Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

Xác định tình hình nhiễm giun tròn trên chó tại huyện châu thành và thử nghiệm hiệu quả tẩy trừ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.98 MB, 74 trang )

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.....................................................................................
1.1 Đặt vấn đề...........................................................................................................
1.2 Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN.............................................................................
2.1 Tổng quan về huyện Châu Thành tỉnh Trà Vinh.............................................
2.1.1 Giới thiệu..........................................................................................................
2.1.2 Vị trí địa lý........................................................................................................
2.1.3 Điều kiện tự nhiên.............................................................................................
2.1.4 Tình hình chăn nuôi chó tại huyện Châu Thành................................................
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước và thế giới.......................................................
2.2.1Trên thế giới.......................................................................................................
2.2.2 Tình hình trong nước.........................................................................................
2.3 Đặc tính sinh học của một số loài giun tròn...................................................
2.3.1 Ancylostoma caninum.....................................................................................
2.3.2 Đặc điểm hình thái và cấu tạo của Ancylostoma caninum...............................
2.3.3 Vòng đời của Ancylostoma caninum...............................................................
2.3.4 Tác hại của Ancylostoma caninum đối với ký chủ...........................................
2.3.5 Bệnh do Ancylostoma caninum gây ra và biện pháp điều trị trên chó.............
2.3.6 Toxocara canis................................................................................................
2.3.7 Đặc điểm hình thái và cấu tạo Toxocara canis................................................
2.3.8 Vòng đời Toxocara canis.................................................................................
2.3.9 Tác hại của Toxocara canis lên ký chủ............................................................
2.3.10 Spirocerca lupi ..............................................................................................
2.3.11 Đặc điểm hình thái và cấu tạo của Spirocerca lupi .......................................
2.3.12 Vòng đời Spirocerca lupi ..............................................................................
2.3.13 Tác hại của Spirocerca lupi lên ký chủ.........................................................
2.4 Phương pháp chẩn đoán định danh bệnh giun tròn......................................
2.4.1 Phương pháp chẩn đoán trên con vật sống.....................................................
2.4.2 Chẩn đoán trên con vật chết............................................................................
1




2.5 Một số thuốc đặc trị.........................................................................................
2.5.1 Ivermectin.......................................................................................................
2.5.2 Fenbendazole..................................................................................................
2.5.3 Fenbentel.........................................................................................................
2.5.4 Mebendazol.....................................................................................................
2.5.5 Albendazol......................................................................................................
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................
3.1 Thời gian nghiên cứu.......................................................................................
3.2 Địa điểm nghiên cứu.......................................................................................
3.3 Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................
3.4 Nội dung nghiên cứu........................................................................................
3.5 Phương tiện và phương pháp nghiên cứu......................................................
3.5.1 Phương tiện.....................................................................................................
3.5.2 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................
3.6 Chỉ tiêu theo dõi...............................................................................................
3.7 Phương pháp tính và xử lí số liệu....................................................................
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN...............................................................
4.1 Tình hình nhiễm giun tròn trên chó tai huyện Châu Thành, tỉnh Trà
Vinh bằng phương pháp xét nghiệm phân...........................................................
4.1.1 Tỷ lệ nhiễm chung trứng giun tròn trên chó theo lứa tuổi...............................
4.1.2 Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm trứng giun tròn trên chó theo lứa tuổi...........
4.1.3 Tỷ lệ nhiễm trứng giun tròn trên chó theo địa điểm khảo sát..........................
4.1.4 Tỷ lệ nhiễm trứng giun tròn trên chó theo giới tính.........................................
4.1.5 Tỷ lệ nhiễm trứng giun tròn trên chó theo giống.............................................
4.1.6 Tỷ lệ nhiễm trứng giun tròn trên chó theo loài................................................
4.1.7 Tỷ lệ nhiễm ghép trứng giun tròn trên chó......................................................
4.2 Tình hình nhiễm giun tròn trên chó tại huyện Châu Thành tỉnh Trà Vinh
bằng phương pháp mổ khám (nội tạng)...............................................................

4.2.1 Tỷ lệ nhiễm chung giun tròn trên chó theo lứa tuổi.........................................
4.2.2 Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm trứng giun tròn trên chó theo lứa tuổi...........
4.2.3 Tỷ lệ nhiễm giun tròn trên chó theo địa điểm..................................................

2


4.2.4 Tỷ lệ nhiễm giun tròn trên chó theo giới tính..................................................
4.2.5 Tỷ lệ nhiễm giun tròn trên chó theo loài..........................................................
4.3 Kết quả thử thuốc Ivermectin và Fenbentel tẩy trừ giun tròn trên chó tại
huyện Châu Thành tỉnh Trà Vinh.........................................................................
4.4 Một số hình ảnh thí nghiệm và định danh phân loại.....................................
4.5 Một số hình ảnh giun tròn ký sinh trên chó...................................................
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT............................................................
5.1 kết luận..............................................................................................................
5.2. Đề xuất............................................................................................................
Tài liệu tham khảo.................................................................................................
Phụ lục 1:................................................................................................................
Phụ lục 2:................................................................................................................

3


DANH MỤC BẢNG
BẢNG
NỘI DUNG
3.1
Ước lượng số lượng mẫu phân
3.2
Số lượng mẫu phủ tạng mổ

3.3
Bố trí thí nghiệm thuốc tẩy trừ giun tròn
4.1
4.2

Tỷ lệ nhiễm chung trứng giun tròn trên chó
Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm trứng giun tròn trên chó theo

4.3
4.4
4.5
4.6
4.7

lứa tuổi
Tỷ lệ nhiễm trứng giun tròn trên chó theo địa điểm khảo sát
Tỷ lệ nhiễm trứng giun tròn trên chó theo giới tính
Tỷ lệ nhiễm trứng giun tròn trên chó theo giống
Tỷ lệ nhiễm trứng giun tròn trên chó theo loài
Tỷ lệ nhiễm ghép trứng giun tròn trên chó

4.8
4.9

Tỷ lệ nhiễm chung giun tròn ký sinh trên chó
Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm trứng giun tròn trên chó theo

4.10
4.11
4.12

4.13
4.14

lứa tuổi
Tỷ lệ nhiễm giun tròn trên chó theo địa điểm
Tỷ lệ nhiễm giun tròn trên chó theo giới tính
Tỷ lệ nhiễm giun tròn trên chó theo loài
Tỷ lệ nhiễm ghép giun tròn trên chó
Kết quả thử nghiệm thuốc tẩy trừ giun tròn trên chó

4

TRANG
34
36
38
40
40
41
41
42
42
43
44
44
45
45
45
46
47



DANH MỤC HÌNH
Hình
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3

Tên hình
Bản đồ hành chính huyện Châu Thành
Giun móc ( Ancylostoma caninum )
Giun móc trưởng thành ( Anxylostoma caninum )

Trang
3
13
13

Hình 2.4
Hình 2.5
Hình 2.6
Hình 2.7
Hình 2.8
Hình 2.9
Hình 2.10
Hình 2.11
Hình 4.1
Hình 4.2
Hình 4.3
Hình 4.4

Hình 4.5
Hình 4.6
Hình 4.7
Hình 4.8
Hình 4.9
Hình 4.10
Hình 4.11
Hình 4.12
Hình 4.13
Hình 4.14
Hình 4.15
Hình 4.16
Hình 4.17
Hình 4.18
Hình 4.19
Hình 4.20
Hình 4.21
Hình 4.22
Hình 4.23
Hình 4.24
Hình 4.25
Hình 4.26
Hình 4.27
Hình 4.28

Đầu giun móc ( Ancylostoma caninum )
Đuôi giun móc ( Ancylostoma caninum )
Vòng đời của giun móc ( Anxylostoma caninum )
Giun đũa ( Toxocara canis )
Cấu tạo chung của giun đũa ( Toxocara canis )

Vòng đời giun đũa ( Toxocara canis )
Giun thực quản ( Spirocerca lupi )
Cấu tạo giun thực quản ( Spirocerca lupi )
Mổ khảo sát nội tạng chó
Tách các cơ quan nội tạng ra riêng
Xét nghiệm phân
Ðịnh danh giun tròn
Phân loại giun tròn
Buồn đếm Mc.Master
Ancylostoma caninum
Trứng A.caninum (x40)
Toxocara canis
Trứng T.canis (x40)
Spirocerca lupi
Trứng S. lupi (x40)
Toxocara canis (cái)
Toxocara canis (đực)
Spirocerca lupi ( cái )
Spirocerca lupi ( Đực )
Ancylostoma caninum ( cái )
Ancylostoma caninum ( Đực )
Đầu A.caninum ( cái )
Đuôi A.caninum ( cái )
Đầu A.caninum ( Đực )
Đuôi A.caninum ( Đực )
Buồn trướng A.caninum ( Cái )
Đường ruột A.caninum ( Đực)
Đầu Toxocara canis (Cái)
Đuôi Toxocara canis (Cái)
Buồn trứng Toxocara canis

Lỗ sinh dục Toxocara canis

13
13
15
18
19
21
22
23
48
48
48
48
48
48
49
49
49
49
49
49
50
50
50
50
50
50
51
51

51
51
51
51
52
52
52
52

5


Hình 4.29
Hình 4.30
Hình 4.31
Hình 4.32

Spirocerca lupi ( Đầu )
Spirocerca lupi ( Đuôi )
Buồn trứng Spirocerca lupi
Ruột Spirocerca lupi

6

52
52
53
53



KÍ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắc
%
>
<
/
Mm
Kg
Ml
Mg
±
NXB
SMKS
SMN
SMKN
TLN
TT
CS

Chữ viết đầy đủ
Đến
Phần trãm
Lớn hõn
Nhỏ hõn
Trên
Milimet
Kylôgam
Mililit
Miligam
Cộng trừ

Nhà xuất bản
Số mẫu khảo sát
Số mẫu nhiễm
Số mẫu không nhiễm
Tỷ lệ nhiễm
Thể trọng
Cộng sự

7

Nghĩa tiếng việt
Đến
Phần trãm
Lớn hõn
Nhỏ hõn
Trên
Milimet
Ký lô gam
Mi li lít
Mi li gam
Cộng trừ
Nhà xuất bản
Số mẫu khảo sát
Số mẫu nhiễm
Số mẫu không nhiễm
Tỷ lệ nhiễm
Thể trọng
Cộng sự



CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Từ lâu, chó con được con người thuần hóa và coi như là người bạn gần
gũi, thân thiện. Chó dễ nuôi, các giác quan rất nhạy bén, thông minh, nhanh
nhẹn, có tính thích nghi cao với nhiều điều kiện sống khác nhau và điều đặc biệt
là nó rất trung thành với chủ nên được nuôi như thú cưng và để giữ nhà. Nhiều
giống chó có giá trị kinh tế rất cao như: Aleska, Ngao tây tạng, Foo Trung quốc,
Bull… Nhưng chó là một loài vật rất dễ mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh nhất
là các bệnh truyền nhiễm do virus, vi khuẩn và ký sinh trùng gây ra. Phạm Sĩ
Lăng (1985), đã nghiên cứu và xác định được 26 loài giun, sán ký sinh ở chó,
trong đó có 16 loài giun tròn. Ngô Huyền Thúy (1996), đã nghiên cứu bệnh giun
tròn ký sinh trên đường tiêu hóa của chó trong giun gây tác hại rất lớn, giun ký
sinh lấy chất dinh dưỡng, hút máu, tiết độc tố và chất kháng đông máu. Bệnh âm
ỉ kéo dài làm cho chó mất máu, suy dinh dưỡng, gầy yếu, rối loạn tiêu hóa, giảm
sức đề kháng. Từ đó, các vi khuẩn đường ruột hoạt động mạnh gây ra hội chứng
tiêu chảy nặng và làm chó chết nếu không điều trị kịp thời, gây ra thiệt hại kinh
tế cao cho nhiều hộ chăn nuôi chó quý hiếm. Tập quán cũ của con người việt nam
là chó được thả rong, thức ăn mang tín tận dụng nên tình trạng chó nhiễm giun là
rất phổ biến và tỷ lệ rất cao, Đỗ Dương Thái và cs. (1978), Ancylostoma caninum
có tỷ lệ nhiễm cao nhất 75,87%.
Bên cạnh đó bệnh giun tròn còn lây sang con người qua đường máu, qua
da, qua đường tiêu hóa. Nguyễn Phước Tương, (2000), cho rằng, chu kỳ phát
triển giun móc ở người như ở các loài gia súc khác. Người bị lây nhiễm do tiếp
xúc với đất bị ô nhiễm bởi ấu trùng L3 của giun tròn hoặc ăn phải một số rau có
mang ấu trùng, khi lây nhiễm qua da hay qua đường tiêu hóa. Sau khi xâm nhập
qua da, ấu trùng L3 vào hệ tuần hoàn về tim, lên phổi đến các phế bào và đi tận
nhánh phế quản, biến đổi thành L4, tiếp tục lên khí quản và được nuốt vào ống
tiêu hóa khi người ho, ấu trùng về tá tràng và ký sinh ở đó, biến đổi lần cuối
thành L5 gọi là ấu trùng di hành. Khi ấu trùng di hành L5 biến đổi thành giun
trưởng thành ký sinh ở ruột non của con người gây thiếu máu thiếu sắt, thiếu kẽm


8


ở phụ nữ có thai và cho con bú, kèm theo hội chứng rối loạn tiêu hóa, viêm
đường tiêu hóa, còi xương suy dinh dưỡng ở trẻ em. Bệnh giun tròn gây ra bệnh
thiếu máu ở mọi lứa tuổi khi nhiễm.
Xuất phát từ những vấn đề trên cho ta thấy tính cấp thiết của bệnh do giun
tròn gây ra. Được sự cho phép của Bộ môn Chăn nuôi Thú y, khoa Nông Nghiệp
- Thủy Sản Trường Đại học Trà Vinh. Chúng tôi tiến hành đề tài “Xác định tình
hình nhiễm giun tròn trên chó tại huyện Châu Thành và thử nghiệm hiệu
quả tẩy trừ”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm giun tròn ký sinh trên chó tại
huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh.
- Định danh phân loại được loài giun tròn ký sinh trên chó tại huyện Châu
Thành, tỉnh Trà Vinh.
- Xác định hiệu quả tẩy trừ của một số loại thuốc trị giun tròn trên chó.

9


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Tổng quan về huyện Châu Thành tỉnh Trà Vinh
2.1.1 Giới thiệu
Châu Thành là một huyện tương đối rộng nằm ở phía Bắc, thuộc tỉnh Trà
Vinh, huyện có diện tích 348 km2 và số dân là 148.000 người. Huyện lỵ là thị trấn
Châu Thành nằm trên quốc lộ 54 cách thành phố Trà Vinh 10 km về hướng nam.
2.1.2 Vị trí địa lý
Châu Thành là một huyện vùng ven của tỉnh Trà Vinh, nằm bao quanh

thành phố Trà Vinh, có diện tích tự nhiên là 33.485 ha, chiếm 15,67% diện tích
của tỉnh và là huyện có diện tích lớn thứ 3 trong tỉnh.
Phía Bắc giáp thành phố Trà Vinh.
Phía Đông Bắc giáp huyện mỏ cày tỉnh Bến Tre.
Phía Đông giáp tỉnh Thạnh Phú tỉnh Bến Tre.
Phía Đông Nam giáp huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh.
Phía Nam giáp với huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh.
Phía Tây giáp huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh.
Phía Tây Bắc giáp với huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh.

Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Châu Thành
( />
10


2.1.3 Điều kiện tự nhiên
Châu Thành có địa hình đặc thù đó là địa hình đồng bằng ven biển với
những giồng cát chạy dài. Nhìn chung địa hình tương đối thấp và bằng phẳng. Độ
cao trung bình từ 0,4-1,2 m . Nơi có địa hình cao nhất là các đỉnh giồng thuộc xã
Đa Lộc và Mỹ Chánh (+5m). Nơi có địa hình trũng thuộc các cánh đồng ở xã
Thanh Mỹ và các xã rãi rác Phước Hảo, Lương Hòa, Song Lộc, Hòa Thuận. Do
sự phân cách của các giồng cát và hệ thống sông rạch đã tạo nên địa hình của
huyện khá phức tạp và có đặt tín riêng của từng vùng.
Châu Thành nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ven biển, có hai mùa
mưa, nắng rõ rệt trong năm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng
12 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ tương đối cao và ổn định, trung bình 25 -28 0C, nhiệt độ cao nhất
35,80C vào tháng 4-5 dương lịch và thấp nhất là 18,70C vào tháng 1-2 dương lịch.
Lượng mưa đạt khoản 1.400-1.500 m3 tập trung chủ yếu vào mùa mưa
(tháng 7, 8, 9 đạt 300 m3 /tháng). Thời gian mưa có xu hướng giảm dần về hướng Nam.

Nhìn chung, điều kiện khí hậu của huyện Châu Thành với đặc điểm nhiệt
đới gió mùa ẩm. Đây là điều kiện thuận lợi cho giun tròn phát triển.
2.1.4 Tình hình chăn nuôi chó tại huyện Châu Thành
Số lượng chó nuôi thời điểm năm 2016, toàn tỉnh có 176139 con chiếm
khoản 1,54% cả nước, đến năm 2017 số lượng chó nuôi toàn tỉnh là 178078 con
chiếm khoảng 1,56% cả nước và theo số liệu thống kê ngày 1/10/2017 thành phố
Trà Vinh có 4160 con chó chiếm khoảng 2,34% toàn tỉnh. Đối với công tác
phòng chống bệnh cho chó, tỷ lệ mắc bệnh ở chó đã giảm xuống, số lượng hộ
chăn nuôi tham gia vào công tác phòng bệnh cho chó đã tăng, người dân có ý
thức hơn vào công tác phòng bệnh cho vật nuôi. Hằng năm, chính quyền đều tổ
chức 2 đợt tiêm phòng bệnh cho chó vào đầu tháng 4 và tiêm bổ sung vào tháng
10 hằng năm. ( chan-nuoi/tk- chan-nuoi)
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước và thế giới
2.2.1 Trên thế giới
Bệnh giun tròn được nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu như:
Năm 1884, Railliet đã tiến hành phân loại và tìm thấy loài giun tròn

11


Stenocephala gây ra bệnh Ancylostomatosic và sao đó đã được Petrop (1948), xác
định vòng đời và đường xâm nhập của ấu trùng xâm nhập vào vật chủ là tự động
xuyên qua da vật chủ, hoặc qua thức ăn nước uống vào đường tiêu hóa của vật chủ.
Dalimi et al. (2006), nghiên cứu về giun tròn ở Iran, Dalimi, Sattari,
Motamedi (2006), cho biết trong số 83 con chó lang thang thì tỷ lệ nhiễm
Ancylostoma caninum 3,61%, của giống có Fox là: 4,45%, Stenocephala 13,64%.
Aguilaret al. (2005), đã mổ khám ruột non của 120 con chó ở thành phố
Mexicocyti thuộc Mexico, các tác giả đã thấy 102 con chó bị nhiễm giun sán
trong đó 75 con nhiễm Ancylostoma caninum chiếm tỉ lệ 62,5%. Tỷ lệ nhiễm
Ancylostoma caninum tăng dần theo lứa tuổi của chó.

Tại Tây Ban Nha, Giraldoet al. (2005), kiểm tra 324 mẫu phân chó thuần
chuẩn và chó lai cho thấy: 22,2% chó nhiễm giun trong đó nhiễm Ancylostoma
caninum là 13,9%.
Cotteleer et al. (1980), làm xét nghiệm 2432 mẫu phân chó ở Brussel (Bỉ)
cho thấy 40,67% chó nhiễm ký sinh trùng đường ruột. Tong đó tỷ lệ nhiễm sán
dây 3,13%, giun đũa Toxocara cani 20,7%, giun tóc Trichuris vulpis 6,8%.
Hinz (1980), xét nghiệm 170 mẫu phân chó ở Bangkok (Thai Lan) cho thấy
tỷ lệ nhiễm Ancylostoma caninum là 100%, Trichuris vulpis 54,2%, Toxocara
canis 6,5%, Spirocerca lupi 17,8%.
Nicholas et al. (1982), mỗ khám khảo sát 544 con chó ở Australia cho
thấy chó nhiễm 7 loài giun sán gồm Toxocara canis, Toxascaris leonine,
Trichuris vulpis, Spirocerca lupi, Uncinaria stenocephala, Dipylidium caninum
và taenia sp.
Pandey et al. (1987), khảo sát 57 chó ở Rabit ghi nhận sự hiện diện các
loài giun trên chó như loài Ancylostoma caninum 17,5%, loài Toxascaris leonine
33,33%, loài Toxocara canis 7%, loài Spirocerca lupi 54,5%.
Fok et al. (1988), xét nghiệm 1674 mẫu phân chó ở Budapest (Hungari)
bằng phương pháp kiểm tra phân. Kết quả có 58,7% mẫu phân nhiễm giun sán.
Trong đó có Trichuris vulpis 47,5%, Ancylostoma caninum 15,3%, Toxocara
canis 6,8%, Toxascaris leonine 4,1%.Tỷ lệ nhiễm giữ giun đực và cái không có
sự khác biệt.

12


Abo-Shenhada, (1991), xét nghiệm 756 mẫu phân chó ngoài đường phố và
những nơi công cộng ở Jordan đã phát hiện 61,6% mẫu phân nhiễm ký sinh
trùng. Trong đó có Dipylidium caninum 19,8%, Toxocara canis 19%,
Ancylostoma caninum 5%.
Vanparijs et al. (1991), mổ khám 212 con chó ở Bỉ phát hiện 38,9% chó

nhiễm Toxocara canis, Toxascaris leonine 33,7%.
Bugg et al. (1999), mổ khám 340 chó thả rong ở Jodan, kết quả có 66,8%
chó bị nhiễm giun tròn. Trong đó có các loài như Toxocara canis, Toxascaris
leonine, Trichuris vulpis, Spirocerca lupi.
Castillo et al. (2000), xét nghiệm 288 mẫu phân chó lấy ở 84 quảng
trường và 12 công viên của 32 quận ở Santiago, Chile. Tác giả cho biết có 39/288
mẫu phân (13,5%), 28/84 quảng trường (33,3%), 8/12 công viên (66,7%) bị
nhiễm Toxocara canis.
Các nghiên cứu ở Australia của Nissen (2005), cho biết Ancylostoma
caninum xâm nhập vào người qua da. Những ấu trùng ấy nằm im ở trong cơ và
không biểu hiện triệu chứng. Ở một vài cá thể, ấu trùng có thể đi tới ruột và phát
triển tới trưởng thành.
Nghiên cứu tại Mỹ, Foster và Smith cho rằng Ancylostoma caninum là
nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu và khi ấu trùng xâm nhập qua da vào cơ thể
ký chủ sẽ gây viêm da. Trong một vài trường hợp ấu trùng sau khi qua da có thể
di sâu hơn vào mô và là nguyên nhân gây ra bệnh phổi và viêm cơ. Ấu trùng giun
móc có mặt khắp mọi nơi trong tự nhiên. Ấu trùng có thể sống vài tuần trong môi
trường đất mát, ẩm. Chết nhanh trong băng giá hoặc môi trường nóng và khô.
Ở Vương quốc Anh, Apage (1968), nhận xét, động vật nói chung chó nói
riêng khi bị nhiễm giun móc thường có biểu hiện thiếu máu rất đặc thù. Một giun
móc trong 24 giờ có thể làm mất 0,7 – 0,8 ml máu, làm cho hồng cầu, huyết sắt
tố giảm, bạch cầu toan tính tăng.
Petrow (1979), cho rằng khi chó nhiễm Ancylostoma caninum thì sức đề
kháng cao với sự nhiễm mới của giun này. Trong điều kiện cho chó ăn đầy đủ thì
sức đề kháng với giun móc được khôi phục và có thể tự thải nhanh khỏi ruột một
số lượng lớn giun móc một cách tự nhiên.

13



Nghiên cứu của Webl (1931), về tác hại của giun móc gây ra cho ký chủ
có nhận xét, giun móc non nhanh chóng bám vào thành ruột hút máu và tạo ra
các vết thương ở nhung mao ruột, làm cho các vết thương luôn rỉ máu. Tác giả
cho biết thời gian giun móc hút máu lúc đói đến khi no là 100-250 phút tùy theo
kích thước của nó. Giun móc cái hút nhiều máu hơn giun móc đực. Một con
trưởng thành có thể hút của ký chủ 0,84 ml máu trong khoảng 24 giờ.
Theo Petrow et al. (1977), thì khả năng cảm nhiễm của ấu trùng
Ancylostoma caninum ở chó con nặng hơn ở chó trưởng thành. Tuy nhiên, khi ấu
trùng chui qua da chó con thì ít gây phản ứng, trong khi đó ấu trùng gây phản
ứng rõ rệt khi chui qua da chó trưởng thành.
Bruni et al. (1954), cho biết, giun móc khi chui qua da đã tiết men
Hyalunonidaza làm biến đổi và phá hủy glucoze, protein ở tổ chức dưới da. Ấu
trùng giun móc khi di hành qua phổi sẽ gây tổn thương các phế nang xung quanh,
các tổn thương có nhiều bạch cầu ái toán. Giun móc trưởng thành có móc cắm
sâu vào niêm mạc ruột gây ra xuất huyết và tạo thành những mảng tím đỏ.
Nghiên cứu ở Liên Xô, Petrow (1963), cho thấy từ những nơi tổn thương
gây ra bởi giun móc Ancylostoma caninum, các vi khuẩn có sẳn trong đường tiêu
hóa sẽ xâm nhập vào các vết thương, gây viêm ruột và dạ dày cấp tính, có thể
làm cho chó chết nhanh. Đặc biệt chó con từ 2-6 tháng tuổi khi bị nhiễm giun
móc dẫn đến viêm ruột cấp tính có thể tử vong với tỉ lệ cao 40-90%. Chó con khi
mắc bệnh sẽ biểu hiện một số triệu chứng lâm sàng đặc trưng như nôn mữa, tiêu
chảy, đau bụng, xuất huyết đường tiêu hóa. Như vậy chó bị nhiễm giun móc là
nguyên nhân làm cho chó bị viêm ruột, tiêu chảy ra máu và tạo điều kiện cho chó
mắc một số bệnh khác như care, bệnh do parvovirus, bệnh viêm phế quản truyền
nhiễm, viêm phổi, viêm gan… Những tác động của giun móc không riêng lẽ mà
liên quan chặt chẽ với nhau dưới hai hình thức là tác động cơ học gây tổn thương
các tổ chức thực thể, tiết độc tố, chiếm đoạt chất dinh dưỡng làm chó mất sức đề
kháng bị gầy yếu, suy dinh dưỡng và thiếu máu.
2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam những công trình nghiên cứu của Houdemer (1938), Trịnh

Văn Thịnh (1963), Phan Thế Việt và cs. (1977), Phạm Sĩ Lăng (1989), Phạm Văn

14


Khuê (1993), đã phát hiện các loài giun tròn ký sinh ở chó là Dirofilaria immitis
ký sinh ở tim và động mạch phổi, Toxocara canis ký sinh ở ruột non,
Ancylostoma caninum ký sinh ở ruột non của chó.
Nghiên cứu của tác giả người pháp tại Việt Nam như Houdemer, Nobel,
Bauche. Cho thấy, chó ở Việt Nam nhiễm 29 loài giun sán. Trong đó loài
Ancylostoma caninum nhiễm với tỷ lệ cao nhất 75,87% (Đỗ Dương Thái và cs.
1978).
Nghiên cứu về hình thái của giun móc ở Việt Nam, Nguyễn Văn Đức,
(1995), cho biết Ancylostoma caninum đực dài 8,1-10,2 mm, rộng nhất 0,3300,480 mm, đầu công về mặt bên. Nang miệng rộng, hình cầu. Thực quản dài
0,74-0,89 mm, rộng nhất 0,139-0,168 mm, có hành thực quản ở phía sau. Vòng
thần kinh cách mút đầu 0,446-0,54 mm, lỗ bài tiết 0,634-0,693 mm. Túi sinh dục
phát triển, các nhóm sườn đều bắt nguồn từ một gốc chung lớn. Cách túi sinh dục
1,48-1,78 mm đến phần đầu của túi sinh dục có những dãy cơ sáng màu, phân bố
ở mặt bên. Gai sinh dục mãnh, dài 0,734-0,792 mm. Gai điều chỉnh mập, gốc có
vành rộng, mút đuôi nhọn, dài 0,178-0,198 mm. Giun móc trưởng thành sống ở
ruột non của chó, tập trung ở tá tràng, không tràng, kết tràng và đẻ trứng tại đó.
Trứng theo phân ra ngoài gặp điều kiện thích hợp nhiệt độ 20-30 0C sẽ phát triển
thành ấu trùng.
Ấu trùng giai đoạn 1 lột xác 2 lần ở môi trường ngoài và sau 6-7 ngày trở
thành ấu trùng cảm nhiễm. Sự phát triển của Ancylostoma caninum trong ruột
chó đến giai đoạn trưởng thành kéo dài 14-16 ngày. Thời gian sống của giun móc
từ 8-20 tháng trong cơ thể chó.
Trần Thị Thanh Hằng (1989), điều tra tỷ lệ nhiễm giun sán chó tại thành
phố Hồ Chí Minh cho thấy chó bị nhiễm với tỷ lệ 94,12%, gồm có 2 lớp giun
tròn và sán dây, trong đó có 7 loài thuốc lớp giun tròn và 4 loài thuộc lớp sán dây,

tỷ lệ nhiễm của từng loài như sau Ancylostoma caninum 91,17%, Ancylostoma
braziliense 82,35%, Uncinaria Stenocephala 41,17%, Toxocara canis 11,76%,
Toxascaris leonine 5,88%,14,71%, Dirofilaria immitis 29,41%.
Đào Huyền Giang (1995), xét ngiệm phân chó Nhật, chó Fok chó lai và
chó nội, chó biết cả 4 giống chó đều nhiễm 2 loài giun Toxocara canis từ 15,39%

15


- 20% và Toxascaris leonina từ 30,7% - 35,5%.
Ngô Huyền Thúy (1996), xét nghiệm 1092 mẫu phân chó và mổ khám 516
chó tại Hà Nội, kết quả chó thấy tỷ lệ nhiễm giun sán rất cao 92,1% và 12 loài
được tìm thấy bao gồm cả sán dây, sán lá và giun tròn (Ancylostoma
caninum,Uncinaria

stenocephala,

Toxocara

canis,

Toxascaris

leonine,

Trichocephalus vulpis, Spirocerca lupi, Dipylidium caninum và Itaenia sp.
Nguyễn Thị Kim Thành (1996), xét nghiệm phân chó cảnh ở huyện Từ
Liêm, Tập thể Đại học Sư Phạm I, tập thể đường sắt, các hộ gia đình ở khu vực
Cầu Giấy - Hà Nội thông báo tỷ lệ nhiễm Ancylostoma caninum lần lượt là
47,5% ; 43,75%; 43,75%.

Theo nghiên cứu của Trịnh Văn Thịnh (1982), thì tỷ lệ nhiễm
Ancylostoma caninum ở chó săn dao động từ 75-82% tùy theo lứa tuổi và giống
chó, chó sơ sinh đến 4 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm 82%, chó từ 6-12 tháng tuổi
nhiễm 75%, chó >12 tháng tuổi nhiễm 74%. Chó ngoại nhập tỷ lệ nhiễm 83%,
chó địa phương nhiễm 63%.
Lê Hữu Khương và Lương Văn Huấn (1998), mổ khám 253 chó và xét
nghiệm 753 mẫu phân chó ở thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ nhiễm giun
móc ở chó là 90,51% qua phương pháp mổ khám và 61,62% qua phương pháp
xét nghiệm phân. Có 3 loại giun móc được định danh là Ancylostoma caninum,
Uncinaria stenocephala, Ancylostoma braziliense. Trong đó Ancylostoma
caninum nhiễm cao nhất 79,84%.
Nguyễn Văn Nghĩa (1998), nghiên cứu tình hình nhiễm giun móc ở Cần
Thơ, kết quả kiểm tra 280 mẫu phân và mỗ khám 35 mẫu nội tạng chó cho thấy
tỷ lệ nhiễm giun móc là 78,93% và thành phần loài ký sinh ghi nhận có 3 loài với
tỷ lệ như sau Ancylostoma caninum 87,50%, Uncinaria stenocephala 43,75% và
Ancylostoma braziliense 81,25%.
Lê Văn Lộc (1999), đã xét nghiệm 220 mẫu phân chó ở Cần Thơ với tỷ lệ
nhiễm chung giun sán ký sinh trên đường ruột là 93,18% không phân biệt đực
hay cái. Trong đó loài Ancylostoma caninum 77,27%, loài Toxocara canis
26,36%, loài Trichuris trichiura 21,36%.
Ôn Hòa Thịnh (1999), tiến hành điều tra tình hình nhiễm giun sán ký sinh

16


ở ống tiêu hóa trên chó tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Kết quả xét
nghiệm trên 244 mẫu phân cho tỷ lệ nhiễm 75% với 6 loài thuộc lớp giun tròn là
Ancylostoma caninum 59,84%, Uncinaria stenocephala 14,52%, Ancylostoma
braziliense 26,64%.
Theo Lê Hữu Khương và cs. (1999), xét nghiệm trên 100 chó theo các

nhóm tuổi cho biết, tỷ lệ nhiễm giun móc là 92%. Tác giả đã phân tích được mối
tương quan hồi quy giữa tổng số giun, tổng số giun cái và số lượng trứng thu
được trong một gam phân chó ở thành phố Hồ Chí Minh.
Lê Hữu Nghị và Nguyễn Văn Duệ (2000), đã kiểm tra 130 mẫu phân chó
ngoại, chó lai với các lứa tuổi khác nhau nuôi tại Huế, kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm
giun sán chung là 55,38%. Xác định được 5 loại giun sán là sán dây có
Diphyllobothrium mansoni và Dipylidium caninum, giun đũa có Toxocara canis
vàToxascaris leonine, giun móc Ancylostoma caninum. Tỷ lệ tăng dần theo lứa
tuổi.
Lê Hữu Khương (2005), nghiên cứu tình hình nhiễm giun sán ký sinh trên
chó ở một số tỉnh miền Nam Việt Nam. Kết quả phân tích 73757 mẫu vật đã đinh
danh được 8 loài giun tròn. Tỷ lệ nhiễm chung trên chó là 97,81%, giun tròn tỷ lệ
nhiễm 96,24%.
Hoàng Minh Đức và Nguyễn Thị Kim Lan (2008), đã xét nghiệm 475 mẫu
phân và 116 mẫu nội tạng chó ở thành phố Hà Nội, kết quả cho thấy có 4 loại
giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa chó là Ancylostoma caninum 68-71%,
Toxascaris leonine 24-26%, Toxocara canis 24% và Trichuris vulpis 7%. Cường
độ nhiễm mỗi loài 1-72 giun/chó.
Cao Thanh Bình (2008), xét nghiệm 597 mẫu phân cho thấy kết quả chó
nhiễm 6 loài trứng giun sán: 5 loài thuộc lớp Nematoda là Ancylostoma caninum,
Ancylostoma braziliense, Uncinaria stenocephala, Toxocara canis, Trichuris
vulpis và 1 loài thuộc lớp Cestoda là Dipylidium caninum. Ở 1-4 tháng tuổi
nhiễm với tỷ lệ 72,91%, chó ở 5-12 tháng tuổi nhiễm với tỷ lệ 79,71% và nhiễm
cao nhất ở chó >12 tháng tuổi với tỷ lệ nhiễm 84,49%. Kết quả mổ khám với tỷ
lệ nhiễm 93,40% phát hiện thấy 7 loài thuộc lớp Nematoda, 2 loài thuộc lớp
Cestoda và 1 loài thuộc lớp Trematoda.

17



Nguyễn Quốc Danh và cs. (2009), kiểm tra 339 mẫu phân và 10 mẫu nội
tạn chó nuôi ở vĩnh long kết quả phát hiện thấy 6 loài giun tròn thuộc lớp
Nematoda là Ancylostoma caninum 63,42%, Uncinaria stenocephala 43,65%,
Toxocara canis 10,02%, Trichuris vulpis 10,91%, Toxascaris leonine 18,88%,
Spirocerca lupi 5,6%. Về lứa tuổi chó, phát hiện thấy trứng Toxocara canis ở chó
2-6 tháng tuổi, Toxascaris leonine ở chó từ 3 tháng tuổi trở lên, Ancylostoma
caninum và Uncinaria stenocephala có mặt ở chó trên 30 ngày tuổi, Trichuris
vulpis và Spirocerca lupi có ở trên chó trên 6 tháng tuổi.
Nguyễn Tuyết Trinh (2010), điều tra tình hình nhiễm giun tròn trên chó tại
quận Thốt Nốt và thử hiệu quả thuốc tẩy trừ Ivecmertin. Kết quả thu được qua
kiểm tra 160 mẫu phân chó, có 6 loài trừng giun tròn ký sinh đường tiêu hóa chó
được tìm thấy. Trong đó có ba loài giun móc là Ancylostoma braziliense
(43,13%), Ancylostoma canium (25,63%), Uncinaria stenocephala (21,25%); hai
loài giun đũa là Toxocara canis (8,13%) và Toxascaris leonina (4,38%); một loài
giun tóc là Trichuris vulpis (1,25%). Qua mổ khám 51 chó và định danh phân
loài, cho thấy chó nhiễm 5 loài giun tròn là Ancylostoma braziliense (60,78%),
Ancylostoma canium (50,98%), Uncinaria stenocephala (45,1%), Spirocerca lupi
(45,10%) và Toxocara canisi (1,96%). Trong đó Ancylostomabraziliense là loài
nhiễm phổ biến nhất ở chó. Kết quả thử thuốc hiệu quả tẩy trừ 100% sau 15 ngày
dung thuốc.
Nguyễn Khánh Vân (2012), điều tra tình hình nhiễm ký sinh trùng đường
tiêu hóa và đường máu trên chó tại huyện Duyên Hải tỉnh Trà vinh với tỷ lệ
nhiễm 92,00%, Trong kết quả đó tỷ lệ nhiễm giun tròn rất cao, thể hiện qua từng
loại như sau: Ancylostoma caninum 80,00%, Ancylostoma braziliense 86,00%,
Toxascaris leonine 2,00%, Spirocerca lupi 5,00%.
Nguyễn Thị Tố Quyên (2013), khảo sát 51 chó với tỷ lệ nhiễm 100%.
Trong đó có 7 loài thuộc lớp Nematoda với tỷ lệ nhiễm như sau Ancylostoma
caninum 92,16%, Ancylostoma braziliense 94,12%, Uncinaria stenocephala
3,92%, Toxocara canis 5,88%, Toxascaris leonine 5,88%, Spirocerca lupi
47,06%, Trichuris vulpis 1,96%. Tỷ lệ nhiễm ghép 3-4 loài/cá thể có tỷ lệ cao

62,5%, 1-2 loài/cá thể có tỷ lệ 25,56% và thấp nhất là nhiễm >4 loài/cá thể với tỷ

18


lệ 11,94%.
Theo Trịnh Văn Thịnh và cs. (1982), thì triệu chứng lâm sàng của chó khi
mắc bệnh giun móc thể hiện ở hai thể: thể cấp tính và thể mãn tính.
Thể cấp tính thường gặp ở chó con 1- 4 tháng tuổi. Thể này phù hợp với
sự phát triển của ấu trùng giun móc trong cơ thể chó và kéo dài từ 8-30 ngày. Các
biểu hiện chủ yếu là nôn mửa liên tục, bỏ ăn, chảy máu ruột. Ở những trường hợp
nặng chó nôn ra máu tươi và tiêu chảy phân lỏng có màu đen như bã cà phê. Rối
loạn chức năng co bóp và tiết dịch của dạ dày, dẫn đến viêm ruột và dạ dày cấp.
Chó bị chết do tiêu chảy nặng, mất máu và mất nước dẫn đến rối loạn chất điện
giải, kiệt sức và trụy tim mạch.
Thể mãn tính thường xuất hiện ở những chó lần đầu nhiễm hay khi bội
nhiễm, triệu chứng giống thể cấp tính nhưng mức độ thấp hơn và thời gian ngắn
hơn. Một tháng sau khi nhiễm ấu trùng, chó bị thiếu máu do chảy máu ruột;
nhưng vài tháng sau triệu chứng này giảm dần, chó chỉ còn hiện tượng gầy còm,
thiếu máu thỉnh thoảng thấy nôn khan.
2.3 Đặc tính sinh học của một số loài giun tròn
2.3.1 Ancylostoma caninum
Theo Soulsby (1977), lớp giun tròn (Nematoda) sống ký sinh ở gia súc gia
cầm đều thuộc 2 phân lớp (Phasmidia và Aphasmidia), 4 bộ (Ascaridida,
Trchocephalida, Spirurida, Rhabditida), 9 phân bộ là:
Dioctophymata Skrjabin, 1927
Trichocephalata Skjabin và Schulz, 1928
Spirurata Railliet, 1913
Ascaridata Skrjabin, 1915
Camallanata Chitwood, 1936; Skrjabin và schulz, 1940

Filariata Skrjabin, 1915
Rhabditata chitwood, 1933
Oxyurata Skrjabin, 1923
Strongylata Railliet et Henry, 1913
Ancylostoma caninum là một loài giun tròn được biết đến với tên gọi là
giun móc, giun mỏ và có vị trí phân loại như sau

19


Giới Animalia
Ngành Nemathelminthes
Lớp Nematoda
Bộ Famidia
Dưới bộ Rhabditica
Họ Strongyloidae
Giống Ancylostomatidae
Loài Ancylostoma
4 Loài Ancylostomabraziliense, Ancylostomaceylanicum, Ancylostomacaninum,
Ancylostomaduodenale.

2.3.2 Đặc điểm hình thái và cấu
tạo của Ancylostoma caninum

20


Hình 2.2 Giun móc

Hình 2.3 Giun móc trưởng thành


( />
Hình 2.4 Đầu giun móc

Hình 2.5 Đuôi giun móc

( )
Giun móc có hình sợi chỉ có 2 đầu nhỏ có đầu móc, không phân đốt, con cái và
con đực riêng biệt, giun đực và giun cái có hình dạng khá giống nhau, phân biệt
giữa giun cái và giun đực qua kích thước, con lớn hơn là con cái và con nhỏ là
con đực. Lớp cutile ngoài tương đối cứng, trên lớp cutile thường có vân và có
nhiều chỗ phình, dài ra như những nhú gai. Dưới lớp cutile là lớp hạ bì gồm
những tế bào dẹt, trong cùng là lớp cơ gồm những bó cơ hình sợi. Ancylostoma
caninum có bao miệng, mỗi bên có 3 đôi răng. Con đực dài 9 - 12 mm. Tuối đuôi
phát triển. Gai giao phối dài bằng nhau có chiều dài 0,74 - 0,87 mm. Con cái dài
10 - 12 mm. Âm hộ nằm 1/3 phía sau thân. Trứng hình bầu dục, hai đầu tròn đều.
Trứng mới thải ra ngoài bên trong có 8 -16 tế bào phôi, kích thước trứng 56 – 75
x 34 – 47. Bên trong là nội quan, giữ nội quan lấp đầy nhu mô.
Hệ tiêu hóa: Gồm có miệng và các phần phụ như môi, các gai, găng ở

21


quanh miệng. Hốc miệng có dạng hình ống, bên trong có móc. Sau xoang miệng
là thực quản có hình ống phía sau hơi phình ra như quả bầu. Ruột nối liền với
thực quản, có hình ống cuối cùng thông ra lỗ huyệt (giun đực) hoặc hậu môn
(giun cái).
Hệ bài tiết: Gồm nhiều tế bào bài tiết đổ vào ống bài tiết ở cuối thân, sau
đó hợp lại thành nhánh chung mở ra ở mặt bụng gần phần đầu của giun.
Hệ thần kinh: Gồm có vòng thần kinh hầu bao quanh thực quản từ đó

phát ra nhánh thần kinh bụng và nhánh thần kinh lưng. Các nhánh thần kinh này
liên hệ với nhau nhờ nhiều giây thần kinh và các cơ quan cảm giác bên ngoài như
núm đầu, núm cổ, núm đuôi.
Hệ sinh dục: Giun móc khác với các loại sán lá và sán dây ở đặc điểm cơ
thể phân tính, cơ quan sinh dục đơn giản. Cơ quan sinh dục cái gồm có hai buồng
trứng, hai ống dẫn trứng, hai tử cung và một âm đạo thông ra ngoài ở mặt bụng
của giun nằm ở 1/3 cơ thể giun. Cơ quan sinh dục đực gồm có hai tinh hoàn, 2
ống dẫn tinh, có túi tinh, có lỗ huyệt (vừa là hậu môn vừa là lỗ sinh dục). Ngoài
ra có các cơ quan khác như gai giao phối, bộ phân điều chỉnh gai giao cấu, điểm
tựa nón sinh dục, túi sinh dục. Gai giao phối có tác dụng giữ con cái và mở rộng
âm môn con cái khi giao phối. Bộ phận điều chỉnh gai giao cấu còn được gọi là
bánh lái có tác dụng điều chinh gai giao phối. Túi giao phối thường phình to và
có 3 nhóm sườn chính:
Nhóm sườn bụng gồm một đôi sườn bụng trước và một đôi sườn bụng sau.
Nhóm sườn hông gồm một đôi sườn hông trước, một đôi sườn hông giữa
và một đôi sườn hông sau.
Nhóm sườn lưng gồm một đôi sườn lưng ngoài và một đôi sườn lưng trong.
2.3.3 Vòng đời của Ancylostoma caninum

22


Hình 2.6 Vòng đời của giun móc
( />Giun móc ký sinh ở tất cả các cơ quan trong cơ thể như: thực quản, dạ dày,
ruột non, ruột già, manh tràng, thận, phổi, tổ chức dưới da, xoang cơ thể, mắt,
máu, tim, phế quản, cơ. Thời kỳ ấu trùng giun có thể di hành khắp cơ thể. Giun
móc có con đực và con cái riêng biệt, con đực thường nhỏ hơn con cái. Giun móc
không sinh sản vô tính, chúng đẻ trứng sau một tuần nở thành ấu trùng. Các giai
đoạn phát triển của trứng xảy ra trong tử cung của giun.Trứng của giun có hình
bầu dục, hai đầu tròn đều. Vỏ trứng có 1 đến 5 lớp nhưng có 3 lớp vỏ cơ bản, lớp


23


ngoài là lipoprotein rất dày, lớp giữa cấu có tạo từ chitin và lớp lipit trong cùng.
Ngoài ra có thêm lớp áo nhày ở ngoài cùng do chất tiết ở tử cung giun móc có tác
dụng chống chịu tốt ở môi trường bên ngoài. Trứng theo phân thải ra ngoài gặp
điều kiện ngoại cảnh thích hợp sau 20 giờ đến 1 ngày thì hình thành ấu trung
trong trứng, sau 6-7 ngày ấu trùng sẽ chui ra khỏi trứng, lột sát 2 lần để tạo thành
ấu trừng gây nhiễm L3. Ấu trùng gây nhiễm dài 0,59 – 0,69 mm, có thể bò ở nền
chuồng hay cây cỏ xung quanh chuồng. Nếu chó ăn phải ấu trùng gây nhiễm vào
trong phổi lột sát lần 3 tạo thành L4, về ruột lột sát thành L5, sau 14 – 21 ngày
trở thành giun trưởng thành.
Có 2 đường lây nhiễm chủ yếu trên chó mèo là qua da và qua đường tiêu hóa:
Đường lây nhiễm qua da: con non dễ bị ấu trùng xâm nhập qua da hơn là
con trưởng thành. Khi xâm nhập qua da, chỉ 40 phút sau tất cả các ấu trùng sẽ
chuyển vào hệ thống tuần hoàn của chó. Trong 2 ngày đầu ấu trùng xâm nhập
vào phổi nhiều nhất sau đó về ruột và phát triển thành giun trưởng thành. L3 có
trong máu sẽ truyền qua đường sữa khi chó mẹ cho chó con bú, ấu trùng sẽ bị
chặn lại ở mô cơ của ruột non mà không phát triển thành giun trưởng thành.
Đường lây nhiễm qua tiêu hóa: khi nhiễm qua đường miệng không có quá
trình di hành, mỗi giun cái Ancylostoma caninum có thể đẻ 10.000 đến 30.000
trứng/ngày. Trứng nở ra L1 sau 2 - 3 phát triển thành L2, sau 6 – 7 ngày phát triển
thành L3, ấu trùng có xung tất cả mọi nơi vì thế chó nuôi nhốt trong chuồng có sân
chơi hẹp sẽ bị tái nhiễm. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, ấu trùng theo máu về phổi,
chui qua phế nang, ra phế quản và khí quản. Ở đây ấu trùng sẽ lột sát thành L4.
Khi đến hầu, sự di hành của ấu trùng sẽ kích thích làm cho chó ho, một số theo
nước bọt chó ra ngoài, số còn lại được chó nuốt lại vào ruột, ở đây chúng tiến hành
lần lột xác cuối cùng và phát triển thành giun trưởng thành mất 14-21 ngày.
2.3.4 Tác hại của Ancylostoma caninum đối với ký chủ

Ancylostoma caninum được xếp vào nhóm giun hút máu để sống, tuy
nhiên chúng cũng ăn cả những dịch chất trên màng nhầy ruột non. Ancylostoma
caninum có thể hút 0,1 ml máu/ngày, ở hầu và thực quản của giun có chất kháng
đông, vì vậy khi giun thay đổi vị trí, ngoài lượng máu mà giun hấp thụ, máu còn
bị thất thoát liên tục trong lòng ruột vì chưa đông kịp. Đặc tính quan trong của

24


giun móc là gây thiếu máu nghiêm trọng và nhược sắc. Chó lớn có sức chống
chịu tốt hơn khi khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và lượng sắt dự trữ dồi dào
thì hiện tượng thiếu máu sẽ không thể hiện rõ. Ngoài ra giun bám chặt vào thành
ruột làm hư hại lớp nhung mao, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ sắt, vitamin B 1,
B12 và C. Giai đoạn ấu trùng xâm nhập qua da thường tạo phản ứng cục bộ để lại
những nốt xuất huyết hoặc gây viêm da. Chó con nhiễm 8.000 giun qua sữa mẹ
sẽ chết nhanh, biểu hiện tiêu chảy ra máu nhưng xét nghiệm có thể không thấy
trứng giun trong phân.
Biểu hiện của giun móc chia ra làm 4 thể bệnh:
Thể quá cấp: thường xuất hiện trên chó có vài tuần (ngày thứ 15) sau khi
sinh. Tuần đầu thấy chó vẫn khỏe mạnh, nhưng tuần thứ 2 chó đột ngột bệnh,
thiếu máu nặng và chết nhanh. Xét nghiệm phân không có trứng.
Thể cấp tính: biểu hiện thiếu máu, gầy yếu, chết kéo dài, xét nghiệm thấy
trứng giun trong phân.
Thể mãn tính: có khả năng tái tạo bù đắp lượng máu bị mất, thể trạng
trung bình thường, xét nghiệm phân có trứng giun.
Thể thứ phát: xuất hiện dấu hiệu của bệnh tim mạch do tình trạng thiếu máu
kéo dài, lâu dần khả năng tái tạo máu không bù đắp nổi lượng máu bị thất thoát.
2.3.5 Bệnh do Ancylostoma caninum gây ra và biện pháp điều trị trên chó
Dịch tể: bệnh do giun móc gây ra nhiều nhất ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt
đới, thói quen nuôi chó thả rông của người dân, cho ăn không hợp vệ sinh, tiếp

xúc trực tiếp với đất nhiều rất dễ bị nhiễm giun móc.
Bệnh lý: ấu trùng chui vào da sẽ gây ngứa tại vị trí xâm nhập, tiếp theo là
di hành về phổi gây ra viêm phổi, sau đó di hành về ruột gây viêm ruột tiêu chảy
lúc đầu, ở đó giun tiết ra chất khán đông làm cho vết loét ở ruột bị rỉ máu dẫn đến
chó bị tiêu chảy ra máu. Bên cạnh đó chất khán đông của giun móc làm cho chó
bị bệnh thiếu máu do không đông máu ở các vết loét được dẫn đến bệnh thiếu
máu ở chó, giảm sức đề kháng và suy nhược cơ thể dần dần cho đến chết.
Triệu chứng điển hình: chó bị ngứa da, giảm ăn hay bỏ ăn, gầy yếu,
giảm sức đề kháng, lờ đờ, tiêu chảy đôi khi tiêu chảy ra máu…
Hội chứng thiếu máu ở chó: mức độ nặng nhẹ tùy thuộc vào số lương giun

25


×