Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

CƠ sở lý LUẬN về HUY ĐỘNG các lực LƯỢNG xã hội THAM GIA CÔNG tác GIẢM NGHÈO TRÊN địa bàn PHÚ yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.81 KB, 64 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG CÁC LỰC
LƯỢNG XÃ HỘI THAM GIA CÔNG TÁC
GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN PHÚ YÊN


- Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Vấn đề huy động các lực lương xã hội tham gia công tác
giảm nghèo rất ít được quan tâm nghiên cứu ở các công trinh
trong và ngoài nước. Chỉ có thể kể đến một vài nghiên cứu:
Đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành kinh tế phát triển
“Chính sách xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum”
của Nguyễn Minh Định (2011). Đề tài nêu khái quát tình hình
nghiên cứu chính sách XĐGN trên địa bàn tỉnh Kon Tum, đây
là địa phương có tỷ lệ người đồng bào dân tộc thiểu số tương
đối cao,qua nghiên cứu, đề tài đã phân tích kết quả thực hiện
các chính sách giảm nghèo ở tỉnh và nêu ra một số tồn tại hạn
chế và đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế ở
tỉnh Kon Tum.
Đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế “Giải pháp xóa đói giảm
nghèo trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam” của
Đỗ Thị Dung (2011): Đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận về
xóa đói giảm nghèo; cho thấy Nông Sơn là một huyện còn
nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao; qua nghiên cứu,
đề tài đã tìm ra những nguyên nhân cơ bản và đề xuất giải
pháp XĐGN phù hợp với địa phương.


Đề tài luận văn thạc sĩ “Biện pháp đẩy mạnh công tác xóa
đói giảm nghèo ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên trong giai đoạn
hiện nay” của tác giả Thiều Vũ Bảo đã nêu khái quát thực trạng
công tác xóa đói giảm nghèo của huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên;


theo đó, toàn huyện có tỷ lệ hộ nghèo là 12,84% (theo tiêu chí
mới cuối năm 2015), đề tài đã nêu ra một số giải pháp như
sau: Đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo, huy động mọi
nguồn lực, mọi tầng lớp nhân dân tham gia, phải thực hiên
tốt các giải pháp một cách đồng bộ kịp thời. Có như thế mới
đem lại kết quả khả quan, từng bước giảm nhanh tỷ lệ hộ
nghèo của Huyện, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng
lợi Nghị quyết đại hội toàn quốc lần thứ XII đã đề ra. Nhằm
xây dựng một xã hội: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh”. Thực hiện nghiêm túc việc sơ kết tổng kết
hàng năm để đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm từ thực tiễn
nhằm để chỉ đạo, triển khai tiếp theo. Kết quả đề tài mới chỉ
dừng lại ở việc đánh giá thực trạng và các giải pháp đối với cơ
quan chính quyền huyện Tuy An.
Song, trên địa bàn tỉnh Phú Yên cho đến nay chưa có
một công trình nghiên cứu khoa học nào về lĩnh vực giảm
nghèo bền vững. Do vậy, thực hiện đề tài “Huy động các lực


lượng xã hội tham gia công tác giảm nghèo trên địa bàn
xã, tỉnh Phú Yên” sẽ có đóng góp tích cực, tập trung nguồn
lực để thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo bền vững,
hoàn thành mục tiêu đại hội tỉnh Đảng bộ Phú Yên phấn đấu
đến năm 2020 cơ bản không còn hộ nghèo.
- Xã và hoạt động giảm nghèo trên địa bàn xã
- Cộng đồng xã
- Khái niệm cộng đồng
* Định nghĩa
Cộng đồng là một nhóm xã hội gồm các cá thể sống
chung trong cùng một môi trường mà ở đó, những người sống

trong cộng đồng có những niềm tin,nhu cầu, những đặc
trunwg và sự thống nhất chung giữa các thành viên trong cộng
đồng.
* Vai trò của cộng đồng:
- Chăm lo cuộc sống của cá nhân
- Đảm bảo cho mọi người có điều kiện phát triển


- Giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa cái chung và cái
riêng, giữa quyền lợi và nghĩa vụ.
- Cá nhân phát triển trong cộng đồng và tạo nên sức
mạnh cho cộng đồng.
* Phân loại: Cộng đồng được phân loại theo các khía
cạnh như sau:
- Đơn vị hành chính, lãnh thổ.
- Sự liên hệ lẫn nhau, chia sẻ nền tảng chung (văn hóa,
tôn giáo, chủng tộc, …)
- Chia sẻ mối quan tâm chung về những vấn đề cụ thể
(nghèo đói, tệ nạn xã hội, trẻ em lao động sớm, ô nhiễm môi
trường, khan hiếm nguồn nước, thất học, bệnh tật…)
- Nghĩa vụ và trách nhiệm.
- Xã với tư cách như là cộng đồng dân cư
Chính quyền xã
“Chính quyền xã là cấp chính quyền địa phương gồm có
Hội đồng nhân dân xã và Ủy ban nhân dân xã. Sự khác nhau


giữa HĐND và UBND xã ở cơ cấu tổ chức và chức năng,
nhiệm vụ”[26], như sau:
Đối với HĐND xã:

“Về Cơ cấu tổ chức : Hội đồng nhân dân xã gồm các
đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở xã bầu ra, Thường
trực Hội đồng nhân dân xã gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân,
một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Phó Chủ tịch Hội đồng
nhân dân xã là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên
trách; hội đồng nhân dân xã thành lập Ban pháp chế, Ban
kinh tế - xã hội. Ban của Hội đồng nhân dân xã gồm có
Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng
Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân xã do Hội đồng
nhân dân xã quyết định. Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các
Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân xã hoạt động
kiêm nhiệm”[26].
“Về Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã:
Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền
hạn của Hội đồng nhân dân xã; Quyết định biện pháp bảo đảm
trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và
các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu,


tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo
vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh
dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác
của công dân trên địa bàn xã; Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm
Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân
dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân
xã; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó
Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân xã;
Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự
toán thu, chi ngân sách xã; điều chỉnh dự toán ngân sách xã
trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách

xã. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của xã
trong phạm vi được phân quyền; Giám sát việc tuân theo Hiến
pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của
Hội đồng nhân dân xã; giám sát hoạt động của Thường trực
Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp, Ban của Hội
đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp
luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp; Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ
phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân
dân xã bầu theo quy định; Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân
dân xã và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân xã xin


thôi làm nhiệm vụ đại biểu; Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn
bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân xã”[26].
Đối với UBND xã:
“Về cơ cấu tổ chức: Ủy ban nhân dân xã gồm Chủ tịch,
Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách
công an; Ủy ban nhân dân xã loại I có không quá hai Phó Chủ
tịch; xã loại II và loại III có một Phó Chủ tịch.
Về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã: Xây
dựng, trình Hội đồng nhân dân xã quyết định các nội dung quy
định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 33 của Luật này và tổ chức
thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã; Tổ chức
thực hiện ngân sách địa phương; Thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền cho Ủy
ban nhân dân xã.


Xóa đói giảm nghèo là một trong những chủ trương lớn

của Đảng và Nhà nước, xóa đói và giảm nghèo của địa
phương cũng chính là thực hiện phát triển kinh tế, tạo việc
làm cho người lao động ở địa phương. Do đó, nhiệm vụ và
quyền hạn của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã
trong công tác xóa đói giảm nghèo và việc làm nhằm phát
triển kinh tế - xã hội tại địa phương”[26].
* Khái niệm: “Chính quyền địa phương ở xã là cấp
chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân xã và Ủy
ban nhân dân xã” [26]
* Nhiệm vụ của chính quyền địa phương cấp xã.
- “Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp
luật trên địa bàn xã”.
- “Quyết định những vấn đề của xã trong phạm vi được
phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật này và quy định
khác của pháp luật có liên quan”.
- “Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành
chính nhà nước cấp trên ủy quyền”.


- “Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương cấp
huyện về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của
chính quyền địa phương ở xã”.
- “Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm
phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn
lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm
quốc phòng, an ninh trên địa bàn xã”[26]
* Tổ chức bộ máy
- Đối với Hội đồng nhân dân xã:
+ “Hội đồng nhân dân xã gồm các đại biểu Hội đồng
nhân dân do cử tri ở xã bầu ra”.

+ “Thường trực Hội đồng nhân dân xã gồm Chủ tịch Hội
đồng nhân dân, một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Phó
Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã là đại biểu Hội đồng nhân dân
hoạt động chuyên trách”.
+ “Hội đồng nhân dân xã thành lập Ban pháp chế, Ban
kinh tế - xã hội. Ban của Hội đồng nhân dân xã gồm có
Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng
Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân xã do Hội đồng


nhân dân xã quyết định. Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các
Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân xã hoạt động
kiêm nhiệm”.
- “Đối với Ủy ban nhân dân xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ
tịch, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an”.
“Ủy ban nhân dân xã loại I có không quá hai Phó Chủ
tịch; xã loại II và loại III có một Phó Chủ tịch”.[26]
b. Các lực lượng xã hội trong cộng đồng xã
* Gia đình
Gia đình là một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở
hôn nhân và quan hệ huyết thống. Qua đó, những thành viên
trong gia đình gắn kết, ràng buộc với nhau về quyền lợi nghĩa
vụ và trách nhiệm, được cơ quan nhà nước thừa nhận.
Đặc trưng của gia đình theo nhà tâm lý học Ngô Công
Hoàn, gia đình có 6 đặc trưng cơ bản: có từ 2 người trở lên;
có nam và nữ, có quan hệ ruột thịt huyết thống, có sự gắn bó
nhau về đặc điểm tâm sinh lý; có ngân sách chung và sống
chung một nhà.
* Đoàn thanh niên



“Đoàn thanh niên là tổ chức của thanh niên Việt Nam do
Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập,
lãnh đạo và rèn luyện”[27]
“Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là thành viên
của hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp
và Pháp luật của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đoàn phối hợp với các cơ quan nhà nước, các đoàn thể và tổ
chức xã hội, các tập thể lao động và gia đình chăm lo giáo dục,
đào tạo và bảo vệ thanh thiếu nhi; tổ chức cho đoàn viên,
thanh niên tích cực tham gia vào việc quản lý Nhà nước và xã
hội” [27].
* Hội Liên hiệp phụ nữ
“Hội liên hiệp phụ nữ là tổ chức tập hợp rộng rãi các
tầng lớp phụ nữ Việt Nam. Hội tham gia tích cực trong các
hoạt động vì hòa bình, đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc và
tiến bộ xã hội trên toàn thế giới”.
* Mặt trận tổ quốc
“Mặt trận tổ quốc là tổ chức liên hiệp tự nguyện của các
đoàn thể nhân dân và các cá nhân tiêu biểu của các giai cấp,


các tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo; là tổ chức đại diện
cho ý chí đại đoàn kết và nguyện vọng chân chính của nhân
dân; nơi tập hợp trí tuệ của con người Việt Nam yêu nước, nơi
thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên, phối hợp với
chính quyền thực hiện nền dân chủ, chăm lo bảo vệ lợi ích
chính đáng của các tầng lớp nhân dân; giám sát, bảo vệ, tham
gia xây dựng Nhà nước, quản lí xã hội”.
* Hội nông dân

“Hội Nông dân là tổ chức của giai cấp nông dân do
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và là thành viên của Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam, cơ sở chính trị của Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
* Hội cựu chiến binh
“Hội Cựu chiến binh là tổ chức đoàn thể thành viên của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là cơ sở chính trị của chính quyền
nhân dân, một tổ chức trong hệ thống chính trị do Đảng Cộng
sản Việt Nam lãnh đạo, hoạt động theo đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước và
Điều lệ của Hội”.


- Hoạt động giảm nghèo trên địa bàn xã
- Khái niệm
“Đói nghèo là một hiện tượng kinh tế - xã hội, vừa là
vấn đề của lịch sử để lại, và đây cũng là vấn đề mà trong quá
trình phát triển các quốc gia đều gặp phải. Đói, nghèo liên
quan trực tiếp đến cuộc sống con người từ góc độ cá nhân, gia
đình, cộng đồng trong đó cơ bản và chủ yếu là điều kiện sống
về mặt vật chất và tinh thần, quan hệ đến điều kiện lao động
và mức thu nhập, tiêu dùng của người dân. Mỗi quốc gia, địa
phương ở góc độ khác nhau đều phải quan tâm giải quyết vấn
đề nghèo, đói để vượt lên trên những trở ngại để phát triển
kinh tế và từng bước đạt tới công bằng về xã hội”.
Hội nghị chống nghèo đói khu vực châu Á – Thái Bình
Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Kok, Thái Lan (tháng
9/1993) nêu ra định nghĩa như sau: “nghèo là tình trạng một
bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu
cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội

thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong
tục tập quán của địa phương”.


Nghèo được nhận diện trên 2 khía cạnh: nghèo đói tuyệt
đối (Absolute Poverty) và nghèo đói tương đối (Relative
Poverty).
“Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không
được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người
theo tiêu chí đưa ra.
Những xã nghèo thường là những xa vùng sâu, vùng xa,
có điều kiện kinh tế khó khăn, điều kiện điện đường trường
trạm thiếu thốn, chưa đáp ứng nhu cầu cuộc sống, những vùng
có đông đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống, những vùng
chịu hậu quả nặng nề do chiến tranh, những vùng thường
xuyên hứng chịu thiên tai bão lũ…
- Tiêu chí xác định hộ nghèo
* Tiêu chí xác định xã nghèo
- Tiêu chí xã khu vực III:
Xã khu vực III là xã có ít nhất 2 trong 3 tiêu chí sau:
“+ Số thôn đặc biệt khó khăn: 35% trở lên (tiêu chí bắt
buộc);


+ Tổng tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo: trên 65% (trong đó
tỷ lệ hộ nghèo từ 35% trở lên).
- Tiêu chí xã khu vực II
Xã khu vực II là xã có 1 trong 3 tiêu chí sau:
+ “Tổng tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo từ 55% trở lên.
* Tiêu chí xác định hộ nghèo

+ “Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu
chí sau:
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000
đồng trở xuống;
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000
đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường
mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
- Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí
sau:
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000
đồng trở xuống;


+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000
đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường
mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở
lên”[28]
- Mục tiêu của hoạt động giảm nghèo trên địa bàn xã
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo:
+ Giảm hộ nghèo nhanh và bền vững, tỷ lệ giảm bình
quân 2%/năm và giảm bình quân 4%/năm đối với các huyện
nghèo, các xã đặc biệt khó khăn.
Đảm bảo công trình hạ tầng thiết yếu cho người nghèo,
cộng đồng nghèo và xã nghèo.
Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ:
“Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách giảm nghèo
để cải thiện điều kiện sống của người nghèo, trước hết là về y
tế, giáo dục, văn hoá, nước sinh hoạt, nhà ở; người nghèo tiếp
cận ngày càng thuận lợi hơn với các dịch vụ xã hội cơ bản.
Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện, xã nghèo,

thôn, bản đặc biệt khó khăn được tập trung đầu tư đồng bộ


theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu
như: giao thông, điện, nước sinh hoạt …
Phấn đấu 10% số huyện nghèo thoát khỏi tình trạng đặc
biệt khó khăn theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27
tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ
giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo (sau
đây viết tắt là Nghị quyết 30a); 50% số xã đặc biệt khó khăn
vùng bãi ngang ven biển và hải đảo và 30% số xã, thôn bản
đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi thoát
khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn theo tiêu chí do Thủ tướng
Chính phủ quy định”[11]
- Phổ cập và cải thiện chất lượng giáo dục:
Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt
chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 nêu rõ:
“Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản
và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa,
dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được
nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng
sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại
ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực


chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công
bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi
người dân, từng bước hình thành xã hội học tập.
+ Hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho

trẻ em 5 tuổi vào năm 2015; đến năm 2020, có ít nhất 30% trẻ
em trong độ tuổi nhà trẻ và 80% trong độ tuổi mẫu giáo được
chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non; tỷ lệ trẻ
em suy dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non giảm
xuống dưới 10%.
+ Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao, đặc biệt
chất lượng giáo dục văn hóa, đạo đức, kỹ năng sống, pháp
luật, ngoại ngữ, tin học.
+ Đến năm 2020, tỷ lệ đi học đúng tuổi ở tiểu học là
99%, trung học cơ sở là 95% và 80% thanh niên trong độ tuổi
đạt trình độ học vấn trung học phổ thông và tương đương; có
70% trẻ em khuyết tật được đi học.
+ Hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục nghề nghiệp và
đại học; điều chỉnh cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo,
nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực, nâng


cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát
triển kinh tế - xã hội; đào tạo ra những con người có năng lực
sáng tạo, tư duy độc lập, trách nhiệm công dân, đạo đức và kỹ
năng nghề nghiệp, năng lực ngoại ngữ, kỷ luật lao động, tác
phong công nghiệp, năng lực tự tạo việc làm và khả năng
thích ứng với những biến động của thị trường lao động và một
phần có khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới.
+ Đến năm 2020, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đủ
khả năng tiếp nhận 30% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ
sở; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp và đại học đạt
khoảng 70%; tỷ lệ sinh viên tất cả các hệ đào tạo trên một vạn
dân vào khoảng 350 – 400”[31]
- Giảm tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử vong và suy dinh dưỡng của

trẻ em:
“Phấn đấu tốc độ tăng dân số ở mức khoảng 1% vào
năm 2015 và ổn định ở mức khoảng 1% vào năm 2020; chỉ số
phát triển con người (HDI) ở mức trung bình cao của thế giới
vào năm 2020”[20]
- Phát triển văn hoá thông tin và nâng cao đời sống tinh
thần của nhân dân:


Phủ sóng phát thanh và truyền hình trên toàn quốc, mọi
gia đình đều được tiếp cận với thông tin.
Bổ sung thời lượng phát sóng các chuyên mục, chương
trình bằng tiếng dân tộc.
Nâng cao đời sống và bảo tồn văn hoá vùng đồng bào
dân tộc thiểu số.
Tiếp tục nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người
dân.
- Bảo đảm sự bền vững môi trường:
Bảo tồn các hệ thống sinh thái môi trường, từng bước
khắc phục những ảnh hưởng của môi trường, tạo nên một môi
trường trong lành.
Xây dựng các bể chứa tự hoại đối với hộ gia đình và các
nhà máy xử lý nước thải, chất thải đối với các khu công
nghiệp, các đô thị, có kế hoạch cải tạo khắc phục sự cố môi
trường trên các dòng sông, hồ, ao, kênh mương...
Có biện pháp cải thiện môi trường sống cho người
nghèo, đặc biệt quan tâm đến đối tượng là người phụ nữ.
Nâng cao chất lượng và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội



cơ bản và dịch vụ sản xuất như y tế, văn hóa thể dục thể thao,

* Đẩy mạnh cải cách hành chính, cung cấp kiến thức
về pháp lý cho người nghèo
Thực hiện có hiệu quả chương trình cải cách hành chính
theo hướng tinh gọn, hiệu lực và hiệu quả, rút ngắn thời gian
giải quyết TTHC, cắt giảm, tiến tới xóa bỏ những thủ tục
rườm rà, gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân.
Nghiên cứu, vận dụng phù hợp các chính sách đối với
người nghèo, đặc biệt là người nghèo yếu thế; phân bổ
nguồn lực hợp lý để người nghèo tiếp cận thuận lợi.
Xây dựng chỉnh phủ điện tử, minh bạch, có tinh thần và
trách nhiệm cao trong công việc, tạo điều kiện để người nghèo
tiếp cận thông tin, hệ thống tư pháp và thực hiện công tác hỗ
trợ pháp lý cho người nghèo.
- Nội dung của hoạt động giảm nghèo trên địa bàn xã
- Tăng thu nhập cho người nghèo, vùng nghèo
Mỗi quốc gia đều có cách đánh giá về đói nghèo khác
nhau. Nhưng nhìn chung chỉ tiêu chính vẫn là thu nhập


đầu người để đánh giá. Do vậy, tăng thu nhập cho đối
tượng nghèo là nội dung cần được quan tâm nhất đối với
công tác XĐGN.
Đa số người nghèo thường bán sức lao động của bản
thân để mưu sinh. Người nghèo chỉ phát huy được sức lao
động và mang lại thu nhập khi họ có việc làm. Có được Việc
làm tốt và ổn định là cơ sở để người nghèo có thu nhập ổn
định cuộc sống và nâng cao thu nhập đảm bảo cuộc sống và
vươn lên thoát nghèo. Trong điều kiện phát triển của nền

kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, XĐGN là một trong
những yếu tố cơ bản để đảm bảo công bằng xã hội và tăng
trưởng kinh tế bền vững; ngược lại chỉ có tăng trưởng kinh
tế cao và bền vững thì mới có điều kiện để hỗ trợ và tạo cơ
hội cho người nghèo vươn lên và thoát nghèo. Một vấn đề
khác đó là nếu lao động có chất lượng tốt đảm bảo về sức
khoẻ được đào tạo cơ bản sẽ dẫn đến môi trường kinh tế của
vùng nghèo được cải thiện, năng suất lao động sẽ tăng lên và
từ đó thu nhập của người nghèo sẽ ổn định hơn và vươn lên
thoát nghèo một cách bền vững. Tuy nhiên, hiện nay thì tình
trạng thiếu việc làm và năng suất lao động thấp vẫn còn phổ
biến nên thu nhập của người nghèo vẫn còn ở mức thấp. Vì


vậy, vấn đề tạo việc làm, nâng cao năng suất lao động và
tăng thu nhập cho người nghèo, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội phải là một trong những nội dung quan trọng trong các
giải pháp XĐGN ở nước ta hiện nay [19].
- Tăng khả năng tiếp cận các nguồn lực phát triển đối
với người nghèo, vùng nghèo
+ Địa bàn sinh sống chủ yếu của người nghèo là các
vùng nông thôn, vùng miền núi. Đa phần những nơi này
thường là xa các trung tâm kinh tế và các dịch vụ xã hội. Hệ
thống cơ sở hạ tầng còn thiếu và yếu hơn so với những vùng
khác. Phổ biến là tình trạng thiếu nước tưới, nước sinh hoạt,
thiếu điện, thiếu thông tin, thiếu chợ đầu mối, thiếu vốn, đất
sản xuất và thị trường, giao thông đi lại khó khăn vv ... Từ đó,
năng suất lao động thấp, chất lượng các sản phẩm làm ra có
giá trị không cao, giá bán lại rẻ vì vận chuyển khó khăn.
Chính vì vậy cơ hội tự vươn lên của người nghèo ở những
vùng này là rất khó khăn. Vấn đề này cho thấy việc giải quyết

XĐGN liên quan mật thiết đến cải thiện môi trường sản xuất
kinh doanh.


+ Đa số người nghèo ít được học hành nên trình độ nhận
thức khá hạn chế, nhiều người không biết chữ. Do điều kiện
kinh tế khó khăn mà người nghèo không có điều kiện đầu tư
cho con được học hành để nâng cao trình độ. Trình độ thấp thì
khả năng để tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng vào
sản xuất rất hạn chế; không có điều kiện và khả năng tiếp cận
với những tiến bộ, văn minh của nhân loại nên dẫn đến nghèo
về mọi mặt (kinh tế và tinh thần, chính trị). Vì vậy, để giảm
nghèo trước hết phải thực hiện phổ cập kiến thức, giúp cho
người nghèo biết chữ, từ đó, người nghèo có điều kiện vận
dụng kiến thức cơ bản để tìm hiểu kiến thức chuyên môn, góp
phần nâng cao hiệu quả sản xuất cho gia đình.
+ Để XĐGN mang lại hiệu quả thì cơ quan nhà nước
phải nghiên cứu, xây dựng những chính sách phù hợp, tạo
điều kiện tối đa để người nghèo dễ tiếp cận với các dịch vụ y
tế, dịch vụ tài chính, tín dụng và tiến bộ của khoa học, kỹ
thuật, công nghệ, vv... quan tâm đến công tác y tế ở cơ sở để
người nghèo có điều kiện chăm sóc về y tế tốt hơn, đảm bảo
sức khoẻ để lao động sản xuất.
Hoạt động XĐGN phải hỗ trợ cho người nghèo phải dựa
vào thực tế nhu cầu của người nghèo như về vốn sản xuất,


×