Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.13 KB, 2 trang )
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIẾN THỨC MÔN TOÁN THEO TỪNG BÀI
PHẦN A: PHẦN SỐ HỌC
CHƯƠNG I: ÔN TẬP VÀ BỔ TÚC VỀ SỐ TỰ NHIÊN
Bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp
___________________________________________________
LỚP 6
I. CÁC KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1, Các ví dụ:
• Trong cuộc sống, ta cũng đã nghe rất nhiều các ví dụ về tập hợp: tập hợp các đồ dùng học tập,
tập hợp các học sinh của lớp 6A, tập hợp các phương tiện giao thông,…
• Trong Toán học, chúng ta sẽ làm quen với các ví dụ về tập hợp: tập hợp các số tự nhiên, tập
hợp các số tự nhiên bé hơn 4,…
2, Hai cách để viết tập hợp
• Người ta kí hiệu tập hợp bằng các chữ cái in hoa như: A, B, C, D,…
• Ví dụ: Tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 3, ta viết: 𝐴 = {0; 1; 2}. Khi đó các số
0; 1; 2 là các phần tử của tập hợp A. Như vậy, tập hợp A có 3 phần tử.
• Kí hiệu: 1 𝐴, đọc là “1 thuộc A” hoặc “1 là phần tử của A”.
5 𝐴, đọc là “5 không thuộc A” hoặc “5 không là phần tử của A”.
a) Cách 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp.
➢ Ví dụ 1: Viết tập hợp B là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4 bằng cách liệt kê các phần tử.
Ta viết: 𝐵 = {0; 1; 2; 3}
➢ Ví dụ 2: Viết tập hợp C các chữ cái a, b, c. Ta viết: 𝐶 = {𝑎, 𝑏, 𝑐}.
➢ Chú ý: Các phần tử của tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc nhọn { }. Nếu các phần tử là
số thì được ngăn cách nhau bởi dấu ";" . Nếu các phần tử là chữ cái thì ngăn cách nhau bởi
dấu phẩy "," . Mỗi phần tử được liệt kê 1 lần, thứ tự liệt kê tùy ý.
b) Cách 2: Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó.
➢ Ví dụ: Viết tập hợp B là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4 bằng cách chỉ ra tính chất đặc
trưng cho các phần tử của tập hợp đó. Ta viết: 𝐵 = x N | x 4 , với N là tập hợp các số tự
nhiên.