Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

Tác động của chính sách tiền tệ đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 176 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

MAI THỊ PHƯƠNG THÙY

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TỚI
RỦI RO MẤT KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

MAI THỊ PHƯƠNG THÙY

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TỚI
RỦI RO MẤT KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng


Mã số: 9340201
Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Trần Hoàng Ngân

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
TÓM TẮT
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG ..........................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................................4
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................5
1.5. Dữ liệu nghiên cứu ...............................................................................................5
1.6. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................6
1.7. Ý nghĩa nghiên cứu ..............................................................................................8
1.8. Kết cấu nghiên cứu.............................................................................................11
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VỀ TÁC
ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TỚI RỦI RO MẤT KHẢ NĂNG THANH
TOÁN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ..........................................................12
2.1. Lý luận về chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương ...................................12
2.1.1. Khái niệm chính sách tiền tệ ...........................................................................12
2.1.2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ .......................................................................13
2.1.2.1 Mục tiêu cuối cùng ........................................................................................14

2.1.2.2 Mục tiêu trung gian .......................................................................................18
2.1.2.3 Mục tiêu hoạt động........................................................................................20
2.1.3. Các công cụ của chính sách tiền tệ .................................................................21
2.1.4. Kênh truyền dẫn của chính sách tiền tệ...........................................................22


2.1.5. Tính hiệu quả của chính sách tiền tệ ...............................................................25
2.2. Lý thuyết về rủi ro mất khả năng thanh toán tại NHTM ...................................30
2.2.1. Khái niệm rủi ro mất khả năng thanh toán tại NHTM ....................................30
2.2.2. Đo lường rủi ro mất khả năng thanh toán tại NHTM .....................................31
2.2.3. Ảnh hưởng của rủi ro mất khả năng thanh toán ..............................................34
2.3. Tác động của chính sách tiền tệ đến rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM
...................................................................................................................................35
2.3.1 Chính sách tiền tệ mở rộng làm giảm rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM
...................................................................................................................................36
2.3.2 Chính sách tiền tệ mở rộng làm tăng rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM
...................................................................................................................................38
2.4 Thể chế và ảnh hưởng của chất lượng thể chế lên tác động của chính sách tiền tệ
đến rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM .......................................................40
2.4.1 Thể chế và chất lượng thể chế ..........................................................................40
2.4.2 Nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của chất lượng thể chế lên tác động của
chính sách tiền tệ đến rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM ..........................44
2.5. Lược khảo các nghiên cứu liên quan .................................................................46
2.6. Thảo luận các nghiên cứu trước và khe hở nghiên cứu: ....................................62
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................65
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ..............................66
3.1. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................66
3.1.1. Phát triển giả thuyết nghiên cứu......................................................................66
3.1.2. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................72
3.1.3. Phương pháp ước lượng ..................................................................................80

3.2. Dữ liệu nghiên cứu .............................................................................................82
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................84
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................85
4.1. Thực trạng tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam giai đoạn 2008- 2017.................85
4.1.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ..............................................................................85


4.1.2. Tình hình lạm phát ..........................................................................................88
4.1.3. Chất lượng thể chế Việt Nam giai đoạn 2008- 2017 ......................................92
4.2. Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam giai đoạn 20082017 ...........................................................................................................................94
4.2.1 Mục tiêu của chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam giai đoạn 2008- 2017 .94
4.2.2 Thực trạng điều hành các công cụ chính sách của NHNN Việt Nam giai đoạn
2008- 2017 ................................................................................................................96
4.3 Thực trạng rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM Việt Nam.............103
4.4. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm tác động của chính sách tiền tệ đến rủi ro mất
khả năng thanh toán của các NHTM Việt Nam ......................................................108
4.4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu và tương quan giữa các biến ....................108
4.4.2. Kết quả nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ thông qua lãi suất tái chiết
khấu đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM Việt Nam......................112
4.4.3. Kết quả nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ thông qua lãi suất tái cấp
vốn đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM Việt Nam .......................115
4.4.4. Kết quả nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ thông qua tăng trưởng tín
dụng đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM Việt Nam .....................117
4.4.5. Kết quả nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ thông qua tăng trưởng dự
trữ ngoại hối đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM Việt Nam .........119
4.4.6. Kết quả nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ thông qua tăng trưởng cung
tiền M2 đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM Việt Nam .................122
4.5. Tóm tắt kết quả nghiên cứu tác động chính sách tiền tệ đến rủi ro mất khả năng
thanh toán của các NHTM VN................................................................................124
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4........................................................................................127

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ........................................128
5.1 Kết luận .............................................................................................................128
5.2 Hàm ý chính sách điều hành chính sách tiền tệ nhằm giảm thiểu rủi ro...........129
5.2.1 Nâng cao chất lượng thể chế của Việt Nam ...................................................129


5.2.2 Nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ đối với NHNN Việt Nam
................................................................................... Error! Bookmark not defined.
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ...........................................................133
KẾT LUẬN .............................................................................................................135
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: BẢNG THỐNG KÊ MÔ TẢ BIẾN NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC 2: MA TRẬN HỆ SỐ TƯƠNG QUAN
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH


LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Mai Thị Phương Thùy;

MSHV:

Sinh ngày: 15/09/1983

tại: Thanh Hóa

Quê quán: xã Nga Thiện huyện Nga Sơn Tỉnh Thanh Hóa
Hiện đang công tác tại: trường Đại học Văn Lang
Là nghiên cứu sinh khóa 20 của trường Đại học Ngân hàng TP HCM
Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng


Mã số: 934.02.01

Đề tài nghiên cứu: Tác động của chính sách tiền tệ tới rủi ro mất khả năng thanh
toán tại các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Dưới đây, tôi xin cam đoan:
1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thầy
PGS TS Trần Hoàng Ngân
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công
bố tại Việt Nam
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực
và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
TP. HCM ngày tháng

năm 2019

Nghiên cứu sinh

Mai Thị Phương Thùy


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS TS
Trần Hoàng Ngân đã hướng dẫn, động viên giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và
viết luận án này. Những nhận xét và đánh giá của Thầy, đặc biệt là những gợi ý về
hướng giải quyết vấn đề trong suốt quá trình nghiên cứu, thực sự là những bài học vô
cùng quý giá đối với tôi không chỉ trong quá trình viết luận án mà cả trong hoạt động
nghiên cứu chuyên môn sau này. Thầy luôn động viên, giúp đỡ những lúc tôi cảm
thấy khó khăn nhất và giúp tôi vượt qua mọi trở ngại.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến các quý thầy cô trong hội đồng các

cấp. Qúy thầy, cô đã giúp tôi định hướng, sửa chữa về đề tài nghiên cứu của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể giảng viên Khoa Tài chính ngân hàng trường Đại
học Ngân hàng TPHCM, các Thầy Cô đã giúp đỡ, góp ý và tạo mọi điều kiện tốt nhất
cho tôi trong quá trình nghiên cứu và viết luận án của mình. Tôi xin cảm ơn Ban Giám
hiệu và tập thể giảng viên Khoa Tài chính – Kế toán trường đại học Văn Lang, nơi
tôi đang công tác, những đồng nghiệp đã chia sẻ, động viên, giúp đỡ để tôi hoàn thành
luận án này.
Nghiên cứu sinh

Mai Thị Phương Thùy


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Nghĩa đầy đủ

Từ tiếng Anh

viết tắt
1

CSTT

Chính sách tiền tệ

2


GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

3

GSO

Tổng cục Thống kê

Monetary policy
Gross Domestic Product
General Statistics Office Of Viet
Nam

4

NHTW

Ngân hàng trung ương

5

NHNN

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

6

NHTM


Ngân hàng thương mại

7

GMM

Phương pháp Mô men tổng quát

Central Bank

The State Bank of Viet Nam

Commercial Bank
Generalized Methods of
Moments

8

TCTD

Tổ chức tín dụng

9

TMCP

Thương mại cổ phần

10


VAR

Mô hình vector tự hồi quy

Credit institutions

Joint Stock Commercial

Vector Autoregression


DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
 Danh mục bảng
Bảng 2.1: Tổng hợp nội dung lược khảo các nghiên cứu trước ................................ 54
Bảng 3.1: Giải thích các biến trong mô hình ............................................................74
Bảng 4.1: Mục tiêu và thực hiện chỉ tiêu lạm phát và tăng trưởng kinh tế Việt Nam
(% năm) .....................................................................................................................94
Bảng 4.2: Chỉ số Z bình quân của 30 ngân hàng trong giai đoạn 2008 – 2017 ......103
Bảng 4.3. Kết quả thống kê mô tả ...........................................................................108
Bảng 4.4: Ma trận hệ số tương quan .......................................................................111
Bảng 4.3. Kết quả ước lượng tác động của chính sách tiền tệ thông qua lãi suất tái
chiết khấu đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM Việt Nam: ............112
Bảng 4.4. Kết quả ước lượng tác động của chính sách tiền tệ thông qua lãi suất tái cấp
vốn đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM Việt Nam: ......................115
Bảng 4.5. Kết quả ước lượng tác động của chính sách tiền tệ thông qua tăng trưởng
tín dụng đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM Việt Nam: ...............117
Bảng 4.6. Kết quả ước lượng tác động của chính sách tiền tệ thông qua tăng trưởng
dự trữ ngoại hối đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM Việt Nam: ..119
Bảng 4.7. Kết quả ước lượng tác động của chính sách tiền tệ thông qua tăng trưởng

cung tiền M2 đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM Việt Nam: .......122
 Danh mục hình, biểu đồ
Hình 1.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu ..................................................................8
Hình 2.1: Các chỉ tiêu được sử dụng làm mục tiêu trung gian .................................18
Hình 2.2: Sự dịch chuyển của đường LM khi cung tiền tăng ...................................27
Hình 2.3: Sự dịch chuyển của đường LM khi cầu tiền tăng .....................................27
Hình 2.4: Tác động của chính sách tiền tệ trong trường hợp tỷ giá cố định hoàn toàn
...................................................................................................................................29
Hình 2.5: tác động của chính sách tiền tệ trong trường hợp tỷ giá thả nổi hoàn toàn
...................................................................................................................................29


Biểu đồ 4.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Việt Nam giai đoạn 20082017 ...........................................................................................................................85
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ lạm phát bình quân của Việt Nam giai đoạn 2008- 2017 ...........88
Biểu đồ 4.3: Chất lượng thể chế của Việt Nam giai đoạn 2008- 2017 .....................93
Biểu đồ 4.4: Biến động lãi suất Việt Nam giai đoạn 2008 - 2017 ............................97
Biểu đồ 4.5: Biến động tỷ giá USD/VND giai đoạn 2008 - 2017 ..........................100
Biểu đồ 4.6: Biến động chỉ số Z bình quân của NHTM trong giai đoạn 2008 – 2017
.................................................................................................................................105
Biểu đồ 4.7: Chỉ số Zscore bình quân 10 năm 2008-2017 của từng NHTM Việt Nam
.................................................................................................................................106
Biểu đồ 4.8: Chỉ số Zscore bình quân của NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2017
phân theo nhóm .......................................................................................................107


TÓM TẮT
Trong bối cảnh hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới trong thời gian
qua đã tạo ra sức ép ngày càng lớn hơn cho hoạt động kinh doanh của các NHTM
Việt Nam, làm tăng các giao dịch vốn và rủi ro của hệ thống ngân hàng, trong khi cơ
chế quản lý và điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam chưa hoàn thiện. Thông qua

các công cụ chính sách như điều tiết cung tiền, chính sách tỷ giá, lãi suất, đặt ra hạn
mức tín dụng cho hệ thống ngân hàng thương mại, các công cụ gián tiếp như quy định
dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn, thị trường mở…ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh
doanh, đặc biệt làm tăng rủi ro trong kinh doanh tiền tệ trong đó có rủi ro mất khả
năng thanh toán của NHTM. Mối liên kết giữa chính sách tiền tệ và rủi ro mất khả
năng thanh toán của ngân hàng đã thu hút sự quan tâm ngày càng tăng của các nhà
nghiên cứu cũng như nhà hoạch định chính sách trong những năm gần đây.
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng cân đối cho 30 NH TMCP tại Việt Nam
trong giai đoạn 2008-2017 nhằm đánh giá tác động của chính sách tiền tệ đến rủi ro
mất khả năng thanh toán của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Thông qua kết
quả nghiên cứu thực nghiệm, nghiên cứu đưa ra các giải pháp để xây dựng chính sách
tiền tệ nhằm hạn chế rủi ro mất khả năng thanh toán cho ngân hàng.
Kết quả ước lượng mô hình (1) và (2) bằng phương pháp GMM cho thấy hệ
số hồi quy của 4 biến: độ trễ của biến ZSCORE (L1), lãi suất tái chiết khấu (MP_I1),
lãi suất tái cấp vốn (MP_I2), mức độ cạnh tranh của NHTM (LERNER); chất lượng
thể chế (INS) ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến rủi ro mất khả năng thanh toán của
các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu tại mức ý nghĩa 1%; Biến dự trữ ngoại hối (FXI),
tăng trưởng tín dụng (CR) tốc độ tăng trưởng cung tiền M2 (SM) ảnh hưởng có ý
nghĩa thống kê đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các ngân hàng trong mẫu
nghiên cứu tại mức ý nghĩa 5%. Hệ số hồi quy của các biến này khi ước lượng bằng
phương pháp GMM cũng phù hợp với kỳ vọng về dấu.
Ngoài ra, hệ số hồi quy biến tác động của chính sách tiền tệ dưới ảnh hưởng
của chất lượng thể chế ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến rủi ro mất khả năng thanh


toán của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu tại mức ý nghĩa 1% cho thấy khi chất
lượng thể chế tăng lên, tác động của chính sách tiền tệ thông qua các công cụ chính
sách đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM Việt Nam giảm xuống. Nói
cách khác, khi hiệu quả của việc thực thi hợp đồng và minh bạch thông tin của các
thay đổi trên thị trường đối với các ngân hàng, quy tắc luật pháp, tăng cường các quy

định, chế tài chặt chẽ hơn, ổn định chính trị, kiểm soát tham nhũng được tăng cường,
NHNN thực thi chính sách tiền tệ mở rộng làm rủi ro mất khả năng thanh toán của
NHTM được giảm xuống nhiều hơn
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung vào cơ sở lý thuyết về mối quan hệ
tác động của chính sách tiền tệ đến rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM. Ngoài
ra, cho thấy bằng chứng thực nghiệm về tác động này trong điều kiện ảnh hưởng của
các yếu tố đặc trưng của ngân hàng, đặc điểm của nền kinh tế. Về mặt thực tiễn, kết
quả nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách nắm bắt được tác động
của tác động của chính sách tiền tệ đến rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM tại
Việt Nam. Từ kết quả này, họ có thêm cơ sở để đưa ra những điều chỉnh về mức độ
điều tiết của các công cụ chính sách tiền tệ, đồng thời cải thiện thể chế nhằm giảm
thiểu rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM trong tương lai cũng như tăng cường
hiệu quả các công cụ chính sách.


1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Lý do chọn đề tài
Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mại đã và đang là
xu thế nổi bật của kinh tế thế giới. Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên chính thức
của ASEAN, APEC, ASEM và WTO, tham gia ký kết 12 hiệp định thương mại tự do
(FTA), tiến tới ký kết hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và cộng đồng
Kinh tế ASEAN (AEC). Việc hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng giao lưu mối quan
hệ thương mại với các nước, các tổ chức là xu hướng tất yếu và cũng là cơ hội để đưa
Việt Nam trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, việc hội nhập của
Việt Nam vào nền kinh tế thế giới trong thời gian qua đã tạo ra sức ép ngày càng lớn
hơn cho hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam, làm tăng các giao dịch vốn
và rủi ro của hệ thống ngân hàng, trong khi cơ chế quản lý và điều hành chính sách
tiền tệ tại Việt Nam chưa hoàn thiện. Thông qua các công cụ chính sách như điều tiết

cung tiền, chính sách tỷ giá, lãi suất, đặt ra hạn mức tín dụng cho hệ thống ngân hàng
thương mại, các công cụ gián tiếp như quy định dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn, thị
trường mở…ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của NHTM, đặc biệt làm
tăng rủi ro trong kinh doanh tiền tệ. Ngoài ra, cơ chế thanh tra, giám sát, thiếu sự phối
hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các bộ ngành liên quan làm khả năng kiểm soát tiền tệ
hạn chế, rất dễ gây ra rủi ro hệ thống trong đó có rủi ro mất khả năng thanh toán cũng
sẽ là một thách thức không nhỏ đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt
Nam.
Rủi ro mất khả năng thanh toán là một trong những rủi ro được đề cập trong
giai đoạn gần đây đặc biệt khi các cuộc khủng hoảng trên phạm vi toàn cầu nói chung
và từng khu vực nói riêng liên tiếp xảy ra. Các nghiên cứu của Laetitia, Strobel và
Frank (2013), Mohamed Aymen Ben Moussa (2015) cho thấy rủi ro mất khả năng
thanh toán giữ một vị trí quan trọng trong các loại rủi ro do có liên quan đến sự tồn
tại của một ngân hàng và đôi khi là cả hệ thống tài chính của một quốc gia. Trong đó
vấn đề đảm bảo khả năng thanh toán rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển
của các ngân hàng. Khả năng thanh toán dưới góc độ ngân hàng được hiểu là khả


2

năng đáp ứng tức thời nhu cầu rút tiền của khách hàng tại mọi thời điểm phát sinh.
Khi ngân hàng mất khả năng thanh toán sẽ khiến cho nền kinh tế rơi vào ảm đạm.
Thực tế điều này đã được kiểm chứng qua cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm
2007 – 2008 vừa qua, rủi ro của các khoản tín dụng dưới chuẩn kéo theo tình trạng
mất khả năng thanh toán và phá sản của những tập đoàn, công ty lớn trong ngành
ngân hàng như Lehman Brothers, Merrill Lynch đã đẩy nền kinh tế Mỹ rơi vào suy
thoái.
Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của chính sách tiền tệ đến rủi ro mất
khả năng thanh toán ngân hàng cho thấy nhiều kết quả khác nhau như: Sự thay đổi
lãi suất tham chiếu giảm khi ngân hàng trung ương thực thi chính sách tiền tệ mở

rộng ảnh hưởng đến hành vi của khách hàng tiền gửi, các ngân hàng gặp khó khăn
trong việc huy động nguồn vốn kinh doanh và khả năng chịu rủi ro giảm. Nghiên cứu
của Laeven, L., Levine, R., (2009) cho thấy lãi suất thấp làm cho mục tiêu tìm kiếm
lợi nhuận của các ngân hàng trở nên khó thực thi hơn, điều này dẫn đến các hoạt động
đầu tư trở nên mạo hiểm hơn. Theo Rajan (2006) và Borio và Zhu (2012), điều tiết
của chính sách tiền tệ làm cho các ngân hàng điều chỉnh đòn bẩy tài chính của họ,
điều này sẽ ảnh hưởng đến việc định giá rủi ro và mức độ rủi ro thực tế của các ngân
hàng. Ngoài ra, theo Adrian và Shin (2010), Dell'Ariccia và Marquez (2009),
Dell'Ariccia (2014) lãi suât giảm khi thực thi chính sách tiền tệ mở rộng có thể làm
giảm lựa chọn bất lợi trên thị trường tài chính, và do đó làm suy yếu nỗ lực của các
ngân hàng trong việc giám sát và theo dõi các khoản vay vốn. Delis và Kouretas
(2011) cho thấy đối với các nước trong khu vực đồng euro, chính sách tiền tệ mở rộng
làm tăng đáng kể rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng, đặc biệt đối với các
ngân hàng có vốn hóa thấp hơn và các khoản ngoại bảng cao. Jiménez (2014) nhận
thấy rằng, sau khi mở rộng tiền tệ, các ngân hàng ở Tây Ban Nha tăng tín dụng cho
những người đi vay ít có khả năng thanh toán tín dụng. Vì vậy, sự thay đổi rủi ro mất
khả năng thanh toán của ngân hàng trước các cú sốc chính sách tiền tệ như thế nào
vẫn là một câu hỏi quan trọng cần được lấp đầy.


3

Tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, kinh nghiệm về tăng cường
kinh tế, tự do hoá tài chính và xử lý khủng hoảng còn nhiều bị động. Chính sách tiền
tệ thường được sử dụng với nhiều mục tiêu như kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá hối
đoái và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhưng tiềm ẩn sự cân bằng giữa ổn định giá và
ổn định tài chính đã bị bỏ qua.
Mặt khác, tại các quốc gia này, ngân hàng vẫn chiếm phần lớn trong hệ thống
tài chính và đóng vai trò là nguồn tài chính chủ yếu trong nền kinh tế. Do đó, rủi ro
mất khả năng thanh toán tăng cao có thể có những tác động bất lợi hơn so với những

rủi ro tại các nước mà ngân hàng chiếm phần nhỏ hơn trong hệ thống tài chính
(Kroszner và cộng sự, 2007). Tại Việt Nam, đảm bảo khả năng thanh toán của hệ
thống NHTM là một trong những mục tiêu quan trọng của ngành ngân hàng. Trong
những năm qua, việc mua bán, sáp nhập và cơ cấu lại hoạt động của các ngân hàng
đã diễn ra vô cùng sôi động, trong đó ưu tiên xử lý các TCTD yếu kém; triển khai sáp
nhập, hợp nhất, mua lại TCTD trên nguyên tắc tự nguyện; tăng vốn điều lệ và xử lý
nợ xấu của các TCTD, từng bước tái cơ cấu hoạt động, quản trị, điều hành. Điều này
giúp gia tăng khả năng thanh toán cho hệ thống NHTM Việt Nam. Tuy nhiên, việc
làm này chỉ nhằm giải quyết hậu quả chứ chưa thực sự giải quyết được nguyên nhân
gây ra rủi ro mất khả năng thanh toán. Việc điều hành các công cụ của chính sách tiền
tệ trước các tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt thanh khoản của hệ thống NHTM sẽ
góp phần làm giảm rủi ro mất khả năng thanh toán. Vì vậy, tác động của chính sách
tiền tệ đến rủi ro mất khả năng thanh toán có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với
việc điều chỉnh chính sách tối ưu mà còn cho sự ổn định tài chính dài hạn và tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam. Xuất phát từ những lý do đó, tác giả lựa chọn đề tài
“Tác động của chính sách tiền tệ tới rủi ro mất khả năng thanh toán tại các ngân
hàng thương mại Việt Nam” để làm luận án tiến sĩ.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là đánh giá tác động của chính sách tiền tệ
đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Từ đó


4

nêu các kiến nghị cho NHNN Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả và cho
các NHTM Việt Nam hạn chế rủi ro mất khả năng thanh toán. Các nghiên cứu trước
đây chưa xem xét tác động này dưới ảnh hưởng của chất lượng thể chế. Nhằm lấp
một phần khoảng trống nghiên cứu này, luận án tiến hành xem xét tác động của chính
sách tiền tệ đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM Việt Nam dưới ảnh
hưởng của chất lượng thể chế.

Để đạt được mục tiêu tổng quát, nghiên cứu có các mục tiêu cụ thể như sau:
-

Đo lường rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM Việt Nam

-

Kiểm tra tác động của chính sách tiền tệ đến rủi ro mất khả năng thanh toán
của NHTM Việt Nam

-

Kiểm tra tác động của chính sách tiền tệ đến rủi ro mất khả năng thanh toán
của các NHTM Việt Nam dưới ảnh hưởng của chất lượng thể chế.

-

Đưa ra các kiến nghị cho NHNN Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ hiệu
quả giúp cho các NHTM Việt Nam hạn chế rủi ro mất khả năng thanh toán

1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
-

Mức độ rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM Việt Nam trong thời gian
qua như thế nào?

-

Tác động của chính sách tiền tệ đến rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM

Việt Nam như thế nào?

-

Khi chất lượng thể chế thay đổi, tác động của chính sách tiền tệ đến rủi ro mất
khả năng thanh toán của các NHTM Việt Nam thay đổi như thế nào?

-

Nhằm điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả và hạn chế rủi ro mất khả năng
thanh toán, NHNN cần điều chỉnh chính sách tiền tệ như thế nào?


5

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: tác động của chính sách tiền tệ tới rủi ro mất khả năng
thanh toán của NHTM Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng cân đối cho 30 NH
TMCP tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2017. Theo thống kê của
Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm 31/12/2017, số NHTM là 44 ngân hàng bao gồm
các NHTM Nhà nước, NHTM cổ phần, ngân hàng 100% vốn nước ngoài và ngân
hàng liên doanh. Tuy nhiên một số ngân hàng không có đủ dữ liệu trong giai đoạn
nghiên cứu nên để đảm bảo cho dữ liệu bảng cân bằng, tác giả lựa chọn 30 NHTM
có đầy đủ dữ liệu đã trình bày ở trên. Ngoài ra, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước
tại thời điểm 31/12/2017, tổng tài sản của 44 NHTM là 8.719.726 tỷ đồng. Trong khi,
tổng tài sản của 30 NHTM được tác giả sử dụng tại thời 31/12/2017 là 6.131.649 tỷ
đồng, chiếm 70% tổng tài sản của các NHTM. Như vậy, 30 NHTM được tác giả lựa
chọn đảm bảo đại diện cho các NHTM tại Việt Nam.
1.5. Dữ liệu nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng cho 30 NH TMCP tại Việt Nam: Ngân hàng
TMCP Ngoại Thương Việt Nam; Ngân hàng TMCP An Bình; Ngân hàng TMCP Á
Châu; Ngân hàng TMCP Hàng Hải; Ngân hàng TMCP Bảo Việt; Ngân hàng TMCP
Bắc Á; Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt; Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt
Nam; Ngân hàng TMCP Đông Á; Ngân hàng TMCP Đông Nam Á; Ngân hàng TMCP
Kiên Long; Ngân hàng TMCP Kỹ Thương; Ngân hàng TMCP Nam Á; Ngân hàng
TMCP Phương Đông; Ngân hàng TMCP Quân Đội; Ngân hàng TMCP Quốc Tế;
Ngân hàng TMCP Quốc dân; Ngân hàng TMCP Sài Gòn; Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương Tín; Ngân hàng TMCP Tiên Phong; Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex;
Ngân hàng TMCP Việt Á; Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng; Ngân hàng
TMCP Việt Nam Thương Tín;; Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu; Ngân hàng
TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh; Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương;


6

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội; Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam;
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam; trong giai đoạn 2008-2017.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê, mô tả: Được sử dụng sau khi thu thập và xử lý số liệu
thứ cấp đáng tin cậy từ tổng cục Thống kê, ngân hàng Nhà nước, thông tin, dữ liệu
của các tổ chức quốc tế: IMF, Ngân hàng thế giới (WB).… nhằm mô tả thực trạng
cũng như hiệu quả chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong giai
đoạn 2008-2017.
Phương pháp so sánh, đối chiếu: được sử dụng để so sánh số liệu thống kê
qua các năm nhằm đánh giá thực trạng cũng như hiệu quả quản lý chính sách tiền tệ
của ngân hàng nhà nước.
Phương pháp phân tích và tổng hợp: được sử dụng trong toàn bộ quá trình
thực hiện. Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được thống kê, tổng hợp, lựa chọn, hiệu
chỉnh, mã hoá và phân tích, đánh giá, đồng thời sử dụng các bảng, biểu đồ… để minh

hoạ cho những nội dung phân tích. Lược khảo nội dung các nghiên cứu trước giúp
cho tác giả kế thừa, khai thác và phát triển những nghiên cứu trước. Ngoài ra, luận án
sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học như phương pháp quy nạp,
so sánh, điều tra khảo sát điển hình, tổng hợp và phân tích, với sự trợ giúp của các
phần mềm tính toán. Qua đó sẽ đưa ra những kết luận để chỉ rõ bản chất của các dữ
liệu thu thập được nhằm đảm bảo độ tin cậy cho các kết quả nghiên cứu. Sau khi tiến
hành phân tích, đánh giá thực trạng cũng như hiệu quả quản lý chính sách tiền tệ của
NHNN Việt Nam, đưa ra kết luận nhằm tìm ra các giải pháp.
Phương pháp ước lượng: nghiên cứu này thực hiện hồi quy các mô hình bằng
phương pháp System GMM– SGMM của Arellano & Bond (1991). Phương pháp này
được sử dụng phổ biến trong các ước lượng dữ liệu bảng động tuyến tính hoặc các dữ
liệu bảng có tồn tại hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan. Phương pháp
SGMM là phương pháp thích hợp với nghiên cứu này vì dữ liệu bảng có T nhỏ, N


7

lớn (30 ngân hàng), nghĩa là có ít mốc thời gian nhưng nhiều quan sát. Bên cạnh đó,
tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến giải thích. Mô hình
động với một hoặc hai vế của phương trình có chứa biến trễ. (Lúc này các ước lượng
bảng tĩnh không cho phép tạo ra các biến đại diện từ chính các biến trong mô hình).
Các biến độc lập không phải là biến ngoại sinh ngặt (strictly extrogenous), nghĩa là
có tương quan với phần dư; hoặc tồn tại biến nội sinh (endogenous variable) trong
mô hình. Tồn tại các tác động cố định riêng rẽ và phương sai thay đổi hoặc tự tương
quan của sai số.
Trong cách ước lượng SGMM, hệ phương trình được ước lượng ở đạng gốc
và sai phân bậc 1. Phương pháp SGMM có thể giải quyết được hai vấn đề kinh tế
lượng quan trọng: (i) vì giá trị quá khứ có thể xác định giá trị hiện tại của biến phụ
thuộc, SGMM cho phép chúng ta sử dụng biến phụ thuộc có độ trể trong phương trình
để khám phá tính động của dữ liệu; (ii) các biến giải thích có thể không phải là hoàn

toàn ngoại sinh, bằng cách sử dụng SGMM chúng ta có thể khắc phục vấn đề nội sinh
khi sử dụng các biến có độ trễ hoặc sai phân như là các biến công cụ. Kiểm định các
tính xác định của các ràng buộc, Hansen (1982) được sử dụng để kiểm định tính hợp
lý cho các biến công cụ. Để kiểm định tự tương quan bậc 2, chúng ta sử dụng kiểm
định Arellano-Bond.
Nghiên cứu được tác giả thực hiện theo quy trình sau:


8

Hình 1.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu
Nguồn: tác giả tổng hợp
1.7. Ý nghĩa nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành đo lường và đánh giá tác động của
chính sách tiền tệ đến mức độ rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM Việt
Nam trong giai đoạn 2008-2017. Thêm vào đó, điều tra các yếu tố điều chỉnh tác động
của chính sách tiền tệ đến rủi ro mất khả năng thanh toán ngân hàng như: các yếu tố


9

đặc trưng của ngân hàng, điều kiện kinh tế vĩ mô, chất lượng thể chế và tính minh
bạch của chính sách... Nghiên cứu có các đóng góp cụ thể:
Về mặt lý thuyết: kết quả nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung vào cơ sở lý thuyết
về tác động của chính sách tiền tệ đến rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM, các
kênh truyền dẫn của chính sách tiền tệ đến rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM.
Ngoài ra, nghiên cứu cung cấp một cái nhìn hệ thống và tổng quan các bằng chứng
thực nghiệm từ trước đến nay trên thế giới về tác động này trong điều kiện ảnh hưởng
của các yếu tố đặc trưng của ngân hàng, đặc điểm của nền kinh tế.
Về mặt thực tiễn:

Một là, các nghiên cứu trước đây trên thế giới về tác động của chính sách tiền
tệ tới rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM theo các khía cạnh khác nhau, do đó
cho thấy kết quả nhiều chiều theo nhiều kênh truyền dẫn khác nhau, một sự thay đổi
trong điều tiết chính sách tiền tệ có thể cho ra kết quả tác động tích cực hoặc tiêu cực
khác nhau đến rủi ro mất khả năng thanh toán tại NHTM tùy vào từng quốc gia và
từng khoảng thời gian. Nghiên cứu này đóng góp một căn cứ quan trọng cho thấy khi
NHTW thực thi chính sách tiền tệ mở rộng góp phần làm giảm rủi ro mất khả năng
thanh toán của khu vực NHTM.
Hai là, nghiên cứu về tác động này tại các NHTM Việt Nam chỉ nhận được sự
quan tâm hạn chế, chưa có công bố nào trong nước được tác giả tìm ra. Tại các quốc
gia đang phát triển như Việt Nam, kinh nghiệm về tăng cường kinh tế và tự do hoá
tài chính, và xử lý khủng hoảng còn nhiều bị động. Các nghiên cứu về truyền dẫn
chính sách tiền tệ tới kênh: lãi suất, giá tài sản, tỷ giá và hoạt động tín dụng ngân hàng
thường được quan tâm nhiều nhưng tác động của chính sách tiền tệ tới khả năng thanh
toán của các NHTM đã bị bỏ qua. Thông qua kết quả nghiên cứu thực nghiệm, luận
án cho thấy sự tồn tại tác động trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN đến rủi
ro mất khả năng thanh toán của các NHTM. Vì vậy, tác động của chính sách tiền tệ
đối với rủi ro mất khả năng thanh toán có ý nghĩa quan trọng để đưa ra những điều


10

chỉnh về mức độ điều tiết của các công cụ chính sách tiền tệ nhằm giảm thiểu rủi ro
mất khả năng thanh toán của NHTM trong tương lai cũng như tăng cường hiệu quả
các công cụ chính sách.
Ba là, các tài liệu trước đây chủ yếu nghiên cứu một số đặc điểm riêng của các
ngân hàng, như quy mô và cấu trúc vốn, khả năng vốn hóa đối với ảnh hưởng của
chính sách tiền tệ đối với rủi ro ngân hàng, còn điều kiện kinh tế vĩ mô, chất lượng
thể chế và tính minh bạch của chính sách ảnh hưởng đến kênh này vẫn còn hạn chế.
Các yếu tố đặc trưng của nền kinh tế như: tốc độ phát triển kinh tế, các cú sốc kinh

tế, cơ cấu thị trường, chất lượng thể chế hay sự minh bạch của chính sách đối với tác
động này. Chẳng hạn, thị trường độc quyền trong hoạt động kinh doanh ngân hàng
cao làm giảm rủi ro liên quan đến chính sách tiền tệ-ngân hàng, hàm ý chính sách cho
các nhà hoạch định thận trọng để xác định đúng mức cấu trúc loại thị trường trong
ngành ngân hàng và tránh những ảnh hưởng bất lợi từ thị trường cạnh tranh ngân
hàng quá mức. Hoặc, một động thái hướng tới sự minh bạch của chính sách cao hơn
cũng được khuyến khích áp dụng như một công cụ bổ sung nhằm làm giảm rủi ro mất
khả năng thanh toán cho ngân hàng khi chính sách tiền tệ được nới lỏng (Brissimis
và cộng sự, 2014. Jiménez và cộng sự, 2014). Hệ số hồi quy của biến chất lượng thể
chế mang dấu âm ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến rủi ro mất khả năng thanh toán
của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu tại mức ý nghĩa 5% cho thấy khi chất lượng
thể chế tăng lên, tác động của chính sách tiền tệ thông qua lãi suất tái chiết khấu đến
rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM Việt Nam tăng lên. Nói cách khác, khi
hiệu quả của việc thực thi hợp đồng và minh bạch thông tin của các thay đổi trên thị
trường đối với các ngân hàng, quy tắc luật pháp, tăng cường các quy định, chế tài
chặt chẽ hơn, ổn định chính trị, kiểm soát tham nhũng được tăng cường, NHNN thực
thi chính sách tiền tệ mở rộng làm rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM được
giảm xuống nhiều hơn. Việc xác định các điều kiện này đối với chính sách tiền tệ và
mối quan hệ với rủi ro mất khả năng thanh toán ngân hàng đóng vai trò quan trọng
trong việc đưa ra các gợi ý chính sách cho các nhà quản lý và điều hành chính sách
tiền tệ.


11

1.8. Kết cấu nghiên cứu
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng biểu,
danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm 5 chương cụ thể như
sau:
Chương 1: Giới thiệu chung

Trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu bao gồm lý do chọn đề tài, mục tiêu
nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm về tác động của
chính sách tiền tệ tới rủi ro mất khả năng thanh toán của các ngân hàng thương
mại
Trình bày lý thuyết về chính sách tiền tệ; rủi ro mất khả năng thanh toán của
NHTM; lý thuyết về tác động của chính sách tiền tệ đến rủi ro mất thanh khả năng
thanh toán của NHTM và lược khảo các nghiên cứu liên quan.
Chương 3: Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu
Tác giả trình bày dữ liệu nghiên cứu, phát triển các giả thuyết, xây dựng mô
hình và phương pháp ước lượng mô hình đánh giá tác động của chính sách tiền tệ
đến rủi ro mất thanh khả năng thanh toán của NHTM.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trình bày kết quả phân tích thực trạng và ước lượng mô hình đánh giá tác
động của chính sách tiền tệ đến rủi ro mất thanh khả năng thanh toán của NHTM.
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách
Đưa ra kết luận những đóng góp chính của nghiên cứu, hàm ý chính sách và
hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.


12

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VỀ
TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TỚI RỦI RO MẤT KHẢ NĂNG
THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1. Lý luận về chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương
2.1.1. Khái niệm chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ (CSTT) là một trong những vấn đề có độ nhạy cảm cao nhất,
chịu nhiều tác động trực tiếp, gián tiếp từ hoàn cảnh nội tại của nền kinh tế cũng như
những tác động bên ngoài, do vậy chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương

(NHTW) được xem như là nội dung chủ chốt quan trọng, chính yếu trong ổn định hệ
thống tài chính. Các quốc gia trên thế giới đều nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của
chính sách tiền tệ như một điều kiện cần thiết để ổn định kinh tế vĩ mô và quan tâm
nghiên cứu về vấn đề này. Có nhiều khái niệm về chính sách tiền tệ khác nhau tại các
quốc gia trên thế giới, như:
Theo Mishkin (2013), CSTT là quá trình quản lý cung tiền của NHTW nhằm
đạt được những mục tiêu nhất định như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối
đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế.
Các NHTW cũng có quan niệm tương tự các nhà nghiên cứu khi điều hành
CSTT, chẳng hạn như FED quan niệm CSTT là những hành động tác động vào tính
sẵn có và chi phí của tiền và tín dụng nhằm đạt được những mục tiêu được Quốc hội
lựa chọn (Labonte và Makinen, 2008).


×