Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

CƠ sở lý LUẬN về tổ CHỨC dạy NGHỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO dục KHỞI NGHIỆP dựa vào CỘNG ĐỒNG CHO học VIÊN TRUNG tâm GIÁO dục NGHỀ NGHIỆP GIÁO dục THƯỜNG XUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.67 KB, 56 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC DẠY NGHỀ THEO
ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC KHỞI NGHIỆP DỰA
VÀO CỘNG ĐỒNG CHO HỌC VIÊN TRUNG TÂM
GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP- GIÁO DỤC THƯỜNG
XUYÊN


Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Giáo dục hướng nghiệp được nhiều quốc gia trên thế giới
quan tâm. Những nghiên cứu đầu tiên về giáo dục hướng
nghiệp khởi nguồn từ một số quốc gia Châu Âu. Năm 1848, tại
Pháp có nhiều cuốn sách viết về vấn đề hướng nghiệp, điển
hình là cuốn “Hướng nghiệp và chọn nghề”, cuốn sách này đã
khẳng định được tính cấp thiết phải giúp thanh niên Pháp tiếp
cận thế giới nghề nghiệp nhằm đào tạo nghề một cách hiệu quả
đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Tại Đức, nhiều công trình
nghiên cứu về tổ chức cho học sinh phổ thông học tập, thực
hành nghề tại các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở kinh doanh,
dịch vụ [54]. Theo đó, tại Đức trong các trường phổ thông căn
cứ vào việc phân loại trình độ, năng lực học tập của mỗi học
sinh để định hướng học nghề ngay trong trường phổ thông.
Một trong các nhà nghiên cứu điển hình là Bernd Rothe, B.
Germer… là nghiên cứu sự kết hợp giữa học nghề tại trường
phổ thông với các trung tâm kỹ thuật tổng hợp.
Tại Nga năm 1868, Victor Vos della, Hiệu trưởng trường
Kỹ thuật Hoàng Gia Nga đã đề xuất sáng kiến phân tích nghề,
tổ chức dạy nghề theo môn và dạy nghề phải có phương pháp


thực tiễn. Chương trình học nghề theo nghiên cứu của Della


Vos được thiết kế dựa trên sự phân tích nghề, phải phân tích
mỗi nghề thành thao tác cơ bản, sếp đặt những tác động đó
theo thứ tự từ dễ đến khó và tổ chức cho người học theo thứ tự
đó. Phương pháp dạy nghề theo Della Vos thì khuyến cáo: cho
người học thực tập theo mẫu nào thì phải vẽ mẫu đó. Hoàn tất
mẫu trước cho thật hoàn hảo mới bắt đầu mẫu tiếp theo. Người
học chỉ được phép làm việc trong các xưởng sau khi họ học
xong các khóa lý thuyết. Kết quả đạt được của phương pháp
này là người học nắm vững những quy tắc thiết yếu của ngành
nghề học.
Đến năm 1905, Fredderick Wansoa Taylor, cha đẻ của
thuyết quản trị là người đầu tiên nghiên cứu vấn đề hợp lý hóa
cho thao tác lao động. Xuất phát từ mong muốn của một nhà
quản lý xí nghiệp phải làm tăng năng suất lao động. Bằng kinh
nghiệm thực tiễn trong quá trình quản lý, Ông đúc kết nguyên
tắc: muốn thực hiện công việc hiệu quả thì phải hợp lý hóa
động tác làm cơ sở cho việc dạy nghề. Vì vậy muốn dạy nghề
thì phải phân tích nghề đó.
Dạy nghề là sự tiếp nối và triển khai trong thực tiễn quan
điểm giữa GD với lao động sản xuất và GD gắn với dạy nghề
đã tồn tại hiện nay trong lịch sử nhân loại của nhiều quốc gia.


Cùng với sự ra đời của hệ thống chính trị các nước
XHCN, vấn đề GDHN cho học sinh được nghiên cứu và thực
hiện bởi phương pháp duy vật biên chứng đã đem lại thành tựu
đáng kể. C.Mác và Ph. Enghen là những người đầu tiên chỉ ra
CSVC khách quan làm xuất hiện tính tất yếu xã hội của sự kết
hợp GD với lao động sản xuất. Ở Mỹ, năm 1908, tại Boston đã
thành lập phòng hướng nghiệp đầu tiên trên thế giới. Đây là

cầu nối quan trọng giữa GD và DN hiện nay. Năm 1918-1919,
Lê Nin đã yêu cầu phải cho học sinh phổ thông làm quen với
khoa học kỹ thuật, với cơ sở của nền sản xuất hiện đại.
N.K. Crupxcaia đã làm sáng tỏ cụ thể hóa những luận
điểm khách quan trong nguyên lý giáo dục kỹ thuật tổng hợp
của Lê Nin vào thực tiễn. Bà nhấn mạnh: “Mối quan hệ giữa
học tập và lao động cần phải được thực hiện sao cho học tập
lý thuyết được soi sáng thông qua con đường thực hành vào
lao động sản xuất, còn lao động sản xuất làm giàu kiến thức
giúp nắm kiến thức một cách có ý thức…giáo viên dạy lao
động cần trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng kỹ
thuật tổng hợp đại cương cần thiết cho người lao động các
nghề khác nhau để lao động sản xuất”.
Cùng với nhiều nhà khoa học của Liên Bang Nga đã có
những nghiên cứu chuyên sâu về GDHN cho học sinh đó là


những nghiên cứu của: A.V. Lunasatky; E.A Climov;
P.R.Atutov [71]. Các công trình của các tác giả nhìn trung triển
khai nguyên lý học tập kết hợp với lao động sản xuất để hình
thành nhân cách toàn diện cho học sinh.
Ngày nay, nhiều quốc gia trên thế giới như Đức, Pháp,
Mỹ, Anh, Úc, Nhật...đều quan tâm đến dạy học kết hợp với
dạy nghề. Trong đó, đáng chú ý là công trình của Wolfgang,
Ulrich Johanners Kledzik (Đức), Mangumi Nishino (Nhật
Bản). Theo Mangumi Nishino học sinh trung học phải được
“Bồi dưỡng tri thức và kỹ năng cơ bản của ngành nghề cần
thiết trong xã hội, có thái độ tôn trọng đối với lao động và có
khả năng lựa chọn ngành nghề tương lai phù hợp với mỗi cá
nhân” [68,54]. Chính vì vậy, tại Nhật Bản đã đưa ra nhiều biện

pháp nhằm nâng cao trình độ đào tạo về hướng nghiệp cho học
sinh các trường tiểu học và trung học cơ sở.
Nhìn chung, những nghiên cứu của các nhà khoa học các
nước trên thế giới đều có một số nhận định sau:
Ở các nước XHCN, giáo dục hướng nghiệp nhằm khằng
định nguyên lý “kết hợp giáo dục với lao động sản xuất” và
phát triển phương châm giáo dục kỹ thuật tổng hợp để thực
hiện nguyên lý giáo dục này.
Đối với các nước tư bản, các nhà nghiên cứu lại chú trọng
đến nguyên lý, phương pháp kỹ thuật để thực hiện giáo dục


nghề nghiệp cho học sinh. Những nghiên cứu này chú trọng
đến tính hiệu quả của GDHN.
Tuy nhiên, điểm chung của những nghiên cứu về dạy
nghề ở nước ngoài đều hướng đến việc cải thiện mục tiêu, nội
dung, phương pháp, CSVC làm nâng cao hiệu quả của việc
DN cho học sinh, đặc biệt là học sinh đang học các chương
trình phổ thông.
- Các công trình nghiên cứu ở trong nước
Trước những năm của thập kỷ 70, nền kinh tế nước ta chủ
yếu là kinh tế nông nghiệp, tập trung vào những nghề như:
trồng trọt, chăn nuôi, thủ công hay các làng chài ven biển.
Trong những năm 70 của thế kỷ XX, một nhóm nghiên cứu do
giáo sư Phạm Tất Dong cùng cộng sự nghiên cứu hứng thú,
khuynh hướng nghề của học sinh phổ thông và các chương
trình hướng nghiệp dạy nghề chính khóa cho học sinh phổ
thông ra đời. Ngoài ra còn một bộ phận khác do Phó giáo sư,
tiến sĩ Đặng Danh Ánh cùng các đồng sự đi theo một hướng
khác. Họ nghiên cứu động cơ chọn nghề, hứng thú nghề và khả

năng thích ứng nghề của học sinh phổ thông. Xây dựng phòng
truyền thống hướng nghiệp trong các cơ sở dạy nghề, đồng
thời soạn thảo tài liệu hướng nghiệp cho các trường phổ thông


[2, 26, 27, 28]. Các công trình nghiên cứu trên đã làm cơ sở ra
đời của Nghị quyết số 126/CP ngày 19/3/1981 của Chính phủ
về tầm quan trọng nội dung và biện pháp tiến hành công tác
hướng nghiệp- dạy nghề. Văn bản nói trên đã tạo ra hành lang
pháp lý cho sự phát triển hoạt động dạy nghề phổ thông cả về
bề rộng và bề sâu. Có thể kể tên các bài viết công trình nghiên
cứu về hướng nghiệp dạy nghề và công tác quản lý giáo dục
nghề phổ thông của nhiều tác giả như: Phạm Tất Dong [25,27],
Đặng Danh Ánh [4], Phạm Minh Hạc [48], Hà Thế Truyền
[60], Nguyễn Viết Sự [57]....Sự phối hợp hài hòa giữa các nhà
khoa học, nhà nghiên cứu, quản lý giáo dục phổ thông, giáo
dục nghề nghiệp đã đưa hoạt động dạy nghề phổ thông ngày
càng phát triển và khẳng định được vị thế mới trong xã hội.
Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa
VIII đã chỉ rõ: “Mở rộng và nâng cao chất lượng dạy kỹ thuật
tổng hợp-hướng nghiệp ngoại ngữ- tin học trong các trường
trung học”; Đại hội Đảng toàn quốc lần IX đã khẳng định:
“Phát triển giáo dục là một trong những động lực quan trọng
thúc đẩy sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để
phát triển con người”. Quán triệt và triển khai thực hiện Nghị
quyết đại hội Đảng lần thứ IX trong ngành giáo dục, Bộ
GDĐT có kế hoạch số 6178/VP ngày 21/6/2001 đã nhấn mạnh:


“Phải tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện, đổi mới nội

dung, phương pháp dạy học....coi trọng đẩy mạnh giáo dục
hướng nghiệp phân luồng sau học sinh trung học cơ sở, tăng tỉ
lệ lao động được đào tạo trong toàn bộ lao động xã hội”. Như
vậy, GDHN được Đảng và Nhà nước đã được quan tâm, việc
thành lập các mô hình Trung tâm KTTH-HN đã góp phần định
hướng nghề nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS.
Những nghiên cứu chính về DN ở nước ta hiện nay:
- Khẳng định cở sở khoa học và thực tiễn của nguyên lý
GD kết hợp với lao động sản xuất và tính tất yếu của công tác
GD hướng nghiệp
- Thiết kế mô hình và xây dựng phương pháp triển khai
hoạt động DN cho học sinh phổ thông
- Nghiên cứu xây dựng tài liệu giảng dạy nghề phục vụ
hoạt động DN
- Nghiên cứu việc kết hợp học văn hóa kết hợp với học
nghề;
Những tác giả tiên phong trong các lĩnh vực trên phải kể
đến các nhà khoa học như: Phạm Tất Dong, Đặng Bá Lãm,
Nguyễn Viết Sự, Hà Thế Truyền...
Như vậy, dạy nghề là vấn đề rất được quan tâm nghiên
cứu ở Việt Nam và đã đạt được một số kết quả nhất định, điều
này đã góp phần phân luồng học sinh sau THCS. Tuy nhiên,
thực trạng học nghề hiện nay chưa được quan tâm thỏa đáng,


so với các hoạt động giáo dục thì hoạt động nghiên cứu về dạy
nghề, định hướng nghề nghiệp còn hạn chế.
Tóm lại, trên thế giới và trong nước đã có nhiều công
trình nghiên cứu về lĩnh vực GDHN, DN cho học sinh phổ
thông. Các công trình nghiên cứu chủ yếu quan tâm đến hoạt

động dạy học lao động, GDHN là tiền đề chuẩn bị nghề nghiệp
cho học sinh giúp học sinh dễ dàng hơn hòa nhập vào thị
trường lao động. Các công trình khoa học kể trên đều tập trung
vào việc đổi mới nội dung, phương pháp, sử dụng tối ưu
CSVC – kỹ thuật phục vụ cho hoạt động hướng nghiệp, dạy
nghề phổ thông cho học sinh phổ thông. Nghiên cứu về tiềm
năng nghề nghiệp của học sinh là một hướng nghiên cứu mới
trong nghiên cứu GDHN. Rất ít công trình nghiên cứu đến quá
trình hướng nghiệp, DN gắn với GDKN cho học sinh.
Như vậy, cần thiết phải có sự tiếp nối nghiên cứu về DN
theo định hướng hướng nghiệp gắn với GDKN cho học sinh
phổ thông. Điều này không chỉ xuất phát từ còn ít công trình
nghiên cứu vấn đề này mà còn xuất phát từ thực tiễn mang tính
thời sự trong bối cảnh Đảng và Chính phủ đang rất quan tâm
đến vấn đề khởi nghiệp hiện nay.
- Một số khái niệm cơ bản


- Giáo dục hướng nghiệp
Trong những tài liệu chuyên khảo, khái niêm hướng
nghiệp được sử dụng như một tổng thể, chứa đựng nhiều khái
niệm thành phần, biểu thị những hình thức riêng lẻ của hướng
nghiệp như: thông tin, tư vấn nghề, tuyển chọn nghề, thích
ứng nghề. Hướng nghiệp là những nguyên lý về kiến thức,
phương pháp, biện pháp kỹ thuật, tổ chức phù hợp với thực tế
cuộc sống, tạo điều kiện cho việc giải quyết một cách khoa
học để chuẩn bị cho thế hệ trẻ lựa chọn đúng đắn về nghề
nghiệp.
Trong trường phổ thông, hướng nghiệp vừa là hoạt động
dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh. Trong đó, giáo

viên là người tổ chức, hướng dẫn học sinh tham gia tiếp cận
hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Hoạt động này nhằm mục
tiêu: “…giáo dục học sinh chọn nghề, giúp các em tự quyết
định nghề nghiệp tương lai trên cơ sở phân tích khoa học về
năng lực, hứng thú của bản thân và nhu cầu nhân lực của các
ngành sản xuất trong xã hội” [28].
Như vậy, hướng nghiệp là quá trình hướng dẫn chọn
nghề, quá trình chuẩn bị cho thế hệ trẻ đi vào lao động sản


xuất. Hướng nghiệp có nhiều yếu tố tác động từ gia đình, nhà
trường và xã hội, trong đó vai trò của nhà trường nhằm hướng
dẫn cho học sinh sẵn sàng đi vào thị trường lao động, giúp
hứng thú phát triển bản thân.
Giáo dục hướng nghiệp là hệ thống các biện pháp giáo
dục của nhà trường, gia đình, xã hội nhằm chuẩn bị cho thế hệ
trẻ tư tưởng, tâm lý, tri thức, kỹ năng…để học sinh có thể sẵn
sàng đi vào ngành nghề, vào lao động sản xuất, vào cuộc
sống. Giáo dục hướng nghiệp phát huy năng lực, sở trường
của từng người, đồng thời góp phần điều chỉnh nguyện vọng
của cá nhân sao cho phù hợp với nhu cầu phân công lao động
trong xã hội. Có thể hiểu ngắn gọn như sau: Giáo dục hướng
nghiệp là hướng dẫn học sinh ngay còn trên ghế nhà trường
sớm có ý thức về một nghề lao động mà sau này họ sẽ chọn.
Tuy nhiên, GDHN trong các trường phổ thông không
phải là một môn học, trong nhà trường không có giáo viên
chuyên trách. Để tổ chức tốt hoạt động gDHN cần có sự tham
gia của nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường,
trong đó lực lượng giáo viên giữ vai trò chủ đạo.
- Dạy nghề phổ thông



Trước khi tìm hiểu khái niệm dạy nghề phổ thông, cần
tìm hiểu khái niệm nghề. Nghề là một thuật ngữ chỉ một hình
thức lao động sản xuất nào đó trong xã hội, hoặc có thể hiểu
là “công việc chuyên làm theo sự phân công lao động của xã
hội” [65]
Thuật ngữ Nghề phổ thông là khái niệm mới dùng để chỉ
một việc dạy nghề trong nhà trường phổ thông. Nghề phổ
thông dùng theo một quy ước thể hiện mục đích, mức độ, nội
dung, phương pháp dạy nghề cho học sinh và khả năng thực
hiện của nhà trường (Trong TTGDNN-GDTX). Đó là những
nghề phổ biến, thông dụng cần phát triển ở địa phương. Nắm
được nghề này, học sinh có thể tự tạo việc làm để được sử
dụng trong các thành phần kinh tế tại chỗ của cộng đồng dân
cư. Những ngành nghề ấy có kỹ thuật tương đối đơn giản, quá
trình dạy nghề không đòi hỏi phải có những trang thiết bị
phức tạp. Nguyên liệu dùng trong dạy nghề dễ kiếm, phù hợp
với điều kiện, kinh tế và khả năng đầu tư của địa phương.
Thời gian học nghề thường ngắn (105 tiết) kế hoạch dạy học
của các trung tâm có thể giải quyết được, số tiết lý thuyết và
thực hành được, nắm được trình độ tối thiểu của nghề.


Nhiều tác giả cho rằng, DN là quá trình hoạt động của
giáo viên DN mà nhiệm vụ chủ yếu là truyền thụ kiến thức
cho người học nghề qua các bài thuyết giảng. Với quan niệm
này, một thời gian dài khi xem xét dạy nghề về cả lý luận và
thực tiễn các tác giả và giáo viên chỉ chú ý đến hoạt động dạy,
đến phương pháp truyền thụ kiến thức một chiều mà ít quan

tâm tới người học và hoạt động học tập của họ.
Ngày nay, khi bàn về dạy nghề các tác giả đều khẳng
định hai yếu tố không thể thiểu được là giáo viên, học sinh và
hoạt động dạy học. Nếu thiếu một trong hai yếu tố này thì dạy
học không diễn ra, trong đó hoạt động dạy và hoạt động học
diễn ra trong sự thống nhất biện chứng.
Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn điều khiển học
sinh học tập, còn học sinh một mặt tuân thủ hướng dẫn của
giáo viên, mặt khác bằng khả năng của mình độc lập tìm tòi
kiến thức và luyện tập, vận dụng kiến thức để hình thành kỹ
năng, kỹ xảo. Hai hoạt động của giáo viên và học sinh được
phối hợp chặt chẽ theo một quy trình, một nội dung và hướng
đến một mục tiêu.


Hoạt động của học sinh là hoạt động tự giác, tích cực,
chủ động, tự tổ chức, tự điiều kiển hoạt động nhận thức của
mình nhằm thu nhận, xử lý và biến đổi thông tin bên ngoài
thành tri thức của bản thân, qua đó người học thể hiện mình tự
làm phong phú giá trị của mình.
DN là một quá trình hoạt động bao gồm những thành tố:
mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ
chức, kiểm tra-đánh giá, giáo viên và hoạt động dạy học, học
sinh và hoạt động học, môi trường học.
Chúng tôi cho rằng, DN là quá trình dưới sự lãnh đạo, tổ
chức điều khiển của giáo viên, người học tự giác, tích cực,
chủ động, tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học tập có tính
chất nghiên cứu của mình nhằm đạt được các nhiệm vụ học
nghề, học phương pháp và học thái độ nghề nghiệp.


- Giáo dục khởi nghiệp
Khởi nghiệp theo cách hiểu trong từ điển Tiếng Việt
được hiểu là “bắt đầu sự nghiệp” hay “khởi nghiệp kinh
doanh”[65]. Do đó, theo cách hiểu này, thì khởi nghiệp là


khởi đầu của một sự nghiệp kinh doanh của mỗi cá nhân. Một
người nào đó, có ý định tự mình có một công việc kinh doanh
riêng, người đó muốn tự mình làm và quản lý tự kiếm thu
nhập cho mình. Họ tự cung cấp và phát triển một sản phẩm
hay dịch vụ nào đó, mua bán lại một sản phẩm hay cửa hàng
đang hoạt động hoặc hoạt động sinh lợi nào đó.
Khởi nghiệp có thể hiểu là một tổ chức hay một cá nhân
có định hướng kinh doanh theo nghĩa nhằm cung cấp sản
phẩm và dịch vụ trong những điều kiện không chắc chắn,
thoogn qua khởi nghiệp tạo ra giá trị có lợi cho người, cho xã
hội hoặc nhóm khởi nghiệp, cho các cổ đông của công ty, cho
người lao động, cho cộng đồng và nhà nước. Khởi nghiệp
bằng việc thành lập doanh nghiệp sẽ tạo tăng trưởng kinh tế
và dưới một góc độ nào đó sẽ tham gia vào việc phát triển
kinh tế và xã hội.
Trong các trường học mục đích của khởi nghiệp là
truyền đạt các kiến thức và ứng dụng điều này vào những lĩnh
vực khác nhau trong xã hội để đạt được mục đích phát triển.
Từ quan điểm này, các trường học khởi nghiệp là những
trường mà dựa trên cơ sở vai trò của nó trong sự phát triển
của các ý tưởng thông qua nghiên cứu và giáo dục sinh viên.


Các trường học khởi nghiệp là những trường với mục đích

truyền đạt các kiến thức và ứng dụng điều này vào những lĩnh
vực khác nhau trong xã hội để đạt được mục đích phát triển.
Từ quan điểm này, các trường học khởi nghiệp là những
trường mà dựa trên cơ sở vai trò của nó trong sự phát triển
của các ý tưởng thông qua nghiên cứu và giáo dục sinh viên
[72].
Tùy theo độ tuổi khác nhau, tùy theo điều kiện khác
nhau của bản thân, từ ý trí khởi nghiệp người đó có thể tự mở
cho mình một cửa hàng, chẳng hạn như như bún bò, phở, xôi
sáng, quán cafe, tiệm Internet, cửa hàng mỹ phẩm, cửa hàng
tiêu dùng hay mở trang trại trồng cây, chăn nuôi, xưởng sản
xuất một mặt hàng nào đó hay đơn giản bạn chỉ thương mại
tức mà mua đi bán lại … Theo nghĩa đó, người khởi nghiệp
vừa là nhân viên vừa là ông chủ hoặc cao hơn bạn tự thành
lập doanh nghiệp riêng cho mình rồi tuyển nhân viên vào
cùng làm [67].
Vì vậy, khởi nghiệp cũng chính là việc người đó bắt đầu
làm chủ. Và khởi nghiệp cũng chính là một công việc kinh
doanh của một người vì nó liên quan đến việc tạo ra sản phẩm


và bán ra thị trường để bạn có thu nhập. Chính vì vậy trong đề
tài này khái niệm khởi nghiệp ở đây mang hàm ý kinh doanh.
Khởi nghiệp hiện nay được Chính phủ Việt Nam đặc
biệt quan tâm. Nhất là, khi Việt Nam đang trên đà hội nhập
sâu rộng về nhiều mặt và là một phần của nền kinh tế thế
giới. Thấy được tầm quan trọng đó, ngày 30/3/2016 Phó
Thủ tướng Vũ Đức Đam đã phát động lễ khởi động "Sáng
kiến quốc gia khởi nghiệp" với mong muốn từ sáng kiến quốc
gia khởi nghiệp, tinh thần khởi nghiệp sẽ được nhen lên trong

các thế hệ trẻ.
Ở Việt Nam xây dựng hình ảnh một quốc gia khởi
nghiệp là rất cần thiết trong bối cảnh ngày nay. Nội dung
này đã được Đảng, Chính phủ đặc biệt quan tâm trong các
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII vừa qua, trong các chỉ
đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ. Nhìn từ góc độ
giáo dục, việc tạo dựng cho thế hệ trẻ Việt Nam và mọi
người dân có được tinh thần khởi nghiệp, khát vọng khám
phá bí quyết thành công, tích lũy những kiến thức và kỹ
năng cần thiết để khởi nghiệp thành công là một nhiệm vụ
cần thiết của ngành giáo dục hiện nay, đóng góp vào
Chương trình "Sáng kiến quốc gia khởi nghiệp" mà Chính


phủ đang phát động. Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi
nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” vừa được
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký duyệt. Mục tiêu của đề án là
đến năm 2020 hoàn thiện hệ thống pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp
đổi mới sáng tạo; thiết lập được Cổng thông tin khởi nghiệp
đổi mới sáng tạo quốc gia; hỗ trợ được 800 dự án, 200 doanh
nghiệp khởi nghiệp, trong đó 50 doanh nghiệp gọi được vốn
thành công từ các nhà đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và
sáp nhập, với tổng giá trị ước tính khoảng 1.000 tỷ đồng.Đến
năm 2025, hỗ trợ phát triển 2.000 dự án khởi nghiệp đổi mới
sáng tạo; hỗ trợ phát triển 600 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi
mới sáng tạo; 100 doanh nghiệp tham gia. Đề án gọi được vốn
đầu tư từ các nhà đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và sáp
nhập, với tổng giá trị ước tính khoảng 2.000 tỷ đồng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay đang chỉ đạo việc đưa
nội dung giáo dục khởi nghiệp vào tổ chức giảng dạy tại các

trung tâm giáo dục nghề nghiệp- giáo dục thường xuyên nhằm
tạo lập một thế hệ học sinh có tinh thần, kiến thức, kỹ năng cần
thiết để khởi nghiệp thành công theo 3 phương thức sau:
Một là, tổ chức giáo dục khởi nghiệp cho học sinh phổ
thông, giáo dục thường xuyên chuẩn bị rời ghế nhà trường


nhằm định hướng nghề nghiệp, tinh thần khởi nghiệp, sáng
tạo ý tưởng khởi nghiệp cho học sinh sắp tốt nghiệp. Qua đó,
tạo hành trang ban đầu chuẩn bị sẵn sàng vào thị trường lao
động trước khi đến tuổi lao động. Việc tổ chức giáo dục tinh
thần khởi nghiệp, sáng tạo ý tưởng khởi nghiệp là một trong
những nhiệm vụ chính, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của
các trung tâm này. Do vậy, việc các trung tâm GDNN- GDTX
tổ chức dạy Chương trình giáo dục khởi nghiệp sẽ có tính bền
vững và sức lan tỏa rất cao.
Hai là, xây dựng Chương trình giáo dục khởi nghiệp là
một trong các môn học hướng nghiệp tại trường phổ thông
cho các em học sinh, học viên các trường phổ thông và trung
tâm GDNN- GDTX.
Thực tế hiện nay, học sinh các trường phổ thông đang
học Chương trình giáo dục hướng nghiệp theo quy định của
Bộ GDĐT (Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT) và Chương
trình giáo dục nghề phổ thông, trong đó có một số nhóm
nghề: làm vườn, nuôi cá, trồng rằng, gò, hàn, điện dân dụng,
điện tử dân dụng, sửa chữa xe máy, cắt may, nấu ăn, thêu tay,
tin học văn phòng. Các nhóm nghề này hiện nay vẫn được các
địa phương lựa chọn phù hợp với điều kiện từng vùng. Tuy



nhiên nhằm đa dạng hóa nội dung hướng nghiệp phù hợp với
yêu cầu đổi mới giáo dục và bối cảnh của đất nước hiện nay,
đồng thời mong muốn góp phần tạo lập một thế hệ học sinh
các trường phổ thông có tinh thần khởi nghiệp và có được
kiến thức kỹ năng cần thiết để khởi nghiệp thành công, Bộ
GDĐT bổ sung tài liệu dạy học trong hoạt động nghề phổ
thông, dự kiến trước mắt xây dựng bộ tài liệu Giáo dục khởi
nghiệp. Trên cơ sở bộ tài liệu này thực hiện tổ chức dạy thí
điểm tại một số trung tâm GDNN- GDTX. Bộ GDĐT sẽ tổng
kết, đánh giá và tập huấn giáo viên và triển khai đại trà nội
dung này.
Ba là, xây dựng tài liệu về giáo dục khởi nghiệp cho
thanh niên lao động và người dân ở các động đồng dân cư.
Trước mắt là các tài liệu tuyên truyền, phổ biến kiến thức về
khởi nghiệp, trên cơ sở đó tạo lập tinh thần cộng đồng khởi
nghiệp tại mỗi địa phương. Ở đây vai trò của các TTHTCĐ
cấp xã góp phần quan trọng tuyên truyền, phổ biến kiến thức
về khởi nghiệp này. Thông qua giáo dục tại cộng đồng khơi
dạy cho người dân tinh thần khởi nghiệp ngay chính quê
hương mình. Việc nhận thức của mỗi người dân đặc biệt quan
trọng, khởi nghiệp ngay trên những mảnh rộng của chính


mình, trên ngay những công việc quen thuộc hằng ngày họ
vẫn làm [71].
Như vậy, hiện nay Bộ GDĐT cũng rất quan tâm tới
GDKN, việc dạy các nội dung giáo dục khởi nghiệp đã từng
bước được dạy và lồng nghép vào một số môn học như môn
công nghệ và hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong dạy
nghề phổ thông.

Đối với học sinh THPT khái niệm Giáo dục khởi nghiệp
được hiểu theo góc độ sau: Giáo dục khởi nghiệp là tạo lập
cho học sinh THPT có được tinh thần, ý trí và những kỹ năng
cơ bản, cần thiết để khởi nghiệp. Thông qua việc DN phổ
thông tạo lập cho học sinh niềm đam mê học tập, ý trí vươn
lên, khát vọng làm giàu và làm chủ từ chính nghề đã học.
- Cộng đồng
Khái niệm cộng đồng đã có từ lâu. Tuy nhiên mãi đến
thế kỉ XIX khái niệm này mới được mô tả một cách đầy đủ cả
về ngoại diện và nội hàm. Hiện nay, khái niệm cộng đồng
được dùng rộng rãi trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn
hoá và trong đời sống xã hội (cộng đồng thế giới, cộng đồng
quốc gia, cộng đồng dân tộc, cộng đồng người Việt, cộng đồng


những người nói tiếng Pháp, cộng đồng làng xã, cộng đồng dân
cư, cộng đồng khu vực…)
Xung quanh khái niệm cộng đồng có nhiều định nghĩa
khác nhau:
- Theo Từ điển tiếng Việt thì cộng đồng Trong từ điển
Tiếng Việt, khái niệm Cộng đồng được hiểu theo nghĩa “Khối
người cùng gắn bó thành một tổ chức sinh hoạt xã hội”[65, tr
212].
- Theo nhóm nghiên cứu của đề tài B.99-49-79 thì cộng
đồng là “một tập hợp các thành viên với quy mô khác nhau,
cùng chung sống trên một địa bàn rộng, hẹp tuỳ mức độ,
cùng điều kiện địa lý, kinh tế cùng có chung một truyền
thống văn hoá, có cùng lợi ích, nhu cầu và nguyện vọng”
[40, tr 7].
Theo cách hiểu truyền thống của người Việt Nam, thì

cộng đồng là làng/xã, trong đó các thành viên gắn bó chặt chẽ
với nhau bởi tình làng, nghĩa xóm, bởi các truyền thống văn
hoá, phong tục tập quán, lễ nghi, bởi các luật lệ, hương ước
làng xã. Cộng đồng làng/xã tồn tại bền vững qua nhiều giai
đoạn lịch sử và có ý nghĩa sâu sắc đối với từng cá nhân, từng


thành viên của cộng đồng. Vì thế có thể nói, làng/xã Việt Nam
mang tính cộng đồng rõ nét nhất.
Do sự phát triển của đô thị, bên cạnh cộng đồng làng, xã
đã hình thành cộng đồng phường, thị trấn. Tuy sự gắn kết
không chặt chẽ như cộng đồng làng/xã nhưng cộng đồng
phường, thị trấn cũng đã bắt đầu phát huy tác dụng của mình
trong việc thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội, văn hoá giáo dục, khoa học - công nghệ…
Khái niệm cộng đồng được sử dụng trong luận văn giới
hạn ở phạm vi cấp huyện, là địa bàn huyện Thanh Hà, tỉnh
Hải Dương, theo cách hiểu địa giới hành chính hiện nay.
- Tổ chức dạy nghề theo định hướng giáo dục khởi
nghiệp
Tổ chức là một hoạt động nhằm thiết lập và vận hành
các quan hệ con người trong mối quan hệ với các nguồn lực
của một tổ chức, một hoạt động cụ thể. Theo đó, biện pháp tổ
chức dạy nghề theo định hướng giáo dục khởi nghiệp được
hiểu là cách tiến hành hoạt động DN với các nội dung,
chương trình xác định, phương pháp, hình thức tổ chức cụ thể
thực hiện mục tiêu dạy nghề đặt ra.


Tổ chức dạy nghề theo định hướng giáo dục khởi nghiệp
bao gồm 2 chủ thể chính đó là học sinh và giáo viên. Thông

qua hoạt động dạy nghề mà giáo viên tổ chức dạy học tác
động trực tiếp đến học sinh. Các nội dung, phương pháp dạy
nghề được sắp xếp theo một cấu trúc chặt chẽ, tạo lên ảnh
hưởng qua lại và kết quả thể hiện ở sự phát triển nhận thức
nghề nghiệp, thái độ thích ứng trong tìm hiểu, lựa chọn và
chuẩn bị các phẩm chất tâm lý cơ bản, cần thiết cho hoạt động
nghề nghiệp tương lai của học viên.
- Dạy nghề trong trung tâm giáo dục nghề nghiệpgiáo dục thường xuyên trong bối cảnh ngày nay
- Ý nghĩa của dạy nghề phổ thông và các yêu cầu
hướng nghiệp trong trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo
dục thường xuyên trong bối cảnh hiện nay
- Ý nghĩa của dạy nghề phổ thông trong bối cảnh ngày
nay
Dạy nghề phổ thông là một trong những nhiệm của
TTGDNN-GDTX có ý nghĩa nhiều mặt đối với học sinh và xã
hội [1], [2], [54], [56], [27]. Ý nghĩa của dạy nghề phổ thông


trong TTGDNN-GDTX thể hiện ở các mặt giáo dục, kinh tế,
chính trị và xã hội.
Thông qua việc dạy nghề phổ thông cho các trung tâm
giúp tạo hứng thú cho học sinh và động cơ nghề nghiệp đúng
đắn, có ý chí nghề nghiệp trong sáng, có thái độ đúng đắn đối
với lao động và có ý chí khởi nghiệp. Vì vậy, nhiệm vụ dạy
nghề phổ thông thường được coi như là một bộ phận cấu
thành của giáo dục. Sự làm quen và tiếp xúc với nghề, quá
trình tiếp cận với kỹ thuật và công nghệ sản xuất ... do công
tác dạy nghề phổ thông tạo ra còn có khả năng hình thành ở
học sinh óc sáng tạo, sự khéo léo, sự khéo tay, tư duy kỹ
thuật, tư duy kinh tế. Do vậy, nhiệm vụ dạy nghề phổ thông

có tác dụng không nhỏ với việc hiện thực hóa mục tiêu người
lao động có nghề nghiệp [27], [50]. Công tác dạy nghề phổ
thông nếu được tiến hành nghiêm túc sẽ góp phần không nhỏ
vào việc phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp, phân hóa học
sinh theo năng lực, phát hiện học sinh năng khiếu. Việc dạy
nghề phổ thông có vai trò cần thiết trong việc thực hiện chiến
lược giáo dục, chiến lược về con người và sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ tổ quốc.


×