Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

BC mon danh gia trong giao duc dai hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.58 KB, 5 trang )

Học viên: TRÌ KIM NGỌC
Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm khóa 36 lớp 1
BÀI ĐÁNH GIÁ KẾT THÚC MÔN
ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Câu 1: Bài giảng và mục tiêu bài học.
BÀI 1: RỄ CÂY
(3 tiết, thể hiện 1 tiết)
I.
MỤC TIÊU HỌC TẬP
Sau khi học xong bài này sinh viên phải:
1. Nhận biết được các phần của rễ cây.
2. Nêu được đặc điểm hình thái của các loại rễ cây.
3. Phân loại được các loại cây thuốc thông dụng có bộ phận dùng là rễ dựa vào
hình thái rễ cây.

II.

NỘI DUNG CHÍNH
1. Định nghĩa:
Rễ là cơ quan sinh trưởng của cây, thường mọc ở dưới mặt đất theo hướng từ trên
xuống để giữ chặt cây xuống đất đồng thời có nhiệm vụ hấp thu nước và các chất
khoáng hòa tan trong nước để nuôi cây.
Ngoài ra, một số rễ còn tích lũy chất dinh dưỡng.
Rễ không bao giờ mang lá, không có lục lạp trừ rễ ký sinh ở họ lan.
2. Hình thái:
2.1. Các thành phần của rễ cây:
Rễ cây thường có hình trụ nón, màu trắng hay màu nâu, gồm có 4 phần: miền
trưởng thành, miền lông hút, miền sinh trưởng, chóp rễ.
2.1.1. Miền trưởng thành (miền hóa bần):
Trên miền lông hút là miền trưởng thành. Miền này được cấu tạo bởi những tế bào
có vách tẩm chất bần được bao bọc bởi lớp tế bào hóa bần, là nơi xuất phát ra các


rễ con bậc nhất, mang đầy đủ bộ phận như rễ cái. Các rễ con bậc nhất này lại có
thể sinh ra các rễ con bậc hai, các rễ con này lại có thể sinh ra các rễ con bậc ba…
tất cả hợp lại thành búi rễ của cây.


Nhiệm vụ của miền trưởng thành là che chở cho rễ cây.
2.1.2. Miền lông hút:
Trên miền tăng trưởng là miền lông hút, mang nhiều lông nhỏ, mịn để hấp thu
nước và muối khoáng cho cây. Các lông này bắt đầu mọc từ phía dưới, càng lên
trên càng mọc dài, rồi sẽ rụng đi, trong khi phía dưới lại có những lông hút mới bắt
đầu mọc. Vì vậy chiều dài của vùng lông hút không thay đồi đối với mỗi loài.
2.1.3. Miền tăng trưởng:
Trên chóp rễ có vùng dài khoảng vài mm và láng đó là vùng tăng trưởng, giúp rễ
mọc dài ra. Vùng này do các tế bào phân sinh ngọn ở phía đầu ngọn rễ tạo nên.
2.1.4. Chóp rễ:
Tận cùng của rễ là miền chóp rễ, gồm những tế bào có vách dày giúp che chở cho
đầu rễ.
2.2. Các loại rễ cây:
2.2.1.
Rễ trụ (rễ cọc):
Rễ trụ là rễ có rễ cái phát triển mạnh hơn rễ con nên mọc sâu xuống dưới đất, đặt
trưng cho rễ cây hạt trần và lớp Ngọc lan. Ví dụ: Cây bưởi, xoài,…
2.2.2.
Rễ chùm:
Rễ chùm là rễ có rễ cái bị loại đi sớm, các rễ con gần bằng nhau mọc tua tủa thành
bó ở gốc thân, đặt trưng cho rễ lớp hành.
Ví dụ; cây lúa, dừa…
2.2.3.
Rễ củ:
Rễ củ là rễ cái hoặc rễ con phồng to lên vì tích lũy nhiều chất dinh dưỡng dự trữ.

Ví dụ: Cây khoai lang, cà rốt.
2.2.4.
Rễ bất định:
Rễ bất định là rễ mọc từ thân hay lá. Rễ có thể mọc trên thân ở vị trí mắt hay nách
lá hoặc ở dọc theo thân , ở vị trí không nhất định nên gọi là rễ bất định. Rễ bất định
thường gặp ở cây họ lúa và nhiều cây ở lớp hành.
- Rễ phụ: là rễ mọc từ cành ra và đâm xuống đất làm thành những cột chống
đỡ thân khi phần gốc cây bị tiêu hủy. Ví dụ: cây Đa
- Rễ bám: là rễ mọc từ thân cây để cây bám chặt vào giàn.
Ví dụ: Trầu không
2.2.5.
Rễ mút:
Rễ mút còn gọi là rễ ký sinh, là rễ của các cây ký sinh tạo thành giác mút trên cây
chủ. Rễ mút không có lông hút.
Ví dụ: Tầm gửi
2.2.6.
Rễ khí sinh:


Rễ khí sinh là rễ mọc trong không khí nên có thể có diệp lục và có chức năng đồng
hóa. Một số rễ khí sinh giúp cây bám vào giàn. Ví dụ: cây Lan
2.2.7.
Rễ thủy sinh:
Rễ thủy sinh là rễ mọc trong nước.
Ví dụ: cây Bèo tây
2.2.8.
Rễ hô hấp:
Rễ hô hấp là rễ mọc thẳng đứng lên khỏi mặt đất để cung cấp không khí cho
các phần rễ ở dưới.
Ví dụ: cây Bần.



Câu 2a: 06 câu hỏi tự luận
Câu 1: Hãy nêu tóm tắt định nghĩa rễ cây?
Câu 2: Hãy nêu những phần chính trong rễ cây?
Câu 3: Hãy trình bày sự giống và khác nhau của rễ chùm và rễ hô hấp?
Câu 4: Hãy trình bày sự giống và khác nhau của rễ bất định và rễ khí sinh?
Câu 5: Dựa vào đặc điểm hình thái hãy mô tả và cho biết rễ cây Gừa thuộc loại rễ nào?
Câu 6: Hãy mô tả đặc điểm hình thái và dựa vào đó phân loại các rễ cây sau đây: Chuối, Xoài,
Dừa, Tơ hồng, Lan hồ diệp, Mía, Bần, Mắm, Lục bình, Cà rốt?

Câu 3a: Thang điểm Rubric của câu hỏi 6
Tốt

Mô tả đặc

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

Mô tả đúng

Mô tả đúng

Mô tả đúng


Mô tả đúng

Mô tả sai hình

đầy đủ hình

nhưng chưa

đầy đủ hình

đầy đủ hình

thái, không

thái và phân

đầy đủ hình

thái và phân

thái và phân

phân loại

loại đúng tất

thái và phân

loại đúng ít


loại đúng ít

được rễ cây

cả các loại rễ

loại đúng tất

nhất 6/10 loại

nhất 4/10 loại

nêu trong câu

cây nêu trong

cả các loại rễ

rễ cây nêu

rễ cây nêu

hỏi.

câu hỏi.

cây nêu trong

trong câu hỏi.


trong câu hỏi.

5,0

2,5

câu hỏi.

điểm hình
thái và phân

Hoặc mô tả

loại rễ cây

đúng đầy đủ
hình thái và
phân loại
đúng ít nhất
8/10 loại rễ
cây nêu trong
câu hỏi.

Điểm

10,0

7,5

Câu 4: Bình luận một vấn đề liên quan đến chất lượng giáo dục


0,0


Hơn nửa thế kỷ qua nền giáo dục Việt nam nói chung và giáo dục đại học nói riêng đã đạt được
nhiều thành tích to lớn. Với quan điểm “Đầu tư cho giáo dục là quốc sách”, Đảng và Nhà nước
đã đưa ra nhiều nghị quyết về phát triển giáo dục, đào tạo khoa học và công nghệ khẳng định
tầm quan trọng, định hướng cũng như xác định mục tiêu, nhằm không ngừng nâng cao chất
lượng đào tạo đại học. Mặc dù như vậy, nhưng chất lượng giáo dục của Việt Nam vẫn chưa cao,
chưa theo kịp với sự đổi mới của thế giới. Như vậy những quan tâm và đầu tư của nhà nước đã
thật sự đúng cách và đúng chỗ? Hiện nay có khuynh hướng đề cao khái niệm “đại học quốc tế
chất lượng cao”, cơ bản xây dựng đại học tốt là điều kiện“cần có”, nhưng điều kiện “đủ” là
chúng ta phải có bản thân sinh viên là những hạt giống tốt, nhân tố tốt. Rõ ràng lâu nay giáo dục
Việt Nam cũng chỉ lo đào tạo số lượng sinh viên đầu ra mà quên đi vấn đề quan trọng là thế hệ
thanh niên thật sự đóng góp như thế nào vào sự nghiệp phát triển đất nước. Hàng loạt kỹ sư, cử
nhân Việt Nam ra trường nhưng thử hỏi có bao nhiêu người đạt được trình độ kỹ thuật của kỹ
sư? Bao nhiêu người dùng được? Bao nhiêu người làm việc theo đúng ngành nghề mình đã học?
Đó là một sự lãng phí lớn! Thậm chí ngày nay học sinh, sinh viên chỉ lo đạt bằng TOEFL này,
TOEIC kia nhưng chính tiếng Việt lại sử dụng không chuẩn. Trong khi cha ông ta ngày xưa số
lượng ông Cử đếm trên đầu ngón tay nhưng đào tạo người nào ra người nấy. Họ không chỉ
thông thạo ngoại ngữ mà còn giỏi thơ văn, rành văn hóa nước nhà. Vì sao lại có nghịch lý như
thế? Xây dựng trường đại học mang tầm quốc tế chỉ là điều kiện“cần” nhưng chưa “đủ”. Trên
thế giới người ta rất quan tâm đến những thợ giỏi, chuyên viên kỹ thuật cao. Đất nước đang
trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa mà sinh viên không chịu học kỹ thuật, chỉ tập
trung không cân bằng vào các ngành dễ được xã hội “chấp nhận” thì làm sao phát triển công
nghiệp, làm sao hiện đại hoá đất nước? Việt Nam muốn phát triển nền khoa học kỹ thuật thì phải
đào tạo khoa học kỹ thuật trên bình diện rộng.




×