Tải bản đầy đủ (.pdf) (365 trang)

Giáo trình kinh tế học quốc tế từ thúy anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.16 MB, 365 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
P G S ,T S T Ừ T H ’J Y A N H

NHÀ XUẤT BẢN THỐNG KÊ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
PGS, TS TỪ THÚY ANH

Giáo trình

KINH TẾ HỌC
QUỐC TẾ
(Tái bản lần thứ nhất, cỏ chỉnh lý và bo sung)

I ỉeoãííGBẠÍ KỌcĨiÌÍaỉRMoị
I■


TỈ fM- üUf

iV
/ Fifỉr: M
iỉ



30035 4 15
NHÀ XUẤT BẢN THỐNG KÊ
HÀ NỘI - 2013



LỜI M Ở ĐẦU

Giảo trình Kinh tế học quốc tế được biên soạn phục
vụ trực tiếp nhu cầu học tập môn Kinh tế quốc tế của
viên và nhu cầu giảng dạy của giảng viên các trường đại
học nói chung và trường Đại học Ngoại thương nói riêng.
Giáo trình được biên soạn theo phương pháp hiện
đại và ở mức độ cơ bản. Các đồ thị và hình vẽ đều trực
quan, đơn giản. Yêu cầu về đại số là các phương trình dạng
tuyên tỉnh. Yêu cầu về kinh tế học là phương pháp phân
căn bằng bộ phận. Phân tích kinh tế học quốc tế bằng
phương pháp cân bằng tổng quát hay với các phương trình
dạng phi tuyến sẽ được đề cập ở giáo trình Kỉnh tế học
quốc tế nâng cao.
Năm 2010, cuốn sách lần đầu tiên được ra mắt bạn
đọc. Theo Quyết định

số1635/QĐ-ĐHNT-QLKH

tháng 12 năm 2010, trường Đại học Ngoại thương đã công
nhận cuốn sách: ‘‘Kinh tế học quốc

là giáo trình phục

vụ môn học Kinh tế quốc tế trong các chương

đào tạo

tại trường.


Tác giả
xin chán thành cảm ơn ỷ kiến của các thà
viên Hội đồng thẩm định giảo trình, cũng như của các đồng
nghiệp, các nhà khoa học và các em sinh viên đối với cuốn
sách. Tác giả đã thực hiện những chỉnh lý, bổ sung cho

3


giáo trình trong lần tải bản này,
nội dung
sau:

cơ bán gồm có những

- Bổ sung chương 8: Di chuyển các yếu tổ sản xuất trên
quy mô quốc tế và chương
1Hệ thống
- Cập nhật các bảng biểu, sổ
ở chương
Tổng quan
về Kinh tế học quốc tế và chương 10: Cản cân thanh toán
quốc tế.
- Tong hợp các rào cản phi thuế quan nhằm hạn chế nhập
khẩu và các rào cản phi thuế quan nhằm khuyến khích
xuất khẩu thành một chương, đó là chương 6: Các rào
cản phỉ thuế quan.
- Bổ sung bài đọc chương 8: Di chuyển các yếu tổ sản xuất
trên quy mô quốc tế và bài đọc chương Liên kết kinh tế

quốc
tế.
- Gộp bài đọc chương
động và chương
nguồn
lực.

2 ô hình Ricardo về n
:M
3: ô hình Heckscher-Ohlin về
M

Do đó, giáo trình tái bản có cấu trúc 11 chương.
Các vấn đề về thương mại quốc tế của giáo trình nằm ở
các chương từ 2 đến chương 8. Giáo trình đi từ các lý
thuyết cổ điển đến các lý thuyết mới về thương mại quốc tế
và cũng giới thiệu một trong sổ các lý thuyết hiện đại về
thương mại quốc tế, đỏ là lý thuyết thương mại nội ngành,
về các chính sách thương mại quốc tế, giáo trình phán
tích các lý thuyết cơ bản về thuế quan, về các rào cản phi

4


thuế quan
và liênkết kinh tế quốc tế bằng phương phá
cân bằng bộ phận. Hai vấn đề cơ bản của tài chính quốc
tế được đề cập ở hai chương cuối của giáo trình, đỏ là cán
căn thanh toán (chương 10) và hệ thống tiền tệ quốc tế
(chương

1).N goài ra, giáo trình phân tích hai
vực
quan trọng của kinh tế quốc tế, có thể được coi như cầu
nối quan trọng giữa thương mại quốc tế và tài chính quốc
tế, đó là di chuyển các nguồn lực quốc tế (chương 8) và
liên kết kinh tế quốc tế (chương

Trong các chương, ngoài phân tích lý thuyết, giáo
trình còn cung cấp những thông tin thực tế về Thương mại
và tài chính quốc tế trên thế giới và đặc biệt là về Việt Nam
thông qua một hệ thong các bài đọc. Đặc biệt, tất cả các
bài đọc là những phân tích sâu sắc của chính tác giả, trích
từ những công bố trên các sách, báo và tạp chỉ có uy
Ngoài ra, giáo trình cũng cung cấp một số nội dung hữu ích
về kiểm định các mô hình kinh tế học quốc
Vỉ dụ,
chương 4 đưa ra những yếu tổ ảnh hưởng đến thương mại
nội ngành
-một cơ sở để nghiên cứu thực nghiệm về lý
thuyết này. Hay bài đọc chương 8 là ví dụ về một nghiên
cứu thực nghiệm trong
lĩnhvực kinh tế quốc
trình là tài liệu hữu ích không chỉ cho giảng viên và sinh
viên các trường đại học mà còn cho các nhà nghiên cứu, tư
vấn, các nhà hoạch định chính sách và các doanh nghiệp.
Trong quá trình biên soạn, chinh lý và bổ sung, tác
giả đã nhận được sự động viên, góp ỷ của nhiều đồng
nghiệp, các nhà khoa học và nhiều sinh viên. Tác giả xin

5



chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp đó. Tác giả đặc
biệt cảm ơn các đồng nghiệp trong Bộ môn Kinh tế quốc tế
và Phương pháp lượng: TS. Nguyễn Bình Dương, TS. Đinh
Thị Thanh Bình, giảng viên Lê Minh Ngọc, NCS. Vũ Thị
Phương Mai và cô Trần Thị Mai Anh - cán bộ Khoa Kinh tê
quốc tế trường Đại học Ngoại thương đã có nhiều hỗ trợ
quý báu giúp tác giả hoàn thành cuốn giáo trình này.
Mặc dù đã có nhiều chỉnh lý, bổ sung so với lần
xuất bản đầu tiền, song chắc chắn giáo trình không tránh
khỏi những khiếm khuyết. Tác giả mong tiếp tục nhận
được ỷ kiến đóng góp của bạn đọc để bổ sung, điều chinh
cho những lần tái bản sau được tốt hơn. Mọi ý kiến đóng
góp xin gửi về Bộ môn Kinh tế quốc tế và phương pháp
lượng, Khoa Kinh tế quốc
trường Đại học Ngoại
thương Hà Nội.
Hà Nội, mùa Hạ năm 2013
Tác giả

6


LỜ I G IỚ I T H IỆ U

PGS, TS Từ Thúy Anh nhận bàng Thạc sĩ Kinh tế tại Đại
học Tổng hợp Laval (Québec, Canada) năm 2002 và bằng Tiến sĩ
kmh tế tại Đại học Tổng hợp bang Iowa (Hoa Kỳ) năm 2005.
PGS, TS Từ Thúy Anh hiện là Trưởng Bộ môn Kinh tế

quốc tế và Phương pháp lượng, Khoa Kinh tế quốc tế, trường
Đại Ihọc Ngoại thương.
PGS, TS Từ Thúy Anh có nhiều năm kinh nghiệm trong
lĩnh vực nghiên cứu và tư vấn kinh tế tại nhiều tổ chức trong và
ngoài nước. Lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu của tác giả bao gồm
thươ-ng mại quốc tế, đầu tư quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế và
tổ chức ngành.
Nhà xuất bản Thống kê

7


MỤC LỤC
Lòi mở đầu
Lò'i gió'i thiệu

3
7

Chương 1
TỎNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC QUỐC TÉ
I. Khái niệm kinh tế học quốc tế
II. Đối tượng nghiên cứu của kinh tế học quốc tế
III. Phương pháp nghiên cứu kinh tế học quốc tế
IV. Đặc điểm của thương mại quốc tế
V. Thương mại quốc tế của Việt Nam
VI. Khuynh hướng dòng chảy vốn trên thế giới
và ở Việt Nam

13

14
16
18
28
37

Chưomg 2
MÔ HÌNH RICARDO VÈ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG
I. Các lý thuyết thương mại trước Ricardo
II. Lý thuyết về lợi thế so sánh của D. Ricardo ( 1772-1823)

43
52

Chương 3
MÔ HÌNH HECKSCHER-OHLIN
VỀ TRANG BỊ NGUÒN L ự c
I. Nền kinh tế đóng cửa
II. Hai nền kinh tế có hai yếu tố sản xuất tham gia
vào thương mại quốc tế

72
83

9


Bài đọc thêm chương 3: Lợi thế so sánh biểu hiện
của Việt Nam
Tài liệu tham khảo


91
103

Chương 4
LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI NỘI NGÀNH
I. Khái niệm và cách đo lường

105

II. Bằng chứng về thương mại nội ngành

107

III. Lợi ích của thương mại nội ngành

111

IV. Phương pháp phân rã thương mại nội ngành

114

V. Nguyên nhân của thương mại nội ngành

120

VI. Các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại nội ngành

125


Bài đọc thêm chương 4: Thương mại nội ngành
của Việt Nam

130

Tài liệu tham khảo

137

Chương 5
PHÂN TÍCH C ơ BẢN VÈ THUÉ QUAN
I. Khái niệm và phân loại thuế quan

139

II. Tác động của thuế quan

143

III. Thuế quan tối ưu

159

IV. Lý thuyết cơ cấu thuế quan

160

Bài đọc thêm chương 5: So sánh thuế nhập khẩu và thuế
tiêu thụ đặc biệt - trường hợp ngành ôtô Việt Nam


169

Tài liệu tham khảo chương 5

180

10


Chương 6
CÁC RÀO CẢN PHI THUÉ QUAN
I. Trợ cấp xuất khẩu
II. Hạn ngạch nhập khẩu
III. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện
IV. Cacten quốc tế
V. Những trở ngại về hành chính, kỹ thuật
VI. Các rào cản phi thuế khác
Bài đọc thêm chương 6: Các thỏa hiệp ngành hàng
quốc tế
Tài liệu tham khảo chương 6

182
191
203
206
208
209
213
220


Chương 7
BÀN LUÂN
• VÈ BẢO H õ♦ MÂU
• DICH

I. Những lý lẽ biện hộ vô lý
II. Những lý lẽ biện hộ có lý
III. Ai được lợi từ bảo hộ mậu dịch
Bài đọc thêm chương 7: Lý thuyết thương mại quốc tế
trong bối cảnh khủng hoảng
Tài liệu tham khảo

221
225
231
234
245

Chương 8
DI CHUYỂN CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT
TRÊN QUY MÔ QUỐC TẾ
I. Vay và cho vay quốc tế
II. Di chuyển lao động quốc tế

248
256

11



Bài đọc thêm chương 8: Vê tác động của ODA đên FDI:
Liệu các thành tố của FDI có quan trọng không?
Bằng chứng từ các nước Asean
Tài liệu tham khảo

267
281

Chương 9
LIÊN KÉT KINH TÉ QUỐC TẾ
I. Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế
II. Tác động tĩnh của liên minh thuế quan
III. Tác động của liên minh thuế quan
IV. Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Bài đọc thêm chương 9: Thương mại quốc tế của Việt
Nam với các nước TTP-Thực trạng và triển vọng
Tài liệu tham khảo

285
288
302
305
311
324

Chưoug 10
CÁN CÂN THANH TOÁN
I. Khái niệm cán cân thanh toán
II. Nguyên tắc hạch toán trong cán cân thanh toán
III. Các khoản mục của cán cân thanh toán quốc tế

IV. Cân đối bên trong và bên ngoài
V. Ảnh hưởng của tỷ giá hổi đoái tới cán cân thanh toán
Chương 11
HỆ THỐNG TIÈN TỆ QUỐC TẾ
I. Hệ thống tiền tệ Bretton Woods (1945-1971)
II. Hệ thống tiền tệ quốc tế sau Bretton Woods
Danh mục tài liệu tham khảo

12

325
328
332
338
341

345
356
363


Chương 1
TỎNG QUAN VỀ KINH TÉ HỌC QUỐC TÉ
I. KHÁI NIỆM KINH TẾ HỌC QUỐC TẾ
Nghiên cứu về thương mại và tiền tệ quốc tế luôn luôn
là một bộ phận đặc biệt sống động của kinh tế học.
Khải niệm: Kinh tế học quốc tế nghiên cứu sự tương
tác lẫn nhau

giữa các nền kinh tế trong quá trình phân


các nguồn lực khan hiếm, để thỏa mãn tối đa nhu cầu của
con người.
Nhiều tri thức của kinh tế học quốc tế đã được đưa ra từ
những cuộc tranh luận về chính sách thương mại và tiền tệ
quốc tế ờ thế kỷ XVIII và XIX. Tuy nhiên, chưa bao giờ
nghiên cứu về kinh tế học quốc tế lại quan trọng như ngày nay.
Đầu thế kỷ XXI, các quốc gia trên thế giới gắn chặt với nhau
hơn nhiều so với trước đây, thông qua thương mại hàng hóa và
dịch vụ, thông qua di chuyển tiền tệ, thông qua đầu tư. Đồng
thời, nền kinh tế thế giới cũng có nhiều xáo động hơn so với
các thập kỷ trước.
Những câu nói nổi tiếng sau đây cho thấy tầm quan
trọng của kinh tế học quốc tế: “Khi Hoa Kỳ hắt hơi, Nhật và

13


châu Âu cũng cảm lạnh”; hay “Không có quốc gia nào miễn
dịch với các biến động kinh tế, dù chúng xảy ra ở những nơi rất
xa”, hoặc “Chắc chắn là trên thực tế, không có một nền kinh tế
nào đóng cửa, ngoại trừ nền kinh tế thế giới!”
Kinh tế học quốc tế là một môn khoa học độc lập khi
các quốc gia trên thế giới có chủ quyền. Mỗi quốc gia sẽ có
những chính sách riêng. Đổi với mỗi nước, những chính sách
này sẽ được hoạch định nhằm phục vụ lợi ích của quốc gia đó,
chứ không phải của các quốc gia khác. Nền kinh tế thế giới
không có một chính phủ chung, ra chính sách vì lợi ích của cả
thế giới. Trên thực tế, chúng ta thấy nhiều tổ chức quốc tế nỗ
lực điều phối cả thế giới như: Quỹ tiền tệ thế giới

(International Monetary Funds - IMF), Ngân hàng thế giới
(World Bank - WB), Tổ chức Thương mại thế giới (World
Trade Organization - WTO) và Liên hiệp quốc (United Nations
- UN). Tuy nhiên, các nước đều có thể lựa chọn tuân thủ hay
không những thể chế quốc tế này.
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN c ứ u CỦA KINH TẾ HỌC QUỐC TÉ
Kinh tế học quốc tế chia làm hai lĩnh vực lớn: Thương
mại quốc tế và tài chính quốc tế. Trên thưc tế, không có sự
phân cách giản đơn giữa các vấn đề thương mại và tiền tệ. Hầu
hết buôn bán quốc tế đều kéo theo các giao dịch tiền tệ. Trong
khi đó, rất nhiều sự kiện liên quan đến tiền tệ có tác động đến

14


thương mại. Sự phát triên của thương mại quôc tê đã hình
thành hệ thống tiền tệ thế giới và hệ thống hối đoái quốc tế.
Ngược lại, hệ thống tiền tệ thế giới lại đóng vai trò then chốt
trong việc bôi trơn các bánh xe thương mại quốc tế và bảo đảm
sự hoạt động nhịp nhàng của nền kinh tế thế giới. Do đó, đối
tượng nghiên cứu của kinh tế học quốc tế bao gồm đối tượng
nghiên cứu của hai lĩnh vực này.
Đối tượng nghiên cứu của thương mại quốc tế là phân
tích những giao dịch thực sự trong nền kinh tế thế giới. Đó là
những giao dịch có liên quan đến sự lưu chuyển vật chất của các
hàng hóa hoặc sự di chuyển hữu hình các nguồn lực kinh tế như:
vốn, lao động, công nghệ... Những phân tích này sẽ được thực
hiện thông qua các lý thuyết và chính sách thương mại quốc tế,
và sự di chuyển các yếu tố sản xuất trên quy mô quốc tế.
Trong khi đó, đối tượng nghiên cứu của tài chính quốc

tế là phân tích những vấn đề tiền tệ của nền kinh tế thế giới. Đó
là những phân tích về thị trường ngoại hối, về tỷ giá hối đoái,
về cán cân thanh toán, về các thể chế tài chính quốc tế,...
Chính vì vậy, cấu trúc của cuốn sách cũng bao gồm 2
mảng kiến thức. Phần đầu cuốn sách, từ chương 2 đến chương
7, phân tích các nội dung về lý thuyết và chính sách thương
mại quốc tế. Phần cuối cuốn sách, chương 10 và chương 11
phán tích tổng quát về cán cân thanh toán và các hệ thống tiền

15


tệ thế giới. Các phân tích chuyên sâu về tài chính quốc tế sẽ
được đề cập trong một mồn học riêng.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u KINH TẾ HỌC QUỐC TẾ

Kinh tế học quốc tế sừ dụng những phương pháp phân
tích cơ bản như những ngành khác của kinh tế học, bởi động cơ
và hành vi của các cá nhân và các hãng trong thương mại quốc
tế cũng giống như khi họ tiến hành giao dịch trong nước. Cụ
thể, những phương pháp nghiên cứu chủ yếu của kinh tế học
quốc tế gồm có:
1. Phương pháp mô hình hóa
Các nghiên cứu kinh tế nói chung và kinh tế học quốc tế
nói riêng thường đơn giản hóa thực tế thông qua các giả định,
và trình bày dưới dạng các mô hình. Khi hiểu bản chất sự việc
thông qua mô hình đơn giản, có thể mở rộng mô hình để hiểu
những vấn đề phức tạp hơn. Ví dụ: Môn học bắt đầu nghiên
cứu với mô hình 2x2x1 (hai nước, hai hàng hóa, một yếu tố sản
xuất), rồi chuyển sang mô hình 2x2x2 (hai nước, hai hàng hóa,

hai yếu tố sản xuất). Kinh tế học quốc tế nâng cao sẽ tiếp tục
mở rộng số nước và số hàng hóa để nghiên cứu.
2. Phương pháp lựa chọn tối ưu
Tối ưu hóa là phương pháp căn bản của kinh tế học.
Đây cũng là phương pháp xuyên suốt khi nghiên cứu kinh tế

16


học quốc tế. Ví dụ: Lựa chọn hàng hóa để chuyên môn hóa sản
xuất và xuất khẩu, lựa chọn đầu vào tối ưu, lựa chọn mức thuế
tối ưu, lựa chọn chính sách thương mại tối ưu...
3. Phương pháp phân tích thực chứng
Kinh tế học quốc tế áp dụng phương pháp phân tích
giống kinh tế học nói chung, đó là kinh tế học thực chứng
(positive economics), còn gọi là kinh tế học khách quan, với
mục tiêu mô tả và giải thích các sự việc thực tế, tìm ra mối
quan hệ kiểm chứng được giữa các biến số kinh tế. Phương
pháp này mang tính khách quan, nhấn mạnh vào các sự việc,
các mối quan hệ nhân quả. Người phân tích thực chứng đơn
thuần chỉ mô tả hoặc đánh giá về các vấn đề kinh tế, trình bày
nhận định dưới dạng những giả thuyết có thể kiểm chứng được.
Ví dụ: GDP tăng thêm 1% đã làm tăng kim ngạch xuất nhập
kháu của Việt Nam lên 5%. Kinh tế học thực chứng cũng bao
gồm phân tích thực nghiệm các lý thuyết kinh tế.
4. Phương pháp phân tích chuẩn tắc
Kết hợp với các phân tích thực chímg, kinh tế học quốc
tế cũng áp dụng phương pháp phân tích chuẩn tắc (normative
economics), còn gọi là kinh tế học chủ quan. Đây là những nhận
định chủ quan về điều gì đáng có hoặc cần làm để đạt được

những kết quả mong muốn. Những gợi ý, khuyến cáo chính sách
cho các Chính phủ cũng là việc vận dụng kinh tế học chuẩn tắc.

17


Ví dụ: Việt Nam nên tiếp tục giảm thuế nhập khẩu ô tô để tảng
cường sức cạnh tranh của ô tô trên thị trường nội địa.
5. Kết hợp lý thuyết vói thực tiễn
Các phân tích lý thuyết được xây dựng, khái quát từ
thực tiễn. Song các lý thuyết cũng đã đon giản hóa thực tế
thông qua hệ thống giả thiết, nên cần so sánh, đối chiếu những
vấn đề lý luận với thực tiễn, dùng lý luận để giải thích và đưa
ra giải pháp cho thực tiễn, đồng thời dùng thực tiễn để hoàn
thiện lý luận. Ví dụ: Các học thuyết thương mại truyền thống
đã giải thích tốt hơn các học thuyết trước đó về thương mại,
nhưng lại không thể giải thích thương mại quốc tế hiện đại.
Cho nên, các học thuyết thương mại quốc tế hiện đại đã và
đang tiếp tục được phát triển.
IV. ĐẶC ĐIỂM CỦA THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
1. Quy mô của thương mại thế giói tăng nhanh
Một biểu hiện về tầm quan trọng của kinh tế học quốc tế
ngày nay là quy mô của thương mại thế giới ngày càng tăng
lên, đặc biệt từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Sự kết thúc của chiến tranh thế giới thứ hai đã mở ra kỷ
nguyên mới cho thương mại toàn cầu, với sự ra đời của Hiệp
định chung về thuế quan và thương mại (GATT) - thể chế đã
tạo môi trường cho thương mại hàng hóa phát triển và Quỹ tiền

18



tệ quốc tế (IMF) - thể chế quan trọng điều tiết hệ thống tỷ giá
hối đoái. Kết quả là kim ngạch xuất khẩu của thế giới tăng từ
59 tỷ USD năm 1948 lên 15717 tỷ USD năm 2008, tương
đương với mức tăng 268 lần sau 60 năm. số liệu thống kê này
của nhập khẩu toàn thế giới là 16127 tỷ USD năm 2008, tăng
259 lần so với 60 năm về trước. Một điểm đáng lưu ý là thương
mại thế giới luôn ở tình trạng nhập siêu, với giá trị ngày càng
tăng. Năm 2010, mức nhập siêu của toàn thế giới đã ở mức
367,2 tỷ USD (bảng 1.1).
Bảng 1.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của thế giới
Đơn vị: Tỷ USD
1948

1953

1963

1973

1983

1993

2003

2010

X uất khẩu


59

84

157

579

1838

3676

7377

18546

N hập khẩu

62

85

164

595

1882

3787


7692

1 8 9 1 3 ,2

T hâm hụt

-4

-1

-7

-1 6

-4 4

-111

-3 1 6

-3 6 7 ,2

Nguồn: International Trade Statistics 2011 (WTO)
Một điêm đáng chú ý của thương mại thê giới sau chiên
tranh thế giới thứ hai là tính theo sản lượng, tốc độ tăng của
thương mại thế giới thường lớn gấp 3 lần tốc độ tăng của tổng
sản phẩm quốc nội (hình 1.1). Điều này chứng tỏ các quốc gia
đã ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, làm


19


cho kinh tê học quôc tê càng trở nên quan trọng hơn bao giờ
hết. Sự gia tăng của thương mại quốc tế sau chiến tranh thế
giới thứ hai được giải thích bởi hai nguyên nhân chủ yếu. Thứ
nhất, thu nhập thực tế của các nền kinh tế đầu tàu trong nền
kinh tế thế giới tăng, dẫn đến cầu về hàng hóa và dịch vụ tăng
lên. Thứ hai, các nỗ lực tự do hóa thương mại trong nền kinh tế
thế giới đã đưa đến kết quả là các rào cản đổi với thương mại
quốc tế ngày càng giảm đi.
Hình 1.1. Xuất khẩu và GDP của thế giới, 1950-2010
Chi số năm 1950 là 1

GDPtoán

thegiói
Xoàkhao

toan thế giới

Nguồn: Thống kê của WTO

20


2. Cấu trúc của thương mại quốc tế thay đổi
Hình 1.2 thể hiện sự biến động trong cơ cấu sản phẩm
của thương mại thế giới từ 1950 đến nay.
Hình 1.2. Cấu trúc sản phẩm của thương mại thế giới

Chỉ số cùa năm 1950 là 1

Năm 1955, hàng nông sản chiêm 35% tông thương mại
thế giới, trong khi hàng công nghiệp chiếm 49%. Đến năm
1990, tỷ trọng của hàng nông sản là 12%, hàng công nghiệp là
70%, sản phẩm khai khoáng và khí đốt là 14%. Năm 2001, tỷ
trọng của 3 nhóm hàng này lần lượt là 9%, 75% và 13%.

21


Nhìn chung, ta thấy xét theo tốc độ tăng trưởng, nhóm
hàng công nghiệp có tốc độ tăng lớn gấp 4 lần nhóm hàng nông
nghiệp, gấp gần 2 lần nhóm sản phẩm khai khoáng và khí đốt.
3. Thương mại quốc tế chịu ảnh hưỏTìg của khủng hoảng
Lehman
Cuộc khủng hoảng Lehman gần đây trong nền kinh tế
thế giới đã có ảnh hưởng lớn đến thương mại toàn cầu. Thương
mại thế giới đã tăng chậm lại trong hai năm 2007 và 2008 (hình
1.3). Tuy nhiên, tác động của khủng hoảng đến thương mại
quốc tế không giống nhau giữa các nước.
Hình 1.3. Xuất nhập khẩu của thế giói 1/2000 - 4/2011
Chỉ sổ năm 2000 là 100

Thế giới

Các nước phát triển

Nguồn: ƯNCTAD 2011


22

Các nền kinh tế mới nổi


Thương mại quốc tế tăng trưởng chậm lại ở Hoa Kỳ,
sau đó lan sang các nước phát triển khác. Năm 2008, tốc độ
tăng trưởng nhập khẩu ở Hoa Kỳ và Nhật Bản đã là con số âm.
Đối với các nền kinh tế mới nổi, thương mại quốc tế cũng bị
sụt giảm, nhưng mức tăng trưởng vẫn cao hơn so với các nước
phát triển. Đối với các nước phát triển, đặc biệt là những nước
tham gia sâu vào hệ thống sản xuất toàn cầu, tỷ trọng hàng
công nghiệp trong tổng xuất khẩu lớn. Khủng hoảng làm suy
giảm xuất khẩu thông qua giảm cầu của nước ngoài về nguyên
liệu và bán thành phẩm.
Còn đối với các nước xuất khẩu hàng sơ chế, giá giảm
đã làm giảm sức mua, dẫn đến giảm xuất khẩu. Nhiều nước
trên thế giới bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng dẫn đến suy giảm
cả xuất khẩu và nhập khẩu. Điều này khác với các cuộc khủng
hoảng trước đây trong nền kinh tế thế giới, làm cho các nước
phải đối mặt với suy giảm cầu trong nước, trong khi xuất khẩu
vẫn tăng do cầu của nước ngoài tiếp tục tăng.
Thương mại hàng hóa, đặc biệt là thương mại các mặt
hàng lâu bền, bị tác động mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính
toàn cầu. Nhu cầu của các mặt hàng lâu bền (investment and
durable consumer goods) đang giảm đi do việc tiêu dùng các
mặt hàng này không cấp thiết như nhu cầu đối với thực phẩm
và các dịch vụ cơ bản. Bên cạnh đó, việc mua sắm các mặt
hàng này một phần phải dựa vào các khoản tín dụng - khoản


23


tiền đã trở nên ngày càng khó khăn và “tốn kém” để có được
trong thời điểm hiện tại. Kết quả là, những nước sản xuất nhiều
mặt hàng này chịu mức sụt giảm tăng trưởng sản xuất công
nghiệp và GDP lớn hơn các nước khác.
Trong số các nước phát triển, điển hình là Đức, Nhật
Bản DỊ ảnh hưởng nặng nề hơn do xuất khẩu các mặt hàng chế
tạo suy giảm. Một số nước đang phát triển ở châu Á đang hội
nhập ngày càng sâu rộng vào mạng lưới sản xuất các mặt hàng
chế tạo và kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này chiếm một tỉ
lệ đáng kể trong GDP, như Malaysia, Hàn Quốc, Singapore,
Đài Loan và Thái Lan, cũng trải qua thời kỳ kinh tế suy giảm
mạnh, với tăng trưởng GDP giảm 4 - 10% trong quý 1 năm
2009 (UNCTAD, 2009).
Tại khu vực châu Mỹ Latinh, kim ngạch xuất khẩu giảm
ờ tất cả các nước. Tuy nhiên ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng
đặc biệt nghiêm trọng tại các quốc gia như Mêhicô và Costa
Rica, những nước có GDP sụt giảm nhanh chóng kể từ quý IV
năm 2008. Những nền kinh tế này chủ yếu dựa vào xuất khẩu
các mặt hàng chế tạo sang Hoa Kỳ. Mặc dù các nước Nam Mỹ
khác cũng phải đối mặt với sự sụt giảm trong xuất khẩu các
mặt hàng chế tạo nhưng tỷ lệ đóng góp của xuất khẩu các mặt
hàng này vào GDP ở các nước này thấp hơn: từ 5 - 8% ở
Braxin, Chilê và Colombia so với mức trên 20% ở Costa Rica
và Mêhicô và trên 30% ở nhiều nền kinh tế châu Á.

24



Mặt khác, các nước này cũng dễ bị tác động do giá cả
các mặt hàng sơ cấp giảm giá các nguyên liệu thô và hàng sơ
chế giảm mạnh vào 6 tháng cuối năm 2008 và gây ra những
hậu quả tất yếu đối với các tỷ lệ trao đổi ( Term o f Trade).
Giống với cuộc khủng hoảng lần trước: Giá cả giảm do suy
thoái toàn cầu đang có những tác động khác nhau tới các nước
đang phát triển tuỳ theo cơ cấu thương mại hàng hóa của các
quốc gia đó. Xét theo một khía cạnh nào đó thì giá cả giảm có
lợi cho hầu hết những nước phải nhập khẩu năng lượng và thực
phẩm, nhưng bất lợi do giá cả xuất khẩu của các hàng hóa khác
giảm thì còn lớn hơn.
Tỷ lệ trao đổi làm thay đổi tác động tiêu cực nhất tới châu
Phi và các nước kém phát triển và ờ cả nhiều nước thuộc Mỹ
Latinh. Tây Á và khối thịnh vượng chung châu Âu vốn phụ thuộc
nhiều vào dầu mỏ. Giá hàng hoá xuất khẩu giảm thường ảnh
hưởng tới tài chính công vì nhiều nước đang phát triển phụ thuộc
nặng nề vào nguồn thu thuế từ hàng xuất khẩu, và hậu quả là đầu
tư và tiêu dùng công cộng cũng giảm theo. Ờ hầu hết các nước
xuất khẩu dầu mỏ hoặc xuất khẩu khoáng sản tại Tây Á, Bắc Phi
và Nam Mỹ, những tổn thất do điều khoản thương mại bất lợi đã
làm cho tăng trưởng GDP sụt giảm đáng kể.
Cuộc khủng hoảng Lehman cũng tác động tới thương
mại dịch vụ. Tăng trưởng xuất khẩu dịch vụ vận tải, du lịch và
các dịch vụ thương mại khác trên thế giới đã giảm từ 19% năm
2007 xuống còn 11% năm 2008.

25



Bảng 1.2. Sự thay đổi kim ngạch thương mại thế giói
giai đoạn 2007-2013
Đơn vị: % thav đỗi
2007
Kim ngạch thế
giới (hàng hóa
và dịch vụ)

NK

XK

2008

2009

2010

Dư• báo

2011

2012

2013

7,2

2,8


-12,3

12,9

5,8

4,0

5,6

Các nước
PT

4,7

0,5

-12,2

11,5

4,3

1,8

4,1

Các nước
DPT và
mới nổi


13,8

8,9

-13,5

15,3

8,8

8,4

8,1

Các nước
PT

6,2

1,8

-12,1

12,2

5,3

2,3


4,7

Các nước
DPT và
mới nổi

9,5

4,4

-11,7

14,7

6,7

6,6

7,2

>•

Nguồn: IMF 2010
Xuất khẩu dịch vụ thương mại toàn cầu đã giảm 7% 8% trong quý IV năm 2008 (WTO, 2009). Sự suy giảm nhu
cầu đã nhanh chóng tác động đến dịch vụ vận tải biển: số lượng
tàu chở hàng rời cũng như tàu chợ Container giảm đáng kể.
26



×