Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

“Thực trạng và giải pháp phát triển rau vụ đông an toàn”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.19 KB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG - LÂM BẮC GIANG
KHOA KINH TẾ - TÀI CHÍNH

BÁO CÁO
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
CHUYÊN ĐỀ:
“THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN RAU VỤ ĐÔNG

AN TOÀN” TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐÔNG HƯNG - HUYỆN LỤC NAM
TỈNH BẮC GIANG”

Người hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Lớp
Khóa học

:
:
:
:

Th.S: Phạm Thị Phương
Đào Thị Khuyến
DLTV – KT 6B
2016 – 2019

Bắc Giang, tháng 4 năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong báo cáo


này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện báo cáo này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong báo cáo này đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Bắc Giang, ngày 10 tháng 3 năm 2019
Tác giả

Đào Thị Khuyến

i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các tổ chức và các cá nhân. Tôi xin
bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài này.
Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học
Nông Lâm Bắc Giang, Phòng Đào tạo, Khoa Kinh tế - Tài chính của nhà
trường cùng các Thầy Cô giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tôi
trong suốt quá trình học tập; đặc biệt là tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc
đến Cô giáo, thạc sĩ Phạm Thị Phương, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ
tôi trong quá trình thực hiện chuyên đề này.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các đồng chí lãnh đạo Đảng ủy Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận tổ quốc xã Đông
Hưng, các đồng chí cán bộ chuyên môn đã giúp đỡ tôi thu thập thông tin, số
liệu trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài.
Xin chân thành cảm ơn tất các bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp
đỡ nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành đề tài này.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, đề tài của tôi chắc hẳn không thể
tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót, tôi rất mong nhận đuợc sự đóng góp của

các Thầy Cô giáo cùng toàn thể bạn đọc.
Xin trân trọng cảm ơn!
Bắc Giang, ngày 10 tháng 3 năm 2019
Tác giả

Đào Thị Khuyến

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU...............................................................................v
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................2
2.1 Mục tiêu chung............................................................................................2
2.2 Mục tiêu cụ thể............................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................2
3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài.................................................................2
3.2 Phạm vi nghiên cứu....................................................................................2
4. Kết cấu của báo cáo.......................................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHÁT TRIỂN
RAU AN TOÀN......................................................................................4
1.1. Khái niệm rau an toàn................................................................................4
1.2. Vị trí, tầm quan trọng của cây rau nói chung.............................................4
1.3. Tình hình nghiên cứu và sản xuất rau trên thế giới và Việt Nam...............7
1.3.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất rau trên thế giới:................................7

1.3.2. Tình hình phát triển rau ở Việt Nam........................................................9
1.3.3. Một số quy định về sản xuất rau an toàn...............................................12
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................................17
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu xã Đông Hưng – Lục Nam – Bắc Giang
...............................................................................................................17
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên của xã Đông Hưng...................................................17
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................19

iii


2.1.3 Khái quát tình hình sản xuất và phát triển kinh tế -xã hội của Xã Đông
Hưng......................................................................................................22
2.2. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................24
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin............................................................24
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu....................................................................25
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu..............................................................25
2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu đề tài.......................................................25
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................26
3.1. Thực trạng sản xuất rau vụ đông an toàn của các hộ nông dân trên địa
bàn xã Đông Hưng................................................................................26
3.1.1 Điều kiện sản xuất..................................................................................26
3.1.2. Chủng loại, thời vụ và quy trình kỹ thuật..............................................31
3.1.3. Diện tích, sản lượng một số rau vụ đông chính của các nhóm hộ có
gieo trồng..............................................................................................36
3.1.4. Tình hình đầu tư chi phí cho một số loại rau chủ yếu của các hộ điều
tra..........................................................................................................38
3.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện quy trình sản xuất rau vụ
đông ở xã Đông Hưng...........................................................................47

3.2. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc phát triển rau vụ đông an toàn ở
xã Đông Hưng trong thời gian tới.........................................................51
3.2.1. Về giống................................................................................................51
3.2.2 Về vốn....................................................................................................52
3.2.3.Về kỹ thuật.............................................................................................52
3.2.4.Về tiêu thụ sản phẩm..............................................................................53
3.2.5.Về chính sách.........................................................................................53
3.2.6. Những giải pháp khác............................................................................55
KẾT LUẬN.....................................................................................................56
Kết luận...........................................................................................................56
Kiến nghị.........................................................................................................57
iv


TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................59
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Lượng dinh dưỡng của một số loại cây trồng...................................6
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất, sản lượng rau của thế giới và Châu Á qua
các năm từ 2014 đến 2018......................................................................7
Bảng 1.3: Các nước xuất khẩu rau tươi lớn trên thế giới từ 2011 đến 2015....8
Bảng 1.4: Các nước nhập khẩu rau lớn trên thế giới từ năm 2013 đến 2017
.................................................................................................................8
Bảng 1.5: Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng rau các loại phân theo
vùng (1995 và 2005).............................................................................10
Biểu 2.1. Tình hình sử dụng đất đai xã Đông Hưng năm 2016.......................18
Biểu 2.2. Tình hình dân số, nhân khẩu của xã Đông Hưng năm 2016-2018
...............................................................................................................19
Biểu 2.3: Cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng xã Đông Hưng, Lục Nam, Bắc Giang
...............................................................................................................21
Bảng 2.4: Tình hình phát triển kinh tế xã qua 3 năm (2016-2018).................22

Bảng 2.5: Tình hình phát triển một số giống cây trồng chính trên địa bàn
Xã năm 2016-2018................................................................................23
Bảng 3.1: Tổng hợp số hộ đại diện được chọn khảo sát.................................26
Bảng 3.2. Đặc điểm của chủ hộ điều tra..........................................................27
Bảng 3.3. Đặc điểm của hộ điều tra................................................................28
Bảng 3.4 Tình hình đất đai và lao động của các hộ điều tra...........................29
Bảng 3.5 Một số tư liệu chủ yếu sử dụng cho sản xuất rau của các nhóm hộ.......30
Bảng 3.6: Số năm trồng rau, chủng loại, thời vụ và quy trình kỹ thuật trong
sản xuất rau của các hộ điều tra............................................................32
Bảng 3.7: Diện tích, sản lượng một số loại rau vụ đông của các nhóm hộ có
gieo trồng..............................................................................................37
Bảng 3.8: Chi phí cho 1 sào su hào của các hộ điều tra (tính BQ cho 1 hộ
có gieo trồng)........................................................................................39
Bảng 3.9: Chi phí cho 1 sào cải bắp của các nhóm hộ điều tra (tính BQ cho
1 hộ có gieo trồng)................................................................................41
v


Bảng 3.10: Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất su hào của các nhóm hộ
điều tra...................................................................................................43
Bảng 3.11. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất cải bắp của các nhóm hộ
điều tra...................................................................................................45

vi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rau là thực phẩm không thể thiếu trong đời sống hàng ngày và không
thể thay thế đối với sức khỏe con người. Đặc biệt nó là một nhân tố tích cực,

quan trọng trong cân bằng dinh dưỡng và tăng sức đề kháng, thể trạng cho cơ
thể. Chính vì thế, rau xanh trở thành sản phẩm nông nghiệp phổ biến, có giá
trị kinh tế cao và có thị trường tiêu thụ rộng lớn không chỉ đáp ứng nhu cầu
trong nước mà còn xuất khẩu.
Trong ăn uống hàng ngày rau tươi có vai trò đặc biệt quan trọng. Từ xa
xưa dân gian có câu “Cơm không rau như người đau không thuốc”, như vậy
ta có thể thấy rằng rau là một thành phần không thể thiếu được trong bữa ăn
hàng ngày của con người. Đặc biệt là khi lương thực và các thức ăn giầu đạm
đã được đảm bảo thì yêu cầu về số lượng và chất lượng rau cũng gia tăng như
một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng.
Trong rau có đầy đủ các chất bổ cần thiết cho cơ thể con người như:
Khoáng, đường, đạm, vitamin. Trong đó vitamin là chủ yếu và đóng vai trò
hết sức quan trọng. Mỗi loại vitamin đều có chức năng riêng biệt, nếu thiết
một loại nào đó thì cơ thể con người phát triển không bình thường.
Ngoài ra rau còn cho một số loại khoáng đáng kể như: Ca, Fe, Mg… có
nhiều tác dụng trong việc bồi bổ sức khoẻ, chống thiếu máu, tăng cường sức
rẻo dai và kháng bệnh rất tốt. Cây rau cũng là nguồn bổ sung đáng kể năng
lượng cho con người. Do vậy rau là một thực phẩm không thể thiếu được ở
mọi tầng lớp trong xã hội.
Theo các nhà dinh dưỡng học thì trong một ngày mỗi người cần 250 –
300g rau mới đáp ứng đủ nhu cầu về lượng vitamin. Trong khi đó thực tế bình
quân rau trên đầu người ở nước ta mới chỉ đạt 180g/người/ngày. Những năm
gần đây do nhu cầu rau xanh của xã hội ngày một tăng, việc sản xuất rau đang
được chú ý, coi trọng và đã từng bước gặt hái được những thành công đáng
kể. Diện tích trồng rau được mở rộng và phát triển quy mô hơn.
1


Để đáp ứng được nhu cầu rau quả thực phẩm cao cấp phong phú cho
sinh hoạt trong nước và xuất khẩu nhằm nâng cao đời sống cho nhân dân.

Trong những năm qua, xã Đông Hưng đã tập trung mọi nguồn lực để phát
triển sản xuất cây vụ đông. Trong quá trình phát triển đã đạt những kết quả
nhất định như mở rộng diện tích, đầu tư thâm canh tăng năng suất và nâng cao
hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, việc phát triển sản xuất cũng gặp một số khó
khăn như công tác quy hoạch vùng sản xuất rau, kỹ thuật đầu tư thâm canh,
tiêu thụ và giá bán rau…
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu Chuyên
đề “Thực trạng và giải pháp phát triển rau vụ đông an toàn” trên địa bàn
xã Đông Hưng - Huyện Lục Nam - Tỉnh Bắc Giang.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển rau vụ đông an toàn của xã
Đông Hưng - Huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang. Đề xuất một số giải pháp
hữu hiệu nhằm phát triển cây rau vụ đông một cách bền vững.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển rau an toàn
- Nghiên cứu thực trạng phát triển cây rau vụ đông trên địa bàn xã, làm
rõ một số vấn đề về phát triển vùng rau trên địa bàn xã.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển rau vụ đông an
toàn trên địa bàn xã Đông Hưng .
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu để phát triển bền vững rau vụ đông.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Là các vấn đề liên quan đến phát triên sản xuất rau vụ đông tại xã Đông
Hưng, với các quy trình sản xuất rau vụ đông đang được áp dụng.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về thời gian: Số liệu thu thập qua 3 năm từ 2016 – 2018.
2



- Phạm vi về Không gian: Tập trung nghiên cứu thực trạng và kết quả
việc thực hiện quy trình sản xuất rau vụ đông, các yếu tố ảnh hưởng và các
giải pháp kinh tế, tổ chức chủ yếu để thúc đẩy phát triển rau vụ đông an toàn.
- Phạm vi về nội dung:
Đề tài tập trung nghiên cứu vào hai loại rau vụ đông chủ yếu của xã là
su hào, cải bắp.
4. Kết cấu của báo cáo
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì báo cáo được chia làm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển rau an toàn
Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA PHÁT TRIỂN RAU AN TOÀN
1.1. Khái niệm rau an toàn
Rau an toàn là một khái niệm chung để chỉ các loại rau được sản xuất
và cung cấp đến người tiêu dùng đảm bảo đủ an toàn thực phẩm. Rau an toàn
có thể chứa một lượng hóa chất và các sinh vật gây hại tồn dư trong quá trình
canh tác ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn cho người tiêu
dùng và môi trường.
1.2. Vị trí, tầm quan trọng của cây rau nói chung
Cây rau có vị trí rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và đời sống
xã hội nên từ xa xưa nông dân ta đã có câu “Nhất canh trì, nhị canh viên, tam
canh điền” (thứ nhất thả cá, thứ nhì làm vườn, thứ ba làm ruộng)
Các loại rau tươi của nước ta rất phong phú. Nhìn chung ta có thể chia
rau tươi thành nhiều nhóm: nhóm rau xanh như rau cải, rau muống, rau xà
lách, rau cần...; nhóm rễ củ như cà rốt, củ cải, su hào, củ đậu...; nhóm cho quả

như cà chua, cà bát, cà pháo, dưa chuột...; nhóm hành gồm các loại hành,
tỏi,.v.v...
Trong ăn uống hàng ngày, rau tươi có vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy
lượng protid và lipid trong rau tươi không đáng kể, nhưng chúng cung cấp
cho cơ thể nhiều chất hoạt tính sinh học, đặc biệt là các muối khoáng có tính
kiềm, các vitamin, các chất pectin và axit hữu cơ. Ngoài ra trong rau tươi còn
có loại đường tan trong nước và chất xenluloza.
Một đặc tính sinh lý quan trọng của rau tươi là chúng có khả năng gây
thèm ăn và ảnh hưởng tới chức phận tiết của tuyến tiêu hoá. Tác dụng này đặc
biệt rõ rệt ở các loại rau có tính tinh dầu như rau mùi, rau thơm, hành, tỏi...Ăn
rau tươi phối hợp với những thức ăn nhiều protid, lipid, glucid làm tăng rõ rệt
sự tiết dịch của dạ dày. Thí dụ: trong chế độ ăn có cả rau và protid thì lượng
dịch vị tiết ra tăng gấp hai lần so với chế độ ăn chỉ có protid. Cũng vì vậy, bữa

4


ăn có rau tươi tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiêu hoá và hấp thu các thành
phần dinh dưỡng khác.
Ngoài ra men trong rau tươi có ảnh hưởng tốt tới quá trình tiêu hoá,
như các men trong củ hành có tác dụng tương tự men pepsin của dịch vị, các
men của cải bắp và xà lách cũng có tác dụng tương tự trypsin của tuyến tuỵ.
Về thành phần và giá trị dinh dưỡng của rau tươi có khác nhau tuỳ theo
từng loại rau. Lượng protid trong rau tươi nói chung thấp (dao động từ 0,51,5%). Tuy vậy có nhiều loại rau người ta thấy một hàm lượng protid đáng kể
như nhóm đậu tươi, đậu đũa (4-6 %), rau muống (2,7%), rau sắng (3,9%), rau
ngót (4,1 %), cần tây (3,1%), su hào, rau giền, rau đay (1,8-2,2%). Về glucid,
trong rau tươi có các loại đường đơn dễ hấp thu, tinh bột, xenluloza và các
chất pectin. Hàm lượng trung bình của glucid trong rau tươi khoảng 3-4 %, có
những loại có tới 6-8%. Chất xenluloza của rau có vai trò sinh lý lớn vì cấu
trúc của nó mịn màng hơn xenluloza của ngũ cốc. Trong rau, xenluloza ở dưới

dạng liên kết với các chất pectin tạo thành phức hợp pectin-xenluloza có tác
dụng kích thích mạnh chức năng nhu động ruột và tiết dịch của ruột giúp tiêu
hoá dễ dàng.
Rau tươi là nguồn vitamin và muối khoáng quan trọng. Nhu cầu về
vitamin và muối khoáng của con người được cung cấp qua bữa ăn hàng ngày
qua rau tươi. Hầu hết các loại rau tươi thường dùng của nhân dân ta đều giàu
vitamin nhất là vitamin A và C là những vitamin hầu như không có hoặc có
chỉ có rất ít trong thức ăn động vật. Các chất khoáng trong rau tươi cũng rất
quan trọng. Trong rau có nhiều chất khoáng có tính kiềm như kali, canxi,
magiê. Chúng giữ vai trò quan trọng trong cơ thể và cần thiết để duy trì kiềm
toan. Trong cơ thể những chất này cho những gốc tự do cần thiết để trung hoà
các sản phẩm axít do thức ăn hoặc do quá trình chuyển hoá tạo thành. Đặc
biệt rau có nhiều kali ở dưới dạng kali cacbonat, muối kali của các axít hữu cơ
và nhiều chất khác dễ tan trong nước và dịch tiêu hoá. Các muối kali làm
giảm khả năng tích chứa nước của protid ở tổ chức, do đó có tác dụng lợi tiểu.
5


Lượng magiê trong rau tươi cũng rất đáng chú ý, dao động từ 5-75mg%. Đặc
biệt là các loại rau thơm, rau giền, rau đậu có nhiều magiê.
Rau còn là nguồn chất sắt quan trọng. Sắt trong rau được cơ thể hấp thu
tốt hơn sắt ở các hợp chất vô cơ. Các loại rau đậu, sà lách là nguồn mangan
tốt. Tóm lại rau tươi có vai trò quan trọng trong dinh dưỡng; bữa ăn hàng
ngày của chúng ta không thể thiếu rau. Điều quan trọng là phải đảm bảo rau
sạch, không có vi khuẩn gây bệnh và các hoá chất độc nguy hiểm
Bảng 1.1: Lượng dinh dưỡng của một số loại cây trồng
Cây trồng

Protein ( kg/ha)


β caroten (g/ha)

Vitamin C (kg/ha)

Lúa

414

0

0

Đậu tương

167

1.9

0.28

Khoai tây

216

116.9

6.7

Cải


707

537

20.6

Súp lơ

229

6,9

8.0

Hành

941

-

2.8

Cà chua

535

299

20.2
(Nguồn: Trần Văn Lài, 2002)


Ngoài ra, rau là loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao, giá trị sản xuất
của 1 ha rau thường gấp 2-3 lần 1 hecta lúa (PGS.TS Tạ Thu Cúc,2007). Đối
với rau chính vụ, hầu hết có giá thành sản xuất thấp hơn giá bán, nên sản xuất
rau nhìn chung là có lãi. Mức lãi của một số loại rau tương đối cao như: su
hào, súp lơ, cà rốt, bí xanh (trên 3000đ/kg), thấp nhất là rau muống cũng lãi
154đ/kg. Các loại rau ăn lá là cây mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn các cây
trồng khác do năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, dễ chăm sóc (Châu
Hữu Hiền Philippe và cộng sự, 2001). Đặc biệt các loại rau trái vụ làm tăng
hiệu quả kinh tế 2-3 lần so với rau chính vụ (Sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Long).
Rau cũng là loại hàng hóa có giá trị xuất khẩu cao. Từ mức 15,5 triệu
USD vào năm 2003 lên 235,5 triệu USD vào năm 2005, trong 11 tháng 2005

6


đã đạt 210 triệu USD tăng 31,9 so với cùng kì năm 2004. Dự báo năm 2010,
kim ngạch xuất khẩu rau quả của nước ta đạt khoảng 600-700 triệu USD
(Trung tâm Thông tin thương mại toàn cầu, Inc. 04/2007)
Sản xuất rau còn là hình thức đa dạng hóa trồng trọt để nâng cao hiệu
quả sản xuất nông nghiệp và luân canh cải tạo đất. Trồng rau trong hệ thống
luân canh với lúa vừa có tác dụng nâng cao hiệu quả kinh tế cho đất lúa, vừa
có tác dụng hạn chế sâu bệnh và cỏ dại.
1.3. Tình hình nghiên cứu và sản xuất rau trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất rau trên thế giới:
Theo trung tâm rau quả thế giới, rau là loại cây có tốc độ tăng diện tích
đất trồng nhanh nhất trên thế giới. Nhiều khu vực trước đây trồng ngũ cốc và
bông sợi hoặc bỏ hoang thì nay đã chuyển sang trồng các loại rau có giá trị
kinh tế cao. Theo số liệu thống kê năm 2001 của FAO sự gia tăng được thể đó
hiện qua vài năm gần đây như sau:

Bảng 1.2: Diện tích, năng suất, sản lượng rau của thế giới và Châu Á
qua các năm từ 2014 đến 2018
Chỉ tiêu
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)

2014

2015

2016

2017

2018

Thế giới

37,759

39,740

41,558

42,442


43,023

Châu Á

25,003

26,745

28,087

28,883

29,539

Tỷ lệ (%)

66,21

67,30

67,59

68,05

68,66

Thế giới

161,06


158,79

160,65

163,02

162,27

Châu Á

163,47

159,85

160,82

165,22

164,95

Tỷ lệ (%)

101,50

100,67

100,11

101,35


101,65

Thế giới

608,124

631,037

667,633

691,894

698,127

Châu Á

408,716

427,518

451,687

477,210

487,251

Tỷ lệ (%)
67,21
67,75
67,66

68,97
69,79
Từ bảng số liệu trên có thể thấy rằng, từ năm 2014-2018 năng suất rau

châu Á luôn đạt mức cao hơn năng suất rau trung bình của thế giới và có xu
hướng tăng dần. Ở châu Á, lượng rau trên đầu người bình quân đạt 84

7


kg/người/năm, nhưng thay đổi đáng kể tùy theo từng nước. Trong các nước
đang phát triển, Trung Quốc đạt sản lượng rau cao nhất là 70 triệu tấn/năm,
Ấn Độ đứng thứ 2 với sản lượng 65 triệu tấn/năm .
Các nước phát triển như Pháp, Đức, Canada…vẫn là những nước nhập
khẩu rau chủ yếu. Các nước đang phát triển, đặc biệt là Trung Quốc, Thái Lan
và các nước nam bán cầu vẫn đóng vai trò chính cung cấp các loại rau tươi
trái vụ.
Bảng 1.3: Các nước xuất khẩu rau tươi lớn trên thế giới
từ 2011 đến 2015
Năm
2011
10.328.118
Tổng số
Trong đó
2.145.740
Mehicô
Trung Quốc 1.520.732

2014


(1000 USD)
2015

2012

2013

10.307.853

11.024.076

11.842.019 13.187.982

2.177.340
1.544.583

2.330.802
1.746.170

2.244.340
1.883.286

2.613.682
2.180.735

Bảng 1.4: Các nước nhập khẩu rau lớn trên thế giới
từ năm 2013 đến 2017
Năm
Tổng số
Trong đó

Hoa Kỳ
EU 15*
Nhật bản
Canada
Thụy Sĩ

2013
11.300.643

2014
11.369.621

2015
12.242.632

(1000 USD)
2016
2017
12.959.504 13.703.054

2.572.523
2.649.443
2.961.114
3.137.699
3.608.033
2.655.180
2.497.698
2.595.432
2.616.852
3.020.397

2.057.448
2.027.249
1.962.375
1.683.568
1.762.682
974.688
1.083.313
1.118.506
1.250.723
1.337.656
360.325
329.157
342.805
365.265
437.631
(Nguồn: Trung tâm Thông tin thương mại toàn cầu, Inc)

* Chưa tính 10 nước mới gia nhập
Đối với các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh, Pháp…đã sử
dụng công nghệ tiên tiến trồng rau không dùng đất theo kiểu công nghiệp từ

8


lâu (kỹ thuật thủy canh, khí canh…) cho năng suất cao, thời gian sinh trưởng
ngắn, chất lượng vệ sinh đảm bảo, nguy cơ ô nhiễm giảm hẳn.
Nhưng thực tế sản xuất rau ngoài đồng vẫn chiếm phần lớn diện tích và
sản lượng rau nhất là ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên nếu được áp dụng
các quy trình quản lý sản xuất đồng bộ, nghiêm ngặt thì sản xuất rau ngoài
đồng vẫn có thể cho năng suất cao, chất lượng đảm bảo như trong nhà kính.

Ở Nhật Bản, 1983-1984 đã trồng RAT với công thức không dùng đất tăng
500ha, năng suất cà chua đạt 130-140 tấn/ha/năm, xà lách 700 tấn/ha/năm
(PGS.TS Hồ Hữu An).
1.3.2. Tình hình phát triển rau ở Việt Nam
Nước ta có lãnh thổ trải dài trên 15 vĩ độ địa lý với địa hình không bằng
phẳng đã hình thành nên nhiều vùng sinh thái có khí hậu mang tính đặc thù.
Đối với sản xuất rau, điều kiện khí hậu Việt Nam có thể chia thành 4 vùng
sinh thái với những nét đặc trưng như sau:
- Vùng khí hậu Á nhiệt đới: Sapa, Bắc Hà (Lào Cai); Đà Lạt (Lâm
Đồng). Vùng này có mùa đông lạnh với nhiệt độ khoảng 4 – 5 oC, đôi khi
xuống dưới 0oC rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của các loại rau
có nguồn gốc ôn đới.
- Vùng nhiệt đới có mùa đông lạnh: vùng đồng bằng, trung du miền núi
phía Bắc với khí hậu chia thành 4 mùa rõ rệt cho phép trồng rau quanh năm.
Vụ xuân – hè phù hợp trồng các loại rau chịu nóng và ưa nước, vụ thu – đông
phù hợp cho các loại rau ưa lạnh và chịu hạn; đặc biệt mùa đông ở các tỉnh
trong vùng này có thể trồng các loại rau có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới
như su hào, cải bắp…
- Vùng nhiệt đới có mùa hè khô nóng: bao gồm các tỉnh cực Nam
trung bộ, các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận… phù hợp với sản xuất một số
loại rau đặc thù như các loại dưa và đặc biệt là hành tây.

9


- Vùng nhiệt đới điển hình: gồm các tỉnh Nam bộ với khí hậu chia
thành 2 mùa rõ rệt trong năm (mùa mưa và mùa khô) nên việc trồng rau gặp
nhiều khó khăn.
Chính vì những đặc trưng khí hậu đó mà rau nước ta phong phú về
chủng loại, nhất là rau vụ đông. Các loại rau được trồng chủ yếu là cải bắp, su

hào, cà chua, dưa chuột, cải xanh, rau thơm… Có thể nói đây là thế mạnh của
sản xuất rau Việt Nam so với các nước khác trong khu vực.
Bảng 1.5: Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng rau các loại
phân theo vùng (1995 và 2005)
Diện tích
TT

1
2
3
4
5
6
7

Vùng
Cả nước
ĐBSH
TDMNBB
BTB
ĐBDHNTB
Tây nguyên
ĐNB
ĐBSCL

Năng suất

Sản lượng

(1000ha)

(tạ/ha)
(1000 tấn)
2016
2018
2016
2018
2016
2018
449,6
635,1
126,0
151,8
5792,2 9640,3
126,7
158,6
157,0
179,9
1988,9 2852,8
60,7
91,1
105,1
110,6
637,8
1008,0
57,7
68,5
81,2
97,8
427,8
670,2

30,9
44,0
109,0
140,1
336,7
616,4
25,1
49,0
177,5
201,7
445,6
988,2
64,2
59,6
94,2
129,5
604,9
772,1
99,3
164,3
136,0
166,3
1350,5 2732,6
(Nguồn: Niên giám thống kê toàn quốc 2018)

Qua bảng thống kê trên, so với các miền trồng rau trên cả nước,
thì năng suất rau của vùng Tây Nguyên là cao nhất (201,7 tạ/ha), nhưng sản
lượng rau của đồng bằng sông Hồng lại đạt cao nhất 1988,9 nghìn tấn do diện
tích của nó là cao nhất. Các chỉ tiêu về diện tích, năng suất, sản lượng tăng
khá nhanh. Trong 3 năm từ 2016 – 2018, diện tích trồng rau tăng 41,26%,

năng suất tăng 20,47%, sản lượng rau tăng 66,44%.
Vào năm 2016 sản xuất rau của Việt Nam thuộc nhóm cao nhất thế
giới, bình quân khoảng 116 kg/người/năm (Trung tâm Thông tin thương mại
toàn cầu, Inc) cao hơn mức tiêu thụ của các nước phát triển như Hàn Quốc
(93kg/người/năm), Nhật bản (52kg/người/năm). Trong 10 năm trở lại đây,
ngành rau Việt nam là ngành có tốc độ phát triển nhanh, khoảng 8,5%/năm.
10


Các loại rau như cải bắp, cải thảo, súp lơ, ớt, bí (rau tươi) và dưa chuột,
cà tím chiên, cải bó xôi sấy khô, cà chua đóng hộp (rau chế biến) là những
mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Trong năm 2018 có 82 thị trường
nhập khẩu rau của Việt Nam (tăng thêm 12 thị trường so với năm 2016), trong
đó Nga, Nhật Bản, Mỹ và Đài Loan vẫn là những thị trường đạt kim ngạch
cao nhất, chiếm 67% tổng kim ngạch. Kim ngạch xuất khẩu rau các loại sang
thị trường Nga trong năm 2018 đạt 28,3 triệu USD, tăng 16,7% so với năm
2016. Sản phẩm rau xuất khẩu sang thị trường Nga là dưa chuột chế biến, các
loại rau gia vị, ớt, rau cải. Xuất khẩu rau các loại sang thị trường Nhật Bản
tính chung cả năm 2018 đạt 21,6 triệu USD, tăng 5,7% so với năm 2016; kim
ngạch xuất khẩu trong tháng 12/2018 đạt 1,7 triệu USD, tăng 6,25% so với
tháng 11/09 và tăng 8,2% so với tháng 10/09. Tuy nhiên, so với cùng kỳ 2018
vẫn giảm 3%. Các mặt hàng như nấm, dưa chuột muối, ngô non cắt khúc, ngô
non đóng lon, cà tím chiên, cải các loại vẫn là những mặt hàng chiếm phần
lớn kim ngạch xuất khẩu rau sang thị trường này. Ngoài hai thị trường Nga và
Nhật Bản, kim ngạch xuất khẩu rau các loại sang thị trường Mỹ cũng đạt
được kết quả khả quan với 11,1 triệu USD, tăng 12,1% so với năm 2018
Dự báo đến năm 2018, kim ngạch xuất khẩu rau quả của nước ta đạt
khoảng 600-700 triệu USD, tăng gần gấp 3 lần so với năm 2016
Trong những năm gần đây, nhiều địa phương đã tích cực triển khai các
dự án, đề tài phát triển rau sạch: Hà Nội có 3.756 ha RAT chiếm 44% diện

tích trồng rau, đáp ứng được 20% nhu cầu tiêu dùng. Diện tích RAT ở Vĩnh
Phúc là 1.500 ha, Hà Tây gần 600 ha, Thành phố Hồ Chí Minh hơn 3.000 ha,
Bà Rịa – Vũng Tàu có hàng trăm mô hình trồng thành công RAT và sẽ phát
triển đến 1.000 ha trong những năm sắp đến. Chủ trương phát triển RAT được
sự đồng thuận nhất trí từ các ban ngành, từ Trung ương đến địa phương.
Nhằm nâng cao chất lượng và sản lượng rau trên toàn quốc, các đơn vị:
cục bảo vệ thực vật (BVTV), công ty cổ phần BVTV An Giang và các chi cục
BVTV Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp triển khai xây dựng mô hình
11


RAT theo tiêu chuẩn GAP trong ba năm (2016-2018) trên địa bàn 22 tỉnh phía
nam và 6 tỉnh phía Bắc.
Tuy nhiên, sản lượng rau và năng suất rau của nước ta còn thấp, quy
mô sản xuất còn phân tán, chất lượng rau không cao, phần lớn không đủ tiêu
chuẩn xuất khẩu tươi và chế biến công nghiệp. Mức độ tiêu thụ rau nội địa
hiện nay còn thấp. Sản xuất rau còn mang tính tự phát, chất lượng giống hầu
như chưa được tuyển chọn, vấn đề kiểm soát chất lượng rau còn nhiều bất
cập, đặc biệt là việc đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.
1.3.3. Một số quy định về sản xuất rau an toàn
Ngày 28 tháng 4 năm 1998, bộ Nông nghiệp và PTNT đã ra quyết định
số 67/1998 QĐ – BNN – KHCN ban hành “Qui định tạm thời về sản xuất Rau
an toàn” để áp dụng cho cả nước. Trong quyết định này qui định mức dư
lượng cho phép trên sản phẩm rau đối với hàm lượng nitrate, kim loại nặng,
vi sinh vật gây bệnh và thuốc BVTV. Các mức dư lượng cho phép này chủ
yếu dựa vào qui định của Tổ chức lương nông tế giới (FAO) và Tổ chức y tế
thế giới (WHO). Các cá nhân, tổ chức sản xuất và sử dụng rau dựa vào các
mức dư lượng này để kiểm tra xác định sản phẩm có đạt tiêu chuẩn an toàn
hay không.
Yêu cầu về chất lượng rau an toàn phụ thuộc vào điều kiện môi trường

môi trường canh tác và kỹ thuật trồng trọt. Yêu cầu về hình thức được thực
hiện khi thu hoạch và trong quá trình bảo quản, đóng gói.
Có thể tóm tắt các quy định hiện nay về sản xuất rau an toàn như sau:
* Về nhân lực
1. Tổ chức sản xuất RAT phải có cán bộ kỹ thuật chuyên ngành hoặc
hợp đồng thuê cán bộ chuyên ngành về trồng trọt hoặc BVTV từ trung cấp trở
lên để hướng dẫn kỹ thuật RAT.
2. Người sản xuất RAT phải qua lớp huấn luyện kỹ thuật sản xuất RAT.
* Về đất trồng
1. Đất quy hoạch để trồng RAT phải đảm bảo đảm các điều kiện sau đây:
12


a) Có đặc điểm lý, hóa, sinh học phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển
cây rau.
b) Không bị ảnh hưởng trực tiếp các chất thải công nghiệp, chất thải
sinh hoạt từ các khu dân cư, bệnh viện, các lò giết mổ gia súc tập trung và từ
các nghĩa trang, đường giao thông lớn.
c) Đảm bảo tiêu chuẩn môi trường đất trồng trọt theo tiêu chuẩn TCVN
5941; 1995, TCVN 7209; 2000.
2. Đất ở các vùng sản xuất RAT phải được kiểm tra mức độ ô nhiễm
định kỳ hoặc đột xuất.
* Về phân bón
1. Chỉ sử dụng các loại phân bón trong Danh mục phân bón được phép
sản xuất kinh doanh ở Việt Nam, phân hữu cơ đã qua xử lý bảo đảm không
còn nguy cơ ô nhiễm hóa chất vi sinh vật có hại.
2. Không sử dụng các loại phân bón có nguy cơ ô nhiễm cao như: phân
chuồng tươi, nước giải, phân chế biền từ rác thải sinh hoạt, rác thải công
nghiệp để bón trực tiếp cho rau.
* Về nước tưới

1. Nước tưới cho rau phải lấy từ nguồn không bị ô nhiễm bởi các vi
sinh vật và hóa chất độc hại, phải đảm bảo chất lượng nước tưới theo tiêu
chuẩn TCVN 6773:2000 .
2. Không sử dụng nước thải công nghiệp chưa qua sử lý, nước thải từ
các bệnh viện, các khu dân cư tập trung, các trang trại chăn nuôi, các lò giết mổ
gia súc, nước phân tươi, nước giải, nước ao tù đọng để tưới trực tiếp cho rau.
3. Nguồn nước tưới cho các vùng RAT phải được kiểm tra định kỳ và
đột xuất.
* Kỹ thuật canh tác RAT
1. Luân canh: Khuyến khích bố trí công thức luân canh hợp lý giữa các
loài rau, giữa rau với cây trồng.
2. Xen canh: Việc trồng xen giữa rau với cây trồng khác không tạo điều
13


kiện để sâu bệnh phát triển.
3. Vệ sinh đồng ruộng:
a) Khu vực trồng RAT cần được thường xuyên vệ sinh đồng ruộng để
được hạn chế nguồn sâu bệnh hại và ô nhiễm khác.
b) Đối với rau trồng theo công nghệ cao cũng phải thực hiện các biện
pháp vệ sinh tiêu độc và đảm bảo thời gian cách ly hợp lý giữa các trà, vụ
gieo trồng.
4. Chọn giống rau: không được sử dụng các loại rau biến đổi gen
(GMO) khi chưa có giấy chứng nhận an toàn sinh học.
5. Bón phân: Sử dụng đúng chủng loại, liều lượng, thời gian bón và
cách bón theo quy trình trồng trọt RAT cho từng loại rau; riêng phân đạm phải
bảo đảm thời gian cách ly trước khi thu hoạch ít nhất 10 ngày và ít nhất 7
ngày đối với phân bón lá.
* Phòng trừ sâu bệnh
1. Áp dụng kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên rau; khuyến

khích phát triển sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP).
2. Khuyến khích xây dựng nhà lưới, nhà màng cách ly côn trùng phù
hợp với nhu cầu sinh trưởng của mỗi loại rau và điều kiện sinh thái của từng
vụ, từng vùng, đặc biệt đối với các loại rau có giá trị kinh tế cao, rau trồng trái
vụ.
3. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm đối tượng sâu
bệnh hại để phòng trừ kịp thời.
4. Áp dụng biện pháp phòng trừ thủ công, đặc biệt là biện pháp bắt sâu,
bắt bướm và diệt ổ trứng sâu vào thời điểm thích hợp, tiêu hủy các cây, bộ
phận của cây bị bệnh.
5. Sử dụng thuốc trừ sâu bệnh nguồn gốc sinh học, biện pháp phòng trừ
sinh học, nhất là các loại rau ngắn ngày. Bảo vệ, nhân nuôi và phát triển thiên
địch trong các vùng trồng rau.

14


6. Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu bệnh
cho rau. Trường hợp cần thiết phải sử dụng thuốc hóa học tuân thủ nguyên tắt
4 đúng:
a) Đúng chủng loại: chỉ sử dụng các loại thuốc thuộc Danh mục BVTV
được phép sử dụng trên rau ở Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và PTNT ban
hành.
b) Đúng liều lượng: sử dụng đúng nồng độ và liều lượng hướng dẫn
trên bao bì cho từng loại thuốc và từng thời gian sinh trưởng của cây trồng.
c) Đúng cách: áp dụng biện pháp phun xịt, tung vãi hoặc bón vào đất
theo đúng hướng dẫn của từng loại thuốc để đảm bảo hiệu quả, an toàn cho
người và môi trường.
d) Đúng thời gian: dử dụng thuốc đúng thời điểm theo hướng dẫn để
phát huy hiệu lực của thuốc và tuân thủ thời gian cách ly được quy định cho

từng loại thuốc, từng loại rau.
* Thu hoạch và bảo quản RAT
1. Thu hoạch: Rau an toàn phải thu hoạch đúng kỹ thuật, đúng thời
điểm để đảm bảo năng suất chất lượng và vệ sinh an toàn thược phẩm;
2. Bảo quản: rau an toàn sau khi thu hoạch phải được bảo quản bằng
biện pháp thích hợp để giữ được hình thái và chất lượng của sản phẩm.
* Công bố tiêu chuẩn RAT
Trước khi tiến hành sản xuất, Tổ chức sản xuất RAT phải công bố tiêu
chuẩn chất lượng theo quy định về công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa
ban hành kèm theo Quyết định số 03/2006/QĐ-BKH ngày 10/01/2006 của Bộ
khoa học và Công nghệ.
* Sản phẩm RAT trước khi lưu thông
Các sản phẩm RAT trước khi lưu thông trên thị trường phải đảm bảo
các điều kiện sau:
1. Có giấy chứng nhận Rau an toàn do cơ quan có thẩm quyền cấp.

15


2. Có bao gói thích hợp để đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực
phẩm, trường hợp không thể bao gói kín phải dùng dây buộc hoặc phải dùng
dụng cụ chuyên dùng để thuận lợi cho khâu vận chuyển, bảo quản và tiêu thụ.
3. Có nhãn hàng hóa gắn liền với bao gói, dây buộc hoặc gắn trực tiếp
và từng sản phẩm (củ, quả); việc ghi nhãn hàng hóa RAT phải thực hiện theo
Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc
ghi nhãn hàng hóa

16



CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu xã Đông Hưng – Lục Nam – Bắc Giang
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên của xã Đông Hưng
Đông Hưng là một xã miền núi nằm về phía Đông Bắc của huyện Lục
Nam, cách trung tâm huyện 10 km.
- Phía Bắc giáp xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
- Phía Nam giáp xã Tiên Nha, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
- Phía Đông giáp xã Quý Sơn, xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang;
- Phía Tây giáp xã Đông Phú, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
*/ Tổng diện tích đất là 5.127,43 ha trong đó:
+ Đất sản xuất nông nghiệp 1.515,98 ha (Trong đó gồm, đất lúa nước:
543,07 ha; đất trồng cây lâu năm: 937,5 ha);
+ Đất lâm nghiệp: 2.834,02 ha;
+ Đất nuôi trồng thủy sản: 48,46 ha);
+ Đất phi nông nghiệp: 722,14 ha;
+ Đất khu dân cư nông thôn: 284,73 ha;
+ Tích cực khai thác có hiệu quả diện tích đất chưa sử dụng đến năm
2020 số diện tích là: 6,83 ha;
Dân số có 2.300 hộ, với 9.800 nhân khẩu, có 11 dân tộc anh em chung
sống đoàn kết ở 24 thôn bản; Có 52% dân số là dân tộc kinh và 48% dân số là
đồng bào dân tộc thiểu số.

17


Biểu 2.1. Tình hình sử dụng đất đai xã Đông Hưng năm 2016
STT
I
1

2
3
II
1
2
3
4
5
II

Diện tích

Mục đích
Tổng diện tích tự nhiên
Đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
DT mặt nước nuôi trồng thuỷ sản
Đất phi nông nghiệp
Đất ở
Đất chuyên dùng

(Ha)
5.127,43
4.398,46
1.515,98
2.834,02
48,46
722,14
284,73


Cơ cấu
(%)
100
85,78
29,56
55,27
0,09
14,08
5,55

194,04 3,78
(Đất trụ sở, đất trường, trạm, đất giao thông)
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
1,42
0,002
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
9,41
0,018
Đất sông suối và mặt nước
232,54
0,45
Đất chưa sử dụng
6,83 0,013
(Nguồn số liệu: Báo cáo thống kê đất đai xã Đông Hưng năm 2016- 2018)
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định; Văn hóa - xã

hội, y tế - giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực; đời sống, tinh thần của
nhân dân từng bước được cải thiện và phát triển. Tỷ lệ hộ giàu tăng nhanh, tỷ
lệ hộ nghèo giảm mạnh theo hướng bền vững (năm 2016 có 8,6% đến năm

2018 giảm còn 3,29%)

18


×