Tải bản đầy đủ (.pdf) (201 trang)

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển các khu công nghiệp của tỉnh hưng yên theo hướng bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 201 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI

KIM QUANG CHIÊU

THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
VÀO PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
CỦA TỈNH HƯNG YÊN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2019


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI

KIM QUANG CHIÊU

THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
VÀO PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
CỦA TỈNH HƯNG YÊN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

Ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 9.31.01.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


1. GS. TS. Đỗ Đức Bình
2. PGS.TS. Đặng Thị Phƣơng Hoa

HÀ NỘI - 2019


ỜI

Đ

N

Tôi xin cam đoan Luận án tiến sĩ“Thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào phát triển các khu công nghiệp của tỉnh Hưng Yên theo
hướng bền vững” công tr nh nghiên c u của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của GS. TS. Đỗ Đ c B nh v PGS. TS. Đ ng Th Phư ng Hoa.
Những thông tin s iệu v những n i dung đư c tr nh b y trong uận
án trung thực v ch nh xác.
TÁ GIẢ UẬN ÁN

Kim Quang Chiêu


i




Trang
MỞ ĐẦU

1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
NƢỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
7
Các công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài
1.1.
7
Các công trình nghiên cứu trong nƣớc
1.2.
11
Những khoảng trống đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
1.3.
20
Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT ĐẦU TƢ TRƢC
TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG
NGHIỆP CỦA MỘT ĐỊA PHƢƠNG THEO HƢỚNG BỀN VỮNG
22
Khái niệm và các lý thuyết về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
2.1.
22
Khái quát về khu công nghiệp
2.2.
24
Thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào phát triển khu công nghiệp
2.3.
theo hƣớng bền vững
28
Các nhân tố ảnh hƣởng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào địa phƣơng
2.4.
47

Một số tiêu chí đánh giá thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào
2.5.
phát triển các khu công nghiệp theo hƣớng bền vững
54
Kinh nghiệm của một số quốc gia và các địa phƣơng trong nƣớc đối
2.6.
với thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào phát triển các khu công
nghiệp theo hƣớng bền vững và bài học rút ra cho tỉnh Hƣng Yên
60
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI
VÀO PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH
HƢNG YÊN THEO HƢỚNG BỀN VỮNG
73
Lợi thế, bất lợi của tỉnh Hƣng Yên trong thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc
3.1.
ngoài vào phát triển các khu công nghiệp theo hƣớng bền vững
73
Khái quát về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào các khu công nghiệp
3.2.
của tỉnh Hƣng Yên
77
Thực trạng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào phát triển các
3.3.
khu công nghiệp của tỉnh Hƣng Yên
84
Đánh giá chung về thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào phát
3.4.
triển các khu công nghiệp của tỉnh Hƣng Yên theo hƣớng bền vững 116
Chƣơng 4. GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI
VÀO PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH

HƢNG YÊN THEO HƢỚNG BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2025 VÀ
TẦM NHÌN 2030
133
Bối cảnh quốc tế và trong nƣớc ảnh hƣởng đến thu hút đầu tƣ trực tiếp
4.1.
nƣớc ngoài vào phát triển các khu công nghiệp của tỉnh
133
Quan điểm và định hƣớng tăng cƣờng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc
4.2.
ngoài vào phát triển các khu công nghiệp của tỉnh Hƣng Yên theo
hƣớng bền vững
136
Giải pháp tăng cƣờng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào phát
4.3.
triển các khu công nghiệp của tỉnh Hƣng Yên theo hƣớng bền vững
đến năm 2025 và tầm nhìn 2030
138
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
156
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
159
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
160
PHỤ LỤC
169


ii
D NH


Ụ TỪ VIẾT TẮT

BTO

: Chƣơng trình nghị sự 21
: Xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (Built – Operate Transfer)
: Xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (Build – Transfer -

BT

Operate)
: Xây dựng – chuyển giao (Build - Transfer)

DN
NSLĐ

: Doanh nghiệp
: Năng suất lao động

FDI
IMF
IUCN

: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (Foreign Direct Investment)
: Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund)
: Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc

AGENDA-21
BOT


OECD
ĐTNN
PTBV
KCN
UNCTAD
UNCSD

tế (International Union for Conservation ofNature and Natural
Resources)
: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for
Economic Co-operation and Development)
: Đầu tƣ nƣớc ngoài
: Phát triển bền vững
: Khu công nghiệp
: Uỷ ban Liên Hiệp Quốc về Thƣơng mại và Phát triển (United
Nations Conference on Trade and Development)
: Hội nghị Liên hợp quốc về phát triển bền vững (United Nations
Conference on Sustainable Development)

XNK
WCED

: Xuất nhập khẩu
: Ủy ban Môi trƣờng và Phát triển Thế giới (World Commission
on Environment and Development)


iii
D NH

Tên bảng
Bảng 2.1.

Ụ BẢNG
Nội dung

Trang

Các tiêu chí đánh giá thu hút FDI vào phát triển các KCN theo
hƣớng bền vững

59

Bảng 3.1.

Vị trí đặt các KCN của tỉnh Hƣng Yên

81

Bảng 3.2.

Quy mô và tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp

82

Bảng 3.3.

Kết quả thu hút vốn đầu tƣ vào khu công nghiệp của tỉnh Hƣng Yên

85


Bảng 3.4.

Số dự án thu hút vào các khu công nghiệp của tỉnh Hƣng Yên

86

Bảng 3.5.

Quy mô thu hút vốn đầu tƣ vào các khu công nghiệp của tỉnh
87

Bảng 3.6.

Hƣng Yên từ năm 2011 đến 2016
Thực trạng thu hút FDI vào các KCN theo hình thức đầu tƣ

Bảng 3.7.

Thực trạng thu hút FDI vào các KCN theo đối tác

91

Bảng 3.8.

Thực trạng thu hút FDI vào các KCN theo ngành

92

Bảng 3.9.


Quy mô vốn đầu tƣ của các dự án FDI và dự án trong nƣớc

94

Bảng 3.10.

Diện tích cây xanh, mặt nƣớc các KCN

110

Bảng 3.11.

Công suất và lƣợng nƣớc thải của các khu công nghiệp

110

Bảng 3.12.
Bảng 3.13.

89

Diễn biến chất lƣợng môi trƣờng không khí, tiếng ồn tại các
KCN từ năm 2012 đến năm 2016

114

Bảng kết quả quan trắc chất lƣợng nƣớc ngầm tại KCN năm 2016

115



iv
DANH MỤC BIỂU
Tên biểu đồ

Nội dung

Trang

Biểu đồ 3.1.

Số dự án FDI qua các năm

83

Biểu đồ 3.2.

Số vốn FDI vào các KCN qua các năm

84

Biểu đồ 3.3.

Kết quả thu hút vốn đầu tƣ vào KCN của tỉnh Hƣng Yên

86

Biểu đồ 3.4.


Cơ cấu đối tác đầu tƣ theo số dự án và cơ cấu vốn

90

Biểu đồ 3.5.

Cơ cấu đối tác đầu tƣ theo số dự án và cơ cấu ngành

93

Biểu đồ 3.6.
Biểu đồ 3.7.
Biểu đồ 3.8.
Biểu đồ 3.9.

Tỷ trọng các giá trị xuất khẩu của tỉnh Hƣng Yên từ năm
2010 đến 2016
Tỷ trọng các giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Hƣng
Yên từ năm 2010 đến 2016
Tỷ trọng các Tiêu chí đóng góp vào ngân sách của tỉnh
Hƣng Yên từ năm 2010 đến 2015
GDP của tỉnh Hƣng Yên từ năm 2010 đến 2016

96
97
98
99

Biểu đồ 3.10. Chỉ số phát triển GDP tỉnh Hƣng Yên từ năm 2010 đến 2016


100

Biểu đồ 3.11. Cơ cấu tổng sản phẩm của tỉnh Hƣng Yên

100

Biểu đồ 3.12. Cơ cấu ngành công nghiệp của 3 tỉnh lân cận

101

Biểu đồ 3.13. NSLĐ bình quân từ năm 2011 đến 2015

102

Biểu đồ 3.14. NSLĐ bình quân các DN FDI của 3 tỉnh

103

Biểu đồ 3.15.

Số lƣợng lao động trong các DN FDI các KCN tỉnh Hƣng
Yên từ năm 2011 đến 2016

Biểu đồ 3.16. Thu nhập bình quân đầu ngƣời hàng tháng theo từng KCN

105
106


1

Ở ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, song song với mở cửa cho thƣơng mại, Việt Nam đã
và đang tích cực cải thiện môi trƣờng đầu tƣ nhằm thu hút nguồn vốn đầu tƣ trực
tiếp nƣớc ngoài (FDI). Việt Nam đã trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á (ASEAN), thành viên của diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình
Dƣơng (APEC), tham gia Diễn đàn kinh tế Á-Âu (ASEM) và là thành viên của tổ
chức thƣơng mại thế giới (WTO) đang tiến hành ký kết các hiệp định thƣơng mại
song phƣơng, đa phƣơng nhƣ: Hiệp định thƣơng mại Việt-Mỹ, hiệp đinh đối tác
kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản,… Hiện nay đang tích cực xúc tiến đàm phán
Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dƣơng (CPTPP) và Hiệp
định thƣơng mại tự do VN-EU (FTAVN-EU)
Các nỗ lực của Việt Nam đã đem lại những kết quả đáng khích lệ về thu hút
vốn FDI vào Việt Nam. Tính đến tháng 7/2016, cả nƣớc đã có 316 khu công nghiệp
(KCN) đƣợc thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên hơn 88,6 nghìn ha. Trong đó,
diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 60,2 nghìn ha (chiếm khoảng 67,8%).
Các KCN thu hút đƣợc thêm khoảng 9 tỷ USD vốn FDI và 50.000 tỷ đồng vốn đầu
tƣ trong nƣớc, nâng tổng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và đầu tƣ trong nƣớc vào KCN đến
cuối năm 2016 lên khoảng 109 tỷ USD và 600.000 tỷ đồng.
Các dự án FDI vào các KCN đã đóng góp quan trọng vào việc phát triển kinh
tế xã hội cho đất nƣớc ta. Các dự án FDI không những mang đến nguồn vốn bổ
sung quan trọng vào tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh
tế, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, đóng góp vào thu ngân sách Nhà nƣớc, mà còn
nhƣ cầu nối cho các DN trong nƣớc tiếp cận và học hỏi những công nghệ hiện đại,
trình độ quản lý tiên tiến của các nƣớc phát triển, đồng thời thúc đẩy đổi mới công
nghệ, tăng năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo việc làm và thu nhập ổn
định cho lao động. Việc thu hút FDI vào KCN càng nhiều thì quỹ đất dành cho sản
xuất nông nghiệp càng bị thu hẹp, một bộ phận lao động trong nông nghiệp phải
chuyển đổi nghề nghiệp và đối diện với nguy cơ thất nghiệp, ngành nghề công
nghiệp trong cơ cấu kinh tế chƣa cao và xảy ra nhiều vấn đề bất cập về môi trƣờng,

xã hội trong KCN.


2
Hƣng Yên là tỉnh mới đƣợc tái lập năm 1996, là tỉnh nằm trong vùng kinh
tế trọng điểm Bắc Bộ, có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi cho thu hút FDI.
Trong những năm qua, với lợi thế sẵn có, những chính sách “trải thảm đỏ” mời
gọi dự án đầu tƣ của tỉnh, Đến hết năm 2016, các KCN tỉnh Hƣng Yên đã thu hút
đƣợc lƣợng vốn FDI đăng ký 2,800 triệu USD, tổng số dự án còn hiệu lực trong
các KCN trên địa bàn tỉnh là 172 dự án FDI. Toàn tỉnh Hƣng Yên hiện có 11
KCN với tổng diện tích 2 315,8 ha đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ chấp thuận đƣa
vào quy hoạch phát triển các KCN đến năm 2020. Tổng diện tích đất công
nghiệp có thể cho thuê là 907,3 ha, đã cho thuê tại các KCN đang hoạt động trên
địa bàn tỉnh đến nay là 618,3 ha, (bằng 68,1% của 4 KCN đang hoạt động). Số
lƣợng dự án FDI trong các KCN chỉ chiếm khoảng 43% tổng số dự án FDI đầu
tƣ vào địa bàn tỉnh nhƣng tổng vốn FDI trong các KCN lại chiếm hơn 75% tổng
vốn FDI toàn tỉnh.
Mặc dù, kết quả thu hút FDI vào phát triển các KCN của tỉnh Hƣng Yên
trong những năm qua là rất khả quan. Tuy nhiên, với làn sóng FDI vào Việt Nam
hiện nay nói chung và Hƣng Yên không là ngoại lệ, thì không phải cứ chấp nhận
FDI bằng mọi giá mà công tác thu hút FDI sẽ phải tập trung vào chất lƣợng FDI
theo hƣớng chọn lọc hơn với trọng tâm là thu hút các dự án, dự án sử dụng công
nghệ cao, công nghệ sạch và có khả năng tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh, dự
án có khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Hơn nữa những bất cập về chính
sách thu hút FDI vào KCN cũng nhƣ trong quản lý nhà nƣớc của tỉnh về đầu tƣ nói
chung; thu hút FDI mới chỉ nhấn đến số lƣợng, đến “thành tích” chƣa chú ý đến các
lợi ích của cả ba khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trƣờng, cơ cấu đầu tƣ theo ngành
còn mất cân đối, tập trung vào các ngành sử dụng nhiều lao động, các doanh nghiệp
(DN) FDI chƣa thực sự tạo ra tác động lan tỏa lớn đối với nền kinh tế của tỉnh, mối
liên hệ giữa các DN FDI với các DN trong nƣớc còn lỏng lẻo, đời sống vật chất và

tinh thần của ngƣời lao động chƣa đƣợc quan tâm thỏa đáng, ý thƣc chấp hành pháp
luật bảo vệ môi trƣờng (BVMT) của các DN FDI chƣa tốt, chƣa quan tâm đến công
tác BVMT gây ảnh hƣởng rất lớn đến môi trƣờng sinh thái và sức khỏe cộng đồng.
Nói một cách khác là thu hút FDI vào phát triển các KCN Hƣng Yên trong những
năm qua chƣa thực sự bền vững.
Xuất phát từ thực tiễn đó học viên chọn đề tài "Thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào phát triển các khu công nghiệp của tỉnh Hưng Yên theo hướng bền
vững" để làm luận án của mình.


3
2. ục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về thu hút FDI vào phát triển
các KCN của một địa phƣơng theo hƣớng bền vững. Đề xuất giải pháp tăng cƣờng
thu hút FDI vào phát triển các KCN của tỉnh Hƣng Yên theo hƣớng bền vững.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu, Luận án có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
+ Hệ thống hoá cơ sở lý luận về FDI, KCN, các nhân tố ảnh hƣởng thu hút
FDI vào phát triển các KCN, Phát triển theo hƣớng bền vững.
+ Tìm hiểu kinh nghiệm một số địa phƣơng nƣớc ngoài và trong nƣớc về
việc thu hút, quản lý và triển khai FDI.
+ Đánh giá đúng thực trạng thu hút FDI vào phát triển các KCN của tỉnh
Hƣng Yên trong những năm gần đây (2011 đến nay), từ đó tìm ra những thành công
và thất bại trong thu hút FDI vào phát triển các KCN của tỉnh Hƣng Yên trong
những năm qua..
+ Dự báo tình trạng thu hút FDI vào phát triển các KCN của tỉnh Hƣng Yên
trong những năm tiếp theo, từ đó đề xuất các quan điểm, giải pháp và kiến nghị thu
hút FDI vào phát triển các KCN theo hƣớng bền vững trong những năm tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thu hút FDI vào phát triển các KCN
ở một địa phƣơng (trên ba phƣơng diện tác động đến kinh tế, xã hội và môi trƣờng,
tuy nhiên tập trung nhiều hơn về khía cạnh kinh tế).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Về không gian: Nghiên cứu thu hút FDI vào phát triển các KCN của
tỉnh Hƣng Yên.
3.2.2. Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng thu hút FDI vào phát triển các
KCN của tỉnh Hƣng Yên giai đoạn 2011 – 2016 đề xuất giải pháp cho đến năm
2025, tầm nhìn 2030
3.2.3. Phạm vi chủ thể nghiên c u: UBND tỉnh Hƣng Yên
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng thu hút FDI vào các KCN
của tỉnh Hƣng Yên trên ba phƣơng diện tác động đến kinh tế, xã hội và môi trƣờng,
tuy nhiên tập trung nhiều hơn về khía cạnh kinh tế.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Thời gian nghiên cứu: Luận án sử dụng số liệu điều tra từ năm 2011 –
2016 để đánh giá thực trạng thu hút FDI vào phát triển các KCN của tỉnh Hƣng


4
Yên, đề xuất giải pháp thu hút FDI vào các KCN tỉnh Hƣng Yên tỉnh đến năm 2025
và những năm tiếp theo.
+ Địa bàn nghiên cứu: Các DN FDI trong các KCN của tỉnh Hƣng Yên
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp luận chung của luận án là duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử. Luận án áp dụng cả cách tiếp cận định tính thông qua sử dụng các nguồn dữ liệu
thứ cấp và định lƣợng thông qua điều tra khảo sát các doanh nghiệp FDI trong các
KCN, trong đó đặc biệt chú trọng vào các phƣơng pháp sau đây:
- Nghiên cứu và hệ thống hóa lý thuyết: Hệ thống hóa các lý thuyết về Đầu
tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, phát triển bền vững, khu công nghiệp, các lý thuyết liên
quan đến chuỗi liên kết, phân bổ không gian KCN, lý thuyết cực tăng trƣởng qua đó

đƣa ra các đánh giá, phân tích định hƣớng các tiêu chí thúc đẩy phát triển các KCN
theo hƣớng bền vững. Phƣơng pháp nghiên cứu này đƣợc áp dụng trong chƣơng 1
và 2 của luận án.
- Tổng hợp và phân tích dữ liệu thứ cấp: Luận án thu thập thông tin thứ cấp
thông qua các báo cáo của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hƣng Yên, Sở Kế
hoạch và đầu tƣ tỉnh Hƣng Yên và các Niên giám thống kê tỉnh Hƣng Yên qua các
năm nhằm tổng hợp số liệu về thu hút FDI vào tỉnh Hƣng Yên và các KCN của tỉnh.
Trên cơ sở tổng hợp, phân tích các số liệu nghiên cứu để rút ra những kết quả thu
hút FDI vào các KCN của tỉnh. Đồng thời so sánh đối chiếu nhằm phân tích, so
sánh trong mối quan hệ tƣơng quan với các KCN của tỉnh Hải Dƣơng và Bắc Ninh
nhằm rút ra bài học kinh nghiệm thành công và thất bại đối với thu hút FDI vào phát
triển KCN để làm cơ sở cho các giải pháp và kiến nghị. Phƣơng pháp này đƣợc sử
dụng trong chƣơng 3 của luận án.
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp từ phiếu điều tra khảo sát: Để thu thập
số liệu sơ cấp Luận án tiến hành điều tra khảo sát thực tế đối với 172 DN FDI trong các
KCN của tỉnh Hƣng Yên để thu thập dữ liệu định lƣợng nhằm phục vụ phân tích các
nhân tố ảnh hƣởng đến thu hút FDI vào phát triển các KCN theo hƣớng bền vững, từ
đó đề xuất các giải pháp phù hợp. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng cho yêu cầu điều tra,
khảo sát và đƣợc thể hiện qua kết quả trong chƣơng 3 của luận án.
- Phương pháp chuyên gia: Phỏng vấn 50 nhà quản lý tại các sở, Ban quản
lý các KCN tỉnh Hƣng Yên và một số chuyên gia nhằm thu thập các dữ liệu và định
hƣớng thu hút FDI vào phát triển các KCN theo hƣớng bền vững. Trên cơ sở đó đè
xuất các giải pháp, kiến nghị của luận án. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng cho
chƣơng 4 của luận án.


5


6


5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án hệ thống hóa và góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về thu
hút FDI theo hƣớng phát triển bền vững đối với một địa phƣơng
- Bằng những tƣ liệu, số liệu thứ cấp và sơ cấp đã qua xử lý luận án phân
tích, đánh giá đúng và khách quan thực trạng thu hút FDI vào các KCN của tỉnh
Hƣng Yên. Rút ra những ƣu điểm, kết quả chủ yếu, một số hạn chế và nguyên nhân
là cơ sở và căn cứ cho các giải pháp ở Chƣơng 4 của luận án
- Đề xuất 07 giải pháp tăng cƣờng thu hút FDI vào phát triển các KCN của
tỉnh Hƣng Yên theo hƣớng bền vững đến năm 2025 và tầm nhìn 2030. Đây là căn
cứ quan trọng để UBND tỉnh và các sở ban ngành tham khảo và đƣa ra các chính
sách, giải pháp thu hút FDI trong thời gian tới.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án đã bổ sung vào hệ thống lý thuyết về các tiêu chí đánh giá thu hút FDI
vào phát triển các KCN theo hƣớng bền vững trong điều kiện cụ thể của.
- Các kết quả nghiên cứu, đánh giá và giải pháp của luận án là cơ sở tham khảo
tin cậy đối với các nhà quản lý để hoạch định các chính sách về thu hút FDI vào phát
triển các KCN của tỉnh Hƣng Yên theo hƣớng bền vững nói riêng và làm nguồn tham
khảo đối với các địa phƣơng khác của Việt Nam nói chung.
7. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận án
đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan nghiên cứu về thu hút FDI vào phát triển các KCN
theo hƣớng bền vững.
Chƣơng 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
vào phát triển các khu công nghiệp của một địa phƣơng theo hƣớng bền vững.
Chƣơng 3: Thực trạng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào phát triển các
khu công nghiệp của tỉnh Hƣng Yên theo hƣớng bền vững.
Chƣơng 4: Quan điểm và giải pháp thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào
phát triển các khu công nghiệp của tỉnh Hƣng Yên theo hƣớng bền vững đến năm

2025 và tầm nhìn 2030.


7

hƣơng 1
TỔNG QU N NGHIÊN ỨU VỀ THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰ TIẾP NƢỚ
NG ÀI VÀ

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

1.1. ác công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào một địa phương
Nghiên cứu của Vesna – Hodovic (2009). Tác giả đã mô hình kinh tế lƣợng
để kiểm tra mối liên hệ FDI trong ngành dịch vụ với thể chế, cơ sở hạ tầng để đƣa
ra những đề xuất chính sách và chiến lƣợc thúc đẩy thu hút FDI trong ngành dịch vụ
đối với các nƣớc có nền kinh tế chuyển đổi. Tác giả đã chỉ ra ở các nƣớc có nền
kinh tế chuyển đổi, muốn thúc đẩy thu hút FDI cần có những giải pháp về: Cải cách
ngân hành và tự do hóa thị trƣờng tài chính; phát triển thị trƣờng chúng khoán và
các tổ chức tài chính phi ngân hàng; cải cách cơ sở hạ tầng và tăng cƣờng khuôn
khổ pháp lý. Qua xác định những đặc điểm của nƣớc tiếp nhận đầu tƣ để đƣa ra các
chiến lƣợc nhằm thu hút FDI nói chung và FDI trong lĩnh vực dịch vụ nói riêng.
Nghiên cứu của Bellack, Leibrecht và Stehrer (2008). Tác giả đã phân tích
các chính sách để thu hút FDI dựa trên các mẫu bao gồm Mỹ, sáu nƣớc EU và bốn
nƣớc trung đông trên số liệu ngành công nghiệp giai đoạn 1995 – 2003. Nghiên cứu
đã cung cấp thông tin vầ chính sách thu hút FDI và có cái nhìn sâu sắc về phạm vi
FDI có thể thu hút nếu có một chính sách thu hút tốt nhất đƣợc triển khai thực hiện.
Nghiên cứu của Alexis, Pafait, Normand (2015). Nhóm tác giả tập trung phân
tích quản lý chiến lƣợc để thu hút FDI ở Canada, từ đó đề xuất một số lý thuyết cơ sở

có thể cho phép các nhà quản lý, doanh nhân và các nhà hoạch định chính sách thực
hiện các quyết định thích hợp để lựa chọn địa điểm đầu tƣ. Tác giả nhấn mạnh tầm
quan trọng của chính sách thu hút FDI của Canada từ đó đề xuất một mô hình toàn diện
về thu hút FDI với hai yếu tố cơ bản là: doanh nghiệp đa quốc gia và nƣớc chủ nhà.
Đồng thời phân tích công cụ thu hút FDI của Canada bao gồm: Chƣơng trình nhà đầu
tƣ xuất sắc; công cụ xúc tiến đầu tƣ và dịch vụ sau đầu tƣ.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài tác động đến kinh tế, xã hội và môi trường
Nghiên cứu của Romer (1986). Tập trung vào mối quan hệ chi tiết giữa công
nghệ và tăng trƣởng kinh tế. Họ đều cho rằng FDI có thể tác động tích cực lên sự
tăng trƣởng kinh tế, không chỉ tác động trực tiếp thông qua việc tăng cƣờng tạo vốn,


8

cơ hội việc làm và xuất khẩu mà còn có tác động gián tiếp thông qua việc nâng cao
nguồn nhân lực và tiến độ công nghệ cũng nhƣ nâng cao khả năng sản xuất ở nƣớc
nhận FDI. [100].
Nghiên cứu của Borensztein et al (1995). Nhóm tác giả cho rằng FDI tác
động đến tăng trƣởng kinh tế của các nƣớc đang phát triển phụ thuộc vào khả năng
tiếp thu công nghệ mới và khảng định FDI có sự đóng góp chính vào thúc đầy trình
độ công nghệ của các nƣớc nhận đầu tƣ [78].
Nghiên cứu của Balasubramanyam và các cộng sự (1996). Nhóm tác giả sử
dụng phƣơng pháp phân tích dữ liệu chéo đã tìm ra những tác động tăng trƣởng tích
cực của FDI và xem xét dòng chảy FDI vào một quốc gia đang phát triển nhƣ là một
đại lƣợng đo lƣờng khả năng trao đổi của nƣớc đó với các quốc gia khác. Họ cho rằng
FDI quan trọng hơn đối với sự tăng trƣởng kinh tế của các quốc gia thúc đẩy xuất khẩu
hơn là so với các quốc gia nhập khẩu thay thế, điều này ám chỉ rằng tác động của FDI ở
mỗi quốc gia thì khác nhau và chính sách thƣơng mại có thể tác động lên vai trò của
FDI trong sự tăng trƣởng kinh tế [75].

Nghiên cứu của Borensztein và các cộng sự (1998), Theo nhóm tác giả, mối
quan hệ giữa dòng chảy vốn FDI và tăng trƣởng kinh tế thƣờng có xu hƣớng phụ
thuộc vào một số đặc điểm của nƣớc nhận đầu tƣ, nhƣ trình độ nguồn nhân lực và
công nghệ. Cụ thể, nhóm tác giả đã kiểm tra tác động của FDI lên tăng trƣởng kinh
tế bằng phƣơng pháp hồi quy bộ dữ liệu về FDI ở cả các nƣớc công nghiệp và các
nƣớc đang phát triển. Họ cho rằng FDI là một phƣơng tiện quan trọng trong việc
chuyển giao công nghệ và đóng góp cho sự tăng trƣởng nhiều hơn so với đầu tƣ
trong nƣớc. Tuy nhiên, họ lại phát hiện rằng FDI không thể làm cho năng suất tăng
cao hơn đƣợc trừ khi nguồn nhân lực đạt đến một ngƣỡng nhất định [78].
Nghiên cứu của Choe (2003). Tác giả sử dụng dữ liệu của 80 quốc gia trong giai
đoạn từ năm 1971 đến 1995 phát hiện một quan hệ nhân quả 2 chiều giữa FDI và tăng
trƣởng kinh tế nhƣng tác động từ tăng trƣởng kinh tế lên FDI lại rõ ràng hơn [80].
Nghiên cứu của Lix và Liu (2005). Bằng cách sử dụng dữ liệu bảng của
84 quốc gia trong giai đoạn từ năm 1970 đến 1999, đã lập ra một hệ phƣơng
trình đồng thời giữa GDP và FDI. Tác giả đã kết luận: tự bản thân FDI không chỉ
trực tiếp thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế mà còn gián tiếp thúc đẩy thông qua các
quan hệ tƣơng tác của nó, mối tƣơng tác giữa FDI và nguồn nhân lực tạo nên


9

một tác động tích cực mạnh mẽ đối với sự tăng trƣởng kinh tế ở các nƣớc đang
phát triển, trong khi mối tƣơng tác giữa FDI và khoảng cách công nghệ lại tạo ra
tác động tiêu cực đáng kể [94].
Nghiên cứu của nhóm tác giả Bende-Nabende và Ferd (1998). Nhóm tác giả
phân tích dữ liệu chuỗi thời gian nhằm phân tích sự tăng trƣởng kinh tế ở Đài Loan
đối với biến FDI và biến chính sách của Chính phủ. Với những phân tích về các tác
động trực tiếp và hiệu ứng số nhân, đã xác định rằng FDI có khả năng thúc đẩy tăng
trƣởng kinh tế và các chính sách có khả năng thúc đẩy tăng trƣởng tốt nhất là phát
triển cơ sở hạ tầng và tự do hóa [76]. Mặt khác, nghiên cứu của Chan (2000) [79].

đã phân tích vai trò của FDI trong lĩnh vực chế biến sản xuất tại Đài Loan. Ông tìm
hiểu mối quan hệ giữa FDI và tác động lan tỏa nhƣ đầu tƣ cố định, xuất khẩu và
chuyển giao công nghệ và đã phát hiện ra rằng chuyển giao công nghệ là kênh chính
giúp FDI tác động lên nền kinh tế Đài Loan.
Nghiên cứu của Zhang (2001). Tác giả đã nghiên cứu mối quan hệ nhân quả
giữa FDI và sản lƣợng bằng mô hình hồi quy vector ở 11 quốc gia ở Đông Á và Mỹ
Latinh [107]. Tác giả chỉ ra tác động của FDI ở các nƣớc Đông Á đáng kể hơn ở các
nƣớc Mỹ Latinh. Ông ghi nhận một tập hợp các chính sách thƣờng có xu hƣớng
thúc đẩy sự tăng trƣởng kinh tế cho các nƣớc nhận đầu tƣ bằng cách áp dụng chế độ
tự do hóa thƣơng mại, cải thiện giáo dục, từ đó cải thiện điều kiện nguồn nhân lực,
khuyến khích FDI theo định hƣớng xuất khẩu và giữ vững cân bằng kinh tế vĩ mô.
Nghiên cứu của Bende-Nabende và các cộng sự (2003). Nhóm tác giả đã nghiên
cứu 5 quốc gia ở Đông Á và đã khẳng định tác động tích cực của FDI. Tuy nhiên, tác động
lên hiệu ứng lan tỏa ở mỗi nƣớc là khác nhau. Mô hình VAR với dữ liệu mảng cũng đã
đƣợc Baharumshah và Thanoon “Foreign capital flows and economic growth in East
Asian countries” năm 2006. Nhóm tác giả đã ƣớc lƣợng để tìm hiểu mối quan hệ giữa FDI,
tiết kiệm và tăng trƣởng kinh tế ở 8 nƣớc Đông Á và Đông Nam Á. Họ khẳng định có các
tác động tích cực lâu dài của FDI và tiết kiệm trên tăng trƣởng kinh tế [77].
Nghiên cứu của Xiaohui Liu, Chang Shu, Peter Sinclair (2009). Nhóm
nghiên cứu về tác động của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đến tăng trƣởng kinh tế ở 9
quốc gia Châu Á. Bằng cách sử dụng bộ dữ liệu từ 1990-2004. Các tác giả đã tìm
thấy mối quan hệ nhân quả giữa FDI, thƣơng mại, sắp nhập và mua lại M&A và
tăng trƣởng kinh tế ở hầu hết các nƣớc Châu Á trong nghiên cứu, có mối quan hệ


10

nhân quả một chiều từ M&A đến tăng trƣởng và thƣơng mại. Những phát hiện này
cho thấy việc mở rộng xuất khẩu, tự do hóa nhập khẩu, dòng vốn FDI vào bên trong
và M&A là những yếu tố không thể thiếu trong quá trình tăng trƣởng trong nền kinh

tế châu Á [106].
Nghiên cứu của Adam P. Balcerzak, Mirosława Żurek (2011). Nhóm tác giả
nghiên cứu về mối quan hệ giữa đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và thị trƣờng lao động.
Sử dụng bộ dữ liệu theo quý từ 1995- 2009 tại Ba Lan, bằng cách sử dụng mô hình
VAR với biến đầu vào: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài; tỷ lệ thất nghiệp; tổng sản
phẩm quốc nội; tổng cầu nội địa; lƣơng trung bình trong nền kinh tế; tỷ lệ tổng xuất
khẩu trên nhập khẩu. Tác giả nhận thấy rằng có mối quan hệ kinh tế phụ thuộc lẫn
nhau giữa FDI và thị trƣờng lao động trong dài hạn và thúc đẩy FDI dẫn đến giảm
tỷ lệ thất nghiệp. Điều này gợi ý các khuyến nghị chính sách khuyến khíc dòng vốn
FDI để tạo ảnh hƣởng tích cực về lâu dài đối với thị trƣờng lao động tại [72].
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát
triển khu công nghiệp theo hướng bền vững
Nghiên cứu của Dara O’Rourke (2004). Tác giả đã tập trung vào các vấn
đề phát sinh về quản lý môi trƣờng trong nỗ lực cân bằng giữa phát triển công
nghiệp và bảo vệ môi trƣờng. Nghiên cứu thực hiện khảo sát 6 nhà máy và cộng
đồng ở 2 tỉnh Đồng Nai và Phú Thọ. Theo ông, công tác quản lý môi trƣờng của
chính phủ còn tồn tại những điểm yếu và xung đột, nhƣng các chính quyền địa
phƣơng đôi khi đã đáp ứng với khiếu nại của công chúng và thực hiện điều tiết ô
nhiễm công nghiệp. Nhƣ vây, trong các trƣờng hợp này, ông kết luận rằng áp lực
của cộng đồng sẽ thực hiện công bằng trong các cuộc xung đột môi trƣờng, thúc
đẩy chính quyền địa phƣơng phản ứng với sự cố ô nhiễm cụ thể, gây sức ép với
cơ quan môi trƣờng để cải thiện việc giám sát, thực thi và mở rộng nhận thức của
công chúng về các vấn đề môi trƣờng [83].
Nghiên cứu của Michael Hibbard và Chin Chun Tang (2004), đã áp dụng
phƣơng pháp nghiên cứu dựa vào con ngƣời và hƣớng tiếp cận xã hội trong nghiên
cứu PTBV tại Việt Nam và thực hiện một nghiên cứu trƣờng hợp quản lý rừng ngập
mặn ở miền Nam Việt Nam dƣới góc nhìn của xã hội. Các tác giả tập trung phân
tích các nỗ lực của chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng dân cƣ, đồng
thời cũng nhấn mạnh vai trò đóng góp vào PTBV của ngƣời phụ nữ trong cộng
đồng [96].



11

Nghiên cứu của B.H. Roberts Elsevier (2004), “The application of industrial
ecology principles and planning guidelines for the development of eco- industrial
parks: an Australian case study”. Tác giả đƣa ra quan niệm mới trong PTBV KCN
theo hƣớng phát triển KCN sinh thái với các tiêu chí cụ thể và minh chứng trong
điều kiện của Australia. Tƣơng tự nhƣ một số đặc trƣng của KCN truyền thống, các
KCN sinh thái đƣợc thiết kế để cho phép các doanh nghiệp chia sẻ chung cơ sở hạ
tầng để thúc đẩy sản xuất và giảm thiểu chi phí.
Công trình nghiên cứu của D. Gibbs và P. Deutz (2005), ), “Implementing
industrial ecology? Planning for eco- industrial parks in the USA”. Nhóm tác giả cho
rằng với sự đồng thuận rộng rãi của vấn đề PTBV trong các diễn đàn quốc tế nhƣng
trên thực tế, nhƣng việc đạt mục tiêu cùng thắng về các mặt phát triển kinh tế, xã hội và
môi trƣờng là một vấn đề nan giải. Quan điểm ủng hộ phát triển về công nghiệp sinh
thái cho rằng việc dịch chuyển trong chuỗi sản xuất công nghiệp từ một đƣờng thẳng
đến hệ thống khép kín sẽ giúp đạt đƣợc mục tiêu phát triển bền vững. Tác giả nhấn
mạnh vào các vấn đề nan giải nảy sinh trong giai đoạn phát triển các KCN ở Mỹ. Tuy
nhiên, nghiên cứu này mới chỉ nghiên cứu PTBV các KCN dƣới góc độ kinh tế và môi
trƣờng mà chƣa nghiên cứu kỹ đến các vấn đề xã hội trong các KCN.
1.2. ác công trình nghiên cứu trong nƣớc
1.2.1. Các công trình nghiên cứu về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào một địa phương
Lê Công Toàn (2001). Trong luận án này tác giả đã hệ thống các lý luận về
vai trò của các giải pháp tài chính trong thu hút và quản lý FDI, kinh nghiệm của
một số nƣớc châu Á trong việc sử dụng các công cụ tài chính để thu hút FDI, đánh
giá thực trạng sử dụng các giải pháp tài chính trong thu hút và quản lý FDI ở Việt
Nam giai đoạn 1998 - 2000 đã đề ra các giải pháp cụ thể về tiền tệ, chi ngân sách,
thuế… và cũng đề ra các điều kiện cần thiết để thu hút và tăng cƣờng quản lý FDI

giai đoạn 2001 - 2010. Tuy nhiên luận án mới chỉ đề cập đến các giải pháp về tài
chính, chƣa đề cập đến các yếu tố ảnh hƣởng chung đến thu hút FDI [59].
Trần Đăng Long (2002). Luận án này tác giả đã tiến hành nghiên cứu về lý
thuyết và thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động FDI của Thành
phố Hồ Chí Minh, để ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc đối với
hoạt động FDI. Tuy nhiên luận án mới nghiên cứu các giải pháp về góc độ quản lý
vĩ mô của Nhà nƣớc, chƣa xem xét đến góc độ quản lý vi mô của địa phƣơng [40].
Trần Anh Phƣơng (2004). Tác giả đã đánh giá thực trạng thu hút FDI của


12

nhóm G7 vào Việt Nam giai đoạn 1988 - 2002, xem xét mức độ tác động tới quá
trình kinh tế xã hội của đất nƣớc để từ đó đề ra 2 nhóm giải pháp cấp bách nhƣ: gia
tăng FDI từ Nhật Bản, Anh, Mỹ, Pháp và nhóm giải pháp lâu dài. Luận án chƣa đi
sâu phân tích, đánh giá tình hình thu hút FDI đối với các nƣớc có số vốn FDI lớn
đang đầu tƣ vào Việt Nam [47].
Nguyễn Thị Kim Nhã (2005). Tác giả đã mô tả bức tranh toàn cảnh về thu hút
FDI ở Việt Nam năm 1988 đến 2005 [44], đánh giá các mặt thành công và hạn chế các
hoạt động thu hút FDI tại Việt Nam, phân tích các nguyên nhân ảnh hƣởng đến thành
công và hạn chế đó. Từ đó nêu rõ các vấn đề cần tiếp tục xử lý để tăng cƣờng thu hút
FDI trong thời gian tới. Điểm mới của luận án này là khi tính lƣợng vốn FDI vào Việt
Nam thì chỉ tính phần vốn đƣa từ bên ngoài vào và cũng đã luận giải một cách khoa
học khái niệm “Hiệu quả các dự án FDI đã triển khai” là một nhân tố tác động đến thu
hút FDI của một quốc gia.
Hà Thanh Việt (2007) [70]. Tác giả cũng đã phân tích luận giải về các nhân
tố ảnh hƣởng đến khả năng thu hút và sử dụng hiệu quả vốn FDI trên một vùng kinh
tế của một quốc gia, khái quát đƣợc bối cảnh kinh tế - xã hội của vùng Duyên hải
miền trung và nhấn mạnh đến tầm quan trọng của vốn FDI trên cơ sở phân tích đánh
giá thực trạng về hiệu quả của thu hút và sử dụng vốn FDI tại vùng Duyên hải miền

trung và những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên. Từ đó đề ra 3 nhóm
giải pháp và có những giải pháp đặc thù áp dụng riêng cho vùng Duyên hải miền
trung. Tác giả chỉ đứng trên quan điểm quản lý nhà nƣớc để đánh giá khả năng thu
hút FDI và hiệu quả thu hút FDI của một vùng.
Nguyễn Trọng Hải (2008). Tác giả đã hệ thống hóa và hoàn thiện các khái
niệm, các Tiêu chí, quy trình phân tích thống kê về hiệu quả kinh tế của FDI, đặc biệt
luận án đã phát triển đƣợc: phƣơng pháp đồ thị không gian ba chiều trong phân tích
nhân tố, phân tích dãy số thời gian đa Tiêu chí, phƣơng pháp chỉ số mở rộng trong phân
tích hiệu quả kinh tế, tác giả cũng đã đề xuất đƣợc các giải pháp và kiến nghị có tính
khả thi nhằm nâng cao chất lƣợng của công tác phân tích thống kê hiệu quả kinh tế FDI
và tăng cƣờng hiệu quả FDI tại Việt Nam. Tuy nhiên luận án chỉ tập trung đánh giá
hiệu quả kinh tế của các dự án FDI chứ không nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến
thu hút FDI [31].
Nguyễn Thị Ái Liên (2011. Luận án đã đƣa ra bức tranh tổng thể lý luận về


13

môi trƣờng đầu tƣ gồm khái niệm, đặc điểm, phân loại, các yếu tố của môi trƣờng
đầu tƣ các chỉ số môi trƣờng đầu tƣ mà các nghiên cứu khác chỉ đề cập phần nào và
chƣa đầy đủ. Tác giả cũng đã vận dụng phƣơng pháp Pareto vào quá trình nghiên
cứu luận án nhằm tìm ra yếu tố quan trọng gây trở ngại đến hoạt động FDI, luận án
đã đề xuất quy trình đánh giá, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ theo phƣơng pháp Pareto.
Tuy nhiên đề tài tập trung nghiên cứu ảnh hƣởng các môi trƣờng chính trị, các thủ
tục hành chính và ổn định kinh tế cấp vĩ mô của nền kinh tế [41].
Nguyễn Xuân Trung (2012). Luận án đã làm rõ thêm chất lƣợng FDI trong
bối cảnh mới hiện nay, đánh giá chất lƣợng FDI trong giai đoạn 2001 – 2010 dƣới
góc độ Nhà nƣớc qua các tiêu chí: Hiệu quả sử dụng vốn, đóng góp phát triển kinh
tế và thu ngân sách, một số vấn đề về xã hội đối với ngƣời lao động…tác động đến
vĩ mô của nề kinh tế qua đó đề xuất những yêu cầu và giải pháp nhằm nâng cao chất

lƣợng FDI tại Việt Nam trong quá trình thực hiện chiến lƣợc kinh tế xã hội [66].
Đỗ Đức Bình (2013) [13]. Tác giả tập trung làm rõ những bất cập, yếu kém
chủ yếu trong thu hút FDI của Việt Nam và gợi mở một số hƣớng và giải pháp để
hoàn thiện nhằm thu hút FDI có hiệu quả.
Đỗ Đức Bình và các cộng sự (2014). Công trình nghiên cứu đã khái quát các
nhân tố ảnh hƣởng đến thu hút FDI nhằm phát triển kinh tế, đánh giá thực trạng thu hút
FDI vào các tỉnh trung du miền núi phía bắc theo phƣơng pháp thống kê, so sánh về thu
hút FDI vào các tỉnh với toàn quốc, từ đó đề xuất các quan điểm và giải pháp thu hút
FDI để phát triển kinh tế. Tuy nhiên công trình nghiên cứu mới đi sâu phân tích, đánh
giá thu hút FDI để phát triển về kinh tế, chƣa xem xét tác động của FDI đến các vấn đề
về môi trƣờng và xã hội [14].
1.2.2. Các công trình nghiên cứu về kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài tác động đến kinh tế, xã hội và môi trường
Nguyễn Mại (2013). Tác giả đã nghiên cứu tổng quát hoạt động FDI ở Việt
Nam đến 2002, xem xét tác động của FDI đến tăng trƣởng kinh tế cả về chiều rộng
và chiều sâu. FDI có tác động tích cực đến tăng trƣởng kinh tế thông qua kênh đầu
tƣ ở mức độ quốc gia. Tuy nhiên tác giả chủ yếu đánh giá tác động của FDI ở ngành
công nghiệp chế biến nhờ di chuyển lao động và áp lực cạnh tranh [37].
Nguyễn Thị Phƣơng Hoa (2004). Tác giả đã sử dụng cả hai phƣơng pháp định


14

tính và định lƣợng để đánh giá tác động của FDI đến tăng trƣởng kinh tế của của các địa
phƣơng thông qua hình thành và tích lũy vốn và mối quan hệ giữa FDI với xoá đói, giảm
nghèo. Theo tác giả, FDI có tác động tích cực ở cấp độ quốc gia đối vơi nhóm ngành chế
biến nông lâm sản thông qu kênh di chuyển lao động. Các kết luận này chƣa thật sự
thuyết phục do di chuyển lao động chƣa đủ để có tác động tràn của vốn FDI [33].
Nguyễn Thị Tuệ Anh cùng các cộng sự (2006) [1]. Nhóm tác giả đã tiến
hành các phân tích định lƣợng đánh giá tác động của FDI tới tăng trƣởng kinh tế

qua kênh hình thành tài sản vốn, sau đó đánh giá tác động tràn của FDI tới doanh
nghiệp. Nhóm tác giả khẳng định FDI đã đóng góp tích cực vào tăng trƣởng ở Việt
Nam và mức độ đóng góp tăng lên khi Việt Nam chính thức hội nhập vào nền kinh
tế khu vực và thế giới. Đồng thời, ở góc độ vi mô thì: Khu vực có vốn FDI có năng
suất và thu nhập cao hơn các khu vực khác; Sự xuất hiện của DN FDI làm thay đổi
NSLĐ của các doanh nghiệp trong nƣớc theo hƣớng tích cực; Khu vực có vốn FDI
tập trung trong các ngành sản xuất đƣợc bảo hộ, tập trung vốn có thể ngăn cản quá
trình di chuyển lao động giữa các DN FDI sang doanh nghiệp trong nƣớc, hoặc sang
các ngành khác, nhất là di chuyển lao động có trình độ kỹ năng. Nhƣ vậy, khả năng
xuất hiện tác động tràn tích cực do di chuyển lao động là rất hạn chế.
Lê Xuân Bá (2006). Tác giả đã đánh giá tác động của FDI tới tăng trƣởng
kinh tế nƣớc ta thông qua hai kênh quan trọng là vốn đầu tƣ và tác động tràn. Kết
quả cho thấy, FDI có tác động tích cực, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Tuy nhiên
phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn ở nhóm ngành có vai trò chủ đạo trong ngành công
nghiệp chế biến của Việt Nam và cũng là những ngành thu hút nhiều FDI trong
những năm vừa qua: ngành dệt may, chế biến thực phẩm và cơ khí điện tử [8].
Hoàng Hà, Ngô Thắng Lợi, Vũ Thành Hƣởng (2009). Một số giải pháp giải
quyết việc làm. nhà ở, đảm bảo đời sống cho ngƣời lao động và đảm bảo an sinh nhằm
phát triển các KCN của tỉnh Hƣng Yên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Các nghiên cứu này khảo sát đánh giá về vấn đề xã hội trong các KCN có các DN FDI
về: việc làm, đời sống của ngƣời lao động và các chính sách về đời sống, lao động hiện
hành có phù hợp với thực tế trong hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN hay
không, Qua đó, các tác giả đã đề xuất các giải pháp để điều chỉnh, bổ sung chính sách
nhằm phù hợp với thực tế [30].
Nguyễn Khắc Minh và Nguyễn Việt Hùng (2008). Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy


15

vốn của các công ty FDI có ảnh hƣởng tích cực đến các doanh nghiệp nội địa và nếu

vốn FDI ở các DN FDI tăng thì mức độ cạnh tranh trong ngành sẽ ngày càng gia tăng.
Tuy nhiên nhóm tác giả chỉ sử dụng cơ sở số liệu FDI của ngành chế tác Việt Nam để
đánh giá tác động đến năng suất [38].
Trần Minh Tuấn (2010). Tác giả cho rằng: FDI đã đóng góp quan trọng cho
tăng trƣởng kinh tế; tạo việc làm, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực; chuyển giao
công nghệ. Nhƣng các DN FDI cũng gây ra tác động tiêu cực cho nền kinh tế nhƣ:
hiện tƣợng chuyển giá; không thực hiện cam kết xuất khẩu hàng hoá, chuyển sang
tiêu thụ nội địa; trình độ công nghệ trung bình thậm chí thấp và FDI đang có nguy cơ
làm ô nhiễm môi trƣờng trầm trọng hơn [61].
Nguyễn Phú Tụ và Huỳnh Công Minh (2010) [62]. Nhóm tác giả đã sử dụng số
liệu từ năm 2003 – 2007 để kiểm định mối quan hệ hai chiều giữa vốn FDI và tăng
trƣởng kinh tế. Kết quả cho thấy, FDI và tăng trƣởng kinh tế có mối quan hệ hai chiều
tích cực. FDI tác động tích cực tới tăng trƣởng kinh tế. Tuy nhiên, tác động của FDI tới
tăng trƣởng kinh tế lại phụ thuộc vào khả năng hấp thụ của nền kinh tế. Các tác giả cho
rằng để nâng cao năng lực thu hút FDI thời kỳ hậu khủng hoảng cần tạo môi trƣờng
đầu tƣ lành mạnh để tạo sức hấp dẫn cho môi trƣờng đầu tƣ của Việt nam.
Đào Thị Bích Thủy (2012) [55]. Tác giả cho rằng tác động rõ ràng nhất của
đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài là sự bổ sung nguồn vốn vật chất cho nền kinh tế và
giúp gia tăng sản lƣợng tiềm năng. Tuy nhiên, lƣợng đầu tƣ nƣớc ngoài tại mỗi thời
kỳ, ngoài việc đƣợc xác định bởi trữ lƣợng vốn thuộc sở hữu trong nƣớc, còn bị chi
phối bởi yếu tố công nghệ sản xuất và lãi suất thế giới. Cụ thể, tỷ trọng đầu tƣ cho
vốn nhân lực cao hơn so với vốn vật chất sẽ dẫn đến tốc độ tăng trƣởng cao hơn cho
cả GDP và GNP song lại tạo ra ít việc làm hơn cho lao động phổ thông.
Hồ Đắc Nghĩa (2014) [46]. Tác giả sử dụng mộ hình kinh tế lƣợng và đi đến
kết luận: nhịp tăng vốn FDI sẽ tác động tới nhịp tăng GDP từ năm thứ 2 và kéo dài
khoảng 4 năm. Ngoài ra trong luận án, tác giả còn đánh giá ảnh hƣởng của FDI đến
các doanh nghiệp trong nƣớc. Kết quả chỉ ra: phần chia vốn nƣớc ngoài có tác động
thuận chiều tới giá trị doanh thu của các doanh nghiệp trong ngành chế tác và đầu tƣ
nƣớc ngoài đã kích thích cải tiến công nghệ, tổ chức quản lý tốt hơn trong các
doanh nghiệp cùng ngành không chỉ trực tiếp mà còn thông qua tác động gián tiếp.

Nguyễn Minh Tiến (2014) [58]. Tác giả sử dụng mô hình phân tích và xử lý dữ


16

liệu. Kết quả cho thấy: dòng vốn FDI có vai trò tích cực đối với tăng trƣởng kinh tế ở
vùng đồng bằng sông Hồng; FDI thể hiện tác động dƣơng đối với tăng trƣởng kinh tế ở
liên kết vùng thuộc miền Nam; và FDI theo đặc tính đô thị chỉ tồn tại tác động dƣơng
đến tăng trƣởng ở liên kết vùng thuộc miền Bắc.
Các nghiên cứu trong nƣớc về FDI và tác động của FDI đến tăng trƣởng kinh
tế rất nhiều, các nghiên cứu đều có đánh giá tích cực của FDI tác động đến tăng
trƣởng kinh tế trên góc độ vĩ mô đồng thời tác động đến môi trƣờng và các vấn đề
xã hội, nhƣng các yếu kém, hạn chế đều lý giải do quản lý của Nhà nƣớc, các Bộ,
ngành và chính quyền địa phƣơng, chƣa đánh giá tác động FDI gây ra các vấn đề về
môi trƣờng và xã hội.
1.2.3. Các công trình nghiên cứu về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
phát triển khu công nghiệp của tỉnh Hưng Yên theo hướng bền vững
1.2.3.1. Các công trình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát
triển bền vững
Vũ Quốc Tuấn (2006), “Phát triển bền vững” Cổng Thông tin Kinh tế Việt
Nam, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ƣơng. Theo tác giả, PTBV bao gồm
sáu nội dung chủ yếu sau: Tăng trƣởng kinh tế nhanh trên cơ sở giải phóng mạnh
mẽ sức sản xuất, phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế, khuyến khích phát
triển mạnh mẽ kinh tế tƣ nhân, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, đẩy mạnh sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; Tăng trƣởng kinh tế
phải đi đôi giải quyết các vấn đề xã hội nhƣ tiến bộ và công bằng xã hội, tạo công
ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, tệ nạn xã hội và phòng chống tham nhũng; Bảo vệ
và cải thiện môi trƣờng; Phát triển văn hóa, giáo dục và khoa học công nghệ để nêu
cao giá trị con ngƣời Việt Nam và tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc; Bảo đảm tự do dân chủ; Phát triển con

ngƣời, Nhà nƣớc cần có chiến lƣợc đào tạo, bồi dƣỡng và trọng dụng nhân tài. Đó
chính là chỗ dựa vững chắc để phát triển bền vững [60].
GS.TS Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thƣờng Lạng (2006) [10]. Nhóm tác giả đã
phân tích, làm rõ vai trò của FDI đối với nƣớc đi đầu tƣ và nƣớc tiếp nhận đầu tƣ,
trên cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực. Các tác giả cũng đã chỉ ra những vấn đề
kinh tế - xã hội nảy sinh trong thu hút FDI vào Việt Nam trong những năm tới.
Những vấn đề nảy sinh trong thu hút FDI đƣợc các tác giả đƣa ra khá toàn diện và
mặc dù, nghiên cứu không đề cập trực diện đến vấn đề FDI với phát triển bền vững,


17

nhƣng những đánh giá về ảnh hƣởng của FDI đã đƣợc xem xét toàn diện trên cả ba
trụ cột của phát riển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Tuy nhiên công
trình nghiên cứu đánh giá chung các DN FDI tác động đến những vấn đề xã hội,
chƣa tách riêng loại FDI nào có tác động chính.
Trần Thanh Bình (2008) [9]. Tác giả đã làm rõ mối quan hệ giữa vốn FDI
đối với PTBV về xã hội thông qua đánh giá một số tác động chủ yếu: nhƣ tạo công
ăn việc làm, giảm đói nghèo, vấn đề chênh lệch mức sống, bất bình đẳng xã hội và
một số xung đột lợi ích có thể xảy ra từ nguồn vốn này. Theo tác giả, tác động của
khu vực FDI đối với các mục tiêu xã hội là mang tính hai mặt: FDI có xu hƣớng
thúc đẩy tăng năng suất, dẫn đến tăng việc làm, tăng thu nhập; FDI lại dẫn đến thất
nghiệp cho một nhóm ngƣời khác.
Đỗ Đức Bình (2010) [12]. Theo tác giả, cơ cấu FDI tại Việt Nam phải phù
hợp với sự phát triển nhằm hạn chế các ngành khai thác tài nguyên, đặc biệt là
những loại tài nguyên không thể tái tạo đƣợc; cần hƣớng mạnh FDI vào lĩnh vực
nông nghiệp; thu hút FDI phải gắn với hiệu quả FDI, gắn với bảo vệ môi trƣờng; tái
cơ cấu FDI phải gắn với yêu cầu nâng cao mức độ tham gia và hiệu quả tham gia
của Việt Nam vào mạng lƣới sản xuất, phân phối và giá trị toàn cầu; tái cơ cấu FDI
phải gắn với việc điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát riển kinh tế.

Nguyễn Minh Tuấn (2010). Tác giả cho rằng vốn FDI là một phần quan
trọng đối với kinh tế - xã hội của các quốc gia nói chung và đặc biệt đối với các
nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam nói riêng. Tác giả cũng đã phân tích những tác
động tiêu cực của nguồn vốn FDI đối với nƣớc tiếp nhận đầu tƣ đồng thời liên hệ
trƣờng hợp của Việt Nam và cho rằng nguồn vốn này không phải lúc nào cũng đảm
bảo tính bền vững trong phát triển [61].
Luận án tiến sĩ của Nguyễn Minh Thu (2013). Luận án đề xuất quy trình và
phƣơng pháp tính chỉ số tổng hợp đánh giá PTBV ở Việt Nam. Đây là nghiên cứu toàn
diện đầu tiên về mặt phƣơng pháp luận, gồm các bƣớc: Tính các chỉ số riêng biệt dựa
trên các Tiêu chí trong hệ thống Tiêu chí thống kê PTBV; Tính bốn chỉ số thành phần
tƣơng ứng với bốn nhóm Tiêu chí thống kê PTBV; Tính chỉ số tổng hợp PTBV trên cơ
sở tính bình quân. Trong từng bƣớc, luận án phân chia thành các trƣờng hợp cụ thể để
lựa chọn công thức tính và các yếu tố tƣơng ứng phù hợp. Tác giả tính toán thử nghiệm
chỉ số PTBV ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 trên cơ sở các công thức đã đề xuất.
Việc tính toán này tạo điều kiện đánh giá thực trạng bền vững trong quá trình phát triển


18

của Việt nam trong giai đoạn trên. Kết quả cho thấy sự phát triển của nƣớc ta không thực
sự bền vững [54].
Năm 2013, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ tổ chức một hội thảo cấp Nhà nƣớc có quy
mô lớn về chủ đề FDI tại Việt Nam qua 25 năm nhìn lại [17]. Tài liệu này bao gồm 26
bài tham luận của các nhà nghiên cứu và quản lý cấp cao về các vấn đề toàn diện của
FDI ở Việt Nam. Từ những nội dung liên quan đến lịch sử FDI 25 năm tại Việt Nam
cho đến các vấn đề định hƣớng phát triển và thu hút FDI trong thời gian tới, Kinh
nghiệm và phân cấp quản lý FDI tại Việt Nam, chính sách thu hút FDI (hạ tầng, thuế,
đất đai, cải cách hành chính...), Định hƣớng phát triển KCN, khu kinh tế để thu hút
FDI, Bài học trong quản lý và thu hút FDI tại Đồng Nai, Hải Dƣơng, Bắc Ninh, Nghệ
An, Đà Nẵng, Bình Dƣơng... Tài liệu quý giá này cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích

cho việc hình thành các thông tin tổng quan và các thông tin đặc thù vùng, miền cho tác
giả trong việc hình thành và hoàn thiện hƣớng nghiên cứu sau này.
1.2.3.2. Các công trình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát
triển khu công nghiệp theo hướng bền vững
Nguyễn Văn Thanh (2006). Tác giả đã phân tích vai trò của FDI đối với phát
triển về kinh tế của, đặc biệt là FDI trong các KCN, khu chế xuất và đề xuất các giải
pháp thúc đẩy nâng cao hiệu quả kinh tế thông qua tận dung ƣu thế liên kết trong
phát triển KCN theo hƣớng tăng cƣờng liên kết giữa các doanh nghiệp và phát triển
các ngành công nghiệp phụ trợ [51].
Trần Thị Tuyết Lan (2014). Tác giả đã đƣa ra các yêu cầu đối với FDI theo
hƣớng PTBV, đề xuất các nhóm tiêu chí đánh giá FDI đối với PTBV vùng kinh tế
trọng điểm. Dựa trên phƣơng pháp tổng hợp và so sánh thực trạng của các DN FDI
với vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ qua các tiêu chí đánh giá về các Tiêu chí kinh tế,
xã hội và môi trƣờng. Từ đó, tác giả đề xuất giải pháp về: hoàn thiện hệ thống pháp
luật và chính sách; Xây dựng chiến lƣợc FDI và quy hoạch thu hút FDi ; Nâng cao
hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động FDI đối với cả nƣớc và vùng Kinh tế
trọng điểm Bắc bộ [39].
1.2.3.3. Các công trình nghiên cứu về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào khu công nghiệp ở Hưng Yên theo hướng bền vững
Nghiên cứu của Phạm Thị Tuyết Nhung (2013). Tác giả đã sử dụng mô hình
phân phối trễ để đánh giá mối quan hệ của FDI vào tỉnh Hƣng Yên với các chỉ số:
Tổng sản phẩm khu vực; lao động; Thuế và xuất khẩu. Kết quả cho thấy, tác động


×