Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Đánh giá việc thực hiện chính sách quốc gia về thuốc trên địa bàn tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256 KB, 88 trang )

Bộ giáo dục & đào tạo

Bộ y tế

Trường Đại học dược Hà nội

Trịnh Thị Thanh Hải

đánh giá việc thực hiện
chính sách quốc gia về thuốc trên
địa bàn tỉnh Bắc Giang

luận văn thạc sĩ dược học

Hà Nội - 2007


Bộ giáo dục & đào tạo

Bộ y tế

Trường Đại học dược Hà nội

trịnh thị thanh hải

đánh giá việc thực hiện
chính sách quốc gia về thuốc trên
địa bàn tỉnh Bắc Giang

luận văn thạc sĩ dược học


Chuyên ngành: Tổ chức và quản lý dược
Mã số: 637120

Hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thanh Bình
TS. Nguyễn Huy Cõi

Nơi thực hiện đề tài: Tỉnh Bắc Giang

Hà Nội, năm 2007


Lời cảm ơn
Tôi xin chân thành cảm ơn:
- Trường đại học Dược Hà Nội;
- Bộ môn Tổ chức và Quản lý dược Trường đại học Dược Hà Nội;
- TS. Nguyễn Thanh Bình- Trưởng phòng Đào tạo sau đại học, Trường đại học
Dược Hà Nội;
- Sở Y tế Bắc Giang;
- TS. Nguyễn Huy Cõi- Nguyên Giám đốc Sở Y tế Bắc Giang;
- Trường Trung học Y tế Bắc Giang;
- Các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh và huyện của tỉnh Bắc Giang;
- Phòng y tế các huyện của tỉnh Bắc Giang;
- Các trạm y tế xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;
- Các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình,
Đã quan tâm giúp đỡ Tôi trong quá trình học tập tại Trường đại học Dược Hà
Nội và quá trình tiến hành nghiên cứu, hoàn thành Đề tài này.


Danh mục các chữ viết tắt


BVĐK

Bệnh viện đa khoa

CSQGT

Chính sách quốc gia về thuốc

CS & BVSKND

Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân

DSĐH

Dược sĩ đại học

HĐT & ĐT

Hội đồng thuốc và điều trị

TCY

Thuốc chủ yếu

TTY

Thuốc thiết yếu

TYT


Trạm y tế

UBND

Uỷ ban nhân dân

WHO

Tổ chức y tế thế giới


mục lục
Trang
Đặt vấn đề

1

Chương 1: Tổng quan

3

1.1- Tình hình sử dụng thuốc

3

1.1.1- Trên thế giới

3

1.1.2- ở Việt Nam


5

1.2- Chính sách quốc gia về thuốc của việt nam

7

1.2.1- Sự cần thiết Chính sách quốc gia về thuốc

7

1.2.2- Nội dung Chính sách quốc gia về thuốc của Việt
nam

9

1.2.2.1- Mục tiêu chung của Chính sách quốc gia về thuốc

10

1.2.2.2- Các mục tiêu cụ thể của CSQGT

10

1.1.3- Các chính sách và giải pháp cụ thể

11

1.1.4- Phân kỳ các giai đoạn thực hiện CSQGT


11

1.3- Một số kết quả và kinh nghiệm của quá trình
triển khai CSQGT tại 10 tỉnh thí điểm và trong
phạm vi toàn quốc

12

1.4- Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và
y tế của tỉnh bắc giang

13

1.4.1- Vị trí, địa lý, dân số

13

1.4.2- Khí hậu, thời tiết

15

1.4.3- Tình hình kinh tế- xã hội

15

1.4.4- Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chăm sóc và
bảo vệ sức khoẻ nhân dân

17



1.4.4.1- Thuận lợi

17

1.4.4.2- Khó khăn

17

1.4.5- Tổ chức mạng lưới và nhân lực y tế
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

18
21

2.1- Đối tượng nghiên cứu

21

2.2- Phương pháp nghiên cứu

21

2.2.1- Thiết kế nghiên cứu

21

2.2.2- Phương pháp thu thập số liệu

21


2.2.3- Sử lý số liệu

23

Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận

24

3.1- Đánh giá hoạt động cung ứng thuốc

24

3.1.1- Hệ thống cung ứng

24

3.1.1.1- Đánh giá khả năng cung ứng thuốc thường xuyên

24

3.1.1.2- Khả năng sẵn có thuốc thiết yếu

25

3.1.1.3- Khả năng mua được thuốc

26

3.1.2- Chất lượng cung ứng


27

3.1.2.1- Chất lượng hệ thống cung ứng

27

3.1.2.2- Chất lượng thuốc cung ứng

28

3.2- Đánh giá tình hình sử dụng thuốc
3.2.1- Việc lựa chọn thuốc trong các bệnh viện

31
31

3.2.1.1- Thuốc thiết yếu

31

3.2.2.1- Thuốc sản xuất trong nước

32

3.2.2- Kê đơn thuốc

34



3.2.2.1- Thực hiện danh mục TTY

34

3.2.2.2- Phối hợp thuốc trong kê đơn

36

3.2.2.3- Kiến thức sử dụng thuốc

37

3.2.3- Tình hình cung ứng thuốc trong khu vực nhà
thuốc, đại lý bán thuôc

38

3.2.3.1- Việc thực hiện danh mục TTY

38

3.2.3.2- Tiêu thụ thuốc sản xuất trong nước

39

3.2.3.3- Về việc thực hiện qui chế kê đơn

41

3.2.3.4- Về việc sử dụng thuốc kháng sinh


42

3.2.3.5- Thôn g tin về thuốc

43

3.3 Bàn luận

45

3.3.1- Cung ứng thuốc thường xuyên và có chất lượng

45

3.3.2- Sử dụng thuốc an toàn hợp lý

48

Chương 4: Kết luận và kiến nghị

60

4.1- Kết luận

60

4.2- Kiến nghị

61


Tài liệu tham khảo
Phụ lục

64


Danh mục bảng
Trang
Bảng 2.1-

Thông tin về dân số và kinh tế tỉnh Bắc Giang

14

Bảng 2.2-

Số liệu về tình trạng sức khoẻ ngưòi dân tỉnh
Bắc Giang

19

Bảng 3.1-

Số liệu về hệ thống dược tại tỉnh Bắc Giang

24

Bảng 3.2-


Thuốc hiện có tại trạm y tế xã trên danh mục
TTY Bộ Y tế theo tuyến

25

Bảng 3.3-

Giá trị trung bình một đơn thuốc

26

Bảng 3.4-

Kết quả công tác thanh, kiểm tra dược năm 2006

27

Bảng 3.5-

Tổng hợp chất lượng mẫu lấy kiểm tra theo vùng
địa lý (năm 2006)

29

Bảng 3.6-

Kết quả khảo sát chất lượng thuốc tại các trạm
y tế xã

31


Bảng 3.7-

Tình hình sử dụng thuốc sản xuất trong nước ở
bệnh viện

32

Bảng 3.8-

Tỷ lệ TTY sử dụng trong đơn khảo sát tại khu
vực bệnh viện công

34

Bảng 3.9-

Tỷ lệ TTY được bán trên tổng số thuốc bán
theo đơn

35

Bảng 3.10-

Kết quả khảo sát đơn thuốc

36

Bảng 3.11-


Kết quả khảo sát bệnh án điều trị tiêu chảy cấp
cho trẻ em dưới 6 tuổi

37


Bảng 3.12-

Tỷ lệ TTY được bán không đơn trên tổng số
thuốc đã bán không có đơn

38

Bảng 3.13-

Tỷ lệ thuốc nội bán không đơn trên tổng số
thuốc bán không đơn

39

Bảng 3.14-

Tỷ lệ thuốc phải bán theo đơn đã bán không
đơn

41

Bảng 3.15-

Tỷ lệ kháng sinh đã được bán không đơn trên

tổng thuốc cần kê đơn đã được bán

42

Bảng 3.16-

Số lần bán thuốc có hướng dẫn sử dụng trong
tổng số lần bán thuốc đã khảo sát

43


Danh mục biểu đồ
Trang
Biểu đồ 3.1 - Chất lượng thuốc theo vùng địa lý năm 2006

29

Biểu đồ 3.2- Tình hình sử dụng thuốc sản xuất trong nước ở
bệnh viện (theo số lượng)

32

Biểu đồ 3.3 - Tỷ lệ thuốc thiết yếu được dùng trong đơn

35

Biểu đồ 3.4 - Tỷ lệ TTY mua không đơn trên tổng thuốc bán
không đơn (theo số lượng)


38

Biểu đồ 3.5 - Tỷ lệ thuốc nội bán không đơn trên tổng thuốc
mua không đơn (theo số lượng)

40

Biểu đồ 3.6- Tỷ lệ thuốc phảI kê đơn đã được bán không đơn

41

Biểu đồ 3.7- Tỷ lệ kháng sinh đã bán không đơn

42

Biểu đồ 3.8- Tỷ lệ số lần bán thuốc có hướng dẫn sử dụng

44


1

Đặt vấn đề
Để đảm bảo thực hiện thành công sự nghiệp chăm sóc bảo vệ sức khoẻ
cho nhân dân, mỗi quốc gia cần xây dựng chiến lược y tế cho đất nước. Thuốc
chữa bệnh là một loại hàng hóa đặc biệt thiết yếu có tính xã hội cao, không
những chỉ để phục vụ cho công tác khám chữa bệnh mà trong nhiều hoàn cảnh
(Thiên tai, thảm hoạ, xung đột quân sự, chiến tranh ...) thuốc còn là một nhân
tố quan trọng góp phần đảm bảo an sinh xã hội và an ninh đất nước.
Nhờ những thành tựu to lớn của cách mạng khoa học - công nghệ, công

nghệ dược phẩm thế giới sản xuất ngày càng nhiều thuốc. Hàng nghìn hoạt
chất thuốc đã được phát minh và được sản xuất dưới dạng hàng trăm nghìn sản
phẩm để ứng dụng trong điều trị và phòng bệnh. Giá trị sản lượng dược phẩm
thế giới bình quân tăng gấp hai lần sau mỗi thập niên.
ở Việt Nam, từ sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) công
cuộc đổi mới toàn diện đã được thực hiện từ một nước có nền kinh tế quan liêu
bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường mở cửa hội nhập với khu vực và
thế giới. Với nhiều chính sách cải cách, thì hệ thống cung cấp thuốc cũng phát
triển rộng rãi hơn. Hàng loạt công ty Dược phẩm ra đời cộng với sự đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam, nguồn cung ứng thuốc trở nên phong phú, nhiều
chủng loại, đáp ứng phần lớn nhu cầu dùng thuốc và nâng cao chất lượng điều
trị. Thị trường thuốc ngày càng sôi động thì tính phức tạp và khó khăn của nó
trong lĩnh vực quản lý thuốc cũng gia tăng, chi phí về thuốc ngày càng tăng
trong ngân sách y tế. Việc lạm dụng thuốc của thầy thuốc tại các cơ sở điều
trị, đến thói quen của người dân tự mua thuốc sử dụng tuỳ tiện, bất hợp lý, đưa
đến tai biến sử dụng thuốc, kháng thuốc, dị ứng thuốc ngày càng nhiều. Tổ
chức y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo, để sử dụng thuốc an toàn và hợp lý,


2

mỗi quốc gia cần xây dựng chính sách quốc gia về thuốc (CSQGT) sao cho
phù hợp với đặc điểm tình hình của nước mình. Tại Nghị quyết 37/CP ngày
20/06/1996 của Chính phủ đã ban hành CSQGT với mục tiêu cơ bản là: Đảm
bảo cung ứng thuốc thường xuyên và đủ thuốc có chất lượng đến người dân và
đảm bảo sử dụng thuốc an toàn hiệu quả. Đó là cơ sở cho ngành Dược nói
riêng và ngành Y tế nói chung thực hiện tốt chức năng chăm sóc và bảo vệ sức
khoẻ nhân dân trong thời kỳ mới.
Bắc Giang là một tỉnh miền núi mới được tách ra năm 1997, do tình
hình thiếu nhân lực về y tế nên công tác triển khai thực hiện các mục tiêu của

CSQGT còn nhiều hạn chế, chưa có nghiên cứu khảo sát thống kê y tế để đánh
giá tình hình thực hiện các CSQGT tại địa phương. Để giúp các nhà quản lý có
cái nhìn tổng quan về thực trạng đạt được các mục tiêu của CSQGT. Chúng tôi
tiến hành đề tài: Đánh giá việc thực hiện Chính sách quốc gia về thuốc trên
địa bàn tỉnh Bắc Giang" trong năm 2006 nhằm các mục tiêu:
1- Đánh giá việc thực hiện hoạt động cung ứng thuốc cho người dân
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
2- Đánh giá vấn đề sử dụng thuốc tại địa bàn trên.
Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao việc thực hiện CSQGT
tại tỉnh Bắc Giang trong tời gian tới.


3

Chương 1

Tổng quan
1.1- tình hình sử dụng thuốc
1.1.1- Trên thế giới
Đã hàng ngàn năm nay, thuốc phòng chữa bệnh đã trở thành một nhu
cầu tất yếu của cuộc sống con người. Thuốc đóng vai trò quan trọng trong
công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân (CS & BVSKND) và nói
rộng hơn là một trong những yếu tố chủ yếu nhằm bảo đảm mục tiêu sức khoẻ
cho mọi người. Nhờ phát minh ra những thuốc mới và nhờ việc cung ứng cho
nhân dân được cải thiện, nhiều bệnh dịch lớn trên thế giới từng bước đã được
hạn chế và thanh toán.
Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, danh
mục các loại thuốc cũng được thay đổi và bổ sung thường xuyên. Việc sản
xuất ra nhiều loại dược phẩm đã góp phần rất lớn vào việc cải thiện công tác
chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho cộng đồng, nhưng bên cạnh đó cũng tạo ra

nhiều nguy cơ bất lợi hơn cho người bệnh[4]. Hiện tượng con người lệ thuộc
vào thuốc, lạm dụng thuốc trở lên ngày càng phổ biến và trở thành một hội
chứng trong các nước phát triển[20]. Chẳng hạn, hơn 8000 công trình nghiên
cứu về vấn đề sử dụng thuốc hợp lý an toàn từ năm 1986 đến năm 1995 đã
được công bố tại Anh, phần lớn những nghiên cứu này đã được thực hiện ở các
nước đang phát triển, và đưa ra kết luận 40-60% người bệnh được sử dụng
thuốc hoặc kê đơn không hợp lý[22].
Một tỉ lệ lớn số người tự điều trị là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lạm
dụng thuốc. Đối với các nước đang phát triển, hiện tượng lạm dụng thuốc xảy
ra càng nghiêm trọng hơn, tình trạng tự mua thuốc, tự điều trị đã trở thành phổ


4

biến. Một nghiên cứu 25.951 trường hợp ở Andhra Pradesh cho thấy 47%
thuốc ở các hiệu thuốc trong thành thị được bán không có chỉ định của thày
thuốc[4]. Khoảng 200.000 người chết mỗi năm tại Trung Quốc do sử dụng
thuốc không đúng liều[21].
Việc sử dụng kháng sinh không hợp lý là một trong những yếu tố làm
tăng tình trạng kháng thuốc đang lan tràn trên toàn thế giới. Nguyên nhân dẫn
đến hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc là do việc dùng kháng sinh bừa bãi và
lạm dụng của cả nhân viên y tế cũng như người sử dụng.
Việc cung ứng thuốc ở các nước đang phát triển cũng đang đứng trước
những thách thức nặng nề. Sản lượng thuốc trên thế giới đang tăng với tốc độ
9-10% mỗi năm và cứ sau mỗi thập kỷ, giá trị sản lượng thuốc lại tăng gấp 2
đến 2,5 lần (1976: 43 tỷ USD; 1985: 94 tỷ USD, 1994: 256 tỷ USD). Bình
quân tiền thuốc sử dụng trên đầu người cũng tăng (1976: 10,3 USD; 1985:
19,4 USD, 1995: 40 USD)[20].
Trong khi đó tình trạng phân bố tiêu dùng thuốc đang hết sức chênh
lệch giữa các nước phát triển. Điều đáng nói là khoảng cách đó không được

rút ngắn lại mà càng ngày càng xa. Năm 1976, các nước phát triển chỉ chiếm
27% dân số thế giới mà sử dụng đến 76% sản lượng thuốc trên thế giới, trong
khi các nước đang phát triển chiếm 73% dân số chỉ được hưởng thụ 24% sản
lượng thuốc. Mười năm sau (1985) dân số các nước đang phát triển tăng lên
75% dân số thế qiới nhưng mức hưởng thụ lại giảm xuống còn 21%. Mức tiêu
thụ thuốc trên đầu người của các nước châu âu và Bắc Mỹ là 300 USD, trong
khi đó các nước đang phát triển là 5-10 USD, ở một số vùng châu Phi chỉ đạt 1
USD. Ngay trong từng quốc gia sự chênh lệch sự chênh lệch cũng thể hiện rõ
ở các vùng địa lý- kinh tế khác nhau [20].


5

1.1.2- ở Việt Nam
ở Việt Nam, trong thời kỳ bao cấp, mặc dù cơ sở vật chất nghèo nàn,
kinh phí còn hạn hẹp, tình trạng khan hiếm thuốc thường xuyên xảy ra, nhưng
việc quản lý thuốc được thực hiện khá chặt chẽ. Thực hiện chính sách đổi mới
của Đảng và Nhà nước với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong hệ
thống chăm sóc sức khoẻ, là tiền đề cho hàng loạt cơ sở hành nghề y, dược tư
nhân ra đời và phát triển. Trong những năm qua, cùng với hệ thống doanh
nghiệp dược nhà nước, mạng lưới kinh doanh tư nhân đã hình thành và phát
triển rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, tạo điều kiện đưa thuốc đến tay
người bệnh một cách nhanh chóng với giá ổn định. Nhiều cơ sở hoạt động tốt,
có hiệu quả, tuân thủ các qui chế chuyên môn, là nơi tuyên truyền về y tế
thường thức cho nhân dân tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh với hệ thống phân
phối của nhà nước [4].
Hệ thống kinh doanh dược tư nhân phát triển nhanh chóng về số lượng,
phương thức hoạt động năng động, huy động được tiềm năng về vốn và nhân
lực trong nước. Bên cạnh khu vực kinh doanh dược nhà nước, hệ thống dược tư
nhân, đặc biệt là mạng lưới bán lẻ góp phần quan trọng trong việc đáp ứng

nhu cầu thuốc phòng chữa bệnh, thực sự là bộ phận trong hệ thống chăm sóc
sức khoẻ ban đầu cho cộng đồng. Thị trường thuốc phong phú đầy đủ cả thuốc
nội lẫn thuốc ngoại, thuốc thiết yếu, thuốc thông thường, kể cả thuốc chuyên
khoa, đặc trị với giá cả ổn định, chất lượng và mẫu mã đẹp. Nên đã đáp ứng
được yêu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Theo thống kê chưa đầy đủ,
bình quân hưởng thụ thuốc trên đầu người năm 1995 là 4,5 USD/người/năm,
tăng gấp 9 lần so với thời ký bao cấp (0,5 USD/người/năm). Bên cạnh khoảng
5.000 dược phẩm sản xuất trong nước trên cơ sở 150 nguyên liệu hoá dược,
còn có 3.000 dược phẩm nước ngoài trên cơ sở 550 nguyên liệu hoá dược [20].


6

Bên cạnh những thành quả không thể phủ nhận do tiến trình đổi mới,
những bất cập của cơ chế thị trường cũng bộc lộ, có tác động mạnh đến hành
nghề y dược tư nhân. Tình trạng các cơ sở hành nghề dược tư nhân chạy theo
lợi nhuận, vi phạm các qui chế chuyên môn như: qui chế thuốc độc, qui chế
thuốc hướng tâm thần, qui chế kê đơn và bán thuốc theo đơn không phải là
ít. Việc lạm dụng thuốc đang là vấn đề đáng lo ngại, bởi lẽ nó không chỉ ảnh
hưởng đến sức khoẻ người bệnh mà còn gây nhiều hậu quả đáng tiếc về
sau[4]. Theo báo cáo của tổ chức Y tế thế giới, khoảng 17 triệu người chết
hàng năm do nguyên nhân là các bệnh nhiễm khuẩn, trên môt nửa số này là
trẻ em[4], [16] . Cũng như nhiều nước đang phát triển, việc tự sử dụng thuốc,
đặc biệt là kháng sinh đã ở mức đáng lo ngại, 50% số người mua kháng sinh
là không có đơn, trong đó số người sử dụng đồng thời từ 2 kháng sinh trở lên
chiếm tỷ lệ 11%. Cá biệt có trường hợp trong một đợt điều trị dùng tới 8-14
loại kháng sinh cho một người. đáng chú ý là việc sử dụng kháng sinh không
đủ liều, 30% số người mua kháng sinh từ 1-2 ngày [4].
Việt Nam đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mô
hình bệnh tật của đất nước đang là một mô hình đan xen giữa mô hình của

bệnh nhiễm trùng, bệnh của các nước đang phát triển và bệnh không do nhiễm
khuẩn, bệnh của các nước phát triển [20]. Tuy nhiên, bệnh nhiễm khuẩn luôn
chiếm vị trí hàng đầu, tỷ lệ kháng sinh nhập khẩu hàng năm chiếm khoảng
40% giá trị nhập khẩu. Việc sử dụng kháng sinh không hợp lý dẫn tới tình
trạng vi khuẩn kháng thuốc, nhờn thuốc (kể cả kháng sinh có hoạt phổ rộng)
đang là một vấn đề cấp bách cần được giải quyết. Hơn nữa, việc sử dụng
kháng sinh không đủ liều đang xảy ra rất phổ biến trong cộng đồng. Một trong
những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là sự thiếu hụt kiến thức về sử
dụng thuốc hợp lý của cả người kê đơn lẫn người bán thuốc. Một tỷ lệ lớn các
bệnh nhân tự điều trị là một nguy cơ không thể tránh khỏi hiện tượng sử dụng
thuốc không hợp lý, lạm dụng thuốc. 80% người bệnh thường bỏ qua việc


7

khám bệnh mà đi thẳng tới nhà thuốc để mua thuốc mà không cần có đơn, bất
kỳ ai cũng có thể mua được thuốc, ở bất kỳ đâu và với số lượng bao nhiêu
cũng được, trong khi đó các nhà thuốc tư chỉ chạy theo lợi nhuận, sẵn sàng
bán thuốc tự do không cần có đơn đang diễn ra rất phổ biến[4].
Thuốc là loại hàng hoá đặc biệt, vì vậy một trong những mục tiêu cơ
bản của chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam là bảo đảm cung ứng
thường xuyên và đủ thuốc có chất lượng để người dân sử dụng thuốc hợp lý an
toàn, hạn chế tối đa những tai biến do kê đơn, bán thuốc và sử dụng thuốc
không đúng chuyên môn.
1.2- chính sách quốc gia về thuốc
1.2.1- Sự cần thiết của Chính sách quốc gia về thuốc
Thuốc là một trong những yếu tố quan trọng trong công tác chăm sóc
sức khoẻ nhân dân. Ngành Dược có trách nhiệm đảm bảo cung ứng nhu cầu
hợp lí về thuốc chữa bệnh cho nhân dân và tiến hành mọi hoạt động có liên
quan để đảm bảo cung ứng tốt, bao gồm sản xuất, mua bán, xuất nhập, phân

phối, tồn trữ, bảo đảm chất lượng thuốc, sử dụng thuốc hợp lí, an toàn.
Tình trạng lạm dụng, sử dụng thuốc bất hợp lý- an toàn hiện nay là do
những nguyên nhân rất phức tạp và không phải chỉ do vì thiếu nguồn lực tài
chính, mà còn do nhiều nguyên nhân quan trọng khác từ nhiều phía: Quan
điểm và thái độ của các cơ quan nhà nước, của đội ngũ thầy thuốc kê đơn, của
các nhà sản xuất - kinh doanh - phân phối dược phẩm và ngay cả bản thân
người bệnh và người tiêu dùng. Để giải quyết các vấn đề nói trên, cần có một
chính sách quốc gia về thuốc do chính phủ ban hành. Chính vì vậy, năm 1988,
WHO đã công bố tài liệu Hướng dẫn xây dựng Chính sách quốc gia về
thuốc cho các quốc gia thành viên. Mục đích của CSQGT là, trên cơ sở các
nguồn lực của đất nước, phải bảo đảm khả năng cung ứng đủ thuốc để kiểm
soát các bệnh phổ biến nhất, bảo đảm chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Chính


8

sách về TTY là hạt nhân cơ bản của CSQGT. Chính sách quốc gia về thuốc thể
hiện quyết tâm của chính phủ nhằm đảm bảo cho nhân dân có thuốc chữa
bệnh, đồng thời cũng là cơ chế phối hợp giữa ngành y tế và các bộ ngành khác
để đảm bảo thực hiện mục tiêu nói trên [14].
Trong một phần tư thế kỷ kể từ khi WHO đề xuất các khái niệm TTY
và CSQGT, tính đến cuối năm 2000 có hơn 160 quốc gia đã xây dựng và công
bố Danh mục TTY; hơn 100 quốc gia đã xây dựng và công bố CSQGT. Đồng
thời, khái niệm sử dụng thuốc hợp lý cũng trở nên phổ biến. Vấn đề tiếp cận
TTY cho nhân dân cũng có những tiến bộ vượt bậc: gần 3,8 tỉ người được tiếp
cận với TTY vào năm 1997 so với 2,1 tỉ người năm 1977. năm 2002, 25 năm
sau khi Danh mục TTY mẫu của WHO được ban hành lần đầu tiên, khái niệm
TTY đã trở thành một khái niệm toàn cầu. Chính sách TTY và CSQGT có một
mối quan hệ tương hỗ. Chính sách TTY là nền tảng cơ bản của CSQGT.
Ngược lại, các nội dung của CSQGT có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến

việc thực hiện được các mục tiêu: Người dân được tiếp cận với TTY, TTY có
chất lượng cao và được sử dụng hợp lý an toàn[14].
ở Việt Nam trong suốt 50 năm qua, Đảng, Chính phủ và Bộ Y tế đã ban
hành nhiều văn bản chính sách cụ thể liên quan đến thuốc. Trong thập kỷ 80,
Bộ Y tế đã phác thảo những định hướng và nguyên tắc phát triển ngành Dược,
nhưng do nhiều nguyên nhân, Bộ Y tế chưa hoàn thành được việc xây dựng
CSQGT dưới dạng một văn bản hoàn chỉnh, toàn diện để trình Chính phủ phê
duyệt và ban hành. Hiện nay lượng thuốc chữa bệnh tăng lên nhiều, chủng loại
rất phong phú, đa dạng, chất lượng có tiến bộ, việc cung ứng thuốc cho nhân
dân đã được cải thiện nhưng cũng còn một số hạn chế như mạng lưới phân
phối thuốc chưa đều khắp, có tình trạng lạm dụng thuốc trong điều trị gây tốn
kém và tác hại, công tác quản lý nhà nước chưa theo kịp yêu cầu của tình hình
thực tế. Vì thế Chính phủ ban hành Chính sách quốc gia về thuốc làm cơ sở


9

cho ngành Dược nói riêng và ngành Y tế nói chung. Chính sách quốc gia về
thuốc của Việt Nam nhằm đưa ra những chính sách, chiến lược quan trọng
nhất để định hướng phát triển lâu dài cho ngành Dược nói riêng và ngành Y tế
nói chung. CSQGT không những thể hiện trách nhiệm và sự quan tâm của
chính phủ đối với việc đảm bảo nhu cầu về thuốc cho nhân dân và yêu cầu
phát triển, hiện đại hoá ngành Duợc trong tương lai mà còn đề ra những chủ
trương, biện pháp nhằm tạo ra những điều kiện mới và khả năng mới để khai
thác, phát huy những nguồn lực trong nước cả khu vực nhà nước và tư nhân,
của ngành Dược và cả các ngành liên quan và đồng thu hút nguồn lực nước
ngoài để phát triển và hiện đại hoá ngành Dược Việt Nam[14].
CSQGT là kim chỉ nam cho việc hoạch định sự phát triển của ngành
Dược Việt Nam[14].
1.2.2- Nội dung Chính sách quốc gia về thuốc của Việt nam.

Thực hiện chủ trương của WHO, năm 1987 Bộ Y tế Việt Nam đã xây
dựng và công bố danh mục TTY lần đầu tiên và lần lượt công bố Danh mục
lần thứ hai (1992), lần thứ ba (1995), lần thứ tư (1999) và lần thứ năm (2005).
Điêù đáng chú ý là Danh mục TTY lần thứ năm của Việt Nam bao gồm cả tân
dược và thuốc y học cổ truyền, thể hiện sự tiếp thu và kết hợp kinh nghiệm
quốc tế với đặc thù của Việt Nam, thực hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước
Việt Nam về kế thừa, phát huy và phát triển y học cổ truyền phục vụ sự nghiệp
chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Năm 1996, Thủ tướng Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
đã ban hành "Chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam". Sau 5 năm triển
khai thực hiện thành công CSQGT, ngày 5 tháng 8 năm 2002 tại Quyết định
số 108/2002/QĐ Thủ tướng Chính phủ đã ban hành " Chiến lược phát triển
ngành Dược Việt nam giai đoạn đến 2010". Có thể nói các văn bản quan trọng
nói trên một mặt thể hiện sự cam kết chính trị mạnh mẽ của Chính phủ Việt


10

Nam trong vấn đề đảm bảo thuốc cho nhân dân, mặt khác là đường lối, chính
sách để phát triển ngành Dược Việt Nam góp phần xứng đáng vào việc phục
vụ tốt sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
1.2.2.1- Mục tiêu chung của Chính sách quốc gia về thuốc.
CSQGT của Việt Nam có hai mục tiêu chung: "Bảo đảm cung ứng
thường xuyên và đủ thuốc có chất lượng cho nhân dân" và 'Bảo đảm cung ứng
thuốc hợp lý, an toàn và có hiệu quả".
Hai mục tiêu này là một thể thống nhất và chỉ khi nào cả hai mục tiêu
được thực hiện tốt mới có thể nói ngành Dược và ngành y tế hoàn thành được
nhiệm vụ của mình.
1.2.2.2- Các mục tiêu cụ thể của CSQGT.
Hai mục tiêu trên của CSQGT đã được cụ thể hoá thành 9 mục tiêu cụ

thể sau đây:
a. Đảm bảo cung ứng đủ thuốc có chất lượng, giá cả thích hợp: Thực
hiện sự công bằng trong cung ứng thuốc cho người bệnh. ưu tiên TTY, chú
trọng thuốc cổ truyền.
b. Tận dụng các nguồn lực để phát triển ngành công nghiệp dược phẩm
Việt Nam đáp ứng phần lớn nhu cầu thuốc chữa bệnh cho nhân dân.
c. Phát triển và hoàn thiện màng lưới cung ứng thuốc cho cộng đồng,
chú trọng những vùng khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.
d. Bảo đảm chất lượng thuốc trong sản xuất tồn trử lưu thông.
e. Nâng cao hiệu lực công tác quản lý nhà nước về Dược trên cơ sở hoàn
chỉnh hệ thống pháp luật và qui chế.
f. Bảo đảm cho thầy thuốc kê đơn chọn lựa, chỉ định thuốc hợp lý, an
toàn.
g. Tổ chức lại ngành Dược phù hợp với cơ chế mới.


11

h. Phát triển nguồn nhân lực Dược hợp lý về cơ cấu, đủ về số lượng, có
trình độ chuyên môn cao và có đạo đức nghề nghiệp.
i. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học Dược, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật và công nghệ tiên tiến vào sản xuất, cung ứng thuốc và công tác quản lý.
Đẩy mạnh hợp tác liên ngành, liên doanh, hợp tác quốc tế và hợp tác khu vực
trong lĩnh vực dược.
Để thực hiện các mục tiêu nói trên CSQGT được xây dựng tiến độ thực
hiện CSQGT trong ba kế hoạch 5 năm: 1996-2000, 2001-2005, 2006-2010.
1.2.3- Các chính sách và giải pháp cụ thể.
Để thực hiện các mục tiêu cụ thể nói trên, CSQGT cũng đã đề ra những
chính sách và giải pháp cụ thể trong một loạt các lĩnh vực của ngành Dược
Việt Nam.

1.1.4.1- Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả và thực hiện chính sách
về thuốc thiết yếu.
1.1.4.2- Bảo đảm chất lượng thuốc.
1.1.4.3- Chính sách về sản xuất, cung ứng, xuất nhập khẩu thuốc.
1.1.4.4- Phát huy và phát triển thuốc y học cổ truyền.
1.1.4.5- Đào tạo nguồn nhân lực dược.
1.1.4.6- Thông tin thuốc.
1.1.4.7- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về thuốc.
1.1.4.8- Nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế về dược.
1.2.4- Phân kỳ các giai đoạn thực hiện CSQGT
- Giai đoạn 1: 1996 - 2000
- Giai đoạn 2: 2001 - 2005
- Giai đoạn 3: 2006 2010


12

1.3- một số kết quả của quá trình triển khai CSQGT tại 10
tỉnh thí điểm và trong phạm vi toàn quốc
Sau khi ban hành Chính sách quốc gia về thuốc năm 1996, được sự giúp đỡ
của Chương trình hợp tác Việt Nam- Thuỵ Điển thông qua cục quản lý dược
Việt Nam, năm 1997 việc triển khai thí điểm CSQGT đã được thực hiện ở 7
tỉnh/thành phố đại diện cho 7 vùng kinh tế - xã hội là: Tuyên Quang, Hà Nội,
Thanh Hóa, Thừa thiên Huế, Lâm Đồng, Đồng Nai và Đồng Tháp. Từ 1999
Bộ y tế và Chương trình hợp tác Việt Nam- Thuỵ Điển bổ sung thêm 3 tỉnh
nữa cùng tham gia vào dự án là Hà Giang, Lào Cai, Quảng Nam.
Một số tỉnh đã có ý thức được tầm quan trọng của việc thực hiện
CSQGT nên cử Phó Chủ tịch làm trưởng Ban điều hành CSQGT. Cũng có tỉnh
cử Giám đốc Sở Y tế làm trưởng Ban điều hành. Hiện nay có một số tỉnh chưa
có Phó Giám đốc Sở y tê là dược sĩ phụ trách công tác dược[14].

Ngân sách cho việc triển khai CSQGT còn thiếu, nhân lực thường xuyên
để triển khai các hoạt động bị hạn chế. Thiếu các tài liệu tối thiểu như Danh
mục thuốc thiết yếu, Hướng dẫn điều trị tại các trạm y tế xã[14].
Tất cả các bệnh viện tỉnh, bệnh viện khu vực, bệnh viện huyện đã thành
lập HĐT&ĐT, chất lượng hoạt động được nâng cao và đi vào chiều sâu. Hội
đồng thường xuyên tư vấn cho Giám đốc bệnh viện về việc mua, cung ứng, sử
dụng thuốc, xây dựng danh mục thuốc sử dụng trong bệnh viện, thông tin
thuốc, kiểm soát việc kê đơn thuốc hoặc bình đơn thuốc, theo dõi phản ứng có
hại của thuốc. Có địa phương như Hà nội đã thành lập tổ Dược lâm sàng.
Mạng lưới bán lẻ thuốc ở các tỉnh được mở rộng. Số lượng các điểm bán
lẻ, đặc biệt ở nông thôn, vùng xâu, vùng xa tăng đáng kể. Thuốc phòng và
chữa bệnh tăng cả về số lượng, chủng loại, chất lượng. Không còn tình trạng
thiếu thuốc thiết yếu ngay cả ở vùng sâu, vùng xa. Nhiều địa phương tổ chức
nhiều điểm bán lẻ ở vùng sâu, vùng xa mặc dù kinh doanh ở những điểm này


13

chưa có hiệu quả. Trên toàn quốc có trên 36.000 điểm bán lẻ thuốc, bao gồm
hiệu thuốc thuộc công ty Nhà nước, nhà thuốc tư nhân, đại lý bán lẻ thuốc,
quầy thuốc thuộc trạm y tế xã.
Sự hiểu biết của nhân dân về thuốc và cách sử dụng rất hạn chế. Nhiều
nơi, người dân khi dùng thuốc chỉ phân biệt theo mầu và hình dáng của viên
thuốc, không có thói quen dùng theo chỉ định của thầy thuốc.
Trên cơ sở tổng kết, kết quả đạt được của việc thực hiện CSQGT tại các
tỉnh thí điểm, giúp đánh giá được những thuận lợi khó khăn và hiệu quả đạt
được, từ đó đã cho những kinh nghiệm tốt để BCĐ trung ương hướng dẫn thực
hiện CSQGT với quy mô rộng hơn trên phạm vi toàn quốc. Việc triển khai
CSQGT đối với các tỉnh còn lại, việc lập kế hoạch, tiến hành và đánh giá kết
quả thực hiện như thế nào? (Chưa có đề tài nào nghiên cứu khách quan toàn

diện về vấn đề này). Bộ chỉ báo quốc gia đánh giá thực hiện CSQGT gồm
những chỉ số điển hình phản ánh kết quả thực hiện các nội dung của CSQGT,
là cơ sở để đánh giá và so sánh một cách định lượng, những tiến bộ đạt được
trong việc thực hiện CSQGT qua từng thời gian.
1.4- vài nét về điều kiện tự nhiên - xã hội và y tế của tỉnh
bắc giang
1.4.1- Vị trí, địa lý, dân số:
Bắc Giang là tỉnh miền núi, có vị trí nằm chuyển tiếp giữa các tỉnh
Đông Bắc với các tỉnh đồng bằng sông Hồng và thủ đô Hà Nội; phía Nam giáp
các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương; phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn; phía Đông giáp
tỉnh Quảng Ninh; phía Tây giáp Thái Nguyên và Hà Nội. Tổng diện tích đất tự
nhiên có 3.822km2; trong đó có 1/3 là đất nông nghiệp; 1/3 đất rừng, còn lại là
P

P

đất ở, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng. Địa hình gồm 02 tiểu vùng là


14

miền núi và trung du, có đồng bằng xen kẽ. Có 03 con sông lớn chảy qua,
cùng hệ thống ao, hồ, đầm, mạch nước ngầm phong phú.
Bắc Giang hiện có 10 đơn vị hành chính, gồm 01 thành phố Bắc Giang
và 09 huyện (02 huyện đồng bằng là Việt Yên, Hiệp Hòa; 04 huyện miền núi
thấp là Yên Dũng, Lạng giang, Tân Yên, Yên Thế và 03 huyện vùng cao là
Sơn động, Lục Ngạn, Lục Nam). Dân số tòan tỉnh đến hết năm 2007 ước có
1.613 ngàn người , với 27 dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn; đồng bào dân
tộc ít người chiếm 12,9%. Mật độ dân số bình quân 413 người/km2. Dân số
P


P

sống ở nông thôn chiếm gần 90%; đô thị trên 10%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
hiện nay là 1,12% 0 .
R

R

Bảng 2.1- Thông tin về dân số và kinh tế tỉnh Bắc Giang
Nội dung thông tin

Kết quả

Tổng dân số

1.596.696

Tốc độ phát triển dân số

11,84% 0

Tỷ lệ % dân số thành thị

9,19%

Tuổi thọ trung bình của người dân
Thu nhập bình quân đầu người

R


72
408 USD

Bắc Giang là một tỉnh có dân số khá đông, gần 1,6 triệu người. Sau
nhiều năm phấn đấu đã giảm được tốc độ phát triển dân số, hiện chỉ còn
11,8% 0 ; tuổi thọ người dân đã được nâng lên đáng kể, đạt 72 tuổi, trên mức
R

R

trung bình của cả nước, do vậy tỷ lệ người già đang có xu hướng ngày càng
tăng. Phần lớn dân cư vẫn sống phân tán trên diện rộng ở khu vực nông thôn,
miền núi; tỷ lệ dân dân thành thị chỉ chiếm chưa đầy 10%. Nhân dân nhìn
chung còn nghèo, với thu nhập bình quân đầu người đến nay mới đạt 408USD,
chưa bằng 1/2 bình quân chung của cả nước. Những yếu tố trên là một thách
thức, khó khăn rất lớn cho công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân nói
chung và công tác cung ứng thường xuyên, đủ thuốc có chất lượng đến người


15

dân cũng như việc bảo đảm sử dụng hợp lý, an toàn, hiệu quả thuốc chữa bệnh
cho người dân nói riêng.
1.4.2- Khí hậu, thời tiết
Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông Bắc
Việt Nam, một năm có 04 mùa rõ rệt: mùa Xuân mát mẻ, độ ẩm cao; mùa Hè
nóng ẩm, mưa nhiều; mùa Thu khô ráo, mát mẻ; mùa Đông lạnh và khô. Nhiệt
độ bình quân hàng năm khoảng từ 230 - 240C; tháng 2 có nhiệt độ trung bình
P


P

P

P

thấp nhất khoảng 160C; tháng nóng nhất là tháng 7, có nhiệt độ trung bình từ
P

P

290 - 300C. Độ ẩm không khí trung bình cả năm là 83%.
P

P

P

P

1.4.3- Tình hình kinh tế- xã hội
Là một tỉnh nông nghiệp, mới được tái lập từ năm 1997 (tách ra từ tỉnh
Hà Bắc). Trong thời gian qua, tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh đã có những
những bước tiến bộ mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong 10
năm qua đạt trên 8%; trong đó năm 2006 tăng 9,5%; ước năm 2007 tăng trên
10%. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch tích cực, theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa; tăng nhanh tỷ trọng sản xuất công nghiệp; giảm tỷ trọng nông
nghiệp. Nguồn lực lao động, dân cư cũng đang chuyển dịch từ lao động nông
nghiệp sang lao động công nghiệp, dịch vụ; từ nông thôn ra thành thị. Các lĩnh

vực giáo dục, văn hóa, y tế, lao động, việc làm, xóa đói giảm nghèo đã đạt
nhiều thành tựu quan trọng. Trong giáo dục, đã hoàn thành phổ cập giáo dục
tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở; đang hướng tới phổ cập
trung học phổ thông trong toàn tỉnh; hệ thống trường chuẩn quốc gia đang
được tích cực xây dựng; chất lượng giáo dục có những tiến bộ nhất định. Sự
nghiệp văn hóa- thông tin- thể thao- phát thanh- truyền hình được quan tâm
đầu tư. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đang ngày
càng phát triển; đến hết năm 2006, có 74,4% số hộ đạt danh hiệu gia đình văn


×