Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.72 KB, 33 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................1
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỦ TỤC PHÚC THẨM
VỤ ÁN DÂN SỰ..................................................................................................3
1.1. Khái niệm về thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự.....................................3
1.2. Tính chất của thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự....................................4
1.3. Ý nghĩa của thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự.......................................5
Kết luận chương 1.........................................................................................8

CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC PHÚC THẨM
VỤ ÁN DÂN SỰ..................................................................................................9
2.1. Đối tượng có quyền kháng cáo, kháng nghị..........................................9
2.1.1. Đối tượng có quyền kháng cáo..........................................................9
2.1.2. Đối tượng có quyền kháng nghị.......................................................10
2.2. Thủ tục kháng cáo, kháng nghị...........................................................11
2.2.1. Thủ tục kháng cáo............................................................................11
2.2.2. thủ tục kháng nghị............................................................................15
2.3. Thủ tục chuẩn bị xét xử phúc thẩm.....................................................16
2.4. Thủ tục tiến hành phiên tòa phúc thẩm..............................................18
2.5. Thẩm quyền xét xử của tòa án cấp phúc thẩm...................................20
2.5.1. Giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm...........................................21
2.5.2. Sữa bản án sơ thẩm..........................................................................22
2.5.3. Hủy bản án, quyết định sơ thẩm.......................................................23
Kết luận chương 2.......................................................................................24

CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC PHÚC
THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ...................................................................................25
3.1. Thực trang và những bất cập về thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự. . .25
3.2. Nhưng nguyên nhân của những bất cập và hạn chế..........................26
3.2.1. nguyên nhân khách quan..................................................................26



3.2.2. Nguyên nhân chủ quan.....................................................................27
3.3. Giải pháp nhầm hoàn thiện các quy định pháp luật về thủ tục phúc
thẩm vụ án dân sự..................................................................................................27
Kết luận chương 3.......................................................................................29

KẾT LUẬN..............................................................................................30


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xuất phát từ những quy định phức tạp trên cùng với việc nhận thức được tầm
quan trọng của thủ tục phúc thẩm, nên tác giả đã quyết định chọn nghiên cứu đề tài
“Thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự” để nghiên cứu. Qua đó có thể tìm hiểu sâu hơn về
các quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng về thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự, đồng
thời tìm ra những nguyên nhân dẫn đến những bất cập hiện tại, từ đó đưa ra những đề
xuất nhầm góp phần hoàn thiện quy pháp luật về thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự” với mục tiêu:
thứ nhất, nêu lên được khái niệm, tính chất và ý nghĩa của thủ tục phúc thẩm vụ
án dân sự.
Thứ hai, nêu lên những quy định của pháp luật điều chỉnh về thủ tục phúc thẩm
vụ án dân sự. Trên cơ sở đó tác giả tiến hành phân tích và đánh giá.
Thứ ba, trên cơ sở của pháp luật việt nam hiện hành tác giả tìm ra những bất
cập, nêu lên thực trạng và đề ra những giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về
thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự.
3. Phương pháp nghiên cứu
Khi nghiên cứu tiểu luận, tác giả dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, các quan điểm của Đảng cộng
sản Việt Nam trong quá trình đổi mới, xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa
và vấn đề cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền, Phương pháp nghiên cứu

của tiểu luận là đi từ lý luận đến thực tiễn, dùng thực tiễn kiểm chứng lý luận.
4. Phạm vi nghiên cứu
Tác giả tập trung nghiên cứu những quy định cơ bản của pháp luật hiện hành về
thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự. Qua đó tác giả đối chiếu với những định trước đây để
thấy rằng quy định mới đã khắc phục được những khó khăn nào và còn tôn tại những
khó khăn nào cần được giải quyết và khắc phục kịp thời.Bên cạnh đó tác giả còn
nghiên cứu về những nguyên nhân của các bất cập và hạn chế từ đó đưa ra hướng hoàn
thiện.

1


5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự
Ở chương này tác giả tập trung nghiên cứu những vấn đề chung về thủ tục phúc
thẩm vụ án dân sự. Cụ thể là khái niêm, tính chất và ý nghĩa của thủ tục phúc thẩm vụ
án dân sự.
Chương 2: Quy định pháp luật về thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự
Ở chương này tác giả nghiên cưu về các quy định pháp luật hiện hành và tiến
hành so sánh các văn bản pháp luật cũ với các văn bản pháp luật cũ. Đồng thời tác giả
phân tích dựa trên các văn bản pháp luật hiện hành.
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự
Ở chương cuối này, tác giả trình bày thực trạng về thủ tục phúc thẩm vụ án dân
sự. Qua đó tác giả nêu lên nguyên nhân của những bất cập đồng thời rút ra những giải
pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự

2



CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỦ TỤC PHÚC THẨM
VỤ ÁN DÂN SỰ
1.1. Khái niệm về thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự
Việc giải quyết của Tòa án qua hai giai đoạn từ sơ thẩm và phúc thẩm. Trong đó
thủ tục phúc thẩm là thủ tục ảnh hưởng đến quyền, cũng như nghĩa vụ của các bên
tham gia trong vụ kiện nhiều nhất.Bởi quyết định phúc thẩm đồng nghĩa với việc
quyền, nghĩa vụ của các đương sự đã được phân định rạch ròi, có ý nghĩa thực hiện
trên thực tế. Bản án có hiệu lực là pháp luật và có ý nghĩa bắt buộc thực hiện đối với
các đối tượng là các chủ thể có liên quan.
Vấn đề bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của người dân được coi là yêu
cầu trung tâm của nội dung về Nhà nước pháp quyền, quyền tư pháp là một trong ba
nhánh quyền lực Nhà nước là quyền nhân danh Nhà nước để ra các phán quyết nhằm
khôi phục trật tự pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, xã hội và
công dân khi có sự vi phạm. Chủ thể của hoạt động xét xử chỉ có thể là Tòa án. Xét xử
là việc Tòa án nhân danh Nhà nước xem xét đánh giá tính chất mức độ của hành vi vi
phạm pháp luật, xác định bản chất quan hệ pháp luật tranh chấp giữa các bên và ra các
quyết định xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên 1.
Theo Điều 242 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên
trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu
lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.
Hiểu theo cách hiểu của quy định của pháp luật thì khái niệm phúc thẩm cũng
bao gồm ba yếu tố hợp thành: Là việc của Tòa án cấp trên trực tiếp, Xét lại bản án,
Bản án chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.
Từ khái niệm phúc thẩm trên có thể đưa ra khái niệm thủ tục phúc thẩm là thủ
tục xem xét lại tính hợp pháp, có căn cứ của bản án, quyết định sơ thẩm khi có kháng
cáo, kháng nghị.
Thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự là một giai đoạn tố tụng độc lập, có những tính
chất, đối tượng xét xử, có vai trò, ý nghĩa, mục đích riêng, không giống với bất cứ thủ
tục xét xử ở giai đoạn nào.


1 Đại học Kiểm sát Hà Nội, “Khái niệm phúc thẩm”,
, [Truy cập ngày 21/02/2018]

3


1.2. Tính chất của thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự
Thủ tục phúc thẩm dân sự là một giai đoạn tố tụng nhằm đảm bảo thực hiện
nguyên tắc xét xử hai cấp. Ở giai đoạn này, các đương sự người đại diện của đương sự
có quyền kháng cáo, kháng nghị bản án, quyết định dân sự để yêu cầu Tòa án cấp trên
trực tiếp xem xét lại vụ án theo thủ tục phúc thẩm. Quyền kháng cáo của đương sự là
biểu hiện cụ thể quyền dân chủ công dân được pháp luật bảo vệ. Do đó, dù bản án
quyết định dân sự sơ thẩm được Tòa án coi là xét xử đúng, nhưng nếu có kháng cáo,
kháng nghị thì Tòa án cấp trên vẫn phải tiến hành thủ tục phúc thẩm dân sự để kiểm tra
lại tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định sơ thẩm.
Dựa theo bộ luật tố tụng dân sự có quy định rõ về tính chất của xét xử phúc
thẩm: khoản 6 Điều 103 Hiến pháp năm 2013 và Điều 17 Bộ luật Tố tụng dân sự năm
2015 quy định rõ một trong những nhiệm vụ quan trọng của Tòa án là phải bảo đảm
thực hiện chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm. Theo đó, trong hệ thống pháp luật Việt
Nam nói chung và pháp luật tố tụng dân sự nói riêng, phúc thẩm là cấp xét xử thứ hai
và cũng là cấp xét xử cuối cùng, Việc xây dựng chế định phúc thẩm dân sự hướng tới
hai mục đích lớn, nhằm tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong
tố tụng dân sự, nhằm khắc phục những sai lầm trong hoạt động xét xử của Tòa án cấp
sơ thẩm2.
Để đạt được mục đích trên đòi hỏi Tòa án cấp phúc thẩm phải xem xét lại bản
án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và xét xử lại vụ án đã được Tòa án cấp sơ thẩm
giải quyết. Do đó, Điều 263 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 kế thừa quy định của
Điều 242 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) khẳng định
tính chất của xét xử phúc thẩm là việc xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa

án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị. So với Bộ luật Tố
tụng dân sự sửa đổi năm 2011, Điều 270 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có sửa đổi
quy định về chủ thể có thẩm quyền xét xử lại vụ án là Tòa án cấp phúc thẩm trực tiếp
(Điều 242 Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi năm 2011). Lý do của sự thay đổi trên là
nhằm đảm bảo tính tương thích với các quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân
năm 2014. Sự thay đổi về cơ cấu, tổ chức Tòa án bắt buộc luật tố tụng dân sự phải thay
đổi quy định về thẩm quyền xét xử phúc thẩm. Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm
2014 quy định cơ cấu, tổ chức của Tòa án được thành lập theo thẩm quyền xét xử chứ
không theo đơn vị hành chính lãnh thổ như trước đây. Theo đó, Tòa án có thẩm quyền
xét xử phúc thẩm phải là Tòa án được thành lập và được trao thẩm quyền xét xử phúc
thẩm theo khu vực (Điều 26, 28, 30 và 32 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015) chứ không
2 Tạp chí nghề Luật (2017) số 3

4


phải là Tòa án cấp trên trực tiếp như quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004
(sửa đổi, bổ sung năm 2011).
Xuất phát từ nguyên tắc hai cấp xét xử nên tính chất của phúc thẩm dân sự
không có gì khác, đó chính là việc xét xử lại vụ án dân sự mà bản án, quyết định dân
sự sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.
Tính chất của phúc thẩm dân sự được thể hiện rõ qua những nét đặc trưng cơ
bản của thủ tục phúc thẩm dân sự, qua đó cho thấy sự khác biệt về tính chất của thủ tục
phúc thẩm dân sự với các thủ tục tố tụng tại cấp sơ thẩm hay các thủ tục tố tụng khác
được Tòa án áp dụng trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự đó.
Khác với việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật là cấp giám
đốc thẩm, tái thẩm chỉ thường xem xét các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ chứ ít có
những chứng cứ mới phát sinh bởi khi xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm thì thường
không triệu tập đương sự, phiên tòa không mở công khai. Còn khi xét xử phúc thẩm
thì phiên tòa mở công khai, tất cả các đương sự, những người tham gia tố tụng có liên

quan đều được triệu tập. Tất cả các chứng cứ đều được xem xét, tranh luận tại phiên
toà, tất cả các nội dung có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến nội dung
kháng cáo, kháng nghị đều đưa ra xem xét tranh luận cụ thể và nếu có căn cứ đều được
xem xét cải sửa cho phù hợp. Như vậy, qua phân tích những quy định của pháp luật thì
thấy tính chất của phúc thẩm dân sự chính là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại
vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực bị kháng cáo
hoặc kháng nghị.
1.3. Ý nghĩa của thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự
Khi có sự tranh chấp về quyền, lợi ích nói chung mà các bên tranh chấp không
tự giải quyết được với nhau hay khi có một sự kiện pháp lý nào đó xảy ra có liên quan
đến quyền lợi, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia trong các quan hệ dân sự thì cá nhân
tổ chức có liên quan ấy có quyền làm đơn đề nghị Tòa án xem xét giải quyết các yêu
cầu của họ, khi các đương sự đã thực hiện đầy đủ các điều kiện về mặt hình thức, thủ
tục theo đúng quy định của pháp luật thì Tòa án có trách nhiệm thụ lý xem xét, giải
quyết các tranh chấp hay các yêu cầu về công nhận một sự kiện pháp lý nào đó. Khi
các đương sự khởi kiện hoặc có yêu cầu đến Toà án là họ đã có mong muốn, gửi gắm
vào cơ quan quyền lực, cơ quan công quyền nhân danh Nhà nước ra các phán quyết
thực sự công bằng đối với họ, trả lại cho họ quyền, lợi ích chính đáng mà họ đáng
được hưởng theo quy định của pháp luật.
Quá trình áp dụng các quy định của tố tụng dân sự vào thủ tục phúc thẩm vụ án
dân sự được thực hiện trong các giai đoạn khác nhau từ giai đoạn xem xét các yêu cầu
5


khởi kiện, thụ lý yêu cầu khởi kiện, các thủ tục trong giai đoạn chuẩn bị xét xử đến các
giai đoạn xét xử như: xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử giám đốc thẩm hay tái
thẩm. ở mỗi giai đọan giải quyết đều có những ý nghĩa về mặt chính trị, xã hội hay ý
nghĩa pháp lý riêng. Nhưng việc ghi nhận quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, ý nghĩa
của việc giáo dục phổ biến pháp luật được thể hiện rõ nét hơn cả trong quá trình xét xử
tại Tòa án cấp phúc thẩm. Với quy định bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ

ngày tuyên án, thì việc áp dụng các quy định của tố tụng dân sự trong thủ tục phúc
thẩm vụ án dân sự có một ý nghĩa đặc biệt3.
Qua xét xử vụ án dân sự tại Tòa án cấp phúc thẩm, hội đồng xét xử phúc thẩm,
khắc phục những sai lầm có thể có trong những bản án, quyết định chưa có hiệu lực
pháp luật của Tòa án bảo đảm cho quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân cũng như các
lợi ích tập thể được thực hiện trong thực tế. Trong xã hội, các lợi ích chính đáng của cá
nhân, tổ chức, của cộng đồng được bảo vệ thì trật tự chính trị xã hội được ổn định,
pháp luật được tôn trọng làm tiền đề cho việc xây dựng một Nhà nước pháp quyền
vững mạnh. Trong đó vai trò của pháp luật được đề cao,đòi hỏi của Nhà nước đó là:
Phải tạo được ý thức cao trong pháp luật hay quản lý xã hội, quản lý Nhà nước xác
định đúng đắn trách nhiệm qua lại giữa Nhà nước và công dân, tính hợp hiến của các
thể chế, tổ chức, chính sách và toàn bộ hệ thống pháp luật và vấn đề tổ chức quyền lực
Nhà nước. Với việc xét xử công khai, với tư cách xem xét, khắc phục lại những thiếu
sót có thể có của bản án, quyết định sơ thẩm bảo vệ quyền lợi chính đáng của các chủ
thể bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước và của công dân, thì thông qua các phán
quyết chính xác, khách quan tại cấp phúc thẩm thể hiện quan điểm của Nhà nước đấu
tranh với hành vi bị coi là không đúng pháp luật, buộc người có hành vi phạm phải
khắc phục, bồi thường đối hậu quả mà họ đã gây ra. Trên cơ sở trách nhiệm, nghĩa vụ
đó họ tự ý thức được những xử sự mà họ đã thực hiện là phù hợp mới pháp luật hay
không, qua cách thức ấy thủ tục phúc thẩm dân sự góp phần tạo được ý thức coi trọng
pháp luật trong quản lý xã, hội quản lý Nhà nước4.
Thủ tục phúc thẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tố tụng dân sự. Thông
qua phúc thẩm, Tòa án cấp trên có thể kiểm tra hoạt động xét xử của Tòa án cấp dưới,
qua đó có thể tìm ra những nguyên nhân, khắc phục những thiếu sót, những lỗ hổng
của chính các quy định của pháp luật về nội dung và về hình thức từ đó có những định
hướng chỉ đạo kịp thời nâng cao chất lượng,đảm bảo sự vận dụng pháp luật một cách
thống nhất, tạo ra lòng tin của người dân đối với pháp luật, đối cơ quan Tòa án điều đó
cũng đòi hỏi chất lượng xét xử của cấp phúc thẩm phải được nâng lên, thực sự trở
3 Bình luận Luật Tố tụng Dân sự 2015
4 Ý nghĩa phúc thẩm, thongtinphapluatdansu.edu.vn , [Truy cập ngày 24/02/2018]


6


thành nơi đem lại sự công bằng, minh bạch, giải tỏa hết tâm lý bức xúc trong các quan
hệ có tranh chấp, đáp ứng được lòng mong mỏi của mỗi người dân, tạo niềm tin tuyệt
đối của họ vào pháp luật và cơ quan Tòa án.

7


Kết luận chương 1
Qua phân tích 1 số vấn đề khái quát chung về thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự
đã làm rỏ nét hơn về thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự củ thể như sau:
Thứ nhất là, thủ tục phúc thẩm là cấp xét xử thứ hai trong cơ chế xét xử hai cấp
của tòa án.
Thứ hai là, tính chất của thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự ở giai đoạn này quyền
dân chủ được nâng cao và sự nghiêm minh của pháp luật, thực sự trở thành nơi đem lại
sự công bằng, minh bạch, giải tỏa hết tâm lý bức xúc trong các quan hệ có tranh chấp,
đáp ứng được lòng mong mỏi của mỗi người dân, tạo niềm tin tuyệt đối của họ vào
pháp luật và cơ quan Tòa án.
Cuối cùng là, thủ tục phúc thẩm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tố tụng
dân sự. thong qua thủ tục phúc thẩm tòa án cấp trên có thể kiểm tra hội đồng xét xử
của tòa án cấp dưới.

8


CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC PHÚC THẨM
VỤ ÁN DÂN SỰ

2.1. Đối tượng có quyền kháng cáo, kháng nghị
2.1.1. Đối tượng có quyền kháng cáo
So với quy định về người có quyền kháng cáo trong Bộ luật tố tụng dân sự năm
2004, quy định trong Bộ luật TTDS 2015 đã có sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định
cụ thể hơn về chủ thể, đối tượng kháng cáo. Cụ thể là Đương sự, người đại diện hợp
pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án
sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải
quyết vụ án dân sự của Tòa án sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết
lại theo thủ tục phúc thẩm5.
Chủ thể có quyền kháng cáo là đương sự, người đại diện hợp pháp của đương
sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện. Đối tượng của việc kháng cáo bao gồm: Bản
án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án
cấp sơ thẩm. Thủ tục thực hiện quyền kháng cáo là làm đơn kháng cáo, đơn kháng cáo
phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo.
Đương sự là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự có thể tự mình
làm đơn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải
quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm. Đơn kháng cáo phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của
ngườikháng cáo và phải ký tên hoặc điểm chỉ vào cuối đơn kháng cáo (nếu không biết
chữ hay vì lý do khác mà không ký được).
Trường hợp đương sự không tự mình làm đơn kháng cáo thì có thể uỷ quyền
cho người khác đại diện cho mình kháng cáo, trừ kháng cáo bản án, quyết định của
Toà án cấp sơ thẩm về tranh chấp hôn nhân và gia đình. Trong trường hợp này, tại mục
tên, địa chỉ của người kháng cáo phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo uỷ
quyền có kháng cáo; họ, tên, địa chỉ của đương sự uỷ quyền kháng cáo và văn bản uỷ
quyền cho người đại diện của mình kháng cáo.
Người đại diện theo pháp luật của đương sự là người chưa thành niên, người
mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự có thể tự mình
làm đơn kháng cáo hoặc uỷ quyền cho người khác đại diện cho mình kháng cáo. Trong
trường hợp này, đơn kháng cáo phải ghi họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo uỷ
quyền và văn bản uỷ quyền; họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo pháp luật của

5 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015

9


đương sự uỷ quyền; họ, tên, địa chỉ của đương sự là người chưa thành niên, người mất
năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Người làm đơn
kháng cáo cũng phải phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn kháng cáo.
Đối với đương sự là cơ quan, tổ chức, người đại diện theo pháp luật của cơ
quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc uỷ quyền cho người khác đại diện cho cơ quan,
tổ chức kháng cáo. Thủ tục làm đơn kháng cáo tương tự như đối với đương sự là cá
nhân.
Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước quy
định tại Điều 187 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, người đại diện theo pháp luật
của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình làm đơn kháng cáo. Tại mục tên, địa chỉ của
người kháng cáo trong đơn phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ, tên, chức
vụ của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó; họ, tên, địa chỉ của
người có quyền và lợi ích hợp pháp được bảo vệ. Đồng thời, ở phần cuối đơn, người
đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu của cơ quan,
tổ chức đó6.
2.1.2. Đối tượng có quyền kháng nghị
So với quy định về đối tượng kháng nghị trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm
2004 thì quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 không có sự thay đồi, chủ thể có
quyền kháng nghị vẫn là viện kiêm sát. Củ thể tại điều 250 bộ luật tố tụng dân sự 2015
thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản
án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Toà án cấp sơ thẩm để yêu
cầu Toà án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm. Kháng nghị là
quyền theo luật định, đồng thời, là một trong những hoạt động chủ yếu của Viện kiểm
sát trong hoạt động kiểm sát tư pháp.

Khi thực hành quyền kiểm sát hoạt động tư pháp không đồng ý với với toàn bộ
hoặc một phần bản án, quyết định củaTòa án, gửi văn bản đến Tòa án có thẩm quyền
làm ngừng hiệu lực thi hành đối với toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định đó để
xét xử theo thủ tục phúc thẩm.
Điểm d khoản 1 Điều 57 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về nhiệm vụ,
quyền hạn của viện kiểm sát như sau: kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc
thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của tòa án.
Như vậy, theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì chủ thể có quyền
kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với bản án, quyết định giải quyết vụ án dân sự
6 Bộ tư pháp, , [Truy cập ngày 24/02/2018]

10


của tòa án nhân dân chỉ thuộc về viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cùng cấp hoặc
viện trưởng viện kiểm sát nhân dân trên một cấp so với cấp xét xử của tòa án nhân
dân.
Ngoài ra, cơ chế thực hiện ký kháng nghị, tại Điều 2 Thông tư 02/2016/TTLTVKSNDTC-TANDTC ngày 31/08/2016 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, tòa án
nhân dân tối cao quy định về việc phối hợp giữa viện kiểm sát nhân dân và tòa án nhân
dân trong hoạt động thi hành một số điều của bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định
viện trưởng đã quyết định kháng nghị trực tiếp ký quyết định kháng nghị hoặc phân
công cho phó viện trưởng ký thay.
2.2. Thủ tục kháng cáo, kháng nghị
2.2.1. Thủ tục kháng cáo
Trong thủ tục kháng cáo gồm nhưng trình tự được quy định trong bộ luật tố
tụng dân sự như sau:
 Đơn kháng cáo7 được quy định tại:
Thứ nhất, khi thực hiện quyền kháng cáo, người kháng cáo phải làm đơn kháng
cáo.
Đơn kháng cáo phải có các nội dung chính sau đây:

Một là, ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo.
Hai là, tên, địa chỉ, số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người
kháng cáo.
Ba là, kháng cáo toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ
thẩm chưa có hiệu lực pháp luật.
Bốn là, lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo.
Năm là, chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.
Thứ hai, người kháng cáo là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự
có thể tự mình làm đơn kháng cáo. Tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn
phải ghi họ, tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người
kháng cáo. Ở phần cuối đơn kháng cáo, người kháng cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ.
Thứ ba, người kháng cáo quy định tại khoản 2 Điều này nếu không tự mình
kháng cáo thì có thể ủy quyền cho người khác đại diện cho mình kháng cáo. Tại mục
tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của người đại diện
theo ủy quyền của người kháng cáo, của người kháng cáo ủy quyền kháng cáo; số điện
thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo ủy quyền kháng cáo và văn
7 Điều 272 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

11


bản ủy quyền. Ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo ủy quyền phải ký tên
hoặc điểm chỉ.
Thứ tư, người đại diện theo pháp luật của đương sự là cơ quan, tổ chức có thể tự
mình làm đơn kháng cáo. Tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi
tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của đương sự là cơ quan, tổ
chức; họ, tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của đương sự là cơ quan, tổ
chức. Ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo pháp luật phải ký tên và đóng
dấu của cơ quan, tổ chức đó, trường hợp doanh nghiệp kháng cáo thì việc sử dụng con
dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Trường hợp người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức ủy quyền cho
người khác kháng cáo thì tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi
họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo ủy quyền, của đương sự là cơ quan, tổ chức ủy
quyền; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của đương sự là cơ quan, tổ chức
ủy quyền; họ, tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của đương sự là cơ quan,
tổ chức đó và văn bản ủy quyền. Ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo ủy
quyền phải ký tên hoặc điểm chỉ.
Thứ năm, người đại diện theo pháp luật của đương sự là người chưa thành niên,
người mất năng lực hành vi dân sự có thể tự mình làm đơn kháng cáo. Tại mục tên, địa
chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo
pháp luật; họ, tên, địa chỉ của đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực
hành vi dân sự. Ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo pháp luật phải ký tên
hoặc điểm chỉ.
Trường hợp người đại diện theo pháp luật của đương sự ủy quyền cho người
khác đại diện cho mình kháng cáo thì tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong
đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền;
họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo pháp luật của đương sự ủy quyền; họ, tên, địa
chỉ của đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự. Ở phần
cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo ủy quyền phải ký tên hoặc điểm chỉ.
Thứ sáu, việc ủy quyền quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này phải được
làm thành văn bản có công chứng, chứng thực hợp pháp, trừ trường hợp văn bản ủy
quyền đó được lập tại Tòa án có sự chứng kiến của Thẩm phán hoặc người được
Chánh án Tòa án phân công. Trong văn bản ủy quyền phải có nội dung đương sự ủy
quyền cho người đại diện theo ủy quyền kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ,
đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm.

12


Thứ bảy, đơn kháng cáo phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án,

quyết định sơ thẩm bị kháng cáo. Trường hợp đơn kháng cáo được gửi cho Tòa án cấp
phúc thẩm thì Tòa án đó phải chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiến hành các thủ tục
cần thiết theo quy định của Bộ luật này.
Cuối cùng, kèm theo đơn kháng cáo, người kháng cáo phải gửi tài liệu, chứng
cứ bổ sung (nếu có) để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.
 Thời hạn kháng cáo được quy định tại 273 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:
Thứ nhất, thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày,
kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi
kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính
đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được
niêm yết.
Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện
đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính
đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.
Thứ hai, thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết
vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, kể từ ngày đương sự, cơ quan, tổ chức, cá
nhân khởi kiện nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết theo
quy định của Bộ luật này.
Thứ ba, trường hợp đơn kháng cáo được gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày
kháng cáo được xác định căn cứ vào ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu
ở phong bì. Trường hợp người kháng cáo đang bị tạm giam thì ngày kháng cáo là ngày
đơn kháng cáo được giám thị trại giam xác nhận.
 Kiểm tra đơn kháng cáo được quy định tại điều 274 bộ luật tố tụng dân
sự 2015:
Thứ nhất, sau khi nhận được đơn kháng cáo, Tòa án cấp sơ thẩm phải kiểm tra
tính hợp lệ của đơn kháng cáo theo quy định tại Điều 272 của Bộ luật này.
Thứ hai, trường hợp đơn kháng cáo quá hạn thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu
người kháng cáo trình bày rõ lý do và xuất trình tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng
minh lý do nộp đơn kháng cáo quá hạn là chính đáng.
Thứ ba, trường hợp đơn kháng cáo chưa đúng quy định tại Điều 272 của Bộ

luật này thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo làm lại hoặc sửa đổi, bổ sung
đơn kháng cáo.
Thứ tư, tòa án trả lại đơn kháng cáo trong các trường hợp sau đây.
13


Một là, người kháng cáo không có quyền kháng cáo:
Hai là, người kháng cáo không làm lại đơn kháng cáo hoặc không sửa đổi, bổ
sung đơn kháng cáo theo yêu cầu của Tòa án quy định tại khoản 3 Điều này.
Ba là, trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 276 của Bộ luật này.
 Kháng cáo quá hạn và xem xét kháng cáo quá hạn được quy định tại 275
bộ luật tố tụng dân sự 2015:
Thứ nhất, kháng cáo quá thời hạn quy định tại Điều 273 của Bộ luật này là
kháng cáo quá hạn. Sau khi nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm
phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá
hạn và tài liệu, chứng cứ (nếu có) cho Tòa án cấp phúc thẩm.
Thứ hai, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn
và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm ba
Thẩm phán để xem xét kháng cáo quá hạn. Phiên họp xem xét kháng cáo quá hạn phải
có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp và người kháng cáo quá hạn.
Trường hợp người kháng cáo, Kiểm sát viên vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên
họp.
Thứ ba, căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc kháng cáo quá hạn,
ý kiến của người kháng cáo quá hạn, đại diện Viện kiểm sát tại phiên họp, Hội đồng
xét kháng cáo quá hạn quyết định theo đa số về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận
việc kháng cáo quá hạn và phải ghi rõ lý do của việc chấp nhận hoặc không chấp nhận
trong quyết định. Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định cho người kháng cáo quá
hạn, Tòa án cấp sơ thẩm và Viện kiểm sát cùng cấp; nếu Tòa án cấp phúc thẩm chấp
nhận việc kháng cáo quá hạn thì Tòa án cấp sơ thẩm phải tiến hành các thủ tục do Bộ
luật này quy định.

 Thông báo nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm quy định tại điều 276 bộ
luật tố tụng dân sự 2015:
Thứ nhất, sau khi chấp nhận đơn kháng cáo hợp lệ, Tòa án cấp sơ thẩm phải
thông báo cho người kháng cáo biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm theo quy
định của pháp luật, nếu họ không thuộc trường hợp được miễn hoặc không phải nộp
tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.
Thứ hai, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án về
việc nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng án phí
phúc thẩm và nộp cho Tòa án cấp sơ thẩm biên lai thu tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.

14


Hết thời hạn này mà người kháng cáo không nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm thì
được coi là từ bỏ việc kháng cáo, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
Trường hợp sau khi hết thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của
Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, người kháng cáo mới nộp cho Tòa
án biên lai thu tiền tạm ứng án phí phúc thẩm mà không nêu rõ lý do thì Tòa án cấp sơ
thẩm yêu cầu người kháng cáo trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được
yêu cầu của Tòa án phải có văn bản trình bày lý do chậm nộp biên lai thu tiền tạm ứng
án phí phúc thẩm nộp cho Tòa án cấp sơ thẩm để đưa vào hồ sơ vụ án. Trường hợp này
được xử lý theo thủ tục xem xét kháng cáo quá hạn.
 Thông báo về việc kháng cáo được quy định tại điều 277 bộ luật tố tụng
dân sự 2015:
Thứ nhất, sau khi chấp nhận đơn kháng cáo hợp lệ, Tòa án cấp sơ thẩm phải
thông báo ngay bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và đương sự có liên quan
đến kháng cáo biết về việc kháng cáo kèm theo bản sao đơn kháng cáo, tài liệu, chứng
cứ bổ sung mà người kháng cáo gửi kèm đơn kháng cáo.
Thứ hai, đương sự có liên quan đến kháng cáo được thông báo về việc kháng
cáo có quyền gửi văn bản nêu ý kiến của mình về nội dung kháng cáo cho Tòa án cấp

phúc thẩm. Văn bản nêu ý kiến của họ được đưa vào hồ sơ vụ án.
2.2.2. thủ tục kháng nghị
Nói về thủ tục kháng nghị gồm có:
 Quyết định kháng nghị của viện kiểm sát quy định tại điều 279 bộ luật tố
tụng dân sự 2015:
Thứ nhất là, quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát phải bằng văn bản và có
các nội dung chính sau đây.
Một là, ngày, tháng, năm ra quyết định kháng nghị và số của quyết định kháng
nghị.
Hai là, tên của Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị.
Ba là, kháng nghị toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ
thẩm chưa có hiệu lực pháp luật.
Bốn là, lý do của việc kháng nghị và yêu cầu của Viện kiểm sát.
Năm là, họ, tên của người ký quyết định kháng nghị và đóng dấu của Viện kiểm
sát ra quyết định kháng nghị.
Thứ hai là, quyết định kháng nghị phải được gửi ngay cho Tòa án cấp sơ thẩm
đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng nghị để Tòa án cấp sơ thẩm tiến hành các
15


thủ tục do Bộ luật này quy định và gửi hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp phúc thẩm theo quy
định tại Điều 283 của Bộ luật này.
Thứ ba là, kèm theo quyết định kháng nghị là tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu
có) để chứng minh cho kháng nghị của Viện kiểm sát là có căn cứ và hợp pháp.
 Thời hạn kháng nghị được quy định tại điều 280 bộ luật tố tụng dân sự
2015:
Thứ nhất, thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện
kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 01 tháng, kể từ
ngày tuyên án. Trường hợp Kiểm sát viên không tham gia phiên tòa thì thời hạn kháng
nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án.

Thứ hai, thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với quyết định
tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày,
của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 10 ngày, kể từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp
nhận được quyết định.
Thứ ba, khi Tòa án nhận được quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát mà
quyết định kháng nghị đó đã quá thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này
thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu Viện kiểm sát giải thích bằng văn bản và nêu rõ lý do 8.
 Thông báo về việc kháng nghị điều 281 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015:
Thứ nhất là, viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị phải gửi ngay quyết định
kháng nghị cho đương sự có liên quan đến kháng nghị.
Thứ hai là, người được thông báo về việc kháng nghị có quyền gửi văn bản nêu
ý kiến của mình về nội dung kháng nghị cho Tòa án cấp phúc thẩm. Văn bản nêu ý
kiến của họ được đưa vào hồ sơ vụ án.
2.3. Thủ tục chuẩn bị xét xử phúc thẩm
Sau khi thụ lý vụ án để xét xử theo thủ tục phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm sẽ
tiến hành các hoạt động chuẩn bị xét xử phúc thẩm trong thời hạn do pháp luật quy
định. Các hoạt động chuẩn bị xét xử phúc thẩm của Tòa án cấp phúc thẩm nói chung
và của những người tiến hành tố tụng nói riêng là các hoạt động chuẩn bị nhằm tạo các
điều kiện tốt nhất cho hoạt động xét xử phúc thẩm tại phiên tòa phúc thẩm. Theo các
quy định của pháp luật tố tụng dân sự 2015 thì hoạt động chuẩn bị xét xử phúc thẩm
vụ án dân sự được thực hiện như sau:
Đầu tiên là Thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm quy định tại Điều 285 Bộ luật Tố
tụng dân sự 2015:
8 Luật Tổ chức kiểm sát nhân dân 2014

16


Thứ nhất là, ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và tài
liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm phải vào sổ thụ lý.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Tòa án phải thông
báo bằng văn bản cho các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm
sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án và thông báo trên Cổng thông tin điện tử
của Tòa án (nếu có).
Thứ hai là, Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng xét xử phúc
thẩm và phân công một Thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa.
Tiếp theo là thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm được quy định tại Điều 286 Bộ
luật Tố tụng dân sự 2015:
Thứ nhất là, trong thời hạn 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án, tùy từng trường
hợp, Tòa án cấp phúc thẩm ra một trong các quyết định sau đây:
Một là, tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án.
Hai là, đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án.
Ba là, đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.
Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại
khách quan thì Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm có thể quyết định kéo dài thời hạn
chuẩn bị xét xử, nhưng không được quá 01 tháng.
Thứ hai là, trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét
xử, Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn
này là 02 tháng.
Thứ ba là, trường hợp có quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án thì
thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải
quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Thứ tư là, thời hạn quy định tại Điều này không áp dụng đối với vụ án xét xử
phúc thẩm theo thủ tục rút gọn, vụ án có yếu tố nước ngoài.
2.4. Thủ tục tiến hành phiên tòa phúc thẩm
Về căn bản, thủ tục phiên tòa phúc thẩm được tiến hành giống như thủ tục
phiên tòa sơ thẩm củ thể như sau:
 Khai mạc phiên tòa được quy định tai Điều 239 Bộ luật Tố tụng dân sự
2015:
Thứ nhất, chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra

xét xử.
17


Thứ hai, thư ký phiên tòa báo cáo Hội đồng xét xử về sự có mặt, vắng mặt của
những thứ thứ ba, người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy báo của Tòa án và
lý do vắng mặt.
Thứ tư, chủ tọa phiên tòa kiểm tra lại sự có mặt của những người tham gia
phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy báo của Tòa án và kiểm tra căn cước của đương sự,
người tham gia tố tụng khác.
Thứ năm, chủ tọa phiên tòa phổ biến quyền, nghĩa vụ của đương sự và của
người tham gia tố tụng khác.
Thứ sáu, chủ toạ phiên tòa giới thiệu họ, tên những người tiến hành tố tụng,
người giám định, người phiên dịch.
Thứ bảy, chủ tọa phiên tòa hỏi những người có quyền yêu cầu thay đổi người
tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch xem họ có yêu cầu thay đổi ai
không.
Thứ tám, yêu cầu người làm chứng cam kết khai báo đúng sự thật, nếu khai
không đúng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trừ trường hợp người làm chứng là
người chưa thành niên.
Cuối cùng là, yêu cầu người giám định, người phiên dịch cam kết cung cấp kết
quả giám định chính xác, phiên dịch đúng nội dung cần phiên dịch.
 Tiếp theo là Hỏi đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu quy định
tại Điều 243 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thủ tục hỏi đương sự về việc thay đổi,
bổ sung, rút yêu cầu được bắt đầu bằng việc chủ tọa phiên tòa hỏi đương sự về
các vấn đề sau đây:
Thứ nhất là, hỏi nguyên đơn có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ
yêu cầu khởi kiện hay không.
Thứ hai là, hỏi bị đơn có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu
phản tố hay không.

Thứ ba là, hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có
thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu độc lập hay không.
 Sau khi kết thúc phần hỏi thì đến phần tranh luận tại phiên tòa phúc
thẩm được quy định tại Điều 304 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 gồm:
Thứ nhất là, tại phiên tòa phúc thẩm, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của đương sự chỉ được tranh luận về những vấn đề thuộc phạm vi xét xử
phúc thẩm và đã được hỏi tại phiên tòa phúc thẩm.
Thứ hai là, trình tự tranh luận đối với kháng cáo được thực hiện như sau:
18


Một là, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người kháng cáo trình bày.
Người kháng cáo có quyền bổ sung ý kiến.
Hai là, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tranh luận, đối
đáp. Đương sự có quyền bổ sung ý kiến.
Ba là, khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử có thể yêu cầu các đương sự tranh
luận bổ sung về những vấn đề cụ thể để làm căn cứ giải quyết vụ án.
Thứ ba là, trình tự tranh luận đối với kháng nghị được thực hiện như sau:
Một là, Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phát biểu về tính
hợp pháp, tính có căn cứ của kháng nghị. Đương sự có quyền bổ sung ý kiến.
Hai là, kiểm sát viên phát biểu ý kiến về những vấn đề mà người bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của đương sự, đương sự đã nêu.
Thứ tư là, trường hợp đương sự không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình thì họ tự mình tranh luận.
Thứ năm là, trường hợp vắng mặt một trong các đương sự và người tham gia tố
tụng khác thì chủ tọa phiên tòa phải công bố lời khai của họ để trên cơ sở đó các
đương sự có mặt tại phiên tòa tranh luận và đối đáp.
 Sau khi kết thúc phần tranh luận giữa tòa án với những người liên quan
thì tiếp theo là phần phát biểu của kiểm sát viên tại phiên tòa được quy định tại
điều 306 bộ luật tố tụng dân sự 2015 củ thể như sau:

+ Sau khi kết thúc việc tranh luận và đối đáp, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến
của Viện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án dân sự ở
giai đoạn phúc thẩm.
+ Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, Kiểm sát viên phải gửi văn bản phát biểu ý
kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ vụ án.
 Cuối cùng là phần nghị án và tuyên án được quy định tại điều 308 bộ
luật tố tụng dân sự 2015 củ thể là:
Thứ nhất là, nghị án bao gồm Sau khi kết thúc phần tranh luận, Hội đồng xét xử
vào phòng nghị án để nghị án.
Khi nghị án phải có biên bản ghi lại các ý kiến đã thảo luận và quyết định của
Hội đồng xét xử. Biên bản nghị án phải được các thành viên Hội đồng xét xử ký tên tại
phòng nghị án trước khi tuyên án.
Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, việc nghị án đòi hỏi phải có thời
gian dài thì Hội đồng xét xử có thể quyết định thời gian nghị án nhưng không quá 05
ngày làm việc, kể từ khi kết thúc tranh luận tại phiên tòa.
19


Hội đồng xét xử phải thông báo cho những người có mặt tại phiên tòa và người
tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa về giờ, ngày và địa điểm tuyên án. Trường hợp
Hội đồng xét xử đã thực hiện việc thông báo mà có người tham gia tố tụng vắng mặt
vào ngày, giờ và địa điểm tuyên án thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành việc tuyên án
theo quy định tại Điều 267 của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Cuối cùng là kết thúc phiên tòa phúc thẩm với phần tuyên án
Hội đồng xét xử tuyên đọc bản án với sự có mặt của các đương sự, đại diện cơ
quan, tổ chức và cá nhân khởi kiện. Trường hợp đương sự có mặt tại phiên tòa nhưng
vắng mặt khi tuyên án hoặc vắng mặt trong trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 264
của Bộ luật Tố tụng dân sự thì Hội đồng xét xử vẫn tuyên đọc bản án.
Khi tuyên án, mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy, trừ trường hợp đặc
biệt được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa. Chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác

của Hội đồng xét xử tuyên đọc bản án và có thể giải thích thêm về việc thi hành bản án
và quyền kháng cáo.
Trường hợp Tòa án xét xử kín theo quy định thì Hội đồng xét xử chỉ tuyên công
khai phần mở đầu và phần quyết định của bản án.
Trường hợp đương sự cần có người phiên dịch thì người phiên dịch phải dịch
lại cho họ nghe toàn bộ bản án hoặc phần mở đầu và phần quyết định của bản án được
tuyên công khai.
2.5. Thẩm quyền xét xử của tòa án cấp phúc thẩm
Về nguyên tắc, bản án quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị phần nào
thì chỉ phần đó chưa có hiệu lực thi hành và sẽ đưa ra xét xử theo đúng trình tự của thủ
tục phúc thẩm vụ án dân sự. phần còn lại của bản án, quyết định không bị kháng cáo,
kháng nghị sẽ có hiệu lực thi hành. Trường hợp bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng
cáo, kháng nghị toàn bộ bản án, quyết định bị xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm.
Theo Điều 270 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định thì tòa án cấp phúc thẩm
chỉ xem xét lại phần của bản án, quyết định sợ có kháng cáo, kháng nghị hoặc có lien
quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị
Như vậy, thẩm quyền của tòa án cấp phúc thẩm là chỉ xem xét lại những nội
dung do đương sự kháng cáo và bị giới hạn bởi phàm vi mà bản án sở thẩm đã giải
quyết. nói cách khác, tòa phúc thẩm chỉ xét xử trong phạm vi những nội dung mà tòa
án sơ thẩm đã xét xử và đương nhiên chỉ những phần đương sự kháng cao. Tòa án
phúc thẩm không thể giải quyết những yêu cầu mới vì nếu như vậy sẽ vừa phúc thẩm
vừa sơ thẩm nên sẽ vi phạm nguyên tắc hai cấp xét xử. tuy nhiên việc đề xuất các
20


chứng cứ mới trước tòa phúc thẩm để phân giả cho các yêu cầu của mình là quyền của
đương sự và nó hoàn toàn khác với các yêu cầu mới.
Tóm lại, theo quy định tại Điều 270 Bộ luật tố Tụng dân sự thì thẩm quyền xét
xử của tòa án phúc thẩm được giới hạn bởi hai vấn đề: tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem
xét những vấn đề mà tại tòa án sơ thẩm đã giải quyết và tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem

xét nội dung kháng cáo, kháng nghị và những vấn đề có lien quan đến việc xem xét
nội đung kháng cáo, kháng nghị.
2.5.1. Giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm
Dựa theo Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì:
Giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm là việc Tòa án cấp phúc thẩm thừa nhận
tính hợp pháp, tính có căn cứ của bản án, quyết định sơ thẩm. Giữ nguyên bản án,
quyết định của Tòa án sơ thẩm là việc Tòa án cấp phúc thẩm thấy việc kháng cáo của
đương sự, việc kháng nghị của viện kiểm sát đối với bản án, quyết định sơ thẩm của
Tòa án sơ thẩm là không có căn cứ nên không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị, thừa
nhận tính hợp pháp, tính có căn cứ của bản án, quyết định sơ thẩm.
Ngoài ra còn trường hợp không được chấp nhận kháng cáo được quy định tại
Điều 271 và Điều 272 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì:
Việc không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị có thể là không chấp nhận về mặt
hình thức hoặc không chấp nhận về mặt nội dung.
Về mặt hình thức: Đó là việc người có quyền kháng cáo hoặc có quyền kháng
nghị đã không thực hiện đúng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về thủ tục, về
thời hạn kháng cáo. Chẳng hạn như việc kháng cáo của người không có quyền kháng
cáo, đó là việc người có đơn kháng cáo không phải là đương sự, người đại diện của
đương sự có liên quan đến quyền, nghĩa vụ dân sự trong vụ kiện. Hay là kháng nghị
của người không có thẩm quyền kháng nghị hoặc việc ủy quyền kháng nghị không hợp
pháp thì mặc dù có kháng cáo, kháng nghị của những người đó thì Tòa án cấp phúc
thẩm cũng không thể chấp nhận việc kháng cáo, hay kháng nghị này. Hoặc trường hợp
vi phạm về thời gian kháng cáo, kháng nghị. Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam chỉ
cho phép người kháng cáo, kháng nghị được thực hiện quyền này trong một thời hạn
nhất định ngoài thời hạn này thì các kháng cáo, kháng nghị đều không được chấp
nhận. Trừ những trường hợp có lý do chính đáng mà vì những lý do này, các đương sự
không thể thực hiện việc kháng cáo đúng thời hạn do luật định. Nhưng họ phải đưa ra
các căn cứ để chứng minh sự bất khả kháng của họ và họ phải làm đơn, tường trình rõ
lý do của việc kháng cáo quá hạn đó.
21



Về mặt nội dung : Đó là việc Hội đồng xét xử phúc thẩm thấy rằng cấp sơ thẩm
đã thực hiện đúng thẩm quyền về việc giải quyết vụ án, xác định đúng quan hệ pháp
luật cần giải quyết, việc điều tra, thu thập chứng cứ, chứng minh đã đầy đủ; xác định
đúng tư cách đương sự và đã áp dụng đúng các quy định của pháp luật về nội dung để
giải quyết vụ kiện, không vi phạm về thời hạn, về thành phần người tiến hành tố tụng.
Thì cấp phúc thẩm sẽ ra quyết định không chấp nhận việc kháng cáo, kháng nghị và
giữ nguyên toàn bộ quyết định của bán án, quyết định sơ thẩm.
2.5.2. Sữa bản án sơ thẩm
Được quy định tại Điều 309 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
Đó là việc Tòa án cấp phúc thẩm sau khi xem xét làm rõ các tài liệu chứng cứ
có trong hồ sơ vụ kiện, qua thẩm vấn tranh luận tại phiên tòa thì thấy cần phải ra quyết
định khác với quyết định của Tòa án sơ thẩm đã giải quyết. Quan điểm về sửa bản án,
quyết định sơ thẩm rất phong phú.Có quan điểm cho rằng chỉ nên hiểu việc sửa bản án,
quyết định sơ thẩm khi nó có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của các bên đương sự
hoặc quyền, lợi ích của Nhà nước hay của người thứ ba.Còn nếu nó không liên quan
đến ai thì không nên coi là sửa bản án, quyết định sơ thẩm.
Quyền sửa bản án quyết định sơ thẩm là quyền riêng biệt chỉ có ở Tòa án cấp
phúc thẩm. Quyền này xuất phát từ tính chất của việc xét xử phúc thẩm là xem xét lại
bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Điều này khác hẳn với thẩm
quyền của thủ tục xét xử giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Tại thủ tục xét lại bản án, quyết
định đã có hiệu lực pháp luật, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm hoặc tái thẩm chỉ có
quyền bác kháng nghị giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm hoặc chấp nhận kháng
nghị hủy bản án quyết định sơ thẩm. Việc huỷ bản án, quyết định sơ thẩm, có thể để
yêu cầu Tòa án cấp có thẩm quyền giải quyết lại vụ kiện theo thủ tục chung hoặc có
thể hủy bản án quyết định sơ thẩm và đình chỉ việc giải quyết vụ án, khi có các điều
kiện về đình chỉ vụ án xảy ra.
2.5.3. Hủy bản án, quyết định sơ thẩm
Được quy định tại Điều 310 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

Hủy bản án quyết định sơ thẩm là việc Tòa án cấp trên không thừa nhận tính
hợp pháp, tính có căn cứ và sự tồn tại của bản án, quyết định sơ thẩm. Vì bản án, quyết
định của Tòa án cấp sơ thẩm đã có những vi phạm về thủ tục tố tụng hoặc vi phạm về
vấn đề áp dụng các quy định của pháp luật về nội dung khi giải quyết vụ án.
Việc quyết định thẩm quyền hủy bản án của Tòa án cấp trên đối Tòa án cấp
dưới xét về trật tự tố tụng cũng như thực tế áp dụng, để tìm ra chân lý khách quan,
chứng minh sự thật của các quan hệ pháp luật có tranh chấp, bảo đảm quyền lợi chính
22


đáng cho các đương sự khi mà cấp sơ thẩm không tuân thủ các quy định của pháp luật
tố tụng về việc tiến hành tố tụng hoặc vi phạm các quy định về việc điều tra, thu thập
chứng cứ thì vấn đề không thừa nhận sự tồn tại của bản án, quyết định của Tòa án cấp
sơ thẩm sẽ được đặt ra.

23


×