Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Giải pháp nâng cao y đức của đội ngũ cán bộ ngành y tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.15 KB, 11 trang )

Lời cảm ơn!
Tôi xin được chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Chính trị tỉnh
Thanh Hóa, Phòng Đào tạo Trường Chính trị Thanh Hóa, đã tạo điều kiện cho
tôi được học lớpQuản lý Nhà nước ngạch chuyên viên năm 2017;
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh
Hóa đã tạo điều kiện để tôi được theo học lớp Quản lý nhà nước ngạch chuyên
viên năm 2017;
Tôi xin cảm ơn sự quan tâm chân thành của Cô giáo chủ nhiệm lớp, Ban
chỉ đạo lớp học, quý thầy, cô các Bộ môn của Trường chính trị tỉnh Thanh Hóa
đã tận tình truyền đạt cho tôi các kiến thức quý báu trong lĩnh vực Quản lý Nhà
nước;
Có thể tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên
cứu và trình bày. Rất kính mong được sư đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo
và các đồng chí, đồng nghiệp để bài đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn.

1


Đặt vấn đề
Sức khoẻ là vốn quý của mỗi người, là tài sản quý giá nhất, không có gì
có thể so sánh được. Nếu bạn có sức khỏe bạn sẽ có hàng ngàn mong
muốn, khi không có sức khỏe thì bạn chỉ có một mong muốn duy nhất đó
là sức khỏe.
Theo Tổ chức Y tế thế giới thì “Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn
diện về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không phải chỉ là tình trạng không có
bệnh hay thương tật”. Có một sức khỏe tốt nhất là một trong những quyền cơ
bản con người dù thuộc bất kỳ chủng tộc, tôn giáo, chính kiến chính trị hay
điều kiện kinh tế – xã hội nào. Do vậy Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến
việc chăm sóc sức khoẻ của nhân dân trước hết bằng hoạt động chăm sóc sức
khoẻ của ngành y tế, chủ trương phải phấn đấu để mọi người dân đều được


chăm sóc sức khoẻ. Vấn đề chăm sóc sức khoẻ, trước hết là trách nhiệm của
từng người dân, sau đó là trách nhiệm của cộng đồng, trong đó ngành y tế giữ
vai trò nòng cốt. Trước nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng, các phòng
khám, Bệnh viện tư nhân không ngừng được mở ra, tạo điều kiện dễ dàng,
thuận lợi trong việc khám chữa bệnh, cung cấp thuốc cho người bệnh, tạo thêm
việc làm, thu nhập cho người hành nghề. Tuy nhiên, hiện nay nhìn chung vẫn
tồn tại không ít cơ sở y tế xuống cấp trong đó có tuyến y tế cơ sở, thiếu trang
thiết bị hiện đại, thiếu đội ngũ y bác sỹ giỏi phục vụ cho công tác khám chữa
bệnh, nhiều bệnh viện bị quá tải, các phòng khám, bệnh viện tư nhân chưa
được ngành y tế quản lý chặt chẽ. Do đó ở một số người, một số bộ phận, một
số trường hợp đã có những biểu hiện tiêu cực làm tổn hại đến đạo đức, uy tín
của ngành y và người thầy thuốc, gây bất bình trong nhân dân. Hiện nay ở
nước ta hệ thống các trường đào tạo đội ngũ cán bộ y tế chưa trú trọng nhiều
đến việc bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, y đức, phong cách làm việc phục vụ
bệnh nhân cho những người thầy thuốc tương lai. Đây cũng là một trong
những nguyên nhân của chất lượng dịch vụ y tế bị giảm sút.
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành và thường xuyên sửa
đổi bổ sung những chủ trương, chính sách về chăm sóc sức khoẻ cho người
dân như Bộ chính trị đã ban hành Nghị quyết số 46/NQ-TW ngày ngày 23
tháng 02 năm 2005 về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình
hình mới, Chính Phủ ban hành Quyết định Số 122/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01
năm 2013 Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân
2


dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030. UBND tỉnh Thanh Hóa
ban hành Chỉ thị số 24/CT-UBND ngày 20-12-2013 của Chủ tịch UBND tỉnh
về việc nâng cao y đức và chất lượng phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân,
Cũng như nhiều các văn bản chỉ đạo cho ngành y tế trong việc chủ trương nâng
cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho người dân, nâng cao y đức, khắc phục

những tiêu cực trong ngành y, lấy lại lòng tin của nhân dân đối với thầy thuốc.
Để đạt được các mục tiêu theo tinh thần Nghị quyết của Trung ương và chiến
lược của Chính phủ trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho
người dân thì ngoài sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp các ngành, thì phần
quyết định đó là sự nỗ lực, cố gắng và lương tâm trách nhiệm của mỗi người
thầy thuốc đó là vấn đề y đức. Đây là một vấn đề hết sức nóng bỏng được xã
hội quan tâm. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao y đức của đội ngũ
cán bộ ngành y tế” làm tiểu luận cuối khoá chương trình bồi dưỡng kiến thức
quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên của mình.

3


Chương I: Cơ sở lý luận
Theo các nhà xã hội học “Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được
dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với
nhau và đối với xã hội”. Đạo đức nghề nghiệp là một nhánh trong hệ thống đạo
đức xã hội, là một loại đạo đức đã được thực tiễn hoá. Lương tâm nghề nghiệp
là sự tự phán xét, tự ý thức về trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp. Nghĩa vụ đạo
đức nghề nghiệp và lương tâm nghề nghiệp có quan hệ mật thiết với nhau.
Đánh mất ý thức về nghĩa vụ đạo đức là đánh mất ý thức về bản thân mình,
làm mất ý nghĩa làm người cũng như giá trị động lực của lao động. Mỗi con
người đã lựa chọn cho mình một nghề nào đó thì dù trong hoàn cảnh nào cũng
nên hết lòng vì nghề và sống bằng nghề. Nghề không chỉ là phương tiện để
sống mà còn là điều kiện mà qua đó, mỗi người có thể cống hiến sức lực và trí
tuệ cho xã hội. Trong luận văn tốt nghiệp trung học, C.Mác đã thể hiện bản
lĩnh của mình khi viết rằng, “nếu ta chọn một nghề trong đó ta có thể làm việc
được nhiều hơn cho nhân loại, thì ta không còng lưng dưới gánh nặng của nó,
bởi vì đó là sự hy sinh vì mọi người. Những việc làm của ta sẽ sống một cuộc
sống âm thầm nhưng mãi mãi có hiệu quả, và trên thi hài của chúng ta sẽ nhỏ

xuống những giọt nước mắt nóng bỏng của những con người cao quý”
Để có được thành công trong sự nghiệp cá nhân, hoạt động nghề nghiệp
của mỗi người trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều đòi hỏi phải có những chuẩn
mực đạo đức mà ta gọi là đạo đức nghề nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp là những
quan điểm, quy tắc và chuẩn mực hành vi đạo đức xã hội đòi hỏi phải tuân
theo trong hoạt động nghề nghiệp, có tính đặc trưng của nghề nghiệp. Trong xã
hội có bao nhiêu nghề thì có bấy nhiêu thứ đạo đức nghề nghiệp. Đạo đức nghề
nghiệp là đạo đức xã hội được thể hiện một cách đặc thù, cụ thể trong các hoạt
động nghề nghiệp. Với tính cách là một dạng của đạo đức xã hội, nó có quan
hệ chặt chẽ với đạo đức cá nhân và thể hiện thông qua đạo đức cá nhân. Nói
đến đạo đức nghề nghiệp là phải nói tới lương tâm nghề nghiệp. Lương tâm
nghề nghiệp là biểu hiện tập trung nhất của ý thức đạo đức cá nhân trong thực
tiễn; nó vừa là dấu hiệu vừa là thước đo sự trưởng thành của đời sống đạo đức
cá nhân. Mỗi con người với tư cách một chủ thể đạo đức đã trưởng thành bao
giờ cũng biểu hiện là người sống có lương tâm, mà rõ nét nhất là trong hoạt
động nghề nghiệp của họ. Lương tâm nghề nghiệp là ý thức trách nhiệm của
4


chủ thể đối với hành vi của mình trong hoạt động nghề nghiệp, là thái độ và
cách ứng xử của người làm nghề trước lợi ích của người khác, của xã hội; là sự
tự phán xử về các hoạt động, các hành vi nghề nghiệp của mình.
Nghề Y là một nghề đặc biệt, là nghề có liên quan trực tiếp đến sức khỏe
và tính mạng của con người. Trong ngành y đạo đức nghề nghiệp được gọi là Y
đức, Y đức là đạo đức của người cán bộ y tế, Y đức là phẩm chất tốt đẹp của
người làm công tác y tế, được biểu hiện ở tinh thần làm trách nhiệm cao, tận
tuỵ phục vụ, hết lòng thương yêu chăm sóc người bệnh, coi họ đau đớn như
mình đau đớn, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “lương y phải như từ
mẫu”. Phải thật thà đoàn kết, khắc phục khó khăn, học tập vươn lên để hoàn
thành nhiệm vụ, toàn tâm toàn ý xây dựng nền y học Việt Nam. Y đức phải thể

hiện qua những tiêu chuẩn, nguyên tắc đạo đức được xã hội thừa nhận.

5


Chương II: Thực trạng của vấn đề y đức hiện nay
1. Thực trạng:
Lịch sử y học Việt Nam có rất nhiều danh y nổi tiếng về đạo đức nghề
nghiệp và tài năng chữa bệnh như Tuệ Tĩnh (1330), Hải Thượng Lãn Ông Lê
Hữu Trác(1720 – 1791)…Trong cuốn sách “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” của
Lê Hữu Trác dành hẳn một chương phần “Y huấn cách ngôn” để nói về đạo
đức của người thầy thuốc. Bậc đại danh y đã vạch trần, cảnh báo, phê phán
một cách nghiêm khắc những biểu hiện thiếu y đức của thầy thuốc. Phải chăng
ở thời ông đã có những biểu hiện sa sút về y đức.
Ngày nay khi chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, nhu cầu
khám chữa bệnh bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày càng tăng cao, trong lúc kinh
phí dành cho ngành y tế có hạn, đời sống cán bộ y tế quá khó khăn, điều kiện
đáp ứng thiếu thốn, ngành y tế đã phấn đấu nỗ lực hết sức mình để duy trì hoạt
động đẩy mạnh công tác bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Trình độ cán bộ y tế được
nâng cao, kỹ thuật hiện đại được áp dụng, các máy móc trang thiết bị được bổ
sung, chất lượng khám chữa bệnh được nâng cao, nhiều bệnh hiểm nghèo
trước đây phải chuyển ra nước ngoài thì ngày nay đã giải quyết được ở trong
nước. Tuyến y tế cơ sở được đầu coi trọng và đầu tư nâng cấp. Tuy nhiên so
với nhu cầu thì chúng ta chưa có điều kiện để đáp ứng. Vì vậy không khỏi có
những tiêu cực xảy ra vi phạm đạo đức y học của một số ít cán bộ y tếbiểu hiện
xuống cấp về đạo đức nghề nghiệp, vi phạm các quy định, quy trình chuyên
môn kỹ thuật; qui tắc ứng xử của ngành; thiếu tinh thần trách nhiệm, thậm chí
có lúc, có nơi còn có biểu hiện thờ ơ vô cảm với người bệnh nên đã để xảy ra
một số vụ việc gây bất bình trong dư luận xã hội. Những biểu hiện trên tuy chỉ
xảy ra ở một bộ phận cán bộ y tế nhưng đã làm tổn hại lớn đến danh dự của

người thầy thuốc, uy tín của ngành và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng
phục vụ người bệnh. Điển hình như vụ “nhân bản” giấy xét nghiệm tại bệnh
viện Đa khoa Hoài Đức – Hà Nội. Một số cán bộ y tế trong khoa xét nghiệm
của bệnh viện này đã “nhân bản” một phiếu xét nghiệm để dùng cho 2 đến 5
bệnh nhân. Tính từ tháng 7/2012 đến tháng 5/2013, đã có tới trên 1.000 phiếu
xét nghiệm được nhân bản như vậy để trục lợi bảo hiểm y tế. Hành vi này của
các cán bộ phòng xét nghiệm đã vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng nghiêm
trọng tới sức khỏe của bệnh nhân và đặc biệt là vi phạm tới vấn đề đạo đức
6


trong ngành y. Một bác sĩ có y đức không bao giờ kiếm lời từ chính sức khỏe
và tính mạng của người bệnh. Trường hợp vụ việc thẩm mỹ viện Cát Tường.
Chị Nguyễn Thị Huyền sau khi thực hiện phẫu thuật nâng ngực, hút mỡ bụng
đã bị tử vong. Bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường (chủ cơ sở thẩm mỹ viện Cát
Tường) đã ném xác bệnh nhân xuống sông để phi tang làm cho dư luận bàng
hoàng. Có trường hợp do tay nghề kém, thiếu trách nhiệm đã khiến bệnh nhân
tử vong một cách oan uổng. Đặc biệt, mặc dù trình độ non kém, chưa được các
cơ quan có thẩm quyền cấp phép nhưng không ít bác sỹ vẫn mở phòng mạch
riêng, ngang nhiên hành nghề, bất chấp những hậu quả khôn lường có thể xảy
ra đối với người bệnh…Ngoài những trường hợp như trên được đưa ra truy tố
trước pháp luật cũng còn tồn tai đâu đó những trường hợp vi phạm vấn đề y
đức với các biểu hiện như kê đơn thuốc đắt tiền để hưởng phần trăm hoa hồng
của trình dược viên; móc ngoặc chuyển bệnh nhân về phòng khám tư; thiếu tôn
trọng bệnh nhân; lơ là, sao nhãng không hoàn thành nghĩa vụ; gây khó khăn
cho bệnh nhân để nhận tiền bệnh nhân, vòi vĩnh phong bì…..
Những vụ việc và các biểu hiện nói trên tuy là chỉ ở một số ít trong hàng
nghìn cán bộ y tế đang hết mình tận tâm cứu người, “con sâu làm rầu nồi canh”
nhưng nóđã làm hoen ố hình ảnh “thầy thuốc như mẹ hiền” và làm ảnh hưởng
đến thanh danh, uy tín của đại đa số những người làm nghề y đang ngày đêm

trăn trở vì sức khỏe nhân dân.
2. Nguyên nhân và tồn tại:
- Mô hình bệnh tật thay đổi, các bệnh truyền nhiễm đang diễn biến phức
tạp, các bệnh không truyền nhiễm, bệnh lạ, bệnh mới cũng xuất hiện nhiều
hơn;
- Hoạt động y tế cơ sở và chăm sóc sức khỏe ban đầu chưa thực sự quan
tâm đến việc củng cố và phát triển y tế cơ sở, chăm sóc sức khỏe ban đầu, cơ
sở vật chất chưa được trang bị đầy đủ phù hợp, thiếu các trang thiết bị y tế hiện
đại ở các xã vùng sâu, vùng xa trung tâm, nhân lực còn thiếu về số lượng và
yếu về chất lượng nên người dân chưa tin tưởng, vượt tuyến gây quá tải ở
tuyến trên.
- Về an toàn thực phẩm, tình hình ngộ độc thực phẩm còn diễn biến
phức tạp, khó kiểm soát. Các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản
xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm vẫn diễn ra phổ biến do ý thức tuân thủ

7


các quy định của pháp luật còn hạn chế, doanh nghiệp vì lợi nhuận nên kinh
doanh, sử dụng chất cấm trong trồng trọt và chăn nuôi, chế biến thực phẩm.
- Đầu tư từ ngân sách nhà nước cho y tế còn thấp, đặc biệt đối với y tế
dự phòng và y tế cơ sở
- Chế độ, chính sách đối với cán bộ y tế còn bất hợp lý, mức lương khởi
điểm chưa tương xứng với thời gian đào tạo. Chưa có chính sách bền vững để
thu hút những thầy thuốc có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi làm việc
lâu dài tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Việc rèn luyện, tu dưỡng đạo
đức nghề nghiệp của một bộ phận cán bộ y tế chưa tốt còn xảy ra tiêu cực, gây
phiền hà đối với người bệnh.
Để hạn chế tình trạng trên trong những năm qua ngành Y tế đã triển khai
nhiều giải pháp nhằm nâng cao lương tâm trách nhiệm, thái độ phục vụ của cán

bộ y tế như:
Quyết định số 20881BYT-QĐ ngày 06 tháng 11 nǎm 1996 của Bộ trưởng
Bộ Y tế quy định về tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế (12 điều y
đức);
Chỉ thị Số 09/CT-BYT ngày 22 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y
tế về tăng cường tiếp nhận và xử lý ý kiến phản ánh của người dân về chất
lượng dịch vụ khám bệnh chữa bệnh thông qua đường dây nóng. Nhằm tiếp tục
chấn chỉnh tinh thần, thái độ phục vụ của thầy thuốc, nhân viên y tế, kịp thời
giải quyết những tình huống cấp cứu khẩn cấp, bảo đảm chất lượng dịch vụ
khám bệnh, chữa bệnh và đáp ứng sự hài lòng của người bệnh;
Thông tư 07/2014/TT-BYT ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng
Bộ Y tế quy định về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động
làm việc tại các cơ sở y tế. Thông tư nêu rõ những vấn đề công chức, viên chức
y tế được làm và không được làm trong khi thi hành công vụ và nhiệm vụ được
giao; trong ứng xử của công chức, viên chức y tế đối với đồng nghiệp; Ứng xử
của công chức, viên chức y tế đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân; Ứng xử của
công chức, viên chức y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Ứng xử của
lãnh đạo, quản lý cơ sở y tế;
Quyết định Số 2151/QĐ-BYT ngày 04 tháng 06 năm 2015 phê duyệt Kế
hoạch triển khai thực hiện “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y
tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”. Kế hoạch nhằm thay đổi nhận thức,
thái độ, phong cách phục vụ người bệnh của cán bộ y tế, rèn luyện kỹ năng
8


giao tiếp, ứng xử, nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ, củng cố niềm tin và sự
hài lòng của người bệnh. Tạo điều kiện tốt, thuận lợi để giúp người dân tiếp
cận các dịch vụ y tế; xây dựng hình ảnh đẹp của người cán bộ y tế Việt Nam;
Chỉ thị số 24/CT-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2013 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Thanh Hóa Về nâng cao y đức và chất lượng phục vụ chăm sóc sức

khỏe nhân dân.
Trong chương trình tổng thể cải cách hình chính nhà nước giai đoạn
2011 – 2020, Bộ Y tế được giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng và hướng dẫn việc
thực hiện phương pháp đo lường mức độ hài lòng của người dân đối với dịch
vụ y tế công. Theo đó Bộ Y tế đã ban hành Quyết định Số 4448/QĐ-BYT về
phê duyệt đề án “Xác định phương pháp đo lường sự hài lòng của người dân
đối với dịch vụ y tế công”.
Những giải pháp trên đã được triển khai đồng bộ và hiệu quả. Với những
nổ lực chung của ngành y tế thì hiện nay chất lượng dịch vụ y tế đã được nâng
lên,đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, môi trường làm việc tại các bệnh viện; xây
dựng môi trường bệnh viện xanh, sạch, đẹp; đầu tư trang thiết bị y tế hiện
đại…Tuyến y tế cơ sở nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn đã dần được đầu tư xây mới cơ sở vật, cung cấp trang thiết
bị cơ bản trong chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cơ sở.Tuy nhiên so với sự phát
triển chung của xã hội thì vấn đề chăm sóc sức khỏe cho nhân cần được quan
tâm đầu tư, đổi mới trong cách quản lý, cần có những giải pháp đồng bộ và
quyết liệt hơn.

9


Chương III: Những giải pháp
Để lương tâm và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ ngành y tế được nâng
cao, tạo niềm tin tưởng của người dân thì trong thời gian tới ngành y tế nói
chung và mỗi cán bộ y tế cần triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ như:
1. Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án xây dựng và phát triển mạng lưới
y tế cơ sở trong tình hình mới của Chính phủ theo đúng lộ trình gắn với
Chương trình xây dựng nông thôn mới. Trong đó cần quan tâm đầu tư cho phù
hợp với địa phương cụ thể. Ví dụ như cũng là xã thuộc vùng dặc biệt khó khăn
nhưng lại ở gần Bệnh viện đa khoa khu vực huyện hoặc bệnh viện đa khoa

huyện thì không đầu tư các thiết bị hiện đại vì bệnh nhân ở những nơi đó sẽ
đến bệnh viện luôn không qua Trạm y tế (hiện nay đã thông tuyến khám bảo
hiểm y tế) dẫn đến gây lãng phí, mà nên tập trung đầu tư vào các xã xa trung
tâm hơn hơn. Vì công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân đóng vai
trò quan trọng trong việc giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên, giúp bệnh
nhân được hưởng những dịch vụ y tế tốt ngay tại địa phương, đảm bảo an sinh
xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
2. Tăng cường đầu tư nguồn lực cho ngành Y thông qua việc xây dựng
cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, mở rộng và nâng cấp quy mô giường
bệnh; phát triển các bệnh viện tư nhân để giảm áp lực cho các bệnh viện công;
tiếp tục triển khai đề án bệnh viện vệ tinh nâng cao năng lực khám bệnh, chữa
bệnh của bệnh viện vệ tinh thông qua việc tăng cường đào tạo, chuyển giao kỹ
thuật.
3. Giáo dục y đức: Cần trú trọng hơn việc giáo dục y đức cho học sinh,
sinh viên ngành y. Tăng cường tổ chức tuyên truyền, giáo dục chính trị tư
tưởng để nâng cao y đức cho cán bộ y tế, để họ nhận thức một cách sâu sắc về
nghề cao quý của mình, gắn việc nâng cao y đức, y nghiệp với học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tại cơ quan, đơn vị. Mỗi thầy thuốc nên
là gương sáng để người bệnh noi theo về tác phong chuẩn mực, trách nhiệm và
sự thân thiện.
4. Tiếp tục triển khai các đề án đã được triển khai như “Đổi mới phong
cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”,
tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động đường dây nóng để tiếp nhận những phản
ánh của người dân để kịp thời xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Cần
10


tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy định về quy tắc ứng xử,
phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế tại tuyến y tế cơ sở. Bên cạnh đó
cũng kịp thời biểu dương những cán bộ có thành tích để động viên khích lệ.

5. Nâng cao thu nhập của cán bộ y tế: Một hệ thống chăm sóc sức khỏe
tốt sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lương tâm của thầy thuốc, ý thức của
bệnh nhân… nhưng trong bối cảnh của nhà nước ta hiện nay yếu tố thu nhập
của cán bộ y tế cũng đóng vai trò rất quan trọng nhất là tuyến y tế cơ sở, bác sỹ
ở các vùng sâu vùng xã, vùng đặc biệt khó khăn chỉ trông vào đồng lương
ngoài ra không có thêm khoản thu nhập khác, vì nhân dân đa số là hộ nghèo,
cận nghèo được hỗ trợ 100% thẻ bảo hiểm y tế.
Kết luận
Tóm lại y đức đang là vấn đề nóng của xã hội nhất là trong nền kinh tế
thị trường hiện nay. Xã hội đòi hỏi người thầy thuốc cần phải có những phẩm
chất đặc biệt. Để nâng cao y đức chúng ta không thể hô hào chung chung mà
phải xem xét nhiều nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm về y đức và đề ra biện
pháp khắc phục ngay từ khi tuyển chọn cán bộ vào ngành và không ngừng tổ
chức cập nhật tăng cường kiến thức, kỹ năng, nghệ thuật phục vụ. Lãnh đạo
các đơn vị cần định hướng người bệnh là trung tâm, lấy tiêu chí hài lòng của
người bệnh làm mục tiêu chính để phấn đấu, thi đua. Và mỗi cán bộ y tế cũng
phải tự trau dồi đạo đức của mình, quan tâm đến sức khỏe toàn diện của người
bệnh cả về thể chất lẫn tình thần chứ không chỉ lo điều trị bệnh là chưa đủ. Mỗi
cán bộ y tế cần học tập và phát huy kỹ năng mềm trong giao tiếp, luôn giữ trên
môi nụ cười thân thiện và sẻ chia với người bệnh để luôn xứng đáng với danh
hiệu cao quý mà Bác dạy “ Thầy thuốc như mẹ hiền”.

Xác nhận của đơn vị

Thanh hóa, ngày 6 tháng 12 năm 2017
Người thực hiện

Lê Ngọc Lĩnh

11




×