Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định của viên nén sắt sulfat acidfolic

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.39 MB, 73 trang )

'mmmmmmmm/M

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
^1* ^1* ^1*

DS. HÀ THỊ LÊ TRANG

NGHIÊN CỨU MỘT s ố Yế U Tố ẢNH HƯỞNG
ĐẾN ĐỘ ỔN ĐỊNH CỦA VIÊN NÉN
«



SẮT (H) SULFAT - ACID FOLIC
Chuyên ngành : Công nghệ Dược phẩm
và bào chế thuốc
Mã số

: 30201

CÔNG TRÌNH TỐT NGHIỆP THẠC SỶ

Dược HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS TRỊNH VĂN QUỲ
TS. PHẠM NGỌC BÙNG

Hà nội - 2000



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của :
TS P hạm Ngọc Bùng - Phó chủ nhiệm bộ môn bào chế trường đại học dược Hà
Nội, người thầy đã tận tình hướng dẫn và giành cho tôi sự giúp đỡ quý báu trong
quá trình tiến hành nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
PGS.TS Trịnh Văn Quỳ - Viện trưởng viện kiểm nghiêm, người thầy đã tận
tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề t à i .
Thạc sỹ Nguyễn Thị Kim Xuân, cùng toàn thể cán bộ phòng hoá lý II, Viện
kiểm nghiệm đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình định lượng acid folic và sắt
(II) sulfat.
PGS.TS Phạm Quang Tùng, PGS.TS Bùi Kim Lién, cùng toàn thể các thầy cô
giáo phòng đào tạo sau đại học , đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập
và hoàn thành luận văn.
Toàn thể thầy cô giáo, cán bộ kỹ thuật bộ môn bào chế, trường đại học dược Hà
Nội, đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tiến hành
nghiên cứu.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với những sự giúp đỡ
quý báu của các thầy cô giáo và các đơn vị kể trên.

DS. Hà Thị Lê Trang


NHŨNG CHỮ VIẾT TẮT

BP

:

Dược điển Anh


cs

:

Cộng sự

dd

:

Dung dịch

DĐVN

:

Dược điển Việt Nam

HPLC

;

Sắc ký lỏng hiệu năng cao

mcg =

:

Microgam


mỉ

:

Mililit

n

:

Số lượng mẫu thí nghiệm

nm

:

Nanomet

r

:

Hệ số tương quan

t”

:

Nhiệt độ


USP

:

Dược điển Mỹ

uv

:

Tử ngoại



:

Vừa đủ


MỤC LỤC
Trang
Đặt vấn đề

1

1. Tổng quan

2


1.1. Acid folic

2

1.1.1. Nguồn gốc

2

1.1.2. Tính chất

2

1.1.3. Dược động học

3

1.1.4. Dược lý học

4

1.1.5. Công dụng - liều dùng

4

1.2. Sát (II) sulfat

5

1.2.1. Nguồn gốc


5

1.2.2. Tính chất

5

1.2.3. Dược động học

5

1.2.4. Dược lý

6

1.2.5. Công dụng - liều dùng

6

1.3. Sự thiếu hụt acid folic và sắt trong bệnh thiếu máu

6

1.3.1. Thiếu máu

6

1.3.2. Sự thiếu hụt acid folic

7


1.3.3. Sự thiếu hụt sắt

8

1.4. Thực tê sản xuất viên sắt - folic tại Việt Nam và trên thê giới
1.4.1. Tai Viêt Nam

9
9


1.4.2. Trên thế giới
1.5. Độ ổn định của thuốc và cách xác định
1.5.1. Khái quát về độ ổn định của thuốc

9
11
11

1.5.2. Các phương pháp thử nghiệm độ ổn định
thuốc và điều kiện thử nghiêm
1.6. Các phương pháp định lượng sát (II) sulfat và acid folic

13
18

1.6.1. Định lượng sắt sulíầt (II) theo chuyên chuyên luận“Viên
nén sắt (II) sulfat” của dược điển Anh BP98

18


1.6.2. Định lượng acid folic theo chuyên luận ’’Viên nén acid folic
- sắt (II) fumarat” của dược điển Anh BP98 bằng phưoíng
pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao

19

2. Đôi tượng - Nội dung và phương pháp nghiên cứu

24

2.1. Đối tượng nghiên cứu

24

2.1.1. Sắt (II) sulfat

24

2.1.2. A dd folic

24

2.1.3. Tá dược

24

2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

25


2.2.1. Phưcỉng pháp bào chế viên nén

25

2.2.2. Phương pháp định lượng sắt (II) sulfat

25

2.2.3. Phương pháp định lượng acid folic

25

2.2.4. Phưoỉng pháp đánh giá các tiêu chuẩn của dạng bào chế viên
nén

26

2.2.5. Phương pháp đánh giá độ ổn định

26

2.2.6. Phưcíng pháp đánh giá kết quả

26


3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Khảo sát phương pháp định lượng sắt (II) sulfat và acid folic
trên các mẫu thử


28
28

3.1.1. Phucfng pháp định lượng acid folic

28

3.1.2. Phương pháp định lượng sắt (II) sulfat

32

3.2. Xác định ảnh hưởng của dược chất với dược chất trong viên
nén tới độ ổn định của thuốc

35

3.3. Ảnh hưởng của các tá dược đối với độ ổn định của hai dược
chất acid folic và sắt (II) sulfat

41

3.4. Ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật trong quy trình sản xuất
đến độ ổn định của viên nén

44

3.4.1. Bào chế các mẫu viên từ bột nồng độ có dùng biện pháp hấp
phụ


44

3.4.2. Bào chế các mẫu viên nén từ các bột kép thông thường
không dùng biện pháp hấp phụ

51

3.4.3. Khảo sát độ ổn định của các mẫu bằng phương pháp lão hoá
cấp tốc ở nhiệt độ cao

55

4. Bàn luận kết quả

59

5. Kết luận - Đề xuất

62

5.1. Kết luận

62

5.2. Ý kiến đề xuất

63

Tài liệu tham khảo


64


ĐẶT VẤN ĐỂ
Tình trạng thiếu sắt thường xảy ra khi lượng sắt được hấp thu không đủ
để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, do lượng sắt trong khẩu phần thấp, do giá trị
của sắt trong khẩu phần giảm, do nhu cầu tăng lên hoặc do mất máu. Nếu các
tình trạng trên kéo dài sẽ dẫn tới thiếu máu do thiếu sắt, còn gọi là thiếu máu
dinh dưỡng có thể kết hợp với thiếu acid folic.
Theo đánh giá của tổ chức y tế thế giới (WHO) 56% phụ nữ ở các nước
đang phát ùiển bị thiếu máu, tại các nước đã phát triển vẫn còn khoảng 12% phụ
nữ trong lứa tuổi sinh đẻ Uiiếu máu dinh dưỡng [6], Theo một điều tra của viện
dinh dưỡng, tỷ lệ thiếu máu của phụ nữ nông ứiôn trong thời gian mang thai là
49%, ở Hà nội là 41%. Để phòng chống suy dinh dưõfng cho ữẻ, cần phải bắt đầu
chăm sóc ngay từ khi trẻ còn trong bụng mẹ. Các công trình nghiên cứu cho thấy
dùng viên sắt và acid folic cho phụ nữ có thai có ảnh hưởng tốt tới sức khoẻ bà
mẹ và tó sơ sinh [23], [24]. Vì vậy viên sắt và acid folic hiện đang là thuốc phục
vn chương trình dành cho phu nữ trong lứa tuổi sinh đẻ và trẻ em của Unicef.
Hiện nay viên sắt - folic đã có trên thị trường , nhưng phần lớn là thuốc
nhập ngoại với giá thành khá cao. Các viên này chứa hai ứiành phần chính là sắt
(II) sulfat và acid folic, đó là những dược chất dễ bị oxi hoá, có thể tương tác
với nhau tạo thành phức ... Một số xí nghiệp trong nước đã quan tâm sản xuất
tớị^viên này nhưng còn chưa đi sâu nghiên cứu về độ ổn định của thuốc .
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành đề tài :
“ Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tói độ ổn định của viên nén sắt (II)
sulfat-acid folic” với mục tiêu sau :
1. Xác định một số yếu tố ảnh hưcmg tới độ ổn định của viên nén sắt (II)
sulfat-acid folic.
2. Từ đó lựa chọn công thức viên nén và quy trình bào chế đảm bảo độ
ổn định của thuốc trong điều kiện sản xuất tại Việt Nam.



PHẦN 1: TỔNG QUAN
1.1 ACIDFOLIC:
1.1.1 Nguồn gốc [10]

Cli,-G ĩ^--a)()H
Ị Ì . N ' '^ N " " N
C’i.)ỉ Ì1.1N7Í)(,

i^ll: -li ì >40 .

Acid folic rất phổ biến trong tự nhiên, đặc biệt trong một số loại rau
(giền, xà lách, xúp lơ), trong các loại đậu, ngô, men bia, gan... Tuy nhiên đun
nấu kéo dài có thể phá huỷ tới 90% hàm lượng íblic ở các thực phẩm kể trên.
Cơ thể người thu nhận acid folic từ thức ăn và một số lượng khá lớn do
vi khuẩn đường ruột sản sinh ra.
Ngày nay acid folic được điều chế bằng phương pháp tổng hợp hoá học..
Acid folic là tên dùng để chỉ một số nhóm chất đều là acid
pteroylglutamic, song chúng khác nhau ở số lượng acid glutamic hợp thành
(acid pteroyl-monoglutamic, acid pteroyl-diglutamic, acid pteroyl-heptaglutamic..)Tuy nhiên khi vào cơ thể chúng bị giáng phân dần và trở thành acid ptcroylmonoglutamic.
1.1.2. Tính chất:
Bột kết tinh màu vàng hay vàng cam, để ra ánh sáng chúng bị phân huỷ.
Dễ hút ẩm. Không tan trong nước, ethanol, cloroform, ether, dễ tan trong các
dung dịch kiềm, carbonat kim loại kiềm, các dung dịch acid hydrocloric hay
acid sulfuric loãng làm cho dung dịch có màu vàng [10].


v ề hoá tính, acid folic có tính chấl lưỡng tính:
- Tính acid; do nhóm carboxylic và nhóm OH phenol mang lại. Vì vậý

acid folic dễ tan trong dung dịch kiềm và carbonat kim loại kiềm. Tác dụng
với muối kim loại tạo muối mới.
- Tính base: Do các nguyên tử N mang lại. Tuy nhiên acid folic có tính
base yếu. Tác dụng với acid mạnh tạo muối hoà tan (acid hydrocloric, acid
sulfuric).
Do vừa có tính acid vừa có tính base nên khi tác dụng với muối kim loại
tạo muối dạng phức chất. Acid folic tạo phức chất màu xanh với ion đồng,
màu vàng thẫm với ion coban, màu đỏ với ion sắt. Phức này có công thức
chung như sau [10]:

.

N.

■ T r X : ! í . - M I I 4 - Í 'O -R
...

í”,


o — Ĩv1c-C,)

is ỉ i.)

- Acid folic rất dễ bị phân huỷ mất hoạt tính dưới tác dụng của ánh
sáng, chất oxi hoá, chất khử, acid, kiềm. Vì vậy acid folic cũng như các dạng
\'

bào chế của nó phải bảo q u ả n ị ^ tránh ánh sáng, thuỷ tinh màu vàng, trung
tính, tránh tiếp xúc với chất oxi hoá hay chất khử .

1.1.3. Dược động học:
Acid folic được hấp thu chủ yếu ở đoạn gần nhất của ruột non. Các
folatpolyglutamat trong tự nhiên được làm mất đường nối liên hợp và bị khử
trước khi hấp thu. Chất 5-metyltetrahydrofolat thường xuất hiện ở tuần hoàn
cửa, tại đó chất này kết hợp mạnh với protein huyết tương.


Acid folic hấp ứiu nhanh và được phân phối vào các mô trong cơ ứiể. Acid
folic được dự tiiĩ chủ yếu ở gan, ngoài ra còn tập trung nhiều ở dịch não tuỷ.
Khoảng 4-5 |ug được thải qua nước tiểu hàng ngày. Dùng liều cao acid folic dẫn
tới tăng tỷ lệ vitamin ứiải qua nước tiểu. Folat được bài tiết qua sữa mẹ.
1.1.4. Dược lý học:
Acid folic có vai ừò trong một số chuyển hoá tế bào được tóm tắt như sau:
- Chuyển homocystein thành methionin
- Chuyển serin thành glycin
- Tổng hợp thymidylat
- Chuyển hoá histidin
- Tổng hợp các purin
- Sử dụng hoặc tạo ra các format
1.1.5. Công dụng - liều lượng:
* Công dụng:
Acid folic được dùng để phòng và điều trị các bệnh do thiếu acid này.
Thức ăn hàng ngày cung cấp đủ acid folic, tuy nhiên thiếu acid folic khi cơ thể
có nhu cầu cao: phụ nữ ba tháng mang thai cuối cùng, trẻ em khi sinh ra nhẹ
cân, trẻ bú sữa mẹ thiếu acid folic, trẻ cai sữa quá muộn, những người bị
nhiễm trùng hay ỉa chảy kéo dài. Dùng điều trị thiếu máu nguyên đại hồng
cầu mà dùng vitamin B I2 không điều trị khỏi.
* Liều lượng:
- Dùng để điều trị; uống hoặc tiêm 0,25-Img, ngày 1 lần.
- Để đề phòng và điều trị duy trì: uống, tiêm dưới da, tiêm bắp, tiêm

tĩnh mạch 0,l-0,25mg, ngày 1 lần.


l.2.S Ắ T (Il)S U L F A T :
1.2.1. Nguồn gốc:
Các nguồn Ihức ăn giùu sắí ở clạiig sắl - hem là các san phiuii 111 độiig
vật như lliỊt cá. Các nguồn thírc ăn chứa sắt không phải ở dạng sắt - hem cũng
được (Ì111 thấy ờ CÍÍC sản Ịihẩni từ động vật, các loại đạii và ÍÌIỘI số loại laii, liiy
nliiôn mộl số sản phẩm tù’ rau có hàm lượng sắt cao lại đồng thời có chứíi
phosphat \h chất ức chế việc hấp thu sắt bằng cách tạo ra các phức chất không
tan.
Cổ thể dùng sắt dirới dạng tổng hợp hoá học (sắt(II) sulfat, sắt(ll) fiirnarat).
1.2.2. Tính chất:
Sắt(II) sulfat khan có dạng tinh thể màu xanh, vị kim loại gắt.
Sắt (II) sui fat có thể tương tác với benzoat, phosphaí và tác Iihâii oxi
hoá, clo cló cÀn bảo quản Irong bìiili tráiih không khí, nút chặt.
1.2.3. Dưực động học;
Sắt được hâp thu không đều và không hoàn toàn ở clạ dày, ruột. Cơ quan
liAp tlui chủ yếu là lá tràng-hỗng tràng. Sự hấp tlui được tương tiợ bởi acicl clo
dạ dày liêì ra hoặc các acid lừ thức ăn. lon sắt ở dưới dạng sắt (II) hoặc là
(hành pliầii của các phức hợp hein (hem-ion) râì dễ hâp thu. Sự liấp tliii íăiig
lên klii thiếu hụt sắt hoặc trong trạng thái ăn kiêng, nliịii đói, nhưng bị giam đi
nếu hrựng clự trữ (Vcơ ỉhể đã quá tải.

j

Cư Ihể người trưỏìig íhàiili có khoảng 3-4g Iroiig đó 2/3 có (V
hem oglob in, Ịihàn còn lại dự trữ trong gan, một ỊiliÀn Iihỏ lioìi có ờ tliận. lácli

và các cư quan khác [7].


Không kể đến việc xuất huyết:, sắt được bài tiết ra khỏi cơ thể (Vclọng
|)Ik1ii, nước tiểu, qua da, trong mổ liôi, nhưng tổng lượng sắt mất đi râì nhỏ .


1.2.4. Dược lý:
Sắt là thành phần chủ yếu của cơ thể cần thiết để tổng hợp hemoglobin
và tham gia quá trình oxi hoá ở các mô bởi hai chức năng chính là:
- Vận chuyển oxy từ phổi tới các tổ chức ngoại biên
- Vận chuyển CO2 và proton từ tổ chức tới phổi để đào thải ra ngoài.
1.2.5. Công dụng-Liều dùng:
* Công dụng:
Sắt (II) sulfat là một trong những muối sắt có hàm lượng sắt cao. Chỉ
nên dùng để điều trị và phòng bệnh thiếu máu do thiếu sắt, không nên dùng để
điều trị các dạng thiếu máu khác.
* Liều dùng;
Liều ban đầu từ 0,9-l,8g/ngày, sau đó duy trì 300mg/ngày
Với trẻ em dưới 1 tuổi có thể cho uống 60mg X 3 lần /ngày
Trẻ em từ 1-5 tuổi : 120mg x3 lần /ngày
Trẻ em từ 6-12 tu ổ i: 300mg X 2 lần /ngày.

1.3. SỰTHIẾU HỤT ACID FOLIC VÀ SẮT TRONG BỆNH THIẾƯ MÁU:
1.3.1. Thiếu máu:
Thiếu máu là sư giảm sút lượng hemoglobin (huyết cầu tố) lưu hành
trong hệ tuần hoàn. Như vậy mọi hậu quả của thiếu máu đều liên quan đến tỷ
lệ huyết cầu tố chứ không phải số lượng hồng cầu lưu hành vì số lượng hồng
cầu phản ánh không đầy đủ sự thiếu máu. Nồng độ hemoglobin trung bình và
thể tích Irung bình của mỗi hồng cầu khác nhau tuỳ từng hội chứng Ihiếu máu,
vì vậy lượng huyết cầu tố cũng khác nhau đối với cùng một số lượng hồng cầu
[40].



*

OMS định nghĩa : Thiếu máu xảy ra khi lượng huyết cầu tố lưu hành

của một người nào đó thấp hơn mức độ của một người khoẻ mạnh cùng giới,
cùng tuổi và cùng sống trong một môi trường [1].
Thiếu máu có thể làm mô và các cơ quan bị suy nhược do thiếu oxy.
Khó thở khi gắng sức cũng như lúc nghỉ ngơi là một triệu chứng thường gặp ở
những người Ihiếu máu nặng, đặc biệt là thiếu sắt vì ảnh hưởng chung tới toàn
bộ chuyển hoá tế bào.
1.3.2. Sự thiếu hụt acid folic:
Thiếu hụt acid folic xảy ra khi cơ thể có nhu cầu cao: phụ nữ ba tháng
mang thai cuối cùng, trẻ em khi sinh ra nhẹ cân, trẻ bú sữa mẹ thiếu acid folic,
trẻ cai sữa quá muộn, những người bị nhiễm trùng hay ỉa chảy kéo dài.
Thiếu hụt folic cũng thường gặp ở người bị bệnh ruột non làm ảnh
hưỏfng đến sự hấp thu folic ở thức ăn và sự tái nhập vào chu trình gan-ruột.
(N ừì^ay nrợu hoặc nghiện IIÍỢU, sự hấp thu iiang^iga^oH c ở thức ăn có thể bị
hạn chế rất nhiều và chu trình gan-ruột của vitamin này có thể bị tổn hại, do
độc tính cuả mợu có tác động đến các tế bào của nhu mô gan và có thể đây là
nguyên nhân thông thường nhất của sự tạo ra nguyên hồng cầu khổng lồ do
thiếu hụt folic. Các trạng thái bệnh có biến đổi tế bào ở mức cao như các
chứng thiếu máu^tan máu cũng có kèm theo chứng thiếu hụt folic.
Thiếu hụt íblic tác động đến hệ thống tạo hồng cầu[39]. Chứng thiếu
máu hồng cẩu khổng lồ do thiếu hụt folic hoặc do thiếu vitamin B12 rất khó
phân biệt. Thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu hụt folic thường
xuất hiện nhanh hơn nhiều so với chứng bệnh này nếu do rối loạn hấp thu
vitamin B12. Các nghiên cứu cho thấy rằng mức độ tạo nguyên hồng cầu
khổng lồ thay đổi tùy theo cộng đồng dân cư được nghiên cứu và chế độ ăn cơ

bản của từng cá thể.


1.3.3. Sự thiếu hụt s ắ t :
Nhu cầu sắt thay đổi tuỳ theo tình trạng sinh lý, nhu cầu sắt ở lứa tuổi
tmởng thành tăng lên nhiều do cơ thể phát triển nhiều tổ chức mới. Mỗi ngày
lượng sắt mất đi ở người ti-ưcmg thành nam giới khoảng Img và ở nữ giới là
0,8mg, lượng sắt mất theo kinh nguyệt khoảng 2mg/ngày. Các chế độ ăn hàng
ngày thường gặp chứa khoảng 12-15mg sắt, trong đó có khoảng Img được hấp
thu. Lượng hấp thu là đủ cho nam giới ở tuổi trưởng thành nhưng không đủ
đối với thiếu niên và phụ nữ mà lượng sắt cần thiết là 24-28mgftheo tổ chức y
tế thế giới? [7].
Thiếu máu do thiếu sắt xảy ra khi lượng sắt được hấp thu không đủ để
đáp ứng nhu cầu của cơ thể, tình trạng thiếu hụt này có thể do lượng sắt trong
khẩu phần thấp, do giá trị của sắt trong khẩu phần giảm, do nhu cầu tăng lên
hoặc do mất máu. Nêu các tình trạng trên kéo dài sẽ dẫn tới thiếu máu do
thiếu sắt. Thiếu máu do thiếu sắt là dạng thiếu máu dinh dưỡng hay gặp nhất
với các đối tượng bị đe doạ nhiều nhất là trẻ em, học sinh và đặc biệt là phụ nữ
có thai [14], [15], [22]. Trong thời kỳ có thai nhu cầu sắt tăng lên để cung cấp
đủ lượng sắt cho thai, rau thai và cho nhu cầu phân phối oxy cho quá trình oxy
hoá ở các mô của cơ thể thai phụ. ở phụ nữ có thai, tình trạng thiếu máu
không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người mẹ, dễ gặp các tai biến chảy
máu khi đẻ, mà còn làm cho thai nhẹ cân, dự trữ sắt và chất dinh dưỡng thấp,
trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu máu và làm ảnh hưởng tới sức khoẻ, sự phát
triển về thể lực và trí tuệ của trẻ sau này [42].
Theo một điều tra của viện dinh dưỡng, tỷ lệ thiếu máu (hemoglobin
<110g/lít) ở phụ nữ nông thôn trong thời gian mang thai là 49%, đặc biệt
ở ba tháng cuối tỷ lệ này tới 59%; ở Hà Nội là 41% và ba tháng cuối của
thai nghén là 48% [8]. Nhiều tác giả đã chứng minh sự cần thiết cho phụ
nữ có thai uống viên sắt hàng ngày, nhất là trong ba tháng cuối của thời kỳ

thai nghén. Nghiên cứu của viện dinh dưỡng trên phụ nữ có thai dùng viên


sắt- acid folic hàng ngày từ khi thai 20 tuần, kết quả cho thấy hàm lượng
hem oglobin và feritin cao hơn hẳn so với những thai phụ không dùng viên
này [9].
Công trình nghiên cứu của Hà Huy Khôi cho các phụ nữ có thai 6-7
tháng có lượng huyết sắc tố dưới llOg/lít uống liên tục mỗi ngày 2 viên (mỗi
viên chứa 200mg sắt (II) sulphat và 0,25mg acid folic) cho thấy ở các phụ nữ
uống thuốc đều, sau 60 ngày dùng thuốc, nồng độ huyết sắc tố trung bình từ
99g/lit lúc đầu tăng lên tới 114 g/lít. Do đó để phòng chống thiếu máu dinh
dưỡng có thể bổ sung viên sắt - folic [16].

1.4. THựC TẾ SẢN XUẤT VIÊN SẮT - FOLIC TẠI VIỆT NAM VÀ
TRÊN THÊ GIỚI:
1.4.1. Tại Việt Nam:
Một số xí nghiệp trong nước đã bắt đầu quan tâm sản xuất viên sắt acid folic như xí nghiệp dược phẩm Minh Hải, xí nghiệp dược phẩm Quảng
Bình với thành phần chủ yếu như sau:
Sắt(II) sulfat

190mg

Acid folic

0,4mg

Tá dược vừa đủ cho một viên
1.4.2. Trên thê g iớ i:
Đã có rất nhiều hãng dược phẩm trên thế giới quan tâm nghiên cứu và
sản xuất các dạng bào chế có chứa sắt và acid folic. Một số biệt dược đã được

Bộ Y Tế cho phép lưu hành tại Việt Nam (bảng 1).


10

Bảng 1: Một số biệt dược có chứa sắt và acid folic đã được
lưu hành tại Việt Nam
TT

Tên thuốc

Hoạt chất

Dạng bào chế

Nhà s x

Ghi
chú

1

Tardyíeron B9

Sắt (II) sulfat. Acid folic,

Viên nén

Pieưe Fabre


*

Vitamin c

(H/30v)

Medicament

Sắt (II) sulfat, Acid folic

Viên nén

Pieưe Fabre

(H/30v)

Medicament

Sắt (II) fumarat, Acid folic,
Vitamin B12,

Viên nang

Medicap Ltd

%

Sắt (II) sulfat, Acid folic,
Vitamin B12,


Viên nén

Korea Green
Phai'iii Co.,

=t=

Sắt (II) oxyd,
Polymaltosatum, Acid folic

Viên nén nhai

Vifor

*

(H/30v)

(International)

Sắt gluconat, mangan sulfat,
acid folic, B12, c , sorbitol

Viên nang

P.TMerk
Indonesia

Sắt (II), B12, acid folic,
calcium, Cholecalciferol


Viên nang

Sắt (II), B, c , acid folic

Viên nang

2

3

4

5

6

7

8

Tardyferone

Peưovit

Ferrogreen

Maltofer Fol

Sangobion


Hemobion

Siderfol

(H/lOOv)

(H/lOOv)

(H/250V)

(H/lOOv)

(H/30V)
9

Siderplex

Sắt (II), B, c , acid folic

Thuốc nước
(H/15ml)

10

11

Siderfol

Gentaron


Sắt (II) fumarrate, B, c , acid
folic

Viên nang

Sất (II), acid folic

Nang mềm

(lọ 30v)

(H/3ŨV)
12

Ferrous.sulfate
/ Folic. Acid

%

Sắt (II) sulfat, acid folic

* Các thuốc dã dược cấp số đăng ký

P.T Merk
Indonesia
Raptakos,
India
Raptakos,
India

Spectrum
Phamiaceutic
als Pvt. Lid
India
Ahn Gook
Korea
Lomaphaưn
Germany


11

1.5. ĐỘ ỔN ĐỊNH CỦA THUỐC VÀ CÁCH XÁC ĐỊNH:
1.5.1. Khái quát về độ ổn định của thuốc:
* Độ ổn định:
Khái niêm: Độ ổn định của thuốc (nguyên liệu hay chế phẩm) có thể
được coi là khả năng của thuốc đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng quy định
trong dược điển hay tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất trong một khoảng
thời gian nhất định khi thuốc được bảo quản trong đồ bao gói chuyên dụng.
Độ ổn định được đánh giá bằng các chỉ tiêu [4]:
- Chỉ tiêu vật lý: màu sắc, mùi vị, trạng thái, độ đồng đều, độ rã phải
giữ được đặc tính ban đầu.
- Chỉ tiêu hoá học: mỗi thành phần hoạt chất phải giữ được trạng thái
hoá học nguyên vẹn và hàm lượng trong khoảng giới hạn cho phép, sản phẩm
phân huỷ được quy định trong giới hạn nhất định.
- Chỉ tiêu vi sinh vật: độ nhiễm khuẩn ,nấm mốc , chất gây sốt phải đạt
mức chất lượng cho phép.
- Chỉ tiêu về độc tính: độc tính không tăng đáng kể.
Khi nghiên cứu một chế phẩm thuốc mới hay hoàn thiện nâng cao chất
lượng một thuốc đã được sử dụng trong lâm sàng đều phải nghiên cứu độ ổn

định để từ đó quy định hạn dùng, điều kiện bảo quản [35], [37], [43],
Các yếu tố ảnh hưởti2 đến đô ổn đinh của thuốc:
Độ ổn định của thuốc bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, có thể chia thành
hai loại yếu tố sau:
+ Loại yêĩi tố thuộc về thuốc (yếu tố nội tại): gồm 3 yếu tố chính:
- Thành phần của thuốc: dược chất, các tá dược và chất phụ...
- Kỹ thuật bào chế.


12

- Bao bì: ngoài tác dụng là vật đựng, bao bì còn đóng vai trò bảo vệ
thuốc: chống hút ẩm, chống nhiễm khuẩn, tránh ánh sáng, không tưcíng tác
thuốc... Vì vậy đối với mỗi chế phẩm phải lựa chọn bao bì thích hợp.
+ Loại yếu tố thuộc về điều kiện bảo quản (yếu tố ngoại cảnh):
Bao gồm nhiệt độ, ánh sáng, không khí (oxygen, cacbon dioxyd) và độ
ẩm. Trong suốt quá trình bảo quản, lưu thông và phân phối, thuốc luôn chịu
ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh. Vì vậy điều kiện bảo quản vô cùng quan
trọng đối với độ Ổn định của thuốc.
- Nhiệt độ quyết định tới tốc độ phản ứng gây phân huỷ thuốc. Ngoài ra
nhiệt độ còn ảnh hưởng tới ừạng thái bền vững của một số dạng thuốc như
hỗn dịch, nhũ tương, thuốc đạn, khí dung.
- Ánh sáng: một số hoạt chất bị phân huỷ bởi tác dụng cuả ánh sáng.
- Độ ẩm: Độ ẩm không khí cao tạo điều kiên cho nấm mốc phát triển,
ngoài ra hơi nước phân huỷ một số thuốc... [30].
Tình hình ch u m :
Nghiên cứu độ ổn định của thuốc đã được tổ chức y tế thế giới (WHO)
và các cơ quan quản lý về thuốc của các quốc gia quy định. Từ năm 1974, Bộ
y tế Liên Xô đã có quy định tạm thời về cách xác định tuổi thọ bằng phương
pháp lão hoá cáp tốc [4]. Năm 1994 , WHO cũng đã có hướng dẫn thử độ ổn

định của thuốc [43]. Bộ y tế của một số nước như Thái Lan, Australia cũng ra
hướng dẫn cụ thể [31], [32]. Năml993, cộng đồng châu Âu cùng Nhật, Mỹ đã
có hướng dẫn chung về thử độ ổn định của thuốc [34]. Hướng dẫn này cũng
chính thức được đưa vào dược điển Mỹ USP XXIII [41], ở Việt Nam cục quản
lý dược quy định cần có tư liệu theo dõi độ ổn định ữong hồ sơ đăng kỷ thuốc.


13

Nghiên cứu độ ổn định cần có đề cương cụ thể. Đề cương đó phải quan
tâm đến thị trường dự kiến sẽ lưu thông chế phẩm thuốc, nghiên cứu trong
điều kiện khí hậu cụ thể.
Theo phân vùng khí hậu của WHO, Việt Nam thuộc vùng IV khí hậu
nóng ẩm [43]:
Ngoài trời

Trong kho bảo quản

Nhiệt độ trung bình

26,5°c

24.8°c

Độ ẩm trung bình

77%

70%


Việt Nam với khí hậu nhiệt đới gió mùa mà thuộc tính cơ bản là nóng
và ẩm gây trở ngại cho công tác bảo quản, ảnh hưởng rất lớn tới độ ổn định
của thuốc [2].
1.5.2. Các phương pháp thử nghiệm độ ổn định thuốc và điều kiện thử
nghiệm:
Các phưcỉng pháp thử nghiêm độ ổn định , đặc điểm và mục đích thử
nghiệm được nêu trong bảng 2.
Bảng 2: Phàn loại, đặc điểm và mục đích của thử nghiệm độ ỏn định
Đặc điểm

Kiểu loại
Nhanh

T® cao / 1-12 tuần

Mục đích
Xác định nhanh các yếu tố ảnh
hưởng đến độ ổn định => chọn
công thức, quy trình bào chế

Đầy đủ

T°, độ ẩm khác nhau / 5 năm

Ngắn hạn

Trong điều kiện và thời gian Xem xét khi có sự thay đổi sản
giới hạn

Từng phần Đánh giá một số chỉ tiêu


Tìm hạn dùng, tuổi thọ của thuốc

xuất
Xem xét một ảnh hưcmg đặc biệt
nào đó


14

I.5.2.I. Quỵ định chung về nghiên cứu độ ổn định:
. Việc nghiên cứu độ ổn định của thuốc do các cơ sở sản xuất hay
nghiên cứu, phát triển thuốc thực hiện [25].
. Mục đích của thử độ ổn định được trình bày trong bảng 2[3],

[18],

[33], [43].

,

. Các phương pháp nghiên cứu độ ổn định của thuốc:
Nghiên cứu độ ổn định của thuốc được tiến hành bằngnhiều phương
pháp khác nhau dựa trên nguyên tắc: Thuốc được bảo quản trong điều kiện
nhất định, sau từng thời gian xác định lại chất lượng thuốc theo tiêu chuẩn quy
định. Điều kiện bảo quản có thể là:
Điều kiện thông thường:
+ Nhiệt độ trung bình 20°c , độ ẩm 90%
+ Nhiệt độ , độ ẩm, ánh sáng thay đổi theo thời tiết tự nhiên
Theo phương pháp nghiên cứu này phải theo dõi độ ổn định trong một

thời gian dài (từ 2 năm trở lên).
Điều kiện khắc nghiệt:
+ Sử dụng tác nhân nhiệt độ cao (từ 30°c trở lên), loại bỏ hoàn
toàn tác dụng của ánh sáng vào mẫu thử , và độ ẩm tương đối trong phòng thử
không vu’Ợt quá 90%

+ Sử dụng các yếu tố khắc nghiệt khác như nhiệt độ Ihấp, pH,
ánh sáng, lực li tâm, độ ẩm ... tác động lên thuốc để đánh giá sơ bộ độ ổn định
của thuốc với nguyên tắc: thuốc chịu đựng được điều kiện khắc nghiệt thì có
thể ổn định trong điều kiện bảo quản thông thường.
Sử dụng điều kiện khắc nghiệt để đánh giá sơ bộ độ ổn định của thuốc
và ứng dụng phương pháp này có thể rút ngắn được thời gian nghiên cứu, do


15

vậy nó thường được gọi là phương pháp “lão hoá cấp tốc” hay “già hoá cấp
tốc” [36].
I.5.2.2. Nghiên cứu độ ổn định của thuốc bằng phương pháp ỉão hoá cấp tốc:
a/. Khái niệm, mục tiêu, phạm vi ứng dụng:
. “Lão hoá cấp tốc” là phương pháp nghiên cứu độ ổn định của thuốc
trong điều kiện khắc nghiệt, tăng cường các tác nhân kích thích sự phân huỷ
thuốc, nhằm giảm thời gian cần thiết để đánh giá độ ổn định của thuốc.
. Những mục tiêu cần đạt:
+ Phát hiện nhanh mức độ phân huỷ của một ứiuốc trong những
công Uiức bào chế khác nhau, nhằm chọn lọc được công thức tốt nhất (hình la).
+ Dự đoán được thời gian hữu hiệu của thuốc, đó là thời gian mà
chế phẩm vẫn giữ được chất lượng, khi bảo quản ở những điều kiện khác nhau.
Từ đó xác định được hạn dùng của thuốc (hình Ib).
+ Lựa chọn được điều kiện bảo quản để có thời gian hữu hiệu của

thuốc theo mong muốn (hình Ic) [12],
Lượng thuốc
bị phân huỷ

Lượng thuốc
bị phân huỷ

(a)

(b)


16

Lượng thuốc
bị phân huỷ

(c)
Hình 1: Những mục tiêu cần đạt của phương pháp lão hoá cấp tốc

Cần chú ý rằng “lão hoá cấp tốc” chỉ có thể đánh giá tuổi thọ của thuốc
một cách gần đúng với tuổi thọ thật của thuốc và phương pháp này không thể
đánh giá tuổi thọ trên toàn bộ chỉ tiêu chất lượng của thuốc, ví dụ: độ rã của
viên nén.
Lão hoá cấp tốc” ở nhiệt độ cao được áp dụng cho: các thuốc tổng
hợp, các kháng sinh, các vitamin, các hoạt chất tinh khiết chiết từ dược liệu;
không áp dụng được đối với: các dược liệu, men, nội tiết tố và các chế phẩm
có nguồn gốc vi sinh vật khác.
b/. Những quy định cụ thể về tác nhân kích thích:
*


Nhiệt độ: nhiệt độ thúc đẩy tốc độ của phản ứng phâii huỷ thuốc. Khi

tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng nhanh. Đối với các phản ứng đồng thể, tốc
độ riêng k thường tăng hai, ba lần khi nhiệt độ tăng 10°c. Đối với mỗi loại


17

thuốc cần xác định nhiệt độ bảo quản giới hạn, tránh thay đổi trạng thái của
dạng thuốc và gây ra phản ứng không xảy ra ở điều kiện thường.
Nhiệt độ lão hoá cấp tốc được đề nghị như sau:
- Không cao hơn 60°c đối với nguyên liệu, viên nén, nang cứng, dung
dịch thuốc.
- Không quá 30°c đối với thuốc đạn, aerosol.
- Không quá

40°c đối với các thuốc khác (nang m ềm ...)

[3].

* Độ ẩm: độ ẩm cao sẽ thúc đẩy sự phân huỷ do phản ứng thuỷ phân và
làm thay đổi tính chất hoá lý của thuốc. Phưcíng pháp dùng độ ẩm làm tác
nhân lão hoá chỉ ra độ ẩm tối đa mà thuốc chịu được và xác định được hiệu
quả bảo quản của các đồ bao gói.
* Ánh sáng: Các nguồn sáng nhân tạo phải có sự phân phối năng lượng
bức xạ tương tự ánh sáng mặt trời do các phản ứng quang hoá chỉ xảy ra bởi
các bức xạ có bước sóng nhất định .
Trong phạm vi đề tài này, tác nhân kích thích là nhiệt độ cao, còn độ
ẩm thì duy trì thích hợp (75% ± 5) và không xem xét đến tác dụng của ánh

sáng vào mẫu thử.
Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) hướng dẫn về thực
hành sản xuất thuốc tốt (GMP) và hạn dùng của thuốc có ghi rõ:
Một nguyên tắc đối với dạng thuốc phân liều rắn, cho phép thuốc có
hạn dùng trong 2 năm ở nhiệt độ phòng nếu như sau 90 ngày bảo quản (lão
hoá) ở nhiệt độ 40°c và độ ẩm tương đối là 75%, hàm lượng dược chất của
thuốc còn lại 90% so với hàm lượng ban đầu [38].


18

1.6. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG SẮT (II) SULFAT VÀ ACID
FOLIC:
1.6.1.

Định lượng sắt (II) sulfat theo chuyên luận “Vièn nén sắt (II)

sulfat” của dược điển Anh BP 98:
* Nguyên tắc của phương pháp chuẩn độ ion
Đây làphương pháp chuẩn độ ion
sulfat. Khi ion

[29]:

bằng dungdịch amoni ceri(IV)

trong muối sắt (II) sulfat đã phản ứng hết thì amoni

ceri(IV) sulfat phản ứng vói ion Fe-^ trong chỉ thị ferroin làm chỉ thị chuyển từ
màu đỏ sang màu xanh nhạt.

Chỉ thị feiToin được điều chế bằng cách: hoà sắt (II) sulfat và 1-10
phenanthrolin hydroclorid trong nước. 1-10 phenanthrolin hydroclorid (Ph)
tạo phức bền với ion

và cho màu đỏ.

Phương trình phản ứng:
^ 2( ^ 4)2804

2 FeSO^ + 2(NH4)2Ce(S04)3 ------ ►
3(Ph) +

--- ►

PhjFeCII) +

--- ► PhjFeail) + Ce^-^

Ferroin
(màu đỏ)

Ph3Fe(II)

Ferriin
(màu xanh nhạt)

* Cân và nghiền thành bột mịn 20 viên nén. Hoà tan kỹ một khối lượng
bột viên tương ứng với 0,5g sắt (II) sulfat khan trong hỗn hợp gồm 30ml nước
và 20 ml acid sulfuric IM và chuẩn độ với dung dịch amoni ceri (IV) sulphat
0,1M. Chỉ thị màu là dung dịch feiToin sullầt.

Mỗi ml dung dịch amoni ceri (IV) siilíầt tương đương với 5,585mg ion
Fe(II).


19

1.6.2. Định lượng acid folic theo chuyên luận ‘Viên nén add folic- sắt (II)
fumarat’ của dược điển anh BP 98 bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu
năng cao (HPLC)
1.6.2.1. Khái niệm về sắc ký lỏng hiệu năng cao [19], [21]:
Sắc ký là một nhóm các phương pháp hoá lý dùng để tách các thành
phần của một hỗn hợp. Sự tách sắc ký dựa trên sự phân chia của các chất khác
nhau vào hai pha luôn tiếp xúc với nhau và không hoà lẫn vào nhau: một pha
tĩnh và một pha động.
Trong phương pháp HPLC, pha tĩnh có thể là chất rắn có khả năng hấp
phụ hoặc trao đổi ion .. . hoặc là chất lỏng được gắn trên một chất mang rắn,
được nhồi chặt trong cột chịu áp lực. Pha động là dung môi phân cực hoặc
không phân cực được bơm qua cột với áp lực rất cao. Nếu như pha tĩnh ít phân
cực hơn pha động, trái với truyền thống của sắc ký trước đây là pha tĩnh phân
cực hơn pha động thì có sắc kí pha đảo; ngược lại nếu dung môi ít phân cực
hơn pha tĩnh ta có sắc ký pha thuận.
Các chất sau khi được tách và đưa ra khỏi cột được phát hiện bằng
detector đặc hiệu đối với chất đó và được ghi lại bằng các sắc ký đồ .
Một thể tích rất nhỏ của mẫu được bơm vào đầu cột, pha động lỏng sẽ
đẩy mẫu dọc theo cột có chứa chất nhồi rắn gắn pha tĩnh. Các cấu tử sẽ luôn
được hấp phụ, giải hấp phụ khỏi pha tĩnh do sự phân bố của chúng giữa pha
tĩnh và pha động, quá trình này được lặp đi lặp lại rất nhiều lần. Sự rửa giải
của pha động lỏng làm cho các cấu tử có hệ số phân bố khác nhau sẽ chuyển
động với tốc độ khác nhau, vì vậy chúng được tách khỏi nhau. Cấu tử có hệ số
phân bố với pha tĩnh nhỏ sẽ được tách ra khỏi cột nhanh hơn .

Quá trình rửa giải sắc ký được diễn giải như sau:


×