Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Nụ cười được mệnh danh là

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.44 KB, 2 trang )

Nụ cười được mệnh danh là "sứ giả thiện chí" của cuộc sống. Nó lại càng đặc biệt cần
thiết đối với gương mặt các bạn gái. Khi nụ cười thường xuyên xuất hiện trên gương mặt
bạn, dường như bạn đã đem đến cho thế giới này nguồn ánh sáng ấm áp, sự tươi đẹp và
thân thiện, yêu đời.

Không chỉ "ban" nụ cười cho người mình yêu, bạn hãy hào phóng ban tặng nụ cười
của mình cho những người xung quanh, bạn sẽ đem đến cơ hội thành công cho họ và
cho cả chính mình.
Nếu bạn là cô giáo, bạn hãy luôn nở nụ cười trên môi với học sinh của mình, các em
sẽ yêu mến, gần gũi với bạn hơn, chúng sẽ tiếp thu bài dễ hơn và ngoan ngoãn hơn.
Đơn giản vì nụ cười luôn là nguồn cổ vũ, động viên người ta hướng tới "chân, thiện,
mỹ".
Với những học sinh chưa ngoan, đôi lúc bạn cần nghiêm khắc trách phạt chúng,
nhưng khi chúng có những tiến bộ nho nhỏ, bạn hãy "thưởng" cho chúng một nụ cười,
chúng sẽ thấy cô giáo thật đáng yêu và dễ dàng tin cậy.
Nếu bạn là hướng dẫn viên du lịch, nụ cười của bạn sẽ đem đến cho du khách nước
ngoài cái nhìn thiện cảm về đất nước, con người Việt Nam. Nụ cười còn xua tan những
mệt mỏi, khó chịu bởi cuộc hành trình, khích lệ mọi người tiến lên phía trước.
Nếu bạn là người bán hàng, nụ cười của bạn sẽ làm vui lòng khách hàng, nó còn có
tác dụng như một lời mời mọc tế nhị: "Lần sau xin quý khách lại ghé cửa hàng chúng
tôi nhé". Những người làm công việc kinh doanh, nụ cười thân thiện cởi mở luôn là
"vũ khí" lợi hại có tính cạnh tranh trên thị trường và giúp họ thành công...
Nhưng tiếc rằng, không phải bao giờ người ta cũng hiểu được sức mạnh của nụ cười.
Trong cuộc sống, ngay cả trong những lĩnh vực giao tế, chúng ta vẫn gặp không ít
người đẹp có gương mặt "lạnh như tiền", khó đăm đăm”, hoặc nhăn như "khỉ ăn mắm
tôm"...
Người có vẻ mặt ấy không thể là cô gái có duyên, vì cô ta khó chịu, mất thiện cảm,
không những thế còn gây trở ngại cho công việc, nảy sinh vướng mắc, cãi cọ trong
giao tiếp.
Một lần tôi vào siêu thị mua hàng và được chứng kiến một chuyện hết sức "vô
duyên". Ở cửa thanh toán, sau khi tính tiền, một cô nhân viên có vẻ mặt rất "băng


giá" chất đống hàng của khách trên mặt quầy, bà khách hàng nhỏ nhẹ nói: "Em cho


chị xin mấy cái túi nilon bỏ hàng vào cho chị".
Cô nhân viên vẻ mặt cau có vừa ngáp dài vừa nhét hàng vào mấy cái túi nhỏ. Bà
khách hàng lại nhắc: "Em cho mấy cái túi lớn hơn và bỏ riêng đồ ăn ra túi khác cho
chị được không?". Lần này, cô nhân viên quạu quọ ném mấy cái túi lên mặt quầy nói
như gắt: "Đấy, thích thì tự làm lấy".
Bà khách hàng đã hết kiên nhẫn, liền nổi xung lên: "Thái độ phục vụ của cô kiểu gì
đấy hả? Cô có biết tôi là người quen của giám đốc siêu thị này không? Cô đi gọi ông
ấy ra đây cho tôi, nhân viên thế này thì ai còn muốn đến mua hàng nữa hả?".
Lúc này, cô nhân viên mới thất sắc, vội vàng xin lỗi: "Mong chị bỏ qua cho em, hôm
nay em mệt mỏi quá". Bà khách hàng vẫn chưa hết bực tức: "Mệt thì về nhà mà nghỉ.
Tôi bỏ tiền ra mua hàng chứ có đi xin của cô đâu mà cô thích thể hiện thế nào thì thể
hiện!".
Chẳng biết cô nhân viên đó có lấy việc này làm bài học về văn minh thương mại cho
mình hay không? Việc bỏ hàng vào túi cho khách là nhiệm vụ của cô, hoặc giả sử cô
đang quá bận và muốn khách hàng tự làm lấy thì cũng nên nở một nụ cười nhã nhặn
kèm theo câu nói lịch sự: "Xin lỗi, em bận quá. Chị làm ơn bỏ hàng vào túi giúp em.
Cám ơn chị".
Dù đang bận hay đang mệt, thì việc nở một nụ cười trong trường hợp này cũng đâu
phải là quá khó hay không thể làm được, phải không bạn? Đây không chỉ là việc bạn
"thích" hay "không thích", mà còn là nhiệm vụ của bạn đối với công việc mà bạn
đang theo đuổi.



×