LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng
dẫn khoa học của PGS. TS Đinh Thị Kim Thoa, Trưởng Khoa Các khoa học
giáo dục, Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc Gia Hà Nội. Các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác và thông tin trích dẫn trong luận văn
đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hải Phòng, ngày 10 tháng 5 năm 2017
Tác giả
Hoàng Thị Bình
i
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô lãnh đạo khoa Khoa Tâm lý giáo
dục và các thầy cô trong khoa đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Tôi cũng xin được cảm ơn tới Ban giám hiệu, Phòng sau đại học,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Ban lãnh đạo Trung tâm Trải nghiệm sáng
tạo Hai Bà Trưng cùng các thầy cô giáo, Các nhà quản lý và Ban Giám hiệu
các trường mầm non, phổ thông trên địa bàn Hải Phòng đã hỗ trợ cung cấp
thông tin cho tôi hoàn thành luận văn này.
Bằng tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn
PGS.TS. Đinh Thị Kim Thoa, Trưởng Khoa Các khoa học Giáo dục, trường
Đại học Giáo dục Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong
học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó !
Tác giả
Hoàng Thị Bình
ii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
1.
Lý do chọn đề tài: ........................................................................................................... 1
2.
Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................... 2
3.
Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................................... 2
4.
Giả thuyết khoa học ........................................................................................................ 2
5.
Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................... 3
6.
Giới hạn phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3
7.
Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................ 3
8.
Kế hoạch nghiên cứu: ..................................................................................................... 4
9.
Dự kiến cấu trúc của đề tài ............................................................................................. 4
Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
THEO TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ................................................................. 6
1.1.
Tổng quan nghiên cứu vấn đề ..................................................................................... 6
1.1.1.
Ở nước ngoài ........................................................................................................... 6
1.1.2.
Ở Việt Nam ............................................................................................................. 8
1.2.
Một số lý luận về hoạt động trải nghiệm sáng tạo .................................................... 12
1.2.1.
Quan niệm về hoạt động trải ng hiệm sáng tạo ..................................................... 12
1.2.2.
Một số đặc điểm cơ bản của hoạt động trải nghiệm sáng tạo ............................... 14
1.2.2.1.
Trải nghiệm và sáng tạo là dấu hiệu cơ bản của hoạt động ............................. 14
1.2.2.2.
Nội dung hoạt động TNST mang tính tích hợp và phân hóa cao ...................... 14
1.2.2.3.
Hoạt động TNST được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng ...................... 15
1.2.2.4.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo đòi hỏi sự phối hợp, liên kết nhiều lực lượng
giáo dục trong và ngoài nhà trường .................................................................................... 15
1.2.2.5.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo giúp lĩnh hội những kinh nghiệm mà các hình
thức học tập khác không thực hiện được ............................................................................. 16
Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo ............................................... 16
1.2.3.
1.3.
Cơ sở lý luận về cộng đồng và phát triển cộng đồng ................................................ 23
1.3.1.
Cộng đồng và các yếu tố tạo thành cộng đồng...................................................... 23
1.3.1.1.
Khái niệm cộng đồng ......................................................................................... 23
1.3.1.2.
Các yếu tố tạo thành cộng đồng ........................................................................ 25
1.3.2.
Khái niệm về phát triển cộng đồng ....................................................................... 29
iii
1.3.3.
Các quan điểm, định hướng trong phát triển cộng đồng ....................................... 30
1.3.4.
Mục tiêu phát triển cộng đồng .............................................................................. 31
1.4.Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo hướng tiếp cận phát triển cộng đồng .... 32
1.4.1.
Khái niệm .............................................................................................................. 32
1.4.2.
Tổ chức huy động cộng đồng vào tổ chức hoạt động TNST ................................ 33
1.4.2.1.
Đối tượng huy động ........................................................................................... 33
1.4.2.2.
Mục đích và nội dung huy động cộng đồng vào tổ chức hoạt động TNST ........ 33
1.4.2.3.
Hình thức và biện pháp huy động cộng đồng .................................................... 34
Chương II. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
TẠI TRUNG TÂM TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO HAI BÀ TRƯNG HẢI PHÒNG THEO
TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG .......................................................................... 36
2.1.
Giới thiệu tổng quan về Trung tâm Trải nghiệm sáng tạo Hai Bà Trưng Hải Phòng.
36
2.1.1.
Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng ................................................... 36
2.1.2.
Trung tâm trải nghiệm sáng tạo Hai Bà Trưng ..................................................... 39
2.2. Thực trạng tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại Trung tâm Trải nghiệm sáng
tạo Hai Bà Trưng theo tiếp cận phát triển cộng đồng. ......................................................... 45
2.2.1. Các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại Trung tâm trải nghiệm
sáng tạo Hai Bà Trưng ......................................................................................................... 45
2.2.1.1.
Nhóm hình thức hoạt động thực tiễn. ................................................................ 48
2.2.1.2.
Nhóm hình thức nghệ thuật/giải trí ................................................................... 52
2.2.1.3.
Nhóm hình thức khám phá/ nghiên cứu khoa học ............................................. 53
2.2.1.4.
Nhóm hình thức diễn đàn .................................................................................. 55
2.2.2. Thực trạng tham gia của cộng đồng vào công tác tổ chức hoạt động TNST của
Trung tâm TNST Hai Bà Trưng.......................................................................................... 55
2.2.2.1.
Sự phối hợp của Hệ thống giáo dục Thành phố ................................................ 55
2.2.2.2.
Sự phối hợp của các tổ chức xã hội và các Hộ gia đình. .................................. 57
2.3. Đánh giá hiệu quả công tác tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại Trung tâm
trải nghiệm sáng tạo Hai Bà Trưng đối với cộng đồng. ....................................................... 59
2.3.1.
Phát triển năng lực và phẩm chất cho trẻ em trong cộng đồng dân cư ................. 59
2.3.2.
Nâng cao sức khoẻ và đời sống tinh thần cho cộng đồng. .................................... 64
2.3.3. Đánh giá chung về công tác tổ chức hoạt động TNST của Trung tâm Trải nghiệm
sáng tạo Hai Bà Trưng. ........................................................................................................ 65
iv
Chương III. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI
NGHIỆM SÁNG TẠO THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG TẠI
TRUNG TÂM TNST HAI BÀ TRƯNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG .............................. 69
3.1. Định hướng phát triển của Trung tâm Trải nghiệm sáng tạo Hai Bà Trưng trong
chiến lược phát triển giáo dục của Thành phố Hải Phòng thời gian tới. ............................. 69
3.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động của Trung tâm trải nghiệm sáng
tạo Hai Bà Trưng theo hướng tiếp cận cộng đồng ............................................................... 72
3.2.1.
Nâng cao chất lượng chương trình Trải nghiệm sáng tạo. .................................... 72
3.2.2. Đẩy mạnh công tác truyền thông về hoạt động của Trung tâm trải nghiệm sáng
tạo Hai Bà Trưng ................................................................................................................. 74
3.2.3. Đẩy mạnh việc phối hợp với cộng đồng trong công tác tổ chức các hoạt động trải
nghiệm sáng tạo ................................................................................................................... 76
3.2.4. Thu hút các lực lượng đầu tư từ cộng đồng góp phần cải tạo, nâng cấp và mở rộng
cơ sở vật chất đảm bảo mục tiêu và an toàn trong giáo dục. ............................................... 77
3.2.5.
Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và lực lượng tham gia tổ chức ................................ 79
3.2.6.
Kiện toàn hoạt động quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ......... 80
3.3. Thực nghiệm một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm theo hướng tiếp cận
phát triển cộng đồng ............................................................................................................ 81
3.3.1.
Mục đích thực nghiệm ........................................................................................... 81
3.3.2.
Đối tượng, phạm vi, thời gian thực nghiệm .......................................................... 82
3.3.3.
Nội dung thực nghiệm ........................................................................................... 82
3.3.4.
Tổ chức thực nghiệm ............................................................................................. 82
3.3.5.
Phân tích kết quả thực nghiệm .............................................................................. 84
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................................... 91
1.
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 91
2.
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 93
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT
: Trung tâm
TNST
: Trải nghiệm sáng tạo
HĐ
: Hoạt động
TTTNST
: Trung tâm trải nghiệm sáng tạo
TN
: Thực nghiệm
GV
: Giáo viên
GDĐT
: Giáo dục và Đào tạo
CLB
: Câu lạc bộ
HĐGD NGLL
: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
vi
DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
Số hiệu
Nội dung
Bảng 01
Số học sinh mầm non và học sinh phổ thông tại Hải Phòng
Bảng 02
Mức độ thực hiện các hình thức trải nghiệm tại Trung tâm
TNST Hai Bà Trưng.
Bảng 03
Số lượng các Trường mầm non và Phổ thông tham gia tổ chức
hoạt động TNST tại Trung tâm TNST Hai Bà Trưng
Bảng 04
Đánh giá tác động của chương trình TNST đối với hình thành
năng lực của học sinh
Bảng 05
Khảo sát hiểu biết của học sinh về quá trình sinh trưởng của
cây rau mồng tơi (Trước thực nghiệm)
Bảng 06
Đánh giá của phụ huynh đối với hoạt động trải nghiệm của
con (Trước thực nghiệm)
Bảng 07
Khảo sát hiểu biết của học sinh về quá trình sinh trưởng của
cây rau mồng tơi.(Sau thực nghiệm)
Bảng 08
Đánh giá của phụ huynh đối với hoạt động trải nghiệm của
con (Sau thực nghiệm)
Sơ đồ 01
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm TNST Hai Bà Trưng
Sơ đồ 02:
Quy trình tổ chức cho học sinh đi trải nghiệm tại Trung tâm
Sơ đồ 03
Quy trình triển khai dự án “Trồng rau sạch”
vii
DANH MỤC HÌNH
Số hiệu
Hình 01
Hình 02
Hình 03
Hình 04
Nội dung
Tỷ lệ các nhóm hình thức tổ chức trải nghiệm thường xuyên ở
Trung tâm
Số lượng học sinh mầm non, tiểu học tham gia trải nghiệm ở trung
tâm
Học sinh được trải nghiệm làm nông dân tại Trung tâm TNST Hai
Bà Trưng
Học sinh được trải nghiệm làm ngư dân tại Trung tâm TNST Hai
Bà Trưng
Học sinh được trải nghiệm làm nghề gốm tại Trung tâm TNST Hai
Hình 05 Bà Trưng
Hình 06: Hình 07:
Hình 06
Học sinh được trải nghiệm làm lính cứu hỏa tại Trung tâm TNST
HBT
Hình 07 Chương trình ngày hội gia đình tại Trung tâm TNST Hai Bà Trưng
Hình 08. Chuyên đề dạy học ngoài trời tại Trung tâmTNST Hai Bà Trưng
Hình 09 Số các hộ gia đình đến thư giãn và trải nghiệm tại Trung tâm
Hình 10
Hình 11
Hình 12
Hình 13
Kết quả đánh giá sự hài lòng của khách hàng đến TT trải nghiệm
Kết quả đánh giá mức độ hấp dẫn của các hình thức trải nghiệm
Đánh giá của giáo viên về tác động giáo dục và nhận thức đối với
học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm
Đánh giá tác động về phẩm chất của học sinh khi tham gia trải
nghiệm
Hình 14 Học sinh Trường PTNC Hai Bà Trưng trải nghiệm bán rau tại chợ
viii
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Hoạt động Trải nghiệm sáng tạo là một bộ phận của chương trình giáo
dục phổ thông từ năm 2015. Bên cạnh các môn học khác, hoạt động trải nghiệm
sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới làm cho giáo dục không bị
bó hẹp trong sách vở, mà gắn liền với thực tiễn xã hội; là con đường gắn lý
thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa thực tiễn với hành động, góp
phần phát triển phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống, niềm
tin đúng đắn ở học sinh, hình thành những năng lực cần có của con người trong
xã hội hiện đại; là con đường để phát triển toàn diện nhân cách học sinh, đáp
ứng mục tiêu giáo dục phổ thông ở Việt Nam.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được coi là một hình thức giáo dục, làm
tăng giá trị cho bản thân người học. Trong đó người học được trực tiếp tham gia
vào các loại hình hoạt động và giao lưu, tự làm mới mình bằng cách tiếp cận,
thu lượm và xử lý thông tin từ môi trường xung quanh; người thầy với vai trò cố
vấn, hỗ trợ, hướng dẫn và quan sát các hoạt động của người học nhằm phát huy
cao độ tính năng động chủ động của người học.
Hoạt động trải nghiệm có khả năng thu hút sự tham gia, phối hợp, liên kết
nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, sự tham gia của cả cộng
đồng như: giáo viên, cán bộ Đoàn, Đội, Ban giám hiệu nhà trường, cha mẹ học
sinh, chính quyền địa phương, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở địa
phương... Việc huy động các nguồn lực từ cộng đồng tham gia vào giáo dục nói
chung, giáo dục đạo đức, kỹ năng sống và hình thành năng lực phẩm chất cho
học sinh nói riêng đã được Đảng và Nhà nước quan tâm với những chủ trương,
chính sách tạo điều kiện để các nguồn lực của xã hội đầu tư nhiều hơn đến giáo
dục, đào tạo. Và ngược lại thông qua hình thức tổ chức các hoạt động trải
nghiệm sáng tạo cũng góp phần thúc đẩy việc phát triển cộng đồng. Tạo nên sự
1
gắn bó mật thiết giữa giáo dục và phát triển cộng đồng thông qua các hoạt động
trải nghiệm sáng tạo.
Làm thế nào để thúc đẩy các hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo hướng
tiếp cận phát triển cộng đồng và ngược lại? Biện pháp thu hút được sự tham gia
của cộng đồng vào hoạt động trải nghiệm sáng tạo ngày càng nhiều hơn là một
mục tiêu không chỉ trông chờ vào mỗi nhà trường mà cần có sự kết hợp của gia
đình, xã hội nhất là huy động các nguồn lực của cộng đồng nhằm nâng cao hiệu
quả tổ chức của các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Từ những lý do trên, tôi
chọn đề tài “Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại Trung tâm Trải
nghiệm sáng tạo Hai Bà Trưng Hải Phòng theo tiếp cận phát triển cộng
đồng” có ý nghĩa quan trọng cả về mặt thực tiễn và lý luận, nhằm góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh và góp phần phát triển
cộng đồng tại địa phương.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về trải nghiệm sáng tạo phát triển cộng đồng và
khảo sát thực trạng hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại Trung tâm trải nghiệm
sáng tạo Hai Bà Trưng Hải Phòng, từ đó làm cơ sở đề xuất một số biện pháp
nâng cao hiệu quả tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo góp phần mang lại
các lợi ích cho cộng đồng và phát triển cộng đồng.
3. Đối tượng nghiên cứu
Công tác tổ chức hoạt động trải ngiệm sáng tạo tại Trung tâm Trải nghiệm
sáng tạo Hai Bà Trưng, Hải Phòng.
4. Giả thuyết khoa học
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại một số cơ sở giáo dục tại các địa
phương còn nhiều khó khăn và hạn chế nhất định như về quá trình tổ chức, cách
thức thực hiện, mục tiêu tiếp cận phát triển cộng đồng còn hạn chế... Vì vậy đề
xuất một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại các địa phương
phù hợp với tình hình thực tiễn sẽ nâng cao được hiệu quả của các hoạt động
này và đặc biệt có tác dụng rất lớn đối với sự phát triển cộng đồng.
2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc phát triển cộng đồng và tổ chức trải
nghiệm sáng tạo theo hướng tiếp cận phát triển cộng đồng.
- Khảo sát thực trạng hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại Trung tâm trải
nghiệm sáng tạo Hai Bà Trưng, Hải Phòng và đánh giá hiệu quả cũng như tác
động của hoạt động trải nghiệm đó đối với cộng đồng.
- Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm
sáng tạo để góp phần phát triển cộng đồng tại địa phương.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động trải nghiệm
sáng tạo tại Trung tâm trải nghiệm sáng tạo Hai Bà Trưng tại Hải Phòng đồng
thời nghiên cứu tác động của các hoạt động đó đối với cộng đồng người dân
thành phố Hải Phòng.
- Giới hạn về thời gian: Nghiên cứu công tác tổ chức hoạt động trải
nghiệm sáng tạo tại Trung tâm trải nghiệm sáng tạo Hai Bà Trưng trong 05 năm
(từ năm 2012 đến năm 2016).
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Tổng quan các tài liệu lý luận, hệ thống hoá các khái niệm, các lý thuyết có
liên quan đến biện pháp, xã hội hóa, xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn
lực từ cộng đồng cho giáo dục tiểu học, giáo dục cộng đồng…, để xây dựng cơ
sở lý luận của vấn đề huy động các nguồn lực phối hợp tổ chức hoạt động TNST
cho học sinh tiểu học
7.2.Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra
Xây dựng hệ thống câu hỏi để điều tra Cán bộ quản lý, cha mẹ học sinh,
học sinh, các gia đình, cá nhân đến trải nghiệm tại Trung tâm trải nghiệm sáng
tạo Hai Bà Trưng tại Hải Phòng nhằm tìm hiểu thực trạng công tác tổ chức các
3
hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại Trung tâm và những đánh giá hiệu quả của
các hoạt động trải nghiệm đó đối với việc phát triển cộng đồng .
7.2.2. Phương pháp quan sát
Quan sát hoạt động tổ chức trải nghiệm thực tế tại Trung tâm cho các đối
tượng khách đoàn, khách lẻ, học sinh và các gia đình đến trải nghiệm nhằm bổ
sung tài liệu cho điều tra thực tiễn.
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Tiến hành phỏng vấn, trao đổi với cán bộ quản lý, một số giáo viên, cha
mẹ học sinh, … nhằm làm rõ hơn những kết quả thu được qua phiếu hỏi, đồng
thời bổ sung thêm những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề
tài.
7.2.4. Phương pháp chuyên gia
Thu thập các thông tin từ các chuyên gia giáo dục về những vấn đề có liên
quan đến hoạt động giáo dục dưới hình thức trải nghiệm sáng tạo.
7.2.5. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học cơ bản, chương trình SPSS để xử
lý các tài liệu nghiên cứu nhằm rút ra những nhận xét, kết luận có giá trị khách
quan.
8. Kế hoạch nghiên cứu:
- Nghiên cứu lý thuyết : tháng 10/2016
- Thiết kế phiếu khảo sát: tháng 11/2016
- Khảo sát thực trạng: tháng 12/2016
- Thực nghiệm sư phạm: tháng 1,2,3 năm 2017
- Xử lý số liệu: tháng 4/2017
- Viết báo cáo: tháng 5/2017
9. Dự kiến cấu trúc của đề tài
Đề tài dự kiến có cấu trúc như sau: ngoài phần Mở đầu, Kết luận và
khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, Đề tài gồm 3 chương:
4
Chương I. Cơ sở lý luận tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo tiếp
cận phát triển cộng đồng.
Chương II. Thực trạng tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại
Trung tâm trải nghiệm sáng tạo Hai Bà Trưng Hải Phòng theo hướng tiếp cận
phát triển cộng đồng.
Chương III. Các biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động trải
nghiệm sáng tạo theo hướng tiếp cận phát triển cộng đồng tại Trung tâm trải
nghiệm sáng tạo Hai Bà Trưng thành phố Hải Phòng.
5
Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
SÁNG TẠO THEO TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG
1.1.
Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Ở nước ngoài
Hoa ̣t động giáo dục là mô ̣t thuật ngữ đươ ̣c hiểu khá rô ̣ng trong khoa ho ̣c
giáo du ̣c. Khái niệm này đươ ̣c xuấ t phát từ cơ sở khoa ho ̣c của Tâm lí ho ̣c hoa ̣t
đô ̣ng và Giáo du ̣c ho ̣c.
Chương trình giáo dục ở trường Tiểu học, Trung học ở Mĩ: từ cuố i thế kỉ
19, chương trình hoạt động giáo dục chính thức xuất hiện ở Tiểu học của nước
Mĩ với tư cách là một hình thái chương trình. Người khởi xướng chủ yếu chính
là Dewey người đại diện cho phái giáo dục học thực dụng ở Mĩ1. Cơ sở triết học
của lí thuyết chương trình của Dewey là thuyết kinh nghiệm của chủ nghĩa duy
tâm chủ quan. Theo ông kinh nghiê ̣m cá nhân bao gồm hai nhân tố: “Hoạt động
trải nghiệm” và “Kết quả thu được qua trải nghiệm”. Hai nhân tố này kết hợp
với nhau theo một hình thức đặc biệt, trở thành kinh nghiệm của cá nhân. Dewey
đưa ra quan điểm giáo dục và quan điểm chương trình theo chủ nghĩa thực dụng.
Ông cho rằng “Mọi sự học tập đều bắt đầu từ kinh nghiệm”, “Giáo dục là một
quá trình phát triển trong kinh nghiệm, do kinh nghiệm và vì kinh nghiệm”.
Năm 1896, ông mở trường thực nghiệm tại đại học Chi-ca-gô, lấy các loại “Bài
tập hoạt động” (như dệt may, nấu nướng, thợ mộc, làm vườn, hội hoạ, ca hát,
đọc sách,…) làm hạt nhân của chương trình, do đó gọi là “Chương trình hoạt
động”. Đặc trưng của chương trình do ông đề xuất là (1) Lấy hoạt động và kinh
nghiệm của trẻ em làm trung tâm của chương trình, yêu cầu trẻ em “Học qua
làm”, tức là học tập trong cuộc sống và từ kinh nghiệm của chính trẻ em. Mục
đích là cải tạo kinh nghiệm của trẻ em. (2) Việc lựa chọn nội dung chương trình
do nhu cầu và hứng thú của trẻ em quyết định và giới hạn ở kinh nghiệm cuộc
1
John Dewey, Phạm Anh Tuấn dịch ( 2012), John Dewey về giáo dục. NXB Trẻ.
6
sống hàng ngày của trẻ em. Thầ y trò cùng thiết kế chương trình, kế hoạch dạy
học. (3) Lấy các loại bài tập tổng hợp thay thế chương trình phân môn. (4) Nhấ n
mạnh tính chủ động học tập của trẻ em, chú trọng việc bồi dưỡng trí năng của trẻ
em.
Chương trình hoạt động do Dewey đề xướng được lưu hành rộng rãi trong
các trường tiểu học, trung học ở Mĩ và trải qua một thời gian dài gần 50 năm,
nhưng chưa thành công và bị nhiều nhân sĩ ở Mĩ phê phán. Tuy vậy, chủ trương
của ông cũng có ý nghĩa tích cực nhất định, cụ thể là: (1) Phát hiện được một
loạt tệ đoan của chương trình môn học. (2) Đề xuất được một loại hình chương
trình mới, tức là chương trình lấy bài tập hoạt động làm hình thức tổ chức.
Chương trình này có nội dung riêng biệt, phương thức học tập đặc biệt và chức
năng giáo dục độc đáo.
Sau Dewey, ở Mỹ còn một trào lưu cải cách chương trình tiểu học, trung
học vào những năm 60 nữa nhưng thấ t ba ̣i. Khi cuộc cải cách chương trình ở
những năm 60 thất bại, cùng với việc đề xướng chủ trương chương trình theo
chủ nghĩa nhân bản, những người làm công tác giáo dục của Mĩ lại bắt đầu coi
trọng chương trình phi môn học ở tiểu học và trung học. Đến những năm 80, đại
đa số những người làm công tác giáo dục ở Mĩ đều xác nhận “Kế hoạch hoạt
động” phải nằm trong phạm vi giáo dục của Mĩ. Trong số những người làm công
tác giáo dục đó, một số người vẫn coi trọng chương trình học thuật đã gọi “Kế
hoạch hoạt động” là hoạt động ngoài giờ lên lớp. Nhưng có một số người khác
thì lại kiên trì cho rằng, những cái mà học sinh thu được trong khi tham gia hoạt
động cũng quan trọng như những điều mà học sinh học được trong lớp học. Cho
đến năm 1991, chương trình do các trường trung học thiết kế đều bao gồm hai
bộ phận: hoạt động và tổ chức dưới hình thức câu lạc bộ, kịch và biện luận, âm
nhạc, thể dục.
7
Bài viết “ảnh hưởng của HĐNGLL với hoạt động học tập của giáo viên”,
tác giả Jing Wang và Jonathan Shiveley, Đại học California, Mỹ 2 đã đưa ra
những kết quả nghiên cứu khẳng định vai trò của HĐNGLL đối với hoạt động
học tập của học sinh. Theo đó“sinh viên đạt được tỷ lệ cao hơn rất nhiều trong
việc học ở lớp và tốt nghiệp, duy trì điểm trung bình tốt hơn, và hình thành
những năng lực thật tốt khi họ tham gia vào bất kỳ hoạt động trong phạm vi
nghiên cứu này”.
Tài liệu “Tham gia Hoạt động GDNGLL ở trường phổ thông” của tác giả
Holland & Andre3 đã đưa ra một quan niệm, cách nhìn về khái niệm HĐNGLL:
“Hoạt động ngoại khóa là những chương trình mà thực hiện đầy đủ hai điều kiện
cơ bản: 1) Đó không phải là một phần thường xuyên của trường học, chương
trình ngoại khóa, và 2) chúng được cấu trúc một cách nào đó (không chỉ xã hội
hóa, nhưng làm việc hướng tới một số nhiệm vụ ủng hộ xã hội hay mục tiêu).
Hoạt động ngoại khóa có thể bao gồm việc tham gia vào các câu lạc bộ, tổ chức
học sinh, các nhóm thanh niên, v.v. Một số ví dụ về các hoạt động ngoại khóa
là: ban nhạc của trường, câu lạc bộ, nhóm hát thánh ca cho nhà thờ, nhóm bóng
rổ, câu lạc bộ tiếng Pháp, đội bóng chuyền, câu lạc bộ karate, đội trượt băng,
v.v”. Tài liệu cũng đưa ra những lợi ích cụ thể của HĐNGLL đối với sự tham
gia của học sinh và những yếu tố thúc đẩy HĐNGLL.
1.1.2. Ở Việt Nam
Ở Viê ̣t Nam hiê ̣n nay, ngoa ̣i trừ các giáo trình ở các trường Đa ̣i ho ̣c, Cao
đẳ ng Sư pha ̣m và các bài giảng trong phầ n Giáo du ̣c ho ̣c đa ̣i cương đã đề câ ̣p
đế n Hoa ̣t đô ̣ng giáo du ̣c, còn la ̣i hầ u hế t các công triǹ h nghiên cứu về Hoa ̣t đô ̣ng
2
Jing Wang, Jonathan Shiveley, 2009, The Impact of Extracurricular Activity on Student Academic
Performance. Review of Educational Research,
/>3
Holland, Andre (1987), Participation in Extracurricular Activities in secondary school, Review of Education
Research 57.
8
giáo du ̣c chủ yế u mới tâ ̣p trung vào Hoa ̣t đô ̣ng giáo du ̣c ngoài giờ lên lớp cho
sinh viên sư phạm và cho học sinh phổ thông.
Theo các tác giả Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt4 thì: quá trình giáo dục nhất
thiết phải bao gồm việc lĩnh hội tri thức kinh nghiệm và phát triển năng lực nhận
thức, và phải được tiến hành một phần quan trọng ngay trong các bài học trên
lớp cũng như trong các hoạt động khác của học sinh ngoài trường, ngoài giờ lên
lớp.
Các tác giả cũng đã nêu lên nguyên tắc về tính toàn vẹn của quá trình giáo
dục, trong đó phải đảm bảo sự thống nhất của quá trình giáo dục trên lớp và giáo
dục ngoài lớp, ngoài trường…
Về khái niệm Hoa ̣t đô ̣ng giáo du ̣c ngoài giờ lên lớp (HĐGD NGLL), các
tác giả đã đưa ra các ý kiến như sau:
Theo giáo sư Đặng Vũ Hoạt, “HĐGD NGLL là việc tổ chức giáo dục
thông qua hoạt động thực tiễn của học sinh về khoa học kỹ thuật, lao động công
ích, hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo, văn hoá nghệ thuật, thẩm mỹ, thể dục
thể thao, vui chơi giải trí … để giúp các em hình thành và phát triển nhân
cách”5.
Trong chương trình Trung học cơ sở về HĐGD NGLL, các tác giả đã đưa
ra khái niệm: "HĐGD NGLL là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học
các môn học ở trên lớp. HĐGD NGLL là sự tiếp nối hoạt động dạy - học trên
lớp, là con đường gắn lý thuyết và thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận
thức và hành động của học sinh".
Còn trong chương trình THPT về HĐGD NGLL các tác giả viết: "HĐGD
NGLL là một bộ phận của quá trình giáo dục ở nhà trường THPT. Đó là những
hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hoá ở trên lớp. HĐGD
NGLL là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn lý thuyết với
4
Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, 1988, Giáo dục học, tập 2, NXB giáo dục
5
Hà Thế Ngữ, 1996, Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS, NXB GD.
9
thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, góp phần hình
thành tình cảm, niềm tin ở học sinh. HĐGD NGLL là con đường để phát triển
toàn diện nhân cách thế hệ trẻ". "HĐGD NGLL là điều kiện tốt nhất để học sinh
phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động của các em trong quá trình học
tập, rèn luyện toàn diện. HĐGD NGLLL vừa củng cố, mở rộng kiến thức đã
học, vừa phát triển các KN cơ bản của học sinh theo mục tiêu giáo dục ở THPT.
Mặt khác, HĐGD NGLL thu hút và phát huy tiềm năng của các lực lượng giáo
dục nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh".
Tác giả Nguyễn Thanh Bình đã nhấ n ma ̣nh rằ ng “Quá trình giáo du ̣c nhấ t
thiết phải bao gồm viê ̣c liñ h hô ̣i tri thức, kinh nghiê ̣m, phát triể n những năng lực
nhâ ̣n thức và phải được tiế n hành một phầ n quan tro ̣ng ngay trong các bài trên
lớp (tức là trong hình thức cơ bản của quá trình da ̣y ho ̣c) cũng như trong các
hoạt đô ̣ng khác của học sinh ở trường (ngoài giờ lên lớp), ở gia đình...”. Cũng
trong tác phẩ m này, tác giả còn đưa ra lí luâ ̣n về các liñ h vực của Hoa ̣t đô ̣ng
giáo dục như: Giáo du ̣c đạo đức, giáo du ̣c thẩ m mi,̃ giáo dục thể chấ t, giáo du ̣c
lao đô ̣ng – hướng nghiêp̣ – da ̣y nghề , giáo du ̣c bảo vê ̣ môi trường, giáo du ̣c dân
số và giáo dục giới tin
́ h.
Tác giả Hà Thế Ngữ đã khẳ ng đinh
̣ “Mô ̣t nề n giáo du ̣c gắ n chă ̣t với cuô ̣c
số ng của con người, của nhân dân lao đô ̣ng, gắ n chă ̣t với thực tiễn xã hô ̣i, nhấ t
đinh
̣ phải bao gồ m toàn thể các hoạt động số ng thực của người học. Chỉ có điề u
là những hoa ̣t đô ̣ng đó không còn mang tính chấ t tự nhiên sơ khai nữa, mà đươ ̣c
sự tổ chức và lañ h đa ̣o của nhà giáo du ̣c, hay nói cách khác, là những hoạt động
giáo dục”6. Cũng theo tác giả Hà Thế Ngữ những hoa ̣t đô ̣ng giáo du ̣c cơ bản: vui
chơi, ho ̣c tâ ̣p, lao đô ̣ng sản xuấ t, hoa ̣t đô ̣ng xã hô ̣i, và sinh hoa ̣t tâ ̣p thể (giao
lưu).
Tác giả Hà Nhâ ̣t Thăng đã chỉ ra cơ sở khoa ho ̣c của viê ̣c tổ chức hoa ̣t
đô ̣ng giáo du ̣c, trong đó nhâ ̣n ma ̣nh đế n vai trò của hoa ̣t đô ̣ng trong sự phát triể n
6
Hà Thế Ngữ, 2001, Giáo dục học – Một số vấ n đề lý luận và thực tiễn”, NXB ĐHQGHN
10
nhân cách, đó là “Giáo du ̣c là hoa ̣t đô ̣ng có mu ̣c đích, có tổ chức chung của thầ y
và trò. Hoa ̣t đô ̣ng giáo du ̣c của thầ y gắ n bó chă ̣t chẽ với hoa ̣t đô ̣ng tự giáo du ̣c
của trò nhằ m hình thành cho ho ̣c sinh những quan điể m, niề m tin, đinh
̣ hướng
giá tri,̣ lí tưởng, đô ̣ng cơ thái đô ̣, ki ̃ năng, ki ̃ xảo, thói quen đố i xử trong các quan
hê ̣ chính tri,̣ đa ̣o đức, pháp luâ ̣t, thẩ m mi,̃ ...”7
Đề tài “Cơ sở khoa học của việc xây dựng chương trình hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp ở bậc Tiểu học” do TS Lưu Thu Thủy chủ nhiê ̣m đã chỉ ra
đươ ̣c cơ sở khoa ho ̣c của việc xây dựng chương trình hoa ̣t đô ̣ng giáo du ̣c ngoài
giờ lên lớp và vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong việc thực
hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh cùng mô ̣t số nô ̣i dung và hình
thức tổ chức hoa ̣t động giáo du ̣c NGLL trong trường Tiể u ho ̣c.
Đề tài “Rèn luyện kỹ năng hợp tác cho học sinh Trung học phổ thông qua
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” của ThS Bùi Ngo ̣c Diê ̣p chủ nhiê ̣m cũng
đã chỉ ra được tầm quan tro ̣ng của viêc̣ rèn luyê ̣n kĩ năng hơ ̣p tác cho ho ̣c sinh
thông qua các hoa ̣t đô ̣ng giáo du ̣c NGLL và thực tra ̣ng của viêc̣ rèn luyê ̣n ki ̃
năng hợp tác hiêṇ nay qua hoa ̣t động giáo du ̣c NGLL. Đề tài cũng đã đề xuấ t
mô ̣t số biện pháp rèn luyện ki ̃ năng hơ ̣p tác học sinh THPT qua Hoa ̣t đô ̣ng giáo
du ̣c NGLL.
Đề tài “Những phương hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong
HĐGD NGLL ở trường THCS” do Lê Thanh Sử chủ nhiê ̣m đã nêu rõ vị trí, vai
trò của HĐGD NGLL với việc phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh
trong đó nhấ n ma ̣nh rằ ng “Đối với học sinh, tính tích cực hoạt động là một trong
những yêu cầu không thể thiếu được của quá trình học tập và rèn luyện của các
em. Tham gia vào hoạt động của tập thể là cách tốt nhất để học được rèn luyện
tính tích cực. Chính vì vậy, nhà trường cần tổ chức nhiều hoạt động khác nhau,
tạo cho mọi học sinh có cơ hội để rèn luyện tính tích cực cho bản thân mình.
7
Hà Nhật Thăng, 1998, “Thực hành tổ chức hoạt động giáo dục”, NXB GD.
11
Hoa ̣t đô ̣ng giáo du ̣c NGLL với các hình thức hoạt động khác nhau giữ vai trò rất
quan trọng trong việc phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh”.
1.2.
Một số lý luận về hoạt động trải nghiệm sáng tạo
1.2.1. Quan niệm về hoạt động trải ng hiệm sáng tạo
Hoạt động giáo du ̣c (nghĩa hẹp) ở các nước khác nhau có những tên go ̣i
khác nhau như: “hoa ̣t đô ̣ng giáo dục ngoài giờ lên lớp”, “hoa ̣t đô ̣ng ngoa ̣i khóa”,
“hoạt động giáo dục bên ngoài lớp ho ̣c”, “hoạt đô ̣ng tâ ̣p thể ”, “hoa ̣t đô ̣ng trải
nghiệm”, hay “Hoạt động đặc biệt do học sinh tự chủ”,... Các tên gọi này cũng
có thể xuất phát từ hình thức tổ chức đặc thù, không gian tổ chức hoặc thời gian
tổ chức hoặc tính chất hoạt động mà nền giáo dục ấy muốn gửi vào… Trong
chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam, hoạt động giáo dục theo nghĩa
hẹp được gọi với tên Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Hoạt động TNST là HĐGD có mục đích, có tổ chức được thực hiện trong
và ngoài nhà trường nhằm nâng cao các tố chất và tiềm năng của bản thân học
sinh, nuôi dưỡng ý thức sống tự lập, đồng thời quan tâm chia sẻ với những
người xung quanh; giúp học sinh tăng cường sự hiểu biết và tiếp thu các giá trị
truyền thống của dân tộc và những giá trị tốt đẹp của nhân loại, nâng cao ý thức
trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội; ý thức định hướng
nghề nghiệp ở mỗi học sinh.
Hoạt động TNST có nội dung đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp
kiến thức kỹ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như :
giáo dục đạo đức, trí tuệ, kỹ năng sống, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, an
toàn giao thông, môi trường, phòng chống ma túy, giáo dục phòng chống
HIV/AIDS và tệ nạn xã hội…
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST) xuất hiện gần đây được kỳ
vọng như một cách làm mới trong giáo dục Việt Nam. Ở trường TH, hoạt động
giáo dục (HĐGD) sau năm 2015 được quán triệt theo tinh thần và mục tiêu của
12
Nghị Quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục trong nhà
trường phổ thông, nghĩa là cần tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng tăng
cường sự trải nghiệm, nhằm phát huy năng lực, tính tích cực và sự sáng tạo cho
học sinh tạo ra các môi trường khác nhau để học sinh được trải nghiệm nhiều
nhất, đồng thời là khởi nguồn của sự sáng tạo đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc
tế. Mục tiêu chương trình giáo dục: “HS được phát triển hài hòa về thể chất và
tinh thần trên cơ sở duy trì, tăng cường phẩm chất và năng lực đã hình thành ở
cấp tiểu học; được hoàn chỉnh cơ bản về học vấn phổ thông, học nghề hoặc đi
vào cuộc sống lao động”. Trong đó các phẩm chất và năng lực của học sinh (bao
gồm năng lực chung và năng lực chuyên biệt) sẽ dần được hình thành và phát
triển thông qua các môn học và hoạt động giáo dục TNST. Đổi mới căn bản toàn
diện chương trình giáo dục phổ thông, không chỉ tập trung đổi mới dạy học, mà
cần phải chú ý đến các hoạt động TNST. Thực tiễn đổi mới giáo dục hiện nay
trong các trường Tiểu học đang đặt ra những yêu cầu mới đòi hỏi những hoạt
động TNST cho học sinh cần được tích cực hóa hoạt động của học sinh. Vì vậy
thông qua HĐTNST là một hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đang được các
nhà giáo dục rất quan tâm.
Trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, hoạt động trải nghiệm
sáng tạo chính là hoạt động giáo dục theo nghĩa hẹp và được định nghĩa như sau:
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục trong đó từng cá nhân
học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc trong xã hội
dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo
đức, phẩm chất nhân cách, các năng lực và tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng như
phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân.8
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn Kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải
nghiệm sáng tạo trong trường tiểu học, NXB Đại học Sư Phạm, 2015.
8
13
1.2.2. Một số đặc điểm cơ bản của hoạt động trải nghiệm sáng tạo
1.2.2.1. Trải nghiệm và sáng tạo là dấu hiệu cơ bản của hoạt động
Hoạt động TNST tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm trong thực tiễn để
tích lũy và chiêm nghiệm các kinh nghiệm, từ đó có thể khái quát thành hiểu
biết theo cách của riêng mình, đó đã được gọi là sáng tạo của bản thân học sinh.
Hoạt động TNST có khả năng huy động sự tham gia tích cực của học sinh ở tất
cả các khâu của quá trình hoạt động: từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực
hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng
của bản thân; tạo cơ hội cho các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý
tưởng sáng tạo; được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự
khẳng định bản thân, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản
thân, của nhóm mình và của bạn bè…
1.2.2.2. Nội dung hoạt động TNST mang tính tích hợp và phân hóa cao
Nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo rất đa dạng và mang tính tích
hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và
giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo
du ̣c giá tri ̣ số ng, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo
dục an toàn giao thông, giáo dục môi trường, giáo dục phòng chống ma túy,
giáo dục phòng chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội, giáo dục các phẩm chất
người lao động, nhà nghiên cứu… Điều này giúp cho các nội dung giáo dục
thiết thực hơn, gần gũi với cuộc sống thực tế hơn, đáp ứng được nhu cầu hoạt
động của học sinh, giúp các em vận dụng vào trong thực tiễn cuộc sống một
cách dễ dàng, thuận lợi hơn.
Bên cạnh hoạt động có tính tích hợp, học sinh được lựa chọn một số hoạt
động chuyên biệt phù hợp với năng lực, sở trường, hứng thú của bản thân để
phát triển năng lực sáng tạo riêng của mỗi cá nhân.
14
1.2.2.3. Hoạt động TNST được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng
Hoạt động TNST đươ ̣c tổ chức dưới nhiề u hình thức khác nhau như trò
chơi, hô ̣i thi, diễn đàn, giao lưu, tham quan du lịch, sân khấu hóa (kich,
̣ thơ, hát,
múa rố i, tiể u phẩ m, kịch tham gia,...), thể dục thể thao, câu lạc bộ, tổ chức các
ngày hội, các công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật... Mỗi một hình thức
hoạt động trên đều tiềm tàng trong nó những khả năng giáo dục nhất định. Nhờ
các hình thức tổ chức đa dạng, phong phú mà việc giáo dục học sinh được thực
hiện một cách tự nhiên, sinh động, nhe ̣ nhàng, hấ p dẫn, không gò bó và khô
cứng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý cũng như nhu cầu, nguyện vọng của
học sinh. Trong quá trình thiết kế, tổ chức, đánh giá các hoạt động trải nghiệm
sáng tạo, cả giáo viên lẫn học sinh đều có cơ hội thể hiện sự sáng tạo, chủ động,
linh hoạt của mình, làm tăng thêm tính hấp dẫn, độc đáo của các hình thức tổ
chức hoạt động. Sự đa dạng của hình thức trải nghiệm cũng tạo cơ hội thực hiện
giáo dục phân hóa.
1.2.2.4. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo đòi hỏi sự phối hợp, liên kết nhiều
lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường
Khác với hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm sáng tạo cần thu hút
sự tham gia, phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà
trường như: Giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn, tổng phụ
trách Đội, ban giám hiệu nhà trường, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương,
hội khuyến học, hội phụ nữ, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, hội cựu
chiến binh, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở địa phương, các nhà hoạt động
xã hội, những nghệ nhân, những người lao động tiêu biểu ở địa phương, những
tổ chức kinh tế… Mỗi lực lượng giáo dục có tiềm năng, thế mạnh riêng. Tùy nội
dung, tính chất từng hoạt động mà sự tham gia của các lực lươ ̣ng có thể là trực
tiếp hoặc gián tiếp; có thể là chủ trì, đầu mối hoặc phối hợp; có thể về những
mặt khác nhau (có thể hỗ trợ về kinh phí, phương tiện, địa điểm tổ chức hoạt
động hoặc đóng góp về chuyên môn, trí tuệ, chất xám hay sự ủng hộ về tinh
15
thần). Do vậy, hoạt động trải nghiệm sáng tạo tạo điều kiện cho học sinh được
học tập, giao tiếp rộng rãi với nhiều lực lượng giáo dục; được lĩnh hội các nội
dung giáo dục qua nhiều kênh khác nhau, với nhiều cách tiếp cận khác nhau.
Điều đó làm tăng tính đa dạng, hấp dẫn và chất lượng, hiệu quả của hoạt động
trải nghiệm sáng tạo.
1.2.2.5. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo giúp lĩnh hội những kinh nghiệm
mà các hình thức học tập khác không thực hiện được
Lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người và thế giới xung quanh
bằng nhiều con đường khác nhau để phát triển nhân cách mình là mục tiêu quan
trọng của hoạt động học tập. Tuy nhiên, có những kinh nghiệm chỉ có thể lĩnh
hội thông qua trải nghiệm thực tiễn. Thí dụ, phân biệt mùi vị, cảm thụ âm nhạc,
tư thế cơ thể trong không gian, niềm vui sướng hạnh phúc... những điều này chỉ
thực sự có được khi học sinh được trải nghiệm với chúng. Sự đa dạng trong trải
nghiệm sẽ mang lại cho học sinh nhiều vốn sống kinh nghiệm phong phú mà
nhà trường không thể cung cấp thông qua các công thức hay định luật, định lý...
Tóm lại, hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một phương thức học hiệu quả,
nó giúp hình thành năng lực cho người học. Phương pháp trải nghiệm có thể
thực hiện đối với bất cứ lĩnh vực tri thức nào, khoa học hay đạo đức, kinh tế, xã
hội… Hoạt động trải nghiệm cũng cần được tiến hành có tổ chức, có hướng dẫn
theo quy trình nhất định của nhà giáo dục thì hiệu quả của việc học qua trải
nghiệm sẽ tốt hơn. Hoạt động giáo dục nhân cách học sinh chỉ có thể tổ chức
qua hoạt động trải nghiệm.
1.2.3. Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo9
HĐTNST được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như hoạt động
câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại,
Bộ Giáo dục và Đào tạo, tài liệu tập huấn Kỹ năng xây dựng và tổ chức các HĐTNST trong
trường tiểu học, NXB Đại học Sư phạm,2015
9
16
các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt
động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao động công ích, sân khấu hóa (kịch, thơ,
hát, múa rối, tiểu phẩm, kịch tham gia,…), thể dục thể thao, tổ chức các ngày
hội,… Mỗi hình thức hoạt động trên đều mang ý nghĩa giáo dục nhất định. Dưới
đây là một số hình thức tổ chức của Hoạt động trải nghiệm sáng tạo:
Hoạt động câu lạc bộ (CLB)
Câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm học sinh
cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu,… dưới sự định hướng của những nhà giáo
dục nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với
nhau và giữa học sinh với thầy cô giáo, với những người lớn khác. Hoạt động
của CLB tạo cơ hội để học sinh được chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của
mình về các lĩnh vực mà các em quan tâm, qua đó phát triển các kĩ năng của học
sinh như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe và biểu đạt ý kiến, kĩ năng trình
bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng viết bài, kĩ năng chụp ảnh, kĩ năng hợp tác, làm
việc nhóm, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề,… CLB là nơi để học sinh
được thực hành các quyền trẻ em của mình như quyền được học tập, quyền được
vui chơi giải trí và tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật; quyền được tự
do biểu đạt; tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin,… Thộng qua hoạt động
của các CLB, nhà giáo dục hiểu và quan tâm hơn đến nhu cầu, nguyện vọng
mục đích chính đáng của các em. CLB hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện,
thống nhất, có lịch sinh hoạt định kì và có thể được tổ chức với nhiều lĩnh vực
khác nhau như: CLB học thuật; CLB thể dục thể thao; CLB văn hóa nghệ thuật;
CLB võ thuật; CLB hoạt động thực tế; CLB trò chơi dân gian…
Tổ chức trò chơi
Trò chơi là một loại hình hoạt động giải trí, thư giãn; là món ăn tinh thần
nhiều bổ ích và không thể thiếu được trong cuộc sống con người nói chung, đối
với học sinh nói riêng. Trò chơi là hình thức tổ chức các hoạt động vui chơi với
nội dung kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác dụng giáo dục “chơi
17