Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Tình hình tội phạm trên địa bàn Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (959.84 KB, 91 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN HỒNG MINH

TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 2, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
TỘI PHẠM HỌC VÀ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM

HÀ HỘI - 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN HỒNG MINH

TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 2, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã số: 8.38.01.05

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHAN ANH TUẤN

HÀ HỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và
trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

NGUYỄN HỒNG MINH


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM .. 8
1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của tình hình tội phạm ............................... 8
1.2. Các thông số của tình hình tội phạm ........................................................ 13
1.3. Các yếu tố tác động đến tình hình tội phạm............................................. 22
Chương 2: THỰC TIỄN TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN 2, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................... 27
2.1. Các thông số của tình hình tội phạm trên địa bàn Quận 2, Thành phố Hồ
Chí Minh ......................................................................................................... 27
2.2. Thực trạng các yếu tố tác động đến tình hình tội phạm trên địa bàn Quận
2, Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................. 47
2.3. Nguyên nhân của tình hình tội phạm trên địa bàn Quận 2, Thành phố Hồ
Chí Minh ......................................................................................................... 48
2.4. Dự báo tình hình tội phạm trên địa bàn Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh .
......................................................................................................................... 51
Kết luận Chương 2 ....................................................................................... 555
Chương 3: TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
ĐỐI VỚI VIỆC PHÒNG NGỪA TẠI ĐỊA BÀN QUẬN 2, THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH ............................................................................................ 566

3.1. Các giải pháp phòng ngừa chung ........... Error! Bookmark not defined.6
3.2. Các giải pháp phòng ngừa chuyên ngành ................................................ 69
3.3. Các giải pháp phòng ngừa cụ thể đối với tội Trộm cắp tài sản và nhóm tội
tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy ..................................... 74
Kết luận chương 3 ........................................................................................... 75
KẾT LUẬN .................................................................................................. 777
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ANTT

An ninh trật tự

BLHS

Bộ luật hình sự

BLTTHS

Bộ luật tố tụng hình sự

CAND

Công an nhân dân

CSĐT


Cảnh sát điều tra

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

KT-VH-XH

Kinh tế - Văn hóa - Xã hội

THTP

Tình hình tội phạm

Tp. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TTATXH

Trật tự an toàn xã hội

VH-XH

Văn hóa - Xã hội

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân


UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Hệ số của tình hình tội phạm trên địa bàn Quận 2 Tp.HCM từ năm
2014 đến năm 2018 ............................................................................................ 29
Bảng 2.2. Cơ số hành vi phạm tội của tình hình tội phạm trên địa bàn Quận 2
Tp.HCM từ năm 2014 đến năm 2018 ................................................................ 30
Bảng 2.3. Mức độ nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh
dự của con người trên địa bàn Quận 2 Tp. HCM từ năm 2014 đến năm 2018 . 31
Bảng 2.4. Mức độ nhóm tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn Quận 2 Tp. HCM
từ năm 2014 đến năm 2018 ................................................................................ 32
Bảng 2.5. Mức độ nhóm tội về ma túy trên địa bàn Quận 2 Tp. HCM từ năm
2014 đến năm 2018 ............................................................................................ 32
Bảng 2.6. Mức độ nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng và trật tự công cộng
trên địa bàn Quận 2 Tp. HCM từ năm 2014 đến năm 2018 ............................... 33
Bảng 2.7. Mức độ tội danh cụ thể xảy ra trên địa bàn Quận 2 Tp. HCM từ
năm 2014 đến năm 2018 .................................................................................... 34
Bảng 2.8. Tỷ lệ vụ án khởi tố và vụ án đã xét xử sơ thẩm trên địa bàn Quận 2
Tp. HCM từ năm 2014 đến năm 2018 ................................................................ 36
Bảng 2.9. Diễn biến (động thái) tình hình tội phạm trên địa bàn Quận 2 Tp.
HCM từ năm 2014 đến năm 2018 ....................................................................... 37
Bảng 2.10. Cơ cấu theo tên Chương quy định của BLHS trong phần tội phạm
cụ thể của tình hình tội phạm trên địa bàn Quận 2 Tp. HCM từ năm 2014 đến
năm 2018 ............................................................................................................. 39
Bảng 2.11. Cơ cấu theo tội danh cụ thể quy định của BLHS của tình hình tội
phạm trên địa bàn Quận 2 Tp HCM từ năm 2014 đến năm 2018....................... 41
Bảng 2.12. Cơ cấu theo địa bàn phạm tội của tình hình tội phạm trên địa bàn

Quận 2 Tp. HCM từ năm 2014 đến năm 2018.................................................... 43


Bảng 2.13. Cơ cấu theo hình phạt áp dụng của tình hình tội phạm trên địa bàn
Quận 2 Tp HCM từ năm 2014 đến năm 2018..................................................... 45
Bảng 2.14. Cơ cấu theo độ tuổi người phạm tội của tình hình tội phạm trên địa
bàn Quận 2 Tp. HCM từ năm 2014 đến năm 2018. ............................................ 46
Bảng 2.15. Tính chất đồng phạm của tình hình tội phạm trên địa bàn Quận 2
Tp. HCM từ năm 2014 đến năm 2018. ............................................................... 48
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu theo giới tính của người phạm tội của tình hình tội phạm
trên địa bàn Quận 2 Tp. HCM từ năm 2014 đến năm 2018 ............................... 47


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quận 2 được thành lập ngày 01 tháng 4 năm 1997 trên cơ sở tách ra từ
05 xã gồm: Bình Trưng, Thạnh Mỹ Lợi, Cát Lái, An Khánh, An Phú thuộc
huyện Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh theo Nghị định số 03/NĐ-CP ngày
06 tháng 01 năm 1997 của Chính phủ. Quận 2 nằm ở phía Đông của Thành
phố Hồ Chí Minh, bên cạnh dòng sông Sài Gòn. Phía Bắc giáp với quận Thủ
Đức và quận Bình Thạnh; phía Nam giáp với quận 7 và huyện Nhơn Trạch
tỉnh Đồng Nai; phía Đông giáp với quận 9; phía Tây giáp với quận 1 và quận
4. Từ năm xã thuộc huyện Thủ Đức, gồm: An Phú, An Khánh, Thủ Thiêm,
Bình Trưng và Thạnh Mỹ Lợi. Quận 2 được chia thành 11 phường gồm: An
Phú, Thảo Điền, An Khánh, Bình An, Thủ Thiêm, An Lợi Đông, Bình Khánh,
Bình Trưng Đông, Bình Trưng Tây, Thạnh Mỹ Lợi và Cát Lái. Tổng diện tích
tự nhiên của quận 2 là 5017 ha, dân số là 168.680 người.
Quận 2 là một quận có vị trí địa lý và điều kiện thuận lợi để phát triển
KT- XH; là cửa ngõ quan trọng nối liền trung tâm thành phố với các khu vực
khác, gồm nhiều tuyến giao thông đường bộ và đường thủy quan trọng như

quốc lộ (QL) 52, QL 25B, đường cao tốc Tp. HCM - Long Thành Dầu Giây,
vành đai đại lộ Đông Tây (đường Mai Chí Thọ - Võ Văn Kiệt), sông Sài Gòn
và sông Đồng Nai. Là nơi tập trung hàng hóa xuất nhập cảnh lớn nhất cả nước
với hệ thống cảng biển dày đặc, trong đó có cảng Cát Lái - cảng container lớn
nhất Việt Nam. Ngay từ khi thành lập, Quận 2 được định hướng phát triển đô
thị mới, hiện đại, kinh doanh thương mại và dịch vụ. Cùng với mục tiêu phát
triển đó, sau hơn 20 năm thành lập, Quận 2 đang trong quá trình đô thị hóa
mạnh mẽ. Điều này được thể hiện qua sự gia tăng dân số, đặc biệt là sự gia
tăng nhanh chóng lượng dân nhập cư cũng như các công trình hạ tầng giao
thông trên địa bàn. Bên cạnh đó, Quận 2 đang có rất nhiều công trình, hạ tầng
1


cơ sở đang được tiến hành, trong đó nổi bật là khu đô thị mới Thủ Thiêm Trung tâm tài chính, thương mại mới của Tp. HCM; các cây cầu nối liền
Quận 2 với các quận xung quanh đã và đang làm cho tốc độ đô thị hóa ở Quận
2 ngày càng nhanh hơn. Quá trình đô thị hóa đã và đang tạo nên những
chuyển biến tích cực đối với sự phát triển KT - XH của Quận, như sự tăng
trưởng kinh tế đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư, an sinh
xã hội từng bước được thực hiện tốt hơn. Tuy nhiên, quá trình này cũng có
nhiều tác động tiêu cực như sự phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng, đặc
biệt tại Quận 2 đã hình thành các khu dân cư mà ở đó dường như chỉ dành cho
tầng lớp dân cư trung và thượng lưu như khu dân cư Thảo Điền, khu dân cư
An Phú, An Khánh hay khu dân cư bán đảo Kim Cương. Bên cạnh đó, đang
trong quá trình xây dựng về cơ sở hạ tầng nên đã kéo theo một số lượng lớn
dân cư ở các nơi khác tập trung về để tìm kiếm việc làm, nhất là lượng lao
động phổ thông với các thành phần đa dạng và rất phức tạp, trong đó có cả
những đối tượng có tiền án tiền sự khác nhau. Trong khi đó, các cơ quan chức
năng mặc dù đã có những biện pháp nhằm ổn định TTATXH nhưng tình hình
tội phạm vẫn diễn biến phức tạp, nổi lên là các tội phạm truyền thống như
trộm cắp tài sản, cướp giật, các tội phạm về ma túy, tai nạn giao thông, lừa

đảo chiếm đoạt tài sản,... tội phạm thì có quy mô ngày càng nghiêm trọng cả
về số lượng lẫn tính chất của hành vi thực hiện.
Tính chất phức tạp về TTATXH, ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng
đến chất lượng cuộc sống của người dân nên cần thiết phải có những nghiên
cứu chuyên sâu về tình hình tội phạm trên địa bàn Quận 2 Thành phố Hồ Chí
Minh để làm rõ những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, làm tiền đề để đưa
ra các giải pháp phòng ngừa tội phạm hiệu quả. Với những nhận định và ý
nghĩa thiết thực của công tác phòng ngừa tội phạm nên học viên lựa chọn đề

2


tài “Tình hình tội phạm trên địa bàn Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh” là
luận văn thạc sỹ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những năm gần đây, đã có một số công trình nghiên cứu liên quan
đến vấn đề tình hình tội phạm, có thể kể đến một số công trình chính sau:
Các giáo trình tội phạm học như: GS.TS Võ Khánh Vinh (2013), Giáo
trình Tội phạm học, Nxb Công an nhân dân; Đại học Luật Hà Nội (2015),
Giáo trình Tội phạm học, Nxb Công an nhân dân; Đại học Luật Tp. HCM
(2014), Giáo trình Tội phạm học, Nxb Hồng Đức. Các giáo trình này đều có
một chương riêng nghiên cứu lý luận về tình hình tội phạm. Đây là các tài liệu
tham khảo để tác giả xây dựng phần lý luận về tình hình tội phạm tại Chương
1 của luận văn.
Một số sách liên quan đến đề tài có thể kể đến như:
- PGS.TS Phạm Văn Tỉnh (2007), Một số vấn đề lý luận về tình hình tội
phạm ở Việt Nam, Nxb Công an nhân dân.
- Dương Thuyết Miên (2013), Tội phạm học đại cương, Nxb Chính trị Hành chính.
Bên cạnh đó, đã có nhiều luận văn thạc sỹ, luận án tiến sĩ nghiên cứu về
tình hình tội phạm nói chung, tình hình nhóm tội và tội danh cụ thể được thực

hiện trên địa bàn tỉnh, thành phố trong cả nước, cũng như một số địa bàn
quận, huyện của Thành phố Hồ Chí Minh như:
- Phan Tô Ngọc (2015), Các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con
người trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh: Tình hình, nguyên nhân và giải
pháp phòng ngừa, Luận văn thạc sỹ Luật học, Học viện Khoa học xã hội.
- Nguyễn Thị Thanh Chung (2018), Tình hình các tội xâm phạm sở hữu
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Luận văn thạc sỹ Luật học, Học viện Khoa học xã
hội.
3


- Bùi Thị Tâm (2018), Tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam,
Luận văn thạc sỹ Luật học, Học viện Khoa học xã hội.
- Nguyễn Tiến Nghĩa (2016), Tình hình tội phạm trên địa bàn Quận Phú
Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sỹ Luật học, Học viện Khoa
học xã hội.
- Trịnh Hùng (2017) Tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Củ Chi,
Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sỹ Luật học, Học viện Khoa học xã
hội.
Các công trình nghiên cứu trên đã cho thấy vấn đề tình hình tội phạm đã
được quan tâm và tập trung nghiên cứu ở các địa bàn khác nhau. Qua đó, đã
góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận cũng như đưa ra được các giải pháp
phòng ngừa tội phạm nói chung cũng như nhóm tội, tội danh cụ thể trên một
số địa bàn nghiên cứu. Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu và phân
tích chuyên sâu về tình hình tội phạm trên địa bàn Quận 2 Thành phố Hồ Chí
Minh, một trong những quận có sự phát triển mạnh mẽ về KT-XH nhưng
cũng là điểm nóng về tình hình tội phạm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu thực tiễn tình hình tội phạm trên địa bàn Quận 2 Thành phố
Hồ Chí Minh; phân tích, làm rõ các yếu tố tác động đến tình hình tội phạm
trên địa bàn. Qua đó, đề xuất các giải pháp phòng ngừa tội phạm trên địa bàn
Quận 2 Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, luận văn cần giải quyết được
các nội dung sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về tình hình tội phạm.
4


- Phân tích tình hình tội phạm trên địa bàn Quận 2 Tp. HCM trong
khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2018 trên cơ sở các số liệu của Toà án
nhân dân Quận 2 Tp. HCM và các cơ quan tiến hành tố tụng khác.
- Đưa ra dự báo và đề xuất các giải pháp phòng ngừa về tình hình tội
phạm trên địa bàn Quận 2 Tp. HCM.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về lý luận tình hình tội phạm và tình hình tội phạm
trên địa bàn Quận 2 Tp. HCM
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Luận văn nghiên cứu tình hình tội phạm trên địa bàn Quận
2 Tp. HCM
Thời gian: Luận văn nghiên cứu tình hình tội phạm trong khoảng thời
gian 05 năm, từ năm 2014 đến năm 2018.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận là phép biện chứng duy
vật và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh;
các quan điểm của Đảng và các quy định của Nhà nước về phòng ngừa tội

phạm.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu luận văn có sử dụng các phương pháp nghiên
cứu cụ thể: phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh các báo cáo,
thống kê của tòa án nhân dân Quận 2 Tp. HCM cùng các cơ quan chức năng
khác và nghiên cứu một số vụ án xảy ra trên địa bàn Quận 2 Tp. HCM. Cụ
thể:

5


- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được sử dụng để phân tích số liệu
thống kê, tổng hợp đánh giá tình hình tội phạm trên địa bàn Quận 2 Tp. HCM
tại Chương 2 của Luận văn
- Phương pháp thống kê hình sự: Được sử dụng để tiến hành thống kê
hình sự trên cơ sở số liệu của Công an Quận 2 và Tòa án nhân dân Quận 2,
Tp. HCM. Qua đó làm rõ tình hình, đặc điểm, nguyên nhân, điều kiện của tình
hình tội phạm trên địa bàn Quận 2 Tp. HCM
- Phân tích nghiên cứu án điển hình: được sử dụng lựa chọn một số vụ
án trên địa bàn Quận 2, Tp. HCM để phân tích.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm phong phú hơn lý luận về
tình hình tội phạm. Qua đó, áp dụng lý luận để nghiên cứu tình hình tội phạm
và đưa ra các giải pháp phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn Quận 2
Tp. HCM.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu về tình hình tội phạm
trên địa bàn Quận 2 Tp. HCM; làm tài liệu tham khảo, vận dụng vào công tác
phòng ngừa tội phạm trên các địa bàn tương tự.

Ngoài ra, luận văn còn có thể được dùng làm tài liệu trong việc nghiên
cứu về phòng ngừa tình hình trên địa bàn cụ thể để phục vụ cho công tác,
giảng dạy, học tập, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo về phòng ngừa tội phạm.
7. Kết câu của luận văn
Kết cấu của luận văn gồm phần mở đầu, nội dung, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục. Trong đó, phần nội dung gồm 03 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về tình hình tội phạm

6


Chương 2. Thực tiễn tình hình tội phạm trên địa bàn Quận 2, Thành phố
Hồ Chí Minh
Chương 3. Tình hình tội phạm và những vấn đề đặt ra đối với việc
phòng ngừa tại địa bàn Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới

7


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của tình hình tội phạm
1.1.1. Khái niệm
Con người là là sản phẩm của tự nhiên và xã hội, cùng với sự phát triển
của tự nhiên, mối quan hệ của con người với nhau tạo nên xã hội loài người.
Trong xã hội đó, con người duy trì quan hệ với nhau dựa vào các quy ước
chung được mọi người chấp nhận làm chuẩn mực để giải quyết các mâu thuẫn
trong xã hội. Với sự phát triển của xã hội và quá trình phát triển tự nhiên của
con người, Nhà nước xuất hiện, cùng với đó là hệ thống các quy tắc xử sự
chung mang tính bắt buộc được Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện,

được gọi là pháp luật. Xã hội phát triển thì pháp luật cũng có sự phát triển để
giải quyết các mâu thuẫn trong xã hội đó và pháp luật đã phát triển thành các
ngành luật khác nhau để điều chỉnh các quan hệ xã hội khác nhau như quan hệ
kinh tế, dân sự, hình sự. Trong đó, pháp luật hình sự quy định những hành vi
vi phạm các chuẩn mực xã hội ở mức nghiêm trọng thì bị coi là tội phạm và
cần phải được trừng trị và dần loại bỏ ra khỏi đời sống xã hội của con người.
Cùng với sự phát triển của xã hội, những hành vi bị coi là tội phạm
không những không mất đi mà còn tiếp tục tăng lên về cả quy mô lẫn tính
chất nguy hiểm. Đây là vấn đề được rất nhiều các nhà nghiên cứu, xem xét ở
nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó có khía cạnh về tội phạm học, tức là
khoa học nghiên cứu về tội phạm, và ở đó, tội phạm học nghiên cứu tội phạm
ở những khía cạnh như: Tình hình tội phạm đã xảy ra, nguyên nhân và điều
kiện làm phát sinh tội phạm đã xảy ra; Biện pháp có thể hạn chế, phòng ngừa
tội phạm. Để tìm ra quy luật của tội phạm trên một địa bàn nhất định ta phải
nghiên cứu chính sự vận động của tội phạm trên địa bàn đó. Nghiên cứu sự
vân động của tội phạm được gọi là nghiên cứu về tình hình tội phạm.
Trước hết, cần phải hiểu khái niệm tình hình tội phạm là như thế nào?
Hiện nay, khái niệm này được rất nhiều các nhà nghiên cứu đưa ra các khái
niệm khác nhau, như:
8


Quan điểm thứ nhất: “Tình hình tội phạm không chỉ là tổng thể các
hành vi nguy hiểm cho xã hội đơn lẻ mà còn là quá trình xã hội tuân theo các
quy luật chung của sự phát triển các hiện tượng xã hội
Tình hình tội phạm là toàn bộ tình hình, cơ cấu, động thái, diễn biến của
các loại tội phạm hay từng loại tội phạm trong một giai đoạn nhất định xảy ra
trong một lĩnh vực, một địa phương, trong phạm vi quốc gia, khu vực hoặc
toàn thế giới trong khoảng thời gian nhất định” [17, tr. 171]
Quan điểm thứ hai: “Tình hình tội phạm là hiện tượng xã hội tiêu cực,

mang tính lịch sử cụ thể và pháp lý hình sự, có tính giai cấp và được biểu
hiện thông qua tổng thể các tội phạm cùng chủ thể thực hiện các tội phạm đó
trong một đơn vị hành chính nhất định và trong một thời gian cụ nhất định”
[27, tr. 10]
Quan điểm thứ ba: “Tình hình tội phạm là một hiện tượng xã hội, pháp
lý - hình sự được thay đổi về mặt lịch sử, mang tính chất giai cấp bao gồm
tổng thể thống nhất (hệ thống) các tội phạm thực hiện trong một xã hội (quốc
gia) nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định” [39, tr. 60]
Tình hình tội phạm là một hiện tượng pháp luật xã hội, được thay đổi về
mặt lịch sử, tiêu cực phổ biến, bao gồm tổng thể các tội phạm được thực hiện
ở một quốc gia (vùng, thế giới) trong một giai đoạn nhất định, được đặc trưng
bởi các chỉ số về lượng và chất.
Tất cả quan niệm về tình hình tội phạm của các nhà nghiên cứu đưa ra
đều phản ánh cơ bản đầy đủ bản chất của tình hình tội phạm. Song, ý kiến cá
nhân đồng tình với quan niệm của thứ ba. Nó đã phản ánh đầy đủ bản chất
của tình hình tội phạm, đó là một hiện tượng xã hội tiêu cực, mang tính pháp
lý hình sự và lịch sử cụ thể, phản ánh của hiện tượng tội phạm là một tổng thể
hoàn chỉnh bao gồm các nội dung cấu thành tổng thể đó, mối liên hệ của các

9


yếu tố trong tổng thể, mối liên hệ của tổng thể đó với bên ngoài là các quá
trình, hiện tượng xã hội khác.
Tình hình tội phạm trên một địa bàn cụ thể được tạo nên bởi tổng thể các
tội phạm xảy ra, bao gồm tội phạm được phát hiện, giải quyết, được gọi là tội
phạm hiện hay tình hình tội phạm hiện (rõ) và cả các tội phạm thực tế đã xảy
ra nhưng không được phát hiện hoặc vì lý do nào đó mà không được giải
quyết được gọi là tình hình tội phạm ẩn.
Chúng ta phải nhận thức được rằng, tội phạm ẩn là một điều tất yếu,

khách quan trong bức tranh tổng thể về tình hình tội phạm trên một địa bàn cụ
thể. Tội phạm thì vẫn hàng ngày, hàng giờ vẫn đang xảy ra trong đời sống xã
hội. Tình hình tội phạm hiện (rõ) là những gì chúng ta phát hiện, xử lý và giải
quyết được nhưng còn những tội phạm chúng ta chưa phát hiện được thì vẫn
theo quy luật phát triển vẫn diễn ra liên tục, đòi hỏi chúng ta phải nhận thức
và tìm biện pháp giải quyết, đây gọi là tội phạm ẩn hay tình hình tội phạm ẩn.
Hiện nay, khi nghiên cứu về tình hình tội phạm ẩn thì có nhiều luồng
quan điểm khác nhau. “Tội phạm ẩn được tạo nên bởi tổng thể các hành vi
phạm tội đã xảy ra trong thực tế nhưng không được phát hiện, không bị xử lý
theo quy định của pháp luật hình sự hoặc không có trong thống kê tội phạm”
[7, tr.163]. Tội phạm ẩn là số lượng tội phạm và người phạm tội đã thực hiện
trên thực tế nhưng không được tường thuật với cơ quan có thẩm quyền hoặc
chưa bị phát hiện (một cách chính thức) và do vậy chưa bị xử lý về hình sự,
chưa có trong thống kê hình sự chính thức [17, tr. 181], hay một quan điểm
khác lại cho rằng: “tội phạm ẩn là số lượng tội phạm đã thực hiện trên thực tế
nhưng không được tường thuật với cơ quan cảnh sát hoặc chưa bị phát hiện
bởi cơ quan có thẩm quyền do vậy chưa bị đưa ra xét xử, chưa có thống kê
hình sự chính thức” [16, tr. 29].

10


Mặc dù các quan điểm trên còn những nhận xét khác nhau về tội phạm
ẩn nhưng tất cả đều thừa nhận rằng tội phạm ẩn là tội phạm chưa được thống
kê hình sự. Có thể thấy rằng, thống kê hình sự là về tội phạm là những cơ sở
để nghiên cứu về tình hình tội phạm, từ những số liệu thống kê để phân tích
về tình hình tội phạm, từ đó tìm ra những nguyên nhân, điều kiện của tội
phạm và áp dụng những biện pháp phòngcông tác quản lý địa bàn, công tác quản lý tạm trú, tạm
vắng, nhất là những khu vực là điểm nóng về ANTT, các khu nhà trọ, khách
sạn, tụ điểm giải trí nhằm kịp thời phát hiện đối tượng truy nã, ẩn náu, những

hành vi vi phạm pháp luật.
Cảnh sát khu vực thường xuyên tiếp xúc với nhân dân để tuyên truyền
những phương thức, thủ đoạn phạm tội để người dân nắm và đề phòng. Ngoài
65


ra, cần tạo sự kết nối với người dân để họ chủ động tố giác, thông tin những
hành vi vi phạm pháp luật để kịp thời xử lý và giải quyết.
Hai là, là cơ quan duy nhất có quyền buộc tội theo quy định của pháp
luật, Viện kiểm sát phải thực hiện tốt chức năng của mình, tăng cường hiệu
quả trong việc kiểm sát, tiếp nhận, giải quyết tin báo về tội phạm trong phạm
vi của mình, phối hợp, đề ra các yêu cầu điều tra đối với cơ quan cảnh sát
điều tra giải quyết triệt để các vụ án hình sự. Truy tố đúng người, đúng tội.
Giám sát chặt chẽ, hiệu quả việc thi hành án phạt tù. Kịp thời phát hiện những
nguyên nhân và điều kiện phạm tội, những sơ hở, thiếu sót trong cơ chế quản
lý Nhà nước để tham mưu cho Đảng, chính quyền đưa ra các giải pháp khắc
phục, phòng ngừa tội phạm.
Ba là, trong hoạt động xét xử, Tòa án cần tuyên án đúng người, đúng tội,
đúng quy định pháp luật, tăng cường hướng nhân đạo. Thông qua đó, làm rõ
nguyên nhân, điều kiện phạm tội để tuyên truyền, tham mưu cho các cơ quan
chức năng khác đưa ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm hiệu quả.
Ngoài ra, các cơ quan, tổ chức khác trong xã hội như cựu chiến binh, hội
phụ nữ, đoàn thanh niên, … cần nâng cao tuyên truyền cho quần chúng nhân
dân, trước hết là chính hội viên của mình về việc nghiêm chỉnh chấp hành
những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương; thứ hai,
cần thay đổi những định kiến về những người mãn hạn tù trở về địa phương,
kịp thời giúp đỡ họ tái hòa nhập, tạo điều kiện cho họ có cơ hội làm lại cuộc
đời, nuôi sống bản thân và gia đình, không để họ đi theo vết xe đổ tiếp tục
phạm tội. Tiếp tục nâng cao chất lượng hiệu quả mô hình 5 +1, đi sâu sát,
nhằm kịp thời động viên, giúp đỡ những khó khăn gặp phải trong quá trình

hòa nhập của người chấp hành hình phạt xong, trở về địa phương.
3.1.6. Hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự
- Về Bộ luật hình sự
66


BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã thể hiện được tinh thần
đề cao hiệu quả phòng ngừa, tăng cường tính hướng thiện trong công tác đấu
tranh phòng chống tội phạm theo hướng giảm bớt hình phạt tù, mở rộng hình
phạt tiền và hình phạt cải tạo không giam giữ, thu hẹp phạm vi áp dụng hình
phạt tử hình và quy định trong những hành vi nguy hiểm mới xuất hiện trong
xã hội là tội phạm.
Lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, quy định về pháp nhân thương mại
phải chịu trách nhiệm hình sự được thể hiện trong BLHS, điều này đã làm
thay đổi cơ bản nhận thức truyền thống về tội phạm và hình phạt. Tội phạm
không chỉ là cá nhân mà còn bao gồm cả pháp nhân thương mại.
Bên cạnh những điểm mới trong BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017) thì vẫn còn những bất cập trong việc quy định hình phạt đối với người
phải chịu trách nhiệm hình sự.
Quá trình nghiên cứu tình hình tội phạm trên địa bàn Quận 2 Tp. HCM,
tác giả đưa ra ý kiến cá nhân trong việc hoàn thiện BLHS:
Về quy định hình phạt tù, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
đã thể hiện tinh thần hướng thiện, nhân đạo đề cao tính phòng ngừa, những tội
phạm được thực hiện do lỗi vô ý không nên quy định hình phạt tù là hình phạt
chính mà nên quy định các hình phạt khác như cải tạo không giam giữ hoặc
phạt tiền,… Ví dụ, quy định tại khoản 1 Điều 260 BLHS về hình phạt:
“Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn
giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền
từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến
03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

67


b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ
tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên
mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%”
Theo quan điểm cá nhân thì không nên quy định hình phạt tù trong
trường này vì đây là tội phạm được thực hiện với lỗi vô ý. Mặt khác, khi
quyết định phạt tù là người phạm tội đã bị tước đi một số quyền công dân cơ
bản, bên cạnh đó là hậu quả nó để lại cho xã hội và gia đình khi họ bắt buộc
phải chấp hành hình phạt tù. Đó là sự tự ti, mặc cảm bởi tội lỗi của mình, đó
là hậu quả về vật chất, tinh thần cho người thân của họ khi có thể họ là người
trụ cột trong gia đình, đôi khi chỉ vì lỗi vô ý mà dẫn đến tai nạn, việc phạt tù
có thể hủy hoại cả một con người.
- Về hướng dẫn áp dụng Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
Ngày 20 tháng 11 năm 2018, Quốc hội thông quan luật CAND sửa đổi
2018, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2019. Trong đó, quy định công an
xã là lực lượng công an chính quy. Do đó, cần có những quy định cụ thể cho
lực lượng này trong hoạt động TTHS ngoài những quy định trong Bộ luật
TTHS năm 2015, luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 và Thông
tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC,
ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính
- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Viện kiểm sát nhân dân tối cao
“Quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện
một số quy định của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết
tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố”.

Theo quy định của Bộ luật TTHS năm 2015 thì “Công an xã khi tiếp
nhận tố giác, tin báo về tội phạm thì lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban
đầu, thông báo và chuyển tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật
68


có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn không quá 24
giờ kể từ khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm. Đối với các xã ở vùng
rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo, điều kiện đi lại khó khăn thì thời hạn
chuyển tố giác, tin báo về tội phạm không quá 48 giờ kể từ khi tiếp nhận”.
Điều này có nghĩa là lực lượng công an xã đã tham gia vào hoạt động tố tụng
hình sự và giải quyết các hoạt động ban đầu của quá trình xác minh. Tuy
nhiên, theo quy định hiện nay của BLTTHS thì hoạt động xác minh ban đầu,
kể cả việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm thì phải được viện kiểm sát
kiểm sát trực tiếp. Hiện nay chưa có quy định nào quy định viện kiểm sát
kiểm sát trực tiếp việc tiếp nhận, xác minh ban đầu của lực lượng công an xã.
Điều này thực tế dẫn đến nhiều trường hợp vi phạm thủ tục tố tụng hình sự,
nhiều trường hợp dùng nhục hình, bức cung đối với đối tượng bị tố giác trong
quá trình xác minh. Bên cạnh đó, trình độ của cán bộ công an xã hiện nay còn
có nhiều hạn chế, nên khi tiến hành xác minh ban đầu có những chứng cứ
quan trọng bỏ sót hoặc làm hỏng, mất dẫn đến khi cơ quan điều tra có thẩm
quyền tiến hành xác minh, điều tra thì gặp rất nhiều khó khăn, đôi khi có vụ
việc đi vào bế tắc, không giải quyết được. Do đó, theo ý kiến cá nhân thì cần
có những quy định cụ thể về kiểm sát việc tiếp nhận, xác minh ban đầu về tố
giác, tin báo về tội phạm của lực lượng công an xã trong thời gian tới.
3.2. Các giải pháp phòng ngừa chuyên ngành
3.2.1. Quản lý các đối tượng có nguy cơ cao phạm tội
Các đối tượng có nguy cơ cao phạm tội là những người đã từng có tiền
án, tiền sự, những người đã và đang nghiện ma túy. Nghiên cứu cho thấy, số
người nghiện ma túy ngày càng nhiều, càng trẻ hóa và trong những đối tượng

phạm tội thì số lượng người nghiện ma túy chiếm tỷ lệ cao, nhất là các tội
thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu, nhóm tội về ma túy. Theo thống kê của chi
cục phòng chống tệ nạn Tp. HCM thì hiện tại có gần 23.000 người nghiện có
69


hồ sơ quản lý, trong đó chỉ có 50% là được kiểm soát đưa vào các cơ sở cai
nghiện, còn lại thì không có nơi ở ổn định. Tuy nhiên, đây chỉ là những người
có hồ sơ quản lý, còn thực tế thì có thể cao hơn rất nhiều. Đáng lo ngại hơn là
mỗi năm số lượng người nghiện tăng lên là hơn 17% và số lượng người có
tiền án, tiền sự trong số người nghiện chiếm tới 60%. Từ những thống kê này
có thể thể thấy, nếu ta quản lý được tốt người nghiện ma túy thì số lượng tội
phạm xảy ra tất yếu sẽ giảm, tình hình ANTT được ổn định.
Tại Quận 2 hiện nay, công tác quản lý đối tượng có nguy cơ cao phạm
tội thuộc về các các cơ quan thuộc UBND nhưng thực tế chỉ quản lý được
trên hồ sơ. Ngoài ra, còn có các tổ chức chính trị - xã hội khác trên địa bàn
như đoàn thanh niên, hội phụ nữ và các tổ chức khác nhưng cũng chỉ có thể
quản lý về mặt hình thức không thể có những biện pháp nghiệp vụ của ngành
công an và thường thì chủ yếu dựa vào những đợt phát động cao điểm về
phòng chống tội phạm trên địa bàn thì mới có hình thức tuyên tuyền, chủ yếu
dựa vào hoạt động của tổ chức mình. Lực lượng quản lý trực tiếp vẫn là lực
lượng phòng ngừa tội phạm của công an. Tuy nhiên, lực lượng công an thì
ngoài quản lý các đối tượng này thì còn thực hiện nhiệm vụ khác nên không
thể thường xuyên nắm bắt được hoạt động hàng ngày của họ.
Do đó, ngoài việc quản lý của cơ quan chức năng thì rất cần có sự phối
hợp chặt chẽ giữa gia đình các đối tượng và cơ quan quản lý nhằm đưa ra
được những biện pháp quản lý phù hợp. Vừa động viên, vừa răn đe, phải làm
cho họ nhận thấy được hậu quả khi thực hiện hành vi phạm tội đối với chính
bản thân họ và gia đình, về cả vật chất và tinh thần. Tạo điều kiện cho các đối
tượng này có cơ hội tham gia vào hoạt động của cộng đồng xung quanh, có

ích cho xã hội, không có cảm giác bị coi thường xa lánh để họ không mặc
cảm.

70


Hiện nay, xã hội đang thay đổi rất nhiều, có rất nhiều con đường để có
thể khiến cho con người sa ngã vào các tệ nạn như ma túy, mại dâm, cờ bạc
và hậu quả của nó rất có thể đưa con người đến việc thực hiện tội phạm, việc
quản lý các đối tượng có nguy cơ cao phạm tội còn khó khăn hơn gấp nhiều
lần vì họ đã có những thói quen, mối quan hệ từ chính những đối tượng phạm
tội, những nguồn nguy cơ dẫn đến thực hiện tội phạm. Bằng cách này hay
cách khác, các cơ quan quản lý, gia đình và chính bản thân các đối tượng này
phải thật sự cố gắng với tinh thần và trách nhiệm cao nhất trong việc không
để những đối tượng này thực hiện hành vi tội phạm. Phải đưa ra những
phương pháp quản lý phù hợp, như tạo ra sân chơi lành mạnh, những công
việc mà họ hứng thú và phù hợp với trình độ. Bên cạnh đó là thay đổi phương
pháp tiếp xúc, không nên xa lánh, xem họ như những người phạm tội. Ngoài
việc răn đe thì biện pháp giáo dục mà trực tiếp từ chính người thân trong gia
đình là những nhân tố quan trọng nhất kéo họ không sa vào tội phạm. Mỗi gia
đình khi có những đối tượng có nguy cơ cao phạm tội cần được sự cảm thông
và giúp đỡ của các cơ quan chức năng trong việc giáo dục, quản lý đối tượng.
Không có những biện pháp quản lý phù hợp với từng đối tượng khác nhau sẽ
dẫn đến không hiệu quả.
3.2.2. Quản lý phòng ngừa tái phạm tội
Phòng ngừa tái phạm tội là quản lý tốt những đối tượng đã chấp hành
xong hình phạt tù. Quản lý các đối tượng có nguy cơ cao phạm tội, các đối
tượng tái phạm tội còn ở mức nghiêm trọng hơn. Họ là những người đã chấp
hành xong các quyết định của tòa án, chấp hành xong hình phạt tù. Do vậy,
cần phải thực sự có những phương pháp quản lý phù hợp tới từng đối tượng

cụ thể để ngăn chặn họ tiếp tục phạm tội, trong đó, có thể tập trung vào một
số biện pháp như:

71


Một, cần thay đổi nhận thức của những người xung quanh về người đã
chấp hành xong hình phạt tù. Mỗi người có những nguyên nhân khác nhau
dẫn đến thực hiện hành vi phạm tội và bị xử phạt. Nhưng khi chấp hành xong
bản án có nghĩa là họ có đầy đủ các quyền công dân và được đối xử như
những người bình thường khác. Mọi người xung quanh cần phải thay đổi thái
độ tiếp xúc, không nên xem thường, xa lánh họ, các cấp các ngành tại địa
phương cần tuyên truyền thường xuyên tới người dân nơi cư trú để họ hiểu,
thông cảm đối với chính những người phạm tội. Chính sự xa lánh, khinh
thường của những người xung quanh là một trong những nguyên nhân gián
tiếp đưa họ trở về con đường phạm tội.
Hai, cần tạo cho họ có thu nhập từ chính sức lao động của họ. Một trong
những yếu tố đưa họ trở lại con đường phạm tội là không có thu nhập hoặc
thu nhập không ổn định. Do đó, biện pháp phòng ngừa tốt nhất hiện nay là tạo
thu nhập từ sức lao động chân chính của họ.
Ba, có cơ chế đặc thù cho những cơ sở chấp nhận những người chấp
hành hình phạt tù xong vào làm việc. Thực tế hiện nay, để một doanh nghiệp
nhận những người này vào làm việc là một việc hết sức khó khăn, chính vì
tâm lý lo sợ những người này vào sẽ phá phách, lôi kéo, kích động hoặc thậm
chí là chiếm đoạt tài sản của doanh nghiệp nên họ ít khi nhận những đối tượng
này vào làm việc. Do vây, địa phương cần vận động doanh nghiệp trên địa
bàn tạo điều kiện để những người này có cơ hội được làm việc để nuôi sống
bản thân. Mặt khác, chính quyền địa phương cần có chính sách, cơ chế, tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp đã nhận những người chấp hành hình phạt tù
vào làm việc. Kịp thời động viên, khen thưởng những doanh nghiệp làm tốt

công tác chính sách xã hội như nhận người chấp hành hình phạt tù vào làm
việc, không để họ tiếp tục quay lại con đường phạm tội.

72


×