Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

xây dựng cổng thông tin đào tạo trường đại học hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.66 MB, 48 trang )

B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG
ĐẠI
HỌC
__________
■___
■ HÀ N ồi


BÁO CÁO ĐÈ TÀI
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÁP TRƯỜNG

TÊN ĐÈ TÀI:
XÂY DỰNG CỔNG THÔNG TIN ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HA NỌI




CHỦ NHIỆM ĐÈ TÀI:
NGUYẼN HOÀNG DƯƠNG

000079030




B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI
HỌC
HÀ NỌI






BÁO CÁO ĐÈ TÀI
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÁP TRƯỜNG




TÊN ĐÈ TÀI:
XÂY DỰNG CỔNG THÔNG TIN ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI




THƯ VIỆN ĐẠI HỌC HÀ NỘI
HANOI UNIVERSITY LIBRARY

W

ĩồ

CHỦ NHIỆM ĐẺ TÀI:
NGUYỄN HOÀNG DƯƠNG

HÀ N Ộ I-2 0 1 0






Mục lục




1. Danh sách nhũng người thực hiện đề tài...................................................................4
2. Thời gian thực hiện....................................................................................................... 4
3. Tính cấp thiết của đề tà i............................................................................................... 4

4. Muc
tiêu của đề tà i..................................................................................................... 5

5. Cách tiếp cận, phương pháp và phạm vi nghiên cứ u .............................................. 6

5.1. Kỳ thuật và công cụ thực hiện............................................................................ 6
5.1.1. Cấu trúc logic hệ thống................................................................................ 6
5.1.2. Phương pháp phân tích và thiết kế hướng đối tượngtrên cơ sở RƯP.............. 7
5.1.3. Công cụ thiết kế - Rational Rose.................................................................. 9
5.1.4. Hệ điều hành...............................................................................................9
5.1.5. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu - MS SQL Server (2000,2005, 2008)................. 10
5.1.6. Công cụ phát triển - VB, ASP.NET, Crystal Report.................................10
5.1.7. Công cụ thiết kế giao diện - Visual Studio.NET....................................... 12
5.1.8. Giải pháp kết nối cơ sở dữ liệu - SQL Server .NET Data Provider.............13
5.2. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu.................................................................13
5.2.1. Nhóm nghiên cứu cơ sở lý thuyết..............................................................13
5.2.2. Nhóm nghiên cứu cơ sở thực tiễn..............................................................13
5.2.3. Nhóm nghiên cứu các công cụ hỗ trợ hệ thống..........................................14

5.2.4. Nhóm nghiên cứu triển khai..................................................................... 15
5.3 Quá trình nghiên cứu......................................................................................... 15
5.3.1. Khảo sát nhu cầu sinh viên.......................................................................15
5.3.2. Khảo sát nhu cầu, quy trình nghiệp vụ Khoa và Bộ môn...........................16
5.3.3. Khảo sát nghiệp vụ Phòng Đào tạo...........................................................17
5.3.4. Khảo sát nhu cầu nghiệp vụ Phòng Tài chính - Ke toán............................18
5.3.5. Nghiên cứu Quy định về đào tạo.............................................................. 18
6. Bộ yêu cầu về c ổ n g thông tin...................................................................................19
7. Tiến đô• thưc
hiên........................................................................................................20


8. Dự kiến sản phẩm và địa chỉ ứng dụng.................................................................. 21
9. Kết quả thực tiễn đạt được.......................................................................................21

9.1. Đối với sinh viên trong trường.......................................................................... 21
9.2. Đối với phụ huynh và học sinh dự thi đại học....................................................22
Trang 2/47


9.3. Đối với Nhà trư ờ ng....................................................................................... 22
10. Mô hình hệ thống triển khai.................................................................................... 23

10.1. Thông báo, tin tức toàn trường....................................................................... 23
10.2. Tuyển sinh đại học.........................................................................................24
10.3. Thông tin cá nhân.......................................................................................... 24
10.4. Thông tin lớp học..........................................................................................25
10.5. Chương trình đào tạo..................................................................................... 26
10.6. Thông tin học phí...........................................................................................26
10.7. Thông tin th i................................................................................................. 27

10.8. Kết quả học tập..............................................................................................27
10.9. Thủ tục hành chính........................................................................................ 28
10.10. Cựu sinh viên.............................................................................................. 29
10.11. Đăng ký học................................................................................................ 30
10.12. Thông tin Ký túc xá..................................................................................... 32
10.13. Thông tin Ngoại trú..................................................................................... 32
10.14. Các tiện ích khác......................................................................................... 33
10.15. Module quản trị hệ thống............................................................................. 34
10.16. Thành phần lớp dữ liệu.................................................................................34
10.17. Cách cài đặt và cấu hình............................................................................... 37
ỉ 1. Kết luận và kỉến nghị.............................................................................................44
Tài liệu tham khảo chính................................................................................................46

Trang 3/47


1. Danh sách những người thực hiện đề tài
Ho• và tên

Đon vị công tác

Liên hệ

-Điện thoại: 0983. 060. 279
Nguyễn Hoàng Dương

Trung tâm CNTT
- E-mail: nhduongit(a),smail.com
-Đ iện thoại: 0912. 439. 390


Kiều Văn Khải

Trung tâm CNTT
- E-mail: khaikv(2>hanu.edu.vn
- Điện thoại: 0942. 385. 468

Phùng Văn Đông

Trung tâm CNTT
- E-mail: donepvfa),hanu.edu.vn

2. Thời gian thực hiện
Từ tháng 09 năm 2007 đến tháng 09 năm 2010

3. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình học tập, nhu cầu biết và được cung cấp thông tin liên quan là
một nhu càu càn tliiét cùa sinh viên. Theo truyèn thống, sinh viên có thể tham khảo
thông tin tại Phòng đào tạo, Khoa theo học và bộ môn chung. Tuy nhiên, khi sinh
viên cần biết một thông tin nào đó thì thường mất thời gian và trải qua nhiều giai
đoạn (ví dụ: Phòng đào tạo cần thông báo lại phải gửi xuống Khoa...). Công việc
của các đơn vị phải giải quyết rất nhiều mà không đáp ứng được hết và kịp thời nhu
cầu của sinh viên.
Xu hướng đào tạo hiện nay đang chuyển dần sang hướng đào tạo theo tín chỉ.
Do vậy việc đăng ký học của sinh viên là một vấn đề lớn cần được giải quyết. Hiện
nay nhà trường tuy chỉ áp dụng đào tạo theo tín chỉ một phần nhưng việc đăng ký
học của sinh viên gặp nhiều khó khăn và thường xuyên xảy ra sự trùng lịch học.
Mặt khác, hiện nay nhà trường đã ứng dụng hệ thống thông tin quản lý đào tạo
(gồm module quản lý điểm, quản lý tài chính, kết quả học tập...). Các thông tin đó
mới chỉ “nằm ở” các phòng ban. Vì vậy, việc mở một cổng để cung cấp thông tin
Trang 4/47



cho sinh viên là việc làm cần thiết nhằm giúp sinh viên chủ động hơn về thông tin về
tài chính và kế hoạch học tập của mình. Việc làm đó đồng nghĩa với cán bộ khoa và
bộ môn sẽ giảm bớt công việc thực hiện (ví dụ như phải giải quyết cho sinh viên
những trường hợp thay đổi lóp học, thay đổi lịch học, xin không học môn học đã
đăng ký, quản lý điểm và trả điểm cho khoa quản lý sinh viên...).
Xét thấy khả năng ứng dụng cao và nhu cầu thực tế trong bối cảnh toàn trường,
trung tâm Công nghệ Thông tin nghiên cứu và xây dựng cổng tổng hợp thông tin
dựa trên Hệ thống thông tin quản lý đào tạo. cổng sau khi thiết lập sẽ chạy trên nền
tảng webbase, cơ sở dữ liệu SQL nhằm giải quyết bài toán cụ thể trên.

4. Mục tiêu của đề tài


Xây dựng cổng thông tin đào tạo phải đạt các mục tiêu quan trọng sau:
■ Cung cấp thông tin toàn cảnh liên quan đến học tập của sinh viên
(những điều cần biết, lịch thi, tình hình đóng học phí, kết quả học tập,
cựu sinh viên, theo dõi ngoại trú, nội trú..
■ Nhanh chóng, thuận tiện, thiết thực và dễ dùng (cán bộ chuyên trách
chỉ cần tập huấn 01 buổi là có thể Quản trị và dùng được chương trình;
sinh vicn ycu thích sử dụiig);

■ Giúp sinh viên chủ động hơn trong kế hoạch học tập: đăng ký môn học
trực tuyến, tổng kết các lưu ý về học tập. Qua đó giảm thiểu và tự động
hóa dần các công việc liên quan đến Phòng ban chức năng;
■ Có kênh thông tin để phản hồi (tự động gửi phản hồi về E-mail của cán
bộ chuyên trách);
■ Cổng tự động lấy thông tin từ hệ thống quản lý sinh viên, tổng hợp và
nhắc nhở sinh viên. Qua đó một phần nâng cao hiệu quả sử dụng của

hệ thống hiện có và khẳng định tính đúng đắn, phản hồi của thông tin;
■ Quản lý sinh viên nội, ngoại trú;
■ Giản tiện các thủ tục hành chính đối với sinh viên;
■ Thông kê được tình hình ra trường, việc làm của cựu sinh viên;
Trang 5/47


■ Giúp phụ huynh có thể theo dõi kết quả học tập của con em mình;
■ Phục vụ tốt công tác quản lý của nhà trường.

5. Cách tiếp cận, phương pháp và phạm vi nghiên
cứu
5.1. Kỹ thuật và công cụ thực hiện
5.1.1. Cấu trúc logic hệ thống
Hệ thống được chia thành bốn tầng logic chính như sau:
Tầng giao diện Web: Tầng này cung cấp giao diện truy nhập cho người sử
dụng. Các giao diện này có thể là giao diện nhập dữ liệu mới, cập nhật dữ liệu đã có,
đưa vào các điều kiện tra cứu và thể hiện kết quả tra cứu...
Tầng Business Facade: Tầng Bussiness Facade được coi như một lớp cô lập,
cách ly lớp giao diện người dùng với các hàm thực hiện các chức năng nghiệp vụ ở
các lớp bên trong. Tầng này còn có chức năng làm sạch dữ liệu trước khi đưa dữ liệu
xuống tầng Bussines Rules.
Tầng Bussỉness Rules: Tầng nghiệp vụ sử dụng các phép xử lý dữ liệu theo các
luật nghiệp vụ đã được quy định. Các luật nghiệp vụ có thể là các quy tắc tính toán,
các chính sách nghiệp vụ ban hành. Các công việc xử lý dữ liệu sẽ được chia thành
các mô đun đảm nhiệm các nhiệm vụ chuyên biệt, tạo thành các dịch vụ dùng chung.
Tầng Data Access: Tầng truy nhập dữ liệu đảm nhiệm mọi nhiệm vụ liên quan
đến việc trích xuất dữ liệu hoặc ghi sổ liệu vào trong các cơ sở dữ liệu hoặc được
quản trị bởi một hệ quản trị cơ sở dữ liệu nào đó. Tầng nghiệp vụ hoàn toàn không
cần biết về nơi thực sự lưu giữ các dữ liệu cũng như cách thức giao tiếp với hệ quản

trị CSDL. Các dịch vụ tầng truy nhập dữ liệu cũng được xây dựng trong các mô đun
mã chương trình riêng biệt. Khi có sự thay đổi về dạng dữ liệu hay thậm chí cả hệ
quản trị CSDL, chỉ cần sửa lại các mô đun truy nhập dữ liệu này, mọi thành phần
khác của hệ thống không bị thay đổi theo.
Với kiến trúc client/server 4-tầng có thể xây dựng các hệ thống chức năng có độ
ổn định cao và mềm dẻo. Thông thường, yêu cầu đối với công việc tại từng tầng rất
Trang 6/47


khác nhau, chẳng hạn nếu ở tầng truy nhập dữ liệu cần có một bộ máy xử lý, tổng
hợp số liệu có hiệu quả với tốc độ cao thì tầng giao diện cần cung cấp cho người sử
dụng những giao diện thân thiện, tiện lợi và có hình thức đẹp. Sự độc lập tương đối
giữa các tầng cho phép lựa chọn những sản phẩm, công nghệ tốt nhất cho từng tầng
và tổ chức chương trình có tính mô đun hoá cao. Nó cũng cho phép tích hợp dễ dàng
hệ thống đang phát triển với các hệ thống sẵn có.
Clients

Web

.NET Assemblies

Database

I Business Facade

I Business Rules

Đ iim iruy ahâpmóchữ lóp giao
diện


Lop q til a lý agtúệp vụ què a lý các
Luậi ogbiẬp vụ

I

*■
,

Data Access
Các lóp (tói lUỌqg quimlý (ãcnic
vụiruy cậpCSDL òm ủt thíp
•-

-------------------------------------------------------------------------- _ _ _ ị

Isystem t-rameworKl

ỵ ? ^ ' * xb6ai

___ *
— —— —



— — -—

^

— -— _ —,—


I

.—

I

*

Định ngbito céc DaaseT

ĩịyịíị Â>

-V "ĩ' m
...;.. •

v

, *»i

/

V

-■ ;

Sơ đồ logic các thành phần chính của Website với kiến trúc clienưserver

5.1.2. Phương pháp phân tích và thiêt kê hướng đối tượng trên cơ sở
RUP
Hiện nay nhiều công ty tại Việt Nam vẫn phát triển phần mềm theo phương

pháp thiết kế truyền thống đã có từ hơn 25 năm nay. Đây là một vấn đề cấp bách cần
phải điều chỉnh. Nếu chúng ta không cập nhật, thay đổi phương pháp tiếp cận, chúng
ta sẽ không thể đạt được mục đích là sản xuất được những hệ thống hoàn chỉnh, có
độ phức tạp cao như phần lớn các nhu cầu hiện nay đang đòi hỏi.
Phương pháp phân tích và thiết kế hướng đối tượng trên cơ sở RUP là một
phương pháp tiếp cận bài toán theo nguyên tắc vừa đi vừa học được xây dựng nên
bởi Grady Booch, Ivar Jacobson và James Rumbaugh. Nó dựa trên 6 nguyên tắc
chính
Trang 7/47


■ Phát triển theo phương pháp lặp tăng dần;
■ Quản lý các yêu cầu;
■ Sử dụng kiến trúc thành phần;


Mô hình hoá trực quan;



Liên tục đánh giá chất lượng chương trình;

■ Quản lý các thay đổi.
Phương pháp này cung cấp một nguyên tắc tiếp cận nhằm phân bổ nhiệm vụ
cũng như trách nhiệm cho các thành viên trong tổ chức phát triển phầnmềm. Mục
đích

của nó là đảm bảo rằng nhà sản xuất phần mềm sẽ đưara được một sản phẩm

phần mềm có chất lượng cao, thoả mãn được những nhu cầu của người sử dụng với

một sự ước lượng chính xác về kinh phí cũng như thời gian dành cho sản phẩm đó.
Phases
D iscip H n tM

Business Modeltna
Reauirements
Analvsis & Desian
Imntementatton

Deolovment

í ---------- I —

Configuration
8t Chanoe Momt
Project Manaqement

1

1

....

Environment








InltM
Iterations
Mô hình trên cho ta thấy kiến trúc tổng thể của RƯP. Nó bao gồm hai trục chính
■ Trục nằm ngang thể hiện thời gian, cho thấy chu kỳ sống của một tiến
trình công việc.
■ Trục thẳng đứng thể hiện các nguyên tắc, đó là một nhóm các hoạt
động cần phải thực hiện khi xây dựng một sản phẩm phần mềm.

Trang 8/47


Dựa vào mô hình trên ta có thể thấy được mức độ ưu tiên của các công việc vào
từng thời điểm. Ví dụ trong những vòng lặp ban đầu chủng ta chú trọng nhiều hơn
tới việc thu thập yêu cầu, còn trong những vòng lặp tiếp theo chúng ta tiêu tốn nhiều
thời gian hơn vào vấn đề thực hiện triển khai.

5.1.3. Công cụ thiết kế - Rational Rose
Rational Rose là một công cụ mạnh trợ giúp cho việc phân tích và thiết kế
hướng đối tượng được phát triển bởi hãng Rational. Rational Rose giúp ta mô hình
hoá hệ thống trước khi bắt tay vào lập trình, do đó ta có thể hình dung được hệ thống
một cách cụ thể từ khi khởi tạo tới khi kết thúc dự án.
Những mô hình được xây dựng bởi Rose là một bức tranh toàn cảnh về hệ
thống. Nó có thể tạo lập tất cả các biểu đồ theo ngôn ngữ mô hình hoá trực quan
ƯML như biểu đồ Use case, Sequence, Collaboration, Class.... Nó giúp ta mô tả
một cách chi tiết những thành phần và sự hoạt động của hệ thống. Do đó người lập
trình có thể sử dụng nó như là một bản thiết kế trong suốt quá trình tiến hành xây
dựng hệ thống.
Mô hình hoá hệ thống đưa ra cho chúng ta một qui trình làm việc theo
phương pháp:


Theo phương pháp này tất cả các thành viên tham gia dự án có thể cùng tham
gia thảo luận về thiết kế của hệ thống trước khi bắt tay vào lập trình, do đó các thành
viên trong hệ thống có thể tránh được việc hiểu nhầm yêu cầu bài toán đặt ra.

5.1.4. Hê điều hành
Web Server/Application Server, Database Server và Certificate Server sử
dụng hệ điều hành Windows 2000 Server. Windows 2000 Server là một hệ điều
hành có tính ổn định, linh hoạt và bảo mật cao với các tính năng nâng cao về mạng,
ứng dụng và các dịch vụ Web. Windows 2000 Server cung cấp các công cụ quản trị
mềm dẻo và thuận tiện, là một nền tảng đáng tin cậy cho các ứng dụng.

Trang 9/47


5.1.5. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu - MS SQL Server (2000, 2005, 2008)
Cơ sở dữ liệu quan hệ SQL Server là một RDBMS tiên tiến và thông dụng
nhất. Được bổ sung rất nhiều tính năng mới với nhiều cải tiến về tốc độ và chất
lượng:
■ Data Warehousing với Analysis Service;
■ Tích hợp XML;
■ sẵn sàng cao và Bảo mật;
■ Tốc độ và chất lượng ;
■ Phiên bản RDBMS này có thể dễ dàng phát triển ứng dụng với các
công cụ quen thuộc: SQL, Visual Basic, Visual C++,.NET...
SQL Server 2000 hỗ trợ đặc biệt cho việc xử lý nhiều loại dữ liệu:
■ Âm thanh, hình ảnh, video;
■ Dữ liệu bản đồ;
■ Dữ liệu thời gian;
■ Văn bản.

SQL Server là thành phần chủ chốt trên môi trường phát triển các ứng dụng
Web-Intemet. Được tích hợp trực tiếp bên trong cơ sở dữ liệu, các tính năng Internet
tạo khả năng cho các ứng dụng trên nền Web có thể được triển khai dễ dàng và
nhanh chóng. Các ứng dụng này có thể trực tiếp truy xuất đến cơ sở dữ liệu mà
không cần qua các khâu trung gian.

5.1.6. Công cụ phát triển - VB, ASP.NET, Crystal Report
VB .NET:
VB .NET là một ngôn ngữ lập trình nằm trong bộ công cụ Visual Studio .NET,
một sản phẩm chiến lược của hãng Microsoft. VB .NET là một ngôn ngữ lập trình
tiên tiến trợ giúp một cách hữu hiệu cho các lập trình viên trong việc xây dựng các
ửng dụng trên nền Microsoft .NET một cách nhanh chóng và tiện lợi.
VB .NET bao gồm các tính năng nổi trội sau:
Trang 10/47


Hiệu suất và an toàn:
■ Hỗ trợ tất cả các chuẩn hiện tại về lập trình trên Web như HTTP,
XML, SOAP;
■ Giảm thiểu các lỗi nghiêm trọng;
■ Giảm thiểu chi phí cho việc phát triển phần mềm với công cụ hỗ trợ
tích hợp trong việc xác định phiên bản.
Mạnh, tiện dụng và linh hoạt:
■ Dễ dàng trong việc xây dựng các chức năng của phần mềm ứng dụng
từ các qui trình nghiệp vụ;
■ Tính tương tác cao, cung cấp cơ chế hỗ trợ nội tại cho COM và
Windows based API;
■ Hỗ trợ UNICODE một cách toàn diện.
Crystal Report for Visual Studio .NET:
Crystal Report for Visual Studio .NET là một công cụ tạo báo biểu chuẩn của

VisualStudio .NET. Nó đem lại cho người lập trình khả năng tạo

lập các báo biểu

phức tạp có độ chuyên nghiệp cao. Thay bằng việc phải lập trình, lập trình viên có
thể sử dụng Crystal Report Designer để tạo lập và định dạng các báo biểu. Cơ chế
xử lý báo biểu rất mạnh của Crystal Report sẽ tự động xử lý các khai báo về định
dạng, nhóm thông tin hay các biểu đồ mà lập trình viên đưa ra.
Trong Visual Studio .NET ta có thể tạo mới một báo biểu hay chèn một báo
biểu sẵn có vào ứng dụng. Ta có thể giữ các báo biểu đó trên máy hoặc đưa chúng
lên Web Service trên Web Server phụ thuộc vào việc chúng ta đang phát triển một
ửng dụng Windows hay ứng dụng Web.
ASP.NET:
ASP.NET là một nền tảng hướng đối tượng hoàn hảo cho việc phát triển các
ững dụng Web. ASP.NET đưa ra một môi truờng phát triển thống nhất cung cấp các
dịch vụ cần thiết cho việc xây dựng các ứng dụng Web. Bên cạnh việc hoàn toàn

Trang 11/47


tương thích về củ pháp với ASP, ASP.NET còn cung cấp một mô hình và nền tảng
lập trình mới làm tăng tính bảo mật, độ linh hoạt và ổn định của các ứng dụng.
ASP.NET dựa hoàn toàn trên môi trường .NET, do đó ta có thể phát triển ứng
dụng trên bất cứ ngôn ngữ tương thích .NET nào như VB.NET, C#.NET hay
JScrip.NET. Thêm vào đó các ứng dụng đuợc viết bàng ASP.NET có thể sử dụng
toàn bộ các lớp thư viện nền trong .NET Framework như việc quản lý môi trường
•NET (CLR), Type Safety, kế thừa...
ASP.NET được xây dựng với một bộ công cụ thiết kể giao diện theo kiểu
WYSIWYG. Với Microsoft Visual Studio .NET, người sử dụng không những dễ
dàng hơn trong việc xây dựng các ứng dụng trên Web mà còn có thể sử dụng được

các tính năng thiết kế giao diện vô cùng thuận tiện mà bộ công cụ này cung cấp như
việc kéo thả các Control vào các trang Web và Debugging chương trình một cách dễ
dàng.
ASP.NET thừa hưởng được tất cả sự vượt trội về hiệu suất và tốc độ của .NET
Framewrok, hơn hẳn ASP và các nền tảng phát triển ứng dụng Web khác. Tất cả các
mã nguồn của ASP.NET đều được biên dịch (dịch một lần ra mã nguồn rồi chạy)
chứ không phải thông dịch (chạy đến đâu dịch đến đó) như các ngôn ngữ phát triển
Web khốc, do đó cho phép licn két sớm, phân loại nhanh và đưực dịch ra native
code, điều đó dẫn đến sự cải thiện đáng kể về tốc độ.
ASP.NET còn hỗ trợ một cơ chế Caching cho phép tăng tốc các truy cập của
người sử dụng, làm giảm truy nhập tới cơ sở dữ liệu, do đó làm tăng hiệu năng
chung của toàn bộ hệ thống.

5.1.7. Công cụ thiết kế giao diện - Visual Studio.NET
Với khả năng thiết kế giao diện một cách trực quan với các công cụ mạnh và
tiện dụng, Visual Studio.NET là một công cụ lý tưởng trong việc xây dựng các
nguyên mẫu giao diện chương trình.

Trang 12/47


5.1.8. Giải pháp kết nối cơ sở dữ liệu - SQL Server .NET Data
Provider
SQL Server .Net Data Provider sử dụng một giao thức riêng để giao tác với
SQL Server. Việc sử dụng SQL Server .Net Data Provider đem lại hiệu năng rất cao
bởi vì SQL Server .Net Data Provider cung cấp một đường truy nhập trực tiếp tới
SQL Server mà không cần qua một lớp trung gian như OLE DB hay ODBC.
Hình vẽ dưới đây mô tả sự khác biệt giữa SQL Server .NET Data Provider và
OLE DB .NET Data Provider


SQL Server .NET Data Provider

I OLE ĐB Service Component


o le

DB Provider

Microsoft SQL Server
7.0 or later

5.2. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ đề tài, nhóm tác giả sử dụng 4 nhóm phương pháp nghiên cứu
chính (Nhóm nghiên cứu cơ sở lý thuyết; Nhóm nghiên cứu cơ sở thực tiễn; Nhóm
nghiên cứu các công cụ hỗ trợ hệ thống; Nhóm nghiên cứu triển khai) được trình bày
cụ thể dưới đây

5.2.1. Nhóm nghiên cứu cơ sở lý thuyết
Nhiệm vụ chính là nghiên cứu công nghệ, phương pháp xây dựng và tích hợp
cổng thông tin với Hệ thống Quản lý sinh viên có sẵn do Trung tâm Công nghệ
Thông tin xây dựng. Trên cơ sở đó phân tích điểm mạnh, điểm yếu, tính sẵn sàng kết
nối và làm chủ hoàn toàn hoạt động của cổng thông tin đề xuất phương án là xây
dựng hệ thống cổng thông tin hoàn toàn mới sử dụng các kỹ thuật và công cụ hỗ trợ
đã nêu ở mục 5.1 đảm bảo các mục tiêu đề ra của dự án.

5.2.2. Nhóm nghiên cứu cơ sở thực tiễn
Nhiệm vụ chính là điều tra nhu cầu sử dụng, chức năng cổng thông tin của các
Phòng ban chức năng cũng như sinh viên đang học trong trường.


Trang 13/47


Bên cạnh đó nhóm cũng phải nghiên cứu kỹ các quy định của Bộ giáo dục và
nhà trường về đào tạo. Các quy định đó bao gồm các điều kiện để sinh viên được thi,
dược tốt nghiệp, được đăng ký môn học (có cả điều kiện tiên quyết)... Khi thể hiện
trong hệ thổng đó chính là các ràng buộc mà hệ thống bắt buộc phải tuân theo và
thực hiện đưa ra kết quả tổng hợp đúng.
Hiện nay nhà trường đang thực hiện việc đào tạo theo hình thức bán tín chỉ, sinh
viên của các khoa riêng biệt có thể đăng ký học cùng nhau những môn chung. Điều
đó khiến các bộ môn chung, nếu quản lý kiểu thủ công, không qua hệ thống tập
trung sẽ thiếu thông tin về sinh viên. Ví dụ như việc sinh viên có đủ điều kiện học
môn đăng ký không, quản lý điểm và trả lại kết quả học tập cho các khoa quản lý
sinh viên như thế nào, việc đóng học phí ra sao...
Kết quả nghiên cứu đã chỉ rõ cần phải có cổng thông tin cung cấp toàn cảnh
thông tin đào tạo góp giảm bớt áp lực làm việc của các khoa nhất là trong việc đăng
ký học.

5.2.3. Nhóm nghiên cứu các công cụ hỗ trợ hệ thống
Bao gồm việc nghiên cứu các công cụ hỗ trợ phát triển hệ thống, việc sử dụng
các công cụ lập trình và thiết kế cơ sở dữ liệu. Trên kết quả đạt được chuyển giao
công nghệ cho toàn bộ cá nhân tham gia đề tài để dễ dàng theo dõi thực hiện công
việc được giao.
Việc nâng cấp thứ hạng trên mạng cho cổng thông tin cũng là điều cần thiết. Để
Iíàm được điều đó nhóm nghiên cứu này đã tìm hiểu công nghệ “nhồi” Metadata vào
trang web, sự hoạt động của SEO (Search Engine Optimization - thủ thuật tối ưu hóa
tìm kiếm) và cách viết chương trình như thế nào để đạt được điều đó.
Ngoài ra cổng thông tin còn có tiện ích tra cửu điểm của các kỳ thi trên file
Excel do phòng đào tạo cung cấp, các biểu mẫu chứng nhận sinh viên (giao tiếp qua
chuẩn XML...). Do đó, việc sử dụng tiện ích như Excel, SmartDraw, chuẩn XML...

cũng được nhóm nghiên cứu đề cập.

Trang 14/47


5.2.4. Nhóm nghiên cứu triển khai
Nhiệm vụ chính của nhóm là tổng hợp toàn bộ kết quả của 3 nhóm trên đế đưa
ra được các yêu cầu chung về hệ thống (chức năng, giao diện), quyết định công cụ
dùng chính trong quá trình phát triển và quản lý tiến độ thực hiện.

5.3 Quá trình nghiên cứu
5.3.1. Khảo sát nhu cầu sinh viên
Qua khảo sát nhu cầu khai thác thông tin của sinh viên và phụ huynh, nhóm
nghiên cứu nhận thấy nhu cầu khai thác thông tin như sau:
■ Đối với thí sinh và phụ huynh: nhu càu tra cứu các thông tin như
những điều cần biết; điểm trúng tuyển, đề thi và đáp án của các năm
trước. Những thông tin này giúp thí sinh quyết định có nên thi vào
trường hay không và thi vào ngành nào. Qua kênh thông tin này góp
phần nâng cao được hiểu biết của thí sinh đối với nhà trường.
■ Thí sinh khi đã đăng ký dự thi vào trường: nhu cầu tra cứu thông tin về
phòng thi (Giấy báo dự thi), tra cứu địa điểm thi, sơ đồ điểm thi (nhằm
giúp cho thí sinh và gia đình đỡ vất vả tìm kiếm) và khi đã thi xong
việc tra cứu kểt quả thi, thứ hạng, điếm trúng tuyển, danh sách trúng
tuyển là thông tin rất được quan tâm.
■ Đối với sinh viên đang học trong trường: nhu cầu tra cứu và quản lý
thông tin liên quan trong suốt quá trình học tập. Các thông tin đó như
là khung chương trình đào tạo, kết quả học tập, các khoản phải nộp,
các khoản đã nộp, danh sách các lớp mà sinh viên tham gia... Khi nhà
trường chuyển dần sang hình thức đào tạo theo tín chỉ (như trong thời
điểm hiện tại là đào tạo bán tín chỉ) thì việc tránh xung đột thời gian

học và chủ động được trong việc đăng ký và học các môn chung là vấn
đề được sinh viên quan tâm nhất. Một vấn đề sinh viên cũng rất quan
tâm là khi cần giải quyết một thủ tục hành chính thì sẽ làm như thế
nào, các bước thực hiện ra sao và mẫu đơn được trình bày như thế nào?

Trang 15/47


■ Đối với phụ huynh học sinh nhu cầu cần thiết nhất là theo dõi được
tình hình học tập, tình hình tài chính của con em mình ra sao để có thể
chủ động trong việc chuẩn bị tài chính cho hợp lý ...
■ Yêu cầu về quản lý sinh viên nội trú, ngoại trú trong công tác quản lý
sinh viên của nhà trường là hết sức cần thiết.
■ Đối với sinh viên tốt nghiệp ra trường thì điều mong muốn là có thế
biết được tình hình của bạn bè ra sao, công việc như thế nào và khi có
việc cần thiết thì liên lạc với nhà trường qua các kênh thông tin nào.
Bên cạnh đó hệ thống có thể gửi E-mail tự động đến các cựu sinh viên
trong trường hợp cần thiết (thông báo họp Trường, điều tra nghề
nghiệp).

5.3.2. Khảo sát nhu cầu, quy trình nghiệp vụ Khoa và Bộ môn
Đối với các khoa bộ môn khi tổ chức cho sinh viên học theo tín chỉ thì vấn đề
quản lý danh sách sinh viên đăng ký, danh sách lớp, giải quyết các vấn đề trùng lịch
học của sinh viên là một điều hết sức khó khăn.
Hiện tại các đơn vị thường thực hiện như sau:


Liên hệ vớ i trợ lý khoa quản lý trực tiếp sinh viên để xác định các lớp

học, xác định thông tin cán bộ lớp

■ Tham khảo đến các lớp (thông thường là lớp trưởng) để xác định xem
lớp đó sẽ rảnh vào các thời gian nào trong tuần, dự kiến lịch học cho
lớp đó và gọi điện thỏa thuận với lớp trưởng về dự kiến lịch học
■ xếp lớp mở cho lóp đó (thông thường xếp nhiều lớp vào một lớp mở).
Hoặc
■ Một sổ đơn vị cho sinh viên đăng ký học vào giấy sau đó xếp lóp cho
sinh viên.
Cả hai cách làm trên đều bộc lộ nhiều hạn chế và mất nhiều thời gian để giải
quyểt như:

Trang 16/47


■ Do không phối hợp được giữa các đơn vị cho nên sự trùng lịch học của
thường xuyên xẩy ra
■ Mất nhiều thời gian để cập nhật thông tin vào hệ thống thông tin quản
lý đào tạo
■ Giải quyết vấn đề trùng lịch học cho sinh viên là rất phức tạp nhiều khi
phải hủy lớp vì không dủ sinh viên
■ Số lớp học mở ra có thời điểm không có học sinh có thời điểm thì lại
quá nhiều học sinh và dẫn đến quá tải trong giảng dạy
■ Quản lý danh sách lớp không ổn định dẫn đến khó theo dõi tình hình
học tập trên lóp của sinh viên
Từ những hạn chế trên, nhu cầu bức thiết của khoa và bộ môn cần phải có một
hệ thống cho sinh viên dễ dàng đăng ký, chủ động lịch học và giảm thiểu sự thay đổi
trong danh sách lớp học. Qua đó, hệ thống hỗ trợ giảm thiểu công việc của cán bộ
giáo viên trong việc tổ chức đăng ký học, tổ chức lớp và quản lý được danh sách các
l ớp mở.

5.3.3. Khảo sát nghiệp vụ Phòng Đào tạo

Quá trình khảo sát tại Phòng Đào tạo, nhóm tác giả nhận thấy một số quy định
như sau trong đào tạo:
■ Sinh viên có thể học một số môn trong một số học kỳ khác nhau,
không nhất thiết tất cả sinh viên trong một lớp hay một ngành phải học
sổ môn như nhau tại cùng một thời điểm. Khi sinh viên học một môn
học tại học kỳ nào thì sẽ tính điểm tại học kỳ đó.
■ Điều kiện để một sinh viên được đăng ký học môn học do nhà trường
tổ chức là:
■ Môn học đó phải nằm trong chương trình đào tạo của ngành học mà
sinh viên đang theo học

Trang 17/47


■ Để học một môn học, có thể sinh viên phải học xong và có kết quả đạt
quy định của một số môn nào đó trước (các môn học yêu cầu đó gọi
điều kiện tiên quyết của môn học cần đăng ký)
■ Sinh viên phải chưa đăng ký học môn học này hoặc đã đăng ký học
nhưng sau hai lần thi sinh viên vẫn chưa qua điểm đạt (trường họp phải
học lại)
■ Đăng ký trong một thời gian, tổ chức cho một vài khoa cụ thể nào đó
■ Cần quản lý được tình hình ở nội và ngoại trú của sinh viên
■ Theo dõi và dánh giá được được tình hình công việc của sinh viên đã
ra trường

5.3.4. Khảo sát nhu cầu nghiệp vụ Phòng Tài chính - Ke toán
Quan quá trình khảo sát tại Phòng Tài chính - Kế toán, nhóm tác giả nhận thấy
C'0 những nhu cầu như sau:
■ Đối với một số hệ đào tạo của nhà trường, sinh viên học môn học nào
phải đóng tiền theo các môn học đó

■ Công bố công khai cho sinh viên các khoản phải thu, quá trình thu học
phí của sinh viên, các khoản thừa thiếu của sinh viên
■ Tổng hợp tình hình đóng học phí, sinh viên nào chưa đóng hoặc quá
hạn bị nhắc nhở

5 .3.5. Nghiên cứu Quy định về đào tạo
Nhóm tác giả đã thực hiện tìm hiểu và nghiên cứu các quy định về đào tạo như:
■ Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín
chỉ (Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
■ Quy chế về đào tạo đại học và cao đẳng (Quyết định số 25 /2006/QĐBGDĐT ngày 26 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo)

Trang 18/47


■ Quy định về hồ sơ học sinh, sinh viên và ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý hồ sơ học sinh, sinh viên (Quyết định số 58/2007/QĐBGDĐT ngày 12 tháng 10 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo)
■ Các quy định về đào tạo của nhà trường
Nhàm xây dựng hệ thống hoạt động theo đúng các quy định của Bộ giáo dục đề
ra, hồ trợ tốt công tác nghiệp vụ của cán bộ giáo viên và cung cấp thông tin kịp thời
đến sinh viên.

6. Bộ yêu cầu về cổng thông tin
Qua khảo sát nghiệp vụ và kết quả nghiên cứu đạt được, nhóm tác giả đề ra các
yêu cầu tối thiểu mà cổng thông tin phải đạt được:
■ Quản lý tất cả các thông tin liên quan đến sinh viên (đặc biệt phải đáp
ứng cả trường hợp sinh viên theo học nhiều ngành)
■ Do chương trình thiết kế theo mô hình client/server nên hệ thống phải

có khả năng hoạt động tốt, các dữ liệu được bảo toàn và không xảy ra
xung đột trong bất kỳ trường hợp nào
■ Tại mỗi chức năng, thông tin đều được sắp xếp theo năm, hệ, khoa để
tiện cho việc tra cứu
■ Hỗ trợ tốt Unicode, dễ thay đổi nội dung (sử dụng template, chức năng
soạn thảo giống Word)
■ Sinh viên dễ dàng tra cứu thông tin, kết quả khi cần thiết
■ Việc giao tiếp, trao đổi, phản hồi, trợ giúp đối với người dùng thuận
tiện
■ Giao diện tiếng Việt trực quan, dễ dùng
■ Việc nâng cấp, cài đặt hệ thống dễ dàng và cấu hình mềm dẻo

Trang 19/47


■ Yêu cầu về phần cứng máy chủ phù hợp và chạy tốt trên tài nguyên
hiện có của Trường (chạy trên máy chủ CSDL SQL, máy chủ hệ điều
hành Windows 2000, Windows NT, Windows 2008)
■ Tích hợp, tổng hợp thông tin từ hệ thống quản lý sinh viên sẵn có

7. Tiến đô thưc hiên






Số

Các nội dung, công việc


Sản phẩm phải

Thời gian (bắt

Người thực

TT

thực hiện chủ yếu

đạt

đầu, kết thúc)

hiện

Xây dựng đề cương nghiên

Đe cương nghiên

cứu

cứu

1

2

Khảo sát, phân tích hiện

trạng

Khảo sát yêu cầu nghiệp vụ
3

tại các khoa, phòng ban
chuyên môn

4

Phân tích bài toán

5

Thiết kế hệ thống

6

Lập trình hệ thống
Tích hợp số liệu từ phần

7

mềm quản lý đào tạo và
chạy thử

8

9


Chỉnh sừa hoàn thiện hệ
thống

Viết báo cáo tổng kết đề tài

09/2010-10/2010

Nguyễn Hoàng
Dương

Báo cáo phân
tích, đánh giá

09/2010-10/2010

Nhóm tác giả

09/2010-10/2010

Nhóm tác giả

10/2010-11/2010

Nhóm tác giả

11/2010-12/2010

Kiều Văn Khải

12/2010-02/2011


Nhóm tác giả

hiện trạng

Yêu cầu nghiệp
vụ

Yêu cầu bài toán
Bản thiết kế hệ
thống
Phần mềm

Phần mềm và số
liệu chạy thử

Kiều Văn Khải,
02/2011-03/2011

Nguyễn Hoàng
Dương

Hệ thống

02/2011-03/2011

Báo cáo tổng kết

03/2011-03/2011


Nhóm tác giả

Nguyễn Hoàng
Dương
Trang 20/47


8. Dự kiến sản phẩm và địa chỉ ứng dụng
Sản phẩm giao nộp là một bản thuyết trình, đĩa CD lưu toàn bộ mã nguôn Công
tỉnông tin và hướng dẫn cách cài đặt.
Loại và tên sản phẩm: cổng thông tin đào tạo Trường ĐH Hà Nội.
Địa chỉ có thể ứng dụng: Trường đại học Hà Nội.

9. Kết quả thực tiễn đạt được
cổng thông tin hiện nay đã được cài đặt, chạy ổn định tại địa chỉ
:8080/dai-hoc-ha-noi/VRP02/trang-chu-chuong-trinh.ptu



được người dùng đánh giá cao. số lượt người truy cập tính đến thời điểm hiện tại có
trên 3 triệu lượt.
Nếu tìm kiếm với từ khóa “Cổng thông tin đào tạo” bằng công cụ tìm kiếm
Google thì Cổng thông tin đào tạo HANU luôn có trong kết quả của 5 vị trí đầu tiên,
tihường xuyên là vị trí thứ nhất hoặc thứ 2.

9.1. Đối với sinh viên trong trường
■ Được cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, thuận tiện và dễ dàng;
■ Năm bắt và chủ động kế hoạch học tập của mình qua đăng ký môn học
trực tuyến (nâng cao kế hoạch chủ động trong việc học các môn
chung). Qua đó cũng giảm tải công việc quản lý kết quả học tập của

sinh viên tại các khoa;
■ Nhắc nhở sinh viên về tình hình đóng học phí, giấy tờ, lịch thi, điểm;
■ Có kênh thông tin để sinh viên phản hồi với phòng ban chức năng;
■ Tự cập nhật những thông tin cá nhân thường xuyên thay đổi vào Lý
lịch cá nhân điện tử do nhà trường quản lý;
■ Tự cập nhật được thông tin ngoại trú;
■ Quản lý thông tin trong quá trình học tập của sinh viên;
■ Qua đó có thể khảo sát tình hình ra trường đi làm của cựu sinh viên.
Trang 21/47


9.2. Đối với phụ huynh và học sinh dự thi đại học
Việc tích hợp module Hồ trợ tuyển sinh vào cổng thông tin đào tạo HANU đã
giúp cho:
■ Năm 2008: số lượt truy cập vào trang web khoảng 10.000 trên tổng số
8623 thí sinh dự thi đủ 3 môn
■ Năm 2009: số lượt truy cập tăng lên gấp 2 lần (23.000 trên tổng số
6287 thí sinh dự thi đủ 3 môn) và được nhiều web khác chỏ kết quả
đến trong tìm kiếm
■ Năm 2010: chính thức hoàn thiện và toàn bộ thông tin tuyển sinh đại
học được cung cấp trên cổng. Đây chính là kênh thông tin chính của
nhà trường và được thí sinh quan tâm theo dõi từ khi đăng ký cho đến
khi có kết quả chính thức
■ Giảm thời gian cung cấp thông tin, trả lời điện thoại, giải đáp thắc
m ắc... cho cán bộ chuyên trách
■ Nhiều thí sinh ở xa, thất lạc giấy báo vẫn có thể tra cửu thông tin
phòng thi, kết quả... và các thông báo khác để đến làm thủ tục kịp thời
■ Qua vỉộc cung cáp sơ đồ và địa diẻm tỉiỉ chi liét đa giúp thí siiili đén
địa điểm thi một cách an toàn, đúng lịch
■ Việc cung cấp thông tin một cách công khai góp phần giảm thiểu sự sai

lệch về thông tin cá nhân của thí sinh tham dự kỳ thi
■ Tích hợp thành công với cổng thông tin hiện có của Trường

9.3. Đối với Nhà trường
Hiện nay có Khoa Quản trị Kinh doanh (thực hiện đối với chuyên ngành 2),
Khoa Giáo dục Chính trị và Bộ môn Tin học cơ sở - Khoa Công nghệ Thông tin sử
dụng chức năng đăng ký học trực tuyến với tổng số 542 lớp học được mở của 55
môn và 6.788 lượt sinh viên đăng ký học thành công (từ 2009-2010 và 2010-2011).

Trang 22/47


T r a f f ic

Qua đó góp phần giảm tải công việc các phòng ban

Rank

điotao.hanu.vn:8080

chuyên môn, nâng cao thứ hạng trang chủ. cổng thông tin sẽ

2 2 7 ,9 2 3
Oct 12, 2010

là một kênh cung cấp tin tức đào tạo phổ dụng nếu hệ thống

(j)Alcxa

được duy trì tốt.


10. Mô hình hệ thống triển khai
10.1. Thông báo, tin tức toàn trường

X /H lil

B t h ố n g b ào to à n trư ờ n g

lông bbáo
Tin tứ c - Thông
áo
HỖ trợ IT

*!
»1

(«9

J Tin nhền riềng

*

Đ àng ký hoc

ì n h ê n viền v àn phòng làm yịêc ta i Lĩẻn Bang Nga (0 8 /1 0 /2 0 1 0 );

tố n g th ô n g tin D ào ta o

( P TT U )


Help

Kgn toìn bô >

l i o n ạ bbáo
- TThong
á o ilịch l l Ọ Í móll T H C S

đọ t 1

năm học 2010-2011

Tin ữ oc nhiều n h á t .

• Tta cửu Thòng tin Phóng thi Tuvèn
»inh Đ m hoc năm ?010 - Truông Đ á

Bộ m ôn Tin học co' sở - K hoa CNTT, thông báo danh sách 22
lớp đ ã đ ă n g ký v à bắt đ ầu học từ ngày [1/1Ũ/2Ũ10.

_
h^ H a H ^ng<

V Tin tức

• TIióimi tin tuvcn »inh g á hoc 201»

^ Khung đào tao

. về >riêc aánq ký h ot moil Tin hot t


s*

ỉ NhOnc diêu cân Diết

t Văn bàn phó’câo

123

ĩ Tin Video
■Vẽ vĩẽc đáng ký hoc m6n Tin hoc cơ 50 (08/10/2010) 4 $ Ị ỷ

ì SẾEJÍ



■Giây trlêu tjp thí sinh trúno tuvwi kỳ thi Oai hoe nẽm 2010 (26f0a/201ũ) < J S »

Chuyên mục nhằm cung cấp tin tức, khung đào tạo, những điều cần biết, văn
bản phổ cập, hỗ trợ kỹ thuật qua chat khi cần và phản hồi thông tin.

Giao diện web dễ dùng, thuận tiện, qua đó người dùng (không cần đăng nhập)
có thể truy cập các thông tin chung nhất để tìm hiểu về Trường.
Quá trình truy cập tin tức được tổng hợp thành mục tin đọc nhiều và được quan
tâm nhất. Giúp người dùng hình dung ngay chủ đề nóng của mục.
Việc góp ý xây dựng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường cũng
được đề cập tại Góp ý. Tại đây người dùng có thể gửi thư góp ý đến các phòng ban
chức năng.
Nhóm thực hiện đề tài đã rất công phu nghiên cứu và làm chủ công nghệ gửi Email dạng phản hồi (Mỗi phòng ban phụ trách có một E-mail riêng, người góp ý sẽ
gửi vào E-mail đó).


Trang 23/47


10.2. Tuyển sinh đại học
/ /
lin tức

llll

Chọn Nẫm tuyển sinh cỗn hiển thị

j 201 0 ~^1

L J X e m thông tin

Thõng báo

Tra cửu đ iếm thi

Những đĩêu cân biệt
vê tuyên sinh đại học và cao đẳng năm 2010

Tuyến sinh ĐH
ĩ- Những đêu căn biết

T R Ư Ờ N G ĐAI HỌC HÀ NÓI
(Ký hiệu NHF)

:• Lich thi cân nhở

:* Đia điếm thi

- Tuyên sinh trong cà nước.

Tổng chì tieu: 1700

- Ngày thi và khối thi theo quy đinh
của Bộ GD&ĐT.

Km9, đường Nguyễn Trãi,

J Tra cứu Phòng thi

Q.Thanh Xuân, Hà Nội

Dư kiến điểm TT

- Điểm trúng tuyền theo ngành và
khối thi (môn Ngoại ngữ nhân hệ số
2).
- Kí túc xá có thể tiếp nhận 200 sinh
viên cho khóa tuyển sinh 2010.

» Đ T : 04.38547453

ĩ* TB Phúc kháo

w Website: www.hanu edu.vn

:■Tra cứu Kẽt Qué

:• Điếm trúng tuyến

- Các ngành Quản trị Kinh doanh, Du
lịch, Quốc tế học, Khoa học Máy
tính, Tài chính, Kế toán (dạy bằng
tiếng Anh) sinh viện học 3 k ị đầu các
môn ccr sở và tiếng Anh đề đạt 550

:• TOD - D5 trúng tuyến
} Thứ hang
> PS tĩúnq tuyến

Các nyành đào tạo đại học:

í Kêt quá phúc kháo



Khối

Chỉ

ngành

thi

tièu

Chuyên mục cung cấp toàn bộ thông tin liên quan đến kỳ thi tuyển sinh đại học
hệ chính quy từ khâu thông báo nộp hồ sơ đến khi nhập học. Dữ liệu được chuyển từ

phần mềm tuyển sinh của Bộ giáo dục sang. Điểm nổi bật của chuyên mục là cung
cấp thông tin phòng thi (sơ đồ kèm theo nếu được cung cấp), lý lịch thí sinh, những
chú ý khi đi thi, điểm thi, thứ hạng (khi có điểm)... Qua đó thí sinh tham dự kỳ thi
có thể tra cứu mọi thông tin liên quan để kịp thời phản ánh với Ban chỉ đạo tuyển
sinh sửa sai trong trường hợp cần thiết.

10.3. Thông tin cá nhân

X / iHll



i

Phạm Thị Hông c h â m I Má sô: 09070 1 0 0 2 5 I | T ĩ ẽ n g A nh

m

m

Tuyên sinh ĐH

1 Khóa 2 0 0 9 I

h9 c chính 1u y I Đ anO hec

LÝ LỊC H S IN H V IÊN

Tin tức - ThfKw báo


Ita

3

Miánhvién

<8^

Họvảtền

Đê thi Đại học
Hội nghi - Hội thảo
Học mỗi ngày
Thõng tin cá nhân

im<3ÓItính c Narn p Mữ

Ngàysinh

Nolánh|

QuSct)ch

Dẵntộc[

SÕCMT

TPbânthânI

3


TôngiáoI

^ Đối mết khấu

> E:maiỊ tý nhân
:■sơ yêu lý lịch

t
'^. - Jã»
Tinh/T.Phõ

1

Địa chi TT

1

55 báo danh

|672

Chuttng trìn h đ à o tạ o

Khu vực

| K V 2 N IT

Thông tin lớp học


Điếm môn 1

> Giãy tò liền quan
^ Thông tin nooã trú

t Thóng tin nôi trú

rh õ n g tin học phí
Thông tin thi
tcẽt quà học tập

Điẽm thưòng
ĐT dự thi

Khôi thi |ũ1

Điểm môn 2 1B.75

1
1



Quậi/HuyệnỊ '

s tM K
Xỉ/Phưàng 1

d


Ngành học |701

ĐiếmmSn3[7

Tống điếm |21.5

Lý do thưòng 1

~3

Đôi tượng trạ cãp I

d

Trang 24/47


×