Tải bản đầy đủ (.pdf) (223 trang)

Điển cố với các đặc trưng ngôn ngữ và nội hàm văn hóa của chúng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.95 MB, 223 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Văn Chiên

» IỂ N CỒ VỚI CÁC DẶC TRƯNG NGÔN NGỮ VÀ
m

NỘI HÀM VĂN HÓA CỦA CHỨNG

,

(Trên cứ liệu điển cô Nga, Anh Việt)

C h u yên n g à n h : Lí luận ngôn ngữ



sô:

ỹ.04.08

LUẬN Á N
T IẾ N S Ĩ N G Ữ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:
GS. TS. NGUYỄN THIÊN GIÁP

Hà Nội - 2002



2

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác.
Tác giả Luận án

Nguyên Văn Chiến


3

MỌC ụjc
Trang
TRANG PHỤ B ÌA ................ ............................................................................................1
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................................2
MỤC L Ụ C ........................................................................................................................... 3
MỚ Đ Ầ U ............................................................................................................................. 5
0,1.
0.2.
0.3.
0.4.
0.5.
0.6.

Giới thiệu luận á n ..................................................................................................5
Khái quát về hiện trạng nghiên cứu đề tài......................................................... 5
Mục đích của Luận án.........................................................................................10
ý nghĩa của đề tài............................................................ .....................................11

Phạm vi của Luận án............................................................................................11
Phương pháp của Luận án................................................................................ 11

0.7. Đ óng góp cùa Luận án................................................................................................ 12

0.8. Cấu trúc của Luận án.......................................................................................... 12
Chương I XÁC ĐỊNH KHÁI NIỆM ĐIÊN c ố ............. ................................................13
1.1.
1.2.
1.3.
1.4.
1.5.
1.6.

Đinh nghĩa điển c ố ......................................................................................... 13
Mối tương quan giữa điển cồ và thành ngữ.......... ......................................28
Mối tương quan giữa điển cố và tục ngữ....................................................... 35
Mối tương quan giữa điển cố với cách ngón và danh naôn............................ 37
Điển cố trong tiếng Anh..................................................................................... 38
Điển cố trong tiếng Nga.....................................................................................51

1.7. Bảng tổng kết thành ngữ, tục ngữ, điển cô' tiếng Việt về ngữ nghĩa và
ngữ pháp.............. ......................................................................................... ....................58
1.8. Bảng tổng kết thành ngữ, tục ngữ, điển cố tiếng Nga, tiếng Anh về ngữ
nghĩa và ngữ p h á p .................................................................................................. ..............63
Tiểu kết.................... ............................ ........................................................................ 66
Chương II ĐẶC TRUNG NGÔN NGỮCỦA ĐlỂN c ố ................................................69
2.1. Cấu trúc cú pháp của điển cố..............................................................................70
2.1.1. Điển cố có thành phần từ đơn..................................................................... 70
2.1.2 Điển cố có thành phần từ ghép....................................................................78

2.1.3. Điển cố có thành phần từ đơn và từ phức trongtiếng Anh và tiếng
Nga........ ....................................... ................................................................................... .... 81
2.1.4. Điển cố có thành phần cụm t ừ ....... ...........................................................87
2.1.5. Điển cố có thành phần câu......................................................................110
2.1.5.1. Nhận xét khái quát về câu tiếng Việt..........................................110
2.1.5.2. Điển cô' tiếng Việt có thành phần câu........................................ 113
2.1.5.3. Điển cố tiếng Anh, tiếng Nga có thành phần câu..................... 115


4
2.2. Khái quát về cấu trúc ngữ nghĩa của điển cố.................................................... 123
2.3.An dụ, phúng dụ và hoán dụ với tư cách các phương tiện tu từ ngữ nghĩa cua
điển c ố ............................................................................................................ ......................,129
Tiểu kết............... ........................................................................................................138
Chương m NỘI DUNG VÃN HOÁ CỦA ĐlỂN c ố ..................... .................................. 141

3.1. Khái quát về nội dung văn hoá.........................................................................141
3.2. Nguồn gốc của điển c ố ...................................................................................... 142
3.2.1. Nguồn gốc điển cố tiếng Việt xét về mặt ngữ nghĩa:............................ 142
3.2.2. Nguồn gốc điển cố tiếng Anh, tiếng Nga xét về mặt ngữ nghĩa:........ 146
3.3. Điển cố nguyên gốc........................................................................................... 154
3.3.1. Xác định điển cố nguyên gốc.................................................................... 154
3.3.2. Nguồn sinh thành và một số đặc điểm của các điển cố nguyên gốc: 155
3.3.3. Việc khảo sát điển cố nguyên gốc............................................................ 164
3.4.Xác định khái niệm văn hoá.............................................................................. 164
3.5.
Điển cố với tư cách một đối tượng khảo sát cúa ngôn ngữ văn hoá học. 168
3.6. Ngữ nghĩa của cấu trúc văn hoá khúc xạ qua điển cố.................................. 170
3.7. Vai trò của ngôn ngữ và ngổn ngữ điển cố trong văn hoá........................... 183
3.8. Điển cố và ý nghĩa hàm ẩn văn hoá của chúng.............................................. 188

Tiểu kết......................................................................................... .............................. 193
KẾT LUẬN....................................................................................................................... 197
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ......................................................... 203
TÀI LIỆU THAM K H Ả O .....................................................................................................205

1. Tiếng Việt............................................................................................................... 205
2. Tiếng A nh...............................................................................................................214
3. Tiếng N g a ............................................................................................................... 217


5

MỞ Đ ẩ(l

0.1. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
0.1.1. Điển cố được sử dụng không chỉ trong các văn ban Hán văn cổ với tư cách
một biện pháp tu từ bên cạnh vần điệu, đối ngẫu mà cả trong các ngôn bản hiện đại.
Ngày nay điển cố không còn là tài sản riêng của vãn học mà đã được dẫn ra trong các
tài liệu chính trị - xã hội, triết học, kinh tế, v.v... Ngôn ngữ hàng ngày cũng không xa lạ
với điển cố, chẳng hạn “Nỗi oan Thị Kính” , “chúa Chổm”, “Mạnh Thường Quân”,
“Maecenas”, “Harpagon”, “Sợi chì Ariadne”, v.v...
0.1,2.Trong khi thành ngữ, tục ngữ, cách ngôn được khảo sát nhiều ở mọi phương
diện cấu trúc, ngữ nghĩa, phong cách thì điển cố chi được bàn sơ sài, ngắn gọn trong
các chuyên khảo hay sách giáo khoa về từ vựng học. Nhu cầu dạy và học ngôn ngữ
hiện nay đòi hỏi phải nghiên cứu các đơn vị điển cố ờ các bình diện ngữ nghĩa, cấu trúc
nhằm phát hiện những đặc trưng ngôn ngữ cũng như nội dung văn hóa của chúng.
0,1.3. Đề tài “Điển cố với các đặc trưng ngôn ngữ nội hàm văn hóa của chúng”
(trên cứ liệu điển cố Nga, Anh, Việt) được tiến hành nhằm thực hiện nghiên cứu bước
đầu về điển cố.


0.2. KHÁI QUÁT VẾ HIỆN TRẠNG NGHIÊN

cứu ĐÊ TÀI.

0.2.1. Do điển cố có một số đặc điểm chung với thành ngữ về mặt cấu trúc và ngữ
nghĩa nên khi khảo sát thành ngữ, nhiều nhà nghiên cứu đã coi điển cố là một trong
những kiểu thành ngữ. Tuy nhiên, một sô thành tựu nhất định đã đạt được trons phân
tích và tổng hợp những đặc điểm của điển cố cả ở Việt Nam lẫn ớ Nga và Anh. Mĩ.
điều đó đã góp phần nhận diện các đặc trưng riêng biệt cùa điển cố.
0.2.2. Do tính hàm súc, cô đọng ở mức độ rất cao, khả nãng kích thích liên tương
mạnh nên điển cố không chỉ được các nhà vãn, nhà thơ, nhà chính luận mà cả các
chính khách, nhà hoạt động xã hội, thậm chí nhà kinh tế sư dụng trong các tác phẩm
cúa mình.
0.2.3. Nếu chiết tự thuật ngữ điển cố (sự kiện trong sách kinh điển được ngươi đời
dùng bám theo và câu chuyện, sự việc đời xưa) so với thuật ngữ N ga “ Kp&LiáTbie


6
ciiOBa” (những cách diễn đạt sắc sảo, những trích đoạn, những từ ngữ ngắn gọn được

người ta sử dụng rộng rãi; dịch đúng theo cách nói của Homer: Lời nói có cánh), thuật
ngữ Anh “Allusions” (lời bóng gió ám chỉ); hoặc định nghĩa khoa học cho thuật ngữ
này là hàm chỉ gián tiếp bằng từ hay ngữ tới sự kiện lịch sử, vãn học, thần thoại, Kinh
Thánh, hay tới sự kiện trong đời sống con người khi nói hay viết [140, 187], thì thấy có
sự khác biệt trong nhìn nhận điển cố: tiếng Việt nhấn mạnh tới sự cổ kính của cổ nhân
trong sáng tạo nên các tác phẩm hay trong đời sống vốn được rút trích ra làm thành
điển cố. Tiếng Anh và tiếng Nga không xét tới việc đó mà chỉ nói tới tính hàm chỉ của
những đơn vị điển cố vốn có nguồn gốc từ văn chưcmg, lịch sử hoặc từ các cấu trúc văn
hóa khác.
0.2.4. ở phương Tây, nhà ngôn ngữ học người Đức George Biichmann đã biên

soạn và cho ấn hành cuốn Từ điển điển cố đầu tiên vào năm 1864 với tiêu đề
“Geílugelte Worte” (Thuật ngữ tiếng Đức này là sao phỏng cụm từ tiếng c ổ Hi Lạp
“epea pteroenta” có nghĩa là những lời có cánh). Công trình này đã được tái bản hàng
chục lần và mở đầu một truvền thống nghiên cứu mới trong từ điến học ở nhiêu nước.
0.2.5. Nãm 1894, nhà văn, nhà nhân chủng học Nga MaKCHMOB c . B. xuất ban
cuốn “KpbLiaTbie c.iOBa” trong đó sưu tập những cụm từ ổn định được cô định hóa có

nguồn gốc khác nhau.
Vào năm 1902, MHxe;ibC0H M. H. xuất bán cuốn sách “PyccKaa Mbicnb M peHL.
OribiT pyccKOH ộpa3eononiH . Cboỗ h Hy>Koe” (Tư tưởng và lời nói Nga. Thí nghiêm về

thành ngữ học tiếng Nga. Thuần Nga và ngoại lai). Trong sách này có mặt nhiều đơn vị
điên cố tiếng Nga và nước ngoài.
Nhưng cuốn sách đầy đủ hơn cả trong sưu tập điển cố và mang tính khoa học rõ
rệt nhất là cuốn “KpbinaTbie cjiOBa” của AuiyKHH H. c . và AiiíVKHHa M. T. Lời dẫn in
trong cuốn này ngắn nhưng khá đầy đủ và chân xác về bản chất của các đơn vị điển cô
tiếng Nga và vay mượn từ các ngôn ngữ khác.
Bên cạnh đó, cần phải kể đến một số cuốn sách khác có giá trị lớn về nghiên círu
điển cố:
“Kp&uiáĩtie c/ioBa, HX npHCX0)KzieHHe H 3HaneHHe” (Đ iển cố, nguồn gôc và V

nghĩa của chung) của LUHUiKHHa H. n . và O hhkchblutshh in năm 1972.


7
“C-TiOBapb iiaTHHCKHX KptuiaTLix cjiob” (Từ điển điển cố La tinh) của BaốimeB H.

T. và EopoBCKHỈí JI. M. in năm 1982.
“ C n O B a p t HHOfl3bIHHbIX Bbipa>KeHHH H CJĨOB, ynOTpe6jlflK)mHXC5ỉ


B pyCCKOM

H3L>iKe Ốe3 nepeBO/ia” (Từ điển các thành ngữ và từ tiếng nước ngoài được sử dụng
nguyên gốc trong tiếng Nga) của EaÕHHeB A. M và IUeHaenoB B. B. in năm 1966.
Có hai cuốn từ điển đã phát huy được truyền thống nghiên cứu và sử dụng được
kết quả khảo sát từ nhiều nguồn và thu thập được nhiều đơn vị điển cố thông dụng và
đầy đủ, đổng thời mỗi cuốn đều có một bài dẫn nhập viết rất khoa học và công phu về
điển cố về nhiều phương diện. Đó là “Russian - English Dictionary of Winged Words”
của Walshe I. A. và Berkov K. p in năm 1984 và “Russisch - Deutsches Wõrterbueh
der Gefliigelte Worte” (Từ điển điển cố Nga - Đức) của Afonkin Iu.N.
0.2.6. Các tác giả Nga đã dành nhiều tâm sức nghiên cứu các đơn vị điển cố. Họ
đều thừa nhận đây là một trong những phương tiện tạo ra ngôn ngữ văn học có hình
ảnh và mang tính biểu cảm cao. Người Đức và người Nga đều dùng cách diễn đạt của
Homer trong “Odyssey” và “Iliad” “Lời có cánh” để truyền diễn khái niệm điển cố.
Trong hai tác phẩm này thường có những câu như “Chàng cất tiếng nói lời có cánh sau
đây”, “Họ khẽ khàng trao đổi với nhau những lời có cánh...” Homer và các nhà thơ c ổ
Hi Lạp thường tin rằng lời nói dường như bay từ miệng người này tới tai người khác.
Nhiều nhà nghiên cứu ở Nga và ở các nước khác ở châu Âu cũng đồng ý VỚI định
nghĩa của ArnyKHH H. c . và AuuyKHHa M. r . về điển cố: “Những trích đoạn ngắn gọn,
những ngữ mang hình ảnh, những câu nói súc tích của các nhân vật lịch sử, tên tuổi các
nhân vật huyền thoại và văn chương vốn đã trở thành danh từ chung, những đặc trưne
cô đọng mang tính hình tượng của các nhân vật lịch sử (như “Cha đẻ ngành hàng
không Nga”, “Vầng thái dương của thi ca Nga” vốn có nguồn gốc văn học và được sử
dụng trong ngôn ngữ” [183, 3].
Tuy nhiên, khái niệm “KpbUĩaTbie cj70Ba” đôi khi được hiểu ở nghĩa khá rộng.

Chẳng hạn có nhiều người coi thuật ngữ này ứng với ngan ngữ hav bất cứ ngữ mang
hình tượng nào có nguồn gốc không chỉ từ văn học và cả trong đời sống hàng ngày như
phong tục, tín ngưỡng, thuật ngữ, từ nghề nghiệp, v.v...



8
Tuy có những dị biệt nhỏ nhưng do có những nét đồng nhất cãn bản nên có thể
dùng thuật ngữ “điển c ố ” cho cả các thuật ngữ “Kpt.iJiaTi.ie cji0 Ba” và “A llusion s” để

tạo được tiền đề nghiên cứu thuận lợi.
0.2.7. Trong ngốn ngữ học Anh, Mĩ, thì có lẽ cuốn sách đầu tiến thu thập một
cách có hệ thống và khoa học về điển cố là quvển “Dictionary of Phrase and Fable’'
(Từ điển điển cố và điển tích) của E. Cobham Brewer ấn hành lần đầu tiên năm 1870.
Theo cách lí giải của tác giả thì cuốn sách này “cung cấp biến thể, nguổn gốc hay
nguyên bản của những điển cô phổ biến, những từ ngữ có tích truyện để kể” [131, V].
Tuy nhiên, bên cạnh những điển cố đích thực, trong từ điển này còn dẫn ra nhiều thành
ngữ, nhiều từ khó, từ cổ hay thuật ngữ chuyên môn. Đây là cuốn từ điển được đánh giá
rất cao không chỉ trong giới khoa hoc mà cả đông đảo công chúng độc giả ở trên thế
giới.
Vấn để điển cố tiếng Anh được bàn tới trong một số công trình về từ vựng học và
ngữ nghĩa học như “Tovvard a Semantic Description of English” (Tiến tới một phép mô
tả tiếng Anh về ngữ nghĩa) của Leech G. N. in nãm 1969, “A Historv of Foreign
Words in EnglishT (Lịch sử các từ nước ngoài trong tiếng Anh) của Sergeantson M. in
nãm 1935, “Semantic: An Introduction to the Science of Meạning” (Ngữ nghĩa học:
Nhập môn khoa học về ý nghĩa) của Wilmann St. in nãm 1962.
0.2.8. Không chỉ các nhà nghiên cứu Anh, MT mà còn có nhiều nhà Anh ngữ học
ở Nga rất thành công trong việc khảo sát các đơn vị điển cố Anh như Arnold I. V. trong
cuốn “The English Word” (Từ tiếng Anh) in năm 1986, Gaỉperin I. R. trong cuốn
“Stylistics” (Phong cách học) in năm 1977.
0.2.9. Việc nghiên cứu điển cố ở bình diện tu từ cũng đạt nhiều tiến bộ như trong
cuốn “Linguistic Stylỉstics” (Phong cách học ngôn ngữ học) của Enkvist K. in năm
1973, “Linguistics and Literature” (Ngôn ngữ học và văn học) của Chapman R. in năm
1971, “Analogies, Icons and Images in Relation to Semantic Content of Discourses”
(Phép loại suy, các hình tượng, hình ảnh liên quan tới nội dung ngữ nghĩa của các diễn

ngôn) của Hill A. A. đãng trong tạp chí “Phong cách” tập 2 sô 3 năm 1968.
Các tác giả Cowie A. p., Mackin R. và McCaig I. R. trong cuốn “Oxforđ
Dictionary of Englishh Idioms” cùng đưa ra những kiến giải lí thú, chính xác về điển
cố. 1uy nhiên, cũng như tác giả Kunin A. V. trong “English - Russian Phraseological


9
Dictionary”; Binovvitsch L. E. và Grischin N. N. trong cuốn “Deutsch - Russisches
Phraseologisches Worterbuch” (Từ điển thành ngữ Đức - Nga), các tác giả này đều đưa
điển cố vào cùng phạm trù thành ngữ. Một nét tích cực và ưu việt của tất cả các tác giả
này là sự phân tích và khái quát khoa học về cấu trúc và ngữ nghĩa của điển cố thông
qua các khảo sát chung về thành ngữ.
Ngoài ra, ở Anh, đặc biệt là ở Mĩ đều ấn hành nhiều loại từ điển câu văn trích. Ví
dụ như “The Oxíord Dictionary of Quotations” do Partington A. chủ biên. Cuốn này
trình bày các đơn vị trích dẫn theo tác giả (Anh, MT và nước ngoài), cuốn “The Home
Book of Quotations” do Stevenson B. chọn và sấp xếp tỏ ra rất đặc biệt vì có thể tìm
thấy ở đây rất nhiều đơn vị mang đầy đu các tiêu chuẩn về cấu trúc và ngữ nghĩa của
điển cố. Với 2817 trang trình bày các đơn vị trích dẫn theo chủ đề, người đọc có thể
cập nhật được một khôi lượng lớn và đa dạng các đơn vị rút ra từ văn học cổ điển và
văn học cận, hiện đại,
0.2.10. ở Việt Nam, cuốn “Hán Việt thành ngữ” của tác giả Bửu Cân xuất ban
năm 1932 đã sưu tập một số đơn vị điển cố. Năm 1942, Long Điền Nguyễn Vãn Minh
đã cho xuất bản cuốn “Từ điển vãn liệu”. Theo Nguyễn Văn Ngọc thì văn liệu ở đây
bao gồm “những thành ngữ từ hai đến bốn tiếng. Hang hai tiếng nhiều hơn cả. Hầu hết
những thành ngữ ấy thuộc về phạm vi thơ phú, văn chương, hoặc toàn là Hán văn, hoặc
nửa Hán, nửa Nôm, hoặc Hán đã biến ra Nôm... Hoặc khi chép rộng thêm những điển
tích, nhiều nhất thuộc về sử liệu” [76, 5].
Như vậy, Nguyễn Văn Ngọc coi điển cố là thành ngữ.
Còn Trúc Hiên Triệu Hữu Lập, người hiệu đính sách nảy cho rằng khi viết văn
thơ thì phải có vãn liệu, tức là phai dùng chữ, dùng điển ở trong Ngũ kinh, Tứ thư, Chư

sử, các chuyện nhằm phụ diễn ra thành vãn, thành thơ [76, 7]. Có thế xác nhận đây là

một công trình rất nghiêm túc, có giá trị giúp người đọc hiểu được kho tàng điển cố
hay dùng trong vãn thơ cổ.
0.2.11. Nãm 1977, công trình khá công phu và khoa học “Điển cố văn học” do
Đinh Gia Khánh chủ biên được ấn hành. Tiếp thu và phát triển thành tựu nghiên cứu
của các học giả đi trước, cuốn sách này tập trung khá đầy đủ các đơn vị điển cố và có
tường giải, ví dụ chân xác và đầy đủ.


10
Những nãm cuối thế kỷ 20, bạn đọc Việt Nam liên tục được tiếp nhận những
cuốn từ điển thu thập điển cố như “Ngữ liệu văn học” của Đặng Đức Siêu in nãm 1998,
“Từ điển điển cố văn học trong nhà trường” của Nguyễn Ngọc San và Đinh Vãn Thiện
ấn hành năm 1998, “Từ điển từ ngữ tầm nguyên, c ổ văn học. Từ ngữ và điển tích” của
Bửu Kế in năm 2000, trong số đó đáng kể hơn cả là cuốn “Từ ngữ điển cố văn học” của
Nguyễn Thạch Giang và Lữ Huy Nguyên xuất bản năm 1999.
0.2.12. Bên cạnh đó còn có những cuốn sách khảo cứu và chú thích các điển cố,
điển tích trong Truyện Kiều như “Điển tích trong Truyện Kiều” của Trần Phương Hồ in
năm 1996, “Điển tích Truvện Kiều” cua Nguyễn Tử Quang in năm 1998, ‘T ừ điển
Truyện Kiều” của Đào Duy Anh xuất bản năm 1974. Tác giá Mộng Binh Sơn biên soạn
cuốn “Điển tích chọn lọc” và cho in năm 1989, đây là một tài liệu tham khảo về điển
cố, điển tích khá lí thú.
Ngoài ra, còn có nhiều cuốn sách khác đặng giúp người đọc tìm biết nhiều kiến
thức về ngữ nghĩa và nội dung văn hóa của điển cố như “Từ điển giải thích thành ngữ
gốc Hán” của Viện Ngôn ngữ học in năm 1997, hoặc một số sách lịch sứ Trung Hoa
được biên soạn gần đây như “Nhân vật Đông Châu” của Nguyễn Tử Quang in năm
1996.
Những công trình nêu trên đều ià từ điển, tuy vậy. một số bài dẫn luận viết rất
công phu và đã phác thảo ra nhiều mặt về nguồn gốc, ngữ nghĩa và đặc điểm phong


cách học của điển cố.
Song cho tới nay vẩn chưa có công trình nào nghiên cứu về điển cố với tư cách
một đơn vị sử dụng với mọi đặc trưng ngôn ngữ và nội dung vãn hóa. Trong tình hình
như thế, nhu cầu khảo sát và tổng kết một số vấn đề cơ ban về điển cố tiếng Việt, tiếng
Nga, tiếng Anh là rất cần thiết cho việc học và dạy ngoại ngữ nói riêng và cho nghiên
cứu ngôn ngữ học nói chung.

0.3. MỤC ĐÍCH CỦA LUẬN ÁN.
Luận án này tập trung phân tích các đặc trưng ngôn nsữ của điển cỗ. Bèn cạnh
đó, nội dung văn hóa của điển cố được khao sát trong mối quan hệ tương hỗ giữa ngôn
ngữ và văn hóa.


11

0.4. Ý NGHĨA CÙA ĐÉ TÀI.
0.4.1. Ý nghĩa thực tiễn.
- Giúp cho người nghiên cứu ngôn ngữ và văn học nhận rõ bản chất của điển cô ở
bình diện ngôn ngữ và văn hóa.

- Cung cấp cho người Việt một định hướng cụ thể về điển cố có nguồn gốc nước
ngoài cũng như về điển cố Việt để hiểu và sử dụng đúng và hay.
- Làm cơ sở lí luận để biên soạn từ điển tường giải điển cỗ hoặc từ điên điển cố
song ngữ.
- Góp phần giảng dạv tốt hem phần điển cố trong chương trình ngôn ngữ. phong
cách, và vãn học ở phổ thông và đại học.
0.4.2. Ý nghĩa lí luận.
- Đóng góp cho công tác nghiên cứu điển cố từ bình diện lí luận ngôn ngữ học và
vãn hóa học.

- Nghiên cứu quan hệ kế cận giữa các khía cạnh ngôn ngữ, văn học, văn hóa của
điển cố với tư cách đơn vị sử dụng của ngôn ngữ.
- Phân tích và khái quát các đạc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa và nguồn gốc cua điển

0.5. PHẠM VI CỦA LUẬN ÁN.
Ngữ liệu điển cố được khảo sát thuộc ba nguồn: tiếng Việt, tiếng Anh. tiếng Nga.
Một số đơn vị điển cố nguyên gốc từ các tiếng khác cũng được dẫn ra để minh họa cho
các luận cứ. Luận án chỉ khuôn lại trong phân tích các đậc trưng ngôn ngữ cùng nội
dung văn hóa của điển cố Nga, Anh, Việt.

0.6. PHƯƠNG PHÁP CỦA LUẬN ÁN.
Phương pháp mô tả là cơ bản nhằm IĨ1Ô tả và phân tích các yếu tô cùng các bộ
phận trong cấu trúc ngôn ngữ của điển cố. Mỗi yếu tố này sẽđược nghiên
hình thức và cấp độ ngữ nghĩa.

cứu ở cấp độ


12
Phương pháp qui nạp, diễn dịch được sử dụng nhằm làm sáng tỏ các vấn đê lí
luận, với những đơn vị cụ thể chứng minh cho các luận điểm lí thuyết.
Một số yếu tố của phương pháp định lương, định tính được ứng dụng để góp phần
phân tích cấu trúc ngôn ngữ của các đơn vị điển cố về mặt ngữ nghĩa, ngữ pháp.

0.7. ĐỒNG GÓP CỦA LUẬN ÁN.
0.7.1. Luận án thực hiện nghiên cứu điển cố về mặt lí luận nhằm phát hiện ra
những đặc trưng ngôn ngữ của điển cố ở các bình diện ngữ nghĩa và ngữ pháp. Những
tiền đề lí thuyết của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam, Nga, Anh và Mĩ được áp dung
nhằm phân tích cấu trúc ngữ nghĩa, cấu trúc cú pháp của các đơn vị điển cố Việt, Anh
vằ Nga.

0.7.2. Lần đầu tiên, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và nội dung văn hóa của điển cỏ
được tiếp cận và khảo sát từ góc độ ngữ nghĩa học và văn hóa học.
0.7.3. Những đặc điểm cấu tạo điển cố ở cấp độ từ, ngữ và câu được phát hiện để
chứng minh điển cố là đơn vị sử dụng trong ngôn ngữ. Điển cố không phải là thành
ngữ, tục ngữ, ngạn ngữ.

0.7.4. Luận án góp phần làm rõ các yếu tố trong cấu trúc văn hóa được khúc xạ
trong ngữ nghĩa điển cố.
0.7.5. Những cơ sờ lí luận và phương pháp nghiên cứu điển cố được xác lập. Kết
quả luận án sẽ được ứng dụng trong công tác biên soạn chuyên khảo về điển cố, từ điển
điển cố ở hai bình diện: tường giải và đối chiếu song ngữ, đa ngữ.

0.8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN.
Luận án gồm phần Mở đầu, phần Kết luận và ba chương với cấu trúc như sau:
Mở đầu.
Chương Một: Xác định khái niệm điển cố.
Chương Hai: Đặc trưng ngôn ngữ của điển cỏ.
Chương Ba: Nội dung văn hóa của điển cố.
Kết luận.


13
Chương I

XÁC ĐịNH KHÁI NIỆM ĐIỂN cố
1.1. ĐỊNH NGHĨA ĐIỂN cô
1.1.1. Sau khi không thắng nổi nước Âu Lạc trong cuộc tấn công năm 210 trước

Công nguyên, Triệu Đà rắp tâm xâm lược một lần nữa. Nãm 207 trước CN, y bất ngờ
đem binh lính tập kích An Dương Vương và chiếm Âu Lạc rồi sáp nhập vào quận Nam

Hải của mình. Bắt đầu thời Bắc thuộc, một thời kv lịch sư nước ta bị các thế lực phong
kiến Trung Quốc đô hộ. Cũng từ thời điểm đó, Nho giáo được truyền bá vào nước ta.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Khấc Thuần [106, 39] có ba lí do khiến Nho giáo có thể
được tiếp nhận ở Việt Nam:
a) Việc truyền bá này mang tính chất lơi dung, đổng thời bộc lộ tính áp đặt từ
phía chính quyền đô hộ của phong kiến Trung Quốc.
b) Nho giáo vào nước ta cũng do các hoạt động mang tính tự phát của nhiều Nho
gia thất thế từ Trung quốc bị đày ải hay di cư lánh nạn sang Việt Nam.
c) Bản thân Nho giáo, cũng như các hệ tư tưởng khác, luôn luôn vận động ảnh
hưởng tới các xứ sở lân cận.
1.1.2. Nho giáo vào Việt Nam thông qua tiếng Hán. Tuy nhièn hệ thống văn hóa
Việt Nam được truyền bá bằng Hán văn cổ và chữ Nỏm. Hán văn cổ ở Việt Nam phần
nào thể hiện Hán ngữ cổ của các đời Đường, Tống, và có liên hệ chặt chẽ với Hán ngữ
trước Tần - Hán, Lê Trí Viễn nhận xét: “Trong tay sử dụng cua người Việt Nam. nó
(Hán ngữ) không thể không tăng cường từ vựng, linh hoạt cú pháp, sáng tạo thêm
những cách diễn đạt mới, trở thành một thể Hán văn Việt Nam rất gấn gũi tiếng Việt”
(120, 3]
1.1.3. Từ thế kỷ 10 văn hóa Việt Nam có những bước tiến mới, thành tựu lớn nhất
lúc đó là sự xuất hiện chữ Nôm trên cơ sớ vay mượn văn tự Hán. Chữ Nôm là một hệ
thống văn tự tiếng Việt có quy luật chắc chắn, chãt chẽ, điều này được kháo cứu ti mi
trong các công trình của Dương Quang Hàm. Trần Văn Giáp. Đào Duy Anh, Hoàng
Xuân Hãn, Bửu Cân, Lê Vãn Quán, Nguyễn Tài cẩn, N. Xtankevits, Paul Schneider,
Yamamoto Tatsuro, v.v...


14
Tuy thời gian chính xác của sự xuất hiện chữ Nôm vẫn còn là đề tài tranh luận,
song có một điều chắc chắn là chữ Nôm phải trải qua nhiều năm tháng để khẳng định
được sự tổn tại của mình. Theo nhiều nguồn sử liệu thì Hàn Thuyên là nhà thơ đầu tiên
viết bằng chữ Nôm vào thế kỷ 13. Nhiều nhà thơ, nhà vãn khác đã sáng tác bàng chữ

Nôm như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn
Du, v.v...
Từ các thế kỉ 12, 13, chữ Nôm là một loại văn tự được người Việt sử dụng. Chữ
Nôm được các trí thức phong kiến và bình dân sáng tạo trên cơ sở kiểu văn tự hình khối
Hán. Chữ Nôm đã có phần đóng góp rất tích cực vào viêc hình thành ngôn ngữ văn hoá
dân tộc. Các công trình nghiên cứu ngữ âm lịch sử đã cho rằng chữ Nôm thật sự trở
thành hệ thống vãn tự chỉ sau thế kỉ 10.
1.1.4.

Các văn bản xưa đều được viết bằng chữ Hán hav chữ Nôm. Cũng theo Lê

Trí Viễn thì cả Hán văn cổ với tiếng Việt đều là những ngôn ngữ không biến dạng,
quan hệ ngữ pháp được biểu thị bằng trật tự từ và hư từ, đồng thời phương thức tư duy
có nhiều nét tương tự. Nhiều đơn vị từ vựng tiếng Hán đã được gia nhập vào tiêng Việt,
trở thành các yếu tố gốc (tức là yếu tố Hán Việt) để cấu tao thêm những từ mới. Chính
những đặc điểm nói trên suốt hàng ngàn năm được tiến triển theo hướng càng khiến
Hán văn cổ được Việt hóa mạnh mẽ và sâu sắc hơn lên [120, 4].
Điểm nổi bật của các văn bản Hán vãn cổ thể hiện ở các tính ngắn gọn. súc tích
về ý nghĩa, hài hòa về âm thanh và cân đối ở câu chữ [120. 78]. Các tác giả thường sử

dụng biện pháp tu từ cơ bản là vẩn điệu, đối ngẫu và điển cố. Vần điệu là phương cách
cấu thành văn bản dựa vào việc lặp lại các tiếng tại những vị trí xác định của dòng thơ
để tạo nên sự hài hòa nhịp nhàng và liên kết cua các dòng thơ đó [51, 362]
Ví dụ. Thiên địa na dung tội ác nhân / Thị hà xá tội hữu hương thần /(Trời đất nào
dung tha kẻ ác / Thế thì tại sao lại có ngày lành tha tội) [62, 287].
Nói chung các bài thơ viết bằng Hán vãn ở nước ta trước đâv đểu gieo vần ở cuối
dòng thơ, tức là vần chân, trừ các bài thơ theo thể lục bát và song thất lục bát mang vần
lưng[120, 79].
Đối ngẫu là sóng đôi và cân xứng, tương xứng với nhau có hai loại: Đối thanh và
đối ý.



15
Ví dụ: Lom khom dưới núi tiều vài chú / Lác đác bên sông chợ mấy nhà / Nhớ
nước đau lòng con quốc quốc / Thương nhà mỏi miệng cái gia gia (Bà huyện Thanh
Quan).
Như trên đã nói, khi sáng tác, các tác giả của các tác phẩm Hán văn cổ rất coi
trọng tính chất cô đọng, súc tích, chặt chẽ, lời ít ý nhiều. Ngoài vần điệu và đốingẫu
biện pháp tu từ thứ ba là điển cổ được áp dụng rất phổ biến.
1.1.5.

Đ iển là sự việc, sự kiện trong sách kinh điển mà người ta dùng bám theo

khi sáng tác văn thơ. Còn cố là sự kiện, là câu chuyện ngày xưa.
Ví dụ: Điển “Nếm

mật nằm gai” hay “Việt Vương nằm

củi”hàm nghĩa

can

trường chịu gian khổ để mưu tính việc lớn. Tích truyện kể vua Việt là Câu Tiễn bị quân
Ngô đánh bại ở Phù Tiên và phải cầu hòa. Khi về nước Việt Vương Câu Tiễn tự cày
bừa, vợ dệt vải, ăn uống kham khổ, chịu khó nhọc với trâm họ. Ngày đêm ông lao tâm
khổ tứ cùng đổng đội nghĩ mưu đánh Ngô. Cuối cùng ôns đã đánh được quân Ngô, trả
được mối thù chiến bại.
Tích về Chúa Chổm kể: Con vua Lê Chiêu Tông là Duy Ninh tục gọi là Chúa
Chổm phải phiêu bạt, vav nợ để lần hồi qua ngày sau khi nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê.
Sau này nhờ Nguyễn Kim lâp nên làm vua (Lê Trang Tông), khi ấy người đến gặp vua

đòi nợ rất đông.
Theo Đặng Đức Siêu thì điển cố là chuyện cũ người xưa đươc rút gọn lại thành
đôi ba chữ nhằm dẫn lại trong văn thơ để biến những chuyện xưa người cũ ấy phục vụ
cho mục đích, ý đồ của sáng tác [120, 88].
Trong bài thơ “Hàn Tín giảng binh xứ” của Nguyễn Du dẫn nhiều chuyện cũ
người xưa:
“Bách vạn tinh huy bắc độ hà / Yên giao địa hạ hữu trần qua / Du du sự hậu nhị
thiên tải / Đãng đãng thanh biên nhất phiến xa, / Khoái ngũ vị thành cam lục lục. /
Quần tiền do tự thiện đa đa / Khả cận thập thế sơn hà tại / Hậu duệ đổ diên Giáng.
Quán gia ”
Bản dịch của Phạm Khắc Khoan và Lê Thước:
“Phất cờ trăm vạn lính qua sông / Dưới đất Yên Giao có giáo đông/ Việc trước hai
ngàn năm vắng vẻ/ Bên thành, một bãi cát mênh mông/ Bạn bè với Khoái lòng còn


16
thẹn/ Thao lược so Vua khí vần hùng/ Sông núi mười đời thề thốt hận/ Riêng nhà
Giáng, Quán hưởng vinh phong/ [3, 298].”
Ở đây có thể nêu ra các điển cố. Trước hết là “Hàn Tín”. Đây là tên một danh
tướng nhà Hán. Có nhiều giai thoại về ông thuở hàn vi của ông. Chẳng hạn bà lão đập
vải cho Tín ăn cơm suốt nhiều ngày, hoặc chuyện một gã hàng thịt làm nhục Tín khi
yêu cầu ông hoặc đâm gã chết hoặc luồn dưới háng gã, Tín đã bò qua háng gã. Song
sau này Hàn Tín giúp Hán Vương lập nghiệp và được lập làm Tề Vương, rồi Sở Vương.
Điển cố “Hàn Tín” chỉ cái chí lập thân của một người tài. Đồng thời còn có hai
điển cố khác phái, sinh từ đó là “ Cơm Phiếu vàng Hàn” (Cơm của bà Phiếu mẫu, tức
bà lão đập vải, đem nuôi Hàn Tín, vàng do Hàn Tín biếu đền đáp tạ ơn bà. Hàm ý ơn
không cần báo đáp, việc đáp trả nghĩa không được quên) và “Tàng cung phanh cẩu”
(Cất cung mổ chó), điển cố này chỉ việc các nhà vua dựng nghiệp xong thường giết hại
công thần. Hàn Tín tuy có công lớn với triều đình nhưng Hán Cao tổ vẫn lo ngại và
ghét tài Hàn Tín, vì vậy khi có kẻ tố Hàn Tín mưu phản thì Hán Cao tổ cùng Lữ Hậu

lừa Tín vào cung Trường Lạc, sai võ sĩ trói chém ông và tru di tam tộc. Điển cố “Tàng
cung phanh cẩu” có gốc từ câu của Phạm Lãi “Phi điểu tận, lương cung tàng; giảo thố
tử, tẩu cẩu thanh” (Chim bay hết thì cung tốt bị giấu đi; thỏ nhanh chết thì chó săn bị
giết thịt).
Điển cố “Phàn Khoái” chỉ một trong các tướng giỏi của Hán Cao tổ.
Cầu thơ “Quân tiền do tư thiện đa đa” có từ điển tích kể Hán Cao tổ đàm đạo với
Hàn Tín. Đáp câu của Hán Cao tổ hỏi vua có thể chỉ huy bao nhiêu quân, Tín trả lời,
bất quá vài vạn là cùng. Cao tổ hỏi về Tín thì Tín đáp càng nhiều càng tốt. Cao tổ hỏi
càng nhiều càng hay thì sao Tín lại để vua bắt được, Tín trả lời rằng Vua không có tài
chỉ huy quân nhưng lại có tài chí huy các tướng lĩnh.
Câu thơ “ Hậu thê đồ diên Giáng, Quán gia” phản ánh việc trong sỗ các công thần
phụng sự Hán Cao tổ thì Trương Lương đi tu tiên, Tiêu Hà bị tống ngục, Hàn Tín bị
giêt hại chỉ có Giáng Hầu (Chu Bột) và Quán Anh được hưởng phú quv trọng đãi mà

Như vậy, chỉ một bài thơ ngắn mà có thể khai thác được một sô điển cố vốn có
tích truyện liên quan tới số phận một danh tướng từng chịu bao cảnh thăng trầm là Hàn


17
Tín. Điển cố hàm chứa những câu truyện dài mà nếu kể ra thì phải tốn khá nhiều giấy
mực, thì giờ, song sự cô đọng, súc tích của điển cố đã khiến sự liên tưởng và kí ức của
người đọc, người nghe hoạt động và thấu hiểu được nhiều lẽ mang ý nghĩa văn chương
và triết lí.
1.1.6.

Điển cố có mặt trong rất nhiều thể loại vãn học của Hán văn cổ và văn học

dân gian. Có thể tìm thấy điển cố ở chiếu, biểu, hịch, cáo, kí, tư, bi, minh, ở thơ phú,
văn tế; ở kinh nghĩa, văn sách vốn là thế loại của các trường thi thời trước. Ngoài
những thể loại mang tính văn học rõ ràng ớ trên, các thể loại khác không có liên quan

tới văn chương cũng sử dụng điển cố như sớ, tấu, dụ, chỉ, hay chúc thư, bức trướng, bức
hoành, bia, câu đối. chữ thờ, hương ước, văn cúng, bản kinh,

V. V.,

Trong các văn bản Hán Nôm thì luận giữ một vai trò quan trọng. Luận tức là nghị
luận bao quát một vấn đề, một sự việc, một bài học nhất định cùng những ý kiến, bình
luận, bình giải, của tác giả. Trong luận trình bày nhiều luận cứ, tuân theo một lô gích
xác đáng nhằm chứng minh hay thuyết phục, do đó nội dung cần sắc sảo, súc tích
mang tính biểu cảm cao. Luận bao gồm các thể loại như tự, bạt, bi, minh, hịch, chiếu,
cáo, biểu, v.v...
Trong tác phẩm “Thời vụ sách” viết theo thể luận của Nguyễn Lộ Trạch có câu
“thử Triều Thố tước địa chi nghị sở dĩ chuyết ư thân mưu giả” (Ây lời bàn tước bớt đất

của Triều Thố, sở dĩ vụng về ớ chỗ lo toan cho minh là vậy). Trong câu nàv có điển
tích về Triều Thố đời Hán, người tàu vua xin cất bớt đất phong của các chư hầu. Kết
cục là bẩy nước chư hầu nổi giận làm phản, tấn công với cớ diệt triều Thố bởi vậy vua
phải vỗ về chư hầu bằng cách giết Triều Thố.
Trong bài “ Khai Nghiêm tự bi” (Bia chùa Khai Nghiêm) của Trương Hán Siêu có
câu “ Y! Khứ thánh du viễn đạo chi bất minh, nhân sư tướng giả, kí vô Chu, Thiệu dĩ
thủ phong hóa...” (Ôi! Cách thánh nhân cáng xa đạo không sáng rõ, kẻ giữ trách nhiêm
làm thần, làm quan đã không như ông Chu ông Thiệu để đi đầu phong hóa...) ớ đâv có
hai điển tích: Ông Chu, ông Thiệu. Chu là Chu công, em của Chu Văn Vương giúp Vũ
Vương diệt được nhà Trụ. Do kẻ nối ngôi của Vũ Vương còn bé nên Chu công giữ
cương vị cai quản lễ nhạc giúp thiên hạ thái bình. Còn Thiệu là Thiệu Công con thứ
của Văn vương từng cùng Chu Công giúp Thành Vương.


18
Trong “Dụ chư tì tướng hịch vãn” (Bài hịch dụ các tì tướng của Trần Quốc Tuấn

có câu “Dư thường văn chí: Kỉ Tín dị thân đại tử nhi thoát Cao đế, Do Vu dĩ bối thụ
qua nhi tế Chiêu vương” (Ta thường nghe: Kỉ Tín lấy mình chết thay mà cứu thoát Cao
Đế, Do Vu dùng lưng chịu giáo mà che chở Chiêu vương). Ớ câu này có hai điển tích
về Kỉ Tín và Do Vu. Khi Lun Bang bị quân Hạng Vũ đánh vây, Kỉ Tín ngồi xe của Lim
Bang chạy ra trá hàng và bị giết nên Lưu Bang (về sau là Cao đế hoặc Hán Cao tổ)
thoát hiểm. Còn Do Vu là tướng của Sở Chiêu vương, Ông đã giơ lưng đỡ mũi giáo cua
quân Ngô đâm Sở Chiêu vương nên đã cứu Vua thoát chết.
Tác phẩm “Lương Ngọc danh sơn phú” (Bài phú Lương Ngọc danh sơn) do
Huỳnh Thúc Kháng, Phan Chu Trinh và Trần Quí Cáp cùng làm khi giả một thí sinh đi
thi ở Bình Định. Trong đó có câu: “Khởi yến đường chi khả lạc? Phủ lộc động hề vêu
cầu?” (Phải chăng nhà én là đáng vui ? Việc vỗ về động Lộc, sao lại đi tim?), ơ đây có
hai điển cố: Yến đường và Lộc động. Yến đường nghĩa là nhà có chim én tới làm tổ,
ngụ ý nhà cháy mà mẹ con chim én không biết gì, hiểm nguy cận kề mà không hề hay
biết. Lộc động là động Bạch Lộc nguồn gốc ở tích kể Chu Hi đời Tống dung lớp ơ
động Bạch Lộc để dạy học, hàm ý cứ chăm chăm để học để thi cử tron? lúc lầm than
cảnh nước mất nhà tan.
1.1.7 Tác giả Đặng Chí Huyền nhận xét rằng ở các vãn bia di tích dù chỉ có giá trị
ở môt địa phương nhỏ cũng thường gặp ít nhiều ngòn ngữ văn học [122, 9]. Chẳng hạn,
trong “Kim Chung tự thạch bi kí” có câu “Sương thanh điện tử” (Sương xanh chớp tía)
chỉ cảnh oai vệ nơi cảnh chùa. Câu này là nói chệch đi của điển cố “Thanh sương, tư

điện” với “Thanh sương” là lưỡi gươm, gốc từ sách Tây kinh tạp kí có câu “Gươm của
Cao Đế chém rắn trắng cứ mười hai năm mài lại một lần, nên lưỡi sáng lạnh như sương
tuyết”. “Tử điện” là tên loại gươm quí của nước Ngô do nó sáng rực như chớp.
1.1.8.

Trong các thần tích có sử dụng nhiều điển cố. Ví dụ: ơ Ngọc phả của Chử

Đồng Tử và hai vị tiên nữ Tiên Dung và Tây Cung sử dụng một số điển cố. như “Đông
sàng” (Giường phía đông) chỉ con rể. Tích kể nhà họ Tạ đời Tấn sang họ Vương kén rể

cho con gái, tất cả các con trai họ Vương đều trang trọng, duy có Vương Hi Chi cứ
nằm kềnh trên giường phía đông mà ăn uống chẳng để ý gì hết, ông ta biết vây liền
khen “Đó chính là chàng rể hay” và gả con gái cho anh ta.


19
Các bộ luật cũng dùng điển cố. Như trong “Quốc triều hành luật” có điển cố “Xã
tắc”. Xưa kia người ta cúng thần đất (xã) và thần lúa (tắc), dần dà hai vị thần này trở
thành tượng trưng cho một nước. Xã tắc nghĩa là Quốc gia.
Thậm chí trong văn cúng cũng thấy điển cố. Chẳng hạn, trong “văn cúng ông Tơ
Hồng, Nguyệt lão trong lễ cưới” có điển “Uyên ương”. Vi đây là tên một loại chim
nước ở Trung hoa luôn luôn sống từng đôi nên trở thành biếu tượng cho đôi lứa vợ
chồng.
1.1.9. Các điển cố vừa nêu trên đa phần có xuất xứ từ vãn liệu Trung Hoa vì mòi
ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Trung Quốc tới văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, các tác
giả người Việt đã vận dụng sáng tạo các đơn vị điển cố đó ở nhiều phương diện, từ ngữ
âm, từ vựng tới tu từ để làm phong phú, sâu sắc cho cách diễn đat phù hợp với sự tri

nhận thẩm mỹ của người Việt.
Bên cạnh các đơn vị điển cố Việt Hán còn có những điển cố Việt, tuy sỏ lượng
khó có thể so sánh được với khối lượng đồ sộ của điển cố Việt Hân, song chúng đã có
đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của văn học Việt Nam. về mặt từ vựng, phong
cách và góp công ghi lại những đặc trưng mang tính bản sắc của văn hóa Việt Nam.
Chẳng hạn, điến cố “Tú Uyên - Giáng Kiều” mang ý nghĩa cuộc sống hạnh phúc lứa
đôi phải vượt qua gian nan trắc trở để đạt được sự viên mãn. Điển cố này bắt nguồn từ
cốt truyện trong tác phẩm “Bích Câu kì ngộ” của một tác giả vô danh. Tên tác phẩm vô
danh “Lưu Bình - Dương Lễ” cũng trở thành một điển cố ca ngợi tình bạn keo sơn giúp
đỡ nhau thành đạt trong cuộc đời. Tích truyện kể hai người bạn Lưu Binh và Dương Lễ.
Dương Lễ đỗ đạt trước và làm quan. Lưu Bình đến nhờ cậy. Song để kích thích chí tiến
thủ của bạn, Dương Lễ vờ hắt hủi bạn mình. Sau đó, Dương Lễ sai một nàng thiếp tên

Châu Long mang tiền đi giúp Lưu Bình. Đến khi Lưu Bình hiển đạt về quế báo tin
mừng thì Châu Long, người mà chàng từng muốn tỏ tình, không thấy ở nhà. Lưu Bình
tói Dương Lễ để mỉa mai bạn. song tới nơi thì hav rằng Dương Lễ là người dụng công
giúp chàng, còn Châu Long là thiếp thứ ba cúa Dương Lễ.
1.1.10. Như vậy, trong vãn học quá khứ của dân tộc, không chỉ các tác phẩm viết
bằng Hán văn của cả các tác phẩm Nôm đều dùng nhiều điển cố. Một ví dụ rất điển
hình là “Đoạn trường tân thanh” tức Truyện Thúy Kiều cùa đại thi hào Nguyễn Du.
Trong một bài tựa Truyện Kiều do Phong Tuyết Chủ Nhân Thập Thanh Thị viết có dẫn


20
lời Mạnh Tử: “Ai khéo đọc kinh thì không nên nệ câu văn mà làm hai lời, không nệ lời
mà làm hại ý, cứ lấy ý đón lấy cái chí của cổ nhân mà hiểu được, thê là được”. Cũng
như các tác giả vĩ đại khác, Nguyễn Du tuân theo nguyên tắc làm văn làm thơ là “ngôn
chí, thuật hoài” (Tỏ rõ chí hướng, bộc bạch tấm lòng, nếm trải). Thơ ông lời ít ý nhiều,
ấy là nhờ tác dụng ngôn từ, trong đó điển cố giúp ông thực hành ý tại ngôn ngoại (ý ở
ngoài lời), cô đọng hàm súc. Dòng thơ của ông: “Trải qua một cuộc bể dâu/ Những
điều trông thấv mà đau đớn lòng” . Điển cố “Bể dâu” có xuất xứ từ sách Thần tiên
truyện của người Trung Hoa “Tam thập niên vi nhất, thượng hải biến vi tang điền” (Cứ
ba mươi năm một lần; biển xanh lại hóa thành ruộng dâu), nhiều khi người ta nói vắn
tắt “Thương hải tang điền” (Biển xanh nương dâu). “Bể dâu” hàm ý việc vật đổi sao dời
trong thiên nhiên và những biến đổi là khôn lường trong đời người. Mối liên tưởng giữa
điển cố ấy với câu sau tạo nên một cảm giác bùi ngùi nơi độc giả về thân phận con
người, về những bước biến chuyển không tiên liệu trước được nơi sự đời người ta. Điển
cố “Bể dâu” còn gập ở những câu khác như:
Cơ trời dâu bể đa đoan. / Một nhà để chị riêng oan một mình. (Kiều)
Sợ khi dương bể mà dâu. / Hiếu tình lại dở dang nhau mặc lòng. (Truyện hoa tiên)
Đầu ngàn cờ mở mấy lần lau, / Hồ Hán duyên xưa bể biến dâu. (Hồng đức quốc
âm thi tập)
Điển cố “Bể dâu” được giải thích rõ hơn nếu tham khảo thêm tích truvện trong

sách “Tần Nguyên” kể về ông lão, thọ trăm tuổi nói với con cháu: “Ta đã sống đủ một
trăm tuổi. Trong đời ta, ta đã thấy biết bao lần có sự đổi thay trong vũ tru, như biển cả
sóng vỗ muôn trùng rồi biến thành nơi đất bổi để người ta đem dâu ra trổng. Rồi có nơi

ruộng dâu lại biến thành biển cả, nước xanh sóng vỗ” [57. 26].
1.1.11.

Không chỉ trong các tác phẩm Hán văn hay Nôm mà cả sáng tác dân gian

cũng tìm gặp được nhiều điển cố.
Chẳng hạn trong câu ca dao:
Con sắt vật ngã ông Đùng
Đắp mười chiếc chiếu không bằng bàn tay
Tích truyện xưa ông Đùng bà Đà là cặp vợ chổng người khổng lổ vào thời sáng
thế, tuy nhiên ông Đùng đã bị ngã khi giật mình do bị con cá săn sắt bé xíu cắn vào


21
chân. Còn vế sau mồ tả việc chiếu đắp lổng cồng, thậm chí mười cái chiếu cũng không
làm cho bàn tay hết rét mà phải ủ tay vào áo mới ngủ được. Điển cổ “Ông Đùng” diễn
đạt ý lấy yếu thấng thắng mạnh, lấy ít đánh nhiều, vì thậm chí kẻ mạnh cũng vẫn có
chỗ hiểm yếu để chịu đòn đánh gục.
Điển cố là thuật ngữ dùng rộng rãi trong nghiên cứu. Điển cố có mặt không chi
trong các tác phẩm văn học được xuất bản mà cả trong văn học dân gian, vì vậy khái
niệm điển cố được xét tới ở đày bao hàm điển cố nói chung.
1.1.12. Nhiều nhà nghiên cứu văn học, nghiên cứu ngôn ngữ học đã đưa ra các
định nghĩa của mình nhằm xác định khái niệm thuât ngữ điển cố.
Lê Huy Tiêu không tách biệt điển cô' ra mà gọi đó là thành ngữ điển cố khi coi đó
là loại thành ngữ có cốt truyện thường có xuất xứ từ truyện lịch sử, cổ tích, ngụ ngôn
hay vãn thơ của các tác giả nổi tiếng. Ông cho rằng vì vậy đọc điển cỏ' trở nên lí thú và


hấp dẫn. Lời tựa nhà xuất bản trong cuốn “Từ điển thành ngữ điển cố Trung Quốc” của
ông là xác đáng khi nhận xét: “Khi đọc một văn bản Hán văn, ta thường gặp không ít
thành ngữ, thành ngữ vốn đã súc tích mà thành ngữ điển cố lại càng súc tích hơn và
được viết bằng cổ văn rất khó hiểu” [108, 5]. Định nghĩa của Lê Huy Tiêu COI điển cố
là thành ngữ có lẽ do hầu hết các đơn vị điển cố Trung Quốc của ông sưu tập và tường
giải đều có hình thức của một đơn vị thành ngữ.

Ví dụ: “Khô mộc phùng xuân” (Cây khô gặp mùa xuân); “Bạch bích vi hà” (ngọc
trắng có tì vết) “ Lạc thiên tại mệnh” (Vui với mệnh trời cho). Quả thực những điển cố
này khống khác những thành ngữ gốc Hán khác về mạt hình thức “ Dương chất hổ bì”
(Mình dê da cọp); “Thủy trích thạch xuyên” (Nước nhỏ đá mòn) “Nhĩ vãn mục đỗ”
(Tai nghe mắt thấy):
1.1.13. Mộng Bình Sơn không phàn biệt điển cố và điển tích mà gọi gộp chung
hai khái niệm này là điển tích. Ông viết “Điển tích là những câu nói ngán hoặc những
câu chuyện trong sách đời trước chứa đựng một nội dung xã hội và văn học sâu sắc
được lưu truyền qua sử sách và được các học giả của mọi thời kỳ thừa nhận giá trị điển
tích của nó...[98, 7] Ông cho rằng do trải qua nhiều giai đoạn phát triển, cách tân mà
văn học đã dần loại bỏ nhiều điển tích (theo cách hiểu của Mộng Bình Sơn). Ông lưu ý
bạn đọc rằng ngày nay ít thấy điển tích được vận dụng trong các tác phẩm văn chương
hiện đại để thể hiện, diễn đạt ý tưởng, tình cảm. Tuy nhiên khi ông cho “Điển tích cũng


22
dần dần biến dạng trong văn chương”, thì ý kiến này khá lờ mờ trong nhận xét vì “biến
dạng” có thể hiểu là được nói bằng ngôn ngữ hiện đại hoặc có một cách truyền diễn nội
dung mới. Song nhận xét tiếp theo của ông là đúng “Văn thơ cổ là một bộ phận của
lịch sử văn học dân tộc mà chúng ta không thể tách rời khi nghiên cứu văn học sử... vì
vậy, việc tìm hiểu điển tích trong thi vãn cổ là chuyện cần thiết...[98, 7]. ý kiến này
chính xác vì xưa kia các bậc cự nho thường rất tinh thông điển tích và họ dùng rất

thường xuyên và thâm thúy trong tác phẩm của mình để tạo nên những hiệu quả tham
mỹ, tình cảm mạnh mẽ và sâu sắc. Hai tập cuốn sách “Điển tích chọn lọc” của ông tập
trung nhiều điển cố và điển tích căn bản của Hán văn cổ như “ Kết cỏ ngậm vành” , “
Nằm gai nếm mật” “ Đằng Vương các”, “ Mạnh Thường Quân”, “ Chức cẩm hổi văn”.
“Khổng Minh tọa lầu” , “ Khúc nhạc chiêu quàn”, “Mạt cưa mướp đắng”.v.v.... Bên
cạnh những ưu điểm, sách này vẫn chưa đưa ra một điển cố, điển tích thuần Việt nào
trong văn học cổ Việt Nam.
1.1.14. Trác Hiên Triệu Hữu Lập viết “Mấy lời của người hiệu đính” in trong
sách “Từ điển văn liệu” của Long Điền Nguyễn Văn Minh có đề cập đến định nghĩa
điển cố “ Người ta làm văn, tất cũng phải có văn liệu, nghĩa là phải dùng chữ, dùng
điển ở trong ngũ kinh, tứ thư, chư sử, các chuvện, để phụ diễn ra thành văn, thì lời văn
mới hay mới đẹp, lời nói châu ngọc, hàng hàng gấm thêu.” [76, 7] khi làm sách nàv,
tác giả và những người phụ giúp ấn loát đều nhận thấy m ột tình trạng Hán học suy sút

khi Quốc ngữ phát triển, song vốn học của cha ông cần được gìn giữ và phát huy nên
cần có những sách kê biên, khảo cứu như từ điển, chuyên luận về điển cố, điển tích.

Trong cách hiểu về văn liệu ở đây có hai yếu tố là chữ và điển tức là điển cố và điển
tích. Đặc trưng của chữ và điển là sẵn có vì được trích diễn từ các sách xưa, từ truyện,
từ sử để dùng trong thơ văn.
1.1.15. Cũng là một loại từ điển văn liệu, nhung cuốn “Ngữ liệu văn học” của
Đặng Đức Siêu có lời giải thích cụ thể hơn. Khi tác giả coi ngữ liệu ở đây bao gổm từ
điển cố, từ ngữ, thành ngữ, nhân danh, tên chức quan, danh ngôn vốn mang ý nshĩa

biểu trưng cho tới các từ ngữ, từ cổ rút ra từ ca dao ngạn ngữ được các tác giả thơ văn
Việt Nam xưa kia dẫn trong tác phẩm dưới hình thức điển cố từ viện dẩn. Đổng thời,
trong sách còn có một số từ ngữ, điển cố Phật giáo nữa. Một ý kiến trong lời nói đầu
có thể coi là một phần trong định nghĩa về điển cố “ Nhiều từ ngữ trong các tác phẩm
văn học nổi tiẽng đã trở thành những ngữ liệu quan trọng, góp phần làm phong phú



23
thêm hệ thống ngôn ngữ văn học của tiếng Việt thời trung đại, được vận dụng linh hoạt
và định hình trong các tác phẩm văn thơ Hán Nôm tiêu biểu; một phần không nhỏ cũng
đã trở nên thông dụng trong lời nói thường ngày... [120, 3]. Như vậy, một tính chất
quan trọng của điển cố, điển tích là nguồn gốc từ các tác phẩm nổi tiếng của văn và thơ
và các từ ngữ đó đã được định hình, có tính cố định trong sử dụng; ở trong sáng tác của
các tác giả Việt Nam.Tuy nhiên, định nghĩa này chưa đề cập tới những xuất xứ khác
của điển như lịch sử, các nhân vật nổi tiếng, cuộc sống xã hội, v.v...
1.1.16.

Nguyễn Ngọc San trong cuốn “Từ điển điển cố văn học trong nhà trường”

[95, 3] đã đưa ra môt định nghĩa khá bao quát về điển cố “Điển cô' là viết gọn truyện cũ
lời xưa thành đôi ba chữ để đưa vào văn chương, làm cho câu văn hàm súc, ngắn gọn,
lời ít ý nhiều”, thực ra định nghĩa này cũng tương tự ý kiến của Đặng Đức Siêu về điến
cố' trình bày nãm 1984 [120, 88]. Nguyễn Ngọc San cho rằng các tác giả xưa hay dùng
điển cố vì hai nguyên nhân, một là, xuất phát từ quan niệm thẩm mĩ trong quá khứ mà
các tác giả chuộng tập cổ nên hay dẫn nhiều câu vãn cổ, truvện cổ, câu trích dẫn cổ của
Thánh Hiền. Hai là, do vãn đối ngẫu bị gò ép về số lượng âm tiết nên hạn chế đó được
khắc phục bằng việc áp dung điển cố. Từ đó ông kết luận đó là nguyên do khiến lương
điển cố giữ tỉ lệ rất cao trong phú đời Hán chẳng hạn, đồng thời tác giả cũng đưa kiến
giải của mình về quá trình hình thành điển cố. Theo ông. điển cố khác với các từ ngữ
khó khác ở khả năng làm cho câu vãn có hàm ý súc tích, ý tại ngôn ngoại. Thoạt kỳ
thủy, điển cố chưa phải là điển cố khi chúng là các từ ngữ xuất hiện trong thơ ca cổ vì
chúng chỉ có ý nghĩa biểu đạt bình thường như mọi từ ngữ khác, nghĩa là biểu đạt
những gì hàm ẩn ngay bên trong các từ ngữ ấy. Nói một cách khác, chúng biểu đạt cái
nằm trong từ ngữ. Sau đó dần dần các từ ngữ ấy gắn bó với các sư tích vốn được coi là
mẫu mực, điển hình buộc với các câu trích dẫn, câu vãn. câu thơ hay. nổi tiếng được
lặp lại trong sử dụng ở các cảnh huống khác VỚI tình huống ban đầu. Lúc này các đơn

vị từ ngữ đó được nhập thêm ý nghĩa mới do “tư duy trừu tượng dẫn xuất ra, tức là
ngoài ý nghĩa hiện thực chúng có thêm một ý nghĩa btểu trưng, ý nghĩa có giá trị phong

cách học” Ông cho rằng ý nghĩa đó nằm bên ngoài từ ngữ và sinh thành bới sự cài xen
giữa “dòng biểu đạt với sự liên tưởng tới một dòng biểu đạt cũ mà từ ngữ mượn điển cố
này tạo ra. Từ lúc này, từ ngữ mượn trở thành điển cố” [95, 4].
Định nghĩa nêu trên tuy chưa chuẩn theo cách xác định ý nghĩa về phương diện
ngôn ngữ học, song đã nêu khá xác đáng những khía cạnh của điển cố và các bước


24
hình thành điển cố. Có một điểm chú ý trong nhận xét của ông là sự phân tích hai cấp
độ nghĩa của điển cố là ý nghĩa từ nguvên và ý nghĩa biểu trưng vốn mang giá trị
phong cách.

Tiếp theo, ông cũng cho biết điển cố trong ván thơ Hán Nôm ớ ta thường được
khai thác chủ yếu từ các tích thời Xuân Thu - Chiến Quốc được chép trong các trước
tác Tiên Tần và văn thơ đời Đường - Tống. Ngoài ra còn có các kinh sứ và thư tịch biên
soạn ở các đời khác nữa.
Từ các phân tích và khái quát như trên, các tác giả của cuốn từ điên này đã chọn
các đơn vị từ ngữ đáp ứng hai cấp độ nghĩa: a) ý nghĩa từ nguyên (tức là tính lịch sử cụ
thể); b) ý nghĩa biểu trưng (hay tính biểu trưng, hoặc mang giá trị phong cách học), để
đưa vào các mục từ của sách .
1.1.17. Mạc dù vậy, phần lí luân như trên không chính xác về mặt ngôn ngữ học
khi khảo sát ý nghĩa của điển cố, đổng thời trong từ điển có các đơn vị chỉ là điển tích.

Tuy nhiên, đây cũng là một đóng góp có giã trị cho lí luận và thực tiễn của nghiên cứu
điển cố Hán Nôm ở nước ta hiện nay
1.1.18. Đinh gia Khánh cũng phần nào định nghĩa điển cố khi ông giải thích cách
thức lựa chọn các đơn vị muc từ trong cuốn. “Điển cố văn học” xuất ban nãm 1977.

Ông cho biết các điển cô trong sách là thông dụng để xây dựng hình tượng trong vãn
học cổ , chúng bao gồm những sự tích (như Gác vàng; cây Hàn Bằng) những nhân vật
(như Di Tề; Tô Tần), những thành ngữ (như “Quat nồng ấp lạnh”; “Sửa dép vườn dưa” ).
Bên cạnh đó còn có một số từ ngữ Hán học (như Ngũ giới, Lục cực, Hoa đàm). [61, 7].
Từ điển này thu thập các đơn vị điển cố Hán học sử dụng trong vãn thơ Nôm, một số
được dùng trong văn học viết bằng chữ Hán thời xưa. cũng như trong văn học truyền
miệng dân gian. Tuy chưa có định nghĩa cô đọng nhưng qua giai thích cũng thấy rõ
quan niệm về điển cố là gồm các điển tích (sự tích ), nhân danh, các đơn vị có hình
thức giống như thành ngữ. Do khuôn lại trên cơ sở cách hiểu như trên nên nhiều đơn vị
điển cố khác không được đưa vào từ điển (có lẽ do định hướng của các tác giả khi cho
từ điển này chưa phải là một cuốn từ điển văn liệu hoàn chỉnh.)
1.1.19. Hai tác giả Nguyễn Thạch Giang và Lữ Huy Nguvên khi đưa ra các nhận
xét về thư tịch Hán Nôm được dùng để biên soạn cuốn “Từ ngữ điển cô văn học” xuất
bản năm 1999 có đề cập đẽn diện mạo của điển cố trong nhận xét rằng mọi mặt sinh


25
hoạt của dân chúng được bộc lộ “Bằng cách mượn những điển tích, những chữ sách và
những từ Hán lấy trong các thư tịch cổ Trung Quốc ...Nói chung, những điển, những
chữ sách này đều được rút ra từ truyện một số nhân vật, một số sự kiện lịch sư nhất
định được ghi lại trong nhiều sách khác nhau” [43, 9].
ở đầy dùng ba thuật ngữ “điển” và “chữ sách”, “từ Hán”; để bao quát khái niệm
điển cố. Trên thực tế, quyển từ điển này đã tường giải các “từ ngữ, thành ngữ, những
địa danh, nhân danh có ý nghĩa điển cố” [43, 31]. Đày thực sự là một từ điển văn liệu
quý giá tuy nhiều đơn vị điển cố thông dụng đã thiếu vắng (chẳng hạn, “Mạnh Thường
Quân” ).
1.1.20. Các tác giả biên soạn sách và từ điển điển cố đểu cố gắng xác lập những
tiêu chí nhất định nhằm cô lập đơn vị điển cố khỏi trùng lặp với các đơn vị khác trong
khối từ vựng. Điển cố luôn luôn có tích truyện, tức là có cốt truyện được thu gọn , được
cô đọng lại ở một vài từ. Điển cố có xuất xứ từ các tác phẩm vãn học, các tác phẩn dân

gian truyền miệng, từ truyện lịch sử.v.v...
Nguyễn Văn Tu cho biết một số không lớn thành ngữ tiếng Việt có tính chất điển
cố, điển tích. Ông cho rằng những điển đó không được nhớ lại nữa, ngay cả người sử
dụng các thành ngữ mang tính điển cố cũng khổng cần biết gốc gác cùa chúng [ l i 1.
186].
1.1.21. “Từ điển tiếng Việt” do Hoàng Phê chù biên coi điển cỏ là sự việc, câu
chữ trong sách đời trước được dẫn lại trong thơ vân [88, 138] và coi điển tích là câu
chuyện trong sách đời trước được dẫn lại cô đúc trong tác phẩm [88, 138]. Hai định
nghĩa này phản ánh chính xác bản chất của điển cố và điển tích. Điên cô bao gôm các
sự kiện , vấn đề, từ ngữ, chữ câu từng được ghi trong các thê loai vãn học thời xưa (bao

gồm các thể loại đã nêu ví dụ ở trên) được dần trích nguyên hay thu gọn lại. Tích chính
là chuyện, là sự tích từng được kể trong sách xưa được tóm tắt thật ngắn gon, trong một
vài từ. Tuy nhiên mối liên hệ giữa điển cố và điển tích chưa được làm rõ . Đào Duv
Anh [2, 276] xác nhận điển cố là những chuyện chép trong sách vờ xưa, tuy vậv ỏng
chưa đưa ra những đặc điểm của điển cố khác chính những chuyện đó như thê nào.
1.1.22. Từ những định nghĩa, nhận xét đã dẫn của nhiều học giả, có thê tạm thời
đưa ra một định nghĩa mang tính làm việc về điển cố:


×