Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

CHỦ đề CHI TIẾT máy và lắp GHÉP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.57 KB, 10 trang )

CHỦ ĐỀ: CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP
I. Nội dung cơ bản
1. Tên chủ đề: Chi tiết máy và lắp ghép.
2. Cơ sở hình thành chủ đề
- Nội dung chủ đề được hình thành từ: 5 bài
Bài 24 : Khái niệm về chi tiết máy và lắp ghép
Bài 25 : Mối ghép cố định - mối ghép không tháo được
Bài 26 : Mối ghép tháo được
Bài 27 : Mối ghép động
Bài 28 : Thực hành ghép nối chi tiết
3. Thời gian dự kiến
+ Số tiết 01.
+ Tiêu đề từng tiết:
Tiết 21: Khái niệm về chi tiết máy và lắp ghép
II- MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHỦ ĐỀ:
1. Kiến thức:
- Hiểu được khái niệm về chi tiết máy
- Hiểu được khái niệm phân loại mối ghép cố định
- Hiểu được cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép tháo được
thường gặp trong thực tế như mối ghép bằng ren, then, mối ghép bằng chốt.
- Hiểu được khái niệm mối ghép động.
- Biết cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép động thường gặp:
khớp tịnh tiến, khớp quay
2. Kĩ năng:
- Phân biệt được các kiểu lắp ghép của các chi tiết máy
- Biết được cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép cố định,
mối ghép động thường gặp.
- Tháo lắp được một số mối ghép theo đúng quy trình
3. Thái độ: Nghiêm túc, ham học hỏi, yêu thích môn học.
4. Phát triển năng lực:
- Năng lực quan sát, mô tả, suy luận và tìm tòi kiến thức.


- Năng lực nghiên cứu tài liệu, độc lập và hợp tác trong nghiên cứu học tập.
- Tư duy kỹ thuật, Năng lực thực hành cá nhân, nhóm và vận dụng thực tế...
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề trong học tập.
1


III- CHUẨN BỊ:
1.Nội dung:
Nghiên cứu nội dung bài trong SGK và SGV
2.Đồ dùng:
+ Tranh vẽ ròng rọc, các chi tiết máy
+ Bộ mẫu các chi tiết máy phổ biến: bu lông, đai ốc, vòng đệm, bánh răng,
lò xo, 1 bộ ròng rọc
+ Một số loại mối ghép cố định, mối ghép động như ghế gấp, khớp tịnh tiến,
khớp quay, hộp bao diêm, ngăn kéo bàn, xilanh, ổ bi, moay ơ trước hoặc sau xe
đạp
+ Cờ lê, mỏ lết, tua vít, kìm nguội, dẻ lau
IV/ BẢNG MÔ TẢ VÀ CÂU HỎI
Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp Vận dụng cao

- Chi tiết máy là phần - Phân loại được Chỉ ra được đâu
tử hoàn chỉnh, thực chi tiết máy theo là chi tiết máy và
hiện một nhiệm vụ công dụng
phân loại theo

nhất định trong máy
công dụng trên
sản phẩm thực tế
- Lấy được ví dụ về

1. Khái niệm
về chi tiết máy chi tiết
và lắp ghép
- Các chi tiết máy
được lắp ghép với
nhau bằng mối ghép Câu 1.2
Câu 1.1

- Mối ghép cố định - Hiểu được đặc - Lấy được các - Biết cách lựa
(tháo được, không điểm và ứng ví dụ về từng chọn các loại
2. Các loại
tháo được).
dụng của các loại mối ghép mối ghép cho
mối ghép, đặc
loại mối ghép. và ứng dụng một số sản
- Mối ghép động
điểm và ứng
thực tế của phẩm cụ thể
Câu 2.2.1
dụng
chúng
Câu 2.4
Câu
2.2.2
Câu 2.1

3. Thực hành
ghép nối chi
tiết

- Chỉ ra được các chi
tiết máy, các loại mối
ghép trong cụm chi
tiết máy.

- Công dụng của - Tháo, lắp được
mỗi chi tiết và các chi tiết theo
của từng mối đúng quy trình.
ghép

Câu 3.1

Câu 3.3
2


V. Hệ thống câu hỏi/bài tập minh họa cho các mức độ đã mô tả
Câu1.1: Chi tiết máy là gì? Chúng được lắp ghép với nhau như thế nào?
Câu 1.2: Dựa vào công dụng, người ta chia chi tiết máy làm mấy loại? Lấy VD?
Câu 2.1: Thế nào là mối ghép cố định? Mối ghép động? Hãy phân loại mối
ghép cố định, phân loại mối ghép động?
Câu 2.2.1: Mối ghép bằng đinh tán có đặc điểm gì và thường ứng dụng ở đâu?
Câu 2.2.2: Mối ghép xi lanh - piston có đặc điểm gì và thường ứng dụng ở đâu?
Câu 2.4: Kết cấu cầu, nồi hơi thường dùng đinh tán, hãy giải thích?
Câu 3.1: Cụm trục trước xe đạp gồm mấy chi tiết? Hãy kể tên các chi tiết đó?
Câu 3.3: Lập quy trình tháo, lắp cụm trục trước xe đạp?

VI-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ (5p)
? Trình bày khái niệm cắt kim loại bằng cưa tay và biện pháp an toàn khi
cưa.
? Trình bày phương pháp dũa kim loại và biện pháp an toàn khi dũa.
3. Bài mới
Tiết 1
*HĐ1: Tìm hiểu khái niệm chi tiết máy(15p)

I. Khái niệm chi tiết máy

Máy hay sản phẩm cơ khí thường được tạo ra từ 1. Chi tiết máy là gì?
nhiều chi tiết lắp ghép với nhau. Vậy, thế nào là chi
tiết máy và lắp ghép chúng ta cùng nghiên cứu bài
học hôm nay.Yêu cầu HS đọc thông tin
- Cụm trục trước xe đạp được cấu tạo từ mấy
phần tử? Là những phần tử nào?
- Các phần tử đó có đặc điểm gì chung?
- Nêu khái niệm chi tiết máy?

- Là phần tử có cấu tạo hoàn
chỉnh

- HS quan sát hình 24.2 và cho biết phần tử nào - Có chức năng nhất định trong
máy
không phải là chi tiết máy? Tại sao?
- HS đọc thông tin phần 2
- Dựa vào công dụng người ta phân chi tiết
máy thành mấy loại? Là những loại nào?

2. Phân loại chi tiết máy
+ Nhóm chi tiết máy dùng
3


chung
+ Nhóm chi tiết máy dùng
riêng
*HĐ Tìm hiểu chi tiết máy được lắp ghép với II. Chi tiết máy được lắp
nhau như thế nào? (20p)
ghép với nhau như thế nào?
a.Mối ghép cố định
Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ

Là những mối ghép mà các chi
tiết được ghép không có
chuyển động tương đối với
nhau.

Ròng rọc được cấu tạo từ mấy chi tiết?
Nhiệm vụ của mỗi chi tiết?
( Điền vào chỗ trống ở mỗi câu)

+ Mối ghép tháo được như
ghéo bằng vít, ren, then, chốt...

HS thảo luận theo nhóm câu hỏi trên
GV gọi đại diện một nhóm trả lời
HS khác nhận xét
Các mối ghép trên có điểm gì giống và khác nhau?

Vậy, thế nào là mối ghép cố định?

+ Mối ghép không tháo được
như ghép bằng đinh tán, bằng
hàn...
b. Mối ghép động

Là những mối ghép mà các chi
tiết được ghép có thể xoay,
- Chiếc xe đạp của em có sử dụng những kiểu mối trượt, lăn hoặc ăn khớp với
nhau.
ghép động nào?
Thế nào là mối ghép động?

- Hãy kể tên một vài mỗi ghép động mà em biết
Tiết 2
I. Mối ghép cố định (15 phút)

I. Mối ghép cố định

- Gv cho mỗi nhóm HS quan sát mẫu - Mối ghép không tháo được: muốn tháo
vật (bulông – đai ốc; mối hàn; đinh tán rời chi tiết bắt buộc phải phá hỏng một
như tranh vẽ hình 25.1)
thành phần nào đó của chi tiết.
Hai mối ghép trên có đặc điểm gì giống - Mối ghép tháo được: có thể tháo rời
và khác nhau?
các chi tiết ở dạng nguyên vẹn như trước
Làm thế nào để tháo rời các chi tiết của khi ghép.
hai mối ghép trên?
- Hs thảo luận trả lời

- Gv nhận xét, bổ sung
II. Mối ghép không tháo được (25 p):
4

II. Mối ghép không tháo được:


- HS quan sát mẫu vật và hình 25.2 và 1. Mối ghép bằng đinh tán
cho biết
a) Cấu tạo:
Mối ghép bằng đinh tán là loại mối - Các chi tiết được ghép
ghép nào?
- Đinh tán
Mối ghép đinh tán gồm mấy chi tiết?
Nêu cấu tạo của đinh tán?

b) Đặc điểm và ứng dụng

Nêu trình tự quá trình tán đinh?

- Vật liệu tấm ghép khó hàn hoặc không
Ứng dụng của mối ghép bằng đinh tán? hàn được
Lấy ví dụ?
- Mối ghép phải chịu nhiệt độ cao
- Mối ghép phải chịu lực lớn và chấn động
mạnh
→Ứng dụng trong kết cấu cầu, giàn cần
trục, các dụng cụ sinh hoạt gia đình…
2. Mối ghép bằng hàn
- HS quan sát mối ghép bằng hàn


a) Khái niệm

Hãy cho biết cách làm nóng chảy vật - Là phương pháp làm nóng chảy cục bộ
bằng hàn
kim loại tại chỗ tiếp xúc để dính kết các
- Trong thực tế, em đã gặp phương pháp chi tiết lại với nhau, hoặc dính kết các chi
tiết lại với nhau bằng vật liệu nóng chảy
hàn nào?
khác
- Vậy, hàn là gì?
b) Đặc điểm và ứng dụng
- Mối ghép hình thành trong thời gian
ngắn, tiết kiệm được vật liệu → Giảm
- So sánh mối ghép bằng hàn và mối được giá thành sản phẩm
ghép bằng đinh tán?
- Dùng để tạo ra các loại khung giàn,
thùng chứa, khung xe và trong công
nghiệp điện tử…
- Mối ghép hàn thường dùng để làm gì?
Tiết 3
Hoạt động của GV và HS

Nội dung
- Mối ghép cố định là mối ghép mà các
chi tiết được ghép không có chuyển động
tương đối với nhau.
1. Mối ghép bằng ren.

Mối ghép bằng ren (25p)

GV: Cho học sinh quan sát hình vẽ hình
5

a) Cấu tạo mối ghép.


Hoạt động của GV và HS

Nội dung

26.1 và quan sát vật thật. Em hãy nêu - Mối ghép bằng bu lông.
cấu tạo của mối ghép.?
- Mối ghép bằng vít cấy.
HS: Trả lời.
- Mối ghép đinh vít.
GV: Ba mối ghép trên có đặc điểm gì * Mối ghép bu lông gồm: 1 đai ốc, 2 vòng
giống nhau và khác nhau?
đệm. 3;4 chi tiết ghép. 5 bu lông.
HS: Trả lời (Đều là mối ghép cố định...). * Mối ghép vít cấy gồm: 1 đai ốc, 2 vòng
GV: Để hãm cho đai ốc khỏi bị hỏng ta đệm. 3;4 chi tiết ghép. 6 vít cấy.
có những biện pháp gì?
* Mối ghép đinh vít gồm: 3;4 Chi tiết
HS: Trả lời ( Vòng đệm để hãm, đai ốc ghép. 7 đinh vít.
để khoá... ).
b) Đặc điểm ứng dụng.
GV: Khi tháo lắp cần chú ý những gì?

- Mối ghép bằng ren có cấu tạo đơn giản
dễ lắp, được dùng rộng rãi.


HS: Không làm chờn ren, hư ren...

- Mối ghép bằng bu lông dùng để ghép
GV: Em hãy kể tên các mối ghép bằng các chi tiết có chiều dài không lớn.
ren mà em thường gặp.
- Mối ghép đinh vít dùng cho những chi
tiết bị ghép chịu lực nhỏ.
2.Mối ghép bằng then và chốt.

HS: Trả lời.

a) Cấu tạo của mối ghép.
- Mối ghép bằng then gồm: Trục, bánh
đai, then.
- Mối ghép bằng chốt gồm: Đùi xe, trục
giữa, chốt trụ.
Mối ghép bằng then và chốt (20 p)

- Mối ghép bằng then được đặt trong rãnh
GV: Cho học sinh quan sát hình 26.2 và then của hai chi tiết được ghép.
hiện vật rồi đặt câu hỏi.
- ở mối ghép bằng chốt, chốt là chi tiết
GV: Mối ghép bằng then và chốt bao hình trụ được đặt trong lỗ xuyên ngang
qua hai chi tiết được ghép.
gồm những chi tiết nào?
b) Đặc điểm và ứng dụng.

HS: Trả lời

GV: Em hãy nêu sự khác biệt giữa then - ( SGK ).

và chốt.
HS: Trả lời.

6


Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Tiết 4

Thế nào là mối ghép động (15p)

I. Thế nào là mối ghép động?

Gv cho HS quan sát ghế xếp ở 3 tư + Mối ghép động là mối ghép mà các chi
thế: Gấp, đang mở, mở hoàn toàn
tiết được ghép có chuyển động tương đối
Chiếc ghế gồm những chi tiết nào với nhau.
ghép với nhau?

Mối ghép động còn gọi là khớp động

Chúng được ghép với nhau như thế + Công dụng: Dùng để ghép các chi tiết
nào?

thành cơ cấu.
Khi gấp ghế hoặc mở ghế ra tại các
mối ghép A, B, C, D các chi tiết chuyển
động với nhau như thế nào?
Nêu công dụng của mối ghép động?
Thế nào là một cơ cấu?
HS dựa vào SGK để trả lời
GV đưa ra một số mối ghép động đã
chuẩn bị sẵn cho HS quan sát
Hình dạng của chúng như thế nào?
HS trả lời
II. Các loại khớp động
Khớp tịnh tiến (15p)

1. Khớp tịnh tiến

GV yêu cầu HS quan sát hình 27.3 a. Cấu tạo
và hoàn thành vào các câu tranh 94
b. Đặc điểm
+ Mối ghép pittông – xilanh có mặt + Mọi điểm trên vật tịnh tiến có chuyển
tiếp xúc là...................
động giống hệt nhau
+ Mối ghép sống trượt – rãnh trượt + Khi làm việc các chi tiết trượt trên nhau
có mặt tiếp xúc là....................
làm xuất hiện ma sát, làm cản trở chuyển
GV cho HS quan sát các khớp động và mài mòn chi tiết. Để giảm ma sát
chuyển động
người ta làm bằng những vật liệu chịu
Gv giới thiệu cho HS thế nào là được mài mòn, làm nhẵn vật liệu tiếp xúc,
7



Hoạt động của GV và HS

Nội dung

chuyển động tịnh tiến và chỉ rõ đâu là tra dầu mỡ.
vật tịnh tiến
Các điểm trên vật tịnh tiến có chuyển
động như thế nào so với nhau?
Khi làm việc các chi tiết trượt trên
nhau thì sẽ xuất lực ma sát. Lực ma sát
trong trường hợp này có hại hay có ích?
Khớp tịnh tiến được dùng để làm gì?
HS quan sát hình27.3 SGK
Bề mặt tiếp xúc của khớp tịnh tiến có
hình dáng như thế nào?
Khớp quay (15p)
GV cho HS quan sát ổ trục trước xe
2. Khớp quay
đạp
a, Cấu tạo
Trục trước xe đạp gồm mấy chi tiết?
b. Đặc điểm
Mô tả cấu tạo của các chi tiết?
Hãy kể những dụng cụ có sử dụng + Mặt tiếp xúc thường là một trụ tròn
khớp quay mà em biết?
+ Mỗi chi tiết có thể quay quanh một trục
cố định so với chi tiết kia
+ Để giảm ma sát trong kĩ thuật người ta

sử dụng bạc lót hoặc vòng bi.

Tiết 5
Hoạt động của GV và HS

Nội dung

*Tìm hiểu cấu tạo ổ trước và sau xe 1.Tìm hiểu cấu tạo ổ trước và sau xe
đạp (10p)
đạp
Các nhóm HS quan sát ổ trục trước của
Gồm: Moay ơ, trục, côn, đai ốc hãm
xe đạp
côn, đai ốc, vòng đệm.
? Ổ trục trước của xe đạp có những phần + Moay ơ: để nắp nan hoa đồng thời để
tử nào?
lắp nối ổ trục
? Nêu công dụng của từng phần tử?

+ Trục: Hai đầu có ren

? Các bộ phần tử đó đã hoàn chỉnh chưa

+ Côn xe: Cùng với bi và nồi tạo thành ổ
trục

- HS quan sát, trả lời, nhận xét bổ sung

+ Đai ốc hãm côn: Giữ côn ở vị trí cố
8



Hoạt động của GV và HS

Nội dung

- Giáo viên nhận xét, chốt lại

định
+ Đai ốc, vòng đệm: Bắt cố định trục vào
càng xe

*Tìm hiểu quy trình tháo, lắp ổ trục 2. Quy trình tháo, lắp ổ trục trước
trước, sau của xe đạp(20p)
a. Quy trình tháo (SGK)
- Yêu cầu HS đọc thông tin
Chú ý:
+ Các nhóm tiến hành tháo cụm trục + Khi tháo côn chỉ cần tháo 1 bên côn,
trước xe đạp ra khỏi moay ơ.
bên kia vẫn giữ nguyên với trục
- Nêu quy trình tháo?
+ Đặt riêng các chi tiết theo thứ tự tháo
- Khi tháo chúng ta cần chú ý những gì?

+ Lau kĩ bi, côn, lồi
b. Quy trình lắp
Quy trình lắp ngược với quy trình tháo

- GV: Nhắc nhở HS tháo theo đúng quy Chú ý:
trình và chú ý an toàn lao động.

+ Chi tiết nào tháo sau thì lắp trước
Từ quy trình tháo, hãy vẽ quy trình lắp?

+ Khi lắp phải lắp nồi trái vào trụ rồi mới
lắp côn vào trục....

- HS hoàn thành báo cáo thực hành
4. Tổng kết
- Thu báo cáo thực hành
- Nhận xét kết quả, thái độ thực hành và vệ sinh, an toàn lao động.
- Nhận xét, đánh giá giờ học ở lớp
6. Hướng dẫn tự học ở nhà
- Giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị cho tiết sau ôn tập
VII- ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ: KIỂM TRA 15 PHÚT
Câu1.1: Chi tiết máy là gì? Chúng được lắp ghép với nhau như thế nào?
Câu 1.2: Dựa vào công dụng, người ta chia chi tiết máy làm mấy loại? Lấy VD?
Câu 2.1: Thế nào là mối ghép cố định? Mối ghép động? Hãy phân loại mối
ghép cố định, phân loại mối ghép động?
Câu 2.2.1: Mối ghép bằng đinh tán có đặc điểm gì và thường ứng dụng ở đâu?
Câu 2.2.2: Mối ghép xi lanh - piston có đặc điểm gì và thường ứng dụng ở đâu?
Câu 2.4: Kết cấu cầu, nồi hơi thường dùng đinh tán, hãy giải thích?
9


Câu 3.1: Cụm trục trước xe đạp gồm mấy chi tiết? Hãy kể tên các chi tiết đó?
Câu 3.3: Lập quy trình tháo, lắp cụm trục trước xe đạp?

10




×