VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ THANH HUỆ
THỦ TỤC BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH THI HÀNH ÁN
TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỪ THỰC TIỄN
TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI, năm 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ THANH HUỆ
THỦ TỤC BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH THI HÀNH ÁN
TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỪ THỰC TIỄN
TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số
: 8 38 01 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN ĐÌNH HẢO
HÀ NỘI, năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu được sử dụng trong luận văn này có xuất xứ rõ ràng và kết quả
nghiên cứu là do quá trình học tập tích cực và trải qua thực tiễn công tác
nhiều năm tại Cục Thi hành án dân sự tỉnh Quảng Nam của bản thân.
Tác giả
Nguyễn Thị Thanh Huệ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC BAN HÀNH
QUYẾT ĐỊNH THI HÀNH ÁN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ...................6
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của Thủ tục ban hành Quyết định thi hành án
trong Thi hành án dân sự .............................................................................................6
1.2. Thẩm quyền và trình tự, thủ tục ban hành Quyết định thi hành án trong Thi
hành án dân sự .............................................................................................................7
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến Thủ tục ban hành Quyết định thi hành án trong Thi
hành án dân sự ...........................................................................................................44
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN THỦ TỤC BAN HÀNH QUYẾT
ĐỊNH THI HÀNH ÁN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TẠI TỈNH QUẢNG
NAM HIỆN NAY ....................................................................................................46
2.1. Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam có liên quan
đến Thủ tục ban hành Quyết định thi hành án trong Thi hành án dân sự .................46
2.2. Thực trạng thực hiện thủ tục ban hành Quyết định thi hành án trong Thi hành
án dân sự tại tỉnh Quảng Nam ...................................................................................48
2.3. Những ưu điểm và hạn chế, bất cập trong Thủ tục ban hành Quyết định thi hành
án trong Thi hành án dân sự tại tỉnh Quảng Nam .....................................................53
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THỦ TỤC BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH THI HÀNH ÁN TRONG THI HÀNH
ÁN DÂN SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM HIỆN NAY ....................70
3.1. Nhu cầu nâng cao hiệu quả Thủ tục ban hành Quyết định thi hành án trong Thi
hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam ............................................................70
3.2. Phương hướng nâng cao hiệu quả Thủ tục ban hành Quyết định thi hành án
trong Thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam............................................71
3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả Thủ tục ban hành Quyết định thi hành án trong
Thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam .....................................................74
KẾT LUẬN ..............................................................................................................79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHV
: Chấp hành viên
THADS
: Thi hành án dân sự
THA
: Thi hành án
UBND
: Ủy ban nhân dân
XHCN
: Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
Tên bảng
bảng
Trang
Bảng thống kê Quyết định thi hành án trong
2.2.
THADS từ năm 2013 đến năm 2017 tại Thi hành
49
án dân sự tỉnh Quảng Nam
Bảng thống kê Quyết định thi hành án (chủ động
2.2.
và yêu cầu) trong THADS từ năm 2013 đến năm
51
2017 tại Thi hành án dân sự tỉnh Quảng Nam
Những hạn chế, bất cập trong công tác ban hành
2.3.
quyết định thi hành án trong THADS tại tỉnh
66
Quảng Nam
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
Tên bảng
bảng
2.2.
2.2.
Quyết định THADS tại tỉnh Quảng Nam năm
2013-2017
So sánh Quyết định THA chủ động với Quyết định
THA yêu cầu tại tỉnh Quảng Nam 2013-2017
Trang
51
53
Những hạn chế, bất cập trong công tác ban hành
2.3.
quyết định thi hành án trong THADS tại tỉnh
Quảng Nam
66
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiến pháp 2013 khẳng định: "Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có
hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức,
cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành". Bản án, quyết định của Tòa án đã
có hiệu lực pháp luật phải được thi hành không chỉ thể hiện tính nghiêm minh của
pháp luật mà còn có tác động trực tiếp đến lòng tin của nhân dân đối với pháp luật.
Việc tổ chức thi hành các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án có
một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giữ vững kỷ cương phép nước, củng cố
pháp chế và trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, đảm bảo cho quyền lực tư pháp được
thực thi trên thực tế.
Thi hành án là hoạt động làm cho các Bản án, Quyết định đã có hiệu lực
pháp luật của Tòa án thực hiện được trong thực tế. Thi hành án dân sự là một bộ
phận của Thi hành án, đó là hoạt động của cơ quan Thi hành án tiến hành theo trình
tự, thủ tục nhất định nhằm đưa những quyết định, bản án có hiệu lực của Tòa án ra
thi hành. Công tác thi hành án nói chung và công tác Thi hành án dân sự (THADS)
nói riêng đều có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mọi phương diện của đời sống.
Nó làm cho các bản án, quyết định của Tòa án trở thành hiện thực. Thông qua hoạt
động thi hành án quyền và lợi ích của Nhà nước, của các tổ chức kinh tế, tổ chức
XH và của công dân được bảo vệ; pháp chế được tăng cường, tạo được niềm tin
vững chắc trong quần chúng nhân dân, đảm bảo trật tự xã hội. Cũng như các cơ
quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án, cơ quan THADS giữ vị trí đặc biệt quan
trọng, là một khâu không thể thiếu trong quá trình tố tụng. Mọi phán quyết của Tòa
án chỉ là những quyết định trên giấy tờ và không thể phát huy trên thực tế nếu
không được thi hành đầy đủ và hiệu quả nhất là trong lĩnh vực thi hành án.
Nghị quyết hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã
chỉ rõ: “Sớm xây dựng và hoàn thiện pháp luật thi hành án theo hướng tập trung
nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thi hành án vào Bộ Tư pháp. Xây dựng đội
1
ngũ cán bộ làm công tác thi hành án để bảo đảm tốt công tác xét xử.”
Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về chiến lược xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã
khẳng định “Xác định Bộ Tư pháp là cơ quan giúp Chính phủ quản lý nhà nước
thống nhất về công tác thi hành án”. Tiếp theo Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày
02/6/2015 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã tiếp tục khẳng định
“Chuẩn bị điều kiện về cán bộ, cơ sở vật chất để giao cho Bộ Tư pháp giúp Chính
phủ thống nhất quản lý công tác thi hành án”.
Công tác THADS trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong những năm qua luôn
tăng về số lượng và giá trị nhưng kết quả thi hành vẫn hoàn thành và vượt chỉ tiêu
của Quốc hội giao. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn tồn tại,
hạn chế đối với công tác ban hành quyết định thi hành án trong thi hành án dân sự.
Từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Thủ tục ban hành Quyết định
thi hành án trong Thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam” làm Luận văn
Thạc sỹ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Trong quá trình cải cách nền hành chính nhà nước ở Việt Nam từ năm 1986
đến nay, đã có khá nhiều công trình ở mặt này hay mặt khác nghiên cứu về nền
hành chính nhà nước. Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu:
Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Nguyễn Công Long về "Các biện pháp
cưỡng chế thi hành án dân sự, thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện", Trường Đại
học Luật Hà Nội, năm 2000;
Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Lê Xuân Hồng về "Xã hội hóa thi hành
án dân sự ở Việt Nam", Trường Đại học Luật Hà Nội, 2002;
Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Nguyễn Quang Thái về "Đổi mới tổ
chức và hoạt động thi hành án dân sự ở Việt Nam", Trường Đại học Luật Hà Nội,
2003;
Luận văn Thạc sỹ luật học của tác giả Lê Anh Tuấn về “Đổi mới thủ tục
THADS ở Việt Nam”, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2004;
2
Luận văn Thạc sỹ Luật học của tác giả Hoàng Thế Anh “Giám sát THADS ở
Việt Nam hiện nay”, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2005;
Luận văn Tiến sỹ luật học của tác giả Nguyễn Thanh Thủy về “Hoàn thiện
THADS ở Việt Nam hiện nay”, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí
Minh, 2008;
Luận văn Thạc sỹ luật học của tác giả Đậu Thị Thủy “Quản lý nhà nước về
THADS qua thực tế ở Thanh Hóa”, Viện Nhà nước và Pháp luật, 2008;
Luận văn Thạc sỹ luật học của tác giả Nguyễn Thế Ánh về “Thực hiện pháp
luật về THADS qua thực tiễn tỉnh Hưng Yên”, Học viện khoa học xã hội, 2011;
Những công trình khoa học nói trên đã nghiên cứu những khía cạnh, phạm vi
khác nhau của THADS như nghiên cứu về tổ chức và hoạt động THADS, nghiên
cứu về vấn đề thực hiện pháp luật, nghiên cứu về công tác tổ chức thi hành án dân
sự, về các thủ tục thi hành án dân sự nhưng chỉ giới hạn trong phạm vi một vấn đề
cụ thể nào đó như “thủ tục xác minh”. Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên
cứu một cách toàn diện về thủ tục ban hành quyết định thi hành án trong THADS.
Vì vậy, đây chính là vấn đề nghiên cứu còn bỏ ngỏ mà luận văn này mong muốn
góp phần giải quyết.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng thủ tục ban
hành quyết định thi hành án trong THADS, luận văn đưa ra một số phương hướng
và giải pháp nhằm nâng cao hiệu công tác ban hành quyết định thi hành án trong
THADS trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN (xã hội chủ nghĩa)
ở nước ta.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về thủ tục ban hành quyết định thi hành án
trong THADS.
Đánh giá thực trạng cải cách hành chính trong THADS trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam.
3
Trên cơ sở những nghiên cứu, phân tích, đánh giá, tác giả kiến nghị một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu công tác ban hành quyết định thi hành án trong
THADS trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những vấn đề chung về thủ tục ban hành Quyết định thi
hành án trong THADS, thực tiễn ban hành Quyết định thi hành án trong THADS tại
tỉnh Quảng Nam hiện nay và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật; đưa ra các
kiến nghị, đóng góp để nâng cao hiệu quả công tác ban hành Quyết định thi hành án
trong THADS.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu về không gian: Trong phạm vi của một luận văn thạc sỹ,
tác giả chỉ đi sâu vào một thủ tục thể theo Luật THADS 2008, sửa đổi bổ sung năm
2014 đó là thủ tục ban hành Quyết định THADS Chủ động và Theo đơn yêu cầu thi
hành án tại Cục THADS tỉnh Quảng Nam và 18 Chi cục THADS các huyện, thị xã,
thành phố trực thuộc. Luận văn không nghiên cứu về thủ tục ban hành các quyết
định về ủy thác, đình chỉ, thu phí, cưỡng chế bảo đảm trong THADS...
Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Từ năm 2013 đến năm 2017
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận nghiên cứu của luận văn bám sát việc phân tích thủ tục ban
hành quyết định thi hành án trong THADS theo Luật THADS 2008, sửa đổi bổ sung
năm 2014 và những hạn chế về thủ tục ban hành quyết định thi hành án trong
THADS để từ đó đề xuất các phương hướng, quan điểm cá nhân về việc hoàn thiện
thủ tục ban hành quyết định thi hành án trong THADS.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu được tiến hành dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa
Mác - Lênin, quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, đường lối, chủ trương
của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên
4
cứu tác giả cũng sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu nhưng phương pháp phân
tích, so sánh, tổng hợp, quy nạp và một số phương pháp khác để lựa chọn những
vấn đề cần thiết đưa vào nội dung nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về
THADS; đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác
THADS
6.2. Thực tiễn của luận văn
Luận văn đã đưa ra và luận giải được một số quan điểm cơ bản về khái niệm
thi hành án và thủ tục ban hành quyết định thi hành án trong thi hành án dân sự, góp
phần bổ sung, làm phong phú thêm cho các hoạt động nghiên cứu khoa học về thi
hành án dân sự.
Từ việc đánh giá thực trạng ban hành quyết định thi hành án trong thi hành
án dân sự, tác giả đã đưa ra những bất cập cần sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hệ
thống pháp luật về thi hành án dân sự.
Từ việc đánh giá thực trạng ban hành quyết định thi hành án trong thi hành
án dân sự, tác giả đã phân tích những nguyên nhân và đưa ra những giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả ban hành quyết định thi hành án trong thi hành án dân sự.
Ngoài ra, luận văn còn có thể làm tài liệu tham khảo trong học tập, nghiên
cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo ngành Luật, chuyên ngành Luật hành chính.
7. Kết cấu của luận văn
Chương 1 – Những vấn đề lý luận về thủ tục ban hành quyết định thi hành án
trong thi hành án dân sự
Chương 2 - Thực trạng thực hiện thủ tục ban hành quyết định thi hành án
trong thi hành án dân sự tại tỉnh Quảng Nam hiện nay
Chương 3 - Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu thủ tục ban hành
quyết định thi hành án trong thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam hiện
nay
5
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH
THI HÀNH ÁN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của Thủ tục ban hành Quyết định thi
hành án trong Thi hành án dân sự
Trước khi tìm hiểu khái niệm thủ tục ban hành quyết định thi hành án, cần
làm rõ các khái niệm sau:
"Thủ tục" - xét về mặt ngôn ngữ có nghĩa ''những việc cụ thể phải làm theo
một trình tự đã được quy định, để tiến hành một công việc có tính chất chính thức".
Qua đó, có thể hiểu khái niệm thủ tục là phải thực hiện một công việc nhất định
theo những quy định cụ thể, được sắp xếp theo trình tự nhất định, còn "Ban hành" là
"Công bố hoặc cho thi hành".
Theo từ điển Luật học, nhà xuất bản từ điển Bách Khoa, năm 2006: “THADS là
hoạt động của Cơ quan THADS, người được thi hành án, người phải thi hành án và
các chủ thể khác trong việc thực hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực của tòa án”.
Quá trình tổ chức thi hành quyết định, bản án của tòa án gồm 03 giai đoạn:
Thụ lý thi hành án, tổ chức thi hành án và thẩm tra, lưu trữ hồ sơ thi hành án. Thụ lý
thi hành án là giai đoạn đầu tiên để ban hành Quyết định thi hành án.
"Quyết định thi hành án" là văn bản do Thủ trưởng cơ quan THADS có thẩm
quyền ban hành để đưa ra thi hành một hoặc nhiều khoản của những bản án, quyết
định dân sự được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự, làm căn cứ cho Chấp
hành viên lập hồ sơ thi hành án và tổ chức việc thi hành án, nhằm đảm bảo lợi ích
của người được thi hành án, của nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
các đương sự tham gia vào việc thi hành án. Quyết định thi hành án được ban hành
là khâu cuối cùng của việc thụ lý thi hành án. Việc ban hành quyết định thi hành án
là thủ tục đầu tiên và là một trong số nhiều thủ tục rất quan trọng mà cơ quan
THADS phải thực hiện trong quá trình tổ chức thi hành án. Quyết định thi hành án
là cơ sở để Chấp hành viên làm căn cứ trong quá trình tổ chức thi hành án.
6
Từ sự trình bày nêu trên, chúng ta rút ra khái niệm: Thủ tục ban hành Quyết
định thi hành án trong Thi hành án dân sự là trình tự, thủ tục ban hành Quyết định
thi hành án trong Thi hành án dân sự do cơ quan thi hành án dân sự thực hiện theo
quy định của pháp luật nhằm công bố hoặc cho thi hành để đưa phần dân sự trong
bản án, quyết định của Tòa án, trọng tài thương mại và của Hội đồng xử lý vụ việc
cạnh tranh ra thi hành.
Thủ tục ban hành Quyết định thi hành án trong Thi hành án dân sự có đặc
điểm là: chúng được điều chỉnh bằng quy phạm thủ tục tư pháp (quy định về trình
tự, trật tự thực hiện thẩm quyền hệ thống của các cơ quan tư pháp), là căn cứ pháp
lý hiệu lực để ràng buộc các cơ quan nhà nước tiến hành thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của mình theo thẩm quyền trong Thi hành án dân sự.
Vai trò của Thủ tục ban hành Quyết định thi hành án trong Thi hành án dân
sự là rất quan trọng, bởi đó là căn cứ trước hết để đảm bảo hiệu lực pháp lý cũng
như thuận lợi trong việc tiến hành tổ chức sự phối hợp chặt chẽ hữu cơ giữa các cơ
quan tư pháp với cơ quan hành pháp nhằm thi hành hiệu lực, hiệu quả các bản án án
dân sự mà Tòa đã tuyên.
1.2. Thẩm quyền và trình tự, thủ tục ban hành Quyết định thi hành án
trong Thi hành án dân sự
1.2.1. Thẩm quyền ban hành Quyết định thi hành án trong Thi hành án
dân sự:
Trước hết, cần bám sát quy định của pháp luật tố tụng và thi hành án dân sự
để xác định cơ quan THADS có thẩm quyền tổ chức thi hành hay không? Việc xác
định bản án, quyết định của Tòa án có thuộc thẩm quyền thi hành của cơ quan
THADS hay không, cần đối chiếu vào bản án, quyết định để xác định loại vụ việc,
tòa án (cơ quan có thẩm quyền) đã giải quyết, nội dung của phán quyết và căn cứ
vào Điều 1, Điều 2 Luật THADS.
Trường hợp xác định các bản án, quyết định đó được tổ chức thi hành theo
quy định pháp luật về THADS thì tiếp tục xác định về thẩm quyền tổ chức thi hành
án thuộc cơ quan mình hay cơ quan THADS nơi khác. Theo quy định tại Điều 35
7
Luật THADS 2014 thì thẩm quyền tổ chức thi hành án được xác định:
1. Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có thẩm quyền thi hành các bản án,
quyết định đó là: Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án cấp huyện nơi cơ quan thi
hành án dân sự có trụ sở; Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với
bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án cấp huyện nơi cơ quan thi hành án dân sự
cấp huyện có trụ sở; Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối
với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp huyện nơi cơ quan
thi hành án dân sự cấp huyện có trụ sở; Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án
dân sự cấp huyện nơi khác, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh hoặc cơ quan thi
hành án cấp quân khu ủy thác.
2. Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có thẩm quyền thi hành các bản án,
quyết định đó là: Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh trên cùng địa bàn;
Bản án, quyết định của Toà án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ quan thi hành
án dân sự cấp tỉnh; Bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, quyết định của
Trọng tài nước ngoài được Tòa án công nhận và cho thi hành tại Việt Nam; Quyết
định của Trọng tài thương mại; Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng
xử lý vụ việc cạnh tranh; Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự nơi khác
hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác; Bản án, quyết định thuộc thẩm
quyền thi hành của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện quy định tại Khoản 1 Điều
này mà thấy cần thiết lấy lên để thi hành và Bản án, quyết định quy định tại khoản 1
Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp
về thi hành án.
3. Cơ quan thi hành án cấp quân khu có thẩm quyền thi hành các bản án,
quyết định đó là: Quyết định về hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản
thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án,
quyết định hình sự của Tòa án quân sự quân khu và tương đương trên địa bàn;
Quyết định về hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính,
xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình
sự của Tòa án quân sự khu vực trên địa bàn; Quyết định về hình phạt tiền, tịch thu
8
tài sản, xử lý vật chứng, tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí và
quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự của Tòa án quân sự trung ương
chuyển giao cho cơ quan thi hành án cấp quân khu; Bản án, Quyết định dân sự của
Tòa án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ quan thi hành án cấp quân khu; Bản án,
quyết định do cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, cơ quan thi hành án dân sự cấp
huyện, cơ quan thi hành án cấp quân khu khác ủy thác.
Theo quy định tại Điều 35 Luật THADS thì đối với quyết định áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án, cơ quan THADS cấp huyện hoặc cấp tỉnh sẽ ra
quyết định thi hành án tùy thuộc vào Tòa án đã ra quyết định áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời là tòa án cấp nào. Như vậy, vê nguyên tắc, thẩm quyền thi hành
của cơ quan thi hành án đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
cũng tương tự như đối với thẩm quyền thi hành của các bản án, quyết định khác của
Tòa án và Trọng tài thương mại.
Tuy nhiên, các loại biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Trọng tài thương mại áp
dụng cũng có nhiều điểm tương tự như của Tòa án nhưng thẩm quyền thi hành
quyết định áp dụng biện pháp khấn cấp tạm thời của Trọng tài thương mại chỉ thuộc
về cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh. Đồng thời, khi tiếp nhận quyết định áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án, cơ quan thi hành án cũng cần lưu ý về
trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm (Tòa án nhân dân tỉnh) trong quá trình xét xử
phúc thẩm có ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì thẩm quyền ra
quyết định thi hành án vẫn thuộc về cơ quan thi hành án cấp huyện dù Tòa án ra
quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là Tòa án cấp tỉnh.
Thực tế tại Quảng Nam đó là trong quá trình xét xử phúc thẩm đối với Bản
án số 34/2010/DSST ngày 13/3/2010 của Tòa án nhân dân thành phố Tam Kỳ, tỉnh
Quảng Nam, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quyết định số
09/2010/QĐ-BPKCTT ngày 02/11/2010 với nội dung: “Áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời quy định tại Điều 115 của Bộ luật tố tụng dân sự; cấm ông Trần Minh
S và bà Thái Thị Thu N chuyển nhượng, tặng cho đối với tài sản là quyền sử dụng
đất có diện tích 169m2, thuộc thửa số 226, tờ bản đồ số 28, tọa lạc tại khối phố 10,
9
phường An Mỹ, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam do ông Trần Minh S và bà
Thái Thị Thu N đứng tên theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số H2995 do
UBND Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam cấp ngày 01/9/2008...”.
Trong trường hợp nói trên, mặc dù, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam ban
hành Quyết định áp dụng biện pháp khấn cấp tạm thời. Tuy nhiên, quyết định áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án nhân dân Quảng Nam sẽ do Chi cục
Thi hành án dân sự thành phố Tam Kỳ tổ chức thi hành.
Khi ban hành quyết định về thi hành án, trước hết cần căn cứ đúng quy định
của pháp luật; cần làm rõ quyết định đó có căn cứ vào văn bản pháp luật nào; thẩm
quyền ban hành, thời hạn ban hành quyết định có phù hợp quy định pháp luật hay
không.
Như việc ra quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu thi hành án phải căn cứ
khoản 1 Điều 23, Điều 35, khoản 1 Điều 36, khoản 1 Điều 45 và Điều 54 (nếu có
chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án) Luật THADS, Điều 7 Nghị định số
62/2015/NĐ-CP; Điều 1 Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTCVKSNDTC ngày 01/8/2016 của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm
sát nhân dân tối cao quy định một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối
hợp liên ngành trong thi hành án dân sự, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/9/2016.
Hay việc ban hành Quyết định thi hành án đối với Quyết định áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời của Tòa án, trọng tài thương mại phải căn cứ Điều 130 Luật
THADS.
Trong quá trình tổ chức thi hành bản án, quyết định, Thủ trưởng cơ quan thi
hành án, Chấp hành viên thụ lý hồ sơ chỉ được ban hành các quyết định mà nội
dung các quyết định phải tuân theo pháp luật, theo đúng nội dung phán quyết của
Tòa án hoặc các phán quyết của cơ quan có thẩm quyền khác như quy định tại Điều
2 Luật THADS. Do vậy trong phần căn cứ để ra quyết định thường căn cứ pháp luật
như nêu ở phần trên; đồng thời căn cứ vào bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ
quan có thẩm quyền nào đó. Ví dụ: căn cứ bản án, quyết định sơ thẩm; bản án,
quyết định phúc thẩm; quyết định đình chỉ giải quyết vụ án; quyết định công nhận
10
sự thỏa thuận của đương sự … của Tòa án
1.2.2. Trình tự, thủ tục ban hành Quyết định thi hành án trong Thi hành
án dân sự
Về thủ tục giao, nhận bản án, Quyết định
Được quy định tại Điều 28 về chuyển giao bản án, quyết định và Điều 29 về
thủ tục nhận bản án, quyết định Luật THADS 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014:
Riêng đối với Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Tòa án,
Trọng tài thương mại đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải
chuyển giao quyết định đó cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ngay sau
khi ra quyết định. Và ngay sau khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời, cơ quan thi hành án dân sự phải thực hiện việc: Vào sổ nhận bản án,
quyết định; Ghi rõ số thứ tự; ngày, tháng, năm nhận quyết định; số, ngày, tháng,
năm của quyết định; tên của Tòa án, Trọng tài thương mại đã ra quyết định; tên, địa
chỉ của đương sự và các tài liệu khác có liên quan; Ký vào sổ giao nhận nếu giao
trực tiếp; gửi thông báo bằng văn bản cho Tòa án, Trọng tài thương mại đã chuyển
giao biết nếu quyết định và tài liệu có liên quan được chuyển bằng đường bưu điện.
Đồng thời, do tính khẩn cấp của quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và
yêu cầu “ngặt nghèo” về thời gian thi hành nên công chức tiếp nhận của cơ quan
THADS cần thực hiện nghiêm túc, đầy đủ công tác về thủ tục nhận quyết định áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trong đó, đặc biệt cần tuân thủ chặt chẽ về mặt
thời gian đế làm cơ sở cho cơ quan THADS ra quyết định thi hành án trong đúng
thời gian luật định. Theo quy định, ngày vào sổ nhận bản án, quyết định là ngày
được tính thời hạn ra quyết định thi hành án. Việc vào sổ phải thực hiện nghiêm
túc, đầy đủ, kịp thời theo hướng dẫn tại Thông tư số 01/2016/TT-BTP ngày
01/02/2016 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số thủ tục về quản lý hành
chính và Biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự.
+ Bên cạnh đó, quyết định áp dụng biển pháp khẩn cấp tạm thời là loại việc
thuộc diện Thủ trưởng cơ quan THADS chủ động ra quyết định thi hành án. Theo
quy định của Luật THADS và các văn bản hướng dẫn thi hành thì cơ quan đã ra
11
quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có trách nhiệm chuyển giao quyết
định đó cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền để tổ chức thi hành án và
không có quy định về quyền yêu cầu của đương sự cũng như trách nhiệm của cơ
quan THADS tiếp nhận quyết định đó từ đương sự. Vì vậy, nếu cơ quan thi hành án
nhận được đơn yêu cầu thi hành từ đương sự nhưng vẫn chưa nhận được quyết định
do Tòa án, Trọng tài thương mại chuyển giao thì chưa thực hiện việc ra quyết định,
nhưng vẫn phải ghi vào sổ nhận bản án, quyết định và hướng dẫn đương sự khẩn
trương liên hệ cơ quan đã ra quyết định áp dụng chuyển ngay cho cơ quan THADS
để có cơ sở kịp thời ra quyết định và tổ chức thi hành.
Xác định hiệu lực pháp luật của bản án, quyết định để đưa ra thi hành:
Để đưa bản án, quyết định ra tổ chức thi hành, cần đảm bảo xác định đúng bản
án, quyết định đủ điều kiện để được đưa ra thi hành theo thủ tục THADS hay không?
Về phạm vi tổ chức: Phạm vi tổ chức thi hành theo thủ tục thi hành án dân
sự là các loại bản án, quyết định, phần nội dung bản án, quyết định theo tính chất vụ
việc theo quy định tại Điều 1 Luật THADS gồm: bản án, quyết định dân sự; hình
phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài
sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự; phần tài sản
trong bản án, quyết định hành chính của Tòa án; quyết định của Tòa án giải quyết
phá sản; quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên phải
thi hành án và phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại. Như vậy, chỉ
những loại bản án, quyết định, nội dung của bản án, quyết định thuộc phạm vi trên
mới thuộc thẩm quyền tổ chức thi hành của cơ quan THADS, theo thủ tục THADS.
Theo quy định tại Điều 27 Luật THADS thì Tòa án, Hội đồng xử lý vụ việc
cạnh tranh, Trọng tài thương mại đã ra bản án, quyết định được quy định tại Điều 2
của Luật này phải cấp cho đương sự bản án, quyết định có ghi “Để thi hành" . Trên
thực tế khi cấp bản án, quyết định cho đương sự đối với những bản án, quyết định
đã có hiệu lực pháp luật, chuyển giao bản án, quyết định cho cơ quan THADS, Tòa
án đóng dấu “Án có hiệu lực pháp luật” hoặc “Để thi hành”. Vì vậy, căn cứ vào dấu
này để xác định hiệu lực thi hành của bản án, quyết định. Đối với trường hợp bản án
12
sơ thẩm có nhiều người mà có người kháng cáo và có người không kháng cáo thì có
hiệu lực một phần và có xác nhận của Tòa án thông qua dấu “kháng cáo” hoặc
“không kháng cáo” đối với từng người tại phần cuối của bản án, quyết định phải có
chữ ký của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa thay mặt cho Hội đồng xét xử và được
đóng dấu của Tòa án nơi ban hành bản án, quyết định đó. Tuy nhiên, thực tế cũng
có những trường hợp bản án, quyết định do đương sự cung cấp lại không có đóng
dấu án có hiệu lực pháp luật, thực tế cũng đã có một số trường họp đương sự có đơn
khiếu nại việc cơ quan THADS ra quyết định thi hành án đối với bản án chưa có
hiệu lực pháp luật.
Bản án, Quyết định được tổ chức thi hành theo thủ tục THADS: Để có thẩm
quyền tổ chức thi hành, việc xác định bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
hay chưa, hay thuộc diện án chưa có hiệu lực nhưng cũng được đưa ra thi hành mặc
dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị cần bám sát quy định liên quan của pháp luật tố
tụng và quy định tại Điều 2 Luật THADS.
Theo quy định tại Điều 2 Luật THADS thì những bản án, quyết định được
thi hành theo Luật THADS gồm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
và những bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm được thi hành ngay mặc dù có
thể bị kháng cáo, kháng nghị.
Việc xác định ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật tùy thuộc vào
từng loại bản án, quyết định.
Đối với bản án phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm và quyết định
công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời:
Theo quy định tại Khoản 6 Điều 313, Điều 349 và Điều 357 Bộ luật Tố tụng
dân sự năm 2015; Khoản 2 Điều 355, Khoản 1 Điều 395 và Điều 403 Bộ luật Tố
tụng hình sự năm 2015; Khoản 7 Điều 242, Điều 278 và Điều 286 Luật Tố tụng
hành chính năm 2015 thì nguyên tắc chung là bản án phúc thẩm, quyết định giám
đốc thẩm, tái thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án hoặc ngày ra quyết
định đó. Mặt khác, nhằm đảm bảo tính cấp thiết thì các quyết định áp dụng biện
13
pháp khẩn cấp tạm thời cũng thuộc diện có hiệu lực ngay theo quy định tại Khoản 1
Điều 139 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Tương tự, trên tinh thần tôn trọng thỏa
thuận của các đương sự, ngày quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự
có hiệu lực pháp luật là ngày ban hành quyết định đó theo quy định tại Khoản 1
Điều 213 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Đối với bản án sơ thẩm có thể bị kháng cáo kháng nghị: Theo quy định tại
Điều 282 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Điều 343 Bộ luật Tố tụng hình sự năm
2015 và Điều 215 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 thì bản án quyết định sơ thẩm
hoặc những phần bản án quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo
thủ tục phúc thẩm thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo,
kháng nghị.
Với quy định này có liên quan đến thời hạn kháng cáo, kháng nghị. Tại
Khoản 1 Điều 273 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Khoản 1 Điều 206 Luật Tố
tụng hành chính năm 2015 quy định thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án
cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; trường hợp đương sự, đại diện cơ
quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện mà không có mặt tại phiên tòa hoặc không có
mặt khi tuyên án nhưng có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ
ngày họ nhận được bản án hoặc bản án đó được niêm yết; trường hợp đương sự, đại
diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt
khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính
từ ngày tuyên án. Đồng thời, đối với bản án hình sự thì theo quy định tại Khoản 1
Điều 333 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì thời hạn kháng cáo đối với bản án
của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp đương sự, bị
cáo vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án
hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại
Khoản 1 Điều 280 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì thời hạn kháng nghị đối với
bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện
Kiểm sát cấp trên trực tiếp là 01 tháng, kể từ ngày tuyên án; trường hợp Kiểm sát
viên không tham gia phiên tòa thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát
14
cùng cấp nhận được bản án. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 337 Bộ luật Tố tụng
hình sự năm 2015, Khoản 1 Điều 213 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 thì thời
hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp
là 15 ngày, của Viện Kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày, kể từ ngày tuyên án.
Như vậy, theo các quy định trên thì ngày bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp
luật là ngày các đương sự, bị cáo không còn quyền kháng cáo, Viện kiểm sát các cấp
không còn quyền kháng nghị theo quy định pháp luật. Vậy, tùy từng trường hợp cụ
thể mà xác định ngày bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật, đảm bảo việc ra quyết
định thi hành án đối với bản án đã đủ điều kiện đưa ra thi hành.
Đối với phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại: Theo quy định tại
Khoản 5 Điều 61 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 thì phán quyết trọng tài là
chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Cũng theo quy định tại Điều 61
Luật Trọng tài thương mại năm 2010 thì tại phán quyết trọng tài thường có nội dung
xác định thời hạn thi hành phán quyết. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 66 Luật
Trọng tài thương mại năm 2010 thì bên được thi hành phán quyết trọng tài có quyền
làm đơn yêu cầu cơ quan THADS có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài khi
hết thời hạn thi hành phán quyết trọng tài mà bên phải thi hành phán quyết không tự
nguyện thi hành và cũng không yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài theo quy định tại
Điều 69 của Luật Trọng tài thương mại.
Vì vậy, để xác định có tiếp nhận đơn yêu cầu thi hành án hay không, cơ quan
THADS căn cứ vào nội dung này để xác định xem đã hết thời hạn thi hành phán
quyết hay chưa, đồng thời cơ quan THADS cũng cần yêu cầu làm rõ đương sự có
yêu cầu Tòa án hủy phán quyết trọng tài hay không?
Bên cạnh đó, đối với Trọng tài vụ việc theo quy định tại Khoản 2 Điều 66
Luật Trọng tài thương mại năm 2010 thì bên được thi hành có quyền làm đơn yêu
cầu cơ quan THADS có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài sau khi phán
quyết được đăng ký tại Tòa án. Theo quy định tại Điều 62 Luật Trọng tài thương
mại năm 2010 thì trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày ban hành phán quyết trọng tài,
bên yêu cầu đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc phải gửi đơn xin đăng ký phán
15
quyết trọng tài tói Tòa án có thẩm quyền. Sau khi nhận được đơn xin đăng ký phán
quyết trọng tài thì Tòa án hoặc thực hiện việc đăng ký hoặc từ chối đăng ký. Vì vậy,
để có thể tiếp nhận đơn yêu cầu thi hành án, cơ quan THADS phải yêu cầu đương sự
chứng minh việc phán quyết trọng tài đã được đăng ký tại Tòa án.
Đối với quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh
tranh: Theo quy định tại Điều 106 Luật Cạnh tranh thì quyết định xử lý vụ việc
cạnh tranh có hiệu lực pháp luật sau ba mươi ngày kể từ ngày ký nếu trong thời hạn
đó không bị khiếu nại theo quy định tại Điều 107 của Luật này (Điều 107: 1.
Trường hợp không nhất trí một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý vụ việc
cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, các bên có quyền khiếu nại lên
Hội đồng cạnh tranh; 2. Trường hợp không nhất trí một phần hoặc toàn bộ nội
dung quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh
tranh, các bên có quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Thương mại).
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 121 Luật Cạnh tranh thì sau thời hạn 30
ngày, kể từ ngày quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật, nếu bên
phải thi hành không tự nguyện thi hành, không khởi kiện ra Tòa án theo quy định
tại Mục 7 Chương này thì bên được thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có
quyền làm đơn yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tổ chức thực hiện
quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của cơ quan đó. Trên cơ sở các quy định này, tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 Luật
THADS quy định: Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh được thi hành trong trường
hợp sau 30 ngày kể từ ngày có hiệu lực pháp luật mà đương sự không tự nguyện thi
hành, không khởi kiện tại Toà án.
Như vậy, bên được thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh chỉ có
quyền yêu cầu thi hành án sau 60 ngày, kể từ ngày ký nếu quyết định xử lý vụ việc
cạnh tranh không bị khiếu nại, bên phải thi hành không tự nguyện thi hành và
không khởi kiện tại Tòa án. Do đó, cơ quan THADS cần đề nghị người yêu cầu thi
hành quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh cung cấp thông tin về việc
đương sự không khởi kiện tại Tòa án để có căn cứ ra quyết định thi hành án và xử
16
lý vụ việc.
Đối với bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của
Trọng tài nước ngoài đã được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt
Nam: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 427 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì
bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước
ngoài chỉ được thi hành tại Việt Nam sau khi quyết định của Tòa án Việt Nam công
nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, phán quyết của
Trọng tài nước ngoài đó có hiệu lực pháp luật.
Về thời điểm có hiệu lực pháp luật liên quan đến thời hạn kháng cáo, kháng
nghị theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 442, Khoản 1
Điều 461 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày
Tòa án ra quyết định công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước
ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài, đương sự, người đại diện hợp pháp của
họ có quyền kháng cáo quyết định đó; trường hợp đương sự, người đại diện hợp pháp
của họ không có mặt tại phiên họp xét đơn yêu cầu thì thời hạn kháng cáo được tính
từ ngày họ nhận được quyết định đó; trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc trở
ngại khách quan làm cho đương sự, người đại diện hợp pháp của họ không thể kháng
cáo trong thời hạn nêu trên thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách
quan đó không tính vào thời hạn kháng cáo. Đối với Viện kiểm sát, theo quy định tại
Khoản 2 Điều 442, Khoản 2 Điều 461 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì thời hạn
kháng nghị đối với quyết định công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa
án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài của Viện kiểm sát nhân dân cấp
tỉnh là 07 ngày, của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là 10 ngày, kể từ ngày Viện
kiểm sát nhận được quyết định. Như vậy, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà xác định
ngày bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài và phán quyết của Trọng tài
nước ngoài có hiệu lực pháp luật và được thi hành tại Việt Nam.
Xác định thời hiệu yêu cầu thi hành án:
Đối với việc ra quyết định thi hành án theo yêu cầu, thời hiệu là vấn đề quan
trọng. Thời hiệu yêu cầu thi hành án là thời hạn mà người được thi hành án, người
17
phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan THADS tổ chức thi hành án; hết thời hạn
đó thì mất quyền yêu cầu cơ quan THADS tổ chức thi hành án theo quy định của
Luật THADS. Để xác định thời hiệu yêu cầu thi hành án, cơ quan THADS cần căn
cứ vào Điều 30 Luật THADS; Khoản 2 Điều 147, Điều 148 Bộ luật dân sự năm 2015
và Điều 4 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS, theo đó: Về nguyên tắc,
Khoản 1 Điều 30 Luật THADS quy định thời hiệu yêu cầu thi hành án là 05 năm, kể
từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Như vậy, để xác định được bản án,
quyết định có còn thời hiệu yêu cầu thi hành án hay không thì cơ quan THADS cần
xác định ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật theo các nguyên tắc đã nêu ở
trên, từ đó đối chiếu với ngày yêu cầu thi hành án của đương sự.
Theo quy định tại Điều 31 Luật THADS thì ngày yêu cầu thi hành án của
đương sự được xác định tuỳ thuộc vào hình thức yêu cầu thi hành án của họ.
Đơn cử trường hợp yêu cầu thi hành án của đương sự được gửi qua đường
bưu điện thì ngày yêu cầu thi hành án của đương sự được tính từ ngày có dấu bưu
điện nơi gửi. Trường hợp đương sự trực tiếp nộp đơn yêu cầu thi hành án tại cơ
quan THADS thì ngày yêu cầu thi hành án là ngày đương sự nộp đơn. Trường hợp
đương sự trình bày trực tiếp bằng lời nói tại cơ quan THADS thì ngày yêu cầu thi
hành án là ngày đương sự trình bày trực tiếp tại cơ quan THADS (cơ quan THADS
có trách nhiệm hướng dẫn viết đơn hoặc được lập thành biên bản ghi nhận yêu cầu
thi hành án của họ với các nội dung như quy định tại Điều 31 Luật THADS, theo
mẫu D32-THADS ban hành kèm theo Thông tư số 01/2016/TT-BTP ngày
01/02/2016 của Bộ Tư pháp).
Trên cơ sở ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật và ngày yêu cầu thi
hành án đã được xác định, cơ quan THADS căn cứ vào Điều 30 Luật THADS,
Khoản 2 Điều 147 và Điều 148 Bộ luật dân sự năm 2015 để xác định thời hiệu yêu
cầu thi hành án.
Theo quy định tại Điều 30 Luật THADS thì thời hiệu yêu cầu thi hành án có
một số trường hợp đặc biệt đó là:
18
Bản án, quyết định có ấn định thời hạn thực hiện nghĩa vụ. Đối với trường
hợp này thời hiệu yêu cầu thi hành án là 05 năm, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
Hoặc trường họp bản án, quyết định có ấn định thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo
định kỳ (ví dụ hàng tháng, hàng quý): Đối với trường họp này, thời hiệu yêu cầu thi
hành án được xác định đối với từng định kỳ.
Trong trường hợp đương sự yêu cầu thi hành án khi đã hết thời hiệu yêu cầu
thi hành án thì cơ quan THADS cần chú ý đến các quy định nhằm tính toán đối trừ
thòi gian được coi là không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án như trường họp
hoãn, tạm đình chỉ thi hành án theo quy định của Luật THADS thì thời gian hoãn,
tạm đình chỉ không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp người
được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án. Hoặc trường
hợp có các trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng theo quy định tại Khoản
3 Điều 30 Luật THADS. Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan phải
thuộc một trong các trường họp được quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định số
62/2015/NĐ-CP (cụ thể: Sự kiện bất khả kháng là trường hợp thiên tai, hỏa hoạn,
địch họa. Trở ngại khách quan là trường họp đương sự không nhận được bản án,
quyết định mà không phải do lỗi của họ; đương sự đi công tác ở vùng biên giới, hải
đảo mà không thể gửi đơn yêu cầu thi hành án đúng hạn; tai nạn, ốm nặng đến mức
mất khả năng nhận thức hoặc đương sự chết mà chưa xác định được người thừa kế;
tổ chức họp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, cổ phần hóa mà chưa xác định được
tổ chức, cá nhân mới có quyền yêu cầu thi hành án theo quy định của pháp luật hoặc
do lỗi của cơ quan xét xử, cơ quan THADS hoặc cơ quan, cá nhân khác dẫn đến
việc đương sự không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn).
Khi tiếp nhận yêu cầu thi hành án mà đương sự không yêu cầu thi hành án
đúng hạn và đương sự trình bày việc không yêu cầu thi hành án đúng hạn là do có
trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng thì cơ quan THADS phải căn cứ
vào Khoản 2, 3, 4 Điều 4 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn đương sự có
quyền đề nghị Thủ trưởng cơ quan THADS có thẩm quyền xem xét, quyết định về
việc chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu thi hành án quá hạn. Việc yêu cầu thi
19