Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

VĂN-HÓA-NHÀ-TRƯỜNG-TRONG-BỐI-CẢNH-ĐỔI-MỚI-GIÁO-DỤC_bản-chỉnh-sửa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.52 KB, 11 trang )

VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
DƯỚI GÓC ĐỘ HÀNH VI, ỨNG XỬ, GIAO TIẾP
Họ tên: Trần Duy Phương
Chức vụ: Sinh viên
Học hàm, học vị: Tốt nghiệp THPT
Cơ quan công tác: Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
Địa chỉ email:
Số điện thoại: 0377158616
Tóm tắt
Ngày nay, văn hóa nhà trường càng khẳng định vai trò quan trọng, ít nhiều đã có
những biến đổi nhất định để phù hợp với sự thay đổi của xã hội. Trong bài viết này, tác
giả chọn hướng quan sát văn hóa nhà trường dưới góc độ hành vi, ứng xử, giao tiếp; từ
đó tiến hành làm sáng tỏ các khái niệm quan trọng của văn hóa nhà trường và các
phạm trù nêu trên, biểu hiện và một vài biện pháp xây dựng nó trong bối cảnh đổi mới
giáo dục.
Từ khóa: văn hóa nhà trường, hành vi, ứng xử, giao tiếp, đổi mới giáo dục
I. Đặt vấn đề
Nhà trường là một trong những tổ chức đặc biệt của xã hội, là nơi giao thoa những
kinh nghiệm sống, tri thức khoa học và nhân cách giữa các thế hệ với nhau, giữa
những người thực hiện sứ mạng giáo dục và những người được giáo dục. Sản phẩm
của nhà trường tạo ra phải là tinh hoa của thời đại, có thể đáp ứng được những đòi hỏi
của xã hội trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể. Nhà trường là một tổ chức hành chính –
sư phạm, có cấu trúc xã hội chặt chẽ, có hệ thống trong các khâu tổ chức, từ quản lý
điều hành đến dạy và học. Nó được xem là kết quả của sự kế thừa và sáng tạo trong
cách thức giáo dục con người một cách có hệ thống, phản ánh bước tiến vượt bậc trong
nền văn minh nhân loại. Tổ chức đặc thù này là sản phẩm của sự lao động và hiển
nhiên nó tự mang trong mình những giá trị văn hóa làm nên sức sống tiềm tàng và bản
dạng đậm chất riêng. Văn hóa nhà trường là cái vốn quý, trở thành một bộ phận quan
trọng không thể mất đi.
Khái niệm văn hóa nhà trường từ lâu đã được tiếp cận với nhiều góc độ khác nhau.
Khi nghiên cứu về văn hóa nhà trường, Edgar H. Schein phân chia văn hóa nhà trường


theo cấu trúc 3 thành tố, gồm: (i) Những quá trình và cấu trúc hữu hình (Artifacts), (ii)
Hệ thống giá trị được tuyên bố (Espoused values); (iii) Những quan niệm chung (Basic
underlying assumption) [1]. Và khi nghiên cứu văn hóa nhà trường về những tác động
của nó đến sự hình thành nhân cách của học sinh, Dewit đã nhóm các thành tố của văn
hóa nhà trường vào ba phạm trù cơ bản: Không khí tâm lý – xã hội của nhà trường,
cách thức quản lý hành chính của nhà trường, kiểu dạy và học được thực hiện trong
nhà trường.
1


Văn hóa nhà trường là khái niệm rộng mở với nhiều khía cạnh đa chiều. Trong dung
lượng ngắn gọn của một bài báo, tác giả chỉ chọn cách tiếp cận văn hóa nhà trường
dưới góc độ hành vi, ứng xử và giao tiếp, một phạm trù có thể dễ dàng quan sát từ hình
thái của tổ chức.
II. Nội dung
1. Văn hóa nhà trường – vấn đề được nhìn từ nhiều góc độ
1.1. Khái niệm “văn hóa”
Ban đầu, con người là một thực thể sinh học hoàn chỉnh về cấu tạo, chức năng đảm
bảo cho sự tồn tại và phát triển, tuy nhiên cấu tạo sinh học của con người có sự dị biệt
và vượt trội hơn các loài sinh vật khác. Con người được mệnh danh là loài động vật
bậc cao, thông minh và có thể có những tác động thay đổi mạnh mẽ đến thế giới tự
nhiên. Qua quá trình tiến hóa, con người có sự lột xác dần dần. Các hành vi bản năng
dần được thay thế bởi các hành vi xã hội. Con người biết liên kết với nhau để tạo thành
các tổ chức xã hội, biết lao động sản xuất, biết sáng tạo ra các giá trị vật chất lẫn tinh
thần để đáp ứng nhu cầu ngày một phát triển. Sự lao động đầy sáng tạo ấy làm cho con
người trở nên khác biệt và mang tính người hơn. Quá trình xã hội hóa diễn ra liên tục
gắn liền với quá trình phát triển của lịch sử loài người. Như Karl Marx đã từng nhận
xét: “Trong tính hiện thực của nó, con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội” [2].
Những thành tựu mà con người đạt được trong quá trình lao động cả về vật chất lẫn
tinh thần được nhiều người nhìn nhận là biểu hiện của văn hóa. “Văn hóa là bao gồm

tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh:
khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật
chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện, v.v... Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra
sản phẩm và đó là một phần của văn hóa.” [3]. Văn hóa là một phạm trù thuộc kiến
trúc thượng tầng, lẽ dĩ nhiên, nó bị chi phối bởi các lĩnh vực khác như chính trị, được
quy định và ràng buộc với hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế. Văn hóa không mang tính cố
định nhưng văn hóa mang bản chất của giai cấp thống trị.
Mặc khác, trong những năm gần đây, người ta thường lấy quan niệm của UNESCO
đưa ra vào năm 1994 để định nghĩa cho văn hóa. Văn hóa cần được đánh giá theo hai
nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng thì “Văn hóa là một phức hệ - tổng
hợp các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm… khắc họa nên
bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội… Văn
hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà còn cả lối sống, những quyền cơ
bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng…”[4]; còn
hiểu theo nghĩa hẹp thì “Văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu trưng (ký hiệu) chi
phối cách ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng, khiến cộng đồng đó có đặc thù
riêng”[4]…Cùng với đó, Hồ Chí Minh cũng đã từng xem xét văn hóa là tập hợp những
thành tựu mà con người đạt được trong quá trình tồn tại và phát triển, từ tri thức, tôn
giáo, đạo đức, ngôn ngữ,… đến âm nhạc, pháp luật…Có thể thấy các cách định nghĩa
văn hóa của các tác giả như trên đã có những phần tương đồng. Hầu hết đều nhấn
mạnh đến sự tồn tại hai phương diện vật chất và tinh thần là thành quả thiêng liêng
2


vượt trội mà con người tạo lập được và chỉ có xã hội loài người mới có. Ở một góc
nhìn nào đó, văn hóa có sự đối lập với tự nhiên vốn là những thứ nguyên thủy không
qua tư duy, sáng tạo khó nhọc.
Về phía mình, tác giả đồng tình với cách định nghĩa của Huỳnh Ngọc Thu – khoa
Nhân học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn trong một bài báo cáo nghiên
cứu khoa học gần đây và tạm mượn quan điểm này làm nền tảng để nghiên cứu sâu

hơn về vấn đề mình đang hướng đến: Văn hóa là sản phẩm của con người được tạo ra
trong quá trình lao động (từ lao động trí óc đến lao động chân tay), được chi phối bởi
môi trường (môi tự nhiên và xã hội) xung quanh và tính cách của từng tộc người. Nhờ
có văn hóa mà con người trở nên khác biệt so với các loài động vật khác; và do được
chi phối bởi môi trường xung quanh và tính cách tộc người nên văn hóa ở mỗi tộc
người sẽ có những đặc trưng riêng [4].
1.2. Khái niệm “văn hóa nhà trường”
“Văn hóa tổ chức là tập hợp các giá trị và chuẩn mực cụ thể được chia sẻ bởi con
người, các nhóm trong một tổ chức, và kiểm soát cách thức họ tương tác lẫn nhau cũng
như các đối tượng hữu quan bên ngoài tổ chức” [5]. Mỗi người trong tổ chức đều có
những nền tảng văn hóa khác nhau, lối sống, nhận thức, trình độ và đảm nhiệm các vị
trí công việc khác nhau nên có những sự phản ánh chủ quan về văn hóa tổ chức. Tuy
nhiên tất cả phải nằm trong cùng một mẫu số, nghĩa là tồn tại một quy tắc vô hình cần
phải tuân theo giữa các thành viên để tạo nên một sự hợp tác bền vững. Văn hóa tổ
chức được biểu hiện ở cả bề nổi lẫn bề chìm.
Nhà trường là tổ chức xã hội thu nhỏ đặc biệt, với những chuẩn mực, quy tắc hoạt
động, hệ giá trị, thiết chế, kỷ luật, phong cách đặc thù của các thành viên tham gia vào
tổ chức ấy. Với tư cách là một tổ chức, mỗi nhà trường dù ít hay nhiều đều có một
không gian văn hoá nhất định. Tuy nhiên, văn hóa nhà trường có sự khác biệt tương
đối với văn hóa của các tổ chức thông thường. Văn hóa nhà trường là tập hợp các giá
trị, niềm tin, hiểu biết, chuẩn mực cơ bản được các thành viên trong nhà trường cùng
chia sẻ và tạo nên bản sắc của nhà trường đó. “Căn cứ theo hình thức biểu hiện thì văn
hóa nhà trường gồm phần nổi có thể nhìn thấy như: cảnh quan kiến trúc của không
gian trường học, lôgô, khẩu hiệu, hành vi giao tiếp... và phần chìm không quan sát
được như: niềm tin, cảm xúc, thái độ, phương thức hoạt động, tổ chức quản lý, nề nếp,
quan hệ giao tiếp, ứng xử, phương thức sinh hoạt... được xây dựng trong quá trình
tương tác giữa các bên tham gia như nhà quản lý, giảng viên, sinh viên, học viên và
đội ngũ đào tạo. Quá trình tương tác này vừa mang tính phổ quát, vừa mang tính đặc
thù thể hiện qua các hoạt động dạy và học, các hoạt động tổ chức, giáo dục và đào tạo”
[6]. Văn hóa của nhà trường phản ánh kết quả của sức lao động miệt mài cả về vật chất

lẫn tinh thần và sự phát triển từng ngày, kết tinh thành truyền thống học đường bền
vững.
Văn hóa nhà trường biểu hiện cụ thể trong từng cấp học, từ giáo dục mần non đến
giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp nghề, cao
đẳng, đại học… Trong mỗi cơ quan nhà trường khác nhau cũng sẽ có những sự khác
biệt tương đối trong việc thể hiện tính chất văn hóa nhà trường. Tuy nhiên, ở cấp bậc
3


nào của hệ thống giáo dục, văn hóa nhà trường vẫn có thể được xem xét ở ba phương
diện: cách thức quản lý, hoạt động dạy và hoạt động học.
1.3. Khái niệm “hành vi, ứng xử, giao tiếp trong văn hóa nhà trường”
Đây là các khái niệm được dùng một cách phổ biến trong cuộc sống, được lặp đi lặp
lại đến mức người ta có thể cảm nhận rõ các sắc thái nghĩa của nó để từ đó có sự vận
dụng chuẩn sát trong các loại phong cách chức năng ngôn ngữ nhằm đem lại hiệu quả
cao trong giao tiếp. Những khái niệm này dùng để chỉ những động thái cơ bản trong sự
tồn tại của con người. Hành vi là một chuỗi các hành động lặp đi lặp lại. Hành động là
toàn thể những hoạt động (phản ứng, cách ứng xử) của cơ thể, có mục đích cụ thể
nhằm đáp ứng lại kích thích ngoại giới.
Cùng với hành vi là ứng xử. Ứng xử được hiểu là một biểu hiện của giao tiếp, là sự
phản ứng của con người trước sự tác động của người khác với mình trong một tình
huống nhất định được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con
người nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa con người với nhau. Xét trên bình
diện nhân cách thì bản chất của ứng xử chính là những đặc điểm tính cách của cá nhân
được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ và cách nói năng của cá nhân với những
người xung quanh.
Các hành vi, ứng xử là thành tố cấu thành giao tiếp. Trong giao tiếp, con người có sự
biểu hiện rõ rệt những dấu hiệu của hành vi và ứng xử. Giao tiếp được định nghĩa theo
Tâm lý học là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người, thông qua đó con người trao
đổi thông tin, cảm xúc, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau mà trong đó giao tiếp

xác lập và vận hành các mối quan hệ người – người, hiện thực hóa các quan hệ xã hội
giữa chủ thể này và chủ thể khác [7]. Sự xác lập có thể tạm chấp nhận như sự tiếp xúc
tâm lý ban đầu giữa các chủ thể là con người với nhau. Sự tiếp xúc tâm lý ấy cần có sự
điều hòa giữa các bên nhằm duy trì mối quan hệ được lâu bền, cả trong quá trình giao
tiếp đến khi kết thúc và về sau. Giao tiếp sẽ bị phá vỡ nếu chỉ có sự xác lập mà thiếu
sự vận hành. Ví dụ, giao tiếp không thể vận hành nếu người bán và người mua cảm
thấy không hài lòng về thái độ ứng xử của nhau, dù cả hai đều đạt được mục đích là có
được tiền từ hoạt động bán và có được hàng từ hoạt động mua, song mối quan hệ mua
bán đó không được gắn kết, bền vững. Do đó, trong giao tiếp cần phải thỏa mãn những
nguyên tắc cơ bản để mang lại hiệu quả cao nhất.
Giao tiếp có thể giúp con người đáp ứng những nhu cầu cần thiết thông qua các chức
năng như chức năng thông tin hai chiều giữa các chủ thể tham gia giao tiếp; chức năng
tổ chức điều khiển, phối hợp hành động của một nhóm người trong cùng một hoạt
động cùng nhau; chức năng điều khiển, điều chỉnh hành vi; chức năng xúc cảm; chức
năng nhận thức đánh giá lẫn nhau và đặc biệt là giao tiếp giúp con người tự giáo dục
và phát triển nhân cách. Nhưng để giao tiếp có thể vận hành hết các chức năng của nó,
chúng ta cần có đảm bảo những nguyên tắc mang tính xã hội sau đây:
Một là, hiểu rõ đối tượng giao tiếp, nắm được những thông tin của đối tượng về đặc
điểm ngoại hình, sơ lược về tính cách, tâm lý đối tượng, hoàn cảnh diễn ra quá trình
giao tiếp để có những cách ứng xử hợp lý và tránh những rủi ro không đáng có.
4


Hai là, tạo ấn tượng ban đầu tốt đẹp. Chúng ta cần có sự chuẩn bị cả về hình thức
ngoại hình, trang phục đến nội dung và lời nói, cách ứng xử, thái độ chân thành, lịch
sự.
Ba là, tôn trọng nhân cách đối tượng. Mỗi người đều mang trong mình những giá trị
riêng và đều muốn người khác thừa nhận. Ngược lại, không ai muốn bản thân bị coi
thường, xúc phạm. Tôn trọng nhân cách là điều kiện cần để tạo được thiện cảm với đối
phương.

Bốn là, quan tâm đến đối tượng giao tiếp, chú ý lắng nghe thông tin mà đối phương
muốn truyền đạt cho mình và những diễn biến tâm lý của họ để có thể thay đổi thái độ
phù hợp. Tuy nhiên, sự quan tâm quá mức có thể gây ra hiệu ứng ngược, làm khó chịu
cho người khác và mất thời gian của mình.
Năm là, đồng cảm trong giao tiếp, biết cách đặt mình vào vị trí của người khác để
cảm nhận họ đang nghĩ gì, làm gì và tại sao lại làm như vậy, để từ đó cùng chia sẻ tâm
tư tình cảm với họ.
Sáu là, giữ chữ tín trong giao tiếp, thận trọng khi đưa ra các lời hứa và lời nói phải
đảm bảo tính trung thực, chính xác. Tạo được sự tín nhiệm sẽ đảm bảo tính bền vững
cho mối quan hệ. Ngược lại, một lần mất tín sẽ vạn lần mất tin.
Trong nhà trường, giao tiếp thường được diễn ra dựa trên các mối quan hệ phổ biến
như quan hệ giữa hiệu trưởng với giáo viên; quan hệ giữa giáo viên với nhau; quan hệ
giữa các học sinh; quan hệ giữa giáo viên và học sinh; quan hệ giữa nhà trường, giáo
viên và phụ huynh. Ngoài ra, còn có các mối quan hệ thứ yếu khác như quan hệ giữa
nhà trường với các tổ công tác bảo vệ; nhà trường với các cơ quan, chức năng…
Văn hóa nhà trường đứng về góc độ hành vi, ứng xử, giao tiếp trong bối cảnh đổi
mới giáo dục hiện nay đã có nhiều biến động cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực. Sự biến
động đó có thể phân tích dựa trên một vài mối quan hệ nêu trên, vấn đề này sẽ được
thể hiện ở phần sau.
2. Vấn đề đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay
Nhắc đến đổi mới giáo dục là nhắc đến phương châm: Đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đó là mục tiêu
chiến lược của Nghị quyết 29 được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kí ban hành vào
ngày 04 tháng 11 năm 2013. Nghị quyết đã đánh giá lại những mặt đạt được cũng như
hạn chế của giáo dục trong giai đoạn trước đó, nhận thấy một số vấn đề không còn phù
hợp với sự phát triển của xã hội và nhấn mạnh giáo dục cần đổi mới một cách toàn
diện.
Sau khi đã chỉ ra hàng loạt những khó khăn, yếu kém cũng như thế mạnh của nền
giáo dục Việt Nam, nghị quyết vạch rõ những mục tiêu cụ thể đối với từng cấp học.

Một là, đối với giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu
biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước
vào lớp một. Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015,
5


nâng cao chất lượng phổ cập trong những năm tiếp theo và miễn học phí trước năm
2020.
Hai là, đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình
thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng
nghề nghiệp cho học sinh. Phấn đấu đến năm 2020, có 80% thanh niên trong độ tuổi
đạt trình độ giáo dục trung học phổ thông và tương đương.
Ba là, đối với giáo dục nghề nghiệp, tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ
năng và trách nhiệm nghề nghiệp.
Bốn là, đối với giáo dục đại học, tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi
dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo
của người học.
Vấn đề đổi mới giáo dục đã chĩa mũi nhọn vào các khâu như quản lý, giảng dạy và
học tập. Đổi mới từ mục đích giáo dục, nội dung sách giáo khoa, phương pháp, cách
thức tổ chức giảng dạy, phương pháp thi cử ở các cấp học phổ thông, đại học và trong
tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, cách ra đề thi theo hướng mở, tiệm cận
thực tế… Những đổi mới này nhằm phát triển nhân cách học sinh theo hướng toàn
diện, lấy học sinh làm trung tâm của giáo dục, tinh giản cách học máy móc, thụ động,
đề cao tính sáng tạo, tự tìm tòi, khám phá tri thức của học sinh. Để đạt được những
điều đó, các khâu trong giáo dục cần có sự phát triển và tự đổi mới cho phù hợp.
Đánh giá sau 5 năm thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản toàn diện, nền giáo dục đã
đạt được những kết quả khả quan. “Quy mô mạng lưới cơ sở vật chất trường lớp phát
triển nhanh theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu
học tập của các lứa tuổi và các tầng lớp nhân dân với tinh thần xây dựng xã hội học
tập. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, các chỉ tiêu về phổ cập giáo dục

đạt chuẩn theo hướng bền vững. Chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục được nâng cao. Công tác quản lý giáo dục từng bước đổi mới, công bằng, dân chủ
trong giáo dục dần được cải thiện, nề nếp kỷ cương trong trường học được duy trì.” [8]
3. Hành vi, ứng xử, giao tiếp thể hiện văn hóa nhà trường trong bối cảnh đổi mới
giáo dục căn bản, toàn diện
3.1. Đổi mới hành vi, ứng xử, giao tiếp của người quản lý giáo dục
Công tác quản lý là một trong số những nhân tố quan trọng trong các điều kiện đội
ngũ, cơ sở vật chất, chuẩn đầu vào. Cơ sở vật chất, đầu vào như nhau nhưng nơi đâu
quản lý tốt thì nơi đó có chất lượng tốt. Vì vậy, hành vi, ứng xử và cách thức làm việc
của người quản lý (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) đóng vai trò tiên quyết. Đổi mới
hành vi quản lý, một mặt đòi hỏi hiệu trưởng phải có kế hoạch tổ chức thực hiện
chương trình, mặt khác chỉ đạo tổ chức thực hiện tất cả các hoạt động giáo dục trong
nhà trường, điều kiện cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin, công tác đào tạo,
bồi dưỡng… tức là triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục. Những điều này chỉ được thực hiện tốt trong mối quan hệ điều phối giữa cấp
trên và cấp dưới, cách thức phân quyền trong khâu quản lý, cách thức ứng xử, giao
6


tiếp tốt giữa hiệu trưởng và tổ trưởng tổ bộ môn, với giáo viên trực tiếp đứng lớp. Nói
cách khác, người quản lý cần thực hiện các quy tắc sau:
Một là, hiệu trưởng không nên nắm mọi quyền hành trong tay mà cần chia sẻ
quyền lực để viên chức trong nhà trường tham gia vào quá trình đưa ra các quyết định
liên quan đến nhà trường, tham gia điều hành các hoạt động trong nhà trường. Theo
thời gian, hiệu trưởng sẽ giảm dần vai trò hướng dẫn và mang lại cơ hội cho các thành
viên khác phát huy tinh thần trách nhiệm và năng lực của mình. Như vậy, đổi mới
quản lý giáo dục không chỉ đổi mới cách làm việc của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng mà
còn đổi mới từ giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn đến tổ trưởng chuyên môn. Sự
phân cấp rất cần được thể hiện trong nhà trường, đặc biệt là nâng cao vai trò của tổ
trưởng chuyên môn, làm sao cho tổ trưởng chuyên môn cũng thực hiện công tác quản

lý tổ với đầy đủ các chức năng quản lý.
Hai là, nhà trường cần đổi mới công tác thi đua, đảm bảo tính khoa học, công
bằng, công khai từ khâu xây dựng các tiêu chí, triển khai thực hiện đến việc kiểm tra
đánh giá. Kiên quyết khắc phục bệnh thành tích, hình thức. Gắn liền việc khen và
thưởng một cách hợp lý và xứng đáng, sao cho phong trào thi đua thực sự trở thành
động lực mạnh mẽ thúc đẩy mọi người đoàn kết, cùng nhau phấn đấu hoàn thành tốt
nhiệm vụ. Các nhiệm vụ thiết thực và hiệu quả ấy đều do người quản lý đảm nhận.
Ba là, tránh hội họp nhiều, phải có kế hoạch cho các cuộc họp trong tháng. Các
cuộc họp cần chuẩn bị trước các nội dung và gửi trước cho từng thành viên dự họp
xem và chuẩn bị nội dung phát biểu trong cuộc họp nhằm giảm thời gian triển khai và
tăng thời gian bàn bạc, thảo luận các giải pháp, biện pháp thực hiện, điều này sẽ góp
phần nâng cao chất lượng các cuộc họp. Tăng cường chỉ đạo bằng văn bản, thông tin,
thông báo, vừa tiết kiệm được thời gian, vừa tạo cơ sở pháp lý nhằm ràng buộc trách
nhiệm đối với các thành viên trong hội đồng mà trước hết là các tổ trưởng.
Bốn là, người quản lý cần phải có sự nhiệt tình, cởi mở trong việc giải đáp các
thắc mắc của cấp dưới, quan tâm chú ý đến đời sống, lương bổng, khen thưởng đối với
các thầy cô trong nhà trường nhằm thúc đẩy tinh thần làm việc hăng say của đội ngũ
cán bộ.
3.2. Đổi mới hành vi, ứng xử, giao tiếp của giáo viên
Trong những năm gần đây, đội ngũ cán bộ đảm nhiệm công tác giảng dạy đã có sự
phát triển vượt bậc cả về số lượng lẫn chất lượng. Giáo viên ngày càng tiệm cận với
các phương pháp giảng dạy tiến bộ, hiệu quả. Đội ngũ thầy, cô giáo trẻ là những người
năng động, linh hoạt, dễ dàng bắt kịp được những đổi mới của giáo dục, đã dần được
bổ sung vào hàng ngũ giáo viên ở các trường phổ thông, thay thế một bộ phận các thầy
cô có kinh nghiệm dày dặn nhưng vẫn còn hạn chế trong phương pháp và cách thức tổ
chức dạy học. Cùng với đó, cách thức ứng xử, giao tiếp của sinh viên sư phạm trong
các mối quan hệ cơ bản đã được các trường đại học, cao đẳng chú trọng đào tạo để mỗi
sinh viên hôm nay là những thầy cô giáo giỏi trong tương lai, có thể bắt kịp nhanh
chóng sự thay đổi của xã hội, để có thể vận dụng linh hoạt các phương pháp và mang
7



lại hiệu quả dạy học cao. Tạm nêu ra đây một vài yêu cầu trong bộ quy tắc ứng xử đòi
hỏi ở giáo viên đáp ứng thời kỳ đổi mới giáo dục:
Một là, phẩm chất chính trị
Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
nhà nước; thực hiện nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật. Không ngừng học
tập, rèn luyện nâng cao lý luận chính trị để vận dụng vào hoạt động giảng dạy, giáo
dục và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Có ý thức tổ chức kỷ luật, nghiêm túc chấp hành sự phân công của cấp trên; có ý
thức vì tập thể sư phạm, tập thể học sinh của nhà trường, luôn phấn đấu vì sự nghiệp
chung, bảo vệ danh dự nhà trường và của ngành, gìn giữ, phát huy truyền thống “dạy
tốt-học tốt”.
Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các hoạt động chính trị,
xã hội.
Hai là, đạo đức nghề nghiệp
Tâm huyết với nghề nghiệp, yêu thích nghề dạy học; có ý thức giữ gìn danh dự, uy
tín, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong
cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, yêu thương, bao dung, độ lượng, đối xử
hoà nhã với học sinh, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
chính đáng của học sinh, đồng nghiệp và cộng đồng.
Tận tụy với công việc được giao; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của nhà
trường, của ngành.
Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá khách quan, đúng thực chất năng
lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng,
lãng phí.
Có thiện chí, sẵn sàng tiếp thu các ý kiến đóng góp, đồng thời luôn chân tình đóng
góp ý kiến cho đồng nghiệp, cho lãnh đạo; thường xuyên tự học, tự rèn luyện nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.

Có tinh thần giữ gìn và bảo vệ uy tín, phẩm chất, đạo đức nhà giáo.
Ba là, lối sống, tác phong
Sống có lý tưởng, có mục đích, có ý chí vượt khó vươn lên, có tinh thần phấn đấu
với động cơ trong sáng và tư duy sáng tạo; thực hành liêm, chính, chí công vô tư theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Có lối sống hoà nhập với cộng đồng, phù hợp với bản sắc dân tộc và thích ứng với
sự tiến bộ của xã hội; biết ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện của lối sống văn
minh, tiến bộ và phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ.

8


Tác phong làm việc nhanh nhẹn, khẩn trương, khoa học; có thái độ văn minh, lịch sự
trong quan hệ xã hội, trong giao tiếp với đồng nghiệp, với học sinh; giải quyết công
việc khách quan, tận tình, chu đáo.
Khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ, trang phục phải giản dị, gọn gàng, lịch sự, phù hợp
với nghề dạy học, không gây phản cảm và phân tán chú ý của học trò.
Đoàn kết, tương trợ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đấu tranh,
ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp. Quan hệ
ứng xử đúng mực, gần gũi với nhân dân, phụ huynh học sinh, đồng nghiệp và học
sinh.
Xây dựng gia đình văn hoá, thương yêu, tôn trọng lẫn nhau; chăm sóc, giáo dục con
cái học hành ngoan ngoãn, lễ độ; thực hiện nếp sống văn hoá nơi công cộng.
Luôn ý thức có trách nhiệm đối với tương lai của mỗi học sinh, với tiền đồ của dân
tộc.
Bốn là, thái độ của cán bộ, nhà giáo đối với học sinh
Cần thể hiện thái độ trung thực, gần gũi, tin cậy và cảm thông để có thể chia sẻ tình
cảm với học sinh.
Tôn trọng học sinh, lắng nghe các ý kiến, quan tâm đến cảm xúc của học sinh, không
làm cho các em bị lệ thuộc.

Tạo bầu không khí học tập tự giác, cởi mở, khuyến khích học sinh chủ động, sáng
tạo học tập, tạo cơ hội công bằng đối với tất cả học sinh.
3.3. Đổi mới hành vi, ứng xử, giao tiếp của học sinh
Một bộ phận học sinh, sinh viên ngày nay có những dấu hiệu lệch chuẩn trong hành
vi, ứng xử và giao tiếp với thầy, cô giáo và giữa học sinh với học sinh. Đơn cử như vụ
việc một nam sinh lớp 5 ở Bình Dương nghi bị bạn ép nuốt 9 viên bi, suýt tử vong diễn
ra vào ngày 24 tháng 09 năm 2018 gần đây hay một vài hiện tượng khác như học sinh
cầm gậy đánh thầy ngay trên bục giảng, tình trạng học sinh đánh nhau diễn ra ngày
cành nhiều, đặc biệt là giữa các học sinh nữ với nhau…đã cho thấy cách thức giáo dục
nhân cách, đạo đức của học sinh trong nhà trường cần phải có sự thay đổi nhiều hơn.
Để khắc phục tốt những hiện trạng đó, bên cạnh những quy tắc ứng xử bất thành văn
của học sinh đối với giáo viên, cán bộ công nhân viên, với cha mẹ, người lớn, với bạn
bè… đã được quy định cụ thể trong từng cấp học, tương ứng với từng lứa tuổi, bậc học
khác nhau thì mỗi học sinh, sinh viên cần tăng cường tham gia các hoạt động sinh hoạt
hội trại, liên hoan, các hoạt động tình nguyện vì xã hội, vì cộng đồng nhằm nâng cao
tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái; tích cực trong học tập, tìm kiếm phương pháp
học mới để đạt được hiệu quả cao, tăng cường các kỹ năng về công nghệ thông tin,
ngoại ngữ; rèn luyện phẩm chất từng ngày, nâng cao tinh thần hợp tác quốc tế, chủ
động tìm tòi kiến thức để đáp ứng trước những thay đổi liên tục trong thi cử và đòi hỏi
của xã hội; giữ gìn ngôn ngữ trong sáng trong giao tiếp, không nói tục, chửi bậy,
không lố lăng như mặc quần rách gối khi đến trường,… đối học sinh và cả một bộ
9


phận sinh viên. Mục đích chính là hoàn thiện nhân cách của bản thân một cách toàn
diện, mọi mặt.
III. Kết luận
Tiếp cận dưới góc độ hành vi, ứng xử, giao tiếp đã phản ánh được một vài biểu hiện
sơ lược về văn hóa nhà trường. Từ đó có thể thấy văn hóa nhà trường đã có sự phát
triển không ngừng, phần nào bắt kịp được với đổi thay của thời kỳ đổi mới căn bản,

toàn diện công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên,
hành vi, ứng xử, giao tiếp trong văn hóa nhà trường vẫn còn những bất cập hạn chế,
mỗi thành phần của tổ chức nhà trường cần phải tự hoàn thiện bản thân trong từng vị
trí, vai trò của mình để văn hóa nhà trường trở nên đậm đà bản sắc hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Keup, Jennifer R. – Walker, Arianne A. – Astin, Helen S. – Lindholm, Jennifer A.
Văn hóa tổ chức trong việc tạo ra thay đổi cho nhà trường. (Phạm Thị Ly dịch).
(nguồn: www.chrd.edu.vn).
[2] Karl Marx (2016), Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, NXB
Chính trị quốc gia, tr. 172.
[3] Wikipedia (2018), />[4] Khoa học Xã hội và Nhân văn (2018), Văn hóa là gì? (nguồn:
/>[5] Khoa Quản trị Kinh doanh, Đại học Duy Tân, (2018), Văn hóa tổ chức và vai trò
của văn hóa tổ chức trong việc thực thi chiến lược, (nguồn:
/>[6] Khoa Giáo dục, Khoa học Xã hội và Nhân văn (2018), Hội thảo quốc tế: văn hóa
học đường đại học việt nam trong thời kỳ phát triển và hội nhập, (nguồn:
/>[7] Huỳnh Văn Sơn (2016), Giáo trình Tâm lý học đại cương, NXB Đại học Sư phạm,
TP. Hồ Chí Minh, tr. 54.
[8] Báo Mới (2018), Kết quả và hạn chế sau 5 năm thực hiện đổi mới giáo dục,
/>Title of article: School culture in context of innovating education follow the angle of
behavior, behave and communication.
Abstract: Today, school culture is more important, with more or less certain changes
that are consistent with the change of society. In this article, the author chooses to
observe the school culture follow the angle of behavior, behave, communication; It
then sheds light on important concepts of school culture and the categories mentioned
10


above, expressions and some measures to build it in the context of educational
innovation.
Key words: School culture, context of innovating education, behavior, behave,

communication.

11



×