Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

KỸ NĂNG xây DỰNG và tổ CHỨC các HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.3 KB, 3 trang )

KỸ NĂNG XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
SÁNG TẠO
Câu 1. Anh/chị hãy cho biết sự khác nhau giữa hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
và hoạt động trải nghiệm sáng tạo? Ý nghĩa của việc tổ chức các hoạt động trải
nghiệm sáng tạo cho học sinh?
Câu 2. Anh/chị hãy xây dựng kế hoạch tổ chức một hoạt động trải nghiệm sáng tạo
mà anh/chị dự định tổ chức cho học sinh (theo nội dung tự chọn).
Trả lời
Câu 1. * Sự khác nhau giữa hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và hoạt động
trải nghiệm sáng tạo
Trong hoạt động TNST, mục tiêu được diễn đạt dưới dạng năng lực và các năng lực
này được đánh giá thông qua phương pháp và công cụ chuyên biệt; cách thức tổ chức
hoạt động phải làm sao để 100% học sinh tham gia trong các hoạt động bắt buộc và
được tự chọn tham gia những nội dung mình yêu thích; từng cá nhân phải được đánh
giá và xếp loại với minh chứng là hồ sơ về quá trình hoạt động và kết quả đánh giá
được sử dụng cho việc xếp loại hay xét tuyển.
Giáo dục ngoài giờ hay còn gọi là giáo dục kỹ năng, hiện nay đang được tổ
chức phổ biến tại nhiều trường học, những hoạt động giáo dục này không chỉ giúp
cho học sinh nâng cao kỹ năng sống mà còn giúp cho các em tăng sự hiểu biết của
mình với bản thân và xã hội.
Có thể thấy, hai hoạt động này có vị trí, vai trò và hình thức tổ chức khá thống nhất.
*Ý nghĩa của việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh:
Hoạt động TNST nhằm hình thành và phát triển phẩm chất nhân cách, các năng
lực tâm lý – xã hội, giúp học sinh tích lũy kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm
năng sáng tạo của cá nhân mình, làm tiền đề cho mỗi cá nhân tạo dựng được sự
nghiệp.
Câu 2. Kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo chủ đề SỰ BAY HƠI VÀ
SỰ NGƯNG TỤ Môn vật lý 6
I. MỤC TIÊU:



1. Kiến thức:
- Mô tả được quá trình chuyển thể trong sự ngưng tụ của chất lỏng.
- Nêu được ảnh hưởng của nhiệt độ đối với quá trình ngưng tụ.
- Biết quan sát nhiệt kế, sử dụng đúng các thuật ngữ, quan sát so sánh.
2. Kĩ năng:
- Mô tả được quá trình chuyển thể trong sự bay hơi của chất lỏng.
- Vận dụng được kiến thức về bay hơi để giải thích được cơ chế chưng cất nước.
- Xây dựng được phương án thí nghiệm đơn giản để chưng cất nước.
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, tổng hợp.
- Biết tiến hành thí nghiệm.
3. Thái độ:
- Rèn tính sáng tạo, cẩn thận, tư duy, logic, nghiêm túc nghiên cứu các hiện tượng vật
lý.
- Có thái độ hứng thú với bộ môn.
II. CHUẨN BỊ:
- Mỗi nhóm một cốc thủy tinh có nắp đậy
- Nhiệt kế,
- Đèn cồn,
- Khăn lau khô.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH:
- Lớp trưởng điều động các nhóm trình bày cơ chế chưng cất nước
- Hoạt động chính
+ Từng nhóm cử đại diện lên trình bày nội dung đã được phân công, trình bày sản
phẩm thu được
+ Ý kiến phản biện của các nhóm hoặc cá nhân khác về các nội dung đã trình bày
+ Các nhóm trình bày giải đáp.
- GV hỗ trợ thống nhất đáp án, chốt lại câu trả lời/ kiến thức.
IV. KẾT THÚC:
- Các nhóm hoàn thành nội dung bài học.
- GV tổng kết hoạt động về hình thức, nội dung, các hạn chế cần rút kinh nghiệm.

- GV nhận xét, ghi điểm, cộng điểm khuyến khích cho nhóm hoặc cá nhân xuất sắc
trong việc tham gia đóng góp cho tiết hoạt động
V. TÀI LIỆU VÀ HÌNH ẢNH THAM KHẢO:
- SGK Vật lý 6

- SGV Vật lý 6

- SBT Vật lý 6

- Hình ảnh từ các trang mạng Internet:


Nước trong tự nhiên

Vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên

CHƯNG
CẤT
NƯỚC
Các hình ảnh thực tế trong đời sống liên
quan đến Bay hơi và Ngưng tụ

Cơ chế và cách tiến hành
chưng cất nước



×