Tải bản đầy đủ (.pdf) (180 trang)

Phân tích phản ứng tôm sú ở Đồng sông bằng Cửu Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.89 MB, 180 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

LÊ NHỊ BẢO NGỌC

PHÂN TÍCH PHẢN ỨNG CUNG TÔM SÚ
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ NGÀNH: 62 62 01 15

2019


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN.................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... ii
TÓM TẮT ...................................................................................................... iii
ABSTRACT .................................................................................................... v
MỤC LỤC .................................................................................................... vii
DANH SÁCH BẢNG ................................................................................... xii
DANH SÁCH HÌNH ................................................................................... xiv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... xv
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ............................................................................ 1
1.1 Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
1.1.1 Tính cấp thiết về mặt lý thuyết .............................................................. 1
1.1.2 Tính cấp thiết về mặt thực tiễn .............................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 4
1.2.1 Mục tiêu chung của nghiên cứu ..................................................... 4


1.2.2 Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu ..................................................... 4
1.3 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 5
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu .................................................................... 5
1.3.2 Phạm vi không gian........................................................................ 5
1.3.2 Phạm vi thời gian ........................................................................... 5
1.4 Cấu trúc của luận án................................................................................... 6
1.5 Đóng góp của luận án ................................................................................ 7
1.6 Hạn chế của luận án ................................................................................... 7
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 9
2.1 Tổng quan lý thuyết ................................................................................... 9
2.1.1 Các khái niệm, lý thuyết trong nghiên cứu .................................... 9
2.1.1.1 Các khái niệm trong nghiên cứu ........................................... 10
2.1.1.2 Lý thuyết về hàm số cung ..................................................... 11

vii


2.1.2 Các phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu ............................... 14
2.1.2.1 Các phương pháp tiếp cận truyền dẫn giá trong thị trường .. 14
2.1.2.2 Các phương pháp tiếp cận giá kỳ vọng trong sản xuất nông
nghiệp............................................................................................................. 17
2.1.3 Các phương pháp tiếp cận trong phản ứng cung.......................... 19
2.1.3.1 Phương pháp tiếp cận phản ứng cung động với giá đầu ra
(Dynamic supply response to output prices) ................................................. 20
2.1.3.2. Phương pháp tiếp cận điều chỉnh sản xuất theo diện tích ... 20
2.1.3.3 Phương pháp tiếp cận giá kỳ vọng trong sản xuất ................ 20
2.1.3.4 Hành vi cung ứng của người nông dân sản xuất tôm................ 21
2.1.3.5 Hệ số co giãn ngắn hạn và dài hạn ....................................... 22
2.2 Tổng quan tài liệu tham khảo .................................................................. 23
2.2.1 Sự truyền dẫn giá bán giữa các khúc thị trường trong kênh phân

phối ................................................................................................................ 23
2.2.2 Giả thuyết kỳ vọng và mô hình giá kỳ vọng nghiên cứu ............. 24
2.2.3 Tổng quan tài liệu phản ứng cung sản phẩm nông nghiệp .......... 25
2.2.3.1 Hàm phản ứng cung điều chỉnh theo sản lượng ................... 25
2.2.3.2 Hàm phản ứng cung điều chỉnh theo diện tích ..................... 25
2.2.3.3 Ảnh hưởng chính sách giá đến phản ứng cung..................... 26
2.2.3.4 Mô hình giá kỳ vọng lý thuyết trong phản ứng cung ........... 29
2.2.3.5 Dữ liệu phân tích và phương pháp ước lượng ...................... 31
2.2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long 32
2.3 Khung nghiên cứu đề xuất cho nghiên cứu luận án................................. 33
2.3.1 Khe hổng nghiên cứu ................................................................... 33
2.3.2 Khung nghiên cứu đề xuất cho nghiên cứu luận án .................383
2.4 Các mô hình thực nghiệm và phương pháp nghiên cứu ........................ 38
2.4.1 Các mô hình kinh tế lượng sử dụng phân tích trong luận án ....... 37
2.4.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................... 37
2.3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu ............................................... 42
2.3.4.2 Phương pháp phân tích số liệu.............................................. 45
2.5 Kết luận .................................................................................................... 48

viii


CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ TÔM SÚ Ở
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ............................................................ 50
3.1 Sơ lược về vùng Đồng bằng sông Cửu Long .......................................... 50
3.1.1 Vị trí địa lý, địa hình .................................................................... 50
3.1.2 Dân số, lao động vùng Đồng bằng sông Cửu Long ..................... 52
3.2 Khái quát về con tôm sú và các hình thức nuôi về tôm sú ...................... 53
3.3.1 Khái quát về tôm sú ..................................................................... 53
3.3.2 Các hình thức nuôi tôm sú phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long ... 54

3.3. Quá trình phát triển của ngành tôm nước lợ ........................................... 55
3.4 Thực trạng nuôi tôm nước lợ ................................................................... 57
3.4.1 Thực trạng sản lượng tôm nước lợ tại các nước trên thế giới ...... 57
3.4.2 Tổng quan tình hình tôm nước lợ Việt Nam ................................ 58
3.4.2.1 Diện tích và sản lượng tôm nước lợ so với thủy sản khác theo
thời gian ......................................................................................................... 58
3.4.3.2 Sản lượng tôm nước lợ của Việt Nam so với thế giới qua thời
gian................................................................................................................. 59
3.4.3 Tổng quan tình hình tôm nước lợ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. .. 60
3.4.3.1 Diễn biến diện tích nuôi tôm nước lợ ở Đồng Bằng Sông Cửu
Long từ năm 2010-2017 ................................................................................ 60
3.4.3.2 Diễn biến sản lượng nuôi tôm nước lợ ở Đồng Bằng Sông
Cửu Long từ năm 2010-2017......................................................................... 61
3.4.3.3. Giá trị sản xuất tôm nước lợ ở Đồng bằng sông Cửu Long qua
các năm........................................................................................................... 62
3.4.4 Đánh giá công nghiệp phụ trợ và công tác kiểm soát dịch bệnh
trong ngành tôm nước lợ ................................................................................ 62
3.4.4.1 Thực trạng sản xuất giống tôm nước lợ ........................... 62
3.4.4.2 Thực trạng chế biến - xuất khẩu tôm và thủy sản............ 63
3.4.4.3 Những thách thức ngành tôm nước lợ gặp phải .............. 64
3.5. Tình hình sản xuất - nuôi tôm sú ỏ Đồng Bằng Sông Cửu Long ........... 66
3.5.1 Sản lượng và diện tích nuôi tôm sú Đồng Bằng Sông Cửu Long
so với các vùng khác trong giai đoạn từ năm 2010-2017 .............................. 66

ix


3.5.2 Diện tích nuôi tôm sú giai đoạn từ năm 2010-2017 tại các tỉnh
trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long ......................................................... 68
3.5.3 Sản lượng nuôi tôm sú giai đoạn từ năm 2010-2017 tại các tỉnh

trong ở Đồng bằng sông Cửu Long ............................................................... 69
3.6 Thị trường của tôm sú trong giai đoạn từ năm 2010-2016 ...................... 70
3.6.1 Giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm nước lợ của Việt Nam từ năm
2010 đến năm 2017 ........................................................................................ 70
3.6.2 Giá trị tôm nhập khẩu vào Việt Nam ........................................... 72
3.6.3 Giá cổng trại tôm sú cỡ 30 con/kg trong giai đoạn từ tháng 1/2014 10/2017 .......................................................................................................... 73
3.6.4 Giá cổng trại và xuất khẩu của tôm sú từ 1/2014-9/2017 ............ 74
3.6.5 Giá cổng trại tôm sú và tôm thẻ chân trắng từ tháng 1/20149/2017 ............................................................................................................ 75
3.7 Kết luận .................................................................................................... 76
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH PHẢN ỨNG CUNG TÔM SÚ Ở ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG ......................................................................... 78
4.1 Sự truyền dẫn giá bán tôm sú trong thị trường ........................................ 78
4.1.1 Sự biến động của các chuỗi số liệu giá tôm sú trong thị trường .. 78
4.1.2 Thống kê mô tả của các biến số trong mô hình ........................... 80
4.1.3 Mối quan hệ giữa các giá tôm sú trên thị trường ......................... 81
4.1.3.1 Mối quan hệ trong dài hạn giữa giá cổng trại với giá bán lẻ và
giá xuất khẩu .................................................................................................. 81
4.1.3.2 Mối quan hệ trong ngắn hạn giữa giá cổng trại với giá bán lẻ
và giá xuất khẩu ............................................................................................. 83
4.1.4 Kết luận truyền dẫn giá tôm sú trong thị trường .......................... 84
4.2 Mô hình giá kỳ vọng của nông hộ nuôi tôm Cà Mau .............................. 85
4.2.1 Đặc điểm của chuỗi giá thị trường ............................................... 85
4.2.2 Sự vân động của chuỗi giá thực tế trên thị trường ....................... 86
4.2.3 Mô hình giá kỳ vọng của nông hộ nuôi tôm ................................ 87
4.2.4 Kết luận mô hình giá kỳ vọng của nông hộ nuôi tôm Cà Mau .... 91
4.3 Phân tích phản ứng cung tôm sú ở Đồng bằng sông Cửu Long ............. 92

x



4.3.1 Mối quan hệ giữa giá diện tích và sản lượng tôm sú theo thời gian .. 92
4.3.2 Mô tả của các biến trong mô hình hàm phản ứng cung .................... 92
4.3.3. Mô hình giá kỳ vọng của nông hộ tôm sú ở Đồng bằng sông Cửu
Long ............................................................................................................... 96
4.3.4. Mô hình phản ứng cung tôm sú ở ĐBSCL ............................... 100
4.3.4.1 Mô hình phản ứng cung tôm sú theo sản lượng ................. 100
4.3.4.2 Mô hình phản ứng cung tôm sú theo diện tích ................... 103
4.3.5 Hệ số co giãn cung về sản lượng và diện tích ............................ 107
4.3.5.1 Hệ số co giãn cung theo giá trong ngắn hạn ....................... 107
4.3.5.2 Hệ số co giãn cung theo giá trong dài hạn.......................... 110
4.4. Kết luận ................................................................................................. 112
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP ............................................. 114
5.1 Kết luận .................................................................................................. 114
5.2 Các gợi ý giải pháp phát triển ngành tôm sú ......................................... 116
5.3 Những hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................................... 119
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 120
PHỤ LỤC ................................................................................................... 131

xi


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Diễn biến tôm nước lợ ở Đồng bằng sông Cửu Long năm 20152017 ................................................................................................................... 2
Bảng 2.1 Số quan sát được thu thập tại các huyện, tỉnh Cà Mau .................... 43
Bảng 3.1Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của người lao động năm 2015 .. 52
Bảng 3.2 Lao động trực tiếp nuôi tôm nước lợ giai đoạn từ năm 2010-2014 . 53
Bảng 3.3 Tình hình dịch bệnh trên tôm nước ở Đồng bằng sông Cửu Long .. 66
Bảng 4.1 Thống kê mô tả của các biến trong mô hình .................................... 80
Bảng 4.2 Kiểm định nghiệm đơn vị của chuỗi số liệu giá tôm sú trong thị trường ....... 81

Bảng 4.3 Mối quan hệ giữa các chuỗi giá bán tôm sú trong dài hạn ............... 82
Bảng 4.4 Mối quan hệ giữa các chuỗi giá bán tôm sú trong ngắn hạn ............ 83
Bảng 4.5 Kiểm định tính dừng của phần dư .................................................... 83
Bảng 4.6 Kết quả kiểm định tính dừng chuỗi giá thực tế bằng kiểm định ADF........... 86
Bảng 4.7 Kết quả ước lượng mô hình ARIMA ............................................... 87
Bảng 4.8 Mô hình giá kỳ vọng được thiết lập của nhóm nông dân “truyền
thống”............................................................................................................... 89
Bảng 4.9 Mô hình giá kỳ vọng được thiết lập của nhóm nông dân “doanh
nhân” ................................................................................................................ 90
Bảng 4.10 Thống kê mô tả các biến với chuỗi số liệu gốc trong mô hình hàm
số cung ........................................................................................................... 945
Bảng 4.11 Thống kê mô tả các biến sau khi chuyển ln trong mô hình hàm
số cung ............................................................................................................ 95
Bảng 4.12 Kết quả kiểm định tính dừng của dữ liệu bảng (panel unit-root test)........... 96
Bảng 4.13 Kết quả ước lượng mô hình giá kỳ vọng của nông hộ nuôi tôm .... 98
Bảng 4.14 Kết quả tổng hợp mô hình giá kỳ vọng tôm sú bằng ước lượng
FEM sau khi khắc phụ phương sai sai số thay đổi ........................................ 100
Bảng 4.15 Kết quả ước lượng hàm phản ứng cung tôm sú theo sản lượng ... 101

xii


Bảng 4.16 Kết quả ước lượng hàm phản ứng cung theo sản lượng sau khi
khắc phục phương sai sai số thay đổi ............................................................ 103
Bảng 4.17 Kết quả ước lượng hàm phản ứng cung tôm sú theo diện tích..... 105
Bảng 4.18 Hệ số co giãn cung theo giá trong ngắn hạn ................................ 108
Bảng 4.19 Hệ số co giãn cung theo giá trong dài hạn ................................... 111

xiii



DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Khung phân tích phản ứng cung tôm sú ở ĐBSCL ......................... 38
Hình 3.1 Bản đồ hành chính vùng Đồng bằng sông Cửu Long....................... 51
Hình 3.2 Sản lượng tôm theo vùng lãnh thổ từ năm 2006-2015 ..................... 58
Hình 3.3 Diện tích và sản lượng tôm nước lợ so với thủy sản khác qua thời
gian................................................................................................................... 59
Hình 3.4 Sản lượng tôm theo vùng lãnh thổ từ năm 2013 đến 2017 ............... 59
Hình 3.5 Diễn biến diện tích nuôi tôm nước lợ từ năm 2010 đến năm 2017 .. 60
Hình 3.6 Diễn biến sản lượng tôm sú và tôm thẻ chân trắng từ năm 2010-2017 ....... 61
Hình 3.7 Giá trị sản xuất tôm sú và tôm thẻ chân trắng giai đoạn từ năm 2010
đến năm 2014 ................................................................................................... 62
Hình 3.8 Diễn biến diện tích bị bệnh trên tôm nước lợ từ năm 2014-2016 .... 65
Hình 3.9 Cơ cấu diện tích nuôi tôm sú ĐBSCL so với các vùng khác..................... 67
Hình 3.10 Cơ cấu sản lượng nuôi tôm sú ĐBSCL so với các vùng khác ....... 67
Hình 3.11 Diện tích nuôi tôm sú giai đoạn từ năm 2010-2017 ....................... 68
Hình 3.12 Sản lượng nuôi tôm sú giai đoạn từ năm 2010-2017 .........................................70
Hình 3.13 Giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm nước lợ trong giai đoạn từ 20102017 ................................................................................................................. 71
Hình 3.14 Giá tôm sú và tôm thẻ chân trắng xuất khẩu từ tháng 1/2014 12/2017 ............................................................................................................ 72
Hình 3.15 Diễn biến lượng tôm nhập khẩu bình quân ở ĐBSCL .................. 73
Hình 3.16 Giá tôm sú cỡ 30 con/kg tại các tỉnh từ tháng 1/2014-10/2017...... 74
Hình 3.17 Giá cổng trại và xuất khẩu tôm sú từ tháng 1/2014-9/2017 ........... 75
Hình 3.18 Giá cổng trại tôm sú và tôm TCT từ tháng 1/2014-9/2017 ............ 75
Hình 4.1 Các chuỗi số liệu giá tôm sú trong thị trường (VNĐ/kg) ................. 79
Hình 4.2 Chuỗi giá thị trường. ......................................................................... 86
Hình 4.3 Chuỗi giá thị trường sai phân bậc 1 .................................................. 86
Hình 4.4 Mối quan hệ giá và diện tích nuôi tôm sú theo thời gian ................. 92
Hình 4.5 Mối quan hệ giá và sản lượng nuôi tôm sú theo thời gian.............. 864


xiv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết
tắt

Diễn giải
Tiếng Anh

Tiếng việt

AE

Adaptive Expectations

Kỳ vọng thích ứng

ASEAN

Association
of
Southeast Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á

ARIMA


Autoregressive Integrated
Moving Average

Trung bình trượt kết hợp tự hồi
quy

CBTSXK
DRC

Chế biến thủy sản xuất khẩu
Domestic Resource Cost

Chi phí nội nguồn

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ECM

Error
Mechanism

Correction

EMS

Early Mortality Syndrome

Hội chứng tôm chết sớm


FAO

Food and
Organization

Tổ chức nông lương thế giới

FEM

Fixed Effects Model

Mô hình hiệu ứng cố định

FOB

Free On Board

Giao lên tàu

GMM

Generalized
Moments

GOAL

Global
Outlook
on

Aquaculture Leadership

Agriculture

Method

of

GTSX
MLE

Phương pháp moment tổng quát
Hội nghị Quốc tế tầm nhìn Toàn
cầu cho Giới lãnh đạo Nuôi trồng
Thủy sản
Giá trị sản xuất

Maximum
Likelihood Estimate

Phương pháp thích hợp cực đại

PTNT
RE

Hiệu chỉnh sai số

Phát triển nông thôn
Rational Expectations


Kỳ vọng hợp lý

xv


REM

Random Effects Model

Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên

OSL

Ordinary Least Squares

Phương pháp bình phương nhỏ
nhất

SCAP

Southern
Center
Agricultural Policy
Strategy

for
and

TCT


Trung tâm Chính sách và Chiến
Lược Nông Nghiệp Nông Thôn
miền Nam
Thẻ chân trắng

VASEP

Vietnam Association of
Seafood Exporters and
Producers

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu
Thủy sản Việt Nam

VECM

Vector Error Correction
Mechanism

Vector hiệu chỉnh sai số

xvi


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1 Lý do chọn đề tài
1.1.1 Tính cấp thiết về mặt lý thuyết
Nghiên cứu phản ứng cung và độ co giãn là lĩnh vực khoa học quan

trọng thu hút đối với các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách. Vì, kết
quả nghiên cứu lượng hóa các tác động của những thay đổi trong chương trình
chính phủ chính sách về giá, chính sách thương mại và phản ứng của các nhà
sản xuất. Tuy nhiên, ở Việt Nam nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) rất hiếm nghiên cứu định lượng liên quan đến cung về nông sản hay
thủy sản ở cấp độ vĩ mô hay vi mô.
Trên thế giới, các nghiên cứu về phản ứng cung của các mặt hàng nông
sản bắt đầu phát triển tương đối sớm. Đặc biệt, phản ứng cung của các sản
phẩm nông nghiệp như ngũ cốc, thực phẩm đã được phát triển bởi một số học
giả như Nerlove (1958), Askari & Cummings (1977). Nerlove (1958) phát
triển hàm phản ứng cung điều chỉnh từng phần phù hợp với lý thuyết cung. Từ
đó, dạng hàm phản ứng cung của Nerlove được nhiều nhà khoa học quan tâm
và áp dụng trong các nghiên cứu thực nghiệm về cây lương thực và cây phi
thực phẩm ở các nước như Mỹ, Ấn Độ, Thái Lan và Chile (Holt và Johnson,
1988), cung gà ở Hoa Kỳ (Chavas, 1982) và ngành công nghiệp cá da trơn ở
Mỹ (Nguyen Van Giap, 2010).
Đặc trưng hàm cung dạng Nerlove (1958) là mô hình phản ứng cung động
kết hợp với giá kỳ vọng được thiết lập theo dạng mô hình tự hồi quy. Cung có
thể là một hàm số của giá trễ và các yếu tố khác (Tomek & Robinson, 1981).
Ngoài ra, tính khả thi của nghiên cứu thực nghiệm hàm phản cung dạng
Nerlove phụ thuộc vào cấu trúc của số liệu và việc lựa chọn phương pháp ước
lượng (Baum & Christopher, 2006). Vì vậy, các nhà nghiên cứu cần xác định
mô hình giá kỳ vọng và cấu trúc số liệu để xác định dạng hàm thích hợp. Do
vậy, khung lý thuyết để giúp nhà nghiên cứu có cơ sở khoa học trong việc lựa
chọn cách tiếp cận để tiến hành các phân tích thực nghiệm về phản ứng cung
tôm sú ở ĐBSCL là rất cần thiết.
1.1.2 Tính cấp thiết về mặt thực tiễn
Nghiên cứu phản ứng cung nông sản, cũng như thủy sản chủ lực của
vùng là một vấn đề quan trọng cho mục đích hoạch định chính sách đối với
sản xuất vùng hay quốc gia. Trọng tâm của phân tích phản ứng cung là xác

1


định mô hình giá kỳ vọng và giả thuyết kỳ vọng của nông hộ. Việc hiểu được
mối liên hệ giữa giá cả, quyết định của người nông dân và các yếu tố có liên
quan đến cung cụ thể là rất hữu ích đối với các nhà hoạch định chính sách.
Theo đánh giá của Bộ NN & PTNT và các ngành chức năng, tôm nước
lợ là đối tượng nuôi trồng thủy sản chủ lực. Năm 2017 diện tích nuôi là 705
nghìn ha và chiếm trên 64% diện tích nuôi trồng thủy sản của cả nước (Tổng
Cục thủy sản, 2017). Trong giai đoạn 2010-2017, giá trị kim ngạch xuất khẩu
tôm của cả nước tăng từ 2,1 tỷ USD lên đến 3,8 tỷ USD, chiếm 46,0% giá trị
kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản (Agromonitor, 2018 và VASEP,
2018). Do vậy, tôm nước lợ được xác định là sản phẩm chủ lực, đầy tiềm năng
và có nhiều lợi thế trong phát triển (Bộ NN & PTNT, 2015, 2017).
Diễn biến diện tích và sản lượng tôm nước lợ ở ĐBSCL trong giai đoạn
từ năm 2015-2017 được trình bày tại Bảng 1.1, cho thấy hai đối tượng nuôi
chính tôm sú và tôm thẻ chân trắng (TCT) luôn biến động nhưng tôm sú vẫn
luôn là đối tượng nuôi chủ lực cả về sản lượng và diện tích. Năm 2015, diện
tích nuôi tôm sú 559.222 ha và tôm TCT 57.781 ha (tỷ lệ diện tích tương ứng
là 90,6% và 9,4%) với tổng sản lượng đạt 464.803 tấn, trong đó sản lượng tôm
sú đạt 245.873 tấn và tôm TCT đạt 218.930 tấn (tỷ lệ sản lượng tương ứng là
52,9% và 47,1%). Đến năm 2016, ĐBSCL có diện tích nuôi tôm sú 569.500
ha và tôm TCT 64.439 ha (tỷ lệ diện tích tương ứng là 89,8% và 10,2%), với
sản lượng đạt 506.628 tấn, trong đó sản lượng tôm sú đạt 253.528 tấn và tôm
TCT đạt 253.100 tấn (tỷ lệ sản lượng tương ứng là 50,0% và 50,0%). Năm
2017, ĐBSCL diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 654.813 ha, trong đó, diện tích
nuôi tôm sú 578.819 ha chiếm trên 88,4 %, nuôi tôm TCT 75.994 ha chiếm
gần 11,6% tổng diện tích nuôi tôm nước lợ toàn vùng. Nhìn chung, diện tích
và sản lượng tôm TCT trong thời gian qua có xu hướng tăng nhanh hơn so với
tôm sú.

Bảng 1.1. Diễn biến tôm nước lợ ở ĐBSCL 2015-2017
Số lượng
Tỉ lệ % so với cả nước
Chỉ tiêu/ Năm
2015
2016
2017
2015 2016 2017
Diện tích tôm sú (ha)
559.222 569.500 578.819 90,6 89,8
88,4
Diện tích tôm TCT (ha)
57.781 64.440 75.994 9,4
10,2
11,6
Sản lượng tôm sú (tấn)
245.873 253.528 253.738 52,9 50,0
45,3
Sản lượng tôm TCT (tấn) 218.930 253.100 305.775 47,1 50,0
54,7
Nguồn: Bộ NN & PTNT, 2015, 2017
Diện tích và sản lượng tôm nước lợ ở ĐBSCL trong giai đoạn từ năm
2015-2017 được trình bày tại Bảng 1.1, cho thấy diện tích và sản lượng của
tôm sú và tôm TCT luôn biến động. Mặc dù diện tích và sản lượng tôm TCT

2


trong thời gian qua có xu hướng tăng nhanh hơn so với tôm sú nhưng tôm sú
vẫn luôn là đối tượng nuôi chủ lực (VASEP, 2016; Agromonitor, 2017).

Tại ĐBSCL, tôm sú được nuôi ở 8 tỉnh ven biển, gồm Long An, Tiền
Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau. Đây
là vùng có lợi thế trong lĩnh vực nuôi, chế biến và xuất khẩu (CBXK) tôm
nước lợ. Diện tích và sản lượng tôm sú của vùng chiếm trên 90% và trên 80%
so với cả nước. ĐBSCL có thế mạnh về lĩnh vực CBXK số nhà máy chiếm
trên 60% so với cả nước. Tổng công suất trên 1 triệu tấn sản phẩm/năm (Bộ
NN & PTNT, 2015).
Trong năm 2015, khi giá tôm TCT giảm mạnh1; nhiều hộ chuyển sang
nuôi tôm sú là đối tượng truyền thống có giá trị cao2. Một số tỉnh có diện tích
lớn và sản lượng tôm sú tăng mạnh cụ thể là tỉnh Kiên Giang tăng 11,2% về
diện tích và 15,7% về sản lượng, Sóc Trăng tăng 2,8% về diện tích và 48,1%
về sản lượng. Điều này dẫn đến, diện tích và sản lượng tôm sú vùng ĐBSCL
tăng 4,0% so năm 2014 (VASEP, 2015).
Cuối tháng 6/2016, tại tỉnh Cà Mau, giá tôm sú giảm mạnh do nguồn
cung tôm sú trong tỉnh dồi dào nhưng doanh nghiệp CBXK thủy sản trong tỉnh
giảm sản lượng thu mua tôm chế biến. Trong khi đó, tại tỉnh Bạc Liêu sản
lượng tôm thu hoạch đạt thấp nhưng doanh nghiệp CBXK thủy sản trong tỉnh
ổn định sản lượng dẫn đến thiếu nguyên liệu. Do đó, giá tôm sú nguyên liệu
tăng mạnh đỉnh điểm từ 50.000-60.000 đồng/kg; với tôm sú loại 30 con/kg dao
động từ 180.000-210.000 đồng/kg, loại 40 con/kg từ 140.000-155.000 đồng/kg
(VASEP, 2017 và SCAP, 2017). Khi giá biến động, nông dân sẽ điều chỉnh
sản lượng cung ứng trong các vụ sản xuất tiếp theo.
Diện tích và sản lượng sản xuất của vùng biến động liên tục cùng với sự
biến động của giá trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Khi giá tôm sú xuất
khẩu tăng, các doanh nghiệp CBXK tăng sản lượng xuất khẩu và kích thích
nhiều doanh nghiệp tham gia ngành. Giá xuất khẩu tăng cũng, đồng thời, tác
động đến giá bán tại cổng trại nông dân nuôi tôm, tạo ra động cơ tăng sản
lượng và mở rộng sản xuất của nông hộ. Khi giá xuất khẩu giảm, các doanh
nghiệp xuất khẩu giảm mức độ sản xuất hoặc có thể đóng cửa nhà máy. Hệ
quả là giá cổng trại giảm dẫn đến việc nông hộ giảm sản lượng hay chuyển

sang đối tượng nuôi khác như tôm TCT, cua biển và ngược lại (VASEP, 2014,
2015 và 2017).

1

Giá tôm thẻ chân trắng tuần đầu tháng 6 tăng thêm từ 10.000- 15.000 đồng/kg; tuần thứ 2 tiếp tục tăng thêm
3.000-5.000 đồng/kg
2
Đồng thời, áp dụng mô hình nuôi kết hợp tôm sú với các loại thủy sản khác như cua, cá rô mang lại hiệu quả
tương đối tốt, tăng khả năng chống chọi dịch bệnh.

3


Những quan sát trên cho thấy cung tôm sú của vùng có những phản ứng
tức thời và trễ với giá cả trên thị trường và các yếu tố khác (sản phẩm cạnh
tranh, …). Trong khi đó, giá cả ở từng khúc thị trường trong kênh marketing
có mối quan hệ với nhau. Giá cổng trại tôm sú chịu ảnh hưởng bởi tác động
của giá xuất khẩu cũng như giá bán tại thị trường nội địa. Đồng thời, sự biến
động giá bán của tôm sú, tôm TCT dẫn đến sự điều chỉnh diện tích và sản
lượng sản xuất tại các tỉnh. Trong điều kiện không chắc chắn của thị trường
đối với cung, quyết định sản xuất của nông hộ được hình thành trước khi nhận
biết giá bán tôm thực tế cũng như việc giá bán tôm biến động mạnh là những
nguyên nhân tác động đến kỳ vọng của nông hộ. Xuất phát từ tính cấp thiết lý
thuyết và thực tiễn nêu trên, việc chọn luận án “Phân tích phản ứng cung
tôm sú ở Đồng bằng sông Cửu Long” thực hiện để phân tích sự phụ thuộc
của cung tôm sú vào giá của chính nó, giá các yếu tố đầu vào, giá sản phẩm
cạnh tranh và các yếu tố phi giá có ảnh hưởng đến cung tại các tỉnh ở ĐBSCL
trong bối cảnh có sự tương tác giữa giá cả ở các khúc thị trường trong kênh
marketing và giữa giá cả liên thời gian trên thị trường. Kết quả nghiên cứu

cung cấp cơ sở khoa học cho việc dự báo số cung tôm sú trên thị trường ứng
với các sự biến động các yếu tố giá và phi giá. Từ đó, các cấp quản lý có thông
tin cho việc xây dựng chiến lược quy hoạch quản lý ngành tôm phù hợp với
những diễn biến trên thị trường. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu sẽ góp phần
cung cấp thông tin cho người sản xuất tôm có thể dự báo được khuynh hướng
thay đổi sản xuất và hoạch định sản xuất hiệu quả. Hơn nữa, nghiên cứu là
nguồn tài liệu bổ sung cho các lĩnh vực nghiên cứu còn hạn chế về phân tích
yếu tố sản xuất và cả phân tích thị trường trong ngành tôm sú Việt Nam và là
cơ sở để mở rộng nghiên cứu cho các đối tượng khác.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung của nghiên cứu
Mục tiêu chung của nghiên cứu là phân tích phản ứng cung tôm sú ở
ĐBSCL. Kết quả nghiên cứu nhằm mục đích cung cấp thông tin cho các nhà
hoạch định chính sách, cũng như các nhà kinh doanh và người nuôi tôm có thể
tham khảo và vận dụng với điều kiện của địa phương một cách hợp lý.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để hoàn thành mục tiêu chung, luận án được thực hiện các mục tiêu cụ
thể như sau:
(1) Đánh giá tình hình sản xuất, tiêu thụ và phân tích mối quan hệ giá
bán tôm sú giữa các thị trường nhằm xác định yếu tố thương mại và xác định
phương pháp ước lượng phù hợp với bộ số liệu hiện có của nghiên cứu;
4


(2) Ước lượng mô hình giá kỳ vọng của nông hộ để làm cơ sở chọn biến
giá cho hàm cung tôm sú ở ĐBSCL và tính hệ số co giãn cung tôm sú trong
ngắn hạn và dài hạn;
(3) Xác định xu hướng sản xuất của tôm sú ở ĐBSCL trong tương lai và
đề xuất gợi ý giải pháp từ kết quả nghiên cứu.
1.3 Phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hàm phản ứng cung tôm sú ở
ĐBSCL dựa trên số liệu bảng của các tỉnh trong vùng trong giai đoạn quý
1/2014 đến quý 4/2017. Quy trình thực hiện nghiên cứu này trải qua các bước
như sau. Trước tiên, phân tích giá của tôm sú được thực hiện để xác định mối
quan hệ giá giữa các thị trường tiêu thụ đến giá cổng trại nhằm lựa chọn
phương pháp ước lượng. Tiếp theo, mô hình giá kỳ vọng của nông hộ nuôi
tôm được ước lượng để xác định sự hình thành của biến giá kỳ vọng được
dùng cho ước lượng hàm phản ứng cung tôm sú. Từ đó, tác giả xác định hiệu
ứng cận biên của các yếu tố đến điều chỉnh sản xuất. Trên cơ sở kết quả phân
tích, tác giả đề xuất gợi ý giải pháp cho ngành tôm sú trong thời gian tới.
1.3.2 Phạm vi không gian
Hai tiêu chí diện tích và sản lượng được dùng làm cơ sở chọn địa bàn
nghiên cứu. Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, Bộ NN & PTNT và các sở
ban ngành trong giai đoạn 2014-2017, Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu và Sóc
Trăng là các tỉnh có diện tích và sản lượng tôm sú nhiều nhất vùng ĐBSCL,
bình quân chung chiếm, lần lượt, trên 90,0% và 75,0% so với diện tích và sản
lượng của toàn ĐBSCL. Cụ thể năm 2017, Cà Mau có diện tích 268.180 ha và
sản lượng 94.000 tấn, Kiên Giang có diện tích 105.000 ha và sản lượng 42.000
tấn, Bạc Liêu có diện tích 126.519 ha và sản lượng 65.751 tấn, và Sóc Trăng
có diện tích 20.254 ha và sản lượng 22.090 tấn. Tổng diện tích nuôi và sản
lượng tôm sú của 4 tỉnh này là 519.953 ha và 223.841 tấn, chiếm tương ứng
98,9% và 88,2% so với diện tích và sản lượng của toàn ĐBSCL. Do đó, bốn
tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu và Sóc Trăng được chọn làm đại diện cho
địa bàn nghiên cứu vùng ĐBSCL.
1.3.3 Phạm vi thời gian
Các bộ số liệu thứ cấp và sơ cấp khác nhau được tác giả sử dụng để phân
tích cho các mục tiêu của luận án. Số liệu chuỗi thời gian từ tháng 9/2011 đến
tháng 4/2017 với 68 quan sát được sử dụng cho phân tích mối quan hệ giữa
giá bán tôm sú trong các thị trường trung gian trong kênh phân phối.


5


Số liệu phỏng vấn trực tiếp 97 nông hộ được dùng để ước lượng mô hình
giá kỳ vọng của nông hộ nuôi tôm sú Cà Mau. Số liệu bảng từ quý 1/2014 đến
quý 4/2017 (T=16 kỳ) tại 4 tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Kiên Giang
ở ĐBSCL (n=4); với 64 quan sát, được sử dụng cho phân tích phản ứng cung
tôm sú ở ĐBSCL.
1.4 Cấu trúc của luận án
Kết cấu của luận án ngoài mục lục, danh mục bảng, biểu đồ và phụ lục,
danh mục tài liệu tham khảo, luận án được bố cục gồm 5 chương như sau:
Chương 1. Giới thiệu. Nội dung chương này giới thiệu tính cấp thiết của
luận án, các mục tiêu nghiên cứu cần đạt được như là phạm vi nghiên cứu, cấu
trúc của luận án, ý nghĩa và những điểm mới cũng như hạn chế của luận án.
Chương 2. Tổng quan tài liệu và phương pháp nghiên cứu. Chương này
vận dụng luận điểm lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm tôm sú trước đây để
xây dụng cơ sở lý thuyết việc xác định mô hình giá kỳ vọng và mô hình phản
ứng cung tôm sú ở ĐBSCL bằng hàm cung dạng Nerlove. Nội dung hệ thống
hóa các nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước với các chủ đề là các
nghiên cứu phản ứng cung với giá đầu ra, xây dựng các mô hình giá với giả
thuyết kỳ vọng để nghiên cứu hành vi của nông hộ trong sản xuất tôm và phân
tích cấu trúc số liệu. Trên cơ sở đó, tác giả tổng hợp luận điểm về mô hình
nghiên cứu thực nghiệm, tìm ra khoảng trống nghiên cứu và xây dựng khung
nghiên cứu và đề xuất phương pháp ước lượng cho nghiên cứu phản ứng cung
tôm sú ở ĐBSCL.
Chương 3. Giới thiệu tổng quan về địa bàn nghiên cứu. Nội dung
chương này trình bày các thống kê mô tả và phân tích thực trạng sản xuất và
tiêu thụ tôm sú theo thời gian, từ đó, hình thành cơ sở thực tiễn cho việc lý giải
kết quả ước lượng ảnh hưởng điều chỉnh cung tôm sú trong ngắn hạn và dài

hạn.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Nội dung của chương này
tiến hành phân tích giá của tôm sú nhằm xác định mối quan hệ giá giữa các thị
trường tiêu thụ đến giá cổng trại và mô hình giá kỳ vọng của nông hộ nuôi
tôm. Nội dung tiếp theo của luận án là tiến hành ước lượng các yếu tố ảnh
hưởng đến cung tôm sú bằng mô hình cung dạng Nerlove. Dựa vào kết quả
ước lượng, nghiên cứu xác định hệ số co giãn cung về diện tích và sản lượng
theo giá sản phẩm, giá yếu tố đầu vào và giá sản phẩm cạnh tranh trong ngắn
hạn và dài hạn.
Chương 5. Kết luận và giải pháp. Trong nội dung chương này, nghiên
cứu dựa vào kết quả nghiên cứu các chương 3 và chương 4 để trả lời những
6


giả thuyết nghiên cứu của luận án đã đặt ra. Trên cơ sở nghiên cứu đạt được
các gợi ý giải pháp sản xuất tôm sú ở ĐBSCL trong thời gian tới sẽ được đề
xuất. Ngoài ra, nội dung nghiên cứu còn tổng hợp những hạn chế và luận cứ
còn chưa rõ. Từ đó, những định hướng nghiên cứu trong tương lai sẽ được đề
xuất.
1.5 Đóng góp của luận án
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, thực trạng sản xuất và tiêu thụ tôm sú
cùng với kết quả nghiên cứu thực nghiệm, luận án kỳ vọng có những đóng góp
cho khoa học và thực tiễn như sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết hàm phản ứng cung Nerlove. Nội dung
chủ yếu là giả thiết kỳ vọng, mô hình giá kỳ vọng của nông hộ nuôi tôm và
các yếu tố trễ trong hàm số cung. Đồng thời, xác định hiệu ứng cận biên của
các yếu tố đến điều chỉnh sản xuất bằng cách thay đổi sản lượng và diện tích.
- Mô tả thực trạng hoạt động sản xuất và tiêu thụ tôm sú theo thời gian,
xác định mối quan hệ giá tại vùng sản xuất với giá tại thị trường tiêu thụ và
mô hình giá kỳ vọng của nông hộ nuôi tôm. Trên cơ sở đó cho thấy, ước lượng

mô hình phản ứng về sự điều chỉnh diện tích sản xuất và sản lượng nuôi tôm
sú trước những tác động của giá cổng trại tôm sú, yếu tố đầu vào và sản phẩm
cạnh tranh cùng với các yếu tố phi giá và cuối cùng là tính toán hiệu ứng cận
biên của các yếu tố ảnh hưởng đến cung tôm sú.
- Cung cấp thông tin cho các cơ quan có liên quan về hành vi của người
nuôi tôm sú, phục vụ cho mục đích hoạch định chính sách và là cơ sở khoa
học cho việc dự báo sản lượng tôm cung trên thị trường ứng với các sự biến
động của giá và các yếu tố khác ngoài giá, đề xuất các định hướng giải pháp
cho xây dựng chiến lược quy hoạch ngành tôm và phát triển lĩnh vực nuôi tôm
sú ở ĐBSCL trong thời gian tới.
1.6 Hạn chế của luận án
Mặc dù, nghiên cứu đã có một số đóng góp cho học thuật và thực tiễn
quản lý kinh tế ở ĐBSCL và cho ngành hàng tôm sú, luận án vẫn còn một số
hạn chế mà các nghiên cứu tiếp theo có thể khắc phục. Nội dung phân tích chỉ
dựa trên giả thiết kỳ vọng thích ứng trong đó xem xét các yếu tố giá và phi giá
ảnh hưởng đến điều chỉnh cung tôm sú tại các tỉnh có sản lượng và diện tích
nuôi tôm sú lớn nhất ở ĐBSCL. Do, hạn chế chuỗi số liệu nên nội dung phân
tích phản ứng cung tôm sú vùng chưa lượng hóa được tác động giá xuất khẩu,
giá bán lẻ cũng như yếu tố công nghệ sản xuất đến quyết định điều chỉnh sản
xuất và số cung tôm sú trên thị trường của mỗi tỉnh trong vùng nghiên cứu.
7


Trong phân tích phản ứng cung qua thời gian tới có thể mở rộng thêm phân
tích các yếu tố rủi ro trong sản xuất như là rủi ro về giá và rủi ro sản lượng. Vì
không có đủ thông tin về số liệu nên đây cũng là một vấn đề cần nghiên cứu
tiếp trong tương lai.

8



CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mục tiêu của chương này tổng hợp và đúc kết các luận điểm cốt lõi của
các nghiên cứu về hàm cung, điều chỉnh cung, sự truyền dẫn giá bán giữa các
tác nhân trong kênh phân phối trên thị trường và mô hình giá kỳ vọng của
nông hộ. Hệ thống hóa cơ sở lý luận phân tích truyền dẫn giá tôm trong thị
trường, mô hình giá Cobweb với giả thuyết kỳ vọng và tiến trình phát triển cơ
sở lý thuyết của phân tích phản ứng cung điều chỉnh từng phần. Phần đầu
chương trình bày các khái niệm, các lý thuyết cung và phản ứng cung trong
sản xuất được sử dụng trong luận án. Tiếp theo, luận án trình bày phân tích giá
tôm sú với các nội dung như mối quan hệ giá giữa các thị trường tiêu thụ đến
giá cổng trại tôm sú và cách thức hình thành giá kỳ vọng của nông hộ nuôi
tôm. Từ đó, mô hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của hàm cung dạng
Nerlove được xác định trong nghiên cứu. Nội dung tiếp theo là, tổng hợp các
nghiên cứu thực nghiệm về phân tích phản ứng cung bằng hàm số cung của
Nerlove. Phần cuối của chương là tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về tôm
sú ở ĐBSCL. Trên cơ sở nội dung tổng hợp, tác giả đề xuất khung phân tích, mô
hình nghiên cứu thực nghiệm và phương pháp ước lượng sẽ sử dụng tương ứng
cho từng mục tiêu phân tích trong luận án.
2.1 Tổng quan lý thuyết
2.1.1 Các khái niệm, lý thuyết trong nghiên cứu
2.1.1.1 Các khái niệm trong nghiên cứu
- Khái niệm giá cổng trại (Farm-gate price)
Trong lý thuyết giá, theo Norwood & Lusk (2008) giá cổng trại là giá
bán nông sản tại nông trại của nông dân, giá bán sản phẩm tại vùng sản xuất
(Tsakok, 1990). Vì vậy, khái niệm giá cổng trại trong nghiên cứu được định
nghĩa là giá tôm bán tại ao nuôi của người nuôi. Đây là giá bán mà nông hộ
nuôi nhận được khi bán tôm.

- Khái niệm giá thị trường (Market price)
Trong kinh tế học, giá thị trường là giá của hàng hóa hay dịch vụ được
giao dịch trên thị trường giữa người mua và người bán tại một thời điểm và địa
điểm nhất định (Phí Mạnh Hồng, 2009). Giá thị trường hàng hóa của xuất
khẩu hay nhập khẩu là giá hàng hóa trong nước và giá hàng hóa trên thế giới

9


(Pindyck & Rubinfeld, 2003). Giá thị trường trong chuỗi giá trị là giá của mỗi
tác nhân trong kênh phân phối (Norwood & Lusk, 2008).
Trong nghiên cứu này sử dụng khái niệm giá thị trường nghĩa là giá thực
tế của tôm sú tại một thị trường tại một thời điểm cụ thể. Tại thị trường bán lẻ
giá thị trường của tôm sú là giá bán lẻ của chợ nông sản. Tại thị trường xuất
khẩu giá thị trường sản phẩm tôm sú là giá giao lên tàu FOB (free on board).
- Khái niệm truyền dẫn giá (Price transmision)
Theo Tomek & Robinson (1981) truyền dẫn giá là khái niệm chỉ mối
quan hệ giá giữa thị trường theo không gian và thời gian Mundlak & Larson
(1992) sử dụng phổ biến trong nghiên cứu kinh tế (Bressler & King, 1970).
Khái niệm truyền dẫn giá trong nghiên cứu nghĩa là sự ảnh hưởng của giá giữa
các thị trường tiêu thụ (bán lẻ và xuất khẩu) đến thị trường sản xuất theo thời
gian.
- Khái niệm giá kỳ vọng (Expected price):
Trong lý thuyết kinh tế, giá kỳ vọng được cho là người sản xuất dự báo
hay tiêu đoán giá của hàng hóa trên thị trường trong tương lai (Phí Mạnh
Hồng, 2009). Vì vậy, khi ra quyết định cung một loại hàng hoá người sản xuất
đã có một hình dung nhất định về mức giá trong tương lai của hàng hoá đó là
mức giá kỳ vọng (Nerlove, 1958). Khái niệm giá kỳ vọng trong nghiên cứu
này là giá của người sản xuất dự báo, hay kỳ vọng giá của sản phẩm trên thị
trường trong tương lai.

- Khái niệm phản ứng cung (Supply response)
Khái niệm phản ứng cung hay điều chỉnh cung được hiểu cung sản phẩm
di chuyển dọc theo đường cung lẫn việc dịch chuyển đường cung (Tomek &
Robinson, 1981). Phản ứng cung phụ thuộc vào giá kỳ vọng của sản phẩm và
điều chỉnh cung kỳ trước (Nerlove, 1956). Việc điều chỉnh cung khi cấu trúc
cung thay đổi do các yếu tố khác ảnh hưởng đến cung sản phẩm như là giá các
yếu tố đầu vào và giá sản phẩm cạnh tranh làm thay đổi cung (Learn &
Cochrane, 1961 và Nerlove, 1961).
Khái niệm phản ứng cung trong nghiên cứu này được định nghĩa là sự
thay đổi của lượng cung sản phẩm do sự di chuyển dọc theo đường cung do
giá bán sản phẩm thay đổi; và do sự dịch chuyển của đường cung do các yếu
tố khác ảnh hưởng đến cung sản phẩm cụ thể như (i) giá yếu tố đầu vào (ii)
sản phẩm có liên-sản phẩm cạnh tranh (iii) thời gian.

10


- Khái niệm tôm nước lợ
Tôm nước lợ là tên gọi chung cho tôm sú và tôm TCT. Tôm nước lợ
sống được trong môi trường nước có độ mặn từ 1 tới 10 g/L hay 1 tới 10 ppt
theo tiêu chuẩn Việt Nam (Bộ NN & PTNT, 2015).
2.1.1.2 Lý thuyết về hàm số cung
- Lý thuyết về hàm số cung: Hàm số cung biểu diễn mối quan hệ giữa
giá và lượng cung của sản phẩm gọi là hàm số cung bậc nhất. Hàm số cung
mở rộng phân tích tổng quát ảnh hưởng của các yếu tố đến số cung (Lê
Khương Ninh, 2008).
- Hàm số cung bậc nhất (hay còn gọi là hàm số tuyến tính): Giả sử ta
xem các nhân tố khác là không đổi thì số cung cũng là một hàm số của giá bán
sản phẩm, số cung có mối quan hệ đồng biến với giá bán của sản phẩm. Hàm
Qs  f (P)

số cung như sau:
(2.1)
QS được gọi là hàm số cung. Các nhà kinh tế học thường dùng hàm số
cung bậc nhất là hàm số tuyến tính để biểu diễn hàm số cung nên hàm số cung
thường có dạng: Qs  a  bP hay P    QS . Khi đó, Đường cung cũng có
thể được vẽ là một đường thẳng và có độ dốc đi lên.
Trong đó: QS là lượng cung sản phẩm (tấn); P là giá bán sản phẩm (ngàn
đồng); a, b, α, và β là các hằng số dương.
- Hàm số cung mở rộng: Hàm số cung mở rộng cho biết số cung của
hàng hóa X phụ thuộc vào giá của chính hàng hóa đó và các yếu tố làm thay
đổi số cung. Hàm số cung mở rộng tổng quát có dạng:
Q S  f ( Pe , Pi , w, H , QN , T , Pc )

(2.2)

Trong đó: QS là số cung đối với hàng hóa X (tấn); Pe là giá dự báo của
hàng hóa (ngàn đồng); Pi là giá của các yếu tố đầu vào (ngàn đồng); w là giá
công lao động (ngàn đồng/giờ lao động); H là các yếu tố khác như trình độ
công nghệ; QN là sản lượng phẩm cạnh tranh (tấn); Pc là giá sản phẩm cạnh
tranh (ngàn đồng); T là thuế của các nhà sản xuất (ngàn đồng/tấn). Trong
nghiên cứu thực nghiệm có rất nhiều dạng hàm số cung, trong đó hàm số cung
được sử dụng phổ biến là hàm số cung có dạng tuyến tính sau đây
Q S   0   i Pi   w w   h H   N QN   t T   e Pe   c Pc

11

(2.3)


- Lý thuyết cung nông sản: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi,

cung sản phẩm trong nông nghiệp trong đó cung thị trường được định nghĩa
như tổng số lượng sản phẩm mà tất cả các người sản xuất/bán sẵn sàng cung ra
thị trường ứng với các mức giá khác nhau của hàng hóa trong một khoảng thời
gian nhất định. Lượng sản phẩm mà các nông dân sẵn sàng cung thêm khi giá
tăng lên phụ thuộc không chỉ vào các yếu tố sản xuất mà còn phụ thuộc vào
khoảng thời gian cần thiết để sự điều chỉnh có thể diễn ra. Thời gian cần thiết
cho sự điều chỉnh càng dài thì phản ứng điều chỉnh càng lớn khi giá thay đổi
(Nerlove, 1956, 1958).
Trong khoảng thời gian rất ngắn, khi mùa vụ đã được sản xuất và thu
hoạch (giả sử không có sản phẩm tồn kho và sản phẩm đã thu hoạch không thể
dự trữ) thì đường cung sản phẩm là một đường thẳng đứng. Lượng sản phẩm
cung không thể gia tăng hoặc giảm bớt bất kể mức giá bán trên thị trường như
thế nào. Trước khi thu hoạch, lượng cung sản phẩm có thể được điều chỉnh
bằng cách không thu hoạch một phần diện tích nếu giá quá thấp. Khi khoảng
thời gian cần thiết cho sự điều chỉnh dài hơn thì sản xuất có thể thay đổi
(Tomek & Robinson, 1981). Trong ngắn hạn một số yếu tố sản xuất sử dụng
như phân bón cho cây trồng hoặc thức ăn cho chăn nuôi gia súc có thể thay
đổi. Ở khoảng thời gian dài hơn, diện tích gieo trồng hoặc số đầu gia súc có
thể thay đổi. Việc cung ứng sản phẩm có xu hướng thay đổi nhiều hơn khi thời
gian cần thiết cho sự điều chỉnh càng dài (Nguyễn Thế Nhã & Vũ Đình Thắng,
2004). Thời gian giữ vai trò quan trọng trong việc xác định quan hệ cung trong
nông nghiệp. Tuy nhiên khái niệm rất ngắn hạn, ngắn hạn, trung hạn hoặc dài
hạn mang tính chất tương đối. Thời gian cần thiết cho cung thay đổi tùy thuộc
vào đặc tính sản xuất của từng loại sản phẩm, vụ mùa và cả nâng lực của
người sản xuất. Chẳng hạn như thay đổi quyết định sản xuất tôm sú cần phải
có nhiều thời gian hơn thay đổi quyết định cung trong nuôi tôm TCT. Vì qui
trình thời gian nuôi tôm TCT từ 2,5-3 tháng/vụ nuôi, trong khi đó thời gian
nuôi tôm sú phải mất từ 4-5,5 tháng/vụ nuôi3.
Đối với mục đích dự báo, người ta mong muốn tách rời tác động của việc
thay đổi giá trong ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên điều này khó thực hiện trên

thực tế. Khó có thể cô lập được toàn bộ tác động của một lần thay đổi giá vì
lần thay đổi giá tiếp theo có thể diễn ra trước khi tác động cuối cùng của lần
thay đổi thứ nhất có thể hoàn tất. Những gì mà người ta có thể quan sát được
trên thực tế là tác động tổng hợp của nhiều lần thay đổi giá khác nhau với các
độ trễ khác nhau.

3

Chi cục Nuôi trồng thủy sản Cà Mau

12


- Cung thực tế: Theo Tomek & Robinson (1981) tổng cung tại địa
phương một năm cụ thể phụ thuộc vào sản lượng sản xuất thực tế của địa
phương với sản lượng tồn kho của kỳ trước và sản lượng nhập từ vùng khác
vào, theo công thức S  q  t  I m (2.4a)
Trong đó S là tổng cung (tấn); q là sản lượng sản xuất tại địa phương một
năm cụ thể (tấn); t là sản lượng tồn kho kỳ trước (tấn); Im là sản lượng nhập
khẩu từ nơi khác (tấn).
q  ( A * a) * NS

(2.4b)
Trong đó q là sản lượng sản xuất tại địa phương một năm cụ thể (tấn); A
là diện tích gieo trồng thực tế (ha); a là tỷ lệ diện tích thu hoạch (%); Ns là
năng suất trung bình (tấn/ha).
Nếu không thể ước lượng trực tiếp về diện tích gieo trồng của các sản
phẩm khác nhau hoặc năng suất trung bình thì có thể sử dụng các cách tiếp cận
khác nhau căn cứ vào mức độ thông tin có được. a) Ước tính về phạm vi thặng
dư hoặc thiếu hụt so với tình hình sản xuất bình thường. Sản xuất bình thường

của năm hiện tại có thể được xác định từ việc phân tích các ước lượng về tình
hình sản xuất của các năm trước, từ đó ước tính về sản lượng năm nay có thể
được tính toán từ các thông tin trên. b) Sử dụng số liệu theo xu hướng từ các
năm trước trong trường hợp điều kiện phát triển nuôi trồng và cung ứng vật tư
bình thường và không có những tác động khác ảnh hưởng đến diện tích nuôi
trồng.
- Sự điều chỉnh cung
Sự khác biệt cung mang tính chất tĩnh tại được gọi là đường cung truyền
thống và phản ứng cung theo quan điểm động được gọi là động thái cung.
Phản ứng cung mang tính chất tĩnh tại cho biết đường cung sản phẩm thể hiện
mối quan hệ giữa giá cả và số lượng sản phẩm, các yếu tố khác không đổi.
Đường cung sản phẩm truyền thống có tính chất quan hệ 2 chiều của đường
cung sản phẩm với giá cả nghĩa là khi giá sản phẩm tăng rồi sau đó lại giảm
thì lượng cung sản phẩm sẽ trở lại mức cung ứng ban đầu. Tuy nhiên, khi phản
ứng cung theo quan điểm động mang tính chất tổng quát giá và các yếu tố tác
động lên cung thay đổi (Nerlove, 1956).
Phân tích cung nông sản qua thời gian khác biệt với phản ứng cung
mang tính chất tĩnh tại. Mối quan hệ trong phản ứng cung theo quan điểm
động mang tính chất tổng quát hơn. Nó xác định sản lượng cung ứng khi giá
liên thời gian của sản phẩm thay đổi trong điều kiện các yếu tố khác cũng thay
đổi (Tomelk & Robinson, 1981). Theo Nerlove, phân tích cung nông sản theo
thời gian trước tác động của giá bán sản phẩm thay đổi, đồng thời các yếu tố
13


như cơ cấu sản xuất, khoa học kỹ thuật sản xuất, tổng cung, đầu tư vào yếu tố
cố định, tính không chắn chắn và kỳ vọng cũng thay đổi theo một mối tương
quan nào đó khi đó cung sản phẩm dịch chuyển dọc trên. Cung sản phẩm sẽ
dịch chuyển là khi cung sản phẩm xem xét theo thời gian trước tác động của
giá các yếu tố đầu vào và giá của sản phẩm cạnh tranh (Learn & Cochrane,

1961). Do đó, phản ứng cung có thể bao gồm cả việc di chuyển dọc theo
đường cung lẫn việc dịch chuyển đường cung (Nerlove, 1958, 1961).
Một trường hợp cụ thể là khi giá sản phẩm tăng thì những kỹ
thuật/phương pháp sản xuẩt mới có thể được áp dụng một cách dễ dàng hơn.
Nông dân thường do dự trong việc ứng dụng kỹ thuật hay phương pháp sản
xuất mới. Khi giá cả sản phẩm tăng, nông dân có thể có thêm động lực để sử
dụng kỹ thuật mới với mức độ nhanh hơn khi giá không thay đổi hoặc giảm.
Mặc dù nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ về vốn cho người sản xuất; tuy
nhiên trên thực tế nguồn vốn để đầu tư vào sản xuất của nông dân thường là
tiền dành dụm từ thu nhập do bán sản phẩm. Do đó, giá sản phẩm tăng giúp
nông dân có điều kiện tài chính thuận lợi hơn để nhanh chóng áp dụng kỹ
thuật mới.
Theo cách phân tích vừa nêu thì sự tăng giá sản phẩm có 2 tác động. Một
là sản lượng cung tăng dọc theo đường cung sản phẩm. Hai là, làm đường
cung sản phẩm dịch chuyển tăng thành một đường cung mới. Do đó, việc cung
ứng sản phẩm sẽ tăng nhanh hơn mức dự đoán chỉ dựa trên cơ sở cung sản
phẩm mang tính chất tĩnh tại. Khi giá sản phẩm giảm đường cung sản phẩm
dịch chuyển sang trái.
2.1.2 Các phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu
2.1.2.1 Các phương pháp tiếp cận truyền dẫn giá trong thị trường
Mối quan hệ giữa giá thế giới và giá trong nước được bàn đến đầu tiên bởi
Mundlak & Larson (1992) với các nghiên cứu thực nghiệm về giá nông sản. Các
tác giả này đã phân tích mối quan hệ giữa giá qua các khâu trung gian trong chuỗi
cung ứng và chuỗi giá trị. Các nghiên cứu này tập trung vào phân tích sự chênh
lệch giá giữa các giai đoạn khác nhau trong kênh phân phối do ảnh hưởng bởi sức
mạnh thị trường, chi phí vận chuyển và chi phí giao dịch, lợi nhuận tăng thêm
theo quy mô sản xuất, sự đồng nhất và tính khác biệt của sản phẩm, tỷ giá hối
đoái và các chính sách.
 Sự truyền dẫn giá thế giới và giá nội địa
Mundlak & Larson (1992) xem xét mối quan hệ giữa giá nông sản trong

nước và giá nông sản thế giới. Các tác giả tập trung vào khai thác ảnh hưởng
14


×