Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Bước đầu nghiên cứu về ngài atlas tại Bến Tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.91 MB, 31 trang )

TÓM LƯỢC
Attacus atlas L. là một trong những loài ngài lớn nhất thế giới, thường được trưng
bày trong các bộ sưu tập côn trùng nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu, học tập và
thương mại. Ở Việt Nam, loài này từng được đưa vào sách Đỏ năm 2000 ở mức độ R
(hiếm) và không có tên trong sách Đỏ năm 2007. Bài nghiên cứu này trình bày đặc điểm
hình thái và sinh học của Attacus atlas L. tại Bến Tre. Trong nghiên cứu, ấu trùng và
nhộng của loài này được thu thập ngoài tự nhiên sau đó được nhân nuôi tại phòng thí
nghiệm Sinh học thuộc Trung tâm GDNN – GDTX Chợ Lách. Kết quả thu được cho thấy
chu trình sống của loài Attacus atlas L. từ trứng đến trưởng thành và chết đi tại Bến Tre là
114,73 ngày. Tuổi thọ trung bình là 9,67±2,11 ngày và khả năng sinh sản là 195,75 trứng/
1 cá thể cái, tỉ lệ trứng nở trung bình là 51,09%. Kết quả này cung cấp số liệu cơ bản để từ
đó xây dựng quy trình nhân nuôi, bảo tồn loài này trong tương lai.

i


MỤC LỤC
TÓM LƯỢC.................................................................................................................................................i
MỤC LỤC....................................................................................................................................................ii
DANH SÁCH BẢNG..............................................................................................................................iv
DANH SÁCH HÌNH.................................................................................................................................v
TỪ VIẾT TẮT...........................................................................................................................................vi
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU....................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề:...........................................................................................................................................1
2. Câu hỏi nghiên cứu:.........................................................................................................................2
3. Mục tiêu đề tài:..................................................................................................................................2
4. Phạm vi và giới hạn đề tài:...........................................................................................................2
5. Tính sáng tạo của đề tài:................................................................................................................3
CHƯƠNG II. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.........................................................................................4
1. Đặc điểm hình thái của ngài:.......................................................................................................4
1.1 Phần đầu của ngài:...............................................................................................4


1.2 Phần ngực của ngài:.............................................................................................4
1.3 Phần bụng của ngài:.............................................................................................6
2. Đặc tính sinh học của ngài:...........................................................................................................6
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu về loài ngài Atlas (Attacus atlas).............................8
3.1 Trên thế giới:.........................................................................................................8
3.2 Ở Việt nam:..........................................................................................................10
4. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu:..................................................11
CHƯƠNG III. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................13
1. Thời gian và địa điểm thực hiện:..............................................................................................13
ii


2. Phương tiện nghiên cứu:..............................................................................................................13
3. Phương pháp nghiên cứu:...........................................................................................................13
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..............................................................................14
1. Đặc điểm hình thái:........................................................................................................................14
1.1. Pha trứng:..........................................................................................................14
1.2. Pha ấu trùng:.....................................................................................................14
1.3. Pha nhộng:.........................................................................................................16
1.4. Pha trưởng thành:..............................................................................................16
2. Đặc điểm sinh học:.........................................................................................................................17
2.1. Giai đoạn trước trưởng thành:..........................................................................18
a. Pha trứng:...........................................................................................................19
b. Pha ấu trùng:......................................................................................................20
c. Pha nhộng:..........................................................................................................21
2.2. Giai đoạn trưởng thành:....................................................................................22
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................24
1. Kết luận:.............................................................................................................................................24
2. Kiến nghị:...........................................................................................................................................24
CHƯƠNG VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................25


iii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1. Nhiệt độ môi trường huyện Chợ Lách trong thời gian nghiên cứu................19
Bảng 2. Khả năng sinh sản của Attacus atlas L. tại Bến Tre......................................19
Bảng 3. Thời gian phát triển pha trứng của Attacus atlas L. tại Bến Tre....................20
Bảng 4. Thời gian phát triển pha ấu trùng của Attacus atlas L. tại Bến Tre...............20
Bảng 5. Thời gian phát triển pha nhộng của loài Attacus atlas L. tại Bến Tre............21
Bảng 6. Tuổi thọ của loài bướm khế Attacus atlas L. tại Bến Tre..............................22

iv


DANH SÁCH HÌNH
Hình 1: Cấu tạo cơ thể của ngài (Moth).......................................................................4
Hình 2: Mạch cánh của loài ngài Antheraea youngi, con đực (phải) và con cái (trái)
....................................................................................................................................... ..5
Hình 3: Các giai đoạn phát triển của ngài (moth)........................................................6
Hình 4: Mạch cánh của loài ngài Attacus atlas tại Malaysia.......................................8
Hình 5: Vùng phân bố của ngài atlas (Attacus atlas)...................................................9
Hình 6: Vị trí các Tỉnh có ghi nhận sự xuất hiện của loài ngài atlas.........................13
Hình 7: Kích thước trứng của ngài atlas....................................................................13
Hình 8: Màu sắc trứng của ngài sau khi lau đi dịch nhầy (A) và không lau (B)........13
Hình 9: Ấu trùng tuổi 1..............................................................................................13
Hình 10: Ấu trùng tuổi 1 nở ra từ trứng (A) và ấu trùng mới nở ăn vỏ trứng (B)......13
Hình 11: Ấu trùng tuổi 2............................................................................................13
Hình 12: Ấu trùng tuổi 3............................................................................................13
Hình 13: Ấu trùng tuổi 4............................................................................................13

Hình 14: Ấu trùng tuổi 5 nhả tơ kết kén (A) và kén của ngài sau khi hoàn thành (B)
....................................................................................................................................... 13
Hình 15: Ngài trưởng thành (đực).............................................................................13
Hình 16: Ngài trưởng thành (cái)...............................................................................13
Hình 17: Nhộng vũ hóa thành bướm đực (A) và giao phối ở cá thể trưởng thành (B)
....................................................................................................................................... 13

v


TỪ VIẾT TẮT
IUCN: The International Union for Conservation of Nature (Liên minh Quốc tế
Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên)
GDNN – GDTX: Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên

vi


CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU
1. Đặt vấn đề:
Việt Nam nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, đây là một trong những
điều kiện đã góp phần tạo nên sự đa dạng về hệ động thực vật ở nước ta như hiện nay.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây những nguồn tài nguyên trên đã và đang dần suy
giảm do nhiều tác động của con người như việc chặt phá rừng bừa bãi, săn bắt động vật
hoang dã trái phép, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng khuyến cáo, … hệ quả dẫn
đến số lượng cá thể, số lượng nhiều loài sinh vật ở nước ta đứng trước nguy cơ tuyệt
chủng.
Đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh học là những đặc điểm riêng biệt của loài.
Dựa vào những đặc điểm đó, chúng ta có thể nhận diện ra chúng trong muôn vàn những

loài sinh vật khác, ngoài ra việc nghiên cứu đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh học sẽ
đem lại nhiều ý nghĩa về mặt khoa học và ứng dụng thực tiễn vì nó là cơ sở khoa học, là
căn cứ để chúng ta tác động lại đối tượng nghiên cứu tùy theo mục đích như tiêu diệt,
kiềm hãm, nhân nuôi hay bảo tồn đa dạng sinh học.
Trong lớp côn trùng (Insecta), bộ cánh vẩy (Lepidoptera) là một bộ rất đa dạng về
loài. Đây là nhóm côn trùng rất phong phú về số lượng và đa dạng về nơi ở, chúng có khả
năng thích ứng cao với sự biến đổi của môi trường. Chính vì vậy, những loài cánh vẩy
thường được sử dụng như là những sinh vật chỉ thị cho tình trạng của hệ sinh thái, đặc
biệt trong đánh giá chất lượng rừng, đánh giá hiệu quả của công tác bảo tồn thông qua
việc quan sát sự biến động của quần thể loài cánh vẩy theo thời gian. Trong bộ này, các
nhà khoa học chia làm hai nhóm là: ngài hay bướm đêm (moth) và bướm hay bướm ngày
(butterfly).
Ở nước ta và trên thế giới, Ngài atlas hay còn gọi là bướm khế là một trong những
loài ngài có kích thước lớn nhất. Không chỉ to lớn, loài này còn được đánh giá là một
trong những loài đẹp nên thường được trưng bày trong bộ sưu tập côn trùng nhằm phục
vụ cho công tác nghiên cứu, học tập và thương mại. Loài này được ghi nhận xuất hiện ở
nhiều tỉnh thành trong cả nước từ Bắc vào Nam trong đó có ở huyện Chợ Lách, Tỉnh Bến
Tre.
Trong sách đỏ Việt Nam năm 2000, loài ngài atlas được xếp vào bậc hiếm (R), tuy
nhiên loài này đã bị loại khỏi danh sách bảo tồn trong sách đỏ Việt Nam 2007 – đây cũng
là quyển sách đỏ Việt Nam xuất bản gần đây nhất. Đều này cho thấy trong thời gian dài
1


trước đó, rõ ràng số lượng loài ngài atlas ít, tuy chưa phải là đối tượng đang hoặc sẽ bị đe
dọa nhưng sự tồn tài của chúng là mỏng manh mặc dù thời gian sau số lượng loài này đã
có sự phục hồi đáng kể trong những năm gần đây.
Tính đến thời điểm hiện nay, tại Bến Tre chưa có đề tài nào nghiên cứu về loài ngài
atlas. Chính vì thế, việc nghiên cứu đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh học của loài ngài
atlas Attacus atlas L. tại Bến Tre sẽ cung cấp những dữ liệu cơ bản để từ đó có thể xây

dựng quy trình nhân nuôi, quy trình bảo tồn loài này trong tương lai.
2. Câu hỏi nghiên cứu:
- Có thể nhân nuôi ấu trùng của ngài atlas bằng lá chôm chôm được hay không?
- Số trứng đẻ trung bình và tỉ lệ trứng nở ở loài ngài aslas là bao nhiêu?
- Vòng đời của ngài atlas ở Bến Tre trung bình là bao nhiêu ngày? Thời gian phát
triển trung bình tương ứng với từng giai đoạn phát triển là bao nhiêu?
- Tuổi thọ của ngài atlas trung bình ở Bến Tre là bao nhiêu ngày?
- Với điều kiện khí hậu ở Bến Tre, nhộng sẽ cần thời gian bao lâu để vũ hóa thành
ngài đực và cái?
3. Mục tiêu đề tài:
Đề tài này được thực hiện với các mục tiêu như sau:
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái của loài ngài atlas tương ứng với 4 giai đoạn trong
vòng đời phát triển: trứng, ấu trùng, nhộng, trưởng thành.
- Bước đầu nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài này tương ứng với các giai đoạn
phát triển.
4. Phạm vi và giới hạn đề tài:
Đề tài giới hạn trong phạm vi như sau:
- Nghiên cứu dựa trên những mẫu ấu trùng và nhộng thu được ngoài tự nhiên tại xã
Long Thới, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre sau đó nhân nuôi và theo dõi tại phòng thí
nghiệm Sinh học thuộc Trung tâm GDNN – GDTX Chợ Lách.
- Đặc điểm hình thái chủ yếu tập trung mô tả các đặc điểm đặc biệt, đặc điểm nổi
bậc của đối tượng nghiên cứu tương ứng với các giai đoạn phát triển: trứng, ấu trùng,
nhộng và trưởng thành.
2


- Đặc điểm sinh học được tập trung nghiên cứu chủ yếu là thời gian phát triển và
khả năng sinh sản của đối tượng nghiên cứu.
5. Tính sáng tạo của đề tài:
Đề tài là cơ sở cho các ứng dụng như sau:

- Nhân nuôi loài ngài atlas, làm tiêu bản phục vụ cho nghiên cứu, học tập và
thương mại, làm sản phẩm lưu niệm cho du lịch Bến Tre.
- Gắn nội dung nghiên cứu với giảng dạy môn Sinh học 11, tìm hiểu về sự phát
triển qua biến thái hoàn toàn ở côn trùng mà cụ thể là loài ngài atlas Attacus atlas.
- Nhân nuôi bảo tồn loài ngài atlas trong tương lai khi cần thiết.

3


CHƯƠNG II
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1. Đặc điểm hình thái của ngài:
Ngài hay bướm đêm (Heterocera) và bướm (Rhopalocera) là các nhóm động vật
thuộc ngành chân khớp (Arthropoda), lớp côn trùng (Insecta), bộ cánh vảy (Lepidoptera).
Tuy nhiên nhóm ngài lại có nhiều đặc điểm về hình thái và tập tính khác với nhóm bướm.

Hình 1: Cấu tạo cơ thể của ngài (Moth)

(Nguồn: />1.1 Phần đầu của ngài:
Cũng như nhiều loài côn trùng khác, đầu của ngài là phần trước của cơ thể mang
mắt, râu và miệng. Phần lớn các loài ngài có hai mắt kép. Râu rất đa dạng như dạng sợi
chỉ, hình lược, hình chiếc lá,…. Phần lớn cơ thể, chân và cánh mang nhiều lông vẩy nhỏ.
Ở giai đoạn ấu trùng có miệng kiểu nhai nghiền nhưng chuyển thành dạng miệng kiểu hút
khi thành dạng trưởng thành, nhiều loài lại có miệng thoái hóa.
1.2 Phần ngực của ngài:
Là phần thứ hai của cơ thể, ngực được nối liền với đầu bằng một đoạn ngắn, hẹp
được gọi là cổ. Nguồn gốc của cổ côn trùng chưa được xác định rõ ràng, một số tác giả
cho rằng cổ cũng là một đốt của cơ thể và gọi tên cổ là ngực nhỏ, một số tác giả khác lại
cho rằng cổ có thể có nguồn gốc từ môi dưới hay từ phần trước của ngực trước. Ở nhiều
loại côn trùng, cổ thường thụt dưới da, phía trong ngực trước nên rất khó nhìn thấy

(Nguyễn Thị Thu Cúc, 2009).
4


Ngực được chia thành 3 đốt: ngực trước, ngực giữa và ngực sau, mỗi đốt ngực
mang một đôi chân, ngoài ra ở hai bên về phía lưng của đốt ngực giữa và ngực sau còn có
hai đôi cánh. Đôi cánh ở ngực giữa gọi là cánh trước, đôi cánh ở ngực sau gọi là cánh sau.
Bộ phận ngực có độ hóa cứng khá cao. (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2009).
Cánh côn trùng không phải là chi phụ (như cánh của chim, dơi) mà là phần kéo dài
ra hai bên của mảnh lưng ngực. Cánh chỉ xuất hiện sau khi ngài bước vào giai đoạn
trưởng thành sinh dục. Ở các loại bướm và ngài, cánh được cấu tạo bằng chất màng mỏng
phủ đầy vẩy, phấn nên được gọi là cánh vẩy hay cánh phấn. Trên cánh có hệ thống mạch
cánh gồm mạch dọc và mạch ngang. Các mạch này sẽ tạo nên những vùng không gian
trên cánh côn trùng, gọi là buồng cánh. Gồm 2 dạng buồng cánh là buồng cánh kín (giới
hạn hoàn toàn bởi gân cánh) và buồng cánh hở (giới hạn bởi mạch cánh và mép ngoài của
cánh) (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2009).

Hình 2: Mạch cánh của loài ngài Antheraea youngi, con đực (phải) và con cái (trái)
thuộc họ Saturniidae

(Nguồn: />Dựa trên những sự tương đồng của các mạch cánh, một hệ thống mạch cánh mang
tính nguyên thủy giả thuyết đã được xây dựng bởi Comstock và Needham. Mặc dù không
phải nhà côn trùng học nào cũng đồng ý với sơ đồ mạch cánh của Comstock và Needham.
Nhưng hệ thống này cho đến nay vẫn là cơ sở cho việc xác định nghiên cứu và xây dựng
hệ thống mạch cánh cho nhiều nhóm côn trùng khác nhau. (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2009).
1.3 Phần bụng của ngài:
Như nhiều nhóm côn trùng khác, bụng của ngài gồm nhiều đốt, mỗi đốt bụng được
cấu tạo chủ yếu bởi hai mảnh cứng: một mảnh lưng (tergum) và một mảnh bụng
5



(sternum) có kích thước nhỏ hơn, vùng bên (pleural) đa số là vùng màng. Mỗi đốt bụng
đều mang một đôi lỗ thở ở hai bên (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2009).
Giai đoạn ấu trùng của bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) có thêm các đôi chân bụng, số
đôi chân bụng khác nhau tùy loài. Cuối bụng là bộ phận giao phối ở thành trùng đực và
thành trùng cái. (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2009).
Sâu non thuộc dạng nhiều chân, với bộ phận đầu rất phát triển, cơ thể hình ống dài,
13 đốt (3 đốt ngực và 10 đốt bụng). Bụng có từ 2-5 đôi chân ở vị trí tương ứng với đốt
bụng thứ 3,4,5,6 và 10. Đôi chân ở đốt bụng thứ 10 thường được gọi là đôi chân mông.
Phía cuối chân bụng có một đến nhiều móng dạng móc câu, xếp thành từng kiểu khác
nhau tuỳ loài và đây là đặc điểm quan trọng để phân loài. Một số loài có ít hơn 5 đôi chân
bụng như các loài sâu đo, có loài lại hoàn toàn không có chân bụng như một số loài họ
Xycanidae và những loài sâu ăn lá thuộc Microlepidoptera, hoàn toàn không có chân ngực
lẫn chân bụng. (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2009).
2. Đặc tính sinh học của ngài:
Ngài thuộc nhóm động vật mà sự phát triển phải trải qua sự biến thái hoàn toàn,
trải qua lần lượt 4 giai đoạn là trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành. Nhóm bướm hoạt
động ban ngày, thường có màu sắc sặc sở, nhóm ngài lại hoạt động ban đêm thường có
màu tối. (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2009).

Hình 3: Các giai đoạn phát triển của ngài (moth)

(Nguồn: o/encyclopedia/M/metamorphosis.html)
Ấu trùng của biến thái hoàn toàn có hình dạng và tập quán sinh hoạt, gây hại,... rất
khác biệt với thành trùng. Vào giai đoạn ấu trùng, hình dạng của côn trùng thường không
khác biệt ở các tuổi, chỉ khác nhau về kích thước. Nếu thuộc nhóm trưởng thành có cánh
6


thì vào giai đoạn ấu trùng, cánh hoàn toàn không lộ ra ngoài cơ thể, và chỉ xuất hiện vào

giai đoạn trưởng thành (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2009).
Ấu trùng lột xác để lớn lên. Mỗi lần lột xác côn trùng được thêm một tuổi. Thường
người ta qui định ấu trùng từ trứng nở ra là tuổi 1 (T1), sau lần lột xác thứ 1, ấu trùng sẽ
bước sang tuổi 2 (T2), và sau lần lột xác thứ 2, ấu trùng bước sang tuổi 3 (T3), v.v.... Tuổi
sâu được tính theo công thức n + 1 (n: số lần lột xác). Vậy tuổi sâu là khoảng thời gian
giữa 2 lần lột xác. Ở côn trùng, thời gian của từng tuổi cũng thay đổi tùy theo loài, có thể
từ 1, 2 ngày như ở rầy mềm Aphididae đến nhiều tháng như ở nhiều loài thuộc họ Bọ
hung Scarabaeidae và tùy theo điều kiện ngoại cảnh (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2009).
Phần lớn ấu trùng có miệng nhai, sau lần lột xác cuối cùng của ấu trùng (sâu non),
ấu trùng sẽ đi vào giai đoạn nhộng, vào giai đoạn này ấu trùng thường không ăn, tìm nơi
kín đáo để hóa nhộng. Nhộng thường được bảo vệ bên ngoài bằng một cái kén làm bằng
tơ hoặc bằng những chất liệu khác. (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2009).
Một vài giờ sau khi rời khỏi kén, cá thể đực bay đi để tìm kiếm một cá thể cái.
Con cái thường ở một chỗ cho đến khi trứng trong bụng đã được thụ tinh. Để thu hút cá
thể đực, con cái phát ra một chất dễ bay hơi, có mùi thơm gọi là pheromone. Sử dụng các
thụ thể trên râu lớn của mình, con đực có thể phát hiện chất này trong phạm vi vài
kilômét. (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2009).
Đa số ngài hoặc sâu bướm đều thuộc nhóm gây hại thực vật, tính ăn khác nhau tùy
loài, giữ vai trò quan trọng trong nông nghiệp. Đa số ăn phá lá, nhiều loài còn ăn bông,
đục lá, đục trái, đục mầm, cành, thân, rễ và một số bộ phận khác của cây. Có một số ít loài
thuôc nhóm ăn mồi. Thành trùng không gây hại cây trồng vì chỉ hút mật hoa, nước, sương
hoặc không ăn (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2009).
Ấu trùng bộ Cánh vẩy có tuyến tơ rất phát triển. Rất nhiều loài sử dụng tơ để làm
kén, một số ít loài tiết tơ để làm chổ trú ẩn như các loài sâu cuốn lá tiết tơ để nối chặt các
mép lá thành tổ và ăn phá trong lá cuốn (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2009).

3. Tổng quan tình hình nghiên cứu về loài ngài Atlas (Attacus atlas)
3.1 Trên thế giới:
Vị trí phân loại học của ngài Atlas (Attacus atlas):
Giới: Động vật (Animalia)

Ngành: Chân khớp (Arthropoda)
7


Lớp: Côn trùng (Insecta)
Bộ: Cánh vảy (Lepidoptera)
Họ: Ngài bướm bà (Saturniidae)
Giống: Attacus
Loài: Attacus atlas (Linnaeus, 1758)
Ngài Atlas (Attacus atlas) là một trong những loài ngài lớn đặc hữu ở các khu rừng
châu Á, sải cánh từ 25 – 30 cm với diện tích bề mặt cánh khoảng 400 cm 2, chỉ thua chiều
dài sải cánh loài Thysania agrippina và diện tích bề mặt cánh loài Coscinocera hercules.
Cá thể cái lớn và nặng hơn cá thể đực, tuy nhiên
râu của cá thể đực lại lớn hơn cá thể cái. Cơ thể và
cánh có sự không cân xứng, phía trên của cánh có màu
nâu đỏ với hoa văn màu đen, trắng, hồng, tím và các
hình tam giác, các đốm có kích thước nhỏ có viền màu
đen. Mặt dưới của cánh có màu nhạt hơn. Cả hai cánh
trước có một phần mở rộng nổi bật ở đỉnh cánh.

Hình 4: Mạch cánh của loài ngài Attacus atlas tại Malaysia,
con đực (trái) và con cái (phải)

(Nguồn: />
Môi trường sống chủ yếu của loài này là rừng nhiệt đới khô, rừng thứ sinh và các
bụi cây trên khắp Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á, bao gồm cả quần đảo Malaysia.

8



Hình 5: Vùng phân bố của ngài atlas (Attacus atlas)

(Nguồn: https:// vi.wikipedia.org/wiki/Bướm_khế)
Trên website của Bảo tàng Nghiên cứu Đa dạng sinh học Raffles (RMBR) thuộc
Đại học Quốc gia Singapore cũng có bài nghiên cứu về loài này, nội dung bài nghiên cứu
được dịch và tóm tắt với các nội dung như sau:
Về đặc điểm mô tả của loài ngài atlas:
+ Cả hai giới của loài này đều có hoa văn hình lưỡi liềm màu nâu đỏ, thân có
lông, không cân xứng và nhỏ hơn cánh (sải cánh dài 23 cm). Cá thể cái lớn hơn và là loài
bướm đêm lớn nhất thế giới về diện tích cánh.
Về đặc điểm sinh học chung:
+ Ngài Atlas được cho là loài sâu bướm lớn nhất thế giới. Cá thể trưởng
thành không có miệng để tìm kiếm thức ăn và sống sót nhờ vào lượng chất béo dự trữ
trong giai đoạn ấu trùng. Cá thể cái sau khi nở ra từ nhộng, thường ở lại hoặc di chuyển
đến nơi thoáng đãng, nơi mà pheromone do nó tiết ra có thể được phát tán nhờ gió. Nhờ
vào cặp râu lớn, các cá thể đực có thể phát hiện ra pheromone, sau đó tìm đến con cái.
Về nguồn thức ăn:
+ Ấu trùng ăn được nhiều loại thực vật, bao gồm Bàng vuông (Barringtonia
asiatica), Trứng cá (Muntingia calabura), Chúc (Citrus hystrix) , cam chanh (Citrus spp.),
khế (Averrhoa carambola), mã rạng (Macaranga hyeni), …
Vòng đời:
+ Trứng của loài ngài atlas kích thước từ 2,0–2,5 mm, hình bầu dục, có độ
dính, màu nâu nhạt với một vài dải đậm màu hơn, nằm riêng lẻ hoặc thành từng cụm. Mỗi
cá thể cái có thể đẻ lên đến 200 trứng hoặc nhiều hơn.
+ Sau khoảng 9 ngày, ấu trùng dài 7 mm nở ra từ trứng với đầu màu đen .
Một vài ngày sau đó, ấu trùng chuyển sang màu trắng với các đốm màu cam, màu sắc
phần đầu dần chuyển thành màu cam, sau đó chuyển sang màu xám lục. Trên cơ thể có
nhiều gai dài bao phủ. Một vài gai trong số các gai xung quanh đầu và vùng ngực dần
chuyển sang màu đen theo độ tuổi. Lần lột xác đầu tiên xảy ra sau 4-6 ngày sau khi nở ra
từ trứng, lần thứ 2 sau 10-22, lần thứ ba sau 26-29 ngày , lần thứ tư và cũng là lần lột xác

cuối cùng trước giai đoạn nhộng là sau 49-57 ngày.
+ Từ 30 ngày trở về sau, khi cơ thể đạt chiều dài khoảng 40 mm, hai bên
thân ấu trùng chuyển sang màu xanh lục trong khi vùng lưng vẫn còn màu trắng, được
bao phủ bởi các chấm đen nhỏ nổi bật. Đoạn cuối cùng của bụng có chấm màu xanh lục,
có hình đầu rắn với hai mảng màu cam xuất hiện dưới dạng mắt. Chiều dài tối đa của sâu
bướm là khoảng 80 mm. Lần lột xác cuối cùng diễn ra từ 49 đến 57 ngày sau khi ấu trùng
nở ra từ trứng. Ấu trùng tiếp tục ăn cho đến khoảng 62-72 ngày, lúc này nó trở nên chậm
chạp, di chuyển dọc theo các nhánh cây để tìm kiếm nơi thích hợp kết kén. Sau khi chọn
9


được chiếc lá thích hợp, nó bắt đầu tạo một lớp tơ trên bề mặt lá, dùng tơ kết nối lá với
các cành cây, cuối cùng ấu trùng nằm trong lớp tơ và cành lá bao phủ bên ngoài. Khoảng
12 ngày sau khi kết kén, ấu trùng lột xác lần cuối để thành nhộng.
+ Vào bất kì thời điểm nào trong ngày, nhưng chủ yếu là những giờ đầu
của buổi sáng, sau 22 đến 29 ngày kể từ khi sâu bắt đầu hóa nhộng, ấu trùng sẽ vũ hóa
thành ngài trưởng thành. Ngài bò ra từ phía trên kén, nơi lớp tơ lỏng hơn nơi khác. Chúng
treo mình và mất khoảng 2 giờ để làm khô cánh, giúp đôi cánh mở rộng và hoạt động
hoàn toàn.
+ Ngài đực vũ hóa sớm hơn ngài cái vài ngày. Sau khi vũ hóa, ngài đực
vẫn bám lại kén cho đến đêm hôm sau mới rời đi. Đối với ngài cái, nó vẫn ở đó chờ đợi
ngài đực tìm đến. Đã có trường hợp quan sát thấy có đến bốn cá thể đực nhưng chỉ có hai
trong số đó có cơ hội (và không gian) bám vào cơ thể của ngài cái. Trong số hai cá thể
này, chỉ có một cá thể thành công giao phối trong suốt 24 giờ. Sau khi giao phối, cá thể
cái tìm cây kí chủ để đẻ trứng.
Theo trang wildsingapore.com, ngài atlas rất phổ biến ở Singapore, đặc biệt là từ
tháng 11 đến tháng 1 năm sau, mặc dù loài này được nhìn thấy quanh năm. Ngài cái tiết ra
pheromone thông qua một tuyến ở cuối bụng. Tùy theo nhiệt độ môi trường mà trứng sẽ
nở từ sau khoảng 8 đến 14 ngày. Nhộng sẽ vũ hóa thành ngài trưởng thành sau khoảng 4
tuần kể từ lúc bắt đầu kết kén. Tại miền Bắc Ấn Độ, kén của loài này được dùng để tạo ra

một loại tơ gọi là Fagara. Trong khi đó ở Đài Loan, kén của nó lại được dùng để làm ví
tiền. Tuổi thọ của thành trùng thường khoảng 2 tuần.
Loài ngài atlas Attacus atlas không nằm trong danh lục đỏ của tổ chức IUCN năm
2018 ở bất cứ bậc phân loại nào.
3.2 Ở Việt nam:
Ngài atlas hay con gọi là bướm khế ngoài được thu mẫu tại khu vực nghiên cứu,
còn được báo chí ghi nhận xuất hiện ở nhiều tỉnh thành trên khắp cả nước như: Sóc Trăng,
Bình Dương, Bình Thuận, Hải Dương, Bình Định, Quảng Nam, Nghệ An, Bạc Liêu, Kiên
Giang, Hà Nội,…
Theo các bài báo đã đăng tải trên các phương tiện truyền thông trong nước, loài
ngài atlas được cho là loài quý hiếm được xếp bậc R (Rare – quý hiếm) nằm trong sách đỏ
Việt Nam. Tuy nhiên, bộ sách đỏ Việt Nam xuất bản gần đây nhất là vào năm 2007 , phần
động vật gồm 407 loài nhưng không có tên của loài ngài atlas mà chỉ có tên của 10 loài
bướm thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera) là: bướm chúa rừng nhiệt đới Mura
(Stichophthalma uemurai), bướm rừng đuôi trái đào (Zeuxidia masoni), bướm lá vạch
trắng (Kallima albofasciata), bướm phượng đuôi lá cải (Byasa crassipes), bướm phượng
đen tuyền (Papilio achillides elephenor), bướm phượng đốm đen (Papilio noblei noblei),
bướm phượng đuôi kiếm răng nhọn (Teinopalpus aureus aureus), bướm phượng đuôi
kiếm răng tù (Teinopalpus imperialis imperialis), bướm phượng cánh chim chấm liền
10


(Troides helena cerberus), bướm phượng cánh chim chấm
rời (Troides aeacus aeacus).
Hơn nữa trong sách đỏ Việt Nam năm 2007, các loài
được phân hạng theo tiêu chuẩn của tổ chức IUCN gồm
các bậc: EX – tuyệt chủng, EW – tuyệt chủng ngoài thiên
nhiên, CR – rất nguy cấp, EN – nguy cấp, VU – sẽ nguy
cấp, LR – ít nguy cấp, DD – thiếu dẫn liệu và NE – không
đánh giá mà không có bậc R (rare) – hiếm, như vậy thông

tin mà báo chí đưa tin trong thời gian qua là chưa chính
xác. Loài ngài atlas có tên trong sách đỏ Việt Nam năm
2000 nhưng không có tên trong sách đỏ Việt Nam năm
2007.
Hình 6: Vị trí các Tỉnh có ghi nhận sự
xuất hiện của loài ngài atlas

Ngài atlas gây hại trên cây mãng cầu ta và mãng cầu
xiêm (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2009), khế, quế, ổi,.. Loài này hoạt động chủ yếu về đêm,
nên thường bay đến những nhà có ánh sáng đèn để đậu và đẻ trứng.
4. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu:
Chợ Lách là huyện nằm ở phía tây bắc tỉnh Bến Tre, phía bắc giáp con sông Hàm
Luông, phía nam giáp sông Cổ Chiên, phía tây giáp huyện Long Hồ (Vĩnh Long). Huyện
có diện tích khoảng 189 km2 và dân số là 113.518 người. Huyện lỵ là thị trấn Chợ Lách
nằm trên tỉnh lộ 57 cách Thành phố Bến Tre 45 km về hướng tây và cách thành phố Vĩnh
Long 20 km về hướng đông. Huyện có chiều dài 22,5 km và chiều ngang được bao bọc
bởi hai con sông Cổ Chiên và Hàm Luông, nơi hẹp nhất chỉ có 2 km. Là một trong bốn
huyện nằm ở khu vực Cù lao Minh của tỉnh Bến Tre. Thế mạnh của huyện là cây ăn trái
và cây giống hoa kiểng (Cổng thông tin UBND huyện Chợ Lách).
Nhiệt độ trung bình là 27,3 oC, cao nhất là 34,4 oC, thấp nhất là 20,2 oC. Lượng
mưa trung bình hàng năm từ 1.250mm đến 1.500mm. Khí hậu ở đây là nhiệt đới gió mùa,
mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 (Cổng thông tin UBND huyện Chợ Lách).
Hiện nay, huyện Chợ Lách có 5.024 ha cây ăn trái đặc sản, chiếm 61,4% tổng diện
tích cây ăn trái toàn huyện; trong đó diện tích chôm chôm 3.405 ha, sầu riêng 1.052 ha,
còn lại là diện tích bưởi da xanh. Xác định cây ăn trái đặc sản là thế mạnh, huyện Chợ
Lách định hướng và đề ra giải pháp phát triển cây ăn trái đặc sản đến năm 2030 (Cao
Đẳng, website truyền hình Bến Tre, ngày đăng 15/06/2017).
11



CHƯƠNG III
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Thời gian và địa điểm thực hiện:
Đề tài được tiến hành từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2018 tại phòng thí nghiệm Sinh
học thuộc Trung tâm GDNN – GDTX Chợ Lách, xã Hòa Nghĩa, huyện Chợ Lách, tỉnh
Bến Tre.
2. Phương tiện nghiên cứu:
- Các dụng cụ thu mẫu: túi nhựa, cây sào.
- Các dụng cụ nuôi đối tượng thí nghiệm: mùng nuôi, hộp nhựa nhỏ, hộp nhựa lớn,
tấm bạc lớn.
12


- Các dụng cụ hỗ trợ phân tích: kính lúp, kính hiển vi, cân điện tử, máy vi tính,
máy ảnh, thước, kim cúc, các phương tiện ghi chép.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Attacus atlas L. ở pha ấu trùng gồm 6 cá thể và pha nhộng 4 cá thể được thu thập
ngoài tự nhiên trên các cây chôm chôm Nephelium lappaceum thuộc họ bồ hòn
(Sapindaceae), cây gòn Ceiba pentandra thuộc họ gạo (Bombacaceae). Tại phòng thí
nghiệm, chúng được nhân nuôi trong các hộp nhựa và màn nuôi côn trùng để nghiên cứu
về đặc điểm hình thái.
Sau khi ấu trùng và nhộng thu được ngoài tự nhiên vũ hóa thành dạng trưởng
thành, chúng được bố trí trong màn nuôi côn trùng với tỉ lệ 1 cá thể đực và 2 cá thể cái để
theo dõi các tiêu chí về số trứng đẻ, thời gian nở, tỉ lệ trứng nở. Sau đó chọn ra 40 ấu
trùng tuổi 1 tiếp tục nhân nuôi để theo dõi các chỉ tiêu về hình thái, về thời gian phát triển
từ giai đoạn ấu trùng cho đến khi chúng vũ hóa trưởng thành và chết.
Thức ăn nuôi ấu trùng là lá cây chôm chôm Nephelium lappaceum, mỗi ngày theo
dõi sức ăn của ấu trùng và bổ sung thức ăn khi cần thiết, quan sát và ghi nhận các đặc
điểm đặc biệt ở các tuổi của ấu trùng.
Quan sát thường xuyên, số liệu được ghi nhận đầy đủ tương ứng với các giai đoạn

phát triển của đối tượng nghiên cứu, sau đó số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft
Excel. Tính giá trị trung bình (X) xử dụng hàm AVERAGE, tính độ lệch chuẩn (SD) sử
dụng hàm STDEV.

CHƯƠNG IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Đặc điểm hình thái:
Chu trình sống của loài Attacus atlas L. lần lượt trải qua 4 giai đoạn phát triển gồm:
trứng, ấu trùng (sâu non), nhộng và trưởng thành (ngài).

13


1.1. Pha trứng:
Trứng có kích thước dài khoảng 2 – 2,5 mm, rộng khoảng 1 – 1,5 mm, khối lượng
trung bình khoảng 0,006 g, có hình bầu dục với màu trắng ngà và được được bao
phủ bởi một lớp mỏng chất nhầy màu đen Hình 7: Kích thước trứng của ngài atlas
huyết, do đó thoạt nhìn trứng có màu
trắng hồng với nhiều vệt sậm màu. Đặc điểm màu sắc trứng có sự khác biệt với
nhận xét “trứng có màu nâu nhạt” trên website của Bảo tàng Nghiên cứu Đa dạng
sinh học Raffles, Singapore. Sau một thời gian, phần lớn trứng không nở vỏ trứng
sẽ bị lõm vào bên trong.

A
B

Hình 8: Màu sắc trứng của ngài sau khi lau đi dịch nhầy (A) và không lau (B)

1.2. Pha ấu trùng:
Ấu trùng tuổi 1 lúc mới nở có màu vàng hơi

xanh, riêng phần đầu có màu đen, dài khoảng 4 – 5 mm.
Cơ thể gồm 3 đôi chân thật (chân ngực) và 5 đôi chân
giả (chân bụng): 4 đôi chân ở các đốt giữa bụng, đôi
chân giả thứ 5 nằm ở đốt cuối cùng của cơ thể gọi là
chân giả hậu môn. Hai bên hông của ấu trùng có những
sọc màu đen theo chiều từ trên xuống. Cơ thể mang
Hình 9: Ấu trùng tuổi 1
nhiều gai thịt màu vàng nhạt, chiều dài gai thịt ở phần
đầu và cuối cơ thể dài hơn so với phần giữa cơ thể, trên mỗi gai thịt có nhiều sợi lông
mảnh màu đen. Ấu trùng vừa nở có tập tính ăn vỏ trứng, tuy nhiên nhiều cá thể không ăn
hết hoàn toàn vỏ trứng.

A

14

B


Hình 10: Ấu trùng tuổi 1 nở ra từ trứng (A) và ấu trùng mới nở ăn vỏ trứng (B)

Sau lần lột xác đầu tiên, ấu trùng tuổi 1 chuyển bước sang
tuổi 2. Lúc này kích thước trung bình của ấu trùng khoảng 9 mm,
có màu vàng nhạt hơi trắng, riêng phần đầu ban đầu có màu vàng
sau đó chuyển dần sang màu nâu đỏ. Khoảng một ngày sau khi
bước sang tuổi 2, ở phần giữa thân và gần cuối đuôi của ấu trùng
xuất hiện những mảng màu cam, sau đó toàn bộ cơ thể được bao
phủ bởi lớp sáp màu trắng, cuối tuổi 2 kích thước của ấu trùng
Hình 11: Ấu trùng tuổi 2
trung bình khoảng 2 cm. Như vậy các mảng màu cam

xuất hiện trên cơ thể ấu trùng bắt đầu từ tuổi 2.
Ấu trùng vừa bước sang tuổi 3 có kích thước
trung bình khoảng 2,3 cm, cơ thể từ màu vàng xanh
(tuổi 2) chuyển thành màu xanh lá nhạt, có nhiều mảng
màu cam trên cơ thể, dần dần cơ thể được phủ bởi lớp
sáp màu trắng khắp cơ thể. Đặc điểm mới xuất hiện ở
tuổi này là ở đốt cuối cùng của cơ thể, ở hai bên hông Hình 12: Ấu trùng tuổi 3
gần đôi chân bụng thứ 5 có hai đốm màu cam.
Ấu trùng tiếp tục lột xác thêm 2 lần để
lần lượt bước qua tuổi 4 và tuổi 5. Kích thước
trung bình của ấu trùng vừa bước sang tuổi 4
là 4,0 cm và tuổi 5 là 5,5 cm. Ngoại trừ sự
khác biệt chủ yếu về kích thước, ấu trùng ở
hai tuổi này đều có các đặc điểm chung là cơ
Hình 13: Ấu trùng tuổi 4
thể có màu xanh lục, sau khi lột xác cơ thể ấu
trùng dần dần được bao phủ bởi lớp bột sáp
màu trắng tuy nhiên lúc này lớp bột sáp không phủ hết màu xanh của ấu trùng, trên cơ thể
không còn các mảng màu cam như ở tuổi 2 và 3.
1.3. Pha nhộng:
Ấu trùng tuổi 5 sau một thời gian ngừng ăn và di chuyển chậm chạp, khác với nhện có các
nhú nhả tơ ở cuối bụng, ấu trùng bướm khế nhả tơ màu trắng từ miệng kết nối lá cây
chôm chôm để tạo thành một cái kén bao quanh lấy cơ thể. Kén vừa tạo thành từ tơ có
màu trắng, dần dần chuyển sang màu nâu theo thời gian. Ấu trùng nằm bên trong kén lột
xác lần cuối để hóa nhộng.
15

A

B



Hình 14: Ấu trùng tuổi 5 nhả tơ kết kén (A) và kén của ngài sau khi hoàn thành

1.4. Pha trưởng thành:
Đặt điểm chung: Attacus atlas là
loài có kích thước cơ thể và sải cánh lớn,
chiều dài sải cánh dao động từ 15,3 cm
đến 18,7 cm, trung bình là 17,38±0,83 cm,
cơ thể chủ yếu có màu nâu đỏ, râu dạng
lông chim. Ở phần giữa của mỗi cánh có
một đóm trắng lớn trong suốt, riêng ở cánh
trước phía trên đóm trắng và hơi lệch về
phía rìa cánh có một đóm nhỏ trong suốt
hình bầu dục, xung quanh những đóm
Hình 15: Ngài trưởng thành (đực)
trắng đó có rìa màu đen bao bọc.
Ở phần cánh trên, mép ngoài uốn lượn đặc trưng, ở gần phần đỉnh của cánh trước
có đóm màu đen, phía dưới đóm đen có vạch đỏ uốn cong theo mép trên của cánh, phía
dưới và trên của vạch này là mảng cánh màu cam, từ đây tính ra mép ngoài dần chuyển
sang màu vàng nhạt và màu hồng ở đỉnh cánh. Ở gần rìa ngoài của mỗi cánh có một vạch
màu đen uốn lượn, mảng cánh từ vạch này trở ra ngoài có màu xám nhạt, hoa văn ở cánh
trước và cánh sau khá đặc trưng cho loài.
Con đực: có kích thước nhỏ hơn cá thể cái, sải cánh từ 15,3 cm đến 17,5 cm, trung
bình 16,58± 0,68. Râu của cá thể đực lớn hơn
nhiều so với râu của cá thể cái, đây là một trong
những đặc điểm quan trọng giúp phân biệt cá
thể đực và cá thể cái.
Con cái: có kích thước cơ thể lớn hơn cá
thể đực, sải cánh từ 17,5 cm đến 18,7 cm, trung

16

Hình 16: Ngài trưởng thành (cái)


bình 18,18± 0,43 cm. Râu dạng lược nhỏ hơn so với râu của cá thể đực, bốn đóm trắng
lớn trong suốt ở bốn cánh có hình giống giọt nước hơn so với cá thể đực.
2. Đặc điểm sinh học:
Sự phát triển của động vật không xương sống chịu sự tác động bởi nhiều nhân tố
môi trường, trong đó có nhiệt độ theo công thức tổng nhiệt hữu hiệu:
S = (T - C). N
S: Tổng nhiệt hữu hiệu
T: nhiệt độ môi trường
C: ngưỡng nhiệt độ phát triển
N: chu kì sống (thời gian sống)
Dựa vào công thức trên, đối với sự phát triển của một loài cụ thể thì có thể xem S
và C là hằng số, để có tổng nhiệt hữu hiệu dương (có sự phát triển) thì T > C. Sự phát
triển của ngài atlas tại Bến Tre cũng chịu sự tác động của nhiệt độ môi trường theo công
thức tổng nhiệt hữu hiệu, nhiệt độ môi trường càng cao (T) thì chu kì sống càng ngắn (N)
và ngược lại, nhiệt độ môi trường càng gần ngưỡng nhiệt độ phát triển (C) thì chu kì phát
triển của cá thể càng dài.
Thí nghiệm nhân nuôi được bố trí tại phòng thí nghiệm sinh học thuộc trung tâm
GDNN – GDTX Chợ Lách, nhiệt độ phòng thí nghiệm phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường
trong khi nhiệt độ các lọ nuôi ấu trùng không có sự chênh lệch nhiều so với nhiệt độ
phòng thí nghiệm.
Nhiệt độ trung bình các tháng thí nghiệm tại huyện Chợ Lách được tính toán dựa
trên các dữ liệu từ website: .
Bảng 1. Nhiệt độ môi trường huyện Chợ Lách trong thời gian nghiên cứu
Giá trị


Tháng 6/2018

Tháng 7/2018

Tháng 8/2018

Tháng 9/2018

Nhiệt độ thấp
nhất

24 oC

24 oC

23 oC

23oC

Nhiệt độ cao
nhất

35 oC

35 oC

34 oC

34 oC


Trung bình
nhiệt độ thấp

25,40 oC

25,45 oC

25,19 oC

24,93 oC

17


nhất
32,70 oC

Trung bình
nhiệt độ cao
nhất

32,45 oC

32,26 oC

32,10 oC

2.1. Giai đoạn trước trưởng thành:
Giai đoạn trước trưởng thành ở loài Attacus atlas L. gồm 3 pha: trứng, ấu trùng và
nhộng.


A

B

Hình 17: Nhộng vũ hóa thành bướm đực (A) và giao phối ở cá thể trưởng thành (B)

a. Pha trứng:

Sau khi ghép cặp khoảng 2 ngày, ngài đực và cái bắt đầu giao phối, ngài cái sau
khi giao phối xong khoảng một ngày thì bắt đầu đẻ trứng. Chúng đẻ trứng từ 2 – 4 ngày
liên tiếp. Số trứng đẻ nhiều nhất là vào ngày thứ 2 và thứ 3 tính từ lúc bắt đầu đẻ, một số
cá thể cái có thể đẻ trong thời gian dài hơn mặc dù số lượng trứng đẻ trong mỗi ngày là
rất ít. Trong điều kiện nuôi nhốt, ngài cái đẻ trứng thành từng cụm hoặc rời rạc lên mùn
nuôi côn trùng, trứng bám dính vào mùn nhờ chất keo màu đen huyết, một số trứng bám
dính không tốt có thể rơi xuống tấm bạc bên dưới.
Thí nghiệm tìm hiểu về số trứng và tỉ lệ trứng nở của loài ngài atlas được bố trí hai
lần, mỗi lần thí nghiệm bố trí một cá thể đực và hai cá thể cái.
Bảng 2. Khả năng sinh sản của Attacus atlas L. tại Bến Tre
Lần TN

Tổng số
trứng

Số trứng nở

Tỉ lệ (%)
trứng nở
18


Số trứng trung
bình/ 1 cá thể cái

Tỉ lệ (%)
trứng nở


trung
bình
1

407

189

46,44

2

376

211

56,12

195,75

51,09

Ngài cái đẻ nhiều trứng, với số trứng trung bình khoảng 195,75 trứng. Tuy nhiên tỉ

lệ trứng nở không cao chỉ khoảng 50% tổng số trứng, dao động từ 46,44% đến 56,12%,
trung bình là 51,09%.
Trong phòng thí nghiệm, trứng của ngài atlas phát triển phụ thuộc chủ yếu vào
nhiệt độ và độ ẩm của môi trường và không chịu tác động bởi thiên địch, tuy nhiên số
lượng trứng nở chỉ khoảng một nữa của tổng số trứng, trung bình là 51,09 %.
Có lẽ ngoài chịu ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường, tỉ lệ trứng nở của ngài atlas còn
phụ thuộc nhiều vào tỉ lệ trứng có được thụ tinh hay không. Tuy nhiên trong đề tài không
đủ dẫn liệu để đưa ra kết luận.
Tỉ lệ trứng nở thấp, có thể là một trong các nguyên nhân làm cho số lượng ngài
atlas trong tự nhiên ở gian đoạn trước ít (hiếm, R).

Bảng 3. Thời gian phát triển pha trứng của Attacus atlas L. tại Bến Tre
Thời gian nở
(ngày)

Số trứng nở

Tỉ lệ (%) trứng nở

6

6

3,17

7

78

41,27


8

88

46,56

9

17

9

Tổng:

189

100

Thời gian nở trung bình
(X±SD)
7,61± 0,61

Thời gian phát triển của pha trứng kéo dài từ 6 đến 9 ngày, trung bình là 7,61±0,61
ngày. Trong đó thời gian phát triển của pha trứng 6 ngày là thấp nhất, chiếm tỉ lệ 3,17%,
kế tiếp là thời gian phát triển pha trứng 9 ngày, chiếm tỉ lệ 9%. Thời gian pha trứng phát
triển 8 ngày là cao nhất, chiếm tỉ lệ 46,56%, kế tiếp là thời gian phát triển trong 7 ngày
chiếm tỉ lệ 41,27%. Như vậy, trứng của loài Attacus atlas L. tại Bến Tre trung bình nở sau
7,61±0,61 ngày, sớm hơn so với nghiên cứu về loài này tại Singapore.
19



×