Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Nghiên cứu đánh giá chính sách chi trả tiền thuốc theo chế độ bảo hiểm y tế ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.54 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO








BỘ Y TỀ

T R Ư Ờ N G D Ạ•I H Ọ•C D Ư Ợ
• C H À N Ộ• I
fìỵ>

ca

P H Ạ M LƯ Ơ N G S Ơ N

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH
CHI TRẢ TIỀN THUỐC THEO CHẾ ĐỘ
BẢO HIỂM Y TẾ ở VIỆT NAM
m

LUẬN VĂN THẠC s ĩ D ư ợc HỌC









Chuyên ngành: T ổ chức quản lý dược
M ã sô: 60 73 20
Ịf/C>

Á&h-

Ệ-C
PGS. TS. T Ừ Minh Koóng
Ths. Nguyễn Tuấn Anh

CH Ỉ M
HÀ NỘI - NÃM 2005
c 2 /(o l k l (%>


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận
tình của các thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Từ Minli Koóng
- Hiệu Trưởng Trường Đại học Dược Hà Nội và PGS. TS Nguyễn Thị Thái Hằng - Chủ
nhiệm Bộ môn Tổ chức kỉnh tế Dược, Trường đại học Dược Hà Nội đã tận tình chỉ bảo, hướng
dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ths.Nguyễn Tuấn Anh, giảng viên trường đại học Dược
Hà Nội đã hết sức ủng hộ, tạo điều kiện và hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm on Ban Giám hiệu, các thầy giảo, cô giáo và các phòng ban, các
bạn trong khoá Cao học 8 trường Đại học Dược Hà Nội đã góp nhiều công sức trong đào tạo,
giúp ãỡ tôi ừ ong thời gian học tập và nghiên cứu.

Tôi xin bày tỏ lòng biêt ơn sâu sắc đển sự quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ của Lãnh đạo và
các bạn đồng nghiệp trong cơ quan BHXH Việt Nam ừ'ong suốt thời gian tôi học tập và hoàn
thành luận văn này.
Sau cùng, tôi xin được bày tỏ lỏng biết ơn sâu sắc tới gia đình, vợ và các con tôi cùng
với những người thân trong gia đình đã chia sẻ, động viên tôi vượt qua những khó khăn, giành
cho tôi những tình cảm, sự chăm sóc tận tình đế tôi vững vàng suốt thời gian học tập và hoàn
thành luận văn.
Hà Nội, thảng 12 năm 2005
Phạm Lương Sơn


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG

PHẦN 2:
2.1
2.2
2.3

DANH MỤC HÌNH VẼ, BlỂư Đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ
TỔNG QUAN
Nguồn gốc, lịch sử ra đời và tình hình tổ chức thực hiện chế độ
BHYT trên thế giới
Tinh hình tổ chức thực hiện chính sách BHYT ở Việt Nam
Những nguyên tắc cơ bản trong việc chi trả tiền thuốc cho người
có thẻ BHYT ở Việt Nam
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ú u

Đối tượng nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu

32
32
32
32

PHẦN 3:

KẾT QUẢ NGHIÊN c ú u VÀ BÀN LUẬN

37

3.1

Thực trạng tình hình sử dụng, cung ứng và chi trả tiền thuốc
BHYT tại Việt Nam từ 1998 - 2004
Các yếu tố ảnh hưởng tới chi phí tiền thuốc ở Việt Nam
Tính thích ứng của danh mục thuốc BHYT tại Việt Nam
MỘT s ố NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ NHŨNG GIẢI PHÁPKIÊN
NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH CHI TRẢ TIỀN th uố c
BHYT Ở VIỆT NAM
Một số vấn đề nổi cộm
Một số giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách chi trả
tiền thuốc BHYT ở Việt Nam
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI
Kết luận
Một so ý kiến đề xuất


37

PHẦN 1:
1.1

1.2
1.3

3.2
3.3
PHẦN 4:

4.1
4.2

5.1
5.2
Phụ lục:

1
3
3

10
26

50
59
67


67
69

74
74
75
TÀI LIỆU TH AM KHẢO
77
GIỚI THIỆU Sơ LƯỢC CHÍNH SÁCH BHYT Ở MỘT s ố NƯỚC TRÊN 81
THẾ GIỚI VÀ TRONG KHU v ự c


DANH M ỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1
Các mô hình quản lý quỹ BHYT trên thế giới
5
Bảng 1.2
Mô hình tổ chức quỹ BHYT một số quốc gia trên thế giới
6
Bảng 1.3
Mức đóng BHYT của một số nước trên thế giới
7
Bảng 1.4
Tỷ lệ bao phủ BHYT tại một số nước trên thế giới
8
Bảng 1.5
Các phương thức chi trả BHYT trên thế giới
9

Bảng 1.6
Đối tượng và mức đóng của loại hình BHYT bắt buộc ở Việt 16
Nam
Bảng 1.7
Đối tượng và mức đóng của loại hình BHYT tự nguyện ở Việt 18
Nam
Bảng 1.8
Các nhóm tiềm năng trong lộ trình BHYT toàn dân ở Việt 21
Nam
Bảng 1.9
Số thu quỹ BHYT và NSNN dành cho y tế
22
Bảng 1.10
Phân bổ
quỹ BHYT bắt buộc theo từng thời kỳ
24
Bảng 1.11
Phân bổ
quỹ BHYT tự nguyện theo nhóm đối tượng
24
Bảng 1.12
Phân bổ
quỹ BHYT theo Nghị định số 63/CP
25
Bảng 3.13 Chi phí khám chữa bệnh và chi phí thuốc BHYT theo nhóm 37
đối tượng từ năm 1998-2004
Bảng 3.14 Sự gia tăng chi phí thuốc BHYT từ 1998-2004 tại một số địa 40
phương (Thái Bình, Lạng Sơn, Thanh Hóa)
Bảng 3.15 Sự gia tăng chi phí thuốc 03 năm 1998-2000 đối với người 41
bệnh BHYT thuộc khối các cơ quan TW tại Hà Nội

Bảng 3.16 Sự gia tăng chi phí thuốc của đối tượng tham gia BHYT bắt 41
buộc trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ 1998-2004
Bảng 3.17 Danh sách 15 lọai thuốc thường được kế đơn nhiều nhất năm 42
1998 tại bệnh viện Saint paul Hà Nội
Bảng 3.18 Tỷ lệ chi phí thuốc ngoại nhập so với tổng chi phí tiền thuốc 43
BHYT tại Thái Bình, Lạng Sơn, Thanh Hóa từ 1998-2004
Bảng 3.19 Tinh hình sử dụng thuốc ngoại nhập ở khu vực khám chữa 44
bệnh ngoại trú tại bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh
quý 11/1998
Bảng 3.20 Danh sách 15 lọai thuốc thường được kế đơn nhiều nhất quý 44
11/1998 tại bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 3.21 Danh sách 10 lọai thuốc dùng với số lượng nhiều nhất trong 45
quý 11/1998 tại bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 3.22 Danh sách 10 lọai thuốc sử dụng kinh phí nhiều nhất trong quý 45
11/1998 tại bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 3.23 Tóm tắt ưu nhược điểm của các phương thức cung ứng
48
Bảng 3.24 Tỷ lệ % và cơ cấu chi phí lưu thông tiền thuốc tại Thái Bình, 50
Thanh Hóa và Lạng Sơn
Bảng 3.25 Diện bao phủ BHYT tại Việt Nam
51
Bảng 3.26 Số bệnh nhân BHYT điều trị nội trú và chi phí KCB thống kê 53
theo nhóm đối tượng tại Hà Nội năm 1998


Bảng 3.27
Bảng 3.28
Bảng 3.29
Bảng 3.30
Bảng 3.31

Bảng 3.32

Thống kê tỷ lệ vào viện nội trú, chi phí KCB theo các nhóm 53
đối tượng tham gia BHYT tại Hà Nội năm 1998
Các nhóm bệnh phổ biến nhất và có chi phí cao nhất của người 55
tham gia BHYT tại khu vực Hà Nội năm 1998
Thống kê 7 chẩn đoán của bệnh nhân BHYT tại khu vực Hà 55
Nội năm 1998 có chi phí thuốc lớn nhất
Danh mục thuốc tân dược sắp xếp theo nhóm tác dụng dược lý 60
Cơ cấu hoạt chất thuốc tân dược trong danh mục thuốc BHYT
63
Tính thích ứng của danh mục thuốc theo mô hình bệnh tật
65


DANH MỤC HÌNH VẼ, B lỂ U Đ ổ
Trang
Sơ đồ tổ chức bộ máy hệ thống BHYT theo Nghị định số
12
299/HĐBT ngày 15/8/1992 của Chính phủ
Hình 1.2
Sơ đồ tổ chức bộ máy hệ thống BHYT theo Nghị định số
13
58/1998/NĐ-CP ngày 13/8/1998 của Chính phủ
Hình 1.3
Sơ đồ tổ chức bộ máy hệ thống BHYT theo Nghị định số
15
100/2002/NĐ-CP ngày 6/12/2002 của Chính phủ
Hình 1.4
Tỷ lệ bao phủ BHYT tại Việt Nam từ 1998-2004

20
Hình 1.5
Số thu quỹ BHYT và NSNN dành cho y tế từ 1998-2004
22
Hình 1.6
So sánh tỷ lệ % số thu BHYT với NSNN dành cho y tế
23
Hình 1.7
Sơ đồ thiết kế nội dung luận văn
31
Hình 1.8
Sơ đồ mô tả phương pháp nghiên cứu hồi cứu
33
Hình 1.9
Sơ đồ mô tả phương pháp phân tích nhân tố
34
Hình 1.10 Sơ đồ phương pháp nghiên cứu mô tả
35
Hình 1.11 Sơ đồ mô tả phương pháp phân tích SWOT & SMART
36
Hình 3.12 Chi phí KCB và chi phí thuốc BHYT từ 1998-2004
38
Hình 3.13 Tỷ lệ gia tăng chi phí KCB BHYT và chi phí thuốc BHYT theo 39
nhóm đối tượng từ 1998-2004
Hình 3.14 Sơ đồ phương thức cung ứng 1
46
Hình 3.1 5 Sơ đồ phương thức cung ứng 2
46
Hình 3.16 Sơ đồ phương thức cung ứng 3
47

Hình 3.17 Sơ đồ phương thức cung ứng 4
47
Hình 3.18 Ảnh hưởng của diện bao phủ BHYT tới chi phí thuốc BHYT
52
Hình 3.19 Mối liên quan giữa cơ cấu đối tượng tham gia BHYT và chi phí 53
KCB, chi phí thuốc BHYT tại Hà Nội năm 1998
Hình 3.20 Số lượng các hoạt chất theo cơ cấu, mô hình bệnh tật
66
Hình 3.21 Sơ đồ quy trình sản xuất - cung ứng thuốc BHYT
72

Hình 1.1


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮVIẾT TẮT

ASXH
BHYT
BHYTBB
BHYTTN
BHXH .
BYT
CF
CMKT
CSSK
CSSKBĐ
DMT
DNNN
DNNQD
DNTN

DVKT
DVYT
ĐT
ĐTNN
HCSN
HTMS
HSSV
HĐBT
KCB
MHBT
NSNN
NSYT
TLGTCFKCB
TLGTCFKCBNN
TLGTCFKCBTN
TLGTCFT
TLGTCFTBB
TLGTCFTNN
TLGTCFTTN
TYT
TTYT
UÍ)XH
VPĐD
WHO

An sinh xã hội
Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế bắt buộc
Bảo hiểm y tế tự nguyện
Bảo hiểm xã hội

Bộ Y tế
Chi phí
Chuyên môn kỹ thuật
Chăm sóc sức khỏe
Chăm sóc sức khỏe ban đầu
Danh mục thuốc
Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Doanh nghiệp tư nhân
Dịch vụ ký thuật
Dịch vụ y tế
Điều trị
Đầu tư nước ngoài
Hành chính sự nghiệp
Hưu trí mất sức
Học sinh sinh viên
Hội đồng Bộ trưởng
khám chữa bệnh
Mô hình bệnh tật
Ngân sách nhà nước
Ngân sách y tế
Tỷ lệ gia tăng chi phí khám chữa bệnh
Tỷ lệ gia tăng chi phí KCB người nghèo
Tỷ lệ gia tăng chi phí KCB tự nguyên
Tỷ lệ gia tăng chi phí thuốc
Tỷ lệ gia tăng chi phí thuốc bắt buộc
Tỷ lệ gia tăng chi phí thuốc người
nghèo
Tỷ lệ gia tăng chi phí thuốc tự nguyện
Trạm y tế

Trung tâm y tế
Ưu đãi xã hội
Văn phòng đại diện
Tổ chức y tế thế giới


1

ĐẶT VÂN ĐỂ
“Sức khỏe của nhân dân, tương lai của giống nòi là mối quan tâm thường
xuyên của Đảng và Nhà nước, là trách nhiệm của tất cả các ngành, các đoàn
thể, là trách nhiệm và lợi ích thiết thân của mỗi công dân... ” [18] đó là một
trong những nội dung quan trọng được khẳng định trong Báo cáo chính trị tại
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI - năm 1986 của Đảng Cộng sản Việt
Nam, tạo tiền đề cho chủ trương xã hội hóa toàn diện trong lĩnh vực y tế nhằm
tìm kiếm một cơ chế tài chính mới, một chính sách xã hội có khả năng huy
động được tối đa tiềm năng hiện có của ngành y tế và của toàn xã hội cho sự
nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Thực tiễn tại Việt Nam cũng như ở nhiều nước trên thế giới cho thấy,
mặc dù NSNN luôn dành một tỷ lệ ngày càng cao để chi cho các hoạt động y tế
nhưng nguồn tài chính này vẫn không thể đáp ứng đủ nhu cầu kinh phí cho
công tác CSSK nhân dân do sự gia tăng liên tục về chi phí y tế cũng như nhu
cầu KCB của người dân. Thực trạng đó đòi hỏi phải có một cơ chế cùng các
giải pháp tài chính thích hợp nhằm đảm bảo có được một nguồn lực tài chính
đầy đủ, kịp thời và ổn định dành cho y tế, giảm bớt gánh nặng cho NSNN, thực
hiện công bằng trong CSSK nhân dân. BHYT với tư cách là một chính sách xã
hội được xác định là một giải pháp hữu hiệu có thể thỏa mãn đồng thời các
mục tiêu kể trên. Theo đó, quỹ BHYT được hình thành từ sự đóng góp của chủ
sử dụng lao động, người lao động, NSNN và các nguồn từ thiện nhân đạo khác.
Việc tham gia BHYT cũng là giải pháp tích cực phục vụ cho bản thân mỗi

người khi không may gặp rủi ro ốm đau bệnh tật. Điều đó cho thấy sự ra đời
của quỹ BHYT là một tất yếu khách quan, đáp ứng được yêu cầu của đại đa số
người dân, phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội và theo đúng chủ
trương xã hội hóa công tác y tế của Đảng và Nhà nước ta [22].
Trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách BHYT, vấn đề xác định
một phương thức quản lý, sử dụng và chi trả tiền thuốc cho người bệnh có thẻ


2

BHYT giữ một vai trò quan trọng. Thống kê chi phí y tế hàng năm từ quỹ
BHYT cho thấy, chi phí về thuốc luôn chiếm tỷ trọng tương đối cao, từ 60-70%
trong tổng chi phí khám chữa bệnh BHYT [21]. Do vậy, chính sách quản lý,
chi trả tiền thuốc BHYT sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới việc nâng cao chất lượng
khám chữa bệnh, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT, góp phần tích
cực nhằm đảm bảo sự an toàn, cân đối thu chi quỹ BHYT và tăng cường tính
hấp dẫn của chính sách BHYT nhằm mở rộng, phát triển BHYT và tiến tới
BHYT toàn dân ở Việt Nam.
Thực trạng tình hình quản lý, cung ứng, sử dụng và chi trả tiền thuốc
BHYT ở Việt Nam nhiều năm qua cho thấy còn tồn tại một số bất cập mà một
trong những nguyên nhân cơ bản là do còn thiếu một chính sách đồng bộ trong
quản lý, sử dụng và chi trả tiền thuốc BHYT, đòi hỏi phải sớm được khắc phục,
hoàn thiện.
Xuất phát từ nhũng yêu cầu bức xúc trong thực tiễn tổ chức thực hỉện
chính sách BHYT nói chung, chính sách chi trả chi phí thuốc BHYT ở Việt
Nam nói riêng, đề tài: " Nghiên cứu đánh giá chính sách chi trả tiền thuốc
theo chê độ BH YT ở Việt Nam " được thực hiện với các mục tiêu cơ bản sau:
1. Kliảo sát đánh giá thực trạng tình hình cung ứng, sử dụng và chi trả
tiền thuốc BHYT ở Việt Nam giai đoạn 1998-2004.
2. Phân tích đánh giá tính thích ứng của danh mục thuốc BHYT hiện nay

ở Việt Nam.
3. Đè xuất một s ố chính sách và giải pháp hoàn thiện việc quản lý sử
dụng, cung ứng và chi trả tiền thuốc BHYT ở Việt Nam.


3

PHẦN 1: TỔNG QUAN
1.1 Nguồn gốc, lịch sử ra đời và tình hình tổ chức thục hiện chê độ
BHYT trên thê giới
1.1.1 So lược vê nguồn gốc, lịch sử ra đời của BH YT



Ngay trong thời kỳ sơ khai của nền văn minh nhân loại, do luôn phải
chống chọi với nhiều rủi ro bất ngờ như thiên tai, dịch bệnh, mất mùa...trong
cuộc đấu tranh để sinh tồn, con người đã có nhũng ý tường đầu tiên về hoạt
động dự trữ, bảo h iểm [Ị 7 j.
Ngay từ trước công nguyên, những người thợ đẽo đá ở Ai Cập đã biết
thành lập "Quỹ tưong trợ" để giúp đỡ lẫn nhau trong các vụ tai nạn; năm 1182
bản hợp đổng bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển đầu tiên đã
được tổ chức thực hiện ở miền Bắc Italia; năm 1424 Công ty bảo hiểm vận tải
đường biển và đường bộ đầu tiên trên thế giới được thành lập tại Thụy Sỹ; năm
1600 các hoạt động về bảo hiểm được phép tiến hành ở Vương quốc Anh, đặc
biệt đến năm 1666, sau vụ hỏa hoạn lớn xảy ra ở London thì nhu cầu về bảo
hiểm trở nên bức xúc hơn đối với mọi người dẫn đến sự ra đời của hàng loạt
công ty bảo hiểm hỏa hoạn ở châu Âu [25].
Loại hình bảo hiểm nhân thọ lần đầu tiên xuất hiện ở Mỹ vào năm 1759
và đến năm 1846 Công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp đầu tiên trên thế giới
được thành lập ở Đức. Tuy nhiên, phải đến thế kỷ thứ XIX các loại hình bảo

hiểm mới thực sự trở nên phong phú đa dạng do sự xuất hiện của nhiều loại rủi
ro mới như tai nạn máy bay, xe cơ giới, ốm đau, bệnh tật, bệnh nghề nghiệp
vv... kéo theo sự ra đời và phát triển của các công ty bảo hiểm tại các nước tư
bản phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, Đức... trong đó có loại hình BHYT [21].
1.1.2 Khái quát tình hình tổ chức thực hiện BH YT trên th ế giói
Luật BHYT bắt buộc đầu tiên được ban hành vào năm 1883 tại Đức dưới
thời Thủ tướng Bismark, đánh dấu sự ra đời và phát triển của một trong nhũng
loại hình bảo hiểm, một chính sách xã hội lớn trên toàn thế giới [23]. Luật


4

BHYT này là đạo luật đầu tiên trên thế giới về mô hình BHYT bắt buộc và
được nhiều nước lựa chọn làm khung chính sách và tổ chức thực hiện nhằm xác
định một cơ chế tài chính mới cho y tế, thực hiện mục tiêu công bằng, hiệu quả
trong chăm sóc sức khoẻ người dân [23]. Theo mô hình này, đã có nhiều nước
ở châu Âu tổ chức xây dựng và hình thành nên quỹ BHYT như: Áo (1888),
Hungary (1891), Đan Mạch (1892), Thuỵ Điển (1891), Bỉ (1894), Tây Ban
Nha (1929)... Ở châu Á, Nhật Bản là nước đầu tiên ban hành luật BHYT vào
năm 1922; nhiều nước khác trong khu vực này cũng đã thực hiện khá thành
công chính sách BHYT cho toàn dân như: Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore...
Tính đến nay đã có hơn 100 nước thực hiện thành công chính sách BHYT.
1.1.2.1 Mô hình quản lý quỹ BHYT trên thê giới: [25]
Hiện tại đang tồn tại 3 mô hình quản lý quỹ BHYT trên thế giới gồm:
- Mô hình Bismark;
- Mô hình Beveridge;
- Mô hình tổ chức cùng quản lý.
Theo mô hình Bismark, quỹ BHYT được hình thành dựa trên sự đóng
góp của cộng đồng người tham gia BHYT và giới chủ, độc lập với NSNN và
họat động theo các quy định của pháp luật về BHYT. Mô hình này được đại đa

số các quốc gia ở châu Âu tổ chức thực hiện ngay từ nhũng năm cuối của thế
kỷ XIX như Áo, Hungary, Đan Mạch, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Bỉ, Tây Ban Nha...
Với mô hình Beveridge, quỹ BHYT là một bộ phận cấu thành của NSNN
và chịu sự tác động, chi phối của chính sách tài chính của quốc gia đó. Theo
mô hình này, phí BHYT được thu vào NSNN như một khoản thuế theo thu
nhập của người dân, nhà nước phân bổ ngân sách dành cho y tế tới các địa
phương và nguồn ngân sách này được dùng để chi trả chi phí KCB cho các cơ
sở cung cấp DVYT cho người dân. Canada và Anh là hai quốc gia tiêu biểu đại
diện cho mô hình quản lý này với 100% và 85% kinh phí KCB theo chế độ
BHYT được NSNN cung cấp miễn phí cho người dân khi sử dụng gói DVYT


5

cơ bản; Mỹ cũng là nước thực hiện BHYT theo mô hình này với 2 quỹ BHYT
do NSNN tài trợ là “Quỹ khám chữa bệnh cho người ngheo’X Medicaid) và
“Chương trình khám chữa bệnh cho người già” (Medicare).
Mô hình tổ chức cùng quản lý là mô hình phổ biến tại các nước đang
phát triển. Theo đó, quỹ BHYT được hình thành từ sự đóng góp của người lao
động, chủ sử dụng lao động và NSNN. Quỹ BHYT tổ chức theo mô hình này
chỉ độc lập tương đối với NSNN, được NSNN bảo trợ và được quản lý bởi một
Hội đồng quản lý gồm đại diện của cả 3 bên tham gia BHYT nói trên.
Bang 1.1: Các mô hình quấn lý quỹ BH YT trên thê giới
M ô hình

l.M ô
hình
Bismark
2.Mỏ
hình

Beveridge

3.Mô
hình
tổ
chức cùng
quản lý

Đ ặc điểm
n ội du n g
Đóng
góp
từ
người lao
động và
giới chủ
Thu qua
thuế

3
bên
tham gia
đóng
góp, điều
hành

Q uan hê vói
~ NSNN
Đ ộc lập


Đ ại diện

Ưu điểm

N hược điểm

CHLB Đức và
đa
số
các
nước châu Âu

Chủ động cho
quỹ BHYT, có
cơ ch ế kiểm soát
chi phí dễ dàng

Dễ bị lẩn trốn trách
nhiệm từ giới chủ; chỉ
phù hợp với các nước
có nền kinh tế phát
triển
Khó kiểm soát chi
phí; không thực hiện
được BHYT toàn dân

Phụ thuộc
Canada
Anh
Mỹ

Được
trợ

bảo

Pháp,
bản,
Quốc
Lan,
Nam và

Nhật
Hàn
Thái
Việt
các

nước châu Á

Cơ ch ế kiểm
soát chặt chẽ;
chủ động nguồn
tài chính cho y
tế
Đảm bảo tính
cộng đồng, an
toàn quỹ, cơ chế
kiểm soát chặt
chẽ; phù hợp với
các nước đang

phát triển

Khó khăn trong giải
quyết mâu thuẫn khi
quyền lợi và trách
nhiệm của các bên có
sự không đồng thuận

1.1.2.2 T ổ chức quỹ BHYT ở m ột sô nước trên th ế giới
Ngay từ những năm cuối của thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, các nước
trên thế giới bắt đầu tiến hành xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách
BHYT, quỹ BHYT được xác định là một bộ phận cấu thành của chính sách
ASXH. Tuỳ theo mô hình của mỗi nước, quỹ BHYT có thể hoạt động độc lập,
được NSNN bảo trợ hoặc là một bộ phận của NSNN do một cơ quan thuộc
Chính phủ quản lý và tổ chức thực hiện theo khung chính sách về BHYT do
nhà nước ban hành [17],[18],[21],[23]. Nhìn chung, các nước đểu tổ chức quỹ


6

BHYT riêng theo tùng nhóm đối tượng bắt đầu từ quỹ BHYT bắt buộc dành
cho những nhóm người có thu nhập ổn định, dễ quản lý và tổ chức thực hiện
trước, sau đó mới mở rộng ra các nhóm dân cư, cộng đồng theo hình thức
BHYT tự nguyện và tiến tới thực hiện BHYT bắt buộc cho toàn dân.
Bảng 1.2: M ô hình tổ chức quỹ BHYT m ột sô quốc gia trên thê giói
Tên nước
Đức

M ô hình t ổ chức q u ỹ B H Y T
Hệ thống 260 quỹ BHYT riêng biệt theo tiêu chí

nghề nghiêp

C ơ quan quản lý N N
Bộ Y tế Liên bang

Anh

BHYT thông qua NHS- National Health service

Bộ Y tế

Quỹ KCB cho người nghèo (M edicaid) và quỹ
KCB cho người già (Medicare)
Quỹ BHYT dành cho người trong lao đông
150 Quỹ BHYT gồm:
- 0 1 quy B H Y T T W
- 16 quỹ khu vực (liên tỉnh)
- 4 quỹ thuộc các vùng hải đảo
- 129 quỹ cơ sở

Bộ Y tế

BHYT toàn dân, toàn diện từ NSNN
Quỹ BHYT quốc gia giành cho người lao động
tự do, nông dân, thất nghiệp
quỹ BHYT dành cho người lao động
Quỹ BHYT quốc gia gồm 4 quỹ thành viên:
- Quỹ BHYT của công nhân
- Quỹ BHYT của công chức và giáo viên
- Quỹ BH YT của các nhóm lao động cá thể

- Quỹ BH YT dành cho nông dân
Quỹ BHYTBB từ Tài khoản tiết kiệm cá nhân
Quỹ BHYTTN từ Tài khoản tiết kiệm y tế cá
nhân
Quỹ BHYT dành cho công chức nhà nước và
người ăn theo (CSMBS)
Quỹ BHYT dành cho người lao động trong các
doanh nghiệp
Quỹ BHYT người nghèo, lao động tự do (
Chương trình 30 bath)
Quỹ BHYT dành cho người lao động
Quỹ BHYT người nghèo
Quỹ BHYT dành cho người lao động nước
ngoài
Quỹ BHYT dành cho người lao động tự do
Quỹ BHYT quốc gia
Quỹ BHYT quốc gia

Bỏ Y tế

Mỹ

Pháp

Canada
Nhật Bản

Hàn Quốc

Singapore


Thái Lan

Philipin

Trung Quốc
Đài Loan

BHYT tư nhân
Hê thống BHXH thuôc
Bộ Y tế và PLXH

Bộ Y tế và phúc lợi

Cục BHYT Quốc gia
thuộc Chính phủ

Bô Y tế
Bộ Tài chính
Bộ Tài chính
BHXH Thái Lan (SSO)
thuôc Bô các VĐXH
Văn phòng BHYT quốc
gia thuộc Bộ Y tế

Bộ Y tế

Bô Y tế
Bô Y tế



7

1.1.2.3 Mức đóng BHYT ở một sô nước trên thê giới:
Mức phí BHYT được xác định căn cứ vào thu nhập của người tham gia
BHYT và chi phí bình quân chung của cả cộng đồng mà không phụ thuộc vào
tình trạng sức khoẻ của tùng cá nhân [40]. Người có thu nhập cao thì đóng
nhiều hơn người có thu nhập thấp. Đây là điểm khác biệt rất cơ bản giữa BHYT
xã hội và BHYT thương mại. Trong đó có sự chia sẻ về mức phí bảo hiểm giữa
chủ sử dụng lao động, NSNN và người lao động, các đối tượng ƯĐXH thường
được cấp thẻ BHYT miễn phí từ NSNN. Mỗi quốc gia có một phương thức xác
định mức phí BHYT riêng nhung đều phải tuân thủ nguyên tắc tính toán Iheo
quy luật số lớn và xác định mức đóng và mức hưởng thụ sao cho quỹ BHYT
được đảm bảo cân đối, phát triển an toàn và bền vững [25] [21].
Bảng 1.3: Mức đóng BHYT của một sô nước trên thê giới
Q u ốc gia
Đức
Pháp
Anh
Mỹ
Canada
Nhât Bản
Hàn Quốc
Singapore
Thái Lan
Philipin
Trung Quốc
Đài Loan

Tỷ lệ p h í B H Y T /T ổn g

thu nhập(% )
13,2
19,7

T rách nhiệm đ ó n g p h í 1 3H YT(% )
N gư ờ i lao
C h ủ SD L
NSNN
đôn g
6.6
6,6
0
6,9
12,8
0

Kinh phí BHYT do N SN N cấp, mức thuế do Quốc hội quy định
8,5
8,4
6-8
4,5
2,5
11
4,25

4,25
4,2
3-4
1,5
1,25

1
1,275

4,25
4,2
3-4
1,5
1,25
5
2,55

0
0
0
1,5
0
5
0,425

1.1.2.4 Tỷ lệ bao phủ BHYT tại một sô nước trên th ế giới:
Nhìn chung, đến nay đa số các nước có nền kinh tế phát triển đã hoàn
Ihành chương trình BHYT toàn dân; một số nước tuy mới đạt trên 80% dân số
có BHYT như Thái Lan (80%), Mỹ (85%) nhưng cũng đã tuyên bố hoàn thành
chương trình BHYT toàn dân; các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam
cũng đã xây dựng xong lộ trình tiến tới BHYT toàn dân và đang tích cực triển
khai thực hiện. Đa số các quốc gia thuộc châu Phi và một số nước châu Á như


8


CHDCND Lào, Vương quốc Campuchia chưa tổ chức thực hiện được chính
sách BHYT chủ yếu là do nền kinh tế còn kém phát triển [40],[31],[9],[19].
Bang 1.4 : Tỷ lệ bao phủ BHYT tại một s ố nước trên thê giói
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Q u ốc gia
CHLB Đức
Vương Quốc Anh
Cộng hòa Pháp
Mỹ
Canada
Nhât Bản
Hàn Quốc
Thái Lan
Singapore
Philipin
Trung Quốc
Đài Loan


Tỷ lệ bao p h ủ (% ) trên dãn sô
100
100
100
85
100
100
100
80
100
40
70
100

1.1.3 Phương thức thanh toán chi p h í khám chữa bệnh BHYT
Trong quá trình thực hiện chính sách BHYT có nhiều phương thức thanh
toán khác nhau giữa cơ quan Bảo hiểm và cơ sở KCB. Tuy nhiên, chưa có một
phương thức thanh toán nào được coi là hoàn hảo, mỗi phương thức đều có
những ưu nhược điểm nhất định, có sự khác nhau về chất lượng của DVYT
được cung cấp, khả năng kiểm soát chi phí y tế, trách nhiệm của mỗi bên và
chi phí quản lý. Hiện đang tồn tại 4 phương thức chi trả BHYT phổ biến là:
- Phương thức chi trả theo phí dịch vụ
- Phương thức chi trả theo nhóm chẩn đoán

- Phương thức chi trả theo định suất
- Phương thức chi trả theo đơn giá ngày giường điều trị nội trú.


9


Bảng 1.5 Các phương thức chi trả BH YT trên thê giới [25]
Phương
thức

Phí dịch
vụ

N ộ i d u n g c ơ bản

Theo mức phí của từng
lọai D V Y T

Nhóm
chẩn
đoán

Dựa trên mức phí của
của từng lọai bệnh hay
nhóm bệnh cụ thể

Định
suất

Theo mức khoán phí
KCB cố định cho m ỗi
đầu thẻ BHYT trong
một khoảng thời gian
nhất đinh
Theo mức chi phí cố

định khoán cho 1 ngày
điều trị nội trú theo loại
giường bệnh

Đơn giá
ngày
giường

Phạm
vi áp
dụng

Ưu điểm

N h ư ợc điểm
- Dễ lạm dụng
- Kiểm soát chi
phí kém
- Khó quản lý

N ội và
ngoại
trú

- Đảm
bảo tốt
quyền lợi
- Chất
lương
D V Y T tốt

Kiểm soát
chi phí y
tế dễ, đơn
giản

Nội và
ngoại
tru

- Kiểm
soát chi
phí y tế
tốt
- Dễ Q. lý

N ội trú

Dễ quản

Nội và
ngoại
trú



- Khó quản lý
chất lương
DVYT
- Dễ bị lạm
dụng

Hạn ch ế quyền
lợi người bệnh

- Khó kiểm soát
đươc chất lương
DVYT
- Tăng khả
năng lạm dụng

B iện p h áp
khắc ph ụ c
-Trần thanh
toán
- Định mức
các quỹ
- Cùng chi
trả
Chi tiết cơ
cấu D V Y T
theo nhóm
bệnh
Tăng cường
kiểm soát
chất lượng
DVYT
- Tăng cường
kiểm soát
chất lượng
DV YT
- Định mức

số ngày ĐT

Tùy theo khả năng cân đối quỹ BHYT và năng lực quản lý, điều hành
của tổ chức BHYT, mỗi nước sẽ lựa chọn và quy định một hay nhiều phương
thức chi trả phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế của từng nước
[35],[36]. Trong đó, phương thức thanh toán được nhiều nước áp dụng nhất là
chi trả theo phí dịch vụ. Để nâng cao ý thức của người tham gia BHYT, hạn
chế tình trạng lạm dụng quỹ BHYT, các nước trên thế giới đều áp dụng biện
pháp cùng chi trả, tỷ lệ cùng chi trả thấp nhất là 10% đến cao nhất là 55% (tại
Hàn Quốc) [3],[16].
Trong những năm gần đây,nhiều nước đã triển khai thực hiện các
phương thức thanh toán khác tiên tiến hơn, cho phép kiểm soát chi phí KCB tốt
hơn phương thức thanh toán theo phí dịch vụ như phương thức thanh toán theo
định suất, khoán chi phí theo ngày giường điều trị nội trú và thanh toán theo
nhóm chẩn đoán [24]. Thái Lan được xem là quốc gia thành công nhất trong


10

việc áp dụng phương thức thanh toán theo định suất, kinh nghiệm của Thái Lan
đã và đang được Tổ chức y tế thế giới (WHO) tổng kết, phổ biến và khuyến
khích các nước khác áp dụng.
Mỹ là quốc gia đầu tiên áp dụng phương thức thanh toán theo nhóm
chẩn đoán từ năm 1984. Hệ thống này định ra khoảng 470 nhóm chẩn đoán,
mỗi nhóm chẩn đoán được quy định một khung chi phí cố định làm căn cứ để
quỹ BHYT thanh toán với các nhà cung cấp DVYT. Từ sự thành công của Mỹ,
nhiều quốc gia đã quyết định áp dụng phương thức này thay cho phương thức
chi trả theo phí dịch vụ như CHLB Đức, Nhật Bản , Hàn Quốc... [01 ][29][44|
1.2 Tình hình tổ chức thực hiện chính sách BHYT ở Việt Nam
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển chính sách BHYT ở Việt

Nam
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, khai sinh ra Nhà nước dân
chủ nhân dân đầu tiên tại Việt Nam. Trong bối cảnh hết sức phức tạp của đất
nước ta lúc bấy giờ, vấn đề ASXH vẫn giành được sự quan tâm đặc biệt của
Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. sắc lệnh số 29/SL ngày
12/3/1947 được ban hành đã tạo cơ sở pháp lý dầu tiên cho việc tổ chức thực
hiện chế độ bảo hiểm ốm đau, tai nạn lao động và hưu trí, đánh dấu sự ra đời
của chính sách BHXH nói chung, BHYT (ốm đau) nói riêng tại Việt Nam [25],
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là do cơ chế quản
lý kinh tế của nước ta với sự bao cấp toàn diện, triệt để của nhà nước trên tất cả
các lĩnh vực của đời sống xã hội trong một thời gian dài đã làm cho chính sách
bảo hiểm chưa có điều kiện phát triển. Sự ra đời của chính sách BHYT ở Việt
Nam chỉ thực sự trở nên bức xúc vào những năm cuối của thập kỷ 80,thế kỷ
XX, khi đó các cơ sở KCB đứng trước nhiều khó khăn thử thách. Trong khi cơ
chế cũ cần xoá bỏ mà cơ chế mới chưa hình thành, nguồn tài chính từ NSNN
đầu tư cho y tế còn rất hạn hẹp, bình quân chỉ đạt 1,2 - 1,5 ƯSD/người/năm
(giai đoạn 1986 - 1993), chỉ đáp ứng được 50 - 54% nhu cầu chi phí thực tế của


II

ngành y tế khiến cho các cơ sở y tế lâm vào tình trạng thiếu kinh phí một cách
trầm trọng. Các bệnh viện từ tuyến Trung ương đến tuyến tỉnh, huyện liên tục
bị xuống cấp, đời sống cán bộ nhân viên y tế gặp nhiều khó khăn. Điều đó đã
ảnh hưởng không ít đến chất lượng KCB và khả năng phục vụ người bệnh của
các cơ sở y tế.
Thực hiện chủ trương đổi mới trong lĩnh vực y tế với phương châm:“
Nhà nước và nhân dân cùng làm ” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VI, Chính phủ đã cho phép các cơ sở KCB thực hiện thu một phần
viện phí. Giải pháp này đã giúp các bệnh viện khắc phục được một phần khó

khăn về tài chính. Tuy nhiên, đây mới chỉ là giải pháp tình thế, đáp ứng được
một phần nhu cầu KCB của một số đối tượng, chủ yếu là những người có thu
nhập khá. Đại bộ phận những người có thu nhập thấp, nhất là các đối tượng
thuộc diện chính sách ƯĐXH, người nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động... ít có
khả năng và cơ hội tiếp cận với các DVYT khi ốm đau, bệnh tật do gánh nặng
về chi phí y tế vẫn còn quá lớn.
Để góp phần giải quyết các vấn đề bất cập nêu trên, năm 1989 một số
tỉnh như Vĩnh Phú (nay là Phú Thọ và Vĩnh Phúc), Hải Phòng, Quảng Trị, Đắk
Lắk (nay là Đăk Lăk và Đăk Nông), Bến Tre đã tiến hành thí điểm mô hình lập
quỹ BHYT. Việc tổ chức thí điểm BHYT ở một số địa phương nói trên đã bước
đầu cải thiện được chất lượng cung cấp DVYT tại các cơ sở KCB. Cơ sở vật
chất, TTBYT dần được nâng cấp và đã có những chuyển biến tích cực ban đầu
trong tổ chức quản lý công tác y tế. Điều đó cho thấy việc tổ chức thực hiện
chính sách BHYT là hướng đi đúng đắn, một giải pháp tích cực để tạo nên một
nguồn lực tài chính ổn định cho hoạt động KCB nhằm tăng cường chất lượng
phục vụ CSSK nhân dân theo định hướng công bằng, hiệu quả, cơ bản và lâu
dài, góp phần thực hiện mục tiêu xã hội hoá công tác y tế. Trên cơ sở những
kết quả đã đạt được trong quá trình

thí điểm, Hội đổng Bộ trưởng (nay là


12

Chính phủ) đã ban hành Điều lệ BHYT kèm theo Nghị định số 299/HĐBT
ngày 15/8/1992 khai sinh ra chính sách BHYT ở Việt Nam [21].
Chính sách BHYT ở Việt Nam đã được tổ chức thực hiện và phát triển qua 3
giai đoạn gồm:
-


Giai đoạn thứ nhất (từ năm 1992 đến tháng 8/1998): Trong giai đoạn

này, chính sách BHYT được tổ chức thực hiện theo các quy định của Điều lệ
BHYT ban hành kèm Nghị định số 299/HĐBT ngày 15/8/1992 của Hội đồng
Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Theo đó, quỹ BHYT được tổ chức, quản lý theo
địa bàn hành chính, cơ quan BHYT là một đơn vị trực thuộc Sở Y tế các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương và Lãnh đạo 4 ngành có quỹ BHYT
(Dầu khí, Than, Cao su, GTVT), đồng thời chịu sự quản lý, chỉ đạo về chuyên
môn nghiệp vụ của BHYT Việt Nam thuộc Bộ Y tế.

Hình 1.1: Sơ đổ tô chức bộ máy hệ thống BHYT
theo Nghị định sô 299/H ĐBT


13

-

G iai đoan thứ hai (từ 9/1998 đến năm 2002): Chính sách BHYT được

tổ chức và quản lý tập trung thống nhất thành một hệ thống từ Trung ương tới
địa phương, bao gồm cả BHYT 4 ngành theo các quy định của Điều lệ BHYT
ban hành kèm theo Nghị định số 58/1998/NĐ - CP ngày 13/8/1998 của Chính
phủ. Quỹ BHYT được quản lý tập trung tại BHYT Việt Nam thuộc Bộ Y tế
đồng thời BHYT Việt Nam thống nhất quản lý cả về tổ chức, nhân sự đối với
BHYT cấp tỉnh và ngành. Trong giai đoạn này, để duy trì tính chủ động và
nâng cao trách nhiệm của Giám đốc BHYT cấp tỉnh, đảm bảo khả năng cân đối
và sự an toàn của quỹ BHYT tại từng địa phương và ngành trước khi có sự điều
tiết, cân đối quỹ từ Trung ương, quỹ khám chữa bệnh BHYT vẫn được giao
cho BHYT cấp tỉnh trực tiếp quản lý và sử dụng theo chỉ đạo của BHYT Việt

Nam

Hỉnh 1.2: Sơ đổ tổ chức bộ máy hệ thông BH YT (theo Nghị định số
58/1998 /NĐ-CP ngày 13/811998 của Chính phủ)


14

-

Giai đoạn thứ 3: (từ 2003 đến nay): Ngày 20/01/2002 Thủ tướng

Chính phủ đã ban hành Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg chuyển hệ thống
BHYT Việt Nam từ Bộ Y tế sang BHXH Việt Nam nhằm thực hiện một bước
chương trình cải cách bộ máy hành chính nhà nước theo hướng tinh giản gọn
nhẹ và nâng cao năng lực quản lý, điều hành của cơ quan tổ chức thực hiện
chính sách xã hội. Hệ thống BHXH Việt Nam mới (bao gồm cả hệ thống
BHYT Việt Nam trước kia) được tổ chức hoạt động theo các quy định về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống BHXH Việt Nam ban hành kèm theo
Nghị định số 100/2002/NĐ-CP ngày 6/12/2002 của Chính phủ. Theo đó, quỹ
BHYT là một trong các quỹ thành phần của quỹ BHXH do BHXH Việt Nam
quản lý tập trung, thống nhất toàn diện, triệt để. BHXH các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương trực thuộc BHXH Việt Nam cả về tổ chức, nhân sự, tài
chính, chuyên môn nghiệp vụ; xóa bỏ cơ quan BHYT trực thuộc 4 ngành, đưa
toàn bộ các đối tượng tham gia BHYT thuộc 4 ngành trước kia về các địa
phương quản lý theo địa giới hành chính để đảm bảo tính thống nhất và công
bằng trong chăm sóc y tế đối với tất cả người lao động. BHXH Việt Nam là cơ
quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các chính sách về BHXH,
bao gồm cả chế độ khám chữa bệnh BHYT.
Trong giai đoạn này, chính sách BHYT từ năm 2003 đến ngày 01/7/2005

vẫn được tổ chức thực hiện theo các quy định của Điều lệ BHYT ban hành kèm


theo Nghị định số 58/CP. Ngày 16/5/2005 Chính phủ ban hành Điều lệ BHYT
L,
mới kèm theo Nghị định số 63/2005/NĐ - CP. Theo đó, số người tham gia
BHYT thuộc diện bắt buộc tăng thêm khoảng 15 triệu, đưa tổng số người có
thẻ BHYT ở Việt Nam lên gần 30 triệu người; nguyên tắc cùng chi trả 20% chi

phí KCB được bãi bỏ và một số quyền lợi của người bệnh như chi phí DVKT
cao, chi phí vận chuyển được bổ sung chi trả từ quỹ BHYT. Các lọai hình khám
chữa bệnh được đa dạng hóa, kể cả KCB BHYT tại cơ sở y tế ngoài công lập.


15

CHÍNH PHỦ

HỘI ĐỒ N G Q U Ả N LÝ

BẢO HIỂM X Ã HỘI VIỆT NAM

TỔNG GIÁM ĐỐC VÀ
CÁC P.TỔNG GIÁM ĐỐC
CÁC BA N CHỨC N Ă NG

GIÁM ĐỐC VÀ
CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC c á c
BẢO HIỂM X Ã HỘI CẤP TỈNH


PHÒNG CHỨC NẢNG

BẢO HIỂM X Ã HỘI H U Y ỆN

GIÁM ĐỐC V À PGĐ

CÁC BỘ PHẬN NGHIỆP v ụ
HỆ THỐNG ĐẠI LÝ CHI TRẢ BHXH

Hình 1.3 : So’đồ tổ chức bộ máy hệ thông BH XH Việt Nam
(Theo Nghị định số 100/2002/NĐ-CP ngày 06/12/2002 của Chính phủ)
1.2.2

Các loại hình tham gia BHYT ở Việt Nam

Chính sách BHYT tại Việt Nam hiện nay được tổ chức thực hiện với hai
loại hình tham gia BHYT cơ bản là:
1.2.2.1. BHYT bắt buộc: Đây là loại hình BHYT được áp dụng với các
nhóm đối tượng có thu nhập tương đối ổn định, dễ kiểm soát và có sự cộng
đồng chia sẻ trách nhiệm trong việc đóng góp phí bảo hiểm giữa các cá nhân
với chủ sử dụng lao động hoặc NSNN nhằm bước đầu tạo ra một nguồn tài

chính ổn định, đảm bảo cho sự an toàn của quỹ BHYT và là tiền đề để tổ chức
thực hiện BHYT toàn dân.
Loại hình BHYT bắt buộc đang thực hiện ở Việt Nam gồm:


16

Bảng 1.6: Đ ối tượng và mức đóng lọai hình BH YT BB ở Việt Nam [ 11 ],[ 15]

Đ ô i tu ọn g

TT

M ức đóng BH YT
3% tiền lương, tiền công hàng

1

Người lao động Việt Nam làm việc theo hợp
đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên
và hợp đồng lao động không xác định thời hạn
trong các doanh nghiệp được thành lập, hoạt
động theo quy định của pháp luật Việt Nam

tháng và các khoản phụ cấp,
hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu
có), trong đó:
Người

lao

Người

sử

động

dụng lao động


1%

2%

4

Người lao động làm việc tại các cơ quan HCSN,
các tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang; cơ quan
Đảng, đoàn thể, hội quần chúng; các cơ sở bán
công, dân lập, tư nhân thuộc các ngành văn hoá,
y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học, thể dục thể
thao và các ngành sự nghiệp khác
Cán bộ trong biên ch ế thuộc Trạm y tế xã,
phường, thị trấn; các trường giáo dục mầm non
công lập và ngoài công lập được thành lập và
hoạt động hợp pháp; cơ quan, tổ chức nước
ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam
Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước

5

Cán bộ nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động

3% tiền lương hưu, tiền trợ cấp

2

3*

BHXH; do quỹ BHXH đóng

6*
7
g*

Cán bộ xã, phường thị trấn đã nghỉ việc đang

3% tiền lương tối thiểu hiện

hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng

hành; do quỹ BHXH đóng

Người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp BHXH
Đại biểu Quốc hội, H Đ N D đương nhiêm không

3% tiền lương tối thiểu; do

phải là đối tượng tham gia BHYTBB khác

H Đ N D cùng cấp đóng

9

Người có công với cách mạng

10

Người bị nhiễm chất độc màu da cam

11


Cán bộ xã già yếu nghỉ việc đang hưởng lương

12*

từ NSNN cấp hàng tháng

3% tiền lương tối thiểu hiện

Thân nhân sĩ quan Q Đ N D V N , sĩ quan nghiệp

hành; do NSNN cấp

vụ thuộc lực lượng CAND
13*

Các đối tượng bảo trợ xã hội

14*

Cựu chiến binh

15*

Người cao tuổi từ 90 tuổi trở lên, người cao tuổi
tàn tật không nơi nương tựa

16*

Người nghèo; nhân dân các dân tộc thiểu số


17*

Lưu học sinh

50.000 đ/ng/năm do NSNN cấp
3% học bổng hàng tháng; do
cơ quan quản lý LHS đóng

G h i c h ú : Đ ối tượng có đánh dấu* là đối tượng mới bổ sung theo Nghị định 63


7.2.2.2 Bảo hiểm y tế tự nguyện:
Loại hình BHYT tự nguyện thực chất là bước quá độ trong lộ trình tiến
tới BHYT toàn dân nhằm mục đích tạo điều kiện cho người dân từng bước hiểu
và thấy được sự cần thiết của việc tham gia BHYT.Mặt khác, BHYT tự nguyện
cũng là một bước nhằm tăng cường xã hội hóa công tác y tế trong thời kỳ kinh
tế đất nước đang trong giai đoạn phát triển, chưa có khả năng tạo nguồn tài
chính để cấp thẻ BHYT cho mọi người dân, là một hình thức nhằm đáp ứng
nhu cầu thực tế của một số nhóm đối tượng có thu nhập cao trong xã hội mong
muốn được thụ hưởng những DVYT cao cấp hơn ngoài gói DVYT cơ bản đã
được cung cấp bởi quỹ BHYT bắt buộc. Trước đây, BHYT Việt Nam đã có một
số chương trình thí điểm BHYTTN cho nông dân và tiểu thương thành thị. Tuy
nhiên kết quả đạt được chưa đáp ứng được các mục tiêu đặt ra, đa số các
chương trình BHYT tự nguyện không duy trì được quá một năm và đều có
những đặc điểm chung như sau:
- Tỷ lệ tham gia thấp: Không có mô hình nào huy động được 100% số

hộ nông dân trong xã tham gia BHYT do thu nhập của nông dân còn thấp, sự
hiểu biết của nông dàn về BHYT chưa đầy đủ và nông dân chưa tin tưởng vào

chất lượng dịch vụ y tế theo chế độ BHYT.
- Chương trình không có tính bền vững: Đa số các chương trình thí điểm
chí triển khai thực hiện được trong năm đầu tiên. Những người tham gia BHYT

trong năm không bị ốm đau, không sử dụng DVYT thường không muốn tham
gia BHYT trong những năm tiếp theo; họ cho rằng nên sử dụng số tiền đóng
BHYT cho những nhu cầu khác, cấp thiết hơn.
- Khả năng cân đối quỹ BHYT thấp: Tất cả các chương trình thí điểm

BHYT nông dân cho đến nay đều không cân đối được quỹ. Nguyên nhân là do
mức phí đóng BHYT thấp, người ốm tham gia với tỷ lệ cao, trong khi những
nông dân khoẻ mạnh tham gia với tỷ lệ thấp, làm giảm khả năng chia sẻ rủi ro
của quỹ BHYT.

/■r O ' 3 ty
tícrc

\


18

BHYT tự nguyện được tổ chức thực hiện tập trung vào các nhóm đối
tượng sau:
Bảng 1.7: Đ ôi tượng và mức đóng BHYT TN tại Việt Nam [26]
TT

1

2


3*

4

5*

Đ ôi tượng

Thành viên hộ
gia đình
Hội viên của
các hội, đoàn
thể, tổ chức
nghiệp đoàn
Thân
nhân
của
người
đang tham gia
BHYT BB và
BHYTTN
Học sinh, sinh
viên

Đ iều kiện tham gia
100% thành viên có tên trong sổ
hộ khẩu và hiện đang cư trú trên
địa bàn của cùng 1 tỉnh hoặc cùng
chung sống trong một hộ gia đình

Có ít nhất 30% số hội viên của
đoàn thể đó tham gia BHYT và
triển khai theo hội, đoàn thể mà họ
tham gia
Người có thẻ BHYT phải mua
BHYT cho 100% thân nhân của
mình và những thân nhân này
đang cùng sống trên địa bàn của
cùng một tỉnh, thành phố.
có tên trong danh sách của nhà
trường và được triển khai theo đơn
vị nhà trường
Có nhu cầu

M ứ c đ ó n g theo khu vực
(đồng! người! năm )
Thành thi
Nông thôn

80.000140.000

60.000100.000

35.000
25.000
70.000
50.000
BHYT
bổ
Tùy theo tình trạng sức khỏe

sung
và dịch vụ y tế bổ sung
G h i chú. Đ ối tương có đánh dấu* là đối tương mới 3ổ sung theo Nghị định 63

1.2.3 Diện bao phủ và lộ trình BHYT toàn dân ở Việt Nam
1.2.3.1 Diện bao phủ BHYT ở Việt Nam:
Số liệu thống kê của BHXH Việt Nam cho thấy số lượng người tham gia
BHYT vẫn tăng đều hàng năm và do đó tỷ lệ bao phủ BHYT trên số dân cũng
được nâng cao dần. Nếu như sau 6 năm triển khai thực hiện chính sách BHYT,
tỷ lệ bao phủ BHYT mới đạt 12,5% dân số cả nước vào năm 1998 thì tính đến
thời điểm năm 2004 cả nước đã có 17,72 triệu người có thẻ BHYT, bằng
181,56% so với năm 1998 và tăng diện bao phủ BHYT lên tới trên 21% dân số.
Mục tiêu khai thác triệt đê các đối tượng thuộc diện tham gia BHYT BB được
thực hiện tương đối tốt đã củng cố và tạo nguồn tài chính ổn định vững chắc
cho quá trình thực hiện lộ trình BHYT toàn dân. Kết quả điều tra mức sống dân
cư năm 1998 cho thấy BHYT bắt buộc đã bao phủ được 77% đối tượng mục
tiêu. Tuy nhiên tỷ lệ này đến năm 2002 chỉ còn 61,3 % mà nguyên nhân cơ


×