Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài thơ " Sóng" - Xuân Quỳnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.68 KB, 5 trang )

Xuân Quỳnh là một nhà thơ nữ nổi lên từ thời kì đầu xây dựng hoà bình với những bài thơ tươi
trẻ qua phần Chồi biếc trong tập thơ Tơ tằm và chồi biếc (in chung với Cẩm Lai). Thơ Xuân
Quỳnh mang nặng tình cảm thiết tha, gắn bó với cuộc đời, biết vượt lên những thử thách khó
khăn để xây dựng hạnh phúc chung. Riêng về thơ tình Xuân Quỳnh có những tình cảm đằm
thắm, đôn hậu, thuỷ chung. Hai bài thơ tình được nhiều người biết đến là Thuyền và biển và
Sóng. Trong cả hai bài thơ tác giả dùng hình thức ẩn dụ để nói về tình yêu lứa đôi. Quan hệ giữa
thuyền và biển là quan hệ của tình yêu. Biển tượng trưng cho người con gái, thuyền tượng trưng
cho người con trai, quan hệ là gắn bó thắm thiết. Tuy nhiên có lúc biển nổi sóng để xô thuyền
cũng như tình yêu có lúc va chạm. Nhưng rồi cuối cùng vẫn là tình yêu hạnh phúc. Trong bài
Thuyền và biển, Xuân Quỳnh viết:
“Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu về đâu”.
Xuân Quỳnh đã khéo liên hệ tạo cho mối quan hệ này nhiều sắc thái phù hợp với tình yêu đôi lứa
và cũng phù hợp với đặc điểm của đối tượng miêu tả:
“Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau rạn vỡ.
Nếu từ giã thuyền rồi
Biển chỉ còn sóng gió
Nếu phải cách xa anh
Em chỉ còn bão tố.”
Ở bài Sóng Xuân Quỳnh tập trung hẳn vào hình tượng sóng và qua những biến hoá của sóng
Xuân Quỳnh nói lên tình yêu đôi lứa. Tất nhiên đây không phải là những con sóng cô đơn mà
trong một tương quan gắn bó sóng với bờ, sóng là Em và bờ là Anh. Có nhiều hiện tượng thiên
nhiên có khả năng nói lên được đặc điểm của tình yêu như ngôi sao, vầng trăng, ngọn gió, ngọn
lửa. Nguyễn Đình Thi cũng hay sử dụng những biểu tượng ngôi sao, ngọn lửa, ngọn gió để nói
lên tình yêu:
-“Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh”


-“Ngọn lửa nhớ ai mà hồng đêm lạnh”
-“Anh vẫn yêu em như lữa dữ
Như gió mùa xuân quạt dịu hiều”
Nhưng dù sao mọi hiện tượng đều hữu hạn, và sóng có khả năng biểu hiện khá đầy đủ sự phong
phú của tình yêu. Sóng là một hình tượng ẩn dụ vừa hoá thân vừa hoà nhập với cái tôi trữ tình.
Và ở đây sóng phải góp phần nói lên tình cảm, tình yêu của một tâm hồn thơ nữ.
Sóng là một hình tượng đẹp của thiên nhiên được vận dụng để nói lên nhiều trạng thái của tình
cảm và riêng với tình yêu thì con sóng phải mang một sắc thái đặc biệt. Không phải là con sóng
nhỏ lăn tăn của ao vàng “Sóng biếc theo làn hơi gợn tí” (Thu điếu) hoặc như sóng gợn để nói lên
nỗi buồn kéo dái “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp”(Tràng Giang). Bản thân con sóng cũng
có nhiều trạng thái biểu hiện, khi lặng lẽ dịu êm khi lại ồn ào, dữ dội:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”
Con sóng cũng như tình yêu với bao khát vọng bồi hồi, khi mạnh mẽ khi dịu em, và sóng cũng
phải tìm đến tận biển cả giữa đại dương mênh mông mới thực sự tìm thấy chính mình, và nhận
thức được sức mạnh và những khát khao đích thực của con sóng.
Con sóng là vĩnh hằng gắn với sự vĩh hằng của biển khơi muôn đời, con sóng của ngày xưa với
con sóng của hôm nay không có gì thay đổi, vẫn dào dạt, vẫn sôi nổi như tình yêu của tuổi trẻ
muôn đời vẫn bồi hồi. Xuân Quỳnh đã liên hệ tình yêu của tuổi trẻ với con sóng của đại dương:
“Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ.”
Tình yêu là một tình cảm lớn lao, thiêng liêng phát triển theo những quy luật chung của đời sống
xã hội và những quy luật riêng của mỗi tình yêu lứa đôi, song không dễ cắt nghĩa được đầy đủ
bản chất, sự vận động và những biến hoá của tình yêu. Xuân Diệu viết:
“Làm sao cắt nghĩa được tình yêu
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều

Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu.”
Tình yêu là tiếng nói của con tim nên cũng rất khó xác định một cách cụ thể những tiêu chuẩn
của sự yêu thích. Xuân Quỳnh cũng đã nêu lên tính quy luật và không có quy luật của tình yêu:
“Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau.”
Thực ra: “Gió bắt đầu từ đâu” là có thể giải thích được, nhưng cái khó khăn hơn là phải giải thích
và xác định : “Khi nào ta yêu nhau”, khi nào mặt biển nổi sóng, những con sóng của tình yêu.
Chính nhà thơ tình nổi tiếng Xuân Diệu cũng có lúc phải nhận xét:
“Tình yêu đến – tình yêu đi, ai biết.”
Tình yêu lứa đôi thường được biểu hiện bằng nhiều trạng thái tình cảm và một nỗi nhớ là một
tình cảm tiêu biểu nhất. Tất nhiên trong cuộc đời khi xa cách sẽ có nhiều nỗi nhớ: con nhớ cha
mẹ, bạn bè nhớ nhau… Nhưng nỗi nhớ trong tình yêu lại có những đặc điểm khá riêng biệt. Nỗi
nhớ được biểu hiện với nhiều màu sắc ở trong thơ, đó chính là cái chứng tích của tình yêu đích
thực.
Nhà thơ Hàn Mặc Tử có một ý thơ đẹp:
“Khi xa cách không gì bằng thương nhớ”
Người xưa đã từng nhớ nhau:
“Nhớ chàng như mảnh trăng đầy
Đêm đêm vầng sáng hao gầy đêm đêm.”
Rồi nỗi nhớ và trạng thái tương tư trong Truyện Kiều:
“Sầu đong càng lắc càng đầy
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê”
Và thơ hiện đại với nỗi nhớ của Xuân Diệu:
“Anh nhớ tiếng, anh nhớ hình, anh nhớ ảnh
Anh nhớ em, anh nhớ lắm em ơi”.
Và nỗi nhớ trong thơ Hàn Mặc Tử:
“Người đi, một nửa hồn tôi mất

Một nửa hồn kia hoá dại khờ

Hôm nay có một nửa trăng thôi
Một nửa trăng ai cắn vỡ rồi
Ta nhớ mình xa thương đứt ruột
Gió làm nên tội buổi chia phôi.”
Trong bài Sóng, Xuân Quỳnh đã biểu hiện nỗi nhớ qua âm thanh của tiếng sóng vỗ suốt ngày
đêm vào bờ, thao thức không ngủ được. Xuân Quỳnh đã nói lên nỗi đau da diết qua hình tượng
sóng, những con sóng thao thức đập vào bờ nhưng không biết đến thời gian.
Con sóng vỗ như một tình cảm bồi hồi khao khát, như tình yêu tìm đến hạnh phúc và đến đây
bài thơ xuất hiện hình ảnh của đôi bờ. Con sóng nào cũng khao khát đến bờ, hình ảnh của bến
bờ như cái đích đi tới và con sóng sẽ không chơi vơi, bỏ cuộc. Xuân Quỳnh đã có những liên
tưởng rất sáng tạo để nói lên một tình yêu chung thủy:
“Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng nhỏ
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vàn cách trở.”
Sóng và bờ thể hiện quan hệ nam nữ trong tình yêu lứa đôi. Trước hết Xuân Quỳnh nói lên tình
yêu thắm thiết như con sóng khao khát đến bờ, như tình yêu tìm đến với hạnh phúc.
Xuân Diệu trong một bài thơ tình về biển viết ở tuổi 50 nhưng vẫn dào dạt sôi nổi như tình yêu
ban đầu khi ông sử dụng hình tượng sóng và bờ:
“Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi
Đã hôn rồi hôn lại
Cho đến mãi muôn đời
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt.”
Ở ý thơ trên Xuân Quỳnh còn muốn nói là hạnh phúc trong tình yêu không dễ dàng mà đạt được,

phải biết vượt qua những thử thách và khi đã vượt qua được thử thách thì tình yêu càng bền
vững.
Từ không gian mênh mông tác giả trở về với thời gian. Tình yêu bao giờ cũng phải đuợc thử
thách với thời gian. Xuân Quỳh đã liên hệ những con sóng đã trải qua thời gian vẫn vỗ, vẫn dào
dạt và khao khát tìm đến bờ:
“Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa.”
Bài thơ đựơc kết thúc với những tình cảm riêng của tác giả mong ước được tan ra thành trăm
ngàn con sóng muôn đời với biển khơi.
“Làm sao đựơc tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.”
Xuân Quỳnh đã bộc lộ vẻ đẹp của một tâm hồn thơ nữ khao khát sống và yêu thương. Tác giả
muốn nói đến một tình yêu đẹp và thiêng liêng, đắm say, chung thuỷ, độ lượng của người phụ
nữ.
Xuân Quỳnh trong bài thơ Sóng đã thể hiện được một tình yêu có tính chất truyền thống như
tình yêu muôn đời nhưng vẫn mang tính chất hiện đại của tình yêu hôm nay.
Vẫn là Sóng nhưng của Phạm Đình Ân nha !!!!
Nhà thơ Xuân Quỳnh có một chùm thơ về biển.
Thuyền và biển, Sóng, Chỉ có sóng và em. Bài Sóng được nhiều bạn đọc nhớ đến, đây là một
trong những bài thơ tình hay nhất của chị.
Sóng là nơi tập trung nhiều đặc điểm của thơ Xuân Quỳnh. Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh
không còn dừng ở mức độ tình yêu buổi đầu giản đơn hò hẹn, non nớt, ngọt ngào mà là tình yêu
- hạnh phúc, tình yêu gắn với cuộc sống chung, với nhiều đòi hỏi ở chiều sâu của tình cảm, với
nhiều minh chứng của thử thách, mang đậm dấu ấn trách nhiệm.
Bài Biển của Xuân Diệu chỉ có một ý xuyên suốt: tình yêu mãnh liệt của lớp lớp sóng biển (nhân
vật anh) “nghiền nát” bờ (nhân vật em) là đối tượng yêu của nó.Bài Sóng của Xuân Quỳnh thì lại

khác. Con sóng, những con sóng được ngầm hiểu như là em, người con gái, là “nỗi khát vọng
tình yêu” còn bờ là anh. Bài thơ như một câu chuyện truyền thuyết về tình yêu đôi lức: con sóng
vốn xưa ở đâu đó trên đất liền, “Sông không hiểu nổi mình – Sóng tìm ra tận bể”, rồi lại ở trên
biển mãi, nhớ bờ, lại liên hồi tìm về bờ bến cũ.
Nếu đọc lướt một đôi lần, không thể hiểu hết, không thể cảm hết được cái hay của bài thơ. Cái
tứ thơ tình yêu của sóng biển với bờ được xác lập một cách rõ ràng rồi, quen thuộc rồi, nhưng
bao hàm nhiều ý, phức tạp, biểu đạt một tâm trạng không giản đơn, không thuận chiều.
Đó không chỉ một mức độ, một trạng thái tình cảm nào:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước.
Đó là câu hỏi nghìn năm của con người và tạo vật (mà hầu như chưa bao giờ có lời đáp trọn
vẹn), hỏi chính mình về mình:
Sóng không hiểu nổi mình.
Hỏi người khác về mình, về tạo vật, về tình yêu:
Trứơc muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu ?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau.
Đó là nhớ mong khao khát trong cách trở muôn trùng biển lớn:
Những con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở.
(Ở bài Thuyền và Biển, Xuân Quỳnh coi biển như nhân vật em, nhân vật anh là thuyền. Thuyền

có thể xa vắng “đi đâu về đâu” khiến tình yêu của đôi lứa này cũng nhớ mong khao khát trong
cách trở, hai bài Sóng và Thuyền và biển đều thống nhất trong một Xuân Quỳnh).
Cấu trúc của bài thơ Sóng được xác lập theo cách đan xen hình tượng: sóng - bờ (hai khổ đầu),
sau đó em – anh (khổ thứ ba, thứ tư), rồi lại sóng - bờ (khổ thứ năm), tiếp đến em – anh (khổ
thứ sáu), rồi lại sóng - bờ (khổ thứ bảy) và sau lớp lớp sóng đan xen tới lui như vậy, biển lặng
dần đi, nhường chỗ cho suy tư xa rộng về cuộc đời, năm tháng, về các quy luật vĩnh hằng của tự
nhiên:
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa.
Để rồi đến ngay khổ thơ kết thúc, hai cặp hình tượng sóng - bờ và em – anh giao kết, ở đó tình
yêu của thiên nhiên và con người xuyên thấu vào nhau là một hay là hai, không thể phân biệt
được. Nhân vật em muốn “Làm sao được tan ra – Thành trăm con sóng nhỏ” để được yêu gấp
trăm lần “Giữa biển lớn tình yêu” về để yêu cho kịp vì “Cuộc đời tuy dài thế - năm tháng vẫn đi
qua”.
Bài thơ dẫn dắt người ta đi qua nhiều nỗi cách trở, mất còn, nhớ thương, chờ đợi, dài như tháng
năm, rộng như biển lớn, cuối cùng quy gom về một mối, như sóng đập vào bờ bãi; tình yêu
mãnh liệt, khoáng đạt, sâu đắm, thuỷ chung.

×