Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của một số loài asarum l , dùng làm thuốc ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.83 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC

BỘ Y TẾ

Dược HÀ NỘI

NGUYỄN CHIẾN BINH

NGHIÊN CỨU Đ ặ C ĐI ể M t h ực V ậ T v à






THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA MỘT s ố LOÀI
Asarum L., DÙNG LÀM THUố C Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC s ĩ
Chuyên ngành:
Mã sô:

Dược HỌC

Dược liệu- Dược cổ truyền
60.73.10

Người hướng dẫn: TS. NGUYễ N DUY THUẦN
TS. NGUYỄN VIẾT THÂN



______________ Hà Nội - 2007_______________


LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp này,
tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu của các thầy, cô giáo, các
nhà khoa học cùng các đồng nghiệp và bạn bè.
Trước tiên, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Duy Thuần
và TS. Nguyễn Viết Thân, những người thầy đã tận tình hướng dẫn, hết lòng
chỉ bảo và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và học
Đồng thời, xin tỏ lòng biết ơn tới:
KS. Đinh Văn Mỵ và các cán bộ Trạm nghiên cứu trồng và chế biến cây
thuốc Sa Pa đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình lấy mẫu nghiên cứu.
TS. Nguyễn Tập, CN. Ngô Văn Trại, CN. Ngô Đức Phương Khoa tài
nguyên dược liệu, Viện dược liệu; TS. Dương Đức Huyến, CN. Nguyễn Thế
Cường, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã giúp đỡ trong việc thẩm
định tên khoa của các loài nghiên cứu.
TS. Phan Văn Kiệm, Ths. Nguyễn Xuân Cường và các cán bộ phòng
Xúc tác hữu cơ, Viện hóa học các hợp chất thiên nhiên đã nhiệt tình giúp
đỡ, hướng dẫn trong việc phân lập, biện giải phổ và xác định cấu trúc hóa
học các chất.
DS.CKI. Nguyễn Kim Bích, TS. Nguyễn Bích Thu và các đồng nghiệp
khoa Hóa Phân tích tiêu chuẩn, Viện Dược liệu đã giúp đỡ trong nghiên
cứu, tạo điều kiện về cơ sở vật chất và động viên tinh thần cho tôi.
Tôi xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo Viện Dược liệu, phòng Sau Đại
học, trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi
thực hiện luận văn này.
Cuối cùng xin chân thành cám ơn tới gia đình, người thân cùng toàn thể
bạn bè đã động viên và hết lòng giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, tháng 01 năm 2007

Nguyên Chiến Binh


Trang
Những chữ viết tắt.
Danh mục các bảng.
Danh mục các hình.
ĐẬT VẤN ĐỂ

1

Chương 1. TỔNG QUAN

3

1.1. Thực vật học

3

1.1.1. Vài nét về họ Nam mộc hương (Aristoìochiaceae Juss., 1789)

3

1.1.2. Một số công trình nghiên cứu về chi Tế tân (Asarum L.)

4

1.1.3. Đặc điểm thực vật và phân bố của một số loài trong chi


9

Tế tân (.Asarum L.) ở Việt Nam.
1.2. Những nghiên cứu về thành phần hoá học của các loài trong

13

chi Tế tân (.Asarum L.)
1.2.1. Những nghiên cứu về tinh dầu.

13

1.2.2. Những nghiên cứu về thành phần hóa học khác.

15

1.3. Tác dụng và công dụng một số vị thuốc trong chi Tế tân.

17

Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

19

2.1. Đối tượng nghiên cứu.

19

2.2. Phương pháp nghiên cứu.


19

2.2.1. Nghiên cứu về thực vật.

19

2.2.2. Nghiên cứu thành phần hóa học.

20

2.2.3. Xử lý các kết quả thực nghiệm.

22

Chương 3. THỰC NGHIỆM VÀ Kế T QUẢ

23

3.1. Nghiên cứu về thực vật.

23

3.1.1. Đặc điểm hình thái thực vật của 2 loài nghiên cứu.

23


3.1.2. Đặc điểm vi học.


29

3.2. Nghiên cứu về thành phần hóa học.

39

3.2.1. Định tính các nhóm chất trong dược liệu.

39

3.2.2. Xác định hàm lượng tinh dầu.

45

3.2.3. Phân tích thành phần tinh dầu.

46

3.2.4. So sánh với thành phần tinh dầu của dược liệu Tế tân thu

50

mua ngoài thị trường.
3.2.5. Nghiên cứu phân lập thành phần hóa học chính trong tinh dầu.

52

Chương 4. BÀN LUẬN VÀ Kế T LUẬN

61


Bàn luận.

61

Kết luận

65

Đề nghị

68

Tài liệu tham khảo

69


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

,3C NMR

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân carbon

13.

(C arbon-13 Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy).
'H NMR

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton.

(Proton Magnetic Resonance Spectroscopy),

br

Rộng (broad),

d

Doublet,

dd

Doublet of doublet,

dm

Dung môi.

DEPT

Distortionless Enhancement by Polarisation Tranfer.

ESI-MS

Phổ khối lượng phun mù điện tử (Electron Spay Ionization Mass
Spectrometry).

GC-MS

Sắc ký khí khối phổ.


HMBC

Heteronuclear Multiple Bond Coherence.

HSQC

Heteronuclear Singlet Quantum Coherence.

m

Multiple!

m/z

Tỷ lệ số khối/điện tích ion.

q

Quarlet.

p.u

Phản ứng.

RP

Pha đảo (Reversed phase),

s


Singlet.

SKLM

Sắc ký lớp mỏng.

SKC

Sắc ký cột.

TT

Thuốc thử.

t

Triplet.


DANH MỤC CÁC BẢNG
1.1. Danh mục các loài trong chi Asarum L. có ở Trung Quốc
1.2.Thành phần tinh dầu lá và rễ của loài Asarum forbesii

5
15

Maxim.
3.1. Đặc điểm hình thái thực vật của 2 loài được nghiên cứu


26

3.2. Bảng kết quả định tính các nhóm chất chính trong dược liệu

44

3.3. Bảng kết quả hàm lượng tinh dầu ở các bộ phận khác nhau

45

của cây Tế hoa Petelot.
3.4. Bảng kết quả hàm lượng tinh dầu ở các bộ phận khác

45

nhau của cây Thổ tế tân.
3.5. Thành phần tinh dầu trong các bộ phận của cây

46

Tế hoa Petelot 04. petelotiỉ O.C.Schmidt).
3.6. Thành phần tinh dầu dược liệu các bộ phận của cây

48

Thổ tế tân 04. caudigerum Hance).
3.7. Thành phần tinh dầu dược liệu Tế tân bắc và thân rễ

51


cây Tế hoa Petelot.
3.8. Số liệu phổ 'H-NM R và phổ l3C-NMR của AP2

57

3.9. Kết quả phổ HSQC và HMBC của AP2

58


DANH M ỤC CÁC H ÌN H
Trang
24

Hình 3.1. Ảnh cây loài Asanim sp l
Hình 3.2. Ảnh hoa của cây Asarum spl

24

Hình 3.3. Các bộ phận cấu tạo một hoa của loài Asarum sp l

24

Hình 3.4. Ảnh cây loài Asarum sp2

25

Hình 3.5. Ảnh cây mang hoa của loài Asarum sp2

25


Hình 3.6 (a, b, c). Hoa của loài Asarum sp2

25

Hình 3.7 (a,b). Ảnh bầu bổ dọc và ảnh bao phấn của loài Asarum sp2

25

Hình 3.8. Gân lá T ế hoa Petelot (A. peteỉotii 0 .

c. Schmidt) mang

30

lông che chở.
Hình 3.9. Vi phẫu lá Tế hoa Petelot 04. petelotii

o. c. Schmidt)

Hình 3.10. Gân lá Thổ tê tân (Asarum caudigerum Hance) mang lông

30
31

che chở đa bào.
Hình 3.11. Vi phẫu lá Thổ tế tân (Asarum caudigerum Hance)

31


Hình 3.12. Gân và phiến lá Thổ tế tân (A. caudigentm Hance) mang

32

lông che chở
Hình 3.13. Một phần vi phẫu thân Tế hoa Petelot
(A. petelotii

32

o. c. Schmidt).

Hình 3.14. Một phần vi phẫu thân Thổ tế tân (A . caudigerum Hance).

33

Hình 3.15. Một phần vi phẫu rễ Tế hoa Petelot

34

(A . petelotỉì 0 .

c. Schmidt).

Hình 3.16. Một phần vi phẫu rễ Thổ tế tân (A. caudigerum Hance)
Hình 3.17. Các đặc điểm bột dược liệu Tế hoa Petelot
(A. peteìotỉỉ

o. c. Schmidt).


36


Hình 3.18. Các đặc điểm bột dược liệu Thổ tế tân

37

(A. caudigerum Hance
Hình 3.19. Sắc ký đồ chất AP2 ở hệ dm I

56

Hình 3.20. sắc ký đồ chất AP2 ở hệ dm II

56

Hình 3.21. Một số tương tác chính trên

59

Hình 3.22. Cấu trúc hoá học của AP2.

phổ HMBC của AP2

59


ĐẶT VÂN ĐỂ
Công tác điều tra, khảo sát và sưu tầm dược liệu trong những năm gần đây
đã thu được những kết quả khả quan và đã có nhiều những chuyển biến tích

cực, đến nay đã biết khoảng 3.800 loài cây làm thuốc trong tổng số 11.000
loài thực vật có mặt ở Việt Nam [4]. Dược liệu trong nước đã và đang là
nguồn thuốc quan trọng cho Y học cổ truyền, là nguyên liệu cho công nghiệp
dược và cho xuất khẩu.
Vị thuốc “Tế tân” được khai thác từ một nhóm loài trong chi Asarum L.
thuộc họ Nam Mộc hương (Aristoỉochiaceae). Tế tân là vị thuốc đã được sử
dụng lâu đời trong nền y học cổ truyền Việt Nam cũng như y học cổ truyền
của Trung Quốc. Theo Dược điển Việt Nam III và Dược Điển Trung Quốc qui
định [10], [29] vị thuốc Tế tân là toàn cây của cây Bắc tế tân (Asarum
heterotropoides Fr. var. mandshuricum Maxim.) Kitag.), cây Hán thành tế tân
(A. sieboldii Miq. var. seulense Nakai) hoặc cây Hoa tế tân (A . sieboỉdii
Miq.)- Qua tìm hiểu và khảo sát trên thị trường và tham khảo một số tài liệu
chúng tôi thấy vị thuốc Tế tân hiện nay nhân dân đang sử dụng ở trong nước
được nhập chủ yếu từ Trung Quốc, hơn nữa 3 loài Tế tân này chưa thấy phát
hiện mọc ở nước ta. Cùng với việc sử dụng vị thuốc Tế tân nhập nội từ Trung
Quốc thì nhân dân các địa phương đặc biệt một số đồng bào dân tộc (Dao,
H’mông) ở một số vùng núi thuộc các tỉnh phía bắc nước ta vẫn dùng dược
liệu “Tế tân” được thu hái từ các nguồn mọc hoang với các tên gọi như Hoa
tiên, Trầu tiên, Thổ tế tân, ... để làm thuốc chữa viêm phế quản, ho khan, ho
có đờm, hen suyễn, chữa tê thấp, đau nhức trúng phong hàn, co quắp. Ngoài ra
còn lấy hoa ngâm rượu dùng làm thuốc bổi bổ cơ thể [4], [5], [20], Do vùng
phân bố của các loài này rất hẹp, cây chỉ sống ở điều kiện khí hậu mát, lạnh
quanh năm và ở độ cao khoảng 1000m, trong khi đó nhu cầu sử dụng nhiều
nên một số loài trong chi Tế tân ở nước ta đang ngày càng cạn kiệt và đang có


nguy cơ bị đe dọa tiêu diệt cao, bởi vậy một số loài trong chi Tế tân này đã
được đưa vào sách đỏ Việt Nam [6].
Theo một số tài liệu [2], [9], [11], [20] công bố thì chi Tế tân (Asarum L.)
ở Việt Nam có khoảng 7 loài, là các loài: A. balansae Franch.; A. blumei

Duch.; A. caudigenim Hance; A. glabrum Merr.; A. petelotii o .c .Schmidt;
A. reticulatum Merr. và loài A. wulingense F. Liang.
Hiện nay các tài liệu đề cặp đến chi Tế tân ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở
việc thống kê sơ bộ về mặt thực vật học, chưa thấy có tác giả nào nghiên cứu
sâu về thực vật cũng như về hoá học các loài trong chi Tế tân ở Việt Nam. Vì
vậy, để góp phần nghiên cứu, sử dụng và phát triển nguồn dược liệu mới trong
nước có hiệu quả hơn, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm thực
vật và thành phần hoá học của một sô loài Asarum L. dùng làm thuốc ở
Việt Nam”.
Đề tài nhằm mục tiêu thu thập một số loài Tế tân có mọc ở Việt Nam,
nghiên cứu về thực vật và bước đầu nghiên cứu một số thành phần hóa học
trong dược liệu. Để đạt được các mục tiêu trên, đề tài đã thực hiện các nội
dung sau:
• Nghiên cứu đặc điểm hình thái thực vật và các đặc điểm hiển vi dược
liệu của 2 loài trong chi Tế tân (Asarum L.).
• Nghiên cứu về hóa học:
- Định tính các thành phần hóa học chính có trong 2 dược liệu.
- Xác định hàm lượng tinh dầu và phân tích thành phần hoá học tinh dầu
trong 2 dược liệu.
- Phân lập và nhận dạng một thành phần chính trong tinh dầu.


CHƯƠNG l.TỖNG QUAN
1.1. Thực vật học.
1.1.1. Vài nét vê họ Nam mộc hương (Aristolochiaceae Juss, 1789).
Theo hệ thống phân loại thực vật của Takhtajan họ Nam mộc hương
(Aristolochiaceae), thuộc Bộ Nam Mộc hương (Aristolochiales), Liên bộ
Ngọc Lan (Magnolianae), Lớp Ngọc lan (Magnoliidae), Ngành Ngọc lan
(Magnoliopsida) [9], [11], [16], [26], [47].
Trên thế giới, họ Nam mộc hương có 8 chi với khoảng 450-600 loài, phân

bố chủ yếu ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới [30], [45], ở Trung Quốc có 4
chi (trong đó có 1 chi đặc hữu) với 86 loài (bao gồm 69 loài đặc hữu), Đài
Loan có 2 chi với 11 loài. Ở Việt Nam có 3 chi với khoảng 20 loài, mọc hoang
[2], [9], [11], [16], [26], [30], [34],
Đặc điểm chung của họ Nam mộc hương (Aristolochiaceae Juss. 1789).
Cây thảo, cây bụi, ít khi là dây leo, cây nửa bụi hay cây gỗ; rễ, thân và lá
có chứa các tế bào tiết tinh dầu. Lá mọc so le, có cuống, phiến lá đơn, nguyên,
hiếm khi phân thùy 3-5, gân lá thường hình lông chim, đôi khi có 3-5 gân hình
chân vịt. Hoa mọc ở đầu cành hoặc ở kẽ lá, hoa tự dạng xim, ngù hoặc mọc
đơn độc. Hoa lưỡng tính, đối xứng hai bên hoặc đối xứng tỏa tròn, đều hay
không đều. Bao hoa thường có một vòng hình cánh hoa (ở chi Saruma có 2
vòng hình cánh hoa: vòng ngoài là vòng lá đài, vòng trong là vòng cánh hoa),
hầu hết hợp với nhau thành hình ống, hình trụ cho đến hình chuông hoặc gần
hình cầu, tràng hình bánh xe, hình nhạc, hình trụ hoặc hình lưỡi, có 1-3 thùy.
Bộ nhị 6-36 (ở Trung Quốc là 6-12), xếp thành 1 đến 2 dãy, chỉ nhị đính với
bầu (chi Asarum) hoặc liền với nhau thành dạng cột (chi Thotteà) với bao
phấn rời nhau hoặc chỉ nhị và bao phấn dính nhau hoàn toàn thành dạng cột (ở
chi Aristoìochia), bao phấn 2 ô, nứt dọc. Bầu từ dạng bầu dưới cho đến bầu
trên, 6 ô (chi Thottea có 4 ô), các lá noãn liền nhau ở gốc; đính noãn bên,


noãn ngược gồm nhiều noãn, thường xếp thành 1 hoặc 2 dãy. Vòi nhụy rời
hoặc liền, đỉnh phân 3 hoặc 6 thùy (chi Thottea có 5-20 thùy). Quả thịt hoặc
quả nang khô, hiếm khi là quả đại hoặc quả dạng cải. Hạt nhiều, vỏ ngoài hạt
hơi cứng hoặc có dạng vẩy cứng, hạt nhiều nội nhũ và dầu béo, lá phôi nhỏ.
[9], [12], [30], [34].
1.1.2. Một sô' công trình nghiên cứu vê chi Tê tân (Asarum L.)
Năm 1753, lần đầu tiên nhà thực vật học Linneaus đã đề cặp đến chi này,
từ đó đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về thực vật học và dược học
liên quan tới các loài trong chi Asarum L..

Trên thế giới chi Tế tân (Asarum L.) cho tới nay đã phát hiện khoảng 90
loài, phân bố hầu hết ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc, Đài Loan, một số
ít có ở Bắc Mỹ và một loài đặc hữu ở châu Âu [30], [34].
ở Châu Âu có duy nhất một loài đặc hữu là Asarum europaeum L. [38]
Trong cuốn Trung dược từ hải và Danh mục cây thuốc Nam Ninh [50],
[51] đã mô tả và đề cập đến 5 loài là:
- Asarum insigne Diels. (A . ỉongepeduneuỉatum O.C.Schmit.).
- Asarum maximum Hemsl.
- Asarum forbesii Maxim.
- Asarum heterotropoides Fr. Schm. var. mandschuricum (Maxim.) Kitag.
- Asarum sieboldii Miq.
Năm 1990, Thực vật chí Trung Quốc [30] đã xây dựng bộ khóa phân loại
và mô tả chi tiết đặc điểm thực vật của 34 loài trong chi Asarum L., đến năm
2003, đã bổ sung thêm 5 loài trong chi này, nâng số loài được phân loại và mô
tả lên 39 loài trong đó có 4 thứ loài và 34 loài đặc hữu. Danh mục các loài
được phân loại và mô tả trong chi Asarum L. có ở Trung Quốc theo bảng 1.1.


Bảng 1.1. Danh mục các loài trong chi Asarum L. có ở Trung Quốc [30]
Tên khoa học

STT
1.

Asarum caudigerum Hance

2.

Asanim renicordatum C.Y.Cheng & C.S.Yang


3.

Asarum cardiophyllum Franchet

4.

Asarum pulchellum Hemsley

5.

Asanim cauỉescens Maximowicz

6.

Asarum debile Franchet

7.

Asarum caudigereìlum C.Y. Cheng & C.S.Yang

8.

Asarum himalaicum J. D. Hooker & Thomson ex

Tên Việt Nam
Thổ tế tân

Klotzsch
9.


Asarum yunnanense T. Sugawara.

10.

Asarum geophilum Hemsley

11.

Asarum epigynum Hayata

12.

Asanim sieboldii Miquel

Hoa tế tân [10], [20]

13.

Asarum heterotropoides F. Schmidt

Bắc tế tân [10], [20]

14.

Asarum chinense Franchet

15.

Asarum ichangense


16.

Asarum hongkongense S.M.Hwang &T.P.Wong Siu

17.

Asarum fukienense

c. Y. Cheng & c. s. Yang

18.

Asarum spìendens

(F. Maekawa) c. Y. Cheng & c.

S. Yang in H.

c. Y. Cheng & c. s. Yang

s. Kill & Y. R. Ling

19.

As arum forbesii Maximowicz

20.

Asarum crassisepaium


21.
22.

s. F. Huang
Asarum bashanense z. L. Yang
Asarum taipingshaniamim s. F. Huang c. X. Xie

& T. C.Huang


23.

Asarum maeranthum J. D. Hooker

24.

Asarum crispulatum c. Y. Cheng & c. s. Yang

25.

Asarum delavayi Franchet

26.

Asanim hypogynum Hayata

27.

Asarum chengkouense z. L. Yang


28.

Asanim porphyronotum c . Y. Cheng & c. s.
Yang,
- 28a. A. porphyronotum var. porphyronotum
- 28b. A. porphyronotum var. atrovirens c . Y.
Cheng & c. s. Yang

29.

Asarum inflatum c . Y. Cheng & c. s. Yang

30.

Asarum maximum Hemsley

31.

Asarum insigne Diels.

32.

Asarum nanchuanense c. s. Yang & J. L. Wu

33.

Asarum sagittarioides c. F. Liang

34.


Asantm longerhizomatosum C.F.Liang & c. s.

Hoa tiên [2]

Yang
35.

Asarum nobilissimum z. L. Yang

36.

Asarum tongjiangense z. L. Yang

37.

Asarum wulingense c. F. Liang

38.

Asarum magnificum Tsiang ex C.Y.Cheng &

Tế tân núi [2]

c.s.

Yang
- A. magnificum var. magnificum
- A. magnificum var. dinghuense C.Y.Cheng & c.
S. Yang
39.


Asarum petelotii 0 .

c. Schmidt

Tế hoa Petelot [2],[4]


Thực vật chí Đài Loan [34] đã xây dựng khóa phân loại và mô tả hình thái
thực vật chi tiết 6 loài trong chi Asarum L. có ở Đài Loan, bao gồm các loài
sau:
- Asarum caudigerum Hance.
- Asarum crassisepaìum

s. F. Huang.

- Asarum epigynum Hayata.
- Asarum hypogynum Hayata.
- Asarum macranthum J. D. Hooker.
- Asarum taipingshanianum s. F. Huang
Ớ Việt Nam, lần đầu tiên chi Tế tân (Asarum L.) được nhà thực vật học
Lecomte đề cập đến trong tác phẩm Thực vật chí đại cương Đông Dương,
trong tác phẩm của mình ông mới mô tả duy nhất 1 loài là: Asarum baỉansae
Franch. [49]
Năm 1991, trong công trình Cây cỏ Việt Nam, giáo sư Phạm Hoàng Hộ
[19] đã thống kê và mô tả 6 loài có ở Việt Nam, bao gồm:
- Asarum balansae Franch.
- Asarum blumeì Duch.
- Asarum caudigerum Hance.
- Asarum glabrum Merr.

- Asarum petelotii O.C.Schmidt.
- Asarum reticulatum Merr.
Năm 2000, ông đã bổ sung thêm loài Asarum maximum Hemsl. cho lần tái
bản mới của mình.


Đến năm 1997, trong cuốn Từ điển cây thuốc Việt Nam [11] đã thống kê
và mô tả 5 loài trong chi Tế tân (Asarum L.) được sử dụng làm thuốc, đó là
các lo à i:
- Asarum balansae Franch.
- Asarum blumei Duch.
- Asarum caudigerum Hance.
- Asarum glabrum Merr.
- Asarum maximum Hemsl.
Theo công trình những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của giáo sư Đỗ Tất
Lợi [20] đã mô tả thống kê 2 loài trong chi Tế tân (Asarum L.) là các loài:
A.sieboldii Miq. và loài A. heterotropoides F. Chum. var. mandshuriucum
(Maxim.) Kitag.
Theo cuốn Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam và Sách đỏ
Việt Nam [4], [5], [6] cũng đề cặp đến 3 loài: Asarum maximum Hemsl.
(Asarum glabrum Merr.); Asarum caudigerum

Hance; Asarum baỉansae

Franch. Ngoài 3 loài này, gần đây tiến sỹ Nguyễn Tập (Viện Dược liệu) và
cộng sự đã phát hiện thêm loài Asarum wulingense F. Liang mọc ở Hương Sơn
(Hà Tĩnh).
Theo tài liệu Danh lục các loài thực vật ở Việt Nam [2] đã thống kê và
đưa ra danh lục gồm 7 loài thuộc chi Tế tân (Asarum L.) hiện có ở Việt Nam.
Trong 7 loài này có 6 loài trùng với các loài được đề cập trong công trình Cây

cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ, đó là các loài: A. balansae Franch.; A.
blumei Duch.; /4. caudigerum Hance;

A. glabrum Merr.;

A. petelotii

O.C.Schmidt; A. reticulatum Merr. và loài A. maximum Hemsl. Trong số 7
loài trên, ông cho rằng loài Asarum maximum Hemsl. có tên đồng danh là
Asarum glabrum Merr., trong khi đó 2 loài này trong các công trình nghiên


cứu khác được coi là 2 loài khác nhau. Loài cuối cùng ông thống kê mô tả là
loài Asarum wulingense F. Liang.
Như vậy, theo các tài liệu đã công bố cho đến hiện nay, số lượng loài
thuộc chi Tế tân (Asantm L.) ở Việt Nam có khoảng 7 loài, đó là các loài: A.
bulansae Franch.; A. blumei Duch.; A. caudigerum Hance; A. glabrum Merr.;
A. petelotii o .c .Schmidt.; A. reticulatum Meư.; A. maximum Hemsl. và loài
Asarum wulingense F. Liang.
Đặc điểm thực vật chung của chi T ế tân (Asarum L.):
Cây thảo sống lâu năm; hàng năm phát triển 1 hoặc 2 tán lá, có 2-4 lá cơ
bản và một hoa mọc ở gốc. Thân rễ ngắn mọc thẳng đứng hay dài mọc ngang;
thường có mùi thơm hăng, cay. Thân dạng thảo. Tán lá mọc đơn độc hoặc phát
triển từng đôi một (khi cặp lá mọc đối nhau), phiến lá hình tim hoặc hình tên,
mép nguyên, cuống lá thường dài. Hoa mọc đơn độc ở gốc (hiếm khi mọc
thành đôi). Bao hoa một hàng, đối xứng tỏa tròn (rất ít khi đối xứng 2 bên).
Đài hợp với bầu ở các mức độ khác nhau, lá đài bao quanh bầu thành dạng
hình ống hoặc rời nhau và tạo thành ống giả phía trên bầu; ống đài hình chén,
hình nhạc, hình chuông, hình phễu hoặc hình trụ, ống đài thườmg gợn sóng
hay khảm ớ bề mặt phía trong hay ở họng đài; đài có 3 thùy, thẳng đứng, vươn

ra ngoài ánh sáng. Bộ nhị 12 xếp thành 2 dãy, ít khi có 3 nhị lép; chỉ nhị dài
hay không có; bao phấn hướng ngoài. Bầu dưới hoặc nửa dưới, 6 ô, lá noãn
nhiều hàn liền. Vòi nhụy 6, rời hoặc hợp với nhau thành cột, đỉnh vòi nguyên
hoặc chia 2 thùy, núm nhụy tận cùng hoặc ở bên. Quả thịt hoặc quả nang xốp,
quả chín không đều. Hạt lồi ở lưng, phẳng hoặc có rãnh ở bụng, hạt có nhiều
nội nhũ. [12], [30], [34], [38],
1.1.3. Đặc điếm thực vật và phân bô' của một số loài trong chi Tê tân
(Asarum L.) ở Việt Nam.
1.1.3.1. Asarum glabrum Merr.
- Tên đổng nghĩa'. Asarum maximum Hemsl. [2]


- Tên Việt Nam: Hoa tiên, Dầu tiên, Đại hoa tế tân [2], [4], [5], [19] .
- Đặc điểm thực vật: là dạng cây thảo sống lâu năm, cao 2-30cm. Thân rễ
mảnh nằm ngang dưới đất, chia nhiều đốt. Lá mọc từ thân rễ, 1-2 cái hình tim
dài, đầu nhọn, gốc có hai thùy thuôn tròn, song song hoặc choãi ra, dài 812cm, rộng 4-7 cm, mép nguyên hai mặt nhẵn, mặt trên màu lục bóng, mặt
dưới nhạt, 3 gân toả từ gốc; cuống lá dài 30-50 cm. Hoa mọc đơn độc ở gốc
cuống lá, cuống hoa dài 2-3 cm, cong xuống; lá bắc dài, hẹp và nhọn; bao hoa
màu xám nâu, có ống thuôn hẹp thành chóp ở gốc, điểm những vạch dọc và
loe ra ở đầu thành 3 thùy hình tim; nhị 12, bằng nhau, bao hoa dài hơn chỉ nhị;
nhụy tập hợp thành một cột dày, ngắn hơn bao phấn. Quả bao bọc bởi bao hoa
tồn tại, hạt nhỏ màu đen, nâu bóng. Mùa ra hoa quả: tháng 4-6 [2], [4], [30],
[34].
Hoa tiên là cây thuốc thuộc dạng quí hiếm đã được đưa vào sách đỏ Việt
Nam, hiện đang bị khai thác bừa bãi.
- Phân b ố và sinh thái: Hoa tiên được phát hiện lần đầu tiên vào năm
1969 ở núi Ba Vì (Hà Tây). Đồng bào Dao sống ở đây thường dùng hoa làm
thuốc chữa bệnh, sau này cây được phát hiện thêm ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc),
Sapa (Lào cai), Phong Thổ (Lai Châu) và vùng núi Yên Tử (Quảng Ninh). [4]
Hoa tiên là cây đặc biệt ưa ẩm và ưa sáng, thường mọc trên đất ẩm nhiều

mùn, gần bờ suối, dưới tán rừng kín thường xanh, độ cao khoảng 1000m trở
lên. Cây sinh trưởng và phát triển tốt ở những vùng có khí hậu ẩm, mát quanh
năm, nhiệt độ trung bình từ 15-18°c, độ ẩm không khí trung bình trên 80%.
Cây có khả năng sinh chổi gốc từ thân rễ, nên 1 khóm thường có vài thân
mang lá cùng tồn tại. Ra hoa quả hàng năm, hạt phát tán gần, quanh cây mẹ,
cây con mọc từ hạt xuất hiện vào tháng 5-6. [2], [5]
1.1.3.2. Asarum caudigerum Hance.
- Tên đồng nghĩa [30], [34]:
+Asarum arrhizoma H. Léveillé & Vaniot.


+A. caudigenim var. leptophyllum (Hayata) s. s. Ying.
+A. caudigerum var.triangulare (Hayata) s. s. Ying.
+A. leptophyllum Hayata.
+A. leptophyllum var. triangulare Hayata.
- Tên Việt Nơm: Thổ tế tân, Biến hoá, Quán chi [2], [5], [11], [19].
- Đặc điểm thực vật: Là dạng cây thảo cao khoảng 10-25 cm. Thân rễ
mảnh, mọc bò ngang, trông như chia đốt do vết lá rụng còn sẹo. Lá hình tim
tròn, dài 8-10 cm, rộng 4-5 cm, hai thùy ở gốc tròn hơi choãi ra, đầu tù hơi
nhọn, hai mặt có lông rải rác, dày hơn ở mặt dưới, mặt trên sẫm bóng, lốm
đốm những vết trắng; gân 5 toả từ gốc; cuống lá dài 7-15 cm, có lông. Hoa
mọc đơn độc ở cuống lá, màu vàng nhạt có vạch nâu đỏ, cuống hoa cong
xuống; lá bắc nhỏ, bao hoa có ống thắt lại ở gốc, có lông trên những vạch dọc,
ở giữa phình lên, đầu loe ra chia làm 3 thùy có mũi nhọn dài; nhị 12 đều; bầu
hạ. Quả nang, gần hình cầu chứa nhiều hạt dẹt. Mùa hoa quả: tháng 4-7. [2],
[4], [5], [11], [19], [24], [30], [34],
- Phân bô' và sinh thái: Thổ tế tân mới phát hiện ở vài điểm thuộc tỉnh Lào
Cai, cây ưa ẩm ưa sáng, thường chỉ thấy ở vùng núi cao từ 800-1700 m. Cây
mọc thành đám gần các bờ suối dưới tán rừng kín thường xanh ẩm trên núi đất
hoặc núi đá vôi. Cây thường không rụng lá theo mùa, có hoa quả vào mùa hèthu. Quả già khi chín phát tán hạt ngay xung quanh gốc cây mẹ [4], [5], [16],

[24].
1.1.3.3. Asarum baỉansae Franch.
- Tên Việt Nam: Tế tân nam, Biến hoá núi cao [2], [9], [19].
- Đặc điểm thực vật: Căn hành to 4-5mm, thân nằm rồi đứng. Lá 2, hình
tim tròn, dài 10-12 cm, hai thùy ở gốc tròn ép sát vào nhau, đầu tù hai mặt có
lông, dày hơn ở mặt dưới; cuống lá dài 5-8 cm. Hoa màu vàng nhạt điểm
những vết trắng, thùy của bao hoa hình trái xoan hoặc hình tim không có mũi


nhọn; tiểu nhụy 12, bao phấn dài hơn chỉ nhị; vòi dính thành trụ rời ở đầu,
nang thò ra khỏi bao hoa còn lại; hột nhiều [2], [9], [19].
- Phân bố: Tế tân nam mới thấy có ở núi Ba Vì (Hà Tây) [2], [9], [19].
1.1.3.4. Asarum petelotii O.C.Schmidt.
- Tên Việt Nơm: Tế hoa Petelot [2], [16].
- Đặc điểm thực vật: Thân bò to 4-5mm, thân đứng mang 2 lá, lá dạng lá
môn hình tim có tai to tròn, kích thước 21x9cm, không lông. Lúc khô màu
nâu đỏ, cuống dài hơn phiến. Hoa mọc ở kẽ lá, cọng ngắn, bao hoa không đều,
ống cao hơn 7cm, rộng l,7cm hình vành tai; tiểu nhị 12; noãn sào hạ 6 buồng.
Quả nang [19].
- Phân bố: mới thấy ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Phú Thọ [2], [19]. Cây mọc
rải rác trong rừng thưa, ở độ cao 900m. Ra hoa vào tháng 6-7.
1.1.3.5. Asarum reticulatum Merr.
- Tên Việt Nam: Tế hoa mạng. [2], [19].
- Đặc điểm thực vật: Thân nằm rồi đứng, có rễ sái vị, lá có phiến hình tim
thon, kích thước 15 X 6cm, mép có răng cưa không đều, gân ở đáy 7, cuống

dài 5-7cm. Hoa đều có ống cao 3-4cm, rộng 2-3cm, tai 3 tròn, cao l,5cm; tiểu
nhị 12, noãn sào 6 buồng. [19]
- Phân bố: cây mọc trên đất mùn trong rừng thưa, ở độ cao 1500m. ở v iệt
Nam mới phát hiện thấy có ở Sa Pa (Lào Cai). Cây ra hoa vào tháng 4-5 [2],

[19].
1.1.3.6. Asarum wulingense F. Lỉang
- Tên Việt Nam: Tế tân núi, Vũ linh tế tân. [2].
- Đặc điểm thực vật: Cây thảo, thân rễ mọc thẳng, đường kính 3-4mm,
gióng dài không quá 5mm. Lá mọc đơn độc, cuống lá uốn ngược lại dài 718cm, có lông mềm; phiến lá hình gần trứng hay hình trứng dạng elip, hiếm
khi hình trứng-tam giác, kích thước7-17 x5-9 cm, mặt trên màu xanh lục có
các vết đốm màu trắng, nhẵn hay có lông tơ ở mép và ở gân lá, mặt dưới có


lông tơ dày đặc màu vàng nâu, gốc lá phân thùy, hình tim, thùy bên phân
nhánh có kích thước 2 - 5 X1,5-4 cm, đỉnh nhọn hay nhọn hoắt; lá chồi hình

trứng kích thước 1,2 X1,8 cm. Cuống hoa uốn ngượclại dài 2 cm, Đài liền đính
quanh bầu tạo thành ống hình trụ tròn dạng hình nhạc cho đến hình chuông,
màu đỏ tía. kích thước 2-3 x2-3 cm, phía dưới đài có nhiều lông tơ màu vàng,
họng đài thắt lại, phía ngoài theo chiều dọc có nhiều gợn sóng rộng khoảng
lmm, cánh đài hình trứng - tam giác, kích thước 1,5x1,5 cm, phía gốc có
nhiều các hình nhũ - gấp nếp ở bề mặt. Nhị 12, chỉ nhị ngắn hơn nhiều bao
phấn, hàn liền cho tới bao phấn. Bầu dưới, vòi nhụy rời, đỉnh phân 2 nhánh,
núm nhụy ở bên. Ra hoa vào tháng 12 [30].
- Phân bố: Hà Giang (Quảng Bạ, Bát Đại Sơn), Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hà
Tĩnh (Hương Sơn). Cây mọc rải rác dưới tán rừng kín thường xanh, nơi ẩm,
gần bờ suối, ở độ cao trên 800m [2].
1.1.3.7. Asarum blumei Duch.
- Tên Việt Nam: Tế hoa Blumei [2],
- Đặc điểm thực vật: Cây cỏ, thân ngắn, dài l-2cm, mang ít rễ to 1,5 mm,
có ít rễ con. Lá 2, cuống dài đến 10 cm, không lông, phiến lá hình tim mũi
mác, kích thước 8 x4 cm, mặt trên màu xám lục, mặt dưới màu nâu, gân ở đáy
3 (5), gân phụ cấp 2. Hoa có cọng dài 1,5 cm, ống 1,5-2 cm, tai 3, tròn dài,
cao 1 cm, noãn sào 6 buồng. Quả nang, hạt nhiều [19].

- Phân bố: Hà Giang, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc. Cây dạng cỏ nhiều năm,mọc
rải rác trong rừng, nơi sáng [2],
1.2. Những nghiên cứu về thành phần hoá học các loài trong chi Tế tân
(.Asarum L.)
1.2.1. Những nghiên cứu vê tinh dầu.
Một đặc điểm dễ nhận thấy trong các loài thuộc chi Tế tân (.Asarum L.) là
các bộ phận của cây đều có mùi thơm, nồng (cay) đặc trưng, chứng tỏ trong
các bộ phận của chúng có thể chứa tinh dầu. Mặc dù vậy, các công trình


nghiên cứu về hóa học tinh dầu của các loài trong chi này ở Việt Nam cũng
như trên thế giới hiện nay vẫn còn rất khiêm tốn.
ở Việt Nam, vị thuốc Tế tân đã được sử dụng phổ biến trong y học cổ
truyền từ rất lâu, mặc dù vậy cho đến thời điểm này các công trình nghiên cứu
về hóa học tinh dầu mới chỉ được công bố trong tài liệu những cây thuốc và vị
thuốc Việt Nam của Đỗ Tất Lợi [20], theo tài liệu này công bố thì trong cây
Tế tân (A . sieboldii Miq.) có chứa 2,75% tinh dầu, trong đó có các thành phần
là: 1,8 cineol, asaricin, methyleugenol, croweacin, P-pinen, a-pinen, athuyen, myrcen, terpinen-4-ol, a-terpineol, safrol, myristicin. Tinh dầu trong
cây Hán thành tế tân 04. sieboỉdii Miq. var. seoulense) có chứa a-pinen, ị3pinen, 1,8-cineol, trimethoxy allylbenzen. Trong cây Bắc tế tân (Asarum
heterotropoides) chứa 3% tinh dầu, trong thành phần tinh dầu có
methyleugenol, a-pinen, camphen, myrcen, sabinen, p-cymen, y-terpinen
estragol, 3,5-dimethoxy toluen, safrol, asaron, myristicin, elemicin, eucarvon,
2-isopropyl-5-methyl anisol.
Theo qui định của Dược điển Việt Nam và Trung Quốc qui định dược liệu
Tế tân không được chứa dưới 2% tinh dầu [10], [30],
Trên thế giới, trong những năm gần đây mới thấy có một số tác giả Trung
Quốc công bố về thành phần hóa học tinh dầu của một số loài trong chi Tế tân
(Asarum L.). Theo tác giả Feng Zhang [31] tinh dầu lá của loài Asarum
forbesii Maxim có chứa hai thành phẩn chính là methylisoeugenol (33,3%) và
a-asaron (19,2%) trong khi đó trong rễ có asaron (58,8%) và methyleugenol

(10,3%), chi tiết thành phần hóa học tinh dầu trong lá và rễ của loài Asarum
forbesii Maxim được trình bày theo bảng 1.2.


Bảng 1.2. Thành phần tinh dầu trong lá và rễ của loài Asarum forbesii Maxim
Hàm lượng %
T

Thành phần

T



Rễ

TT

Thành phần

Hàm lượng %


1.

a-Pinene

0,4

0,1


12.

2.

Camphene

0,2

-

13. 3,5-Dimethoxytolu -

0,5

3.

p-Pinene

0,3

0,2

14.

Safrole

1,2

0,6


4.

Myrcene

0,2

-

15.

Methyleugenol

5,7

10,3

5.

a-Terpinene

0,1

16. 3,4,5-

1,6

1,9

a-Terpineol


0,2

Rễ
0,1

trimethoxytoluen
6.

p-Cymene

0,2

-

17. Methylisoeugenol

33,3

2,3

7.

Limonene

4,3

0,4

18.


Asaricin

8,6

9,1

8.

1,8-Cineol

1,2

0,3

19.

Isoelemicin

10,4

6,3

9.

y-Terpinene

0,4

-


20.

Ị3-Asarone

1,1

0,8

10. Terpinolene

0,3

-

21.

2',5'-Dimethoxy

1,1

3,0

11. Borneol

1,7

0,4

22.


a-Asarone

19,2

58,8

1.2.2. Những nghiên cứu về thành phần hóa học khác.
Ở Việt Nam các nghiên cứu về hóa thực vật các loài thuộc chi Tế tân hầu
như chưa thấy có tài liệu nào công bố. Trên thế giới, trong số các công trình
nghiên cứu về thành phần hóa học về chi Tế tân được công bố, thì các nghiên
cứu về hóa học flavonoid được công bố nhiều hơn cả. Số lượng các hợp chất
flavonoid được chiết tách, phân lập và nhạn dạng trong các loài trong chi
Asarum L. trên thế giới cho đến thời điểm này vẫn còn rất khiêm tốn cả về số
lượng loài cũng như số lượng các hợp chất.
Năm 1971, tác giả Ishikura đã công bố phân lập và nhận dạng được 4
flavonoid glycosid trong hoa [35] của loài A. asaoides (Merr.&Pecne.)
Makino, đó là các flavonoid glycosid: peonidin3-0-p-coumaroylgentiobiosid;


peonidin 3-O-caffeoylgentiobiosid;

cyanidin 3-O-p- coumaroylgentiobiosid

và cyanidin 3-0- caffeoylgentiobiosid.
Năm 1976, hai tác giả Saunder và McClure [45] công bố phân lập từ lá của
loài A. canadense L. được 3 hợp chất là: kaempferol 3,7-di-O-glycosid;
quercetin 3,7-di-O-glycosid và quercetin 3-methylether-7-0-glycosid. Đến
năm 2000, hai tác giả người Nhật Bản là Iwashina và Kitajima [35] cũng đã
công bố chiết xuất và phân lập từ lá của loài cây này được 9 hợp chất

flavonoid là: chalcononaringenin 2’,4’-di-0-glycosid; chalcononaringenin 2’0-glycosid-4’-0-gentiobiosid;

quercetin 3-O-galactosid; quercetin 3-0-

robinobiosid; quercetin 3-0- galactosid -7-0-rhamnosid; kaempferol 3-0galactosid;

kaempferol

3-O-glucosid;

kaempferol

3-0-galactosid-7-0-

rhamnosid và Isorhamnetin 3-O-rhamnosyl galactosid.
Năm 1981, hai tác giả Wilson và Brown [48] đã nhận dạng 2 hợp chất
flavonoid: cyanidin glycosid và malvidin glycosid từ hoa của 3 loài Asarum
canadense L; A. heterophyllum Ashe và A. virgỉnicum L.
Năm 1994, tác giả Nishida [37] đã phân lập trong lá từ loài A. esperum (F.
Maek.) F. Maek. được 2 hợp chất là: flavonol, Isorhamntin 3-0-glucosyl -(16)-galactosid-7-0-glucosid.
Năm 2002, một số tác giả người Trung Quốc và Nhật Bản [46[ công bô' đã
chiết xuất và phân lập được 8 dẫn chất flavonoid glycosid trong rễ và thân rễ
của loài Asarum longerhizomatosum C.F.Liang et C.S.Yang, đó là chất:
4,6,4’-trihydroxy-aurone-4,6-di-0-p-D-glucopyranoside

(caulesauroneside);

naringenin-7,4’-di-0-p-D- glucopyranoside (caulesnarinside);

asnaringenin;


naringenin-5-0-ị3-D-glucopyranoside; naringenin-7-O-P-D-glucopyranoside;
chalcononaringenin-2’-0-(3-D-glucopyranoside;

naringenin-5,7-di-0-(3-D-

glucopyranoside và chalcononaringenin-2,,4’-di-0-P-D-glucopyranoside.
Năm 2005, Feng Zhang và cộng sự [37] đã phân lập được 5 hợp chất amid
từ toàn cây của loài Asarum forbesii Maxim., đó ỉà các chất: (2E,4Z,8Z,10Z)-


N-Isobutyl-2,4,8,10-dodecatetraenamide;

(2E,4E,8Z,10E)-]

2,4,8,10-dodecatetraenamide; Sesamin; Asarinin và Asarone.
1.3. Tác dụng và công dụng một sô vị thuốc trong chi Tê tân.
- Vị thuốc Tế tân là toàn cây phơi hay sấy khô của cây Bắc tế tân (Asarum
heterotropoides Fr. var. mandshuricum Maxim.) Kitag.), cây Hán thành tế tân
(A. sieboldii Miq. var. seulense Nakai) hoặc cây Hoa tế tân 04. sieboldii
Miq.). Tế tân có vị cay, tính ôn, qui vào các kinh phế và thận, có tác dụng khu
phong tán hàn, chỉ thống, hành thủy, ôn phế khu đờm. Dùng trong các trường
hợp bị trúng phong hàn, đau nhức đầu, phong thấp, ho, hen, đau răng, ngạt
mũi, bí mổ hôi, ứ huyết. Dùng ngoài chữa hôi miệng. [5], [10], [20], [29].
Một sô bài thuốc có T ế tân [5Ị:
1). Chữa đau răng.
Tế tân, thạch cao mỗi vị lOg ngâm vào 100ml rượu trong nửa ngày. Dùng
rượu thuốc ngậm rồi nhổ đi [20]. Hoặc Tế tân, kinh giới, tổ ong đồng lượng,
cắt nhỏ. Mỗi lần dùng 9g sắc với một bát nước to, còn khoảng 7/10, bỏ bã lấy
nước còn ấm ngậm.

2). Chữa lở mồm, loét lưỡi.
Tế tân, hoàng liên đổng lượng tán nhỏ, trộn đều bôi hoặc chấm vào miệng,
lưỡi, đồng thời ngậm cho chảy nước dãi ra.
3). Chữa đau nửa đầu.
Tế tân, hùng hoàng đổng lượng, nghiền thành bột, trộn đều. Thổi bột vào mũi,
đau bên phải thì thổi vào mũi bên trái và ngược lại.
- Hoa tiên (Asarum maximum Hemsl.): Methyleugenol có trong cây có
tác dụng ức chế hoàn toàn sự sinh độc tố của Aspergillus versicolor và 3 loài
Aspergillus khác ở nồng độ 100 và 200 |Lig/ml [4], [5]. Nhân dân Ba Vì (Hà
Tây) và Sapa (Lào Cai) dùng hoa và rễ cây Hoa tiên ngâm rượu uống làm
thuốc bổ. Nhân dân ở núi Yên Tử lấy lá phơi khô, thái nhỏ sắc với 200ml


×