Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Phân tích hiện trạng nghèo đói ở đồng bằng sông Cửu Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 128 trang )

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

1




Phân tích
hiện trạng nghèo đói
ở đồng bằng sông Cửu Long























Báo cáo tổng kết
Tháng 10-2004
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

2


































Báo cáo này trình bày các kết quả nghiên cứu và quan điểm của Nhóm
thực hiện Dự án Phân tích Hiện trạng Nghèo đói ở đồng bằng sông Cửu
Long (MDPA). Nội dung báo cáo không nhất thiết phản ánh quan điểm
của Chính phủ Australia hoặc Việt Nam.



NXBYH Giấy phép xuất bản số: 4-13/XB-QLXB, ngày 10 -01-2005.
Thiết kế tại Công ty in Hoàng Minh, số trang 132, kích thước 20,5 x 29,7.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

3


Lời cảm ơn

Chúng tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến UBND 12 tỉnh, thành vùng ĐBSCL; các
ban ngành thuộc tỉnh như Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh - Xã hội, Cục
Thống kê, Ban Dân tộc Miền núi, Hội Nông dân và Hội Phụ nữ. Chúng tôi cũng xin tỏ lòng

biết ơn sâu sắc đến các quận, huyện, xã, các cộng đồng dân cư và các cá nhân thuộc 12 tỉnh,
thành đã giúp đỡ và tham gia vào các hoạt động nghiên cứu của chúng tôi. Chúng tôi đặc
biệt cảm ơn các cán bộ địa phương tham gia Chương trình Xóa đói Giảm nghèo (HEPR)
thuộc cấp tỉnh, thành phố, huyện, xã, ấp đã giúp chúng tôi các số liệu và thông tin về tình
hình tại địa phương, đồng thời giúp tổ chức các cuộc phỏng vấn và họp nhóm.

Dự án Phân tích Hiện trạng Nghèo đói ở ĐBSCL (MDPA) được AusAID tài trợ và do Tổ
chức Tầm nhìn Thế giới kết hợp với Công ty Adam Fford thực hiện. Các hoạt động nghiên
cứu được các chuyên gia thuộc Viện Khoa học Xã hội và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
TP. HCM tiến hành. Chúng tôi đặc biệt cảm ơn các chuyên gia và trưởng nhóm chuyên gia
đã tham gia dự án này. Trong giai đoạn 1, các trưởng nhóm chuyên gia gồm bà Nguyễn Thu
Sa, ông Nguyễn Quới, ông Võ Công Nguyên và ông Võ Đình Huân, giai đoạn 2 gồm giáo sư
Võ Tòng Xuân, ông Nguyễn Ngọc Đệ, ông Nguyễn Phú Sơn, ông Từ Văn Bình, bà Nguyễn
Thị Song An và ông Nguyễn Tấn Khuyên. Các nhóm đã cung cấp thông tin, trao đổi và đóng
góp ý kiến để hoàn tất chương trình phân tích này. Bà Ngan Thuy Collins, ông Thanh Tran
Le, cô Huong Thu Le, ông Quang Do, cô Thanh Huyen Nguyen đã tiến hành nghiên cứu hậu
kỳ tại Australia. Một lần nữa chúng tôi xin cảm ơn tất cả những người đã tham gia dự án.




PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

4
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

5
Mục lục



Từ và tên viết tắt............................................................................................................6
Bản đồ ............................................................................................................................9
Tóm tắt..........................................................................................................................11
Đặc điểm của người nghèo ở ĐBSCL .........................................................................12
1. Giới thiệu..................................................................................................................16
2. Phương pháp thực hiện dự án MDPA.........................................................................16
3. Định nghĩa nghèo tại Việt Nam..................................................................................17
4. Giảm nghèo tại Việt Nam...........................................................................................18
5. Nghèo ở ĐBSCL.......................................................................................................20
6. Kết quả nghiên cứu....................................................................................................21
7. Kết luận và kiến nghị.................................................................................................35
Phụ lục 1: Báo cáo chuyên đề - Dân không có đất và ít đất .......................................39
Phụ lục 2: Báo cáo chuyên đề - Thị trường nông thôn...............................................55
Phụ lục 3: Báo cáo chuyên đề - Nguồn nhân lực ........................................................71
Phụ lục 4: Báo cáo chuyên đề - Người Khmer............................................................89
Phụ lục 5: Báo cáo chuyên đề - Năng lực cán bộ và chính quyền địa phương .........113
Tài liệu tham khảo.....................................................................................................125
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

6

Từ và tên viết tắt



ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á
AusAID Cơ quan Phát triển Quốc tế Australia
CBOs Các tổ chức quần chúng
CEMMA Ban Dân tộc và Miền núi
CIDA Cơ quan Phát triển Quốc tế Canada

CIE CIE
CPRCS Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xóa đói giảm nghèo
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
DOLISA Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (cấp quận/huyện hay tỉnh/thành)
DARD Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (cấp quận/huyện hay tỉnh/thành)
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GoA Chính phủ Australia
GoV Chính phủ Việt Nam
GSO Tổng cục Thống kê
HEPR Chương trình Xóa đói Giảm nghèo
HCMC Thành phố Hồ Chí Minh
INGOs Các tổ chức phi chính phủ quốc tế
IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế
KIP Nhóm thông tin chủ chốt
MARD Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn
MD ĐBSCL
MDPA Dự án Phân tích Hiện trạng Nghèo đói ở ĐBSCL
MOF Bộ Tài chính
MOLISA Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
MPI Bộ Kế hoạch & Đầu tư
NGOs Các tổ chức phi chính phủ
OGB Tổ chức Oxfam Anh
PAR Cải cách hành chính công
PRA Đánh giá về nông thôn có cộng đồng tham gia
PPA Đánh giá về hiện trạng nghèo đói có cộng đồng tham gia
PPC UBND Tỉnh
PRB Ban Xóa đói Giảm nghèo
Program 133 Chương trình Xóa đói Giảm nghèo
Program 135 Chương trình Phát triển Kinh tế - Xã hội cho các xã đặc biệt khó khăn miền

núi vùng sâu vùng xa
PSO Cục Thống kê tỉnh
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

7
PTF Nhóm công tác về xóa đói giảm nghèo
RPA Đánh giá hiện trạng nghèo đói cấp vùng
SOE Doanh nghiệp nhà nước
SMEs Doanh nghiệp vừa và nhỏ
SRV Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam
UNDP Chương trình Phát triển của Liên hiệp Quốc
V3RD Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam
VBP Ngân hàng cho Người nghèo Việt Nam
VCP Đảng Cộng sản Việt Nam
VHLSS Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam
VND Đồng Việt Nam
WB Ngân hàng Thế giới
WVA/AF&A Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Australia/Công ty Adam Fforde.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

8
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

9
Bản đồ


Việt Nam




Nguồn: www.Vietnamtourism.com


ĐBSCL – Việt Nam


Nguồn: www.Vietnamtourism.com

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

10
Tóm tắt


Việt Nam đã có những tiến bộ đầy ấn tượng trong công tác xóa đói giảm nghèo suốt các thập
niên vừa qua. Nghèo hầu như đã giảm đi một nửa và GDP/đầu người tăng gấp đôi (tăng từ
200 USD vào cuối thập niên 1980 lên 400 USD vào năm 2000). Bên cạnh đó, các chỉ số phát
triển kinh tế-xã hội tăng cao cho thấy nhiều người đã có cuộc sống khá hơn. Tuy nhiên, việc
đảm bảo tăng trưởng bền vững sẽ là một thách thức do kết quả từ những cải cách ban đầu
đang giảm. Ngoài ra, nhiều hộ gia đình vẫn còn nằm trong nguy cơ tái nghèo cao.

ĐBSCL là vựa lúa của Việt Nam, là nơi sản xuất hàng hóa cho tiêu thụ trong nước và xuất
khẩu. Tình hình kinh tế xã hội vùng này đã đổi thay nhanh chóng trong những năm vừa qua
với sản lượng nông thủy sản ngày càng tăng. Tự do và đa dạng hóa thị trường nông thôn đã
tạo thêm cơ hội cho người nghèo trở thành nhà sản xuất và người tiêu thụ. Tuy vậy, vẫn còn
tồn tại những thách thức to lớn. Việc phát triển các doanh nghiệp mới vẫn còn hạn chế và
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực này vẫn còn thấp. Quá trình mở cửa phát triển
kinh tế làm nổi cộm các vấn đề về kinh tế xã hội tác động đến cuộc sống của các nhóm đối

tượng dễ bị ảnh hưởng trong vùng.

Nghèo đói vẫn còn là vấn đề nghiêm trọng đối với vùng này. Mặc dù từ năm 1998, số người
nghèo đã giảm đáng kể, nhưng vẫn còn khoảng 4 triệu người nghèo sống tại ĐBSCL. Đây là
số lượng người nghèo cao nhất trong bảy vùng lãnh thổ của Việt Nam. Hơn nữa, ĐBSCL có
tỉ lệ cao nhất về số lượng người dễ lâm vào tình trạng tái nghèo khi có những biến động bất
lợi về kinh tế. ĐBSCL cũng là nơi thường xuyên bị thiên tai, và đây là nguyên nhân dẫn đến
cuộc sống bấp bênh của người nghèo.

Cơ quan Phát triển Quốc tế Australia (AusAID) tại Việt Nam đang tăng cường tập trung các
hoạt động cuả mình vào ĐBSCL. Đây là nơi được xác định cần sự hỗ trợ nhiều hơn nữa vì tỷ
lệ nghèo cao và vì ít thu hút được sự tập trung của các nhà tài trợ so với các vùng khác của
Việt Nam. Sự hiện diện cuả Australia tại vùng này là đáng kể thông qua dự án xây dựng cầu
Mỹ Thuận và các dự án nước sạch và vệ sinh môi trường. Mục đích của báo cáo này là phân
tích sâu hơn tình hình nghèo đói tại vùng ĐBSCL giúp định hướng sự can thiệp của Chính
phủ Việt Nam, Chính phủ Australia và các nhà tài trợ khác trong tương lai.

Kết quả nghiên cứu trình bày trong báo cáo này nhấn mạnh đến sự gia tăng cách biệt giữa
các cộng đồng dân cư trong vùng ĐBSCL và xu hướng hình thành các nhóm nghèo với các
đặc điểm nghèo giống nhau. Nghiên cứu cho thấy người dân nơi đây dễ rơi vào cảnh nghèo
đói hơn nếu không có đất hoặc có ít đất canh tác; sống trong vùng nông thôn; lệ thuộc vào
công việc không ổn định; hoặc thuộc nhóm dân tộc Khmer và/hoặc là nữ. Tình hình kinh tế
xã hội hiện nay phức tạp hơn cách đây một thập niên. Các chương trình xóa đói giảm nghèo
cần được thiết kế riêng đặc biệt cho phù hợp với tình hình đặc trưng của vùng và phù hợp
với nhu cầu của các nhóm yếu thế về kinh tế và xã hội này.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

11
Đặc điểm của người nghèo ở ĐBSCL


Kết quả phân tích chi tiết trong báo cáo này đã xác định các nhóm sau đây có những điểm
đặc biệt bất lợi:

Nhóm không có đất và ít đất canh tác
Số dân không có đất hoặc hầu như không có đất canh tác trong vùng ĐBSCL là đáng kể và
ngày càng tăng. Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các gia đình không có đất là vì đã bán
đất với các nguyên nhân: mất mùa và do những biến động kinh tế đột ngột gây ra bởi bệnh
tật hay thiên tai. Phải bán đất để lấy tiền, thường là để trả nợ. Bán đất vì vậy là hậu quả, hơn
là nguyên nhân gốc, của nghèo. Tuy nhiên, bán đất có thể dẫn đến nguy cơ cao hơn là người
nghèo không có đất canh tác phải sống lệ thuộc vào công việc làm thuê thu nhập thấp không
ổn định. Nhóm nông dân không có đất canh tác có tỉ lệ nghèo cao hơn các nhóm khác trong
vùng.

Nhóm dân tộc thiểu số - Người Khmer
Trong số 3 nhóm dân tộc thiểu số sống trong vùng ĐBSCL (Khmer, Hoa và người Chăm),
người Khmer chiếm tỉ lệ cao nhất và là nhóm bị bất lợi nhất về mặt kinh tế xã hội. Người
nghèo Khmer giống như những người nghèo khác trong vùng, với chiều hướng có ít hoặc
không có đất và ít có cơ hội tìm được một công việc ổn định. Công việc họ có thể kiếm được
hầu hết là lao động chân tay với thu nhập thấp. Đây là nhóm đặc biệt dễ bị ảnh hưởng với
các biến động về kinh tế vì họ có ít tài sản. Người nghèo Khmer cũng có chiều hướng sống
tách biệt với các tổ chức của điạ phương, họ ít tiếp xúc với cán bộ xã và ít có cơ hội tham gia
vào quá trình ra quyết định trong địa phương mình.

Nhóm “làm thuê”
Trên nửa số người nghèo ở một số tỉnh trong vùng ĐBSCL đang làm thuê trong lĩnh vực
nông nghiệp và đây là nguồn thu nhập chính của họ. Công việc như vậy mang tính thời vụ
cao và thường thu nhập không đủ sống. Số lượng lao động dư thừa trong vùng dẫn đến mức
tiền công thấp. Số lượng doanh nghiệp mới thành lập ở ĐBSCL không nhiều, làm hạn chế cơ
hội việc làm phi nông nghiệp. Trình độ thấp của người nghèo cũng hạn chế cơ hội tìm việc

làm tốt hơn và tăng thu nhập cao hơn.

Phụ nữ
Tiền công của phụ nữ trong lĩnh vực nông nghiệp ít hơn hai phần ba so với mức của nam
giới. Phụ nữ đặc biệt bất lợi do chiều hướng tại một số tỉnh ĐBSCL chuyển làm lúa sang
nuôi tôm, vì việc nuôi tôm được xem là công việc của đàn ông. Phụ nữ phải làm công việc
nặng nhọc cả trong nhà lẫn ngoài xã hội, dẫn đến suy kiệt sức khỏe, làm hạn chế khả năng
tiếp cận với giáo dục. Đặc biệt dễ bị ảnh hưởng là phụ nữ Khmer.


PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

12
Các vấn đề chính tác động đến hiện trạng nghèo tại ĐBSCL

Các chương trình xóa đói giảm nghèo
Hiệu quả của các chương trình mục tiêu về xóa đói giảm nghèo bị hạn chế do năng lực có
hạn của cán bộ địa phương trong việc lập kế hoạch, thực hiện, theo dõi và đánh giá các
chương trình này.

Phân cấp
Chương trình Quốc gia về Xóa đói Giảm nghèo (chương trình 133 và 135) hướng dẫn chủ
trương phân cấp công tác hoạch định và quản lý chương trình cho cấp xã. Chủ trương phân
cấp của Chính phủ tạo động lực phát triển mạnh các giải pháp giảm nghèo phù hợp với hoàn
cảnh địa phương hơn. Tuy nhiên, việc thực hiện chương trình là khác nhau và tùy thuộc vào
khả năng lẫn nhiệt huyết của những người tham gia điều hành chương trình. Cũng còn tồn tại
các vấn đề về năng lực của cán bộ địa phương trong việc nắm chính xác bản chất và quy mô
nghèo ngay tại địa phương, nơi họ công tác. Các vấn đề này làm hạn chế hiệu quả của các
chương trình xóa đói giảm nghèo.


Cung cấp dịch vụ cho người nghèo
Chủ đề chính trong báo cáo này là nhu cầu đối với dịch vụ của Chính phủ và các cơ quan
hữu quan phải đáp ứng nhiều hơn nữa nhu cầu của người nghèo. Việc ra quyết định cần có
sự tham gia nhiều hơn của dân, đặc biệt chú ý đến các hình thức tham khảo ý kiến của dân để
tiếng nói của người nghèo góp phần vào việc hoạch định và thực hiện chương trình.

Phát triển nông thôn
Dù sự phát triển một nền kinh tế thị trường và đa dạng hóa sản xuất tạo nhiều cơ hội linh
hoạt cho doanh nghiệp, nhưng nhiều hộ gia đình thuộc tầng lớp tiểu nông vẫn chưa tăng
được thu nhập cho mình.

Thị trường nông thôn
Những quan ngại cụ thể về thị trường nông thôn là: biến động giá sản phẩm đầu ra; ít khả
năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng; giá đầu vào cao ở một số mặt hàng; vi phạm hợp đồng
mua bán sản phẩm. Sự can thiệp và độc quyền Nhà nước vẫn còn cao ở một số thị trường
(thí dụ mía đường) làm sai lệch tín hiệu giá và dẫn đến cung dư thừa. Nhiều nông dân thiếu
kiến thức để tranh thủ lợi thế trên thị trường và không thể tiếp cận được nguồn vốn vay ngân
hàng đủ lâu để tối ưu hóa đầu tư vào vụ mới.

Các chương trình khuyến nông
Các chương trình khuyến nông tại vùng ĐBSCL không phải lúc nào cũng thành công vì khả
năng hạn chế của đội ngũ cán bộ đào tạo và sự hiểu biết chưa đầy đủ về nhu cầu của người
nghèo. Khả năng tiếp cận các dịch vụ liên quan đến công, nông và ngư nghiệp, cũng như
dịch vụ tư vấn việc làm của người nghèo hạn chế hơn nhiều so với các hộ gia đình khá hơn.
Nhu cầu đẩy mạnh các chương trình khuyến nông tại cấp tỉnh, huyện và xã rất cấp bách để
tạo điều kiện cho các tiểu nông có nhiều lựa chọn hơn về kỹ thuật canh tác, phát triển thị
trường, giá đầu vào và đầu ra cũng như các cơ hội đào tạo học hỏi thêm.

Tín dụng
Khả năng tiếp cận được nguồn vốn vay phù hợp với nhu cầu là mối quan ngại chính. Dù đa

phần nông dân khá giả có thể tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng, nhưng thường nguồn
vốn có điều kiện không linh hoạt, hoặc không đáp ứng nhu cầu tài chính của họ. Đối với
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

13
người nghèo, vay ngân hàng càng khó hơn vì họ có ít tài sản thế chấp cho khoản vay. Họ
thường buộc phải vay mượn thông qua các thị trường không chính thức với lãi suất cao hơn.
Cần có quy định phù hợp hơn về tài sản thế chấp nhằm giúp người nông dân khỏi bị siết nợ,
đồng thời có các chương trình huấn luyện giúp người cho vay và đi vay hiểu rõ hơn về hoạch
định tài chính và quản lý rủi ro.

Cơ sở hạ tầng nông thôn
Gần đây có sự đầu tư đáng kể vào phát triển giao thông và xây dựng các trung tâm giáo dục
và y tế tại vùng ĐBSCL. Hệ thống điện và viễn thông nông thôn đã phát triển nhanh chóng
và có ảnh hưởng tích cực đến cơ hội tìm kiếm việc làm và giá cả, cũng như thông tin về thị
trường và tiêu thụ sản phẩm. Tuy vậy, việc phân bổ hạ tầng tại các địa phương chưa đồng
đều, cơ sở vật chất tại vùng nông thôn ít hơn. Sự gia tăng lượng xe cộ lưu thông đang tạo áp
lực lớn lên mạng lưới đường giao thông còn chưa tương xứng, các tuyến đường kết nối cho
hệ thống thủy lộ chưa đáp ứng yêu cầu. Mùa mưa làm ngăn cách nhiều vùng nông thôn do
hệ thống cầu đường bị ngập lụt, làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của thị trường.

Nguồn nhân lực
Trình độ học vấn của lực lượng lao động vùng ĐBSCL còn tương đối thấp, mặc dù có mức
thu nhập cao hơn bình quân cả nước. Nhu cầu mở rộng phát triển doanh nghiệp và đào tạo
kỹ năng cho công nhân là cấp bách.

Giáo dục
Dù có hạ tầng giáo dục tương đối tốt, vùng ĐBSCL là một trong các vùng có tỉ lệ học sinh
đến trường thấp nhất trong cả nước, và có tỉ lệ thất học cao hơn cả nước. Đầu tư cho giáo
dục của các hộ gia đình nghèo và khá giả đều thấp hơn trung bình của cả nước. Trình độ học

vấn thấp còn phổ biến trong cộng đồng người Khmer, trong các gia đình không có đất canh
tác và trong giới nữ..

Kỹ năng lao động
Kết quả nghiên cứu cho thấy rõ lực lượng lao động vùng này thiếu kỹ năng. Tỉ lệ dân số
được đào tạo nghề bằng một nửa so với tỉ lệ chung của cả nước. Các cơ sở dạy nghề và kỹ
thuật chưa đáp ứng được nhu cầu của lực lượng lao động và cần phải được nâng cấp để có
thể nâng cao kiến thức liên quan và chuyển giao kỹ năng. Nền tảng kỹ năng thấp làm hạn
chế phát triển doanh nghiệp.

Y tế
Một trong những nỗi lo lớn nhất của người nghèo là bệnh tật - bệnh tật có thể lấy đi của họ
công việc và thu nhập, đồng thời đẩy họ vào cảnh túng quẫn hơn. Đau yếu có thể dẫn đến
mất thu nhập, tăng nợ nần và cầm cố đất đai. Sức khỏe yếu kém là một nguyên nhân chủ yếu
dẫn đến đói nghèo. Các bệnh liên quan đến muỗi là nguyên nhân chính dẫn đến dịch bệnh
hoành hành tại vùng ĐBSCL. Cơ sở vật chất nước sạch và vệ sinh môi trường phù hợp có
quan hệ mật thiết với tình trạng sức khỏe nói chung tại ĐBSCL.

Thiên tai
ĐBSCL thường xuyên bị lũ và lốc xoáy với cường độ và tính nghiêm trọng dường như ngày
một tăng. Chính phủ đã đầu tư cơ sở vật chất hỗ trợ cư dân sống trong vùng hay ngập lũ và
xây dựng khu dân cư tránh lũ cũng như thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Tuy
nhiên, các chương trình này chưa đến được với những nghèo và dễ bị ảnh hưởng nhất, những
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

14
người thường hay rơi vào vòng đói nghèo. Cần có kế hoạch tốt hơn về lâu dài về phục hồi và
chống chọi với thiên nhiên. Các can thiệp trong tương lai cần xem xét kỹ hơn cơ cấu và điều
kiện của địa phương.


Kết luận

Nhìn chung, bức tranh giảm nghèo ở ĐBSCL còn phức tạp. Tỉ lệ nghèo đã được cải thiện đối
với đa phần cư dân trong vùng, nhưng dường như vẫn còn một nhóm người nghèo cố hữu
chưa với được các cơ hội kinh tế và các cơ hội khác được mở ra trong những năm qua. Các
nhóm này phân bổ không đồng đều trong và giữa các tỉnh. Hơn nữa, nguy cơ tái nghèo trong
vùng vẫn còn ở mức cao. Vùng ĐBSCL vẫn còn nguy cơ mất cơ hội đầu tư nếu còn lệ thuộc
vào lao động không có tay nghề và thiếu đầu tư cho giáo dục/đào tạo.

Người nghèo ở ĐBSCL ít có cơ hội tham gia vào quá trình ra quyết định tại địa phương họ và
có vẻ họ ít được chú ý trong các cuộc đánh giá chính thức về dân số tại địa phương. Các
chương trình xóa đói giảm nghèo cần nhắm kỹ hơn đến nhu cầu của các nhóm bị thiệt thòi
này, và khuyến khích họ tham gia vào quá trình hoạch định, thực hiện và theo dõi các chương
trình này. Công việc này đòi hỏi phải tăng cường năng lực các cơ quan hữu quan và cán bộ tại
địa phương nhằm thực hiện đánh giá nghèo hiệu quả hơn. Khuynh hướng tăng cường phân
cấp nhấn mạnh nhu cầu đào tạo đúng mức cán bộ địa phương về các phương pháp giảm
nghèo.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

15
1. Giới thiệu

Dự án Phân tích Hiện trạng Nghèo đói ở ĐBSCL (MDPA) được Chính phủ Australia tài trợ
nhằm làm rõ tình hình đói nghèo tại các tỉnh ĐBSCL. Kết quả của dự án này sẽ giúp Chính
phủ Việt Nam, các ban ngành trung ương và địa phương, các nhà tài trợ quốc tế nắm bắt tình
hình trong vùng, và định hướng cho các kế hoạch can thiệp trong tương lai. Phương pháp
được nhóm nghiên cứu áp dụng trước tiên là tìm hiểu và mô tả phạm vi cũng như bản chất
nghèo tại ĐBSCL. Mục tiêu kế đến là xây dựng năng lực theo dõi công tác xoá đói giảm
nghèo có hiệu quả cũng như tăng cường quan hệ đối tác với Chính phủ Việt Nam và các tổ
chức khác.


2. Phương pháp thực hiện dự án MDPA

Dự án thực hiện theo quá trình gồm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là phát triển hồ sơ về
hiện trạng nghèo cho mỗi tỉnh trong số 12 tỉnh ĐBSCL. Giai đoạn này hình thành cơ sở quan
trọng để so sánh giữa các tỉnh và giúp nắm bắt các mô hình nghèo trong vùng. Nghiên cứu
gồm công tác xem xét đánh giá số liệu thứ cấp; các dữ liệu thống kê; và thu thập số liệu ban
đầu về các hoạt giảm nghèo. Nghiên cứu được tổng kết trong Báo cáo kết thúc giai đoạn 1.

Giai đoạn 2 xác định 17 chủ đề chính từ giai đoạn 1 có ảnh hưởng đến hiện trạng nghèo đói
của người dân vùng ĐBSCL. Sau khi tham khảo ý kiến với các đối tác, các chủ đề được giới
hạn lại còn bốn để nghiên cứu chi tiết hơn. Bốn nội dung này gồm:

- Tính hiệu quả của thị trường nông thôn và tác động của nó đối với cuộc sống của
các hộ gia đình;
- Hiện trạng, nguyên nhân, chất lượng nguồn nhân lực và tác động của chúng đối
với nghèo;
- Vấn đề không có đất canh tác và tác động của nó đối với các hộ nghèo;
- Hiện trạngvà nguyên nhân của tình trạng nghèo trong cộng động người Khmer.

Nội dung công việc được chuẩn bị cho mỗi chủ đề nghiên cứu (nội dung công việc cho mỗi
chủ đề được đính kèm theo các báo cáo nghiên cứu chuyên đề). Nghiên cứu định tính tại
hiện trường được các chuyên gia nghiên cứu địa phương chọn thông qua đấu thầu công khai
thực hiện. Tập huấn và hướng dẫn về phương pháp thực hiện được triển khai cho các nhóm
nghiên cứu địa phương. Các hoạt động nghiên cứu sẽ được tiến hành tại 3 tỉnh cho mỗi chủ
đề. Các nhóm tổng hợp tại địa phương hỗ trợ các chuyên gia nghiên cứu thực địa thu thập
thông tin nhằm thiết lập phương pháp làm việc thống nhất. Các nhóm nghiên cứu phân tích
số liệu và hoàn tất báo cáo chuyên đề cho mỗi nội dung nghiên cứu.

Việc phân tích chi tiết tất cả số liệu ban đầu được một nhóm nghiên cứu thực hiện hậu kỳ tại

Australia để thiết lập cơ sở đầy đủ cho các kết quả nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu này,
cùng với nguồn dữ liệu thứ cấp (kể cả số liệu của GSO khảo sát về mức sống hộ gia đình),
hình thành cơ sở cho báo cáo này.

Hướng nghiên cứu thứ hai gồm các cuộc họp với cán bộ tỉnh và các hội thảo giúp nắm bắt
quá trình nghiên cứu và thu hút sự chú ý của các cán bộ tỉnh vào việc xem xét các số liệu
nghiên cứu. Quá trình này đã xây dựng niềm tin và thu hút sự tham gia tích cực cũng như
giúp phát triển năng lực của cán bộ. Quá trình này cũng xác định điểm mạnh và hạn chế của
các cán bộ này và hệ thống Nhà nước cho việc phân tích và đánh giá nghèo đói. Dự án đã kết
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

16
thúc bằng một hội thảo tổng kết tại Cần Thơ vào tháng 10 năm 2003. Tại đây, các đại biểu
tham gia đã thảo luận và thống nhất với các kết quả nghiên cứu chính, như đã trình bày và
nhấn mạnh trong phần kết luận và khuyến nghị của báo cáo này.

· Các hạn chế
Các nghiên cứu chuyên đề cho thấy các nhà nghiên cứu của địa phương có kỹ năng thu thập
thông tin phù hợp với yêu cầu của công việc, tuy nhiên họ vẫn hạn chế trong khả năng phân
tích. Một số kết quả phân tích rất tốt, tuy vậy đôi khi vẫn còn yếu trong việc liên kết dữ liệu
với kết quả nghiên cứu. Các dữ liệu ban đầu thu thập cho các báo cáo chuyên đề là rất tốt,
tạo cơ sở để làm báo cáo này. Các số liệu từ cuộc VHLSS của GSO mãi cho đến tháng 10
năm 2003 mới có thể sử dụng được, làm hạn chế khả năng của nhóm trong việc phân tích
đầy đủ và tận dụng các kết quả nghiên cứu trong các báo cáo dự thảo của bản báo cáo tổng
kết này.

3. Định nghĩa nghèo tại Việt Nam

3.1 Các định nghĩa khác nhau
Có nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về nghèo tại Việt Nam. Theo GSO thì có hai

chuẩn nghèo – chuẩn nghèo lương thực và chuẩn nghèo chung (cao hơn). Chuẩn nghèo
lương thực được tính toán dựa trên mức chi tiêu cho 2100 calo/người/ngày. Chuẩn nghèo
chung được tính trên cơ sở “rổ thực phẩm” thiết yếu cần cho cuộc sống, kết hợp với chi tiêu
đủ để đáp ứng chuẩn nghèo lương thực. GSO tính toán tỷ lệ nghèo sử dụng kết quả VHLSS
(VHLSS) trên cả nước, được thực hiện năm 1993, 1998 và 2002. Nghiên cứu này sử dụng
các thông tin từ VHLSS làm cơ sở cho số liệu thống kê và phân tích liên quan đến nghèo tại
ĐBSCL.

3.2 Dữ liệu thống kê của tỉnh
Chính quyền cấp tỉnh tại Việt Nam áp dụng các định nghĩa nghèo khác nhau. Dù số liệu của
cấp tỉnh đôi khi ít chính xác khi dùng để so sánh thống kê, nhưng chúng vẫn là cơ sở để phân
bổ nguồn lực và hỗ trợ cho người nghèo trong khuôn khổ các chương trình xóa đói giảm
nghèo của Chính phủ. Chương trình xóa đói giảm nghèo (HEPR) do MOLISA điều phối
thực hiện khảo sát ở cấp xã sử dụng các mẫu câu hỏi đơn giản tập trung vào thu nhập của các
hộ gia đình.

Có nhiều ý kiến không chính thức trong quá trình nghiên cứu cho rằng cán bộ địa phương
báo cáo sai lệch về tỷ lệ nghèo trong địa bàn mà họ phụ trách. Vì vậy, tính trung thực trong
các báo cáo cấp địa phương không được đảm bảo. Đây không phải chủ đề được tìm hiểu sâu
trong khuôn khổ nghiên cứu này. Tuy nhiên, một số người nghèo cho biết họ không nằm
trong danh sách giảm nghèo của tỉnh và vì vậy họ không được hưởng các dịch vụ dành cho
đối tượng này. Hệ thống thống kê tại địa phương vì vậy ít đáng tin cậy khi sử dụng để ước
tính mật độ nghèo đói, mặc dù các số liệu này vẫn rất quan trọng vì chúng liên quan đến các
chương trình giảm nghèo tại địa phương.

3.3 Tính dễ bị ảnh hưởng trước các biến động
Các nghiên cứu khác nhau cho thấy, dù có tỉ lệ cao số người thoát khỏi cảnh nghèo đói tại
Việt Nam, nhiều người vẫn sống trong tình trạng bấp bênh, và dễ tái nghèo vì các biến động
bất lợi (WB, 2003; Oxfam Anh, 1999). Các biến động bất lợi gồm bệnh tật, mất mùa, nhu
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


17
cầu dịch vụ giảm, thu nhập giảm do biến động giá các nông phẩm thiết yếu; việc làm không
ổn định; thiên tai. Tính dễ bị ảnh hưởng có thể đo lường bằng cách xem xét số người ít hơn
10% nằm trên ngưỡng nghèo và những người không có tài sản để đương đầu với các biến
động bất lợi (WB, 2003). Dùng các định nghĩa của WB về tính dễ bị ảnh hưởng, thì vùng
ĐBSCL có tỉ lệ cao nhất số lượng người dễ bị ảnh hưởng bởi biến động bất lợi so với bất kỳ
vùng lãnh thổ nào của Việt Nam.

Tính dễ bị ảnh hưởng trước các biến động có sức tác động ghê ghớm hơn là tái nghèo. Nó
tạo ra tình thế khiến người dân thường xuyên trong tình trạng phải phục hồi và có ít sức, hay
khuynh hướng chấp nhận rủi ro và thử cuộc sống mới, hoặc ít dám tìm cách khác có thể giúp
đưa họ thoát khỏi cảnh nghèo đói. Đối tượng dễ bị ảnh hưởng thường chọn các phương án an
toàn hơn, nhằm đảm bảo cho họ ít nhất có được mức thu nhập tối thiểu để tồn tại, tuy nhiên
cách chọn lựa này làm giảm đi cơ hội thoát nghèo của họ (CIE, 2002). Tính dễ bị ảnh hưởng
trước các biến động vì vậy trở thành điểm mấu chốt khi tìm hiểu tại sao người dân chọn hay
từ chối các chiến lược phát triển mới.

4. Giảm nghèo tại Việt Nam

4.1 Các thành tựu chính
Xóa đói giảm nghèo là ưu tiên của Chính phủ Việt Nam trong hơn một thập niên qua. Các
chính sách của Chính phủ là vì người nghèo, điều này được phản ánh trong kế hoạch tăng
trưởng và phát triển con người của Chính phủ trong đó có Chiến lược Toàn diện về Tăng
trưởng và Xóa đói Giảm nghèo (CPRGS). Theo kết quả của VHLSS, nghèo (trên bình diện
quốc gia) giảm từ 58% đầu những năm 90 xuống còn 23,4% năm 2002. Ngoài ra, nhiều
người đã khấm khá hơn xét về nhiều phương diện. Từ những năm 1990, người nghèo (như
hầu hết người Việt Nam) có thể tiếp cận được tốt hơn các dịch vụ y tế, giáo dục và giao
thông. Phát triển nông thôn và hạ tầng cơ sở đã đẩy mạnh phát triển khu vực tư nhân và tạo
công ăn việc làm. Nguyên nhân giảm được nghèo và các mức độ giảm khác nhau có liên hệ

rất mật thiết đến tăng trưởng kinh tế, mặc dù tăng trưởng kinh tế không đảm bảo được giảm
nghèo toàn diện.

Chính phủ Việt Nam đã thực hiện một loạt các chương trình xóa đói giảm nghèo trong thập
niên vừa qua. Các chương trình chính gồm HEPR do MOLISA quản lý thực hiện (Chương
trình 133) và Chương trình Phát triển Kinh tế - Xã hội cho các xã đặc biệt khó khăn miền núi
vùng sâu vùng xa (Chương trình 135); và các chương trình phát triển giáo dục, văn hóa, y tế
và lâm nghiệp. Năm 2001, Chương trình HEPR kết hợp với Chương trình tạo việc làm, cũng
thuộc sự quản lý của MOLISA. Như vậy hầu như toàn bộ hoạt động của Chính phủ Việt
Nam liên quan đến xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, và mạng lưới an sinh xã hội được tập
trung về một đầu mối.

4.2 Những thách thức gần đây
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỉ lệ giảm nghèo sụt đáng kể. Trong 5 năm từ 1993-
1998, tỉ lệ giảm nghèo từ 58% xuống còn 37%, mức giảm 21%. Trong 4 năm sau đó mức
giảm này chỉ còn 8%. Điều này cho thấy tỉ lệ giảm nghèo đang chậm lại và một câu hỏi đặt
ra làm cách nào để tiếp tục được các thành công của những năm trước. Bên cạnh ̣đó, khoảng
cách giữa nhóm người nghèo và các nhóm khác trong xã hội mỗi càng ngày càng lớn hơn
theo thời gian. Người Kinh và Hoa chi tiêu nhiều hơn các nhóm dân tộc khác. Dân thành thị
chi tiêu hơn gấp đôi so với dân nông thôn và khoảng cách này đã lớn hơn kể từ 1998.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

18
4.3 Sự khác nhau giữa các vùng
Tác động của tăng trưởng kinh tế đối với nghèo ở tầm quốc gia và địa phương ở nhiều mức
độ khác nhau. Nhìn chung mô hình tăng trưởng có vẻ là nguyên nhân chính của giảm nghèo,
mặc dù tác động này giảm đi trong những năm gần đây. Ở tầm địa phương, kinh nghiệm cho
thấy hầu hết các nhóm đã được giảm nghèo, nhưng một số nơi người nghèo vẫn chưa được
hưởng lợi ích từ các chương trình này một cách rõ ràng
1

. Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo ở
bảy vùng lãnh thổ của Việt Nam là khác nhau (xem Bảng 1). Tỷ lệ nghèo cao tồn tại ở một
số vùng và kết quả phân tích ở tỉnh cho thấy thậm chí ngay trong địa bàn các vùng cũng có
nhiều khác biệt.


Bảng 1. Tỷ lệ nghèo phân theo vùng lãnh thổ tại Việt Nam


1993 1998 2002
Tỷ lệ nghèo 58.1 37.4 28.9
Vùng núi phía Bắc 81.5 64.2 43.9
Đông Bắc 38.4
Tây Bắc 68.0
Đồng bằng sông Hồng 62.7 29.3 22.4
Duyên hải Bắc Trung bộ 74.5 48.1 43.9
Duyên hải Nam Trung bộ 47.2 34.5 25.2
Cao nguyên Trung bộ 70.0 52.4 51.8
Đông Nam bộ 37.0 12.2 10.6
ĐBSCL 47.1 36.9 23.4
Khoảng cách nghèo 18.5 9.5 6.9
Vùng núi phía Bắc 29.0 18.5 12.3
Đông Bắc 9.6
Tây Bắc 24.1
Đồng bằng sông Hồng 18.3 6.2 4.3
Duyên hải Bắc Trung bộ 24.7 11.8 10.6
Duyên hải Nam Trung bộ 17.2 10.2 6.0
Cao nguyên Trung bộ 26.3 19.1 16.7
Đông Nam bộ 10.1 3.0 2.2
ĐBSCL 13.8 8.1 4.7

Nguồn: GSO, VHLSS 2002. (Ghi chú: Tỉ lệ nghèo được tính theo phần
trăm dân số. Khoảng cách nghèo phản ánh chênh lệch trung bình giữa
chi tiêu của người nghèo và chuẩn nghèo, theo tỉ lệ phần trăm của chuẩn
nghèo.)



Các điều kiện của địa phương cũng là những nhân tố góp phần quyết định đến tình trạng
nghèo. Các tỉnh có cơ chế hành chính hiệu năng cũng như có thủ tục thuận lợi cho doanh
nghiệp sẽ tận dụng được cơ hội phát triển khu vực tư nhân và tạo việc làm. Bằng chứng từ
các kết quả nghiên cứu lần này, cùng với kết quả của các nghiên cứu trước đây, cho thấy các

1
Nghiên cứu rộng rãi hơn xác nhận kết quả này: thí dụ, van de Walle and Cratty; Justino và Litchfield 2003:2, lưu ý ‘sự tham gia
vào nền kinh tế phi nông nghiệp tại nông thôn đang phát triển sẽ là con đường thoát khỏi nghèo đói cho một số người, nhưng chắc
chắn không phải cho tất cả người nghèo Việt Nam’.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

19
nhân tố như sắc tộc, tình trạng di dân, giới tính và giai cấp góp phần vào việc sống tách biệt
của một bộ phận dân cư và làm cho họ đứng bên ngoài các quá trình ra quyết định cũng như
các cơ hội phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

4.4 Người nghèo khó tiếp cận

Nghèo xảy ra khi người ta không thể hưởng lợi từ các thay đổi kinh tế do thị trường và khi
sự can thiệp của Nhà nước không thể giải quyết nhu cầu của họ. Trái với kinh nghiệm từ
những năm 90 khi nghèo còn phổ biến tại Việt Nam, tình hình bây giờ là nghèo tập trung ở
một số nhóm dân cư. Các nhóm dân này trở thành người nghèo “khó tiếp cận hơn”, hoặc là
người nghèo sống trong các cộng đồng khá giả hơn. Ít có khả năng đưa những người này ra

khỏi tình trạng nghèo nếu không có những can thiệp tập trung và có mục tiêu cụ thể hơn.



Nguồn: GSO, 2002

5. Nghèo ở ĐBSCL

5.1 Số liệu cơ bản
Năm 2003, ĐBSCL gồm 12 tỉnh: Long An, Vĩnh Long, Bến Tre, An Giang, Đồng Tháp, Tiền
Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cần Thơ và Trà Vinh. Năm 2002, dân số
vùng ĐBSCL là 16,7 triệu, chiếm gần 20% dân số cả nước. Tỉnh đông dân nhất là An Giang
với hơn hai triệu người và tỉnh ít dân nhất là Bạc Liêu với 768.000 người. Tỉnh có diện tích
lớn nhất là Kiên Giang với hơn 600.000 ha, và tỉnh nhỏ nhất là Vĩnh Long với 147.000 ha.
Có sự khác biệt lớn giữa các điều kiện kinh tế, xã hội và địa lý trong phạm vi tỉnh và giữa
các tỉnh vùng ĐBSCL.

5.2 Giảm nghèo ở ĐBSCL

Tỉ lệ nghèo tại ĐBSCL đã giảm đáng kể từ năm 1998. Tỉ lệ nghèo tại ĐBSCL năm 2002 là
23,4%, thấp hơn tỉ lệ 28,9% của cả nước. Mặt khác, có bốn triệu người nghèo tại ĐBSCL,
tương đương 21% số người nghèo ở Việt Nam. Theo các số liệu rút ra từ VHLSS, có sự biến
động đáng kể giữa tỉ lệ nghèo của các tỉnh, và giữa đô thị và nông thôn (xem Bảng 2).

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

20
5.3 Phát triển kinh tế ở ĐBSCL
Một số tỉnh ĐBSCL phát triển nhanh hơn các tỉnh khác tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã
hội và địa lý tại địa phương. Tỉnh Long An tận dụng lợi thế gần TP. HCM đã phát triển các xí

nghiệp sử dụng số lượng lớn nhân công rẻ để sản xuất các mặt hàng như may mặc, giày dép
cho thị trường TP.HCM. Mặt khác, các tỉnh sát với biên giới Campuchia, như An Giang,
Đồng Tháp, bị lũ hàng năm từ sông Cửu Long làm thiệt hại mùa màng và cơ sở hạ tầng.
Điều này làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận thị trường và đầu tư phát triển. Trái lại, các
tỉnh ven biển như Sóc Trăng và Càu Mau tận dụng cơ hội do các trận lũ thường xuyên đem
lại để phát triển ngành nuôi tôm làm tăng thu nhập cho một số cư dân trong vùng (nhưng lại
làm ảnh hưởng đến các nhóm cư dân khác, đặc biệt dân Khmer và phụ nữ).

Trái với mong đợi, hồ sơ nghèo do nhóm nghiên cứu xây dựng đã phát hiện ra rằng tốc độ
giảm nghèo nhanh nhất thuộc về các tỉnh ít tiềm năng phát triển nhất như Bến Tre, Bạc Liêu,
Sóc Trăng và Trà Vinh. Thứ hai, tỉ lệ nghèo vẫn còn cao ở các tỉnh có tiềm năng phát triển,
nếu so sánh với mức trung bình tại vùng ĐBSCL. Lý do tại sao có kết quả này rất phức tạp,
nhưng nhiều quan điểm cho rằng dù tăng trưởng kinh tế đã góp phần giảm nghèo cho nhiều
người nghèo nhưng vẫn chưa đủ để giải quyết tình trạng nghèo cho tất cả mọi người. Các
nhân tố địa phương khác có thể liên quan đến sự hiểu biết về các mô hình nghèo.

















6. Kết quả nghiên cứu

Phần này thảo luận bản chất của nghèo và tính dễ bị ảnh hưởng của các nhóm cư dân được
xác định là đặc biệt dễ bị rơi vào tình trạng nghèo. Mục đích là tìm ra một bức tranh chi tiết
không chỉ về sự lan rộng của nghèo mà còn về sự trải nghiệm nghèo đối với người dân.

6.1 Không có đất và ít đất
Đất là nguồn thu nhập có giá trị và là tài sản có giá trị để tạo thu nhập đối với nhiều hộ nông
dân. Mất tài sản này đồng nghĩa với tăng nguy cơ giảm thu nhập và bị ảnh hưởng khi có các
biến động về kinh tế. ĐBSCL có tỉ lệ cao thứ hai trong cả nước về số người không có đất
canh tác. Hầu hết dân nghèo hoặc không có đất, hoặc có rất ít đất. Tỉ lệ không đất trong số
Hộp1: Kết quả nghiên cứu chính về nghèo tại ĐBSCL
Báo cáo xác định các vấn đề sau liên quan đến nghèo đói tại vùng ĐBSCL:
1. Nghèo đói vẫn còn tập trung tại vùng nông thôn: 8% cư dân đô thị thuộc diện nghèo,
trong khi 26% dân nông thôn sống dưới mức nghèo chung theo chuẩn của GSO;
2. Theo kết quả của VHLSS năm 2002, 31% người nghèo tại ĐBSCL không có đất, và
16% có ít hơn 2500 m2, mức này được xem như có ‘ít đất’ theo xếp loại của Ngân
hàng cho Người nghèo;
3. Ở các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu và Kiên Giang có tỉ lệ người dân tộc Khmer
cao và họ chiếm một tỉ lệ cao trong số người nghèo;
4. Hơn nửa số người nghèo ở các tỉnh làm thuê trong lĩnh vực nông nghiệp với đa số
không có đất hoặc không đủ đất để làm nông, (ít đất). Các tỉnh có tỉ lệ người nghèo
cao nhất trong lực lượng lao động là Đồng Tháp (63,5%), Cà Mau (72,5%) và Sóc
Trăng (74,6%).

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

21
người nghèo nông thôn đang tăng dần. Cách đây bốn năm, 26% người nghèo nhất là những

người không có đất. Tỉ lệ này gần đây là 39% (WB, 2003).

Nhìn chung, các hộ nông dân sử dụng đất của họ vào mục đích làm ruộng hay làm vườn để
kiếm thu nhập. Đất cũng là một tài sản, và người nông dân có thể đem cầm cố, thế chấp hoặc
chuyển nhượng quyền sử dụng đất của họ cho người khác. Không có đất canh tác, hoặc có ít
đất có thể không dẫn đến nghèo nếu quyền sử dụng đất được chuyển nhượng theo mong muốn
và có sự lưu tâm cẩn thận của người sở hữu. Việc bán đất có thể cho phép nông dân tham gia
vào các hoạt động khác với thu nhập cao hơn hay bền vững hơn. Tuy nhiên, khuynh hướng mà
nghiên cứu phát hiện ra là không có đất hay ít đất là hậu quả hơn là nguyên nhân gây ra nghèo
trong vùng.

6.1.1 Các nhân tố góp phần vào việc mất đất
Hầu hết các hộ nông dân nghèo cầm cố hay bán đất vì lý do kinh tế. Các nghiên cứu khác về
các đối tượng không có đất ở vùng ĐBSCL đã minh chứng cho kết luận này, phác họa một
chu kỳ nghèo liên quan đến việc bán đất do túng quẫn hay cầm cố đất vì bệnh tật, làm ăn thất
bát hoặc nợ nần (WB, 2003, Oxfam, 1999).
Nghiên cứu này tìm hiểu tình hình mất đất ở 3 tỉnh khác nhau tại ĐBSCL
2
và xác định các
đặc điểm chung dẫn đến việc mất đất:

· Thiếu thông tin và kinh nghiệm thị trường
Kết quả nghiên cứu tại huyện Lai Vung (tỉnh Đồng Tháp) cho thấy 8/10 người bán đất để
mua đất nông trại lớn hơn ở Đồng Tháp Mười phải trở về với các khu đất nhỏ hơn.
Nguyên nhân là do thiếu thông tin và kinh nghiệm thị trường (đa số họ dựa vào nguồn
thông tin từ các chủ đất hoặc người quen). Họ thường mua đất cằn cỗi hơn hoặc ở các vị
trí không thuận lợi dẫn đến mất mùa (Khảo sát tại Đồng Tháp, 2003).

· Thiếu kỹ thuật và kỹ năng
Một nhóm nông dân ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, vay tiền để chuyển từ trồng lúa

sang trồng các loại nông phẩm khác với hy vọng sẽ có thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, vì
họ không có kiến thức về giống cũng như kỹ thuật canh tác phù hợp, nên cuối cùng đã
phải bán đất do thua lỗ (Khảo sát tại Tiền Giang, 2003).

· Bệnh vật nuôi
Gia đình cô L. A. vay tiền từ ngân hàng để trồng cây ăn quả. Vì mất mùa và cây chết nên
rơi vào cảnh nợ nần. Sau đó họ nuôi 8-10 đầu heo, nhưng tất cả đều bệnh chết. Họ lại
xoay sang nuôi vịt nhưng tất cả cũng chết. Trong giai đoạn khoảng 10 năm, để trả nợ
ngân hàng họ đã phải bán hầu hết đất của gia đình. Với chỉ 1.800m2 đất còn lại, gia
đình không dám tiếp tục vay nợ để thử vận mới vì sợ rằng sẽ lại mất và rơi vào cảnh nợ
nần. (Khảo sát tại Tiền Giang, 2003).

6.1.2 Tập trung đất
Ở các tỉnh có dân số tăng nhanh như Đồng Tháp, Vĩnh Long, vài mảnh đất do ông bà để lại
trở thành quá nhỏ không thể canh tác được. Và vì vậy các hộ gia đình thường bán đi. Cũng

2
Nghiên cứu thực tế về các trường hợp bị mất đất được thực hiện tại 3 tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp và Cà Mau. Báo cáo
giai đoạn 1 cho thấy 3 tỉnh này được xếp hạng trung bình về tiềm năng phát triển, nhưng có tỉ lệ nghèo cao. Nghiên cứu vì
vậy chú ý đến sai biệt giữa một tỉnh duyên hải (Cà Mau) và một tỉnh vùng trũng thường xuyên bị lũ như Đồng Tháp và một
tỉnh ít bị lũ và có đất canh tác tốt (Tiền Giang), để đánh giá tại sao người dân mất đất.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

22
có dấu hiệu tập trung sở hữu đất lớn hơn, thường thuận lợi đối với gia đình do đàn ông làm
chủ hộ và có trình độ học vấn cao hơn, với quan hệ mạnh hơn trong cộng đồng và vì vậy sẽ
có ảnh hưởng lớn hơn đối với các quyết định và việc phân bổ nguồn lực tại địa phương.

6.1.3 Không có đất và tính dễ bị ảnh hưởng
Khi đất không thể được sử dụng làm nguồn tạo thu nhập, thì các hộ nghèo thường đi làm

thuê cho các hộ gia đình khác và làm các công việc phi nông nghiệp khác. Thiếu kỹ năng và
trình độ có hạn làm cho họ khó kiếm việc hơn. Công việc thường mang tính thời vụ cao, và
họ phải cạnh tranh quyết liệt để kiếm việc và thu nhập. Phụ nữ đặc biệt dễ bị ảnh hưởng nếu
gia đình họ bán hết đất. Các cuộc thảo luận với các đối tượng không có đất và ít đất cho thấy
họ càng tách biệt khỏi các chương trình phát triển và với cuộc sống chung của mọi người
trong địa phương mình.

6.1.4 Hỗ trợ của Chính phủ đối với những người không có đất
Chính quyền địa phương đã có những cố gắng để giải quyết tình trạng mất đất bằng cách hỗ
trợ có mục tiêu cho các hộ có nguy cơ phải bán đất. Một phần sự hỗ trợ của Chính phủ là tạo
điều kiện cho các gia đình mua lại hoặc đừng cầm cố đất của họ. Thực tế cho thấy các biện
pháp này ít thành công. Trong một số trường hợp, các chương trình của Chính phủ có vẻ như
làm cho một số nhóm trở nên nghèo hơn (xem Hộp 2).


Hộp 2. Các chương trình tái định cư của Chính phủ dành cho những hộ không có đất
Một phần trong các chính sách của Chính phủ đối với vấn đề mất đất là xây dựng các cụm
dân cư để tái bố trí các hộ nghèo. Tỉnh Đồng Tháp đã đầu tư lớn vào chương trình xây dựng
cụm dân cư với những mức độ thành công khác nhau. Một cụm dân cư ở xã Thành Lợi,
huyện Tháp Mười, đã được xây dựng cho hơn 80 gia đình. Hầu hết các gia đình này không
còn đất canh tác và dễ bị ảnh hưởng bởi các trận lũ hàng năm. Mỗi hộ phải trả 17 triệu đồng
để mua quyền sử dụng một mảnh đất nhỏ và một căn nhà mái tôn, tường gạch và nền đất.
Hầu hết các gia đình không có đủ số tiền này, vì vậy tỉnh phải đứng ra tổ chức cho họ vay
tiền từ các ngân hàng quốc doanh.
Trao đổi với người dân sống tại các cụm dân cư này cho thấy kết quả của việc tái định cư
cũng còn chưa rõ ràng. Đa số nghĩ rằng họ đã thoát được các vùng bị ảnh hưởng lũ, nhưng
sống trong các cụm dân cư lại không có cơ hội kiếm việc làm và ít được hỗ trợ để phát triển
tri thức. Hơn nữa, cụm dân cư này thiếu cơ sở hạ tầng cơ bản như nước sạch và vệ sinh môi
trường. Nước sạch phải mua từ các giếng nước công cộng. Dân cư trong cụm không có đất
để canh tác và phải lệ thuộc vào các công việc không ổn định với mức tiền công thấp. Trước

khi họ chuyển qua sống tại cụm dân cư, các gia đình này đã sống rải rác ở các vùng sản xuất
nông nghiệp. Họ dễ dàng giao tiếp với nông dân địa phương và có thể kiếm việc trong vụ
mùa. Chuyển tới sống trong các cụm dân đồng nghĩa tập trung lao động trong một vùng và
tạo ra tình hình cạnh tranh kiếm việc làm. Ngoài ra, sống xa môi trường truyền thống còn
phá vỡ cách tìm kiếm công việc như họ từng quen thuộc. Một số cư dân cho biết rằng họ cần
nhiều cách khác nhau để tăng thu nhập nhưng xã và cụm dân cư chưa tổ chức huấn luyện và
tạo điều kiện để thực hiện việc này.
Nguồn: Khảo sát tại tỉnh Đồng Tháp, 2003


PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

23
6.2 Thị trường nông thôn
Thị trường nông thôn rất quan trọng đối với thu nhập của nông dân. Các chính sách gần đây,
đặc biệt là Luật Doanh nghiệp, đã cải thiện đáng kể môi trường kinh doanh tại vùng ĐBSCL,
tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh hiệu quả và linh hoạt hơn. Thị trường nông thôn đã
trở nên đa dạng và mở rộng đáng kể trong những năm vừa qua. Việc này được minh chứng
qua lượng hàng hóa lưu thông tăng và sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế trong
các lĩnh vực kinh doanh khác nhau của thị trường. Người nghèo, vừa là nhà sản xuất và tiêu
thụ, bây giờ có nhiều cơ hội để tiếp cận các thị trường mới.

6.2.1 Những cản ngại đối với việc tham gia đầy đủ vào thị trường nông thôn
Dù nông dân được hưởng lợi từ các cơ hội kinh doanh, nhưng các lợi ích này chưa đồng đều.
Nghiên cứu được thực hiện tại 3 tỉnh nông nghiệp khác nhau thuộc vùng ĐBSCL
3
cho thấy
vẫn còn một số hạn chế làm nông dân không thể hoàn toàn tham gia và hưởng lợi được từ
các thị trường nông thôn:


· Biến động giá
Biến động giá là mối quan ngại chính của nông dân. Nông dân cho biết dù có khi nhu cầu lúa
và trái cây khá cao, nhưng giá mà họ nhận khi bán hai sản phẩm này thay đổi rất thất thường.
Đây thực sự là một vấn đề đối với các hộ lệ thuộc hoàn toàn vào trồng lúa. Các hộ này
dường như chỉ cố duy trì sản xuất mà thu nhập từ sản xuất đó ngày càng ít đi. Biến động giá
gây khó khăn cho nông dân nghèo, vì họ thường thiếu tiền để mua các phương tiện tồn trữ,
và vì thế phải bán hết sản phẩm của mình ngay khi thu hoạch, và thời điểm này thường là lúc
giá ở mức thấp nhất.

· Tiếp cận thông tin về giá
Một mạng lưới thị trường nông thôn mạnh đã được thiết lập ở hầu hết các huyện và thị trấn.
Cơ sở hạ tầng nông thôn đã được cải thiện cho phép vận chuyển hàng hóa tốt hơn. Nông dân
thường cho biết họ không gặp khó khăn trong việc tiêu thụ nông phẩm của mình, vì các
thương lái đến tận nhà để thu mua. Vì thế, họ không phải trả phí vận chuyển giao hàng. Tuy
nhiên, mặt trái ở chỗ thương lái thường không mua giá tốt nhất. Nông dân cho hay họ ít biết
thông tin về giá mới và lệ thuộc vào thông tin thương lái cung cấp. Thông tin của Chính phủ
thường lạc hậu hoặc không phù hợp.

· Tín dụng
Nông dân có thể tiếp cận tín dụng từ nhiều nguồn chính thức và phi chính thức khác nhau,
thí dụ từ các ngân hàng nông nghiệp và các ngân hàng khác tại địa phương và từ chương
trình cuả các nhà tài trợ. Nông dân cho biết lãi suất thấp và vay tiền cũng không khó khăn
lắm. Tuy nhiên, các khoản vay thường ngắn hạn và các điều kiện vay thường rất khắt khe
như phải cầm cố đất. Vì lý do này, các khoản vay thường không có lợi đối với những người
muốn mở rộng sản xuất hoặc mua lại đất đã mất. Vốn vay cũng không phù hợp với những
nông dân quyết định thay đổi cơ cấu sản xuất của họ, vì hệ thống tín dụng này không hỗ trợ
các khoản đầu tư dài hạn. Người nghèo thường gặp khó khăn tiếp cận nguồn tín dụng chính
thức, và thường bị ép vay thông qua các kênh không chính thức với lãi suất cao hơn.



3
3 tỉnh được chọn để nghiên cứu về thị trường nông thôn là Cần Thơ, nơi có diện tích trồng mía lớn và khối lượng gạo lớn được
sản xuất để xuất khẩu; Vĩnh Long là nơi trồng cây ăn trái thành công nghiệp lâu đời và An Giang là tỉnh sản xuất gạo xuất khẩu lớn
nhất trong vùng.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

×