Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Thiếu nước trong sinh hoạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.59 MB, 22 trang )

Lời cảm ơn
Trong suốt quá trình thực hành Phát triển cộng đồng tôi đã nhận được sự
động viên, quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, bạn bè và các cô
chú cán bộ cũng như người dân trong Bản Cằng đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn
thành chuyến thực tế.
Để hoàn thành bài báo cáo này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới nhà
trường Đại học Vinh, ban chủ nhiệm khoa Lịch sử, đặc biệt là các thầy các cô
trong tổ công tác xã hội đã giúp chúng tôi hoàn thành tốt chuyến đi thực tế Phát
triển cộng đồng. Đây là chuyến đi thực tế rất quan trọng, nó đã giúp phát triển
các kĩ năng nghề nghiệp cho các nhân viên công tác xã hội sau này, đây là cơ hội
cho các sinh viên tập duyệt và kết nối lí thuyết trên giảng đường vào thực tế, bồi
dưỡng các kĩ năng, phương pháp làm việc với cộng đồng.
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cô chú, anh chị, các gì,
đặc biệt là các cán bộ và nhân dân Bản Cằng xã Môn sơn đã nhiệt tình giúp đỡ,
tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình tìm hiểu thông tin, đóng góp ý kiến
giúp tôi thực hiện thành công bài báo cáo này.
Mặc dù tôi đã cố gắng hết sức, nhưng do năng lực và thời gian có hạn nên
chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì vậy, tôi rất mong
nhận được những ý kiến nhận xét, đánh giá của các thầy, cô giáo, các bạn và
những người quan tâm tới đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Vinh, ngày //2015
Sinh viên
Nguyễn Thị Quyên


I. LỜI MỞ ĐẦU
Như ta đã biết công tác xã hội gồm có 3 lĩnh vực: công tác xã hội cá nhân,
công tác xã hội nhóm và phát triển cộng đồng.Vì vậy mà phương pháp phát triển
cộng đồng rất quan trọng của công tác xã hội. Bởi vì trong những năm qua, cùng


với những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội, nước ta cũng đang phải
đối mặt với nhiều thách thức. Tăng trưởng kinh tế một mặt đã góp phần cải thiện
đáng kể đời sống nhân dân, dẫn tới hình thành những cộng đồng dân cư có thu
nhập cao, đời sống được bảo đảm bởi hệ thống cơ sở vật chất và hạ tầng, các
dịch vụ chăm sóc sức khỏe, y tế, giáo dục tương đối khá. Người dân tại các cộng
đồng này có nhiều cơ hội phát triển, được phát huy khả năng và được bảo vệ
thông qua mạng lưới an sinh xã hội an toàn, bền vững. Tuy nhiên, sự phân hóa
ngay trong quá trình phát triển cũng làm xuất hiện những cộng đồng dân cư
nghèo, các nhóm yếu thế tại vùng sâu, vùng xa, nơi có điều kiện tự nhiên không
thuận lợi. Cộng đồng nông thôn miền núi thường gắn liền với các đặc điểm: Cơ
sở hạ tầng, dịch vụ xã hội thiếu hoặc yếu kém; kinh tế không phát triển; Điều
kiện tự nhiên khắc nghiệt, nhu cầu cơ bản của người dân chưa được đáp ứng
đầy đủ; thiếu cơ hội tiếp cận khoa học - kỹ thuật, tâm lý thiếu tự tin hoặc hoặc
trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước và không được tham gia vào các quá trình ra quy
định.
Chính vì vậy, việc giúp đỡ, phát triển các cộng đồng nơi đây là hết sức cần thiết
và việc lựa chọn các phương pháp phù hợp để phát triển cộng đồng có ý nghĩa
khoahọcvàthực

tiễn

to

lớn.

Phát triển cộng đồng là một phương pháp của công tác xã hội được xây dựng
trên những nguyên lý, nguyên tắc và giả định của nhiều ngành khoa học xã hội
khác như: Tâm lý xã hội, xã hội học, chính trị học, nhân chủng học…, được áp
dụng ở nhiều nước và đã phát huy vai trò trong việc giải quyết các vấn đề của
các nhóm cộng đồng, các nhóm yếu thế trong thời gian qua. Đó là phương pháp

giải quyết một số vấn đề khó khăn, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, hướng tới
sự phát triển không ngừng về đời sống vật chất và tinh thần của người dân thông


qua việc nâng cao năng lực, tăng cường sự tham gia, đoàn kết, phối hợp chặt chẽ
giữa người dân với nhau, giữa người dân với các tổ chức và giữa các tổ chức với
nhau trong phạm vi một cộng đồng.
Trước hết chúng ta nên hiểu về cộng đồng và khái niệm Phát triển cộng
đồng:
“ Cộng đồng là tập hợp một bộ phận dân cư có chung một lãnh thổ nhất
định, cùng nhau chung sống và phát triển, có mối liên hệ với nhau về kinh tế,
văn hóa, chính trị xã hội và có một tổ chức bộ máy quản lý đại diện cho cộng
đồng”.
“ Phát triển cộng đồng là một tiến trình giải quyết một số vấn đề khó khăn,
đáp ứng nhu cầu của cộng đồng. Hướng tới sự phát triển không ngừng về đời
sống vật chất, tinh thần của người dân thông qua việc nâng cao năng lực, tăng
cường sự tham gia, đoàn kết, phối hợp chặt chẽ giữa người dân với nhau, giữa
người dân với các tổ chức và giữa các tổ chức với nhau trong khuôn khổ cộng
đồng ”.
Như vậy, PTCĐ là một tiến trình lâu dài và đảm bảo tính bền vững, đặt lợi
ích của người dân lên hàng đầu. Thông qua chuyến đi thực tế tại Cằng- xã Môn
sơn tôi đã tìm hiểu và khai thác rất nhiều điều từ cộng đồng về: nhu cầu của
người dân, phong tục tập quán trong đời sống thường ngày của họ và khi tiếp
xúc và hiểu được người dân thì vấn đề cộng đồng mới dần dần được giải quyết
cũng như các vấn đề khó khăn của người dân.
Để áp dụng lý thuyết vào trong thực tế đặc biệt là các kỹ năng của CTXH
trong việc tiếp cận với cộng đồng mà tôi đã vận dụng khi tìm hiểu cộng đồng
như các kỹ năng quan sát, phỏng vấn sâu, kỹ năng vẻ bản đồ xã hội, bản đồ
veen, và thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với cán bộ thôn bản, người dân, sách
báo, tài liệu và những báo cáo hàng năm của cộng đồng. Đặc biệt là sự hướng

dẫn chỉ bảo của các thầy cô trong bộ môn, tôi đã được tim hiểu và bổ sung thêm
kiến thức và kinh nghiêm cho bản thân tôi từ chuyến đi thực tế


Qua chuyến đi thực tế được trực tiếp sống và học tập làm việc tại Bản Cằng
- xã Môn sơn - huyện Con Cuông - tỉnh Nghệ An. Tôi nhận thấy vấn đề mà
cộng đồng ở bản cằng đang gặp phải là : “ Thiếu nước trong sinh hoạt”
Vì vậy vấn đề bài báo cáo của tôi xin trình bày về thực trạng, nguyên nhân
và đề xuất các giải pháp để giúp bà con giải quyết các vấn đề.
II. NỘI DUNG

2.1: Mô tả về thực trạng
Môn sơn là một xã nằm ở phía tây nghệ an cách trung tâm thị trấn huyên
30km, có 11 thôn bản, có đường 52 liên xã chạy qua, người dân ở đây chủ yếu là
bà con người thái điều kiện kinh tế toàn xã còn khó khăn các bản chủ yếu nằm
ven chân núi
Trong đó có bản cằng, bản cằng có vị trí địa lý nằm ở đầu xã, có dãy đá khe
lèn, Người dân ở nơi đây chủ yếu là đồng bào dân tộc thái còn khó khăn đủ bề
các vấn đề mà họ đang gặp phải nghèo đói, ôi nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội,
thiếu nước sinh hoạt.....
Tôi đã tiến hành một cuộc phỏng vấn tại 50 hộ gia đình, Theo thông tin tôi
thu thập được, qua quá trình quan sát, vãng gai, phỏng vấn, thu tập thông tin từ
buổi họp dân xác định vấn đề chính mà cộng đồng ở đây đang gặp pải là “ thiếu
nước sinh hoạt’’
nguồn nước ở đây đang vô cùng hiếm hoi với bà con ở nơi đây, bản cằng
có dòng khe mọi chạy qua bản, theo chia sẽ với bà con khi giếng hết nước bà
con ở đây ra khe xách nước về ăn ra đó tắm giặt, nhưng vài năm trở lại đây thì
khe đã bị cạn nước, các giếng của người dân trong bản thì cạn khô, chỉ còn một
vài giếng đào sâu còn có nước nhưng múc nước lên nước bị đục có cát





Bà con ở đây chỉ trông chờ vào nguồn nước mưa, và có 1 vài nhà hộ bắt vòi
nước chảy từ đá lèn về sinh hoạt





Anh trường phó trưởng bản cho biết:”Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang
diễn ra vô cùng nghiêm trọng tại bản bà con đang thiếu nước trong sinh hoạt
hàng ngày“
Trong đợt thực hành tôi được cùng sống 18 ngày ở nhà dân trong quá trình
sinh hoạt bản thân tôi cũng nhận thấy nước sinh hoạt của người dân đa số bị đục
.Nếu trong hộ gia đình đông người và sử dụng nước trong 1 ngày vào hết ngay
nước thường hết không có để bơm lên dùng sinh hoạt phải đợi vào ngày hôm
sau mới có dùng lại.
Bên cạnh đó các dụng cụ để chứa nước,xử lý nguồn nước của các hộ dân
tại bản rất ít chỉ có khoảng 15% hộ dân có các bình lọc nước gia đình để xử lý
nguồn nước phục vụ sinh hoạt trong gia đình.Bản có 156 hộ trong đó có 20 nhà
có nguồn nước sinh hoạt các hộ gia đình đó có giếng đào sâu, 10 hộ được sử
dụng nước sạch từ dự án nước sạch từ khe ló về, còn lại các hộ khác chỉ chờ vào
nguồn nước mưa



Bác nhì đã chia sẽ với tôi “ thiếu ăn, thiếu mặc thì nhà bác còn đi vay của
anh em hàng xóm giúp đỡ nhau được cháu ạ, chứ thiếu nước thì khổ lắm”
Nhìn chung các giếng ở trong bản do chủ yếu người dân tự đào, nên cạn, 2

bên ống giếng còn đất nên ảnh hưởng đến độ sạch của nước, không được che
đậy cẩn thận.




Thiếu nước ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của bà con, không có nước
sinh haotj tắm rửa ăn uống hàng ngày, không chỉ vậy còn làm ảnh hưởng đến sản
xuất của bà con không có nước để tưới tiêu cho hoa màu cây cối không tốt được
bị khô cằn không phát triển
2.2 nguyên nhân
Nguyên nhân dẫn đến thiếu nước trong sinh hoạt của bà con ở bản cằng
+ Do điều kiện tự nhiên Khí hậu ở đây khắc nghiệt, khô hạn nắng nóng kéo
dài, không có mưa lớn trong năm,
+ Việc khai thác, sử dụng nước chưa hợp lý, do bà con ở nơi Các hộ dân chưa
thực sự chú tâm đến nguồn nước đa số có tư tưởng đủ nước dùng cho sinh hoạt
và trong gia đình có giếng nước để phục vụ sinh hoạt hằng ngày là được.
+ - Chưa có biện pháp hiệu quả phát triển nguồn nước, vì Điều kiện kinh tế của
cộng đồng khó khăn tại bản tỷ lệ hộ nghèo,cận nghèo chiếm đa số nên các hộ gia
đình chưa có điều kiện để lắp đặt các hệ thống chứa nước,dẫn nước,lọc nước nên
để nguồn nước đảm bảo và có dự trữ là rất khó
+ Hộ gia đình không đủ kinh phí để đầu tư các giếng khoan,giếng bê tông nên
nguồn nước từ giếng đất bị sạt lở là rất bẩn chưa sạch.
+ chưa có các dự án về nước sạch về bản
+ người dân chưa có ý thức về bảo vệ rừng còn chặt phá khai thác cho nguồn tìa
nguyên cạn kiệt
Ngoài những nguyên nhân trên còn có một số nguyên nhân khác người dân
chưa có sự quan tâm kịp thời sát sao từ cấp trên
Chưa có các dự án nước sạch về bản
2.3 giải pháp

Cộng đồng nhận thức được vấn đề của mình


Tổ chức các buổi nói chuyện với cộng đồng cho các hộ dân nhận ra được
vấn đề của mình.Đưa ra các tác hại của nguồn nước không hợp vệ sinh để các hộ
dân nhanh chóng nắm bắt được vấn đề và điều quan trọng là các hộ dân tự mình
đánh giá vấn để thiếu nước sạch của gia đình ở mức độ nào.Thấy được những
tác động, ảnh hưởng của nguồn nước không đảm bảo.Nhận thức được nguyên
nhân khiến vấn đề của cộng đồng chưa được giải quyết tốt.
Tăng năng lục giải quyết vấn đề cho cộng đồng
Tác viên cộng đồng thông qua các buổi họp dân để phổ biến tập huấn các kỉ
năng sử dụng nước có những cách thức xử lý tiên tiến hiệu quả để từ đó các hộ
dân có những cách nhìn nhận hợp lý có thể tự bản thân xử lý,khắc phục trong
điều kiện hoàn cảnh có thể.
Đưa ra những hình thức để xử lý nguồn nước sạch mà từ các địa phương khác áp
dụng:hệ thống bình lọc nước,bể chứa nước có dụng cụ che đậy,đổ cống bê tông
…để hộ dân có thể định hướng từ đó bằng năng lực và tiềm năng có thể đẻ áp
dụng giải quyết.




Cải thiện môi trường xung quanh
Môi trường xung quanh đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo
nguồn nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn vệ sinh.
Tác viên cộng đồng cần tuyên truyền cho các hộ dân vệ sinh khu vực xung
quanh giếng sạch sẽ,hệ thống chứa nước có che đậy và chùi rửa thường xuyên.
Đặt xa cách giếng với các chuồng trại chăn nuôi ,các hệ thống cống rãnh để xử
lý nguồn nước từ chăn nuôi đây là yếu tố tác động rất lớn đến nguồn nước.
Không vứt rác thải ,súc vật chết bừa bãi ra khe suối để khi tình trạng thiếu nước

diễn ra có nguồn nước để sinh hoạt.
Huy động các nguồn lực giúp đỡ cộng đồng
Tác viên cộng đồng tìm kiếm các dự án, chương trình để giúp đỡ cộng đồng
Và vận động các nguồn lực sẵn có ở cộng đồng
2.4 kiến nghị
. cần có sự quan tâm của ngân sách nhà nước vào chương trình mục tiêu quốc
gia nước sạch, xây dựng nông thôn mới
. xây dựng hệ thống nước sạch cho bà con, áp dụng hệ thống nước sạch ở khe ló,
nhân rộng số hộ sử dụng nước sạch ở bản lên
. cần xây dựng hệ thông kênh mương trong hệ thống nội địa bản
. cần có sự quan tâm sát sao hơn nữa của ban lãnh đạo các cấp đơn bản
.mở các lớp tập huấn thường xuyên về cách sử dụng nước cho bà con


2.4 kết luận
qua chuyến đi thực tế này bản thân em đã thử sức với vai trò là một tác viên
công đồng là chiếc cầu nối liên kết mọi thành phần trong xã hội chung tay giải
quyết vấn đề của cộng đồng đang gặp nhiều khó khăn.
Thực hành phát triển cộng đồng là một trong những hoạt động có ý nghĩa
quan trọng đối với mỗi sinh viên và những hoạt động mang tính xã hội hóa cao
đòi hỏi sự tham gia tích cực tù phía cộng đồng.
Học tập và thực hành là một khoảng cách không gần, song chuyến đi thực
tế này đã giúp em trải nghiệm thêm nhiều kiến thức mới mẻ. Được làm việc
cùng với nhóm, cùng cộng đồng là những bài học kinh nghiệm thực tiên quý giá
mà trong sách vở nào không có được.
Có thể nói phát triển cộng đồng là một vấn đề quan trọng cấp thiết không
chỉ là nhiệm vụ của ai mà là nhiệm vụ của toàn xã hội. Qua chuyến đi thực tế
này đã mang lại cho em nhiều kinh nghiệm trong việc vận dụng các kỹ năng
thực hành như kỹ năng quan sát, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng quan sát, kỹ năng



đặt câu hỏi, kỹ năng phỏng vấn,.....trang bị những chuyên môn sau này giúp em
có thể trở thành một tác viên cộng đồng thực sự.
Có thể nói đây là lần đầu tiên em làm việc và tiếp xúc với nhiều người
dân trong cộng đồng, bản thân em cũng không tránh khỏi nhưng sai sót trong
việc vận dụng những kỹ năng và kiến thức của mình mỗi khi không làm được
việc, Nhưng em hy vọng sẽ có thêm nhiều cơ hội thực tế để tôi có thể trưởng
thành hơn và hoàn thiện bản thân mình hơn.



×