Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LỰC LƯỢNG VŨ TRANG QUÂN KHU 7 THAM GIA XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN MIỀN ĐÔNG NAM BỘ HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.48 KB, 22 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LỰC LƯỢNG VŨ TRANG
QUÂN KHU 7 THAM GIA XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN MIỀN
ĐÔNG NAM BỘ HIỆN NAY
1.1. Những vấn đề chung về đói nghèo và xoá đói, giảm nghèo ở khu vực
miền Đông Nam Bộ
1.1.1. Đói, nghèo và xoá đói, giảm nghèo
Đói, nghèo là vấn đề có tính toàn cầu, đồng thời cũng là vấn đề kinh tế,
chính trị, xã hội. Nó không chỉ thuần tuý là một vấn đề riêng lẻ của kinh tế hay xã
hội. C. Mác và Ăng ghen đã từng đề cập đến đói, nghèo trong xã hội tư bản. Các
ông đã mô tả cặn kẽ, tỷ mỉ và xác thực tình trạng nghèo khổ của những người vô
sản phải bán sức lao động trong các nhà máy, hầm mỏ của các chủ tư sản để kiếm
sống. Nông dân bị tước đoạt ruộng đất phải chạy ra thành phố bổ sung vào đội
quân thất nghiệp, phụ nữ và trẻ em phải làm việc kiệt sức trong các xưởng thợ. Họ
trở thành nạn nhân của tình trạng bị bóc lột giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối
của các chủ tư bản. Các ông vạch ra hậu quả của tình trạng bóc lột này, là sự tích
lũy giàu có về giai cấp tư sản và sự nghèo khổ về giai cấp vô sản. Sự nghèo khó
của giai cấp vô sản được thể hiện ở sự bần cùng hoá tương đối và bần cùng hoá
tuyệt đối. Bần cùng hoá tương đối giai cấp vô sản được biểu hiện ở tỷ lệ thu nhập
cua đội ngũ nàyngay một giảm, còn tỷ lệ thu nhập của giai cấp tư sản ngày một
tăng. Bần cùng hoá tuyệt đối giai cấp vô sản được biểu hiện ở mức sống của họ bị
giảm sút so với nhu cầu sống. Sự giảm sút về mức sống xảy ra không chỉ trong
trường hợp tiêu dùng cá nhân tụt xuống một cách tuyệt đối. Mà cả khi tiêu dùng cá
nhân tăng lên, nhưng mức tăng đó chậm hơn mức tăng của nhu cầu sống do sự phát
triển kinh tế xã hội đem lại. Theo C.Mác và Ph.Ăng ghen nguyên nhân trực tiếp
dẫn đến tình trạng đói, nghèo trong xã hội tư bản là do sự phân phối bất công, bất
bình đẳng của cải làm ra trong xã hội. Nguồn gốc sâu xa của tình trạng này là chế
độ tư nhân tư bản chiếm hữu về tư liệu sản xuất. Xoá bỏ áp bức bóc lột tư bản chủ
nghĩa, xây dựng chế độ cộng sản chủ nghĩa mới có thể giải phóng giai cấp vô sản
và quần chúng nhân dân khỏi cảnh đói nghèo, lầm than.
Như vậy xoá đói, giảm nghèo chính là cuộc đấu tranh gian khổ, phức tạp
giữa con người với tự nhiên để phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng xất lao


động, nâng cao đời sống cho con người, là cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt giữa
con người với con người, để giải quyết công bằng xã hội. Đứng vững trên lập
trường giai cấp công nhân với cách tiếp cận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của
Đảng. Đó là xem xét và giải quyết đói, nghèo phải từ bản chất của chế độ kinh tế
xã hội đồng thời phải có quan điểm toàn diện, lịch sử cụ thể và phát triển. Nghĩa là
khi xem xét giải quyết đói nghèo phải có cái nhìn tổng thể trong tính thống nhất cả
vấn đề kinh tế xã hội. Không rơi vào quan điểm kinh tế thuần tuý cũng như rơi vào
quan điểm xã hội học duy tâm, phi lịch sử. Phải tính đến toàn diện các yếu tố tác
đọng nhiều chiều đến đói nghèo. Xem xét đói, nghèo phải gắn với từng đối tuợng
cụ thể, một thời điểm cụ thể với một chuẩn mực nhất định. Đồng thời nghiên cứu
nó trong trạng thái vận động chứ không đứng yên bất biến.
Đói và nghèo là 2 phạm trù, phản ánh cấp độ và mức độ khác nhau về tình
trạng nghèo khổ của một bộ phận dân cư. Trong đó: đói là tình trạng một bộ phận
dân cư nghèo, có mức sống dưới mức tối thiểu, thu nhập không đủ đáp ứng nhu
cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. Như vậy, đói ở đây được hiểu theo nghĩa kinh
tế , tức là những người không đủ lương thực, thực phẩm để duy trì sự tồn tại của
mình . Miền Đông Nam Bộ là khu vực trung tâm, kinh tế chính trị xã hội của Việt
Nam. Vấn đề đói nghèo và quan tâm xoá đói giảm nghèo được đặt ra sớm, là
những địa phương đầu tiên khởi xướng ra công cuộc xoá đói giảm nghèo tại Việt
Nam vào năm 1992. Đã dành được những thắng lơi to lớn trong tổ chức, phương
pháp và hiệu quả xóa đói giảm nghèo. Năm 1975 miền Đông Nam Bộ cùng với cả
miền nam bước ra khỏi sự tàn phá của chiến tranh với tỷ lệ đói nghèo >46%. Trong
dó có tỉnh Bình Thuận, Sông Bé, đông nai với tỷ lệ đói nghèo trên 50%. Thấp nhất
khu vực là thành phố Hồ Chí Minh với 42%. Nhưng miền Đông Nam Bộ đã sớm
phát huy được tiềm nang kinh tế vốn là năng động, đưa nền kinh tế các địa phương
phát triển mạnh mẽ, đến nay toàn khu vực đóng góp hơn 40% ngân sách hàng năm
cuả cả nước. Cùng với sự phát triển kinh tế, các địa phương đã quan tâm đến công
cuộc xoá đói, giảm nghèo. Cuối những năm 80 của thế kỷ XX miền Đông Nam Bộ
nói chung, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã quyết tâm lãnh đạo vấn đề "đưa tỷ

lệ đói, nghèo giảm dần" làm tiêu chí lãnh đạo của các địa phương. Tuy nhiên lúc đó
chưa có chuẩn cụ thể được xác định mà chỉ ước tính, nhìn nhận bằng thực tế đời sống
của người dân; ai không đủ bữa thì được quy là đói. Đến năm 1993 cùng với chủ
trương của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Các tỉnh miền Đông Nam Bộ đã có
cách tiếp cận phù hợp để xác định ngưỡng đói, nghèo.
Hộ đói là hộ có thu nhập kinh tế bình quân đầu người trong hộ dưới 8kg gạo
(gạo thường) trên tháng ở nông thôn và 13kg trên tháng ở thành thị. Những năm
qua kinh tế khu vực miền Đông Nam Bộ liên tục tăng trưởng, dẫn đầu đất nước,
đặc biệt là khu tam giác kinh tế: Thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hoà - Bà Rịa
Vũng Tàu. Nên đời sống của đại bộ phận dân cư được tăng lên, chuẩn đói nghèo
của các địa phương trong khu vực cũng thay đổi, điều chỉnh tăng dần. Năm 1995 ở
thành phố Hồ Chí Minh, năm 1997 ở các địa phương Bà Rịa Vũng Tàu, Bình
Dương và Đồng Nai đã xác định không còn hộ đói ở các khu vực thành phố các
quận, huyện nội thành. Các huyện ngoại thành tỷ lệ đói dưới 8%. Các địa phương
còn lại vẫn xác định chuẩn đói theo chuẩn quốc gia của Bộ lao động thương binh
và xã hội xác định. Hộ đói là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ
(13kg gạo/ tháng). Đến năm 2000 toàn khu vực miền Đông Nam Bộ đã xác định
xoá hết hộ đói.
Tuy nhiên, trong 103 quận, huyện, thị xã đã cơ bản xoá xong hộ đói nhưng
theo đánh giá của các địa phương thì có 32 huyện thuộc các tỉnh Bình Thuận, Ninh
Thuận, Lâm Đồng, Bình Phước, Long An vẫn có nguy cơ tái đói do thiên tai, dịch
bệnh. Do đó cùng với giảm nghèo vẫn phải xoá đói.
Cùng với đói, nghèo là một hiện tượng kinh tế xã hội chỉ một bộ phận dân
cư có mức sống dưới mức trung bình tại thời điểm xét. Nghèo là một dạng tiềm
tàng của đói, nếu nghèo không được giải quyết thì khi gặp một thiên tai, hoả hoạn,
dịch bệnh... sẽ trở thành đói. Tình trạng nghèo ở khu vực miền Đông Nam Bộ phổ
biến ở các xác miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Chuẩn nghèo ở khu vực miền Đông Nam Bộ: Cùng với cả nước, giai đoạn
đầu các địa phương xác định theo chuẩn của Bộ lao động thương binh và xã hội.
Hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người dưới 15kg gạo / tháng ở nông

thôn và dưới 20kg/ tháng ở thành thị. Đến năm 1997 khi chuẩn nghèo quốc gia đạt
điều chỉnh lần thứ 2, các địa phương thuộc miền Đông Nam Bộ. Quy định chuẩn
nghèo với từng khu vực, từng địa bàn theo đó vùng cao, miền núi gồm 32 huyện
thu nhập dưới 20 kg gạo/ người/ tháng tương đương 70.000đ. Vùng nông thôn,
đồng bằng trung du là 25 kg gạo/ người/ tháng tương đương 90.000đ. Các huyện
quận thuộc thầnh phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hoà, Đà Lạt và các thị xã
gồm 26 quận thị với thu nhập (110.000đ/ người/ tháng). Các điạ phương kinh tế
phát triển hàng năm điều chỉnh chuẩn nghèo tăng dần: Năm 2001 thành phố Hồ
Chí Minh đưa ra chuẩn nghèo Nội Thành: 3.500.000đ/ người/ năm tương ứng
291.000đ/ người/ tháng. Với chuẩn này đến năm 2003 thành phố cơ bản xoá xong
hộ nghèo, tiếp tuc nâng chuẩn nghèo lên 4,5 triệu/ người/ năm cho nội thành tương
đương 375.000đ/ người/ tháng. Ngoại thành là 4 triệu/ người/ năm tương đương
323.000đ/ người / tháng. Đến năm 2005 xoá xong hộ nghèo. Đảng bộ thành phố
Hồ Chí Minh tiếp tục nâng chuẩn chuẩn nghèo lên 6 triệu/ người/ năm= 500 ngàn/
người/ tháng cho cả ngoại và nội thành và phấn đấu xoá xong hộ nghèo vào cuối
2006. Tiếp cận với chuẩn nghèo theo tiêu chí của quốc tế và khu vực.
Năm 2005 Bà Rịa Vũng Tàu cũng cơ bản giảm hết hộ nghèo theo chuẩn
quốc gia và quy định chuẩn nghèo cho địa phương mình là 400 ngàn/ người/ tháng
cho khu vực thành phố, thị xã, thị trấn và 300 ngàn/ người/ tháng cho khu vực
nông thôn, gấp 1,5 lần chuẩn quốc gia. Theo chuẩn này Bà Rịa Vũng Tàu còn
26,6% số hộ nghèo và mục tiêu đến 2010 xoá hết hộ nghèo. Các địa phương còn lại
xác định chuẩn nghèo theo chuẩn quốc gia là 260.000 trên người/ tháng. Cho khu
vực thành thị và 200000 / người/ tháng khu vực nông thôn miền núi; theo quyết
định ngày 8-7-2005 (số 170/ 2005/ QĐ-TTg).
Xoá đói giảm nghèo ở miền Đông Nam Bộ: Xoá đói giảm nghèo chính là
quá trình nhà nước, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội, cộng đồng hỗ trợ,
tạo điều kiện thuận tiện cho đối tượng đói nghèo vươn lên trong sản xuất, cuộc
sống từ đó thoát khỏi đói nghèo. Nói cách khác XĐ-GN chính là quá trình chuyển
một bô phận dân cư đói nghèo lên mức sống cao hơn.
Đói và nghèo có quan hệ mật thiết với nhau, do đó xoá đói giàm nghèo cũng

gắn liền với nhau. Trong đó xoá đói là làm cho bộ phận dân cư đói nâng cao thu
nhập, nâng cao mức sống, từ đó mà vượt qua tiêu chí đói. Biểu hiện ở một số
lượng người đói giảm dần đến hết trong khoảng thời gian xác định.
Với khu vực miền Đông Nam Bộ của nước ta hiện nay, đói kinh niên, đói
giai dẳng kéo dài cơ bản không còn nữa, mà chủ yếu là đói tình thế. Còn giảm
nghèo là làm cho bộ phận dân cư nghèo nâng cao thu nhập, mức sống từng bước
thoát khỏi nghèo. Biểu hiện ở tỷ lệ phần trăm và số lượng người nghèo giảm xuống
theo thời gian. Đối với nghèo trong điều kiện hiện nay, chúng ta không thể xoá hết ngay
được mà chỉ có thể từng bước giảm nghèo. Bởi vì theo nghĩa kinh tế, nghèo ở đây bao
gồm cả nghèo tương đối và nghèo tuyêt đối. Đối tượng giảm nghèo không chỉ là cá
nhân, hộ mà cả vùng nghèo, xã nghèo. Miền Đông Nam Bộ cũng như cả nước ta đang
trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
Với nghèo tuyệt đối, thì mục tiêu giảm nghèo của các địa phương là từng
bước giảm hết số lượng người nghèo, hộ nghèo theo chuẩn mới của quốc gia và
từng địa phương cụ thể vào năm 2010. Còn đối với nghèo tương đối thì chỉ khi xây
dựng thành công chủ nghĩa xã hội mới giải quyết triệt để được. Trong thời kỳ quá
độ, nhất là trong nền kinh tế thị trường bao giờ cũng tồn tại sự phân hoá. Do đó
giảm nghèo ở đây được hiểu là từng bước nâng cao mức sống của bộ phận dân cư
dưới mức trung bình của xã hội và rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa họ với bộ
phận giàu có. Khu vực miền Đông Nam Bộ vốn là khu vực thuận lợi của địa kinh
tế, để XĐ-GN nhanh, hiệu quả bền vững phải kết hợp các giải pháp kinh tế và các
giải pháp xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với công bằng xã hội. Phát huy tính tích
cực, tự vươn lên của chính đối tượng đói, nghèo. Đồng thời phải xã hội hóa sâu
rộng phong trào XĐ-GN. Huy động sự đóng góp sức người, sức của của mọi cấp
mọi ngành, mọi người.Đảng ta đã xác định: Tăng trưởng kinh tế phải gắn với tiến
bộ và công bằng xã hội trong từng bước phát triển. Công bằng xã hội thể hiện ở cả
khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất lẫn ở khâu phân phối kết quả sản xuất.
Cũng như ở điều kiện phát triển năng lực của mọi thành viên trong cộng đồng.
Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với XĐ - GN. Coi việc một bộ phận dân
cư giàu trước, là cần thiết cho phát triển; đồng thời có chính sách ưu đãi họp lý về

tín dụng, thuế, đào tạo nghề nghiệp để tạo điều kiện cho người nghèo có thể tự
vươn lên thành khá giả. Các vùng giàu, vùng phát triển trước phải cùng nhà nước
giúp đỡ, lôi cuốn các vùng nghèo, vùng phát triển sau để cùng vươn lên, nhất là các
vùng có rất nhiều khó khăn, nghèo hơn các vùng khác như: Vùng cao, vùng sâu,
vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng căn cú cách mạng trước đây.
1.1.2. Nguyên nhân đói, nghèo ở miền Đông Nam Bộ
Đói nghèo ở khu vực miền Đông Nam Bộ nước ta không phải là hiện tượng
chỉ đến khi thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, mở cửa, hội nhập
kinh tế mới xuất hiện, mà nó đã từng xảy ra trong nhiều giai đoạn lịch sử. Dưới chế
độ Việt Nam cộng hoà (chế độ Sài Gòn cũ) phần lớn nhân dân miền Đông Nam Bộ
là những người đói nghèo. Đói nghèo trong giai đoạn này là hậu quả trực tiếp của
sự áp bức bóc lột, cướp bóc của chế độ Sài Gòn. Sau khi giải phóng, mặc dù bị kìm
hãm bởi cơ chế tập trung bao cấp. Nhưng miền Đông Nam Bộ đã vươn mình đứng
dậy phá huy lợi thế của mình, đưa kinh tế phát triển mạnh. Đặc biệt là sau khi đổi
mới kinh tế khu vực miền Đông Nam Bộ trở thành khu vực kinh tế năng động nhất
của cả nước. Tuy nhiên, do hậu quả chiến tranh kéo dài, các cơ sở kinh tế bị phá
huỷ. Đất đai trồng cây công nghiệp tồn tại mảnh bom đạn dày đặc. Cơ sở hạ tầng:
Điện, đường giao thông,trường học, trạm y tế không bảo đảm. Cùng với những nảy
sinh mới của nền kinh tế thị trường, lối sống tư bản của chế độ cũ mà hiện nay đói
nghèo ở miền Đông Nam Bộ vẫn còn tồn tại.
Số liệu đói nghèo khu vực miền Đông Nam Bộ
Theo thống kế cho thấy sau 1975 cả miền Đông Nam Bộ đều thuộc diện đói
nghèo với tỷ lệ >50% số hộ nghèo đói. Địa phưong có tỷ lệ thấp nhất như thành
phố Hồ Chí Minh cũng tới hơn 42%. Các địa phương khác như: Sông Bé nay là
Bình Dương, Bình Phước), Thuận Hải (nay là Ninh Thuận và Bình Thuận) từ 51%
đến 56%. Đến năm 1990 tỷ lệ đói nghèo của cả khu vực chỉ còn 20,6% và năm
1998 là 12,2%. Năm 2002 là 10,6%. Năm 2003 một số địa phương đã hoàn thành
chỉ tiêu xoá đói, giảm nghèo và căn cứ vào sự phát triển kinh tế của từng địa
phương đã nâng chuẩn nghèo lên cao hơn chuẩn nghèo quốc gia như thành phố Hồ
Chí Minh 1,9 lần Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương 1,5 lần. Để tiếp tục phấn đấu xoá

đói giảm nghèo với mục tiêu rút ngắn khoảng cách giàu nghèo trong xã hội.
- Nguyên nhân đói nghèo ở khu vực miền Đông Nam Bộ
Đói nghèo là sự tác động tổng hơp của nhiều nguyên nhân, bao gồm những nguyên
nhân chung và nguyên nhân trực tiếp tác động đến đói nghèo ở khu vực.
Nguyên nhân chung:
- Đói nghèo ở miền Đông Nam Bộ trước hết là do trình độ phát triển thấp
kém của lực lượng sản xuất (thấp ở đây là so với yêu cầu chứ không phải thấp so
với các khu vực khác). Vươn mình ra khỏi chiến tranh miền Đông Nam Bộ là khu
vực bị tàn phá nặng nề, cơ sở vật chất kỹ thuật không có khả năng phát huy cho
nền kinh tế phát triển. Trình độ thấp kém của nền sản xuất còn biểu hiện ở chất
lượng nguồn nhân lực. Tỷ lệ lao động được đào tạo chỉ dưới 10% trong tổng số lao
đọng toàn khu vực. Trong những năm gần đây tuy có chiến lược phù hợp, linh hoạt
đã kích thích được nền sản xuất phát triển. Kinh tế khu vực có mức tăng trưởng
cao. Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển khá mạnh. Tuy nhiên so với yêu cầu
đòi hỏi và để phát huy tiềm năng kinh tế thì vẫn còn chưa đáp ứng được.
- Về quan hệ sản xuất: Những năm qua thực hiện nhiều thành phần kinh tế;
cũng có nghĩa là về kinh tế chúng ta thừa nhận chừng mực nào đó tồn tại trong xã
hội sự bất bình đẳng về tài sản, về điều kiện sản xuất với các thành viên trong xã
hội.
- Môi trường điều kiện tự nhiên không thuận lợi:
Đất đai trong khu vực miền Đông Nam Bộ thuộc địa vực bình nguyên và đồi
núi, có độ dốc lớn bị ảnh hưởng của bom, mìn, chất độc điôxin. Địa thế giữa các
đại phương cách trở nhiều sông suối, đi lại khó khăn. Nhất là các huyện vùng sâu,
vùng biên giới với 32 huyện nằm dọc theo 615km đường biên giới và 322 km bờ
biển. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến đói, nghèo. Bởi vì dân cư sống
ở những vùng này dễ rơi vào thế bị cô lập bên ngoài, khó tiếp cận với thị trường,
khoa học kỹ thuật, tín dụng ngân hàng... Khí hậu thời tiết khắc nghiệt, chỉ có 2
mùa. 6 tháng mùa khô kéo dài bất lợi cho phát triển cây nông nghiệp và chăn nuôi.
Ngược lại mùa mưa kéo dài lại làm cho đất đai sạt lở, đi lại giữa các vùng bị cách
trở, vận tải, lưu thông hàng hoá bị đình trệ.

- Những nguyên nhân do chính bản thân người nghèo.
+ Không có kinh nghiệm làm ăn, không biết cách sản xuất kinh doanh dẫn
đến hiệu quả lao động thấp, sống trong tình trạng bấp bênh. Tìm cách khắc phục
nguyên nhân này là điều kiện quyết định đề người nghèo tự thoát nghèo bằng chính

×