhà văn Tô Hoài cũng “ôn chuyện cũ”, ngòi bút của ông hướng về xã
hội trước cách mạng tháng Tám, từ cách nhìn suy ngẫm sâu sắt hơn theo thời gian và
những trải nghiệm trong cuộc sống.
Ở giai đoạn này, nhà văn Tô Hoài tiếp tục sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị ở các
thể loại khác nhau. Trong đó, các tác phẩm tiêu biểu giai đoạn này bao gồm: Núi cứu
quốc (1948), Xuống làng (1950), Truyện tây bắc (1953), Mười năm (1957), Vở tỉnh
(1962), Miền Tây (1967), Nhật kí vùng cao (1969), Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ (1971),
Trai đất tên người (1978), Phố (1980), Quê nhà (1981), Các bụi chân ai (1992),…
Bên cạnh những mảng sáng tác trên Tô Hoài còn tiếp tục viết nhiều tác phẩm cho thiếu
nhi như: Con mèo lười, Đảo hoang, Chuyện nỏ thần, Nhà chử,…Ở mảng sáng tác này
9


ngày cả khi tuổi tác không còn trẻ Tô Hoài vẫn có được cảm nhận và thể hiện đời sống
qua trang văn phù hợp với một thế giời biết bao điều kì thú [12; tr.11-12].

1.2.2. Đôi nét về tiểu thuyết Đảo hoang
1.2.2.1. Hoàn cảnh sáng tác
Nhà văn cho ra cuốn tiểu thuyết Đảo hoang năm 1976, nhưng đến năm 2015 Đảo
hoang đã có chín lần tái bản, điều này đã chứng tỏ tác phẩm vẫn đứng vững trong lòng
người đọc.
Tô Hoài đã chứng minh cho độc giả thấy rằng một lối viết văn mới, lối viết tiểu
thuyết của riêng ông, Đảo hoang được thể hiện rõ nhất trong cách kể, cách dẫn
chuyện, nghệ thuật mê hoặc đã khiến tác phẩm của ông có giá trị hơn.
Ở tiểu thuyết Đảo hoang tuy cốt truyện không mang độ căng của những mâu
thuẫn, xung đột xã hội gay gắt những vẫn có sức hấp dẫn, vẫn đầy kịch tính nhờ các sự
kiện và những biến cố. Tiểu thuyết có nhiều thiết lập thành một chu trình khá hoàn hảo
nhưng không phải để lí giải về giống dưa hấu như truyện cổ tích, mà ca ngợi ý trí nghị
lực, lòng dũng cảm, tính yêu lao động, yêu động vật.


1.2.2.2. Đề tài, chủ đề, nội dung tư tưởng
Đề tài: Là một câu chuyện trải qua quá trình gian khổ và kiên cường, chống chọi
với sự khắc nghiệt của thiên nhiên mà con người phải gánh chịu. Câu chuyện còn tái
hiện sinh động cuộc sống và tình cảm của những con người ở Đảo hoang.
Chủ đề: Tiểu thuyết Đảo hoang thể hiện sức mạnh lớn lao của dân tộc, là truyền
thống chiến đâu chống thiên nhiên, dành quyền sống và phát triển qua tất cả các đời.
Đất nước và con người Việt Nam là một bản hùng ca sôi nổi từ nghìn năm dựng nước
đến nay trên bờ biển
Nội dung tư tưởng: Tiểu thuyết Đảo hoang là một tác phẩm nói về cuộc sống của
con người lúc bấy giờ. Bằng ngòi bút của mình, Tô Hoài đã viết về thời dựng nước xa
xưa, tạo dựng được không khí và màu sắc huyền sử bằng những chi tiết cụ thể sống
động về phong tục, sinh hoạt, lao động của thời xưa cùng với những bức tranh thiên
nhiên trong thời kì mà bước chân và bàn tay khai phá của con người đang lấn dần từ
vùng núi xuống vùng châu thổ còn hoang sơ. Tác phẩm còn ca ngợi những con người
có phẩm hạnh, sống vì mọi người, biết quan tâm và chăm sóc người khác. Nhà văn còn
nói lên niềm tin và khát vọng, hoài bảo và nghị lực của con người để nói lên cuộc sống
là đáng quý đáng trân trọng.
1.2.2.3. Tóm tắt tác phẩm.
Câu chuyện nói về gia đình Mai An Tiêm thời vua Hùng. Năm đó, An Tiêm xin đi
trị đàn trâu nước dưới sự đồng ý của nhà vua. Nhiều năm trôi qua, An Tiêm cùng dân
làng Bãi Lở chiến đấu với đàn trâu nước hung tợn ở con sông Cái khiến dòng sông
phải đổi tính nết, đổi chiều trả lại sự bình yên. Lúc ấy, gia đình An Tiêm cùng dân làng
Bãi Lở được vua cho về kinh đô dự hội, trải qua bao nhiêu trận đấu dân Bãi Lở đều
đoạt giải khiến cho cái cõi phải ganh tị. Đến hôm tan hội, nhà vua mở tiệc thiết đãi cái
quan và các cõi về hội được giải. Trong buổi tiệc An Tiêm đã nói với nhà vua rằng:
“Vật trên trời đất và mọi của quý không gì bằng gạo, cho nên chúng tôi càng cố gắng
khéo tay làm đấy thôi. Chỉ có một lòng tin và hai chữ kiên tâm mà Bãi Lở mở mang
lên được” [4; tr.50]. Nghe An Tiêm nói vậy nhà vua đã đùng đùng nổi giận. Sau đó,
nghe lời ngon ngọt và những âm mưu của Mưu sĩ, mà nhà vua đã đày gia đình An

Tiêm ra hoang đảo, một nơi không có người. Từ đó, gia đình An Tiêm đã qua trang
10


mới. Sống trên đảo ngày ngày đi tìm cái ăn, đến một ngày cơn lũ diễn ra đã khiến gia
đình An Tiêm phải chia li.
Mon bị thất lạc một nơi xa lại thiu thỉu một mình và rồi Mon tìm được những
người bạn tốt bụng là hai anh em nhà gấu. Từ đó, quả dưa lạ xuất hiện trên đảo. Trải
qua bao nhiêu khó khăn, trời đã cho họ gặp lại có thêm thành viên mới tên là Ma Li.
Cả gia đình cùng trồng dưa, cùng nhau thả dưa xuống bể để cầu mong trong đất liền có
người vớt được rồi nhớ đến gia đình An Tiêm năm nào bị đày ra đảo hoang. Họ cắt
ngôi nhà khang trang hơn còn tạo ra những vật dụng để phục vụ cho cuộc sống. Về
sau, vua cho thuyền ra đảo đón gia đình An Tiêm về đất liền. Dưới sự mong ước của
mình Mon đã trở lại đảo hoang mà ngày đó bị lưu đày. Mon đi với một đoàn hơn ba
mươi chiếc thuyền, họ ra đảo cùng nhau gìn giữ bờ cõi, lập nghiệp, lập trại, lập làng ở
bờ biển quanh chân núi. Từ đó, thuyền bè các nơi đi đến tấp nập, nhất là tới mùa trẩy
dưa đỏ.

11


CHƯƠNG 2:
NHỮNG BIỂU HIỆN VỂ NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT
ĐẢO HOANG CỦA TÔ HOÀI
2.1. Biểu hiện của nhân vật chính trong tiểu thuyết Đảo hoang của Tô
Hoài
2.1.1. Nhân vật phản ánh sức mạnh của con người trước thiên
nhiên
Trong tiểu thuyết Đảo hoang là hướng đi khai thác, mới của Tô Hoài với phong
cách riêng, đi sâu thể hiện sức mạnh của con người trong quá trình chinh phục thiên

nhiên. Nói lên tinh thần chống thiên tai, vượt qua gian khổ để khai hoang, lập nghiệp
trên vùng đất mới cùng với một thiên nhiên dữ tợn và thơ mộng.
Với nhân vật Mai An Tiêm có lẽ là một trong nhân vật đặt biệt nhất trong tiểu
thuyết Đảo hoang của Tô Hoài.
Năm ấy, con sông Cái đỏ ngầu vùng lên. Con sông được xói nghiêng về một phía
lở ầm ầm, đến mùa nước nó lại khủng khiếp đổi dòng. Là một con sông dữ tợn, nó như
một con trăn vùng lên rồi cuốn vào lòng những xóm làng, đồi nương, cánh rừng, cả
trâu, cả người. Dòng nước như vậy mỗi năm một hung hăn hơn. Lúc đó, An Tiêm là
người dũng cảm xin đi để trấn giữ con nước ấy. An Tiêm ngược nước lên Bãi Lở để
chống lũ: “Con sông lớn vẫn đương vùng lên đổi dòng. Đất lở đất bồi lớp lớp đỏ rực
như những vạt máu trên chiến trường. Nước thúc đất xuống ầm ầm vang động suốt
mùa nắng, không lúc nào ngớt. Người ở xa hàng trăm dặm cũng nháo nhác chạy” [4;
tr.13].
Cảnh tượng thiên nhiên giận dữ đến nỗi kinh ngạc, nhưng An Tiêm không sợ điều
đó, mà đã xung phong đi để chắn giữ vùng đất ấy. Lòng quả quyết của An Tiêm làm
cho dân làng lo sợ, rụt rè thêm. Vì bấy lâu nay, mùa nước đến mọi người chỉ biết chạy
trốn để tránh lũ đâu dám đương đầu với nước, mà nay lại có người xưng phong. An
Tiêm gọi dân làng đến để khẳng định một lần: “Nay tôi đến đây để cùng các người
quyết một còn một mất với đàn trâu nước kia” [4; tr.14].
Sau đó, Mai An Tiêm chỉ huy khẩn hoang và trị thủy vùng lở, cùng dân làng đi vào
chân núi Tản Viên và sang núi Tam Đảo. Cứ khúc sông nào lở thì mọi người ném đá
xuống để chắn giữ: “Dòng sông cuộn nước như nghìn vạn con thú nhe nanh vuốt lên
dọa”. Nhưng với những nỗi sợ không còn nữa mà chỉ còn sự dũng cảm của con người
nhỏ nhoi chống lại thiên nhiên dữ tợn: “Lăng những hòn đá tảng rào rào lăn xuống
quãng sông đương giận dữ sùi bọt mép” [4; tr.15].
Có thể thấy, dòng sông đó hung tợn đến nhường nào, mà nhân vật tạo nên chí khí
hào hùng, tìm cách dựng và gìn giữ non sông, đó là bản tính tốt đẹp của dân tộc Việt
Nam ta. Dùng sức người để di dời những tản đá to lớn suốt năm tháng chặn nước.
Nhưng mùa nước tiếp tục kéo đến không ngường: “Những con thủy quáy trâu nước lại
rồng lên, vượt qua những mô đá mà hàng nghìn người đã công phu đắp suốt năm” [4;

tr.15].
Với chí khí không khuất phục, không chịu thua thiên nhiên hung dữ. An Tiêm
muốn chinh phục cho bằng được đàn trâu nước hung tợn, để dân làng có một cuộc
sống no ấm trên vùng đất Bãi Lở. Khi mùa nước đến thì An Tiêm lại tiếp tục kêu gọi
dân làng xong ra đấp những đoạn sông lở. Năm nào đàn trâu nước tới, người và nước
vật lộn quyết liệt để một ngày nào đó, đàn trâu nước rút khỏi trả lại bình yên cho dân
làng. Bao năm qua, An Tiêm chỉ huy, cùng dân làng chuyển cả dãy núi Tam Đảo và
12


Tản Viên thành vách chênh vênh trên bờ sông. Chí khí là thế, nhưng cũng đến ngày
mong đợi của An Tiêm và dân làng được diễn ra. Dòng sông có lớn mấy cũng bị
những bàn tay nhỏ bé của con người làm thay đổi tính nết, đổi chiều. Bây giờ khi mưa
tới con sông Cái chỉ vùng vãy vu vơ, không ai thấy đàn trâu nước đâu nữa. Nhà văn đã
miêu tả đủ độ lớn cho cuộc chiến trâu nước của người dân Bãi Lở và thủ lĩnh Mai An
Tiêm. Cuộc chiến giữa người và thiên nhiên dữ tợn của cơn nước lũ, thể hiện sức
mạnh lớn lao của những con người vĩ đại. An Tiêm xung phong đánh trâu nước là cho
thấy sự dũng cảm, yêu đất nước, yêu con người của nhân vật trong tiểu thuyết. Thành
công trong trong việt chắn an con lũ, cho dân làng cuộc sống mới: “Đâu đâu cũng nức
lời đồn quan lạc tướng An Tiêm tài giỏi trị được đàn trâu nước, trâu thần, lập nên cõi
Bãi Lở. Đất lành chim đậu, người các nơi kéo đến lập nghiệp mỗi ngày một đông và
mỗi năm Bãi Lở một khang trang, tốt tươi hơn” [4; tr.16].
Sau khi trấn cơn lũ xong, An Tiêm bị vua đày ra hoang đảo. Biến cố ấy là bước
ngoặt khiến gia đình An Tiêm rơi vào hoàn cảnh khó khăn, thậm chí là cái chết có thể
đến bất cứ lúc nào. Nó là một khởi đầu cho cuộc sống mới, một cuộc chiến giành sự
sống. Một bài ca về lòng dũng cảm, nghị lực phi thường và tình yêu vô bờ bến của gia
đình An Tiêm.
Vừa đặt chân đến đảo hoang, cả nhà bất ngờ, từ các đỉnh núi như cùng lúc khạc ra
tiếng gầm gầm chuyển động. cơn giông kéo đến tràn luồn qua khe đá, đá đập vào phát
ra những tiếng kinh rợn mà nơi đảo hoang này đang chứa đựng. Đến ngọn lửa An

Tiêm được lính cho cũng xoáy và tắt đi mất, một cảnh tượng tối bưng, nhưng An Tiêm
vẫn giữ bình tỉnh để trấn an vợ con mình. Cơn giông ập đến những tiếng thét vang lên:
“Bíu lấy đá, bíu lấy đá mình ơi, các con ơi” [4; tr.88].
Vừa đến đảo mà cả nhà đã đối mặt với cơn giông lớn. An Tiêm nằm xuống gạt
Mon, Gái và Nàng Hoa vào giữa gò đá. Cơn giông cứ ầm ầm trêu ghẹo, đánh đỗ
những tảng đá xuống biển. Nếu cả nhà không bíu kịp vào khe đá, chắc bị quăng theo
những hòn đá ấy. Dù thiên nhiên dữ dội nhưng họ vẫn cố níu giữ, An Tiêm còn nói
rằng:“Con sóng này mà lên đến đây nữa thì, phải cố trèo lên cao nữa mới được”.
Những con sóng lên cao lưng chừng trời ngã vào nhau thật gê tợn: “An Tiêm giơ tay,
cánh tay bị gió hắt loạng quạng vào đá” [4; tr. 88-89].
Phát hiện ra, giông bão lúc nãy đã để quên tay nải. Dù cho ngoài kia giông, gió,
An Tiêm cũng quyết đi xuống lấy cho bằng được. An Tiêm có trí nhớ lạ lùng, giỏi như
ngựa đi đêm, thiên nhiên hiện tại không thể làm khó được một người gan góc như An
Tiêm, trời tối mịt mà hai tay bíu đá, chan thì đương bước. Nhưng cơn giông chưa
nguôi giận, nó vùng vẫy mặc kệ cho gia đình An Tiêm đảo này: “Một lưỡi sóng đùng
đùng đột lên, tưởng sắp úp xuống kín núi ngay trên đầu. An Tiêm vội nằm xuống.
Nhưng những con sóng đâm vào nhau trên cao rồi cũng ngã vật xuống, tiếng nước
xiết ghê hai mang tai” [4; tr.89]. Lấy được tay nải ướt sũng, dù mệt lắm nhưng không
thể trù trừ ở lại nơi này, phải di chuyển trở lại chổ đá lúc nãy. Cơn gió càng ngày càng
dữ tợn hơn. Nhưng với dũng khí và sức mạnh của mình An Tiêm vẩn được an toàn.
Hoang đảo, nơi xa lạ này không một bóng người ở, chỉ một cảnh thiên nhiên ghê
rợn, lạnh lẽo: “An Tiêm nhìn hai cánh núi, không thấy đâu một bóng cây. Trèo lên cao,
đầu tiên ùa đến một nổi bàng hoàng, Hai bên cánh núi chỉ thấy dài một màu xám, nhìn
đế rợn mắt” [4; tr.97].
Giông gió gì cả nhà cũng vượt qua, nhưng khát nước sẽ khiến cho cả nhà yếu dần.
Vì vậy mà An Tiêm và Mon đi tìm nước với hi vọng thiên nhiên nơi đây sẽ ban tặng
cho họ nguồn nước. Tìm đến chỗ đất có cọ mọc, mà không thể hi vọng khe sẽ có mạch
13



nước. Nhưng may cho mùa cọ đương trổ lá mới: “An Tiêm cầm dao, vạch vào giữa bẹ
cọ. Một làn nước bềnh bệch đột ngột phun ra” [4; tr.101].
Trên đảo giông gió dường như diễn ra hằng ngày, các mỏn đá ánh lên vàng chóe,
báo hiệu cho cơn bão đến: “Cả nhà không ai có vẽ lo sợ. Người đã về đủ. Gió to thì
cũng đến như hôm qua. Sóng biển có đến đổ câu nước cũng không ập được lên đây”
[9; tr.105]. Tinh thần chống lại thiên nhiên, dù thiên nhiên đang đàn áp họ nhưng với
sự sống họ quyết tâm vươn lên trong gian khó: “Dù ở hang hố thì mình cũng là người ,
con người phải có chổ ăn chỗ nằm tử tế” [4; tr.113].
Trong các sự kiện mà nhân vật đã trải qua vô cùng khó khăn, cho tới khi biến cố
lớn xảy đến làm thay đổi cuộc sống của gia đình An Tiêm. Đó là rồng cuốn nước phá
tan hoang ngôi nhà trong rừng, khiến gia đình li tán mổi người một nơi: “Trời ơi!
Rồng cuốn nước đến đây rồi. Nói thế rồi An Tiêm đạp toang gỗ chắn vách để nhìn bên
ngoài. Trời cứ tối như mực, tiếng cây đổ khủng khiếp” và “Một con nước xô lên quá
nóc lều rồi những con nước ập xuống, cả bóng tối khoảng rừng ngụp vào. Mon lật đật
quàng tay ôm cây thang. Nước đánh dụng lên rồi ngã xuống. Mon ngã theo. Nhưng
vẫn giữ chắc thang gỗ” [4; tr.161] .
Ở nhân vật Mon luôn thể hiện sức mạnh của một đứa bé đương đầu trước thiên
nhiên dữ tợn kia.
Biến cố đầu tiên là bị đày ra hoang đảo, biến cố lớn hơn là khiến cả nhà phải li tán,
xa nhau trong cơn bão. Làm cho khó khăn chồng chất mà các thành viên trong gia đình
gập phải. Mặt khác nó đánh dấu sự trưởng thành của Mon khi lưu lạc trước thiên
nhiên, một nơi xa lạ, không biết cha, mẹ, em mình ở đâu mà chỉ một thân một mình ở
nơi hoang vu. Khi tỉnh lại Mon bỏng dưng thấy mình đơn độc, tỉnh lại chỉ thấy: “Một
lần xanh sống biển lồng lộng trước mặt. Phía sau, còn một khu rừng lớn, cây cối đã
rạp cả hai quãng xuống mặt đất. Gió hây hẩy, nắng càng rực rở, mặt nước xanh đén
biết” [4; tr.174]. Từ lúc đó Mon một mình nơi đây, vượt lên tất cả bằng nghị lực phi
thường. Sau bao nhiêu lần đi tìm Mon không thành công. Đến một ngày kia An Tiêm
quyết định đi một lần quyêt chiến sinh tử để tìm con. Suốt ngày đêm lên đên trên biển,
dù có gian khổ nhưng An Tiêm vẫn đương đầu với nó, dù thiên nhiên có dữ tợn đến
mấy cũng sẽ chinh phục bằng sức lực, bằng chí tuệ của mình. Bởi từ bé đã sống trong

gian khó nên đã niếm đủ mùi vị, thiên nhiên ở đảo hoang này dù khắt nghiệt đến mấy
tâm hồn họ vẫn hứng về điều tốt đẹp.
Qua đó, nhân vật An Tiêm và Mon đã phán ánh lên sức mạnh của con người trước
thiên nhiên hung tợn mà thơ mộng ấy. Nói lên ý chí, nghị lực của con người trước
thiên nhiên.

2.1.2. Nhân vật phản ánh tài năng, trí tuệ của con người.
Điều đặt biệt ở tiểu thuyết Đảo hoang, nhà văn tạo cho nhân vật với những tài
năng, trí tuệ của con người với những điều kì diệu trong cuộc sống của nhân vật.
Bé Mon với tài năng trị tuệ của mình. Sau nhiều năm tháng, chống chọi với lũ ở
Bãi Lở được vua triệu hồi về để tham gia các cuộc thi gành giải. Toán cơm thi Bãi Lở
là một chàng trẻ tuổi và bé Mon. Dù bé nhất nhưng Mon được tham gia mọi người
xung quanh thấy lại nên cứ cười nhạo: “Hết người hay sau mà phải cho trẻ thò lò mũi
ra thế kia! Cánh Bãi Lở phen này đến trôi ra sông Cái về Bãi Lở mất thôi” [4; tr.2324]. Tuy còn nhỏ nhưng Mon rất giỏi, thành thạo trong mọi việc: “Mon bưng lon nước
để vo gạo, lại kẹp thêm dưới tay cái nhỏ. Mon chạy theo những ống gian. Anh trai
nhặt một ống. Mon cúi lấy hòn cuội. Tay cắp hòn cuội. Tay cắp thêm mấy thứ mà
không cần đặt niêu” [4; tr.24].
14


Khi ra đảo chỉ được một ít lương thực, ăn dần cũng hết vậy là Mon và An Tiêm đi
tìm cái ăn để không phải bị chết đói. Ý định sẽ bắt được hươu về cho Nàng Hòa và Cái
Gái ăn nhưng bất thành. Lúc ấy tình cờ Mon phát hiện đảo hoang này có cây ngót:
“Cây rau ngót như ở bờ sông nhà mình vẫn hay nhặt ăn” [4; tr.133]. Hai bố con hái
thật nhiều rau ngót, rồi đem về thế là có cái ăn không sợ phải chết đói nữa. Có hôm An
Tiếm bắt thấy với những con mắt chấm đỏ. An Tiêm rất giỏi trong việc phân loại động
vật vào ban đêm: “Mắt hổ thì xanh hơn, to hơn, sáng hơn. Mắt cáo, mắt cày, mắt gấu
xanh mờ” [4; tr.140]. Rất giỏi trong việc bắt thù rừng từ nhỏ nên với việc bắt hươu này
đối với An Tiêm dễ dàng: “An Tiêm cầm cây lao trúc vừa mới vót xong, cúi rạp người
bước ra. Càng hiện rỏ nhiều đóm đỏ, giởn chập chờn…Tất cả im phắc, người và rừng

điều im. Bóng An Tiêm từ từ rướn cao, ngọn lao phóng vút vào bóng tối. Đằng kia,
nghe tiếng như tiếng ống nứa nứt đêm mùa hanh” [4; tr140].
Rồi lúc ấy, cơn giông diễn ra, làm cho cả nhà phải chia li, Mon một mình ở nơi
hoang vắng xa lạ. Nhưng Mon biết cách để mình sống tốt hơn trong một hoàn cảnh éo
le ấy. Có lẽ Mon thừa hưởng bản tính siêng năng, giỏi giắn của mình từ cha. Khi xa rời
gia đình một mình nhưng Mon vẫn sống tốt, cậu bé biết làm cho mình một cái khố
nữa: “Mon lấy hai tàu dứa khô, bẻ hết gay cạnh rồi buộc úp làm một. Thế là Mon đã
có cái khố vừa vặn, có hai múi bảnh chọe bỏ trước và sau” [4; tr.178]. Với sự tài năng
của mình Mon đang định sẽ tìm nơi cao ráo để xây nhà vì con người cần phải có nhà:
“Con người khác với con vật, trú ngụ đâu cũng phải có cái nhà ở” [4; tr.179].
Những năm trước ở Bãi Lở, Mon thấy các cụ già mài dao đá khéo, mà sắc nữa.
Vậy là cậu bé nhớ lại chuyện cũ rồi bắt trước mài dao đá:“Mon cứ chọn những hòn
cuội tựa hình dao và hì hục mài, Mon đã mài được mấy chục con dao đá sắc ” [4;
tr.181].
Khi ở gốc thông, quyết tâm, cặm cụi làm lều ở. Bắt trước bố làm nhà lúc còn ở Bãi
Lở, Mon rất chăm chỉ và chiu khó, dùng sức mình để xây nhà: “Mon xếp đá cao lên,
đến tận gần chỗ chui vào hốc thân cây thông. Mon đẳn về một đóng tre, trúc. Rồi
dựng cái cột sàn to. Tre bắt làm sàn. Mây và song đan liếp” [4; tr.184].
Với cậu bé Mon chỉ khoảng mười mấy tuổi đầu, phải xa cha, mẹ, nhưng nhân vật
này với kết tinh trí tuệ bản thân, đã làm cho cuộc sống của cậu đở đi sự cô đơn.Mon
mài mò tạo ra cho mình những dụng cụ, như bây giờ Mon có nhà và rất nhiều dao. Có
một ngày, Mon thấy suối chảy ra hạt cát vàng, liền nghĩ đến việc làm dao vàng: “ Mon
dao đá đập dẹt lại thành một cục vàng chóe, không bao lâu Mon đánh được con dao
vàng.Mon nảy ra ý định đặt tên cho dòng suối đó là Suối Vàng” và muốn khi gặp lại
gia đình “Sẽ làm cho Cái Gái những chiếc vòng khuyên vàng, làng vòng cho mẹ” [4;
tr.189].
Có hôm đi rừng, Mon ra tay cứu giúp gia đình gấu, hành động như một anh hùng
vĩ đại nhưng không cứu được gấu mẹ.Từ khi, đem hai chú gấu về nuôi, cuộc sống
ngày càng vui tươi hơn. Không phải chịu cô đơn, cô độc một mình nữa. Có gấu để làm
bạn chứ không lầm lầm lì lì như trước nữa. Mon còn giỏi hơn nữa cách để dạy sau cho

hai chú gấu nghe lời: “Mon cuối xuống, bấm ngón tay, bứt một nắm lá. Rồi quay lại
xem. Hai con gấu cũng lúi húi quơ chân trước lên, rút lá ngót không đợi Mon phải
bảo” [4; tr.194].
Ngôi nhà dưới góc thông mà Mon đã làm nên đã bị trăn làm sập. Lần này Mon
quyết sẽ là chắc chắn hơn: “Xếp thành nền đá cao có cái trụ đá ở giữa, trăn hay hở
cũng không hút đổ được” và “Mon đem những cây tre làm hai mảnh. Mảnh úp, mảnh
ngửa xen nhau, thế là được cái mái nhà chắc chắn, không dột, không tốc” [4; tr.201].
15


Ngày trước, ở với bố mẹ, không biết lo. Từ ngày cơn lũ cuốn đi phải một mình nên
bây giờ tính tháo vát bùng ra: “Mon đã thạo. Mon trông luồng cây, biết hướng có suối.
Mon phân biệt vết chân các loài thú. Cả con thú đi chỉ quệt vào lá, chỉ gãy lá chỗ nó
ngồi và nó mới ngồi hay bỏ đi đã lâu, đi phía nào, Mon ngắm hướng, xem cứt mới cứt
cũ, biết cả. Mon lại biết tìm lá dấu, lá cầm máu, lá chữa rắn cắn” [9; tr.208]. Mỗi khi
mùa lạnh đến Mon còn biết dùng da thú để giữ ấm cho mình: “Mỗi lần lao được con
hươu, con nai to, Mon lột da nhúng nước biển rồi phơi nắng đến khô cong, đem vào
gác lên bếp. Tấm da nai, tấm da hươu trải ra thành cái đệm như ổ rơm, ổ lá chuối
khô, gió gầm sàn không lọt lên được” [4; tr.208].
Có lần, Mon cũng tìm được hạt giống kì lại rồi đem trồng thử. Không ngờ có ngày
nó ra quả căng tròn, Mon không nghĩ rằng mình sẽ ăn được nhưng vì thấy chim bay
đến ăn lúc đó mới bổ ra xem thử: “Mon nhấc con dao, cho một nhát bổ xuống, quả nứt
căng, tách đôi ra có màu đỏ rực, mùi thơm ngọt mát kề trước môi” [4; tr.233-234].
Lần quyết định lớn lao cuối cùng quyết đi tìm Mon một lần cho đến khi nào gặp
mới quay về. Mon biết là có người đến đảo nên đã nghĩ ra sẽ đốt lửa lên, để người đó
biết trên đảo này có người mà đến: “Lấy hai hòn cuội đánh lửa châm vào đống củi,
bùng cháy lên” [4; tr.286]. Hình ảnh ngọn lữa trên đato hoang chính là sự ấm áp trước
thiên nhiên hoang vu, sưởi ấm tình người, của tia hi vọng sự sống, ánh sáng len lõi xua
tan những đêm tối, để thấp sáng tương lai.
Càng lâu, lòng mơ ước trở về Bãi Lở ngày càng nung nấu, những năm trước hi

vọng gặp lại Mon, bây giờ tất cả mọi người lo lắng, mong mỏi lại dồn về ý nghĩ trở về.
An Tiêm lại đưa ra sáng kiến, gió mùa nồm cũng là mùa dưa, ta thả dưa xuống bể để
trôi vào bờ lúc người trong bờ vớt được sẽ đoán được nguồn góc của dưa rồi sẽ có
người nhớ đến gia đình An Tiêm, nghĩ ra như vậy rồi cả nhà cùng bắt tay vào làm :
“Mê mải suốt mùa dưa,ở luôn bãi, cắt dưa ăn rồi hái dưa thả xuống biển. Đêm đến,
tìm một tảng đá, đốt lửa lên, ngủ lại trên bãi. Hôm sau, lại ăn dưa, lại hái dưa, lại thả
dưa xuống biển” [4; tr.346].
Về sau, có đoàn tàu ra đảo, gập được gia đình An Tiêm, họ vui mừng vang những
tiếng trống, không lúc nào dứt. Tiếng trống làm cho các đô vật, bọn trai trẻ sôi lên.
Mọi người cùng chơi đấu vật với nhau, với Mon vì trong rừng đã lâu nên Mon rất khỏe
mạnh, tài giỏi của mình nữa nên không ai vật lại Mon cả. Đâu ai biết rằng cánh tay
Mon ghê gớm như thế nào, bởi các cuộc vật lộn với anh em nhà Gấu: “Không người
nào chịu được một cái khóa tay của Mon, thế là cả người bị hất ngửa tênh hênh bụng.
Ai nấy trầm trồ sức khỏe hai cánh tay như trăn núc của tiểu chủ tướng” [4; tr.379].
Khi trở về đất liền, Mon nhìn những con sóng, nhớ đến hoang đảo mà gia đình bị
đày ra ấy. Mon muốn một ngày kia mình được trở lại tự tay mình xây dựng được như
Bãi Lở, đất ấy sẽ có người hiên ngang như những trai tráng đội thuyền phường chài
Bãi Lở. Mon còn muốn khi ra đã sẽ có ngày trở lại đất liền để tham gia lễ hội: “ Năm
năm, người cái cõi ở đảo sẽ về kinh đô dự hội cơm thi, cơm nén, hội vật, hội bơi chải”
[4; tr.403].
Từ một cậu bé nhỏ nhắn, bị một cơn bão đánh tan, thất lạc gia đình đến một nơi
hoang vắng, đó là cơ hội để Mon tự lập, rèn luyện chí hướng,tinh thần quả cảm giống
như An Tiêm, để Mon trưởng thành, đủ điều kiện nối chí cha mình, ra lập vùng đất ở
phía nam Tổ quốc. Về sau: “Mon cho ra lập trại, lập làng ở bờ biển quanh chân núi,
chỗ dùi đá hình mõm gấu vươn dài uống nước, thành bến để thuyền bè các nơi đi đến
tấp nập, mỏi khi tới mùa trẩy dưa đỏ” [4; tr.415].
Nhân vật Mai An Tiêm với tài năng trí tuệ của mình. Ở cuộc thi vật tài giỏi bật
nhất diễn ra, người ta nao nức, đồn năm nay có lò vật Bãi Lở mới về hội mà nổi lắm.
16



Bãi Lở chỉ có mình đô vật An Tiêm là quan trấn cõi ngoài. An Tiêm tài giỏi, đã đấu
tám trận, đến trận sau: “An Tiêm bốc bổng đối thủ lên rồi vổ đôm đốp vào rốn cả tám
người khua ngã chỏng cẳng” [4; tr.36].
Chắc hẳn An Tiêm rất khỏe mạnh và sự tài năng vì bao năm qua đã chịu những
khó khăn như thế rồi nên hiện giờ đối với An Tiêm như là những thử thách nhỏ mà
mình cần phải vượt qua. Tiếng trống thúc lên làm cho người xem từng lúc lại hí mắt,
reo như xắm. Đã năm đô vật liền mà chưa đô vật nào vật ngã được An Tiêm. Ở trận
cuối cùng An Tiêm ra với Cõi Bính năm ngoái giữ giải, ra tay một cách nhanh gọn làm
cho đô vật Cõi Bính như: “Con cá rô mất cạn” [4; tr.38].
Những kẻ thua cuộc luôn tỏ ra không phục, đổ lỗi cho An Tiêm vô cớ. Quan lạc
tướng bộ Vũ Ninh còn hành động thô lỗ: “Chồm thẳng ngay vào đầu bố con An Tiêm,
An Tiêm tránh một bên, Mon bắt trước bố cũng né người” và “Mon nhảy thoắt lên đài,
cậu bé nhỏ nhắn nhưng thật táo tợn” [4; tr.39]. Làm cho quan lạc tướng Vũ Ninh mất
đà rồi ngã xuống đất. Mọi người xung quanh cứ ùa tới như làng sóng người kéo theo,
bố con An Tiêm đã làm rạng rở cho làng Bãi Lở, làm cho khắp nơi càng rộn rịch hơn.
Qua cuộc thi nhân vật được nhà văn xây dựng một cách tài giỏi, có sức mạnh phi
thường dùng chí thông minh vốn có của mình.
Lúc bị đày ra đảo, gia đình tìm được nước, đó là niềm vui lạ lùng trước mắt họ,
mặt đá hũm chỗ chân đứng đã thành vũng đầy nước. An Tiêm biết nhất định chỗ đấy
có nước: “Chỗ nào có tảng đá to sang sáng là có hũm nước trên nóc. Trời cho ta
những giếng nước kia” [4; tr.123].
Sự xa rời con cái là nỗi đau lớn đối với người làm cha làm mẹ. Ở An Tiêm, Nàng
Hoa luôn mong chờ ngày gặp lại con mình Mon. Nhưng trước mát họ phải làm trước
chỗ chú ngụ cái đã. Vậy là, cả nhà đổ sức vào làm cho được chỗ ở, cái ăn rồi sẽ tính
chuyện ra đi tìm Mon: “Làm người phải có một cái mái để che trên đầu, dù chỉ trú
chân, khác con tê tê chỉ biết bới hang đất” [4; tr.241]. Suốt ngày cả nhà chỉ tản đi rừng
để tìm tre, tìm cái ăn vậy là thời gian trên đảo cứ trôi qua tường ngày.
Khi thất lạt Mon, cả nhà cứ ra đi tìm hết lần này đến lần khác, nhưng không thành,
đành nuôi hi vọng trời sẽ thương, một ngày nào đó cho gặp được Mon. Thế là cả nhà

An Tiêm, Nàng Hoa, Cái Gái lại đi đến một nơi mới và bắt đầu với những ngày tấp
nập, nhộn nhịp dù cho chỉ có ba người, họ đến nơi bạt ngàn bãi sậy. Từ đây, An Tiêm
sẽ tiếp tục dựng nhà, chọn chỗ có gò đất cao để làm nhà sàn như tổ chim trên cây: “An
Tiêm dựng một nếp nhà tranh, gọn ghẽ, chắc chắn, cả nền đá và tường đá tảng xếp”
[4; tr.248-249].
Có những hôm An Tiêm xuống biển mò cá, mò óc đủ thứ. Có lần An Tiêm cứ
tưởng mò phải cá sấu, nhưng khi ngắm nghía kĩ: “An Tiêm dang thẳng tay, thục lao
trúc xuống đúng đến ngọn sóng đất vừa gồ lên. Bùn tóe lên, đó là một con cá lờm đen
sì lì” [4; tr.253].
Sau bao nhiêu lần tìm kiếm, trải qua bao khó khăn. Cả nhà cũng được đoàn tụ.
Chẳn bao lâu trước cánh rừng trúc cạnh cửa sông đã mọc lên nếp nhà mới của gia đình
An Tiêm, đấy là một ngôi nhà hoàng chỉnh từ khi cả gia đình ra đây: “Nếp nhà năm
gian, có giại che và cả đến những cái giát phên nằm cũng bằng hóp đá. Máy nhà lợp
vầu úp, nhà đơn sơ” [4; tr.314].
Ở đây, An Tiêm và Mon còn tạo ra nhiều thứ hơn để phục vụ cho cuộc sống sinh
hoạt: “An Tiêm và Mon đắp lò, đào hố lấy đất nung nồi, trã, bát, đọi. Đất quánh làm
được đồ ăn thức đựng, làm được bánh ngói, làm được cái khánh, con cá treo Tết” và
còn tìm “lá chàm về ngâm, đợi ngày nắng thì xâm chàm lại mình” [4; tr.315].
17


Thông qua nhân vật An Tiêm và Mon, ta thấy được nguồn sống mãnh liệt, ý chí
ngoang cường, thấy tài năng, chí tuệ phi thường của họ. Cuộc sống ở nơi đấy đã không
khuất phục được những con người khoáng đạt, tự do. Họ đã khai phá tạo dựng nên bãi
bồi trù phú.

2.1.3. Nhân vật thể hiện ý chí mạnh mẽ, kiên cường
Ở tiểu thuyết Đảo hoang, nhân vật được xây dựng một cách tỉ mỉ và hấp dẫn. Dù
cuộc sống có khó khăn nhưng nhân vật vẫn thể hiện được ý chí mạnh mẽ, sự kiên
cường của mình và luôn có ý chí hướng về cuộc sống, họ luôn biết rằng cuộc sống

luôn đáng quý.
Thuở bé, An Tiêm là một cậu bé rất đáng thương, từ khi sinh ra vì cha mẹ mất sớm
cậu bé không biết mình là ai. Hàng xóm ven biển đã truyền tay nhau để nuôi An Tiêm.
Mới đầu ai cũng thương, nhưng sau vì cuộc sống của mổi người nên An Tiêm cứ bồng
bềnh ở sông Cái, trải qua biết bao gian truân rồi tự lớn lên từng ngày, lưu lạc khắp nơi.
Nên mọi chuyện cực khổ trên đời An Tiêm điều trải qua. Có lần An Tiêm đi biển đâm
cá, bị cá mập ngửi thấy hơi người, xộc đế. Nhưng lúc đó sự bình tỉnh đã giúp An Tiêm
thoát khỏi: “An Tiêm quẩy như con cá măng nhỏ, giữa cơn gầm gào của đàn sói nước.
Miệng cá mập lừ ngoạp tới, chĩa răng. An Tiêm thoắt co chân” [4; tr. 58].
Bị đàn cá dùa vào tới bờ nước nông nên cá mập phải chịu thua: “Đàn cá mập
không dám theo nữa cứ đánh sóng ầm ầm, tó nước lên. An Tiêm bò vào bờ, bị những
đuôi cá tát vào khắp người, bật máu, chảy ròng ròng đỏ xám” [4; tr.59]. An Tiêm lớn
lên giữa hiểm nghèo , trong cái chết mà không chết. Vậy thì cái sống lúc bấy giờ của
An Tiêm phải mạnh hơn lúc nào hết.
Lúc Mon bị mắt tích, An Tiêm cũng quyết đi tìm con, cơn bão vừa qua nên An
Tiêm định đi theo vết con bão nước. Người cha, người mẹ ấy mong tìm được con
mình, họ hi vọng đặt niềm tinh vào cuộc sống. Đi nhưng không còn dấu vết của cơn
bão mà họ cứ đi, với sự kiên trì thì sẽ có ngày gặp lại con, dù trên đường đi lắm trong
gay nhưng An Tiêm vẫn kiên cường đói diện trước khó khăn, săn sàng đi tiếp sẽ không
từ bỏ việc đi tìm Mon, An Tiêm hi vọng rằng: “Mon trên dòng nước phía của con bảo”
[4; tr.243].
Đến bờ biển, An Tiêm tìm đến ngọc lửa, nó sẽ bùng cháy hi vọng: “An Tiêm đốt
một ôm lửa trên đỉnh gò. Không phải sợ ở trong bống tối, mà đốt lên cho thấy bóng
sáng, ngộ Mon ở đâu đó thấy được ngọn lửa” [4; tr.248].
Từ ngày đầu tiên lên đảo, gia đình gặp biết bao sóng gió, nhưng những con người
bé nhỏ đó chứa đựng ý chí mạnh mẽ mà kiên cường một cách phi thường, kiên quyết
cố gắng dồn hết ý chí, nghi lục để vượt qua khó khăn ấy. Vì An Tiêm và Mon cho rằng
khó khăn để hướng đến một tương lai tốt đẹp. Lúc nào vợ chống An Tiêm cũng hi
vọng sẽ gặp được Mon, cũng như tin trời mở cửa để mỗi ngày một sáng ra. An tiêm lại
tiếp tục đi tìm vì An Tiêm tính: “Cơn bão trong núi đã thúc con nước ra tận đây, biết

đâu Mon vẫn đương ở trong cùng phía bể này, ta sẽ đi hai phía, lần này sẽ đi xa hơn”
[4; tr.257]. An Tiêm tính lần này chỉ đi một mình: “Mẹ con mình cứ ở đấy, không nên
đi cả nhà. Tôi đi rồi tôi về. Nói cho thất đến nhẽ, tôi đi lần nài mà có mệnh hệ nào, rồi
mình lại đi tìm con…Có làm sau thì chỉ đi tìm con một lần thôi. Có thương nhớ có lo
gì thì để bụng, phải nén cái thương cái lo, để đi tìm được cái mong ước của ta” [4;
tr.267].
Những tính toán của An Tiêm nó dứt khoát một cách mạnh mẽ. Tìm đến chổ Mon
ở: “An Tiêm hồi họp đến lạ thường, chắc chắn phía trên đảo này có người, có dấu vết
người đến. Những ý nghĩ vui sướng lại lùn rộn lên. Dù là người dưới biển lên đốt lửa
18


kiếm cái ăn xong lại xuống thuyền đi hay người ở núi ra, không biết, nhưng biết thế là
đay có người” [4; tr.289].
Sự nổ lực, kiên cường của An Tiêm bắt kể ngày hay đêm nó điều bùng cháy. Cảnh
tượng hai cha con An Tiêm và Mon gặp nhau thật thì cho người ta xúc động biết bao:
“An Tiêm nhảy xuống biển. Quên hẳn hai con gấu có thể xông ra tan xác như chơi.
Mon trên bờ luống cuống, luống cuống chạy quanh” [4; tr.293].
Dù có mạnh mẽ, gan gốc, kiên cường đến đâu thì An Tiêm cũng rơi nước mắt:
“Hai bố con xô lại nhau, nếu chặc vai nhau, nước mắt An Tiêm giàn giụa trên mặt,
trong lúc An Tiêm cười như mếu. Bây giờ An Tiêm mới biết đời mình gian truân đến
đâu thế mà vẩn còn rơi nước mắt để dành cho lòng yêu thương con” [4; tr. 294].
Nhân vật Mon thể hiện ý chí mạnh mẽ, kiên cường của mình. Khi bị cơn bão cuốn
đi lúc Mon tỉnh lại chỉ nằm im, nước mắt ứa ra, vì vừa trải qua một tai nạn ghê gớm
mà mọi người không lường được. Mon biết mình bị thất lạc bố mẹ, nhưng rồi những
suy nghĩ bi quan nghẹn ngào trong cổ sắp khóc, trong đàu Mon bổng dương vụt hẳn:
“Mon không khóc, Mon đứng dậy, Mon đứng dậy được, Mon thất thiểu ra bờ biểm xa
thoai thoải, Mon thấy những rêu phũ như màu hoa tầm xuân hồng nhạt suốt bờ biển”
[4; tr.175].
Bằng ý chí của một người con trai, Mon mạnh mẽ hơn hết không buồn vì xa cha

mẹ và em nữa. Rồi từ đó nghĩ đến cái ăn, nhớ lại những gì bố dạy rồi áp dụng cho
cuộc sống trước mắt của mình: “Trong rừng dưới bể, con người ở dâu mà chịu khó
cũng tìm ra cái nuôi sống mình” [4; tr.176].
Bây giờ, Mon chỉ một thân một mình ở hoang đảo này thôi, chưa bao giờ Mon
đứng ở nơi xa lại một mình như thế. Mon tưởng bố như bố luôn bên cạnh mình vậy.
Dù lòng buồn nhưng phải sống nên Mon tìm cái ăn là quan trọng lúc này: “Mon cúi
xuống, nhặt con ngán, những con sò to để ăn” [4; tr.176]. Mon không biết bố đâu, Cái
Gái nơi nào. Thấy mủi lòng, buồn rồi nhớ. Nhưng Mon luôn cố kiềm nước mắt để
không khóc, phải mạnh mẽ, tìm cho bằng được gia đình mình: “Phải đi tìm bố mẹ,
phải làm thế nào để tìm bố mẹ và không nên khóc, khóc thì chẳng nghĩ được gì ” [4;
tr.177].
Xa gia đình, xa vòng tay ấm của cha mẹ, Mon không lúc nào không nhớ đến. Lúc
nhớ lại, chỉ một mình, Mon thấy cực thân nước mắt như muốn ùa ra. Có thể thấy Mon
là một cậu bé kiên cường đến nhường nào, đã bao lần muốn khóc nhưng rồi cũng cố
cầm nước mắt. Mon nuôi hi vọng lớn lao: “Phải sống và kiến được cái ăn để đi tìm bố
mẹ” [4; tr.179]. Mỗi lần nhớ đến bố mẹ là như sắp khóc, càng lúc Mon càng nghĩ
thoáng hơn và thế là cơn buồn vơi đi. Vả lại, bao nhiêu ngày trôi qua, bao nhiêu mê
mãi, lo toan chồng chất trong việc tìm cách sống. Nghị lực và ý chí lớn lao cũng cho
phép Mon tan biến đi nổi buồn.
Mon đã một lần đi tìm bố mẹ, nhưng bất thành, không vì đó mà Mon từ bỏ hi vọng
của mình. Càng như vậy Mon càng suy nghĩ chu đáo hơn: “Có khi nào chịu chiu rừng
mãi thế này! Con người phải biết tìm ra cái ăn, cái ở” [4; tr.183]. Mon muốn một ngày
được như bố: “Có gan, có chí, bố mình đã dựng nên làng Bãi Lở. Không chịu tù trong
rừng, phải tìm đường nữa để mở mang ra” [4; tr.183]. Nếu như không có chặn lũ ấy
chắc cả nhà cũng tìm đến bờ biển Mon đang ở. Trong giấc ngủ luôn mơ chập chờn
ngày đoàn tụ.
Từ khi có anh em nhà gấu ở cùng, Mon đở thui thủi, không như những năm trước,
mỗi khi bồn chồn nhớ bố mẹ, không biết làm thế nào chỉ nghỉ đến khóc. Bây giờ mỗi
khi nhớ đến gia đình Mon đã có anh em nhà gấu bên cạnh: “Mon lại chơi với gấu, tập
cho nó biết ngồi như chơi chồng nụ chồng hoa” [4; tr.201].

19


Thời gian trôi qua lại tiếp tục tìm bố mẹ, cứ tiếp tục như vậy, cứ nuôi hi vọng một
ngày tươi đẹp đến với mình, cứ nghĩ thế Mon càng kiên cường, vượt qua dù gian khổ
trước mắt có khó nhọc đến mấy. Vậy là, Mon lên đường với hai người bạn, ra đi tìm
gia đình lần này Mon gặp rất nhiều điều trớ trêu. Mon sợ hai anh em nhà gấu bỏ rơi
mình để đi theo đàn của chúng, nhưng chúng nó không rời bỏ Mon mà đi, rồi được
chim đưa đến gặp quả lạ, tuy gặp mai nhiều nhưng chưa tìm được gia đình. Lúc đó,
Mon chỉ còn cách quay trở về. Nhưng lần này Mon không buồn như mấy lần trước
nữa, có lẽ ý chí của cậu đã gan gốc hơn nhiều, kiên cường hơn những lần kia. Nhưng
buồn thay hơn cho Mon, đương sắp chuẩn bị một chuyến đi thì Mon ngã bệnh: “Cả
ngày Mon nằm trong sàn, ốm mà phải thui thủi thì tuổi thân quá. Người gầy rộc, cứ
nằm dàn mình xuống không ngóc đầu lên” [4; tr.240].
Thông qua nhân vật, ta thấy được vẽ đẹp của người anh hùng mang tính sử thi,
hình tượng nhân vật được thần tượng hóa, khẳng định ý chí quật cường của con người
trước phong ba bão táp và tinh thần chiến đấu bảo vệ lẽ phải, bảo vệ đất nước. Cho
thấy được nguồn sống của họ thật mãnh liệt, gan gốc . Không gì là không thể, dù trong
hoàng cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ vững phong độ ý chí mạnh mẽ, kiên cường. Nhân
vật chấp nhận đói diện với khó khăn, gian truân. Có những mất mát, có lúc gia đình li
tán, nhưng cuối cùng họ vẫn tìm được nhau, vì họ luôn tin vào cuộc sống.

2.2. Biểu hiện của nhân vật phụ trong tiểu thuyết Đảo hoang của
Tô Hoài
2.2.1. Nhân vật thể hiện phẩm chất đạo đức tốt đẹp
Tiểu thuyết Đảo hoang nhân vật được thể hiện sự hiền lành, phẩm chất hiền hậu,
yêu thương chồng con. Sự đảm đang của người phụ nữ về cuộc sống hằng ngày dù
trong hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt nhưng họ vẫn thể hiện phẩm chất tốt đẹp của
con người. Luôn tin vào gia đình, cuộc sống cũng như đã nói lên một phần nào về
phẩm chất đạo đức con người và những con người trôi dạt không nơi nương tựa họ đã

cùng nhau sống trên đảo hoang ấy.
Bằng cái nhìn của Tô Hoài, nhân vật Nàng Hoa cho thấy được một người phụ nữ
hội tụ những phẩm chất tốt đẹp. Trong cuộc thi nấu cơm Nàng đã dành được giải nhất
với sự đảm đang, khiến cho người xem không dám cười nhạo Bãi Lở nữa: “Mỗi người
phải địu trên lưng một đứa trẻ. Bên cạnh để một chiếc rổ sảo, hơn mười con ếch to.
Đàn ếch nhốn nháo nhảy nhô nhốp tròng trành cái rổ” [4; tr.30]. Dù khó như vậy,
Nàng vẫn trải qua một cách nhẹ nhàng.
Nàng đặc lòng tin của mình vào chồng: “Tin tưởng của Nàng Hoa và những tính
điếm của chồng làm nỗi lo vơ đi” [4; tr.116]. Dù trong khó khăn nhưng Nàng vẫn cùng
gia đình trải qua những năm tháng ấy: “Nàng Hoa nhìn chồng nghĩ mà thương. Dễ
thường người già đi rồi hóa gấu thật” và Nàng còn làm chăn cho cả nhà đắp “Nàng
Hoa đem vào, xe cho cả nhà mỗi người một mảnh. Xé rồi buộc thật khéo. Miếng nách
buộc lên vai, lai khoanh lưng mấy nạm, vắt lại, vạt trước xòe xuống có miếng vỏ sui
dày phủ kín đầu gối. Thừa bao nhiêu, buộc từng mảnh, thế là mỗi người được một
chăn đắp” [4; tr.150-151].
Có lần, đêm bão táp Nàng bị sóng đánh giạt lên đỉnh đá, khi tỉnh lại nhớ đến
những lúc vợ chồng, con cái quay quần bên nhau như chân tay. Nàng khóc rất nhiều,
bây giờ chỉ một mình đơn độc trên tảng đá lớn, mà không biết chồng con mình đang
nơi đau, còn sống hay đã chết. Lúc nghĩ trở về sông Cái, về sự tích trầu cao, em hóa
hòn đá, anh hóa cây cau, chị dâu hóa vườn trầu, Nàng nghĩ có khi nào chồng mình đã
20


chết rồi hóa đá này: “Lúc ấy Nàng tuyệt vọng vô cùng khi chỉ một mình nơi xa lạ này,
thương chồng đến nổi tưởng chồng đã hóa đá” [4; tr.116-117].
Nàng đau khổ khi đứa con trai của mình bị thất lạc, rồi nuôi hi vọng , ấp ủ sẽ được
đi tìm Mon. Lúc tuyệt vọng ấy, người mẹ này càng mạnh mẽ, khóc thương không thể
làm được gì chi bằng sống tốt để chờ ngày đón Mon về: “Chỉ có mạnh chân, khoe tay
mới có hi vọng tìm lại được người” [4; tr.241]. Sự bùng cháy tấm lòng người mẹ dành
cho con mình càng ngày nó trở thành một vật thiêng liêng: “Trong lòng Ngở như ra

được chổ đất phẳng, biết đâu gặp được con, mỗi đêm đến chổ ngủ Nàng chất một
đóng củi to hơn, đóng củi nuôi lòng mong đợi cháy thâu đêm” [4; tr.244]. Lòng trông
ngóng chờ tin con sống Nàng cảm thấy dường như mình sắp có tin vui, còn tưởng
rằng: “Có người sắp gặp được người.Ở đâu đây, Mon vẫn còn sống trên bờ bể này, có
phải Mon trồng được? Có phải vì lòng cha mẹ đêm ngày thương nhớ con đã xui con
máy mắt đến? Những quả dưa đó như báo tin cho bố mẹ biết được. Con đây, con còn
sống đây, con lạy cha mẹ” [4; tr.264].
Lúc An Tiêm đi tìm Mon để lại Nàng Hoa và Cái Gái. Lúc đó Nàng thấy mình có
trách nhiệm của một người làm mẹ lớn hơn: “Con nín đi, con nín đi bố đi gọi anh về
mà. Bố đi gọi anh Mon về con nín đi” [4; tr269]. Với nhân vật Cái Gái là một cô của
An Tiêm và Nàng Hoa, tuy còn bé nhưng đã hội tụ những nét đẹp của mẹ mình, lúc
nào cũng quấn quýt lấy mẹ. Còn bé nhưng rất đảm đang thóa vát: “Mẹ đi thổi cơm à?
Cho con đi với” [4; tr.10].
Khi anh trai bị thất lạc Cái Gái luôn nhớ đến anh mình, nổi lo cho anh hiện rỏ lên
gương mặt, tuy bé nhưng luôn nghĩ đến gia đình, tấm lòng nhân hậu của Cái Gái như
soi sáng mọi vật. Mỗi khi nhớ đến anh: “Bổng dưng ngẩn ngơ, để rơi miếng thịt xuống
rồi òa khóc. Thế là nước mắt lại đầm đìa xuống ma” [4; tr.241]. Chỉ những lúc ấy thôi
vì Gái biết nhà mình chỉ tạm thời xa nhau mà thôi. Nhưng bên cạnh đó Cái Gái là con
gái nhưng vẩn thể hiện được sức mạnh tài năng của mình, Cái Gái đã biết săn bắt hươu
một mình không cần ai phụ. Cái Gái như bản tính của mẹ mình vậy, dù cuộc sộng ở
hoang đảo vô cùng khó khăn, nhưng vẩn thể hiện tốt được bản tính của một con
người, mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp.
Qua đó, ta thấy được các nhân vật đã thể hiện được đúng bản chất của con người ở
bờ cõi nơi đảo hoang mà nhà vân muốn nói lên. Cho ta thấy được nguồn sống mãnh
liệt, ý chí ngoan cường, đặt lòng tin vào nhau, còn cho ta thấy được phẩm chất tốt đẹp
của con người trong từng hoàn cảnh.

2.2.2. Nhân vật biểu hiện sự ganh ghét, đố kỵ
Trong tiểu thuyết Đảo hoang nhà văn còn xây dựng nên những tình huống khác
nhau, nó còn thể hiện sự ganh ghét hay đó kỵ, những kẻ nịnh bợ của xã hội lúc bấy

giờ. Nó khắc họa một cách chân thực hơn về cuộc sống về nhân cách con người.
Đầu tiên, ta có thể nói đến cô cháu gái của quan lạc tướng đất Hoài Hoan. Là một
người trùm âm mưu, tính toán trong hội cơm thi của cõi Ất, vì danh lợi mà cô bánh rẻ
nhân cách của mình, để cho mọi người biết đến tai tiếng ác, manh khóe, xảo quyệt. Ai
ai cũng biết cõi Ất dùng thủ đoạn, chứ không phải tài gì: “Ả có tai tiếng tai ác, người
ta nói cô ả này nhiều mánh khóe, xảo quyệt đã khiến toán cõ Ất giữ giải lâu, chứ cũng
không phải vì cõi Ất tài giỏi đặc biệt gì. Có điều là những mưu chước mờ ám và ma
mãnh của toán cõi Ất ai cũng đồn dăng dăng mà không biết đói phó hoặc kêu lên vua
được” [4; tr.22].
Bên cạnh đó, vì muốn được giành giải mà cõi Ất lập mưu, còn tỏ ra ý coi thường
đứt đuôi dân Bãi Lở: “Nữa đêm trước họ cho người bới lũm mấy quản đất giữa lối đi
21


lấy nước rồi trải cỏ lên như thường. Chẳng cần vấp ngã, chỉ hụt vài bước chân. Đến
sau người ta một nháy mắt, mọi việc chậm hơn người một thoáng, cũng đủ thua trông
thây” [4; tr.23].
Biến cố đầu tiên, là nền tảng cho các biến cố tiếp theo bắt đầu bang sự kiên đân
Bãi Lỡ, dưới sự lãnh đạo của Mai An Tiêm và sự kiên trung tâm là sự ganh ghét đố kỵ
của quan thần. Vua Hùng nghe lời xu nịnh hót của Mưu sĩ mà đầy gia đình An Tiêm ra
đảo hoang. Mưu sĩ tâu: “An Tiêm có tội, phải khép nó vào tội chết mới được”. “Hơn
mười năm nay, An Tiêm toàn mưu đồ những chuyện phạm thượng và phản trắc. Đất lở
sống tràn, nhưng nhờ oai đức nhà vua, đất đã bồi, sống lặng, cớ sao nó vẫn đặt tên là
Bãi Lở, nó muốn cho đất nước long lở à? Ngăn sông lở làm sao nó dám đắp lên ba
ngôi núi đá” [4; tr.51-52].
Có lẽ sự ganh ghét đố kỵ của Mưu sĩ đối với An Tiêm rất lớn nên ông ta dùng
những lời lẽ của mình nịnh vua : “Không thể còn kẻ cuồng loạn nào đến như thế nữa!
Bây giờ cái thế nó đang lấn tới, được cả ba giải hội, càng ngông cuồng hơn, nếu
không tức khắc ngăn chặn đi thì hoại về sau không biết đâu mà lường.Chi bằng, nó
còn đương ở trong tay ta, như hổ lìa rừng, chim cúp cánh, xin nhà vua hãy kịp thời xử

trí” [4; tr.52-53].
Những lời nói đầy âm mưu của hắn đã khiến nhà vua đồng ý với những ý đồ đen
tối của Mưu sĩ: “Ngoài bể Đông có dải đất chưa ai đến bao giờ, nó xấc xược như thế
thì bắt nó phải ra chung thân biệt xứ ra đảo hoang giữ bể, để xem nó có phép biến
chết thành sống, để xem nó có thân lập nổi thân như nó thường khoác lác hay không.
Vả chăng, như thế cũng để dứt mối lo về sau” [4; tr.53].
Vậy là cả nhà An Tiêm bị bắt bỏ ngục. Một sớm kia, Phong Châu còn ngủ im trong
làn sương, thì cả nhà An Tiêm bị áp giả ra đảo. Từ đó gia đình An Tiêm qua trang mới.
Qua đó, ta thấy được nhân vật bộc lộ lòng đố kỵ, sự ganh ghét, phản ánh lên một
số thành phần trong xã hội lúc bấy giờ. Thể hiện một cách sâu sắc và sống động, cho ta
thấy được điều tội tệ của xã hội lúc bấy giờ.

22


CHƯƠNG 3:
CÁC PHƯƠNG THỨC XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU
THUYẾT ĐẢO HOANG CỦA TÔ HOÀI
3.1. Miêu tả ngoại hình nhân vật
Miêu tả ngoại hình nhân vật là miêu tả dáng vẻ bề ngoài của nhân vật thông qua
cử chỉ, tác phong, y phục, diện mạo,…Ngoại hình góp phần tạo nên tính cách nhân vật
nhằm tạo ấn tượng đến người đọc. Từ đó, ta thấy ngoại hình của nhân vật được miêu tả
tuy không đậm đà tỉ mỉ nhưng cũng khiến người đọc hiểu về nhân vật. Trong tiểu
thuyết nhà văn chủ yếu miêu tả hành động của An Tiêm và Mon, tuy vậy ta cũng thấy
rõ được hình ảnh nhân vật An Tiêm và Mon qua hành động nhưng có yếu tố ngoại
hình.
Trong tiểu thuyết Đảo hoang, Tô Hoài đã miêu tả ngoại hình Mai An Tiêm rất đặc
biệt và độc đáo. Lúc còn bé đã đánh nhau với cá mập trên biển cả, lớn lên thành một
thanh niên có sức khỏe phi thường, cường tráng. Hình tượng An Tiêm được vẽ lại bằng
những đường nét đầy tính chất tạo hình: “Quãng mười tuổi bé An Tiêm đã dày dặn

lắm, khắp người đã trổ vằn vèo, xám xịt, để hằng ngày xuống mò cái ăn dưới nước thì
cá mập, cá trình khó nhìn thấy mà đuổi bắt ăn thịt” [4; tr.58].
Ngoại hình của bé Mon nói lên sự khỏe mạnh và dũng khí của những đứa trẻ ở Bãi
Lỡ: “Bé Mon loắt choắt nhưng cũng gọn gàng khố bao trong chiếc thắc lưng điều bỏ
giọt như người lớn” [4; tr.23]. Dần dần theo nhiều năm tháng trôi qua Mon đã trưởng
thành, thành một cậu con trai chững chạc. Mon đã cao bằng bố: “Tóc đen nhánh rối
một nắm dài xuống lưng. Lông mày lông má trổ ra vàng xuộm như mạt con đười ươi.
Trong cái khố trần bắp chân nó nổi chão nó đã trở nên người lớn tinh nhanh, tháo
vát” [4; tr.294].
Còn bé Gái tại hội thi thổi cơm, những ngày còn ở trong đất liền: “Bé Gái, váy áo
tròn xoe, hột me như cái bóng mẹ, bước sau mẹ con cón, bé xinh tí tẹo” [4; tr.29]. Sau
nhiều năm bị đày ra đảo và bị lạc Mon khi gặp lại nhau thì An Tiêm đã có những nét
già đi hơn xưa: “Đã già, tóc dài xõa giữa lưng, lơ thơ lốm đốm bạc. Hai bên tóc mai
đã bạc hẳn như bông. Râu ria mọc kín mặt, cả đến hai bên lông mày cũng đã có như
giắt bông. Khắp mình các bắp tay, lốt xâm chàm mới vần vần lên và răng đen nhoáng,
bước đi khỏe, nhanh như vượn” [4; tr.301].
Cùng chồng và các con bị đày ra đảo, sau nhiều thời gian, năm tháng trôi qua
ngoại hình của Nàng cũng có nhiều thay đổi: “Nàng Hoa đã bạc tóc, rụng thưa lên cả
đỉnh đầu” [4; tr.364].
Ở đây, nhân vật Mon đã thấy: “Bố mẹ đã già, tóc phơ phơ như nạm cước ở con
cước mới nhả, nhưng vẫn khỏe. Mon đương trạc tuổi tay bơi lực lưỡng kia, Mon đứng
cáo hơn một cái đầu. Cái Gái cười đôi má người con gái đương độ đỏ hồng và trên
miện cười hé hàm răng đen rưng rức như hạt na. Người nào cũng xống áo rách bợt
hết cửa tay; gấu và dải áo phải buộc túm bằng dây rừng, vai áo bạc mờ như đổ muối.
Nhưng da dẻ ai cũng hồng hào đỏ lịm bồ quân, khỏe mạnh đến tưởng như chưa ai
được thấy đất nước này có những cụ già, người trai và cô gái ở đâu sức lực đến như
thế” [4; tr.395].
Nhân vật xuất hiện sau cùng của tiểu thuyết, người đàn ông này được gia đình An
Tiêm đặt cho là Ma Li, anh ta có ngoại hình: “Da rám nắng, tóc rậm cứng và đen óng.
Nhưng hai ngón chân cái không chầu vào nhau, không giống chân ta. Cái mặt nó dài

ngoẵng, răng nó trắng” [4; tr.329].
23


Qua ngoại hình, nhân vật giúp ta hình dung được nhân vật trong tiểu thuyết Đảo
hoang một cách đậm nét. Bởi vì, tiểu thuyết của ông đã tái hiện rõ ràng hình ảnh của
gia đình Mai An Tiêm khi bị đày ra đảo. Các nhân vật được thể hiện một cách gần gũi,
quen thuộc làm cho người đọc hiểu rõ về bối cảnh, cái nhìn cụ thể hơn về những ngày
khai hoang và cuộc sống của con người ở đảo hoang.

3.2. Miêu tả nội tâm nhân vật
Nội tâm nhân vật là miêu tả toàn bộ tư tưởng tình cảm của con người đối với cuộc
sống, thể hiện đời sống bên trong của nhân vật từ tâm trạng, suy nghĩ, tình huống mà
nhân vật gặp phải trong cuộc đời.
Qua việc miêu tả nội tâm nhân vật, ta thấy được nội tâm của nhân vật Mai An
Tiêm vô cùng phong phú và được miêu tả đủ mọi khía cạnh khác nhau. Suy nghĩ và
trăn trở của nhân vật trước những cảnh ngộ và sự việc, những tâm trạng của nhân vật
diễn biến qua các tình huống khác nhau làm nổi bật tính cách nhân vật, giúp ta thấy
được nội tâm của nhân vật một cách rõ nét nhất.
Nội tâm nhân vật trong tiểu thuyết Đảo hoang thể hiện qua nhiều suy nghĩ từ cách
hành xử, thái độ đến cách nói chuyện của An Tiêm, Nàng Hoa, Mon và Cái Gái. Ngày
gia đình bị đày ra hoang đảo nhân vật An Tiêm đã trầm ngâm và suy nghĩ rằng: “Thế
là cuộc đời sắp sang khúc khác. An Tiêm lặng nhìn bờ đảo xám dài, lạnh lẽo dần trong
nức và sương mù” [4; tr.79].
Sự quan tâm, chuẩn bị chu toàn của dân làng Bãi Lở dành cho An Tiêm thật lớn
lao, lúc ấy bất giác An Tiêm thở dài rồi nghĩ: “Ta chỉ biết khinh ghét bọn tầm thường
mà không biết lo xa. Người Bãi Lỡ biết xa hơn ta” [4; tr.90].
Có lần gia đình An Tiêm lâm vào nỗi lo lớn hơn lại đến trước mắt họ, nuồn nước
của đám cọ mà mấy hôm trước cứu gia đình hết khát mà bây giờ nó không còn nữa.
Thiên nhiên hẳn đang đàn áp họ đến đường cùng. Với sự thông minh và tài năng của

mình An Tiêm nhớ lại và nghĩ: “Đến cuối năm thì mùa khô tới, nước ngược từ trong
đất lên nuôi cây. Nhưng khi bắt đầu măng mọc, chớm có mưa mới và có sấm, nước
trong thân cây cũng vừa cạn… Trong cái khó khăn nhất, sẽ thấy được chỗ nút cởi. Hết
nước trên mặt đất và trong cây thì trời sắp mưa. Phải thế chăng?” [4; tr.117].
Mọi người ai cũng trông chờ cơn mưa sẽ đến, lúc ấy Nàng Hoa lại chợt nhớ ngày
trước: “Kể ra còn ở Bãi Lở thì dạo nài cũng đến cữ mưa mới rồi” [4; tr.119]. Là một
người vợ, người mẹ có lẽ Nàng sẽ lo lắng hơn lúc nào hết. Bao nhiêu niềm tin, hi vọng
đặc hết vào gia đình. Cả gia đình ra đi để tìm hi vọng sẽ có người trên đảo, họ sẽ được
sống bình yên trên đảo họ cứ mong ước và cứ đi. Trong cảnh khốn cùng mà gia đình
vẫn lạc quan điều đẹp sẽ đến với họ, mọi người cứ tưởng tượng: “Ở đằng kia những
cảnh làm ăn, có đám trẩy hội” [4; tr.126].
Nhân vật Mon suy nghĩ nhớ về mùi hương thơm của hoa tầm xuân ngày ấy ở Bãi
Lở. Dù còn bé nhưng Mon luôn hiểu chuyện, đôi lúc còn có những suy nghĩ như người
lớn: “Nhớ ngày nào, thuyền ra cửa sông, thấy rêu đá đỏ hắt chân trời. Đến gần, không
phải rừng đào, cũng không phải rêu đá. Qủa nhiên đấy là những bụi tầm xuân mọc
liền thành rừng. Bụi tầm xuân từ bao giờ mọc lên, những khúc dây quấn quýt cuồn
cuộn cao như tường. Đường vào mùa hoa tầm xuân khắp nơi, ửng mà hồng nhạt” [4;
tr.127].
Bị cơn lũ làm thất lạc gia đình, cậu bé phải chống chọi với mọi thứ xung quanh
nhưng lúc nào cũng nghĩ đến ngày gia đình được gặp nhau, bên nhau như trước. Niềm
hi vọng càng ngày càng lớn. Đã biết bao lần ra đi làm cha mẹ nhưng chỉ trong vô vọng
24


nhưng vì thế mà cậu không đầu thành, Mon cứ tiếp tục hành trình của mình Mon nghĩ
rằng: “Sắp được gặp bố mẹ và em đây” [4; tr.181].
Nhân vật Mon thể hiện sự lo lắng trong lòng cứ nôn nao, sợ hãi, cậu chỉ có hai
người bạn quấn quýt với nhau lúc xa gia đình nhưng giờ đàn gấu lại đến, cậu sợ hai
anh em nhà gấu bỏ mình để đi theo đàn. Nhưng sau cùng chúng nó không bỏ rơi Mon
mà đi theo đàn, Mon nghĩ trong bụng: “Hay quá. Thế mà gấu sợ bãi cát thật. Ta ở đây

luôn vài hôm, chắc chúng mày phải thôi theo. Nhưng không ở chỗ này, ta sẽ chuyển
đến đằng kia cho mất đi theo” [4; tr.226].
Có lần ấy Mon thấy lại đàn chim mà năm trước cũng tại chỗ Mon đang ở, làm
Mon nhớ lại cái ngày nhặt được hạt từ cứt chim làm Mon nghĩ: “Thấy chim có thể thấy
người, khi trở về ý định đi tìm cha mẹ đã sôi nổi và bây giờ lại qua đây. Lại gặp chim
biển, lần này gặp những mấy con. Dạo ấy, tìm được cái hạt gì trong đám cứt chim đem
trồng chỗ hốc đằng kia. Thử lại xem cái hột lộn kiếp ấy thế nào” [4; tr.230].
Vừa đi theo đàn chim, Mon vừa nghĩ đến đàn chim rằng: “Năm ngoái gặp có một
con. Năm nay gặp một đàn tranh nhau giựt mồi. Có chim có người, biết đâu bây giờ
chẳng đã có người đến ở, nên có chim đến. Biết đâu chuyến này đi sẽ thấy được bố
mẹ, biết đâu chốc nữa sẽ gặp bố mẹ, gặp em. Nghĩ thế, Mon nao nao trong người và tự
dưng, chân bước thoăn thoắt nhanh hơn” [4; tr.231].
Chính vì nhìn thấy đán chim ấy đã khiến Mon mong chờ điều tốt đẹp sẽ đến, Mon
nghĩ: “Ta cứ đi theo chim. Điềm lành đã đưa ta gặp qua ngon. Điềm lành đã đưa chim
đến” [4; tr.236].
Lần ra đi tìm cha mẹ và em của mình Mon gặp rất nhiều chuyện khó khăn nhưng
trong tâm hồn của cậu bé luôn có ý chí và dũng cảm với những suy nghĩ sáng suốt của
cậu bé đã cho nhữn kết quả như mong muốn vậy. Hôm Mon và Gấu phải núp lại giữa
bụi cây để chờ qua đêm thế là ý nghĩ bừng lên: “Đánh lửa đốt cái bụi rậm bên cạnh.
Lửa loang cháy toang ra. Suốt đêm cháy rừng, tàn lửa rực một góc trời, thế là nằm
trong bụi cũng được sáng như ban ngày” [4; tr.239].
Sau khi Mon bị thất lạc và những sự kiện xảy ra, nhân vật An Tiêm dựng được một
nếp nhà tranh trên đảo giống như nếp nhà ngày xưa ở Bãi Lở. Lúc ấy An Tiêm nghĩ
rằng: “Mình như ong chúa, ong chúa đi mất, thế là tan đàn” [4; tr.248].
Mỗi khi rãnh rỗi An Tiêm lại nhặt những chiếc ốc đẹp để lên tường đá và thường
trầm ngâm đứng lặng nghĩ về cuộc sống, suy nghĩ về những ngày ra đảo: “Đến được
đây, trời dần sáng ra rồi, trời mở cửa cho ta rồi. Dù cho cả nhà còn có ba đầu người,
ta cũng sẽ làm cho bãi biển này thành như Bãi Lỡ. Biết đâu, rồi cũng có người nghĩ
đến đây” [4; tr.252].
Khi nhân vật Mai Li được gia đình Mai An Tiêm cứu lúc ấy cả nhà tưởng rằng Mai

Li đã chết nhưng khi An Tiêm xem lại rồi nghĩ: “Thế người này sống, không chết” một
ý nghĩ rõ ràng hơn nữa của An Tiêm là: “Đã là một con người thì không bao giờ có thể
chỉ vì sợ mà chết” [4; tr.341].
Nhà văn xây dựng nên nội tâm của gia đình An Tiêm , nhằm mục đích nói lên
những suy nghĩ vê cuộc hành trình của họ trên đảo, từ đó họ sẽ tìm được cuộc sống
như họ mong muốn.

3.3. Miêu tả ngôn ngữ nhân vật
Miêu tả ngôn ngữ là miêu tả những lời nói của nhân vật trong tác phẩm. Lời nói đó
phản ánh kinh nghiệm sống, cá nhân, trình độ văn hóa, tư tưởng, tâm lí,…Trong tiểu
thuyết Đảo hoang, ngôn ngữ của nhân vật được miêu tả một cách cụ thể, thông qua
những cuộc trò truyện của gia đình An Tiêm.
25


×